Chương Mười Hai

Đầu tháng 12-1958, sau khi đã chán ngán cái giai cấp trưởng giả thật và trưởng giả rởm ở những nơi tôi kèm trẻ, sau khi đã mệt mỏi quán cà phê này qua quán cà phê kia, tôi sang Khánh Hội. Tôi thấy tôi gần gũi với những người lao động, thợ thuyền. Và tôi cũng tò mò muốn biết tại sao anh Vương Tần khuyên tôi không nên trở lại Khánh Hội. Tôi ra bến Bạch Đằng tìm anh Lại Văn Đường. Anh ta không còn bán sữa đậu nành tại khu vực này nữa. Dù không có tin tức chính xác về đời sống xóm Cầu Cống, tôi cứ qua bừa. Anh Xuân đã dọn nhà đến khu xình lầy dưới chân cầu Tân Thuận. Anh Đường dẫn tôi tới nhà anh Xuân. Gặp tôi, anh Xuân mừng rỡ lắm. Anh hỏi chuyến đi miền Tây của anh Tần và tôi. Tôi kể đầy đủ chi tiết. Anh Xuân ôm mặt khóc.
- Anh Tần dạy anh viết chữ, đọc sách hồi anh trốn đồn điền theo kháng chiến. Anh ấy là thầy anh. Nhờ anh Tần, anh đọc thông viết thạo và biết kính yêu những anh hùng, liệt sĩ Việt Nam.
- Tại sao anh bỏ kháng chiến?
- Anh Tần xúi anh.
- Hai người cùng vô Sài gòn một lượt?
- Anh vô trước.
- Tại sao anh Tần khuyên em không nên trở lại Khánh Hội?
- À, cái đó … Cái đó anh ấy muốn em vươn lên. Ở đây xập xùi, em rõ chứ?
Tôi không trả lời, cũng không hỏi thêm. Anh Xuân, dạo này, xanh xao và gầy rốc. Anh nghỉ đạp xích lô, nghỉ luôn nghề bán cần sa cho thủy thủ ngoại quốc. Anh nằm nhà dưỡng sức. Chị Xuân tần tảo nuôi gia đình. Anh sợ tôi đi, năn nỉ tôi:
- Chú đừng đi đâu vội. Không sống với anh Tần thì phải sống với anh. Chừng chú lớn, đi đâu hãy đi.
- Em lớn rồi.
- Không được. Anh mang nợ cậu Hùng, trả hết kiếp chẳng xong.
- Anh nợ gì?
- Cậu Hùng chở xe đạp đưa anh trốn khỏi làng. Cậu Hùng dẫn anh sang Hải Phòng. Nhờ vậy, anh thoát chết. Không thấy chú thì huề, thấy chú anh phải nhớ cậu Hùng. Ở đây, rau cháo vui vẻ mới là anh em. Rồi anh khỏe, mấy hồi. Chú sẽ đi học nữa.
Tôi cảm động về tình nghĩa của người quê hương tôi, không nỡ đi vội. Xóm nhà anh Xuân có nhiều trẻ con thất học. Chúng nó thường sang nhà anh Xuân chơi, nghe anh kể chuyện tuồng cải lương. Tôi gạ chúng nó học, không đứa nào chịu học cả. Có thằng nhóc tên Rớt, chiều chiều lượm về hàng xấp truyền đơn quảng cáo. Nó nhờ tôi đọc cho nó nghe. Tôi lựa chương trình tuồng và chiếu bóng tóm tắt cốt truyện đọc. Rớt say sưa nghe.
- Học khó không, dượng Tư?
- Dễ ợt.
- Bao lâu đọc nổi?
- Ba tháng.
- Con ham đọc quá xá.
- Ham thì phải học. Học ba tháng mày sẽ đọc “bồ gam” như máy. Rồi mày đọc truyện thằng Quan Công mặt đỏ có con xích thố với cây thanh long đao.
- Làm nghê của con học được chứ?
- Nghề của mày là nghề gì?
- Con móc túi, dượng ơi!
- Móc túi nguy hiểm lắm.
- Thây kệ.
- Mày không sợ bị bắt à?
- Vô Tế Bần là cùng. Vô riết lại ra.
- Mày vô chưa?
- Rồi.
- Kể tao nghe Tế Bần.
Thằng Rớt kể chuyện Tế Bần và hình phạt của trại Tế Bần dành cho bọn tù vị thành niên. Kể xong, nó kết luận:
- Lớn lên, con sẽ thanh toán ba cái thằng giám thị.
- Mày thù họ à?
- Thù thối phổi, rục xương.
- Ai bảo mày móc túi!
- Chứ không móc túi thì làm nghề gì?
- Đi học.
- Nhà nghèo muốn chết, tiền đâu học?
- Ba mày làm nghề gì?
- Chết rồi.
- Má mày?
- Rước mối.
- Buôn bán à?
- Rước khách chơi đĩ!
- Ai dạy mày móc túi?
- Tụi lớn. Ôi, cả xóm làm nghề đá cá lăn dưa, móc túi lươn đồ mà dượng.
- Mày học được.
- Chắc hả?
- Chắc. Học giỏi, mày sẽ bỏ nghề móc túi.
Nhưng thằng Rớt chưa hăng hái học. Chẳng đứa nào hăng hái học cả. Chúng nó chỉ hăng hái nghe truyện tầm phào. Được cái chúng nó rất ngoan ngoãn đối với tôi. Chúng nó phong tặng tôi hỗn danh dượng Tư Bắc kỳ. Tôi kể chuyện giang hồ của tôi, bọn nhãi ranh nghe khoái chí, thèm được đi giang hồ theo tôi. Giữa tháng 1-1959, anh Xuân ói ra máu phải chở lên bệnh viện Đô thành. Chị Xuân đi theo săn sóc chồng. Tôi ở nhà làm “gà trống” nuôi thằng cu Tiến. Bọn nhãi ranh giúp tôi rất nhiều. Chúng nó ra chợ mua rau, đậu, thịt biếu tôi. Tôi đền ơn chúng nó bằng cách “quay phim” cao bồi, Tạc dzăng … Một hôm, thằng Rớt đem về một xấp giấy toàn là truyền đơn chống đối tổng thống Ngô Đình Diệm. Đọc xong, tôi hoảng sợ.
- Mày lượm ở đâu, Rớt?
- Người ta đưa cho con, nhờ con qua Sài gòn phân phát.
- Nguy hiểm.
- Sao?
- Cái này không phải là “bồ gam”, cái này là truyền đơn dẫn mày vô Tế Bần.
- Là cái gì?
- Là mày chống chính phủ.
- Mẹ ơi!
- Vậy mày phải học thì sẽ phân biệt “bồ gam” và truyền đơn.
- Con sẽ học.
- Bao giờ?
- Sẽ, dượng Tư à!
Thời gian anh Xuân nằm ở bệnh viện Đô Thành, tôi bỗng nhớ nhà ghê gớm, ghê gớm hơn cả đêm trừ tịch c!!!13270_15.htm!!! Đã xem 34873 lần.


Nguồn: http://baovecovang.wordpress.com
Được bạn: Thanh Vân đưa lên
vào ngày: 4 tháng 9 năm 2011