Chương Tám

Chiếc xe thổ mộ chở tôi về Trảng Lớn. Tôi muốn gây một sự ngạc nhiên cho Hoàng Văn Bảo, nên đã không ghé vào tòa Tỉnh trưởng Tây Ninh. Ngồi trên xe thổ mộ thưa khách, nhìn người mã phu già buồn bã, ngắm con ngựa ốm mệt mỏi trước giữa trưa nắng, tôi cảm giác nỗi gì đó thật xót xa, bùi ngùi vừa mới len lỏi vào tâm hồn tôi. Cảnh trí miền Đông thê lương lắm.
Đường gập ghềnh con ngựa gầy mệt nhọc
Kéo lê xe thổ mộ vài người
Ở đây ít nói ít cười
Buồn như nắng hoàng hôn
chầm chậm đổ
xuống núi Bà mờ mịt phía trời xa
Giàn hoàng lan gió làm sụp đổ
Tiếng ru con nức nở
nhịp võng đưa
Ù ớ ờ ơ …
Ví dầu cầu ván đóng đinh° …
 
Tôi thật sự bước xuống cuộc đời bằng những ngậm ngùi. Nỗi ngậm ngùi thứ nhất tính từ đói rách đi làm cách mạng. Đói rách đi làm cách mạng thì lô gích quá rồi. Nhưng không đẹp. Bởi đã có toan tính. Không đói rách, tình nguyện dấn thân làm cách mạng cho những ai đói rách, vì những ai đói rách mới đẹp. Nỗi ngậm ngùi thứ hai là tôi thấy một thứ cách mạng chống Mỹ, chống Nga, chống Pháp, chống Tầu, chống Vatican, chống toàn bộ tay sai của đế quốc, thực dân bằng gạo Mỹ viện trợ qua trung gian tay sai của Mỹ. Mà vẫn đòi tiêu diệt Mỹ và đòi tay sai Mỹ phải … tự sát! Đám thừa sai của vĩ nhân Lý Đông A đã nhục mạ Lý Đông A. Nỗi ngậm ngùi thứ ba là tôi thấy tôi, chiến sĩ cách mạng Duy Dân, được cử đi học chống cộng lĩnh lương chấm công 50 đồng một ngày do tay sai Mỹ tổ chức và phát tiền. Nỗi ngậm ngùi thứ tư là tôi nhận diện lý thuyết gia chống cộng Trần Văn Thông, bậc thầy chống cộng của những kẻ chống cộng ăn lương của Ngô Đình Diệm. Nỗi ngậm ngùi thứ năm là tôi không được học chống cộng mà vẫn bị nhận bằng tốt nghiệp chống cộng. Nỗi ngậm ngùi thứ sáu là thời gian tôi ở Xóm quốc tế. Nỗi ngậm ngùi mới nhất, là đây, trên chiếc xe thổ mộ ì ạch lăn bánh dọc đường cát đỏ dẫn tôi về làng Trảng Lớn.
Bà mẹ của Hoàng Văn Bảo tiếp đón tôi niềm nở. Tôi cất hành lý rồi ra giếng công cộng múc nước tắm tại chỗ. Bảo chưa về. Buổi trưa nó ở lại sở. Bà cụ nói với tôi rằng bà nuôi hai khách trọ, một làm chung sở với Bảo, một làm ở phòng thông tin xã. Cả hai đều còn trẻ, độc thân. Người khách trọ thứ nhất gặp tôi trước nhất. Anh ta tên là Ngọc, Phan Minh Ngọc, tốt nghiệp khóa huấn luyện cán bộ thông tin 1955 tổ chức ở Khám Lớn. Tôi biết khóa này có Trần Văn Thông. Ngọc được đưa về Ty thông tin Tây Ninh. Ty cử anh ta về coi Phòng thông tin xã Trảng Lớn. Còn Thông, bí danh Trần Học, đang làm thầy chống cộng của Bộ thông tin. Nghĩ cũng bẽ bàng! Nhờ Ngọc dẫn giải tôi mới rõ, nơi tôi đang có mặt là làng định cư Trảng Lớn, gồm toàn dân di cư theo đạo Thiên Chúa. Cha xứ nắm gọn quyền hành. Hội đồng xã chỉ là bù nhìn.
Làng định cư Trảng Lớn nằm phía tay phải, tính bằng lối từ thị xã Tây Ninh đi lên Bến Sỏi, sát hương lộ. Phòng thông tin bên ngoài lề đường. Nhà thờ tuốt bên trong. Đối diện Phòng thông tin, bên kia đường, là một cái quán bán nhà quê Bắc kỳ: canh bún, canh bánh đa cua đồng, nước trà tươi … Tôi hãy tạm biết thế.
Như mọi căn nhà của dân di cư Trảng Lớn, căn nhà của Hoàng Văn Bảo lợp lá, vách tre trát rơm ngào đất. Hàng xóm của Bảo là ông chủ sản xuất kiêm công nhân đóng quan tài. Xưởng chế sơ mi gỗ của ông ta cách tư thất của ông ta khoảng ba mươi thước. Buổi chiều, Hoàng Văn Bảo và người khách trọ thứ hai, Võ Văn Cư tan sở về. Phương tiện lưu thông của họ là xe đạp. Cư tóc quăn, mắt nâu, mũi cao. Bố anh ta là Pháp chính cống. Mẹ anh ta người Huế, dòng dõi tôn thất. Nhưng Cư không biết họ và tên bố và cũng chẳng hiểu tại sao mẹ anh ta ghép đại cho anh ta cái họ Võ. Chúng tôi quen thân nhau, sau bữa cơm chiều. Nhân Bảo nói tôi biết chơi đàn guitare, Ngọc chạy sang phòng thông tin vác cây đàn về. Tôi biểu diễn vài đường … “éc dẹc xít” của Carulli. Rồi tôi múa may nhiều “ác co”, nghêu ngao bài Đôi mắt huyền của Thông Đạt (tên ký chung của hai nhạc sĩ Mạnh Phát và Ngô Ganh):
… Đôi mắt huyền ơi
Hay chăng tôi yêu say mê nồng nàn
Ngày tháng phôi pha
Cô em hững hờ
Tình tôi bơ vơ …
 
Võ Văn Cư và Phan Minh Ngọc mê tít thò lò. Hai vị cán bộ xin tôi truyền nghề. Tôi cảm thấy mình sắp cà phê, thuốc lá vung vít rồi đây. Bèn nhận đệ tử. Tôi bảo ra giêng hãy tính. Khi tôi đến Trảng Lớn, Tết Nguyên Đán gần kề. Dân làng chuẩn bị đón chúa xuân rộn ràng lắm. 29 tháng chạp, mẹ con Hoàng Văn Bảo về Sài gòn ăn Tết với đại gia đình. Phan Minh Ngọc, Võ Văn Cư cũng về Sài gòn luôn. Một mình tôi ở lại giữ nhà. Chiến sĩ cách mạng Vũ Mộng Long ăn gạo Mỹ viện trợ, chống tất cả các thế lực vĩ đại trên trái đất, giã từ người yêu Trầm Tư lên đường lý tưởng chông gai để đóng vai “le chien garde la maison”. May cho tôi, em Trầm Tư không yêu tôi vì cách mạng Duy Dân, nếu không, tôi đã can tội lừa gạt ái tình, tước đoạt niềm tin của em. Em ơi, xin em thông cảm, chỉ vì anh đói rách, bất tài vô tướng nên anh đã nói dối em anh ra đi thi hành sứ mạng thiêng liêng của cách mạng. Anh đâu còn dính líu chi tới cách mạng nữa. Cách mạng hết khả năng nuôi anh rông dài yêu em. Anh đành “lê gót chân phong trần tha hương” tới “chiến khu” Trảng Lớn làm chó giữ nhà cho thiên hạ về ăn Tết với gia đình.
Bà mẹ Hoàng Văn Bảo kho nồi thịt, muối hũ dưa để lại. Tôi được phép giết một con gà mái dầu ăn Tết. Tôi mua lít rượu nếp than, hai tút thuốc Ruby, định sẽ uống đêm Giao thừa cho thủng dạ dầy, hút cho đenng Lớn không?
- Có.
- Mày thích ngu mà mày thèm khôn. Mày mâu thuẫn với chính mày. Mày không bao giờ trở lại Trảng Lớn đâu, cháu ạ! Mày sẽ trở thành con người tổng hợp trí nhớ, trí tuệ, trí khôn và trí ngu. Rốt cuộc, mày là đứa đối địa nghịch thiên, chung thân bất mãn, chồng chất oan khiên. Mày sẽ giống Nễ Hành, không chết bởi tay Tào Tháo, Lưu Biểu mà bị bêu nhục bởi đám vô lại Hoàng Tổ. Tao yêu mày …
- Cám ơn bác.
- Mày yêu tao không?
- Cháu yêu kính bác.
- Vậy phải đọc sách, suy nghĩ và chiêm nghiệm đời sống.
- Cháu vâng lời bác.

o O o

Tôi chỉ mơ hồ đoán rằng Lý Vô Danh là cái tên giả của một người không muốn tiết lộ tung tích của mình và cái nghề Sơn Đông bán thuốc trị sán lãi của ông ta nhằm ngụy trang một hành động nào đó. Tôi theo ông Lý ngót 4 tháng rồi. Chưa đọc thêm một cuốn sách, cũng chẳng thiết đọc báo. Ông Lý dạy tôi nhiều bài học thấm thía. Bài học giá trị nhất ông phả vào chuỗi ngày giang hồ của tôi là: “Cháu phải nghiến răng chịu đựng mọi nghịch cảnh, mọi nhục nhằn của đời sống. Đã lưu lạc giang hồ thì ví như trái hoang. Trái hoang mà chín sẽ ngon, lạ và ngát hương”. Tôi định, sẽ có một hôm, hỏi rõ thân thế ông Lý Vô Danh. Vào thời gian này, tình hình chính trị miền Nam đã ổn định. Các giáo phái hoặc đã quy thuận, hoặc bị quân chính phủ đánh tan tác chim muông. Ngôi vị của chí sĩ Ngô Đình Diệm vững chắc. Quân đội viễn chinh Pháp đã rời hết khỏi Việt Nam từ cuối 1955. Ông Diệm đã truất phế quốc trưởng Bảo Đại bằng cuộc trưng cầu dân ý, lên ngôi Tổng thống, tuyên bố thành lập nền đệ nhất Cộng Hòa, chọn ngày 26 tháng 10 làm ngày Quốc khánh. Nước Việt Nam có thêm một cuộc cách mạng … buồn cười do Hội đồng nhân dân cách mạng Việt Nam vận động lật đổ ông vua phong kiến thất thời, thất thế và thất nghiệp. Cách mạng 23 tháng 10 là cách mạng không cần cướp chính quyền vì quyền bính đã nằm gọn trong tay “cách mạng” từ 7 tháng 7 năm 1954. Cách mạng tháng 10 rất … nhân vị, khác hẳn cách mạng tháng 8, chỉ hơi giống nhau ở chỗ này: Cách mạng tháng 8 “thề phanh thây uống máu quân thù”, còn cách mạng tháng 10 thì “thề phanh thây quân xâm lăng!”. Dân gian rộn ràng khúc ca “Suy tôn Ngô tổng thống”. Đàng ngoài “Hồ Chí Minh muôn năm”. Đàng trong noi gương, “Ngô Đình Diệm muôn năm”. Nhân dân hai miền méo xệch miệng vì cái muôn năm lãng nhách, cái muôn năm không quá 40 năm và không quá 10 năm! Văn nghệ ở giai đoạn này, từ hoài hương lấp sông Bến Hải chuyển sang tố cộng theo đúng chính sách của Bộ thông tin. Tố cộng vung vít. Thanh minh cũng tố cộng. “Thanh minh trong tiết tháng ba, Lệ là tảo mộ hội là đạm thanh” được sửa lại câu dưới là “Lệ là tố cộng, hội là suy tôn”… Ngô tổng thống.
Xe Sơn Đông bán thuốc trị sán lãi của chúng tôi, sau khi in dấu trên các đường làng Bà Rịa, Biên Hòa thì về Gia định. Chúng tôi bán thuốc ở các xã thuộc quận Bình Chánh. Dạo này, ông Lý thường đi uống rượu ngoài quán. Ông về nhà trọ thật khuya. Chúng tôi neo xe tại đây hàng tuần không thèm mưu sinh. Đã đến lúc tôi phải biết thân thế ông Lý Vô Danh rồi. Một đêm, thức đợi ông về, tôi nắm tay ông ta:
- Thưa bác, cháu có chuyện muốn nói.
- Chuyện gì?
- Thân thế bác.
- Để làm gì?
- Để theo bác hay bỏ rơi bác.
- Tại sao?
- Vì mâu thuẫn Khôn Ngu. Và vì khi nào nên Khôn, khi nào nên Ngu, khi nào nên hy sinh và khi nào không nên hy sinh.
- Hay lắm.
- Thưa bác, câu này của ai?
- Câu nào?
- Câu cháu sắp đọc.
- Đọc đi!
- “Trượng phu trên đời, miếng cơm hớp rượu phải minh bạch”.
Ông Lý ôm lấy tôi:
- Bác hiểu rồi. Mày bắt đầu muốn trí nhớ. Mày mượn lời Võ Tòng.
Tôi nói:
- Thị Nại Am. Cháu xin lỗi bác.
- Mày hỏi, bác trả lời.
- Bác không buồn chứ?
- Không.
- Thưa bác, tên thật của bác là gì?
- Nguyễn Trọng Bình.
- Bác quốc gia hay cộng sản?
- Quốc gia.
- Bác chống lung tung?
- Diệm và Hồ Chí Minh thôi.
- Bác khỏi cần nói tên Đảng của bác. Cháu cũng từng theo Duy Dân, chưa tuyên thệ và đã bỏ cuộc.
- Duy Dân gần gũi bác lắm. Thế này …
Ông Nguyễn Trọng Bình bí danh Lý Vô Danh kể: Đảng của ông, ngoài Trung, bị mật vụ của Ngô Đình Nhu bắt bớ, thủ tiêu, giam cầm và truy nã. Đảng Cần Lao muốn trở thành một Đảng chuyên chế như Đảng Lao Động. Đồng chí của ông tản mạn khắp nơi, cơ sở của Đảng bị phá vỡ và chiếm lĩnh. Ông ta đã lưu lạc bên Tầu ít năm, biết nhiều cách mưu sinh tự túc. Do đó, ông giả vai giang hồ Sơn Đông bán thuốc ở các làng mạc miền Đông một thời gian rồi mới trở về quanh Sài gòn tìm lại các đồng chí.
- Bác đã gặp ai chưa?
- Vài người, cấp thừa hành.
- Bác cần gặp cấp lãnh đạo?
- Đúng.
- Vì thế bác đi uống rượu khuya.
- Đúng.
- Bác đang gặp khó khăn?
- Sao cháu biết?
- Thấy bác mất cái vẻ thản nhiên.
- Cháu sợ bác không?
- Đáng lẽ cháu phải hỏi bác có sợ cháu không, vì cháu đã biết rõ bác.
- Không, bác không sợ cháu.
- Tại sao?
- Vì bác biết xem tướng người và cũng đã đến lúc chúng ta chia tay.
- Tức là bác sợ cháu?
- Không đâu. Bác chơi kịch mới. Đời sống luôn luôn thay đổi mà cháu.
- Bao giờ mình chia tay?
- Ngay bây giờ.
Bây giờ là giữa tháng 12-1956. Tôi xa Sài gòn đã gần một năm. Tính ra, tôi đàn thuê, hát mướn cho ông Nguyễn Trọng Bình đúng 4 tháng 13 ngày. Ông đã trả tôi 2 ngàn đồng. Tôi hoàn lại ông Bình khoản tiền ông bảo chia lãi bán thuốc cho tôi.
- Bác đang gặp khó khăn.
Ông ta lắc đầu:
- Không phải khó khăn vì tiền. Cháu cần tiền ăn học nên người.
Tôi cười:
- Chẳng ai nên người nhờ tiền bạc cả, bác ạ! Nếu sau này cháu nên người là nhờ những ngày theo bác.
- Cháu sẽ nên người.
- Cám ơn bác.
Ông Bình nhất định không nhận tiền của tôi. Ông dặn tôi để nguyên đồ nghề Sơn Đông trên xe rồi ôm chặt tôi, nói với tôi câu cuối cùng trước khi giã biệt:
- Hy vọng bác cháu mình sẽ gặp nhau. Đừng bao giờ quên, cháu chưa khôn lớn.
- Cháu nhớ.
Ông Bình rời nhà trọ. Đợi một lúc khá lâu, tôi mới đeo túi hành lý đơn giản ra đi, vất lại chiếc xe giang hồ, con khỉ, cây đàn và thuốc sán lãi. Tôi thèm chiếc xe Đức máy Sachs mà chẳng dám gỡ đem theo. Lầm lũi cuốc bộ tới Phú Lâm thì trời đã vỡ sáng. Tôi leo chuyến xe ô tô buýt sớm nhất, về Sài gòn.

o O o

Túi có hai ngàn tiền đàn thuê hát mướn công thêm hơn ba ngàn tiền kéo cưa xẻ gỗ, tôi trở lại Sài gòn lần này vững vàng. Làm con tính nhẩm, nếu ăn tiêu dè sẻn và nếu có chỗ ngủ nhờ, tôi có thể sống được 6 tháng yên ổn. Xuống bến xe Bến Thành, tôi luôn xe đi Hòa Hưng. Đường phố Sài Gòn đã đổi tên anh hùng, liệt sĩ, danh nhân Việt Nam hết. Tôi về Xóm quốc tế tìm Đặng Xuân Côn. Nó đã dọn nhà. Tôi lên Phủ đặc ủy định cư, Đặng Xuân Côn đã kiếm việc mới ở ngân hàng ngoại quốc nào đó. Tôi kiếm Nguyễn Xuân Nhân, nó cũng hết cư ngụ tại Trần Quang Khải. Tôi bối rối. Chưa đầy một năm giang hồ mà “dâu biển” quá xá.
Thế thì tôi đành đáp xe nhân dân lên Sài gòn, vào hẻm Casino ăn cơm sườn nướng, uống cà phê đá quán nhà cô Cúc. Ăn no căng rốn, lãng tử xách túi hành lý tới rạp xi nê ma Long Thuận, mua cái vé 5 đồng vào coi phim cũ. Năm đồng bạc vừa được đi cầu, rửa tay, rửa mặt, thưởng thức nghệ thuật thứ bẩy và ngủ thì rẻ quá. Thuở cầu tiêu Nhà Hát Tây mọc núi phân, dân di cư có máu mặt thường mua vé vô Long Thuận, bình dân hơn thì mua 2 cắc giấy vô cầu tiêu công cộng chợ Bến Thành. Dân di cư đến đâu là gây phiền toái ở đó. Tôi xem xi nê “pẹc ma năng”, ngủ “pẹc ma năng”. Thức ngủ, ngủ thức. Cho đến vãn xuất cuối cùng mới ra. Trước khi ra còn gỡ gạc màn đi tiểu, rửa tay, rửa mặt. Ăn một tô mì hai vắt, uống thêm ly đậu đỏ bánh lọc, tôi tới của ga Sài gòn đóng vai khách bộ hành chờ tàu sớm. Đã quen ngủ đường, ngủ chợ, tôi dùng túi hành lý làm gối, nằm duỗi chân thoải mái. Tiền bạc lần này cẩn thận lắm, phải thửa một thứ ruột tượng nhét vô rồi buộc chặt quanh bụng. Cứ mỗi lần trở giấc lại rờ rẫm kiểm soát xem còn hay mất. Tôi để riêng vài trăm bạc tiêu vặt ở ví, ở túi áo, túi quần. Phân tán mỏng “lực lượng” để bảo toàn “lực lượng”.
Tôi vụt thức vào giờ khởi hành của chuyến tầu ra Trung sớm nhất. Ga bến tấp nập, còi tầu thét muốn xé tan sương mù khiến hồn tôi gợn những đợt sóng giang hồ vặt. Tôi chưa được đi tầu hỏa. Tôi rất mong, ngày nào đó, thẩy cho ông soát vé tàu chút tiền để được nằm gối đầu lên túi hành lý ở toa chở hàng hóa, theo con tàu tới nhà ga xa nhất.
Mặc còi tầu thét, hành khách hối hả ra vô, tôi vẫn nằm bắc chân chữ ngũ, hút thuốc và nhớ lại những vần thơ tả cảnh tiễn đưa của Tế Hanh, Nguyễn Bính. Rồi tôi nhớ ông Nguyễn Trọng Bình có vẻ như là chiến sĩ cách mạng của Việt Nam quốc dân đảng. Tôi thích cái bí danh Lý Vô Danh của ông ta hơn tên thật. Mới xa người khách giang hồ già mà tôi tưởng đã xa ông ta lâu lắm. Tôi có nhiều kỷ niệm với ông ta. Kỷ niệm tôi nhớ nhất là buổi chiều ở Long Thành, ông ta bảo tôi hát bài Khúc ca ngày mùa cho ông ta nghe, rồi hỏi:
- Mày có nhận xét gì?
Tôi thuộc bài của “sư phụ” Nguyễn Thịnh, đáp ngay:
- Lời ca của nhạc sĩ này thiếu chất thơ và không chịu ngậm chữ nghĩa.
- Loại nhạc này cần chi thơ và chữ nghĩa. Phổ thông là đủ rồi. Tao muốn mày nhận xét phần tả cảnh thôi.
- Thì tả cảnh thôn quê dưới trăng ngày được mùa.
- Thế thôi à?
- Vâng.
- “Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát” là đêm hay là chiều?
- Đêm ạ!
- “Ánh trăng chiếu” và “mừng trăng lên” càng là đêm chứ gì?
- Vâng.
- Ấy thế mà đang đêm lại hóa chiều. “Lờ lững trôi đi trôi mãi trong chiều tà tiếng tiêu buồn êm quá”. Mừng trăng lên để giã gạo buổi chiều tà!
- Bác chẻ sợi tóc làm mấy?
- Tao dạy mày nhận xét. Nghệ thuật còn đêm, chiều không phân biệt thì phân biệt sao nổi đen, trắng trong cuộc đời. Đen trắng, trắng đen trong cuộc đời lẫn lộn. Có khi đen hóa trắng, có khi trắng hóa đen. Không phải cuộc đời đâu. Thói đời đấy. Bởi thế, khi cần phẫn nộ thì chỉ phẫn nộ thói đời. Chứ cuộc đời rất đáng thương xót. Này cháu …
Ông ta chuyển mục:
- Bây giờ người ta dùng chữ nghĩa lung tung xòe.
Tôi hỏi:
- Thí dụ?
- Mày học Truyện Kiều chưa?
- Học lơ mơ.
- Kiều cắt tóc trao cho Kim Trọng là Kiều thề nguyện chung tình trọn kiếp với Kim Trọng. Tóc của người tình nữ trao tặng người tình nam gọi là tóc thề. “Tóc thề đã chấm ngang vai”, Nguyễn Du viết thế. Các ông thi sĩ, nhạc sĩ hôm nay lại tưởng tóc chấm ngang vai của thiếu nữ là tóc thê. Nên mới ông ổng hát: “Tóc thề thả gió lê thê, hãy tin ngày ấy anh về”, mới rên rỉ ngâm “Em tôi có mái tóc thê, ngày mai anh sẽ trở về cưới em”…
- Bác dạy cháu điều này nhằm mục đích gì?
- Mục đích đọc sách, nhìn đời, nhận xét và chiêm nghiệm.
Giá đàn anh Nguyễn Văn Luyện của tôi từng trải và hào sảng như ông Lý Vô Danh, tôi đã không bỏ rừng Ban Mê Thuột. Tôi không cần triết học nhập môn, không cần Chu tri lục. Tôi cần những gì thiết thực cho đời sống luân lạc của tôi. Ông Lý Vô Danh chỉ mong tôi trở thành một người có văn hóa, dẫu tôi làm bất cứ nghề gì trong xã hội, cho dù là phu xích lô, tài xế tắc xi, tùy phái hay thợ hồ … Bất hạnh cho người tuổi trẻ là không được bậc thầy đời chân thật, chí tình hướng dẫn. Càng bất hạnh cho người tuổi trẻ bị đàn anh cấy vào tâm hồn những ảo vọng cách mạng. Nhiều tuổi trẻ ễnh ương đã biến thành bò tội nghiệp vì ảo vọng cách mạng, văn nghệ, chính trị của đàn anh. Bất hạnh cho tôi đã không được theo ông Lý Vô Danh đến khi ông nói “cháu khôn lớn rồi” khi chúng tôi chia tay nhau. Nếu cách mạng còn trong tôi hình ảnh nào đẹp nhất, hình ảnh ấy chỉ là ông Lý Vô Danh.
Nhưng tôi không thể nằm mãi ở cửa nhà ga Sài Gòn thương nhớ người chiến sĩ cách mạng giang hồ. Trời sắp sáng rõ. Tôi ngồi dậy, đeo túi hành lý bên vai, đi tìm cái máy nước công cộng ở đường Lê Lai, gần rạp hát Aristo, đánh răng rửa mặt. Rồi tôi ghé vào quán cà phê bình dân, gọi ly cà phê sữa nhấm nhá, hút thuốc và uống gỡ cả bình trà rẻ tiền. Sài gòn, hầu như, không có thư viện công cộng, tự do vào đọc sách. Có mỗi Thư viện trung ương ở đường Gia Long, đối diện Bộ Kinh tế thì phải có thẻ mới được vào. Muốn được cấp thẻ lại phải có bằng Trung học phổ thông. Thời kỳ này, thư viện Abraham Lincoln của Mỹ ở góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ chưa mở. Tôi thiếu chỗ nghỉ chân để noi gương ông Châu Trí. Đành đi lang thang “trên vỉa hè Sài gòn” đọc bích chương quảng cáo dán tường và nhặt những tờ bươm bướm ngồi ghế đá công viên nghiền ngẫm văn chương mở quán, giới thiệu thành tích của Madame Vũ Nhân “hổ phù Ai cập, nước hoa tình ái” và đại nhạc hội do quái kiệt Trần Văn Trạch tổ chức, chờ trưa vào quá cô Cúc ăn cơm rồi mò về xi nê ma Long Thuận.
Tôi có một kỷ niệm thê thảm “công viên ghế đá” hồi tôi sống ở Nhà Hát Tây. Chúng tôi thường ra công viên trước của Nhà Hát Tây “Pháp ngữ thực hành” với lính Tây, lính Ma rốc, lính An giê ri … Một hôm, tôi gặp thằng Tây dân sự dắt con chó bec giê ngang qua. Con chó nhìn tôi mừng quýnh khiến chủ nó ngạc nhiên. Thằng Tây dừng lại chào tôi. Tôi chào nó. Nó lại gần tôi, giới thiệu tên nó là Louis, chủ Sporting bar ở đường Catinat, gần hiệu đàn Au Ménestrel. Nó rủ tôi đến bar của nó. Tôi đến. Nó cho tôi uống sirop soda và vặn đĩa Ngựa phi đường xa do ban Thăng Long hợp ca mà nó bảo nó thích lắm. Nó cho phép tôi rủ bạn bè đến Sporting bar chơi. Tôi rủ cả bầy Nhà Hát Tây. Một buổi chiều, nó mời riêng tôi ăn cơm ở nhà hàng Majestic rồi dẫn tôi về nhà nó trên lầu ba bin đinh Eden. Nhà thằng Louis sang trọng quá. Nó bảo tôi tắm gội, ngủ nhà nó đêm nay nói chuyện, nghe nhạc. Tôi tưởng bở ngủ lại. Đêm nó mò ra “ca na pê”, chỗ tôi nằm, ôm chặt tôi. Nó trần truồng như nhộng, lông lá gớm ghiếc. May cho tôi, nó ôm tôi và ngỡ tôi là con gái, do đó, tôi chưa bị ca bài “ai đau khổ vì bệnh trĩ!”. Tôi mở cửa chạy vội. Từ đó, hết dám “phờ răng xe pờ ra tic” và luôn luôn đề cao cảnh giác bọn da trắng.
Cứ kể ra, cuộc đời tôi cũng đã khối lâm ly. Qua ba ngày, sáng công viên ghế đá, chiều xi nê ma Long Thuận, đêm cửa nhà ga Sài gòn cũng chán, tôi qua xi nê ma Lê Lợi. Phim ở rạp Lê Lợi hay hơn nhưng vé đắt tiền gấp đôi. Ở rạp Lê Lợi, tôi được xem những phim đen trắng thật hay nhưng đau túi tiền, vì vậy tôi phải trở về Long Thuận, mỗi xuất hai phim, mỗi ngày thay phim mới. Có một tối, buồn vã vô cùng, tôi chui khỏi rạp Long Thuận sớm, lang thang ra bờ sông Sài gòn ngồi ngắm sông nước. Ngồi chán chê, tôi “nhổ neo”, tới xe bán sữa đậu nành định ăn cái bánh ngọt, uống ly sữa nóng rồi về Hôtel de la gare. Người bán sữa đậu nành ngó tôi chằm chằm:
- Cậu Long, hả?
- Phải.
- Cậu cũng di cư à?
- Vâng.
- Bấy lâu nay ở đâu?
- Giang hồ đây đó.
- Cậu nhận ra tôi không?
- Không, xin lỗi anh là ai?
- Tôi là Đường, Lại Văn Đường, thiếu nhi thôn Tường An dạo nào ấy mà.
- À, Đường. Tôi nhớ rồi.
- Cậu lên thị xã, đi trọ học Hà nội quên hết và không biết thêm chuyện gì.
- Chuyện gì?
- Tôi là rể ông lang Tặng, tôi lấy Thảo.
- Thế à!
Ông lang Tặng là bác rể của tôi. Chị Thảo, vợ anh Đường, là chị em con cô con cậu ruột thịt của tôi. Anh Đường kể, hồi tôi trọ học Hà nội, anh ta làm công cho ông bác rể tôi ở thị xã Thái Bình rồi lấy bà chị họ của tôi. Anh ta có người anh ruột, tên Lại Văn Xuân, vào Sài gòn năm 1940 làm cu ly đồn điền cao su Hớn Quản. Vì còn nghèo, chưa dám hồi hương, anh Xuân cho vợ về Bắc đưa anh Đường vô Nam.
- Chị Thảo có vào Sài gòn không? Tôi hỏi.
- Tôi vất lại ngoài ấy, anh Đường đáp.
Anh ta nhìn tôi:
- Cậu không thay đổi gì mấy. Tôi hỏi cầu âu mà đúng. May quá xá. Hiện nay cậu ở đâu?
- Lung tung.
- Chắc cậu đi một mình?
- Phải.
- Nếu cậu không chê …
- Chê gì, anh Đường?
- Chê anh em tôi nghèo.
- Tôi đang nghèo.
- Vậy cậu uống sữa, ăn bánh đi. Rồi tôi chở cậu về khoe với anh Xuân. Chắc anh ấy mừng lắm.
- Anh ở đâu?
- Khánh Hội.
Tôi như ăn mày vớ được chiếu rách, như kẻ sắp chết đuối chớp được mảng mục, chẳng cần suy nghĩ, tôi nhận lời ngay. Và tôi vẽ tương lai tôi trên chiếc xe bán sữa đậu nành.
- Bán sữa khá không, anh Đường?
- Khá lắm.
- Vốn liếng cái xe bao nhiêu?
- Sáu bẩy ngàn.
- Tôi bán được không?
- Không.
h rồi cũng đến gánh nước, tưới rau. Hay có làm cách mạng thì lại “chém tre đẵn gỗ trên ngàn”.
Cho nên chán đọc sách, chán tập đàn. Rồi tôi chán cả dạy đàn, vì đệ tử của tôi vừa dốt lại vừa ngu. Chúng nó không thích học ký âm pháp, chỉ khoái học tủ. Như đệ tử Cư “còm măng” tôi dạy đệm bài Thoi tơ, “chơi van xơ, xô lô một câu”. Nó cóc cần biết “tăng pho” ở đâu, “tăng phép” ở đâu, cóc cần luôn nốt nhạc. Nó học “tay đờn miệng ca” bằng … lời ca thôi.
- Ông giảng dễ hiểu hơn được không?
- Được.
- Tôi nghe đây.
- Chình chát chát, Chinh chát chát, Chình chát chát, Chinh chát chát … Nhịp “tờ roa ca” chơi thế. Nhanh là “van xơ”, chậm một tí là “van lăng”, thật chậm là “bốt tông”. Chình là “tăng pho”. Pho là mạnh, quại thật mạnh. Chát chát là “tăng phép”. Phép là yếu, quại nhè nhẹ. Hát đi!
- Em lo gì trời gió.
- Tốp. Em quại chình thêm cái chát lo quại chát quại chinh thêm cái chát trời quại chát gió quại chình …
- Chình, Chinh, Chình, Chinh khó phân biệt quá.
- Vậy dễ hơn nhé?
- Tốt.
- Em là Cam, Gì là bòng, Gió là quýt. Bắt đầu … Cam chát chát, Bòng chát chát, Quýt chát chát, Nho chát chát, Ổi chát chát, Sung chát chát … Cam chát lo bòng chát trời quýt chát chát. Nho chát lo ổi chát trời sung chát chát … Em lo gì trời gió, Em lo gì trời mưa …
- “Mê tốt” số một.
- Nhưng sung chát, đào chua, tớ không nuốt được. Cậu tự học đi!
Không đọc sách, không tập đàn, không dạy đàn, tôi chỉ còn công tác gánh nước, tưới rau và lãnh thêm công tác bổ củi. Thì giờ thừa thãi, tôi rủ mấy thằng nhóc dạy chúng đánh cờ tướng để chúng nó tôn tôi làm sư phụ. Thầy trò tôi ngồi trên quan tài lên xe, xuống ngựa. Tôi đâm ra khoái mấy ông nhô. Thấy chúng nó sấp xỉ 12 mà chẳng đứa nào biết đọc, biết viết, tôi bầy trò dạy nhô con học chữ. Tôi xin giấy bút của Phòng thông tin phát cho nhô con. Chúng nó khoái học nên học nhanh lắm. Ông Bá, chủ nhân xưởng nhà đòn, gạ dạy tôi xẻ gỗ đóng quan tài trả tiền công đàng hoàng. Tôi nhận lời. Thế là tôi thành thợ xẻ, ca bài tủ:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Được ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Thì về bú mẹ
 
Tập kéo cưa xẻ gỗ một tuần, tôi hết ê ẩm tay chân mình mẩy và tay nghề tạm được. Ông Bá trả tôi 50 đông một ngày. Tôi ăn ngủ ở nhà Hoàng Văn Bảo, trả nợ cơm áo bằng gánh nước tưới rau, bổ củi. Tôi dậy sớm hơn lo công việc của bà cụ xong xuôi để đúng giờ kéo cưa xẻ gỗ. Buổi trưa, được ngủ một tiếng, tôi bỏ ngủ, dạy học mấy ông nhô. Tôi mong sống ở Trảng Lớn yên ổn vài tháng để có khoản tiền dắt túi đề phòng ngày nào đó phải ra đi. Tôi ngán sự bấp bênh rồi.
Tính ra, tôi “tạm trú” ở Trảng Lớn đã hơn ba tháng. Bà cụ muốn tôi dừng bước giang hồ vài năm. “Cho đến khi Bảo đổi về Sài gòn”, bà cụ nói thế. Tôi chưa vội đi và cũng chẳng biết đi đâu. Ở đây, mỗi sáng tinh mơ, đều có chiếc xe đò nhỏ của người di cư từ Bến Sỏi ghé qua, bóp còi inh ỏi và chú lơ oang oang hỏi “Có ai đi Sài gòn không?”. Tôi không biết những tiếng còi tầu nào đã réo gọi máu giang hồ của Nguyễn Tuân và đã tạo cảm hứng Một chuyến đi của ông. Nhưng mà nghe tiếng còi xe đò sáng sáng, tôi râm ran những cảm giác phiêu lưu. Đôi khi, tôi muốn quên Trầm Tư. Đôi khi, tôi muốn bay về Sài gòn, ôm gọn nàng trong vòng tay, hôn nàng say đắm và nói thật với nàng cái cuộc đời rách nát của tôi. Tôi nhớ Trầm Tư, tôi nhớ lần đầu tiên làm tình với nàng ở Vũng Tàu tưởng có thể chết vì sung sướng. Chúng tôi lênh đênh. Chúng tôi ngất ngưởng. Tôi sẽ làm gì cho Trầm Tư vui? Tôi làm được gì? Vậy tôi đành phải quên nàng. Tôi nên để nàng bình yên mơ ước. Đời sống đã rắc rối. Tình yêu còn rắc rối hơn. Khổ nỗi, lúc tôi bảo tôi quên Trầm Tư là lúc tôi nhớ nàng nhất. Mà lạ thật, tôi chưa hiểu rõ cuộc đời này, nàng cũng không thèm hiểu rõ cuộc đời tôi.
Đã nhiều lần tôi viết thư cho Trầm Tư. Rồi tôi xé đi. Vì thư của tôi toàn chuyện dối trá, bịa đặt. Tôi không thể vẽ chiến khu tưởng tượng lừa gạt Trầm Tư. Người chiến sĩ cách mạng, nếu tôi viết cho nàng, sẽ không bao giờ gánh nước, tưới rau, bổ củi, xẻ gỗ cho lý tưởng … bao tử cả. Người chiến sĩ ấy càng không bao giờ nằm trên nắp quan tài đọc truyện Thủy Hử tiêu phí thời gian. Có lẽ, tôi phải nói thật với nàng.
Một hôm, tôi quyết định về Sài gòn thăm Trầm Tư. Tôi đứng ở góc phố Phan Thanh Giản nhìn cổng ngôi chùa quen thuộc chênh chếch bên kia đường. Tôi biết Trầm Tư đang ngồi trong đó, chỗ chúng tôi đã tỏ tình. Tôi cứ đứng ì, hút thuốc lá liên miên, nửa muốn băng sang đường, nửa không muốn. Chợt tôi nhớ Xuân Diệu:
Không gian như có giây tơ
Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tan
Và Hồ Dzếnh:
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau lơ lửng tới nghìn xưa
 
Và tôi bỏ đi. Nghĩ rằng, ngày thay đổi trong vòng 24 giờ, người đổi thay chỉ cần một thoáng qua. Tôi sợ thêm sự bẽ bàng. Hãy cứ hiểu Trầm Tư vẫn yêu tôi, đang nhớ tôi … Tôi ra bến xe miền Đông, trở lại Trảng Lớn ngay buổi chiều.

o O o

Trong bốn thằng nhóc tôi dạy học có thằng tên là Hải thông minh nhất. Tôi không biết nhà nó ở xóm nào thuộc xã Trảng Lớn. Một buổi chiều, Hải dắt một người đàn ông đến xưởng đóng quan tài của ông Bá, lúc tôi đã nghỉ cưa và đang nằm suy nghĩ vẩn vơ trên nắp quan tài.
- Anh ơi, bố em tìm anh.
Tôi ngồi dậy. Bố thằng nhóc Hải lễ phép:
- Chào cậu giáo.
Tôi ngẩn ngơ:
- Không dám, chào ông. Tại sao gọi tôi là cậu giáo?
- Thưa, cậu dạy cháu Hải biết đọc, biết viết.
- Chuyện nhỏ mà. Nó sẽ đọc thông, viết thạo, làm tính …
- Cám ơn cậu. Cháu nó nói muộn quá, nay tôi mới biết.
- Ông đừng cám ơn tôi.
- Cậu khai tâm cho cháu, tôi biết ơn cậu. Thưa cậu …
- Chi đó ông?
- Gia đình tôi sửa soạn bữa ăn, xin mời cậu chiếu cố.
- Ông bà bầy đặt quá.
Không thể nào từ chối, tôi phải nhận lời tới nhà nhóc con Hải “dùng tiệc”. Tôi bảo bố thằng Hải về trước, còn nó, nó chờ tôi tắm gội thay quần áo. Buổi tối, tôi vào xóm trong, gần nhà thờ. Người ta thiết đãi tôi một bữa thịt chó thịnh soạn. Tôi cảm động thấy đủ mặt bốn tên học trò và cha mẹ của chúng. Người ta bàn mở một lớp dạy trẻ em trên 10 tuổi chưa biết đọc, biết viết nhờ tôi dạy và trả lương cho tôi. Người ta không muốn tôi xẻ gỗ vất vả.
- Cậu giáo nghĩ thế nào?
- Tôi sẽ dạy các em mỗi tối, không cần lĩnh lương.
- Chúng tôi không nỡ để cậu làm việc nặng nhọc.
- Vậy các ông kiếm người khác.
Cuối cùng, tôi vẫn kéo cưa xẻ gỗ với ông Bá và tối tối đi đánh giặc mù chữ. Lớp học của tôi có 15 học trò cả trai lẫn gái, mù chữ từ ở ngoài Bắc, vô đây xấu hổ không dám học chung với trẻ nít lớp đồng ấu. Ông già Thành cho mượn gian nhà làm lớp học. Cháu gái ông là học trò của tôi. Cô con gái út của ông già Thành lo đèn dầu, bảng phấn, bàn ghế … Tôi dạy theo phương pháp riêng của tôi, học trò không buồn ngủ và ham học. Một tháng liền, không đứa nào vắng mặt. Chúng nó chăm chỉ và tiến bộ nhìn rõ. Mọi người yêu mến tôi. Tôi trở thành sự cần thiết cho một số người. Và tôi coi đó là hạnh phúc của tôi. Cha sở rất bằng lòng công việc của tôi. Ông thường tặng tôi thuốc lá và khuyên tôi vào đạo. Người bằng lòng tôi nhất là cô Hiên, con gái út ông già Thành. Khi tôi dạy học, cô Hiên đứng cửa lớp nhìn tôi say đắm. Cô gái quê này có vẻ đẹp hồn nhiên, không son phấn, nước hoa.
Một buổi tối, lớp học vừa tan, ông già Thành níu tôi lại ngồi uống trà với ông. Gọi là đàm thoại, thực ra, ông ta muốn phóng xe vận tải vào đời tư của tôi.
- Ngoài Bắc cậu giáo ở đâu?
- Thái Bình.
- Gia đình di cư vào Nam ở đâu?
- Tôi di cư một mình.
- Tại sao thế?
- Bố mẹ tôi cho tôi lên Hà nội học, tôi trượt tú tài không dám về nhà, tôi vào Nam luôn …
Tôi phịa chuyện:
- Vào Nam tôi chán học, đi giang hồ đây đó. Tôi về Trảng Lớn, định chơi với anh Bảo vài tuần, thấy đây vui, ở them ít lâu. Vì cần tiền xe cộ cho những chuyến giang hồ sắp tới, tôi xẻ gỗ kiếm chút tiền.
Ông già Thành gật gù:
- Cậu đúng là tay giang hồ. Thôi, giang hồ đủ rồi, dừng bước đi.
Ông ta nhấp ngụm trà:
Tới đây thì ở lại đây …
Ông không dám đọc thêm:
Cùng con gái lão xum vầy thất gia …
Ông già thuộc Lục Vân Tiên và biết áp dụng đúng lúc, đúng người. Ông ta tán tôi giùm cô Hiên.
- Đằng cậu Bảo có tiện không?
- Tiện ạ!
- Đến tôi ở cho nó rộng rãi.
- Cám ơn ông.
Hết tuần trà tôi cáo từ ra về. Ông già Thành dục con gái út:
- Hiên, con đưa anh về tận nhà đi!
Ông già nhà quê này coi bộ Tây hơn cả Tây. Cô Hiên ngoan ngoãn đưa tôi về. Rồi tối nào cô cũng đưa tôi về. Dân làng quý mến tôi, muốn tôi lấy cô Hiên, không ai xầm xì, dị nghị cả. Kể ra, chiến sĩ cách mạng hơi thất thế. Đang cấp thành ủy tụt xuống cấp xã ủy. Ông già Thành tận dụng chiến thuật “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Mà lửa bén rơm thật. Đi sát cô Hiên tôi đâm ra nghiện cái mùi thơm hoa đồng cỏ nội. Tôi thấy cô như thơ quê mùa Nguyễn Bính.
Có một tối trời đầy trăng, tôi hỏi cô Hiên:
- Cô dám đi chơi khuya với tôi không?
- Tùy cậu.
- Cô không sợ bố cô à?
- Bố em đã cho phép.
- Thật chứ?
- Dạ, thật ạ!
Tôi dẫn cô Hiên đi trên hương lộ hướng ra thị xã Tây Ninh. Một quãng khá xa, tôi cầm tay cô, dắt cô rẽ xuống con đường mòn. Đến cái chuôm, sát vườn cà của người địa phương, chúng tôi kiếm chỗ tốt ngồi nhìn trăng sao trên mặt nước. Tôi đặt tay lên vai cô Hiên. Cô run rẩy.
- Cô sợ hãi à?
- Không ạ, em không dám ạ!
- Cô không dám gì?
- Em không dám sợ cậu.
Tôi hôn tóc cô Hiên. Hương tóc cô cơ hồ phảng phất mùi hoa cau, hoa bưởi, hoa lý. Tôi hít hà tóc cô. Tôi hít hà da thịt cô. Cô Hiên hay là Ngây của Tô Hoài? Tôi hay là Hời của Tô Hoài? Không, Ngây và Hời đã chết năm 1940. Cô Hiên và tôi đang sống và bây giờ là 1956. 14 năm, nhiều biến cố. Cách mạng và chiến tranh đã biến 14 năm thành 140 năm. Nhiều thứ đã biến hút. Nhiều điều đã nát vụn. Cái tốt chìm lún. Cái xấu mọc cao. Sự rung động của lén lút hẹn hò chẳng còn. Nỗi bâng khuâng giảm sút. Tôi ôm chặt cô Hiên. Cô đẩy tôi nhẹ nhàng, lấy lệ. Tôi hôn má cô. Tôi hôn môi cô. Cô Hiên chưa biết hôn. Tôi dạy cô hôn. Cô học hôn thật chóng. Tôi luồn tay sau lưng cô. Da thịt cô mát rượi.
- Cô Hiên!
- Dạ.
- Cô có yêu tôi không?
- Em yêu cậu.
- Tại sao cô yêu tôi?
- Em không biết.
- Cô có sợ tôi không yêu cô không?
- Em không biết.
- Cô Hiên!
- Dạ.
- Nếu mai đây tôi bỏ đi, cô có buồn không?
- Em không biết.
- Cái gì cô cũng không biết, vậy cô biết cái gì?
- Em chỉ biết em yêu cậu.
Tôi đẩy khẽ. Cô Hiên nằm trên lớp cỏ tươi. Cô duỗi thẳng chân chờ đợi dâng hiến. Tôi cúi thấp hôn ngực cô. Rồi tôi kéo cô ngồi dậy, dìu cô đứng lên. Có trăng sao làm chứng, cô Hiên tỉnh giấc hồn nhiên. Vẫn đó, hoa hiền …

o O o

Năm nay mưa hơi muộn. Giữa tháng năm mới thấy trận mưa đầu mùa báo hiệu những trận mưa ủng đất kéo dài đến cuối thu. Tôi ở Trảng Lớn hơi lâu rồi. Kể từ hôm tôi kéo cưa xẻ gỗ cho ông Bá, giữa tôi và sinh hoạt văn nghệ, báo chí Sài gòn hoàn toàn xa lạ. Tôi không đọc báo nữa, dù là báo cũ. Tôi cũng chẳng đọc thêm cuốn sách mới nào. Văn nghệ, với tôi, đã trở thành một thế giới mù mịt, bí ẩn, hoang đường. Có vẻ thiêng liêng nữa. Văn nghệ ví như đất thánh. Mà tôi, kẻ ngoại đạo. Tôi ôm mộng trở thành nhà văn cũng giống những kẻ tưởng mình sẽ câu được trăng sao in hình trên mặt nước. Tôi muốn sống cuộc đời đơn giản thôi. Trước ngày lên Ban mê thuột học triết học nhập môn để đi vào Duy Dân chủ nghĩa, tôi đã hì hục khuân tảng đá văn nghệ. Tôi nghĩ rằng sự hì hục văn nghệ của tôi, của những ai mang tâm sự tôi, chỉ nhắm mục đích lấp đầy cái mặc cảm học hành ấm ớ, nghèo đói. Và vây vo với mấy thằng ngây thơ cùng tuổi. Và hãnh diện với mấy em gái ngớ ngẩn. Ở Ban mê thuột, đàn anh bơm căng tâm hồn tôi: Cách mạng có thừa khả năng đào tạo tôi thành Bộ trưởng hay thành nhà văn lỗi lạc mà khỏi cần bằng cấp cử nhân, tiến sĩ. Bây giờ, tôi nhìn rõ tôi hơn. Sự vất vưởng trên bước đường tha phương cầu thực đã giúp tôi nhìn rõ tôi. “Thôi, giang hồ đủ rồi, dừng bước đi”, tôi nghe lời ông già Thành vậy. Tôi sẽ ở đây, lấy cô Hiên làm vợ. Cô Hiên buôn bán chợ gần hay cô Hiên làm rẫy làm vườn. Tôi nhờ cha sở xoay sở chân hương sư. Tôi sẽ là giáo làng, giáo rỉ suốt đời gõ đầu đám trẻ quê ngô nghê. Tôi sẽ hút thuốc lào, sẽ triết lý quèn … Tam quốc chí diễn nghĩa trong mâm thịt chó rượu đế. Chắc chắn, tôi phải học giáo lý nhà Chúa. Rồi tôi sẽ nghiên cứu Thánh Kinh. Biết đâu, về già, tôi chả trở thành ông trùm họ đạo. Đời sống sẽ bình yên vô cùng.
Tôi ngỏ ý cưới cô Hiên làm vợ với bà mẹ của Hoàng Văn Bảo. Bà cụ tán thành ngay và hứa sẽ đóng vai đại diện đằng trai trong ngày hôn lễ. Ông già Thành bằng lòng quá rồi. Tôi học giáo lý với cha sở. Cô Hiên mừng rỡ lắm. Coi như cô Hiên đã là vợ tôi. Chúng tôi tự do đi chơi với nhau ban ngày, ban đêm. Cũng thiệt thòi cho cô Hiên. Vì những chiều ở Bến Sỏi hay những đêm dạo chơi dưới ánh trăng trên các lối mòn Trảng Lớn, bên cạnh cô Hiên tôi cứ tưởng bên cạnh Trầm Tư. Tôi vẫn yêu Trầm Tư tha thiết. Tôi không phụ bạc Trầm Tư, tôi thèm Trầm Tư vô cùng. Nhưng cái mặc cảm nghèo đói, thất học bắt tôi xa Trầm Tư, xa vĩnh viễn.
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau
°°°
Bến có thể gặp đò. Hoa khuê các thì không bao giờ gặp bướm giang hồ cả. Trầm Tư, em là hoa khuê các, anh là bướm giang hồ, em hiểu chưa? Nếu trái tim như trái cam, trái tim anh có nhiều múi và mỗi múi tim anh đồn trú một tình yêu. Múi tim này, nơi đồn trú của tình yêu mẹ anh; múi tim này, nơi đồn trú của tình yêu bố anh; múi tim này, nơi đồn trú của tình yêu em anh; múi tim này, nơi đồn trú của tình yêu vợ anh; múi tim này, nơi đồn trú của tình yêu con anh; múi tim này, nơi đồn trú của tình yêu bạn anh; múi tim nay, nơi đồn trú của tình yêu em; múi tim này, nơi đồn trú của tình yêu sự nghiệp anh …
Nhờ cô Hiên, tôi được hưởng những đêm trăng thanh bình của một làng quê Tây Ninh. Thi sĩ Vũ Anh Khanh sinh trưởng ở Tây Ninh đó. Tha La xóm đạo của ông ở Trảng Bàng cơ. Tác giả những tiểu thuyết kháng chiến chống Pháp như Nửa bồ xương khô, Xin phủ mặt tôi bằng mảnh lụa đào. Vũ Anh Khanh làm tôi sảng khoái lối viết bốc lửa và tâm hồn yêu nước mãnh liệt của người Nam bộ. Ông đã chết, chết khi tài năng của ông đang thăng hoa. Thơ của Vũ Anh Khanh truyền cảm xúc động. Để biết ơn người văn nghệ ấy, tôi còn thuộc hai câu thơ của ông nằm trong bưng biền thống trách dân Sài gòn hờ hững với sự nghiệp chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam:
Hỡi cô con gái đô thành nội
Ai điểm trang mà em phấn son
Hai câu thơ này vẫn còn giá trị lắm đấy. Nhất là với các ông tuổi trẻ tự hào 12 năm bỏ quê hương Việt Nam, các ông ấy đã “tóc dài, mặc áo rộng, mặc quần ống túm” và các ông phi cầm phi thú đồng ý với “quan điểm” mất gốc. Tôi nói biết ơn thi sĩ Vũ Anh Khanh, tôi nói thêm: Tôi biết ơn tất cả thi sĩ, văn sĩ làm thơ, viết văn trước tôi. Không có họ sẽ chẳng bao giờ có tôi. Những kẻ vô ơn đối với tiền nhân, đối với những người văn nghệ đi trước mình, chắc chắn, không bao giờ khá nổi. Anh có thể hay hơn Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nhất Linh, Trương Tửu, Lê Văn Trương, Túy Hồng, Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Thanh Nam, Văn Quang, Mai Thảo, Đỗ Tiến Đức, Hà Huyền Chi, Dương Nghiễm Mậu …, nhưng anh đừng quên mỗi người tôi vừa kể đã là một bến bờ dọc con sông dài văn học Việt Nam. Dòng sông không bến bờ là dòng sông buồn tẻ. Dòng sông chỉ có một bến một bờ là dòng sông thảm não. Anh sẽ là một bến bờ trên dòng sông đã nhiều bến bờ. Anh không xóa nổi các bến bờ văn học đâu. Thiếu bến bờ cũ sao mà thẩm định giá trị bến bờ mới?
Tôi thả dài những ngày nghỉ kéo cưa xẻ gỗ, tha thẩn khắp làng Trảng Lớn, lân la làm quen nhiều bà mẹ, nhiều người chị Nam bộ. Tôi thấy vắng vẻ đàn ông, thanh niên ở Trảng Lớn. Hỏi thăm tôi mới rõ đàn ông, thanh niên tập kết ra Bắc sau hiệp định Genève 1954. Cảnh trí buồn bã trong những gia đình có con, có chồng đi tập kết đã găm vào hồn tôi một suy nghĩ mới. Tại sao người ta nỡ bỏ mẹ già, vợ dại, con thơ tập kết ra Bắc? Tại sao người ta nỡ bỏ mẹ già, vợ dại, con thơ di cư vào Nam? Kẻ ra mong trở vào. Người vào mong trở ra. Người Việt Nam hai miền sẽ trở lại
  • Chương Mười Sáu
  • Chương Mười Bảy
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!13270_9.htm!!!nơi chôn rau cắt rốn của mình bằng cách nào? Lúc ấy, tôi chưa đủ kiến thức để hiểu sự tranh chấp quyết liệt giữa các ý thức hệ, các chủ nghĩa đối nghịch nhau tạo ra thù hận dân tộc trên quê hương tôi. Tôi hoàn toàn không có ý niệm gì về chủ nghĩa cộng sản và chống phá chủ nghĩa ấy. Bởi vì, tôi chưa đọc chủ nghĩa cộng sản. Gia đình tôi, kể từ ông nội tôi, không nằm trong đối tượng thù hận cần thiết tiêu diệt của giai cấp vô sản. Tôi đã có tìm ra những bằng chứng cụ thể, những “kinh nghiệm sống” với cộng sản để biện minh cho “lập trường” chống cộng của tôi. Chỉ thấy hai điều. Một: Hai tên du kích làng Thọ Bi đã hạch sách mẹ con tôi khi mẹ con tôi từ thị xã Tề về làng Tường An gồng gánh ít đồ đạc chưa bị giặc Pháp đốt. Tôi chửi chúng nó. Chúng nó bắt tôi. Mẹ tôi phải xin lỗi chúng nó và nhận rằng tôi đã chửi mẹ tôi, chúng nó hiểu lầm. Hai: Ống chú Phương hen của tôi cả đời chỉ mơ ước được mặc bộ quần áo mới diện Tết và ăn vã một cân giò lụa. Cách mạng 19-8-1945 không mang lại nỗi ước nhỏ bé cho chú tôi. Giải phóng tháng 7-1954, tôi vẫn thấy chú tôi cong lưng kéo xe bò và vợ chú tôi oằn xương sống đẩy xe. Rồi tôi bất mãn thái độ của Đàm Viết Minh, của các nhà văn phủ nhận sự nghiệp cũ, sự nghiệp đã làm tôi say mê, ngưỡng mộ và mơ ước, của những tuần lễ “tiêu diệt văn hóa nô dịch”, của kẻ giải phóng tuyên bố Genève cách đảo Phú Quốc 90 hải lý, của sự bắt người Việt Nam suy tôn Mao Trạch Đông, Malenkov … Người cộng sản sẽ nói: Đó là hiện tượng, không phải bản chất. Vậy tôi đã chống cộng vì hiện tương. Và đúng thế. Khi tôi thắc mắc người Việt Nam hai miền sẽ trở lại nơi chôn rau cắt rốn của mình bằng cách nào, tôi chưa đoán nổi con đường trở lại ngập tràn xương máu, dằng dặc oán thù và người Việt Nam sẽ xa lạ người Việt Nam hơn, và rồi người ta cũng chẳng trở lại được quê hương mình.
    Tôi thương bà mẹ Tây Ninh có con đi tập kết sống hiu quạnh dưới mái nhà lá lụp xụp. Đêm đêm ai thắp cho bà cụ ngọn đèn dầu? Tôi nghĩ đến mẹ tôi. Tôi nhớ mẹ tôi. Mẹ tôi, ngoài Bắc, đang tưởng tượng đứa con đầu lòng của mình bỏ nhà ra đi để làm chín ước mơ của bố nó. Chắc chắn, mẹ tôi đang cầu nguyện tổ tiên phù hộ tôi sớm trở thành bác sĩ y khoa. Mà tôi thì lêu bêu xó xỉnh Nhà Hát Tây, xó xỉnh Ban mê thuột, xó xỉnh Xóm Quốc Tế, Bầu Sen, xó xỉnh Trảng Lớn. Tự nhiên, tôi không muốn định cư đời mình trong trái tim cô Hiên nữa. Tôi bỏ ngang lớp giáo lý. Thời kỳ này, ông Bá bị đau, tôi được nghỉ kéo cưa xẻ gỗ. Tôi nằm dài trên nắp quan tài ngủ và ngủ. Rồi tôi vác đàn ra xưởng đóng quan tài, nghêu ngao hát:
    Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa
    Cho lòng già nặng sầu thương
    Con đi say tình viễn xứ
    Đâu có quên tình cố hương …
    Tiếng đàn và giọng hát của tôi lọt vào tai một khách giang hồ già. Ông ta khoảng 45 tuổi, có chiếc xe lạ nhất thế giới. Hãy hình dung một chiếc xe chở khách trong phim cao bồi. Nhỏ hơn, thấp hơn nhưng lạ hơn bởi hai bánh cao su bơm căng như bánh xe ba bánh chở hàng hóa. Thay vì ngựa kéo, chiếc xe của khách giang hồ già lôi bằng chiếc xe máy Đức cũ. Cửa xe khóa chặt, tôi không biết trong đó chứa những gì, ngoài con khỉ ngồi ngoan trên mui vải bố. Khách giang hồ già lái xe sát xưởng quan tài, cách lề hương lộ 5 thước. Khách tắt máy xe, bước xuống xe và, như bố ông Khổng Tử, khách ra lệnh:
    - Tiếp tục đàn hát!
    Tôi ngưng đàn hát, sửng cồ:
    - Ông là cái thớ gì mà ra lệnh?
    Khách cười:
    - Chú nhỏ, mày hỏi mày xem mày đã là cái thớ gì! Mày chỉ hơi hơi có thớ từ lúc tao ra lệnh cho mày hát.
    Khách nói giọng Bắc. Rõ rệt dân Bắc kỳ … di cư! Khách ngồi trên đầu nắp quan tài, gật gù:
    - Chưa là cái thớ gì mà dám xấc xược thì mày sẽ có thớ, chú nhỏ à!
    Khách móc gói Ách chuồn, mời tôi:
    - Hút đi, coi như tao xin lỗi mày.
    Tôi rút điếu thuốc. Khách bật lửa cho tôi mồi.
    - Mày tên gì?
    - Long.
    - Họ?
    - Vũ.
    - Chữ lót?
    - Mộng.
    - Dân Hưng Yên à?
    - Thái Bình.
    - Giòng họ Vũ ở Hưng Yên đấy. Vũ Hoàng Chương, chẳng hạn. Mày viết Vũ Hoàng Chương không?
    - Biết. Thi sĩ.
    - Thế thì mày khá. Tổ tiên mày vượt sông Trà Lý sang Thái Bình mưu sinh, rồi định cư ở Thái Bình. Mày bao nhiêu tuổi?
    - 21.
    - Lớn hơn con trai tao một tuổi. Mày Ất Hợi, “con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi”. Mày không phải dân di cư Trảng Lớn.
    - Sao ông biết?
    - Ở đây không đứa nào biết Vũ Hoàng Chương, kể luôn ông cố đạo. Mày giang hồ vặt, tứ cố vô thân.
    - Sao ông biết?
    - Vì có bố mẹ, mày phiêu bạt tới cái xó xỉnh này làm gì!
    - Còn ông, tên ông là gì?
    - Vô Danh.
    - Vô Danh là tên?
    - Ừ. Có thằng tên Nguyễn Điểm Danh, có thằng tên Phan Minh Danh, có thằng tên Trần Vinh Danh, có thằng tên Lê Chính Danh … Bố mẹ tao sợ tao mạo danh, ô danh nên đặt tên tao là Vô Danh, họ Lý.
    Khách nhìn thẳng mặt tôi:
    - Mày tưởng tao điên hả, chú nhỏ?
    Tôi nói:
    - Ông lạ lắm.
    Khách phá lên cười, cười văng cả điếu thuốc trên môi. Cười hả hê xong, khách trở giọng buồn bã:
    - Với mày thì tao lạ, với thiên hạ thì tao điên.
    Khách giang hồ Lý Vô Danh xích lại gần tôi:
    - Mày thuộc mấy bài hát phổ thông không?
    - Thí dụ?
    - Tao không thèm biết tên bài. Đại khái là “Gánh gánh gánh gánh lúa về”, “Quê hương tôi gió chiều về trong nắng vàng” và “Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát”…
    - Thuộc cũng dễ thôi.
    - Tốt.
    - Tốt sao?
    - Chẳng dấu diếm gì mày, tao làm nghề bán thuốc dạo. Tao chuyên bán thuốc trừ giun sán, miền Nam gọi là sán lãi. Trước đây, tao mướn một thằng nhóc đi đánh thanh la quyến rũ khách hàng tới đông. Tao cho con khỉ làm vài trò rồi bán thuốc sán lãi. Tao biết vài trò ảo thuật vớ vẩn. Thằng nhóc không có máu giang hồ, bỏ trốn dọc đường gió bụi. Tao đã quanh quẩn xó này mấy hôm, chú ý mày lắm. Tao nghĩ mày đàn hát giáo đầu hay hơn đánh thanh la, hấp dẫn hơn, lạ hơn. Mày thích giang hồ phiêu bạt không?
    - Không.
    - Thế thì mày ngu. Ngu vì mày không bao giờ có dịp biết phong cảnh, người ngợm khắp tỉnh lỵ, thị xã, quận huyện, làng xóm miền Nam. Giang hồ với tao mày sẽ khôn ra, mày có cơm ăn, áo mặc, có tiền để dành. Chừng chán giang hồ, mày có tiền ăn học. “Ba năm lưu lạc giang hồ, Một ngày làm lại cơ đồ cũng xong”. Mày ở đây làm cái gì?
    Tôi chưa kịp kể công việc của tôi cho khách giang hồ già nghe thì cô Hiên tới. Cô ta xách theo một nồi nhôm canh bún nấu với cua đồng, rau rút, nước mầu vàng ửng. Tôi vào nhà lấy bát đũa mời khách giang hồ họ Lý ăn. Khách ăn vui vẻ. Ăn no nê canh bún quà quê và chờ cô Hiên về, khách mỉm cười, ngó tôi:
    - Tao đã hiểu tại sao mày không thích giang hồ phiêu bạt. Con nhỏ đẹp đấy, hiền đấy, ngoan đấy. Tướng con nhỏ lại tốt mái. Mày sẽ có cả chục đứa con. Đứa mở quán bán canh bún. Đứa làm ruộng. Đứa buôn bán chợ xa, chợ gần. Đứa đẩy xe nước mía. Đứa đun xe khô mực. Đứa làm lơ xe đò …
    Tôi lớn tiếng:
    - Đủ rồi, ông Sơn Đông bán thuốc sán lãi! Ông không phải là cha tôi. Ông lo bán thuốc với con khỉ của ông, để tôi yên.
    Khách không giận, giọng trầm xuống, cách xưng hô khác đi:
    - Tôi sẽ để chú nhỏ yên phận. Nghe đây …
    Khách đọc hai câu thơ cổ:
    Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
    Sắc bất ba đào dị nịch nhân
    Rồi hỏi:
    - Chú hiểu không?
    Tôi đáp:
    - Hiểu.
    - Đọc Tam Quốc Chí chưa?
    - Rồi.
    - Triệu Tử Long nói với Khổng Minh câu nào hay nhất?
    Tôi bắt đầu nể ông Lý Vô Danh, ấp úng:
    - Cháu không nhớ, không hiểu câu nào hay nhất.
    - “Làm trai, chỉ sợ không lập nên sự nghiệp to lớn. Chứ, đàn bà, con gái đẹp thiếu gì, muốn lúc nào chả có”. Câu hay nhất của Triệu Tử Long đấy, chú nhỏ ạ!
    - Cám ơn bác chỉ dạy.
    Ông Lý Vô Danh vỗ vai tôi:
    - Suy nghĩ rồi ra tìm tôi ở ngoài quán.
    Ông ta đẩy xe lên hương lộ. Tôi ngồi trên nắp quan tài đờ đẫng, bâng khuâng. Rồi tôi ôm cây đàn vụt chạy vào nhà. Tôi thu xếp nhanh quần áo, sách dạy học đàn, quên chào bà mẹ Hoàng Văn Bảo, hối hả phóng ra quán. Tôi gặp ông Lý Vô Danh đang uống nước trà.
    - Cháu theo bác.
    - Tốt.
    - Cháu muốn đi ngay lập tức.
    - Tốt.
    Ông ta nhún vai:
    - Còn cây đàn?
    Tôi lắc đầu:
    - Không phải của cháu.
    - Của ai?
    - Của Phòng thông tin.
    - Lấy đi!
    - Không được.
    - Tại sao?
    - Vì không phải của cháu.
    - Tốt.
    Ông Lý Vô Danh trả tiền nước, ra xe. Ông mở cửa xe cho tôi ném hành lý vào. Ông đạp máy. Máy xe nổ ròn rã. Tôi ngồi sau ông. Chiếc xe Sơn Đông bán thuốc sán lãi lăn bánh chạy về hướng thị xã Tây Ninh. Giã từ Trảng Lớn. Giã từ núi Bà Đen. Giã từ cô Hiên. Giã từ và xin lỗi … Tôi theo ông khách giang hồ già vào đầu tháng 7-1956.
    Chú thích:
    ° Bà mẹ Tây Ninh, 1960.
    °° The adventures of Tom Sawyer và The Adventures of Huckleberry Finn.
    °°° Nguyễn Bính.

    Truyện Nhìn Lại Những Bến Bờ ---~~~cungtacgia~~~---

    40 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: http://baovecovang.wordpress.com
    Được bạn: Thanh Vân đưa lên
    vào ngày: 4 tháng 9 năm 2011

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--