Chương 3
ANH TRƯỞNG VỎ

Mồng bốn Tết!
Toàn thể gia đình ông Phán có mặt tại đêm lửa trại và ngồi ở hang ghế danh dự cùng với ban giám đốc và các đội trưởng trong số có Tân. Ba cậu nhỏ Cung, Tiến, Cận ngồi kèm hai bên ông bà Phán ở hàng ghế đầu. Hãng ngồi ở hàng ghế thứ hai. Anh mặc ngoài chiếc áo chandail nên trông càng vạm vỡ; nước da rám đen, khuôn mặt vuông, đôi mắt linh hoạt tố cáo anh vào hạng đào hoa lịch lãm. Ngồi hai bên ạnh là Vân và Thi.
Sau lời tuyên bố khai mạc mọi người đứng dậy làm lễ chào cờ và mặc niệm. Ạnh chàng sinh viên kiến trúc với cây vĩ cầm phụ trách độc tấu bản “Tiến Quân Ca”  và bài “Mặc niệm”, tiếng đàn sắc gọn ở barnthwus nhất và rất réo rắt ở bản thứ hai, tới nốt dài cuối cùng, anh chàng bấm thành nốt láy – trille – bồi hồi thổn thức. Khi tiếng đàn dứt hẳn, mọi người thở phào, tiếng tấm tắc ngợi khen như một luồng điện truyền nhanh qua các cửa miệng. Không một thanh niên nào tỏ vẻ lưu tâm đến tài của anh. Điều kỳ dị nhất là chính anh chàng cũng chẳng hề tỏ vẻ chú ý  đến hai người đẹp.
Càng về khuya than hồng càng đượm, đôi mắt Vân long lanh, đôi gò má nàng hồng căng như có tiết ra hơi nóng nồng nàn, nụ cười của nàng tươi tắn cởi mở, thỉnh thoảng nàng khoa tay, đôi cánh tay đẫy đà nổi hẳn dưới làn phin trắng, đôi bàn tay với những ngón thon dài, mỗi khi nhón cầm cái gì ngón út thường uốn cao và cong lên. Thi ngồi ngay bên, người ngây trong sáng. Kể cả lúc than hồng rực rỡ nhất, da Thi vẫn phảng phất xanh, rõ ra người sức khoẻ mong manh từ bé; mỗi khi nàng cười với cha ma, anh chị… nụ cười hiền như cỏ làm dịu ánh than hồng, mặc dầu nàng mặc áo len dài tay - mầu len xanh lá cây – mà một lần có cơn gió mạnh lùa tới nàng phải để một tay lên ngực rồi thúng thắng ho làm rung động đôi hoa tai tròn nhỏ nàng đeo.
Chương trình diễn được một lúc, chợt ông Phán đứng dậy chào mừng vồn vã và một người trạc ba mươi đương lách đám đông khan giả đi vào.
- “Ông chủ tịch…ông chủ tịch huyện!” - lời ông Phán nói khẽ nhưng Tân nghe rõ, chàng ngẩn nhìn và bở ngỡ.
Chủ tịch huyện Thanh Ba (đồn điền Lợi Ký thuộc địa phận Thanh Ba) vừa tiến tới. Vẻ niềm nở quá đáng của ông Phán tiến tới bắt tay khiến điệu bộ viên chủ tịch càng thêm chững chạc.
Ngày mồng hai, nhân ra ga Ám Thượng chúc tết mấy người quen, ông Phán có gặp viên chủ tịch này và ngỏ lời mời y nếu tiện dịp đến thăm đồn điền Lợi Ký vào đêm mồng bốn Tết, đêm có lửa trại. Trong thâm tâm, ông Phán không ngờ là y sẽ đến. Viên chủ tịch cũ từ ngày đầu cách mạng là một thanh niên đã học đến năm thứ ba ban thành chung, rất hăng hái, nhiệt thành yêu nước những cũng rất nhu mì giải quyết mọi công việc thuần bằng tình cảm. Viên chủ tịch mới lên thay được chừng ba tháng nay. Đoàn thể - (ông Phán cũng chỉ mang máng hiểu rằng “đoàn thể” tức là những phần tử quan trọng điều khiển Mặt trận Việt Minh) - giải thích sự thay đổi đó rằng: “Khu vực này rất quan trọng, là đầu mối các miền Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Kay nên cần một người có kinh nghiệm lên điều khiển guồng máy hành chính”. Ai cũng nhận điều giải thích ấy alf đúng nhưng viên chủ tịch mới có vẻ cứng rắn nghiêm khắc quá. Ông Phán hơn rờn rợn khi thấy y có thái độ trở mặt như trở bàn tay: vừa cười rất niềm nở với người này lại lập tức có ngay bộ mặt nghiêm lạnh với người khác, phần nhiều là người cấp dưới của y: (Là nhân sĩ bàng huyện, ông Phán vẫn được y mời họp để tham gia ý kiến với uỷ ban hành chính khác chiến huyện). Đây là lần đầu tiên, sau ba tháng lên làm chủ tịch, y đến thăm đồn điền Lợi Ký, (trại huấn luyện liên lạc thẳng với tỉnh, không qua y).
Thoạt ông Phán giới thiệu y với bà Phán, với các con, rồi với tất cả những người có mặt tại cuộc lửa trại. Gặp đôi mắt Tân y thoáng vẻ bối rối nhưng y tự chủ được ngay khi cúi chào và từ đó không nhìn Tân một lần nào nữa. Ông Phán vỗ tay mấy cái đợi ai nấy im lặng rồi mới nói:
- Thưa các anh chị em tôi rất lấy làm hân hạnh, rất lấy làm hân hạnh giới thiệu cùng với toàn thể các anh chị em trại huấn luyện… đây là ông Mạnh… Nguyễn Đức Mạnh, chủ tịch huyện Thanh Ba.
Mọi người vỗ tay, viên chủ tịch cúi chào, ông Phán mời y ngồi bên cạnh, cuộc vui tiếp tục. Y tới một mình, ở đây không phải là uỷ ban không có cấp dưới, nên y chỉ phải sử dụng có một bộ mặt, bộ mặt xã giao niềm nở.
Tân nghĩ thầm:
- Chuỷ, hử, Chuỷ con ông Đồ Thinh, việc gì hắn phải tránh không dám ngó mình. Hắn sợ phải nhận mình là người làng?
Tân đưa mắt nhìn đôi bàn tay to lớn của y, đôi bàn tay đắc lực của những kẻ đã từng vật lộn với đồng ruộng để tạo nên những cơ nghiệp lương thiện ca ngợi trong phong dao:
Nay mừng những kẻ nông phu,
Cầu cho hoà cốc phong thu bình thời
Bước sang hạ gió thu tàn,
Thu tiền tiễn hoạch giầu ngang Thạch Sùng.
Quý nhân cùng kẻ anh hùng,
Rắp toan muốn hỏi nhà nông ê hề.
Thân hình y thật là lực lưỡng – y vẫn lực lưỡng từ thủa bé, Tân nhớ lắm - nhiều lần Tân nhắm mắt lại tưởng tượng giá y mặc quần áo nâu thì y đẹp chất phác biết là chừng nào, tiếc thay y lại vận âu phục với đôi vai long đình.
Y luôn luôn quay xuống hàng ghế dưới nói chuyện với Hãng, Hãng vốn là chàng trai dễ dãi vô tâm nên cười nói thực tình. Đôi khi y có gợi chuyện với Vân để được Vân lễ phép đáp lại, chỉ có Thi là ngoảnh mặt đi bới khác nhưng tuyệt nhiên không nói gì với y.
Trán y hơi thấp, nhưng mái tđứng dưới gốc cây trám cao vút tự bao giờ, đôi mắt nhìn về phía xa nghĩ ngợi, làn tóc mềm óng của nàng xõa xuống cổ.
Tân nghĩ thầm: “Chắc nàng đương nghĩ đến anh chàng sinh viên nghệ sĩ!”
Tân không ngờ Vân đã có người yêu từ mấy năm nay. Trước ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Kha - người yêu của nàng – đã là tự vệ thành, sau khi chiến tranh bùng nổ lực lượng tự vệ biến thành trung đoàn thủ đô. Vân vừa được tin trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội theo đường bờ sông qua gầm cầu Long Biên, chẳng biết người yêu sống chết ra sao.
Tân tiến lên mỉm cười, Vân cúi chào lại tự nhiên như chỗ quen biết cũ, có lẽ vì nàng thấy vẻ Tân thẳng thắn không có gì là khuất tất.
Vân hỏi trước:
Hôm nay đến lượt tiểu đội anh đi kiếm củi?
Tân không trả lời mà hỏi lại:
Trời đẹp đấy chứ chị Vân?
Vân mỉm cười chưa kịp nói gì thì Tân đã hỏi sang câu khác:
Chị Vân có hy vọng gì không?
Vân nhìn trời lơ đãng đáp:
Chiến tranh thế này thì biết hy vọng gì hở anh?
Thấy Vân thủng thỉnh đi xuống dời khỏi gốc cây trám, e nàng ra về Tân hỏi tiếp để giữ nàng lại thêm chút nữa:
Sao cây chè nào cũng chặt gần tới gốc thế này, chị Vân?
Vào cuối đông – Vân đáp - tất cả những cây phải chặt như thế để sang Xuân nẩy búp. Sauk hi chặt những lá già được tuốt ra làm chè tươi chở xuống xuôi bằng thuyền, chắc anh biết?
Tân chú ý đến giọng nói dẽ dàng của Vân hơn là nội dung những lời nói đó. Chàng còn mỉm cười bâng quơ thì Vân đã cúi đầu chào từ biệt rồi thoăn thoắt đi vào hàng chè chưa chặt, cành lá lòa xòa.
Tân gom nhanh những củi chẻ thành đống lớn và khi ngẩng lên, chàng thấy trời xanh cao và khi trời trong lành một cách lạ.
Buổi chiều là lễ bế mạc, cán bộ được chỉ định phân công đi phụ trách chừng ngót hai chục trại di cư quanh vùng. Hôm sau mọi người lên đường, khiến đồn điền Lợi Ký bỗng vắng tanh vắng ngắt. Nơi đây chỉ còn lại chừng hơn mười cán bộ gọi là những cán bộ phụ trách trại trung ương.
Nhưng học và hành này là hai bộ mặt quá khác biệt chưa được một tháng mà đã tới mười trại kế tiếp nhau tan rã. Nguyên do không phải vì cán bộ bất lực mà vì đồng bào quen sống tự lập ở thôn quê nay không chịu được kỷ luật phân chia thành từng đội đi, về, ăn, nghỉ theo thời khóa biểu. Đồng bào bỏ trại đi tìm bà con ở các nơi khác, hoặc tự lực cánh sinh bằng cách mở cửa hàng buôn bán hoặc tăng gia riêng. Tân ở ngay trại trung ương - tức đồn điền Lợi Ký - trại này chỉ huy tất cả các trại khác. Khi quá phân nửa số trại đã giải tán, các cán bộ tăng gia sản xuất được thuyen chuyển sang những ngành khác hợp với khả năng cũ của từng người. Chính Tân cũng dự định xin thôi, về quê thăm mẹ, rồi sẽ nhận công tác khác sau.
Ban chỉ huy mới của trại Trung ương tại đồn điền Lợi Ký có sự thay đổi nhỏ. Anh chàng sinh viên nghệ sĩ trong ban giám đốc cũ được điều động lên Tuyên Quang không phải để chỉ huy một trại di cư nào mà để đem cái kiến thức về kiến trúc của anh dựng lên những nhà lớn bằng tre và nứa cho các cơ quan của bộ Tổng Tham Mưu. Thay vào anh chàng sinh viên đó là một cán bộ mới do ủy ban trung ương tản cư di cư xuống. Đó là một cán bộ già giặc trạc bốn mươi. Về thành tích tranh đấu thì khỏi phải nói vì anh đã từng tham dự cuộc vạn lý trường chinh dưới quyền Mao Trạch Đông.
Ngày Tân đã là bạn thân của gia đình ông Phán. Từ buổi chiều nghe tiếng súng xử tử trở về Thi bị ốm liệt giường ba ngày liền. Sau đó tuy nàng có trở dậy đi lại được nhưng nước da xanh lướt và cả gia đình ông Phán đều tỏ vẻ nghi ngại lắm mỗi khi thấy nàng thúng thắng ho. Trong buổi kháng chiến, giữa nơi đèo heo hút gió này rủi bệnh lao tái phát làm sao đủ thuốc men chữa trị cho nàng?
Một lần nói chuyện với Thi, Tân có gợi đến chuyện anh chàng sinh viên nghệ sĩ bị điều động lên Tuyên Quang. Tân đã nhấn mạnh tiếng “bị” để tỏ ra rằng chàng đồng tình với Thi giữ anh chàng ở lại trại trung ương. Nhưng nghe Thi trả lời thì việc đó cũng không có gì đáng chú ý. Hình như thảm cảnh chàng trai bị xử tử trên núi còn ngự trị ngột ngạt tâm trí nàng khiến mọi hình ảnh khác, tình cảm khác, rung động khác trở thành mờ nhạt hẳn như ánh đom đóm, ánh sao bị mờ nhạt dưới ánh lửa tàn bạo của một đám cháy rừng. Và cũng kể từ ngày có cuộc xử tử, Mạnh viên chủ tịch huyện Thanh Ba, năng lui tới đồn điền Lợi Ký. Mạnh đã gửi mua từ Hà Nội mấy thứ thuốc cần yếu cho Thi. Nhưng lần nào cũng vậy hễ thoáng thấy Mạnh tới là Thi vào buồng nằm, bà Phán cũng vội vào theo để lấy chăn đấp ấm cho nàng. Thường thì ngoài phòng khách chỉ còn ông Phán, Hãng và Vân ngồi tiếp viên chủ tịch.
Cũng vào dịp này Tân, Mạnh có nói chuyện với nhau đôi lời và nhắc lại kỷ niệm thời còn cùng nhau hoạt động bí mật tại làng; nhưng câu chuyện rất gắng gượng về phía Tân, thường thuờng Tân lấy cớ rút lui ngay. Tân vẫn thấy không có cảm tình với Mạnh.
Có tin viên chủ tịch hỏi Vân làm vợ, kế đó là tin Thi bị thổ huyết. Tân ngờ rằng Thi thổ huyết vì hay tin Mạnh hỏi Vân. Tân lên nhà thăm được ông Phán cho hay nhờ có thuốc của Mạnh mua cho kịp thời, Thi đã thoát mọi nguy hiểm.
Trong câu chuyện thường tình với ông Phán, có hôm Tân vờ quay sang hỏi ý kiến Vân đương ngồi đan ngay bên. Vân ngẫng nhìn rồi trả lời bỡ ngỡ, tâm hồn nàng còn để tận đâu đâu. Tân chú ý ngắm Vân nhiều hơn: toàn thể thân hình Vân đều chắc lẳn, đôi cánh tay tròn khoẻ, nhưng cái vẻ sức lực đó không làm giảm những nét mềm điêu luyện của đường cong thân thể và nhất là không làm giảm đường nét thanh tú của khuôn mặt tròn với nước da hồng của nàng. Cứ mỗi lần Tân nghĩ thân hình chắc lẳn và đẹp đó phải nằm gọn trong tay viên chủ tịch kia, chàng lại ao ước thầm rằng tin trên chỉ là tin đồn hão. Nhưng không đó là tin xác thực. Mạnh đích thân nộp lễ ăn hỏi rồi đến ở l định ở lại quê cho đến ngày mẹ thật bình phục.
Trên giường bệnh, ý muốn giữ Tân ở quê nhà có thoáng trong trí cụ, nhưng rồi cụ thấy cứ để con ra đi là hơn. Quân địch còn xục xạo đâu có để cho Tân yên. Còn những đêm địch câu đại bác, moóc chi-ê, rồi một ngày kia biết đâu lại không có một trái rơi vào làng, rơi vào nhà cụ ? Cụ già rồi, chết không sao, nhưng Tân không thể chết uổng thế được (Cụ làm như thể lên Việt Bắc, vào an toàn khu là không còn gì nguy hiểm nữa !)
Bệnh tình cụ thuyên giảm được ba ngày, sang ngày thứ tư cụ chợt nghe trong người khác, bệnh tình như nhịp nước triều rút đi rồi lại ào tới, lần này có phần quyết định. Cụ kín đáo bảo Tân kê lại giường vào góc đối diện với giường cụ
Buổi chiều Tân lo lắng hỏi :
Con thấy như hôm nay mẹ mệt lắm.
Cụ lắc đầu.
Không sao con ạ.
Một cơn gió mạnh thổi quanh nhà, tiếng lá rụng xào xạc. Mây đen từ chân trời ùa tới rồi đổ mưa, sấm sét vang rền, những tia chớp rạch màn mưa liên tiếp. Đó là trận mưa đầu mùa hạ. Con nó về kịp thế này cụ mãn nguyện lắm rồi, chẳng nên phiên nó làm gì hơn nữa. Trận mưa đến rầm rộ sao mà hợp thời. Cụ thiếp đi trong bóng tối … Tiếng mưa rơi đều đều như vuốt mắt cụ, tiếng sấm sét vang rền đánh lạc sự chú ý của đứa con để nó khỏi chứng kiến giây phút tử biệt sinh ly. Đúng lúc cụ gần mất hết trí giác đầu cụ còn tuân theo một định kiến tối hậu là ngả mình về phía giường con, góc đối diện.
Bên ngoài trân mưa đầu hạ vẫn rào rào …