Chương 4
Cậu cả và cậu Út

    
iệt thự của ông Thạc.
Chiếc máy lạnh Sanyo cỡ lớn vẫn mở.
Hai cánh cửa sổ, thay vì đóng chặt, thì khép hờ.
Có tiếng reo vè vè của đám ruồi nhặng, đang lồng lộn náo nhiệt hết tản ra lại tụ vào nơi chiếc giường gần cửa sổ.
Nghe rất rõ tiếng vo ve đắc thắng của chúng, bốc lên sự no nê, giữa chiều chạng vạng.
Tiếng vo ve toé ra từ những cặp cánh mỏng trong suốt được nâng đỡ trên bầu không khí đặc sệt mùi xú uế của căn phòng. Đám mây ruồi nhặng đen mốc, quầng vẩn lên trong không khí, trông chẳng khác gì như một lớp váng nổi bềnh lên trên mặt nước vào những ngày động trời khiến mặt ao tù hãm bỗng đổi màu.
- Đầu óc ông già để đâu? Máy lạnh thì mở hết cỡ, cửa sổ lại không đóng!
Cậu Cả lẩm bẩm, nhấn chuông liên tục. Theo sau cậu là người nhà, mang theo hành lý lỉnh kỉnh gồm quần áo, tư trang vật dụng và những đồ đạc mới mua sắm sau chuyến đi nghỉ cuối tuần ở Singapore.
Mọi người đều sốt ruột, chỉ muốn ào thật nhanh vào ngôi nhà được trang bị hệ thống máy lạnh hiện đại nhất và những bồn tắm dát vàng để chạy trốn cái nóng mùa hè đang hầm hập đuổi theo sau lưng.
Nhấn chuông hàng mấy chục lần, cánh cửa vẫn đóng im ỉm, cậu Cả nhíu mày tỏ vẻ căng thẳng. Chợt cậu nhìn theo đám mây ruồi nhặng đang bay nơi cánh cửa sổ hé mở với vẻ nghi hoặc. Trong khi đó, cậu Út thì cười phớ lớ:
- Gọi điện thoại di động, ông già không trả lời. Bây giờ bấm chuông hàng chục lần, ông già không mở cửa. Có khi ông già đang nhốt bồ trong nhà nhỉ?
Cậu vừa nói vừa nheo mắt nhìn mẹ, ra dáng trêu chọc đắc ý.
Bà mẹ còn trẻ, ăn mặc rất diêm dúa, đeo đầy kim cương và hồng ngọc, tỏ ra rất tự tin:
- Ông già mày có nhốt bồ trong nhà là may cho tao đấy. Tao sẽ có cớ để đi “ăn nem”. Mày chịu không?
Hai cô con dâu thú vị trước lời đối đáp rất chịu chơi của mẹ chồng, cười ầm lên hưởng ứng:
- Ông cứ liệu đấy ông con giời ạ. Ông đừng có tưởng là cánh đàn bà chúng tôi suốt đời chỉ có ôm chân chồng, không biết ăn miếng trả miếng đâu nhé…
Trong nhà, vẫn vẳng ra bản nhạc I love you ngọt ngào. Tiếng cô ca sĩ mượt mà và năn nỉ. Cậu Út nhìn cậu Cả, cười mỉm ý nhị.
Cửa vẫn không mở.
Cậu Cả sốt ruột bước tới, bấm mã số “Con mắt thần” ở cửa mở. Có thể nhìn vào phòng khách. Phòng khách lộng lẫy, trật tự ngăn nắp và sạch bóng, không hề bị xáo trộn. Cậu Cả yên tâm, rút máy bộ đàm, gọi vào nhà.
Trong nhà vẫn im thít.
Cậu Cả linh Cảm thấy bất thường.
Cậu nói:
- Không thể thế này được. Ông già bao giờ cũng đúng hẹn. Biết đâu ông già bị cảm, nằm một mình trong nhà không ai biết!
Bà mẹ bắt đầu lo lắng:
- Thằng anh mày nói đúng. Phải phá cửa vào nhà xem có chuyện gì xẩy ra. Chỉ tại bố mày, nói mãi mà không chịu thuê người giúp việc. Khi cả nhà đi vắng, ở một mình, có trái gió trở trời thì ai lo…
Cậu Út lườm mẹ:
- Không phải ông già không muốn thuê vệ sĩ đâu. Mẹ biết đấy. Ông già không muốn ai biết ông có chiếc đệm vàng… ông đang đương chức. Cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Đầy tớ nằm đệm vàng, chủ nhân ông nằm chiếu rách. Tai vách mạch rừng, bọn nhà báo mà biết thì… đi tong.
Cậu nôn nóng đi xuống tầng hầm, nơi nhà kho cạnh garage auto, đem lên một chiếc xà – beng, một búa và một kìm vạn năng.
Cậu Cả và cậu Út hè nhau cậy cửa.
Sau một hồi loay hoay, cánh cửa bật mở
Từ trong nhà oà ra, xộc vào mũi mọi người một cái mùi ngòn ngọt lờm lợm như mùi thịt ôi.
Cái mùi khó tả đó khiến cả bầu đoàn thê tử thấy rờn rợn, liền đi tìm quanh quất, rồi xô vào phòng ngủ, nơi đám ruồi nhặng thấy động, đang vù vù bay tứ tung ra khỏi cửa phòng, hốt hoảng đập cả cánh vào mặt người rồi rụng lả tả xuống sàn nhà.
Cảnh tượng bày ra trước mắt khiến vợ ông Thạc ngã xuống ngất xỉu.
Hai cô con dâu thì khuỵu xuống rồi bò trở ra, không nói nên lời, miệng nôn thốc tháo.
Cậu Cả và cậu Út há hốc miệng, không kêu nổi.
Ông Thạc nằm trên giường.
Máu ông Thạc từng giọt từng giọt nhiễu qua những thoi vàng.
Vô số thoi vàng ken sít nhau tạo thành mặt đệm chói lọi hoà với màu đỏ sẫm của máu.
Một màu vàng ảm đạm phản chiếu trở lại trần nhà lộng lẫy. Ánh sáng tán xạ lên gấp cả chục lần ánh chói loà của những thoi vàng trong bức tranh pha lê khảm hình thiên thần bằng vàng và những đám mây hồng.
Vàng không thấm máu.
Máu chuội đi từng giọt lưỡng lự rồi lăn tròn. Chúng chờ nhau trên mặt đệm vàng, lưỡng lự nhập thành những đường rãnh nhỏ. Những rãnh nhỏ tìm chỗ thấp mà chảy, âm thầm rỉ xuyên qua lớp đệm dày.
Máu nặng nhọc nhiễu xuống sàn nhà gỗ mun, nhuộm màu đen mờ của gỗ, hoà với màu đỏ sẫm của máu thành một màu đen như màu máu đỉa. Hệt một miệng cống ùn tắc bởi rác rưởi, máu đọng thành vũng trên nền nhà và đã bắt đầu quẹn khô, mép vũng đã cong gồ lên viền lấy những vũng máu.
Bức tranh pha lê trên trần phản chiếu gương mặt người chết.
Đôi mắt ông ta trợn tròn như kinh ngạc. Lông mày hình dấu ngã. Hai hàm răng nghiến chặt. Đôi môi trắng nhợt nhành ra, nhường chỗ cho đôi hàm răng dày, đều, ken sít như nanh sói.
Trên thi thể, màu xanh nhợt của xác chết đã ăn hết đôi bàn chân, thành màu vàng sáp. Màu xanh nhợt ăn lên đôi bàn tay, trở thành như đôi miếng lót đế giày bằng cao su sơ chế thô thiển.
Trên bộ pyjama bằng lụa Myanma màu vàng thổ, bàn tay phải của người chết giơ lên khum khum ngang mặt, như muốn che đỡ, như muốn xua đuổi. Trong những ngón tay trái co quắp còn nắm chặt một bức thư không nhuốm máu.
Màu xanh nhợt ăn lên tinh mũi, thành một vệt đen như con giun đất vắt ngang mặt ông Thạc.
Cả nhà chết điếng người. Không ai bảo ai, đều trợn trừng trợn trạc nhìn chằm chằm vào chiếc đĩa CD siêu mỏng màu đỏ đang cắm gần ngập vào cổ ông Thạc rồi dáo dác ngó quanh.
Trong phòng ngủ rộng đến cả trăm mét vuông này, giữa ngôi nhà nhiều góc khuất của biệt thự yên tĩnh, giữa khu phố dày đặc công an canh gác và rào dây thép gai điện tử này, cái chết của ông Thạc là một nỗi kinh hoàng rợn ngợp. Mùi tử khí ám vào từng người, bám chết vào da thịt.
Cậu Cả quay phắt lại. Cậu cảm thấy nhột lạnh đằng sau gáy. Cậu nhìn quanh tứ phía. Táo tợn hơn anh, cậu Út lấy lại bình tĩnh rất nhanh và đi lục soát khắp các phòng để tìm dấu vết của thủ phạm. Cả nhà chìm trong không khí hãi hùng. Dường như kẻ giết người vẫn còn lẩn khuất đâu đây, dõi theo nhất cử nhất động của những kẻ trong nhà này và cái chết sẽ thình lình giáng xuống bất cứ lúc nào.
Không có gì để đảm bảo rằng sẽ không có một lúc bất kỳ nào đó, một đĩa CD siêu mỏng màu đỏ tương tự sẽ không chém phập vào cổ họ, sắc lẻm còn hơn cả lưỡi máy chém của đao phủ.
Ngay cả tiếng ruồi nhặng cũng biến đi.
Rồi chợt vỡ oà tiếng nức nở, tiếng gào của vợ ông Thạc và hai cô con dâu.
Cậu Út cũng đã kịp gỡ bức thư giữa những ngón tay co quắp của ông Thạc và bắt đầu đọc.
Cậu Cả run lẩy bẩy, cố rút chiếc đĩa CD ra khỏi cổ bố.
Nhưng chiếc đĩa cắm quá chặt, cắm sâu cả vào đốt xương sống ở cổ. Dù đã dùng hết sức bình sinh, ngã bật ngửa về phía sau, sức vạm vỡ của cậu chỉ đủ để vặn chiếc cổ của ông bố ngật sang một bên. Dòng máu thoát ra từ chỗ vết thương nơi cổ, bị chặn lại bởi chiếc đĩa CD, bây giờ có chút kẽ hở, liền thoải mái trào ra, chảy nốt xuống đệm vàng.
Cậu Út càng đọc, vẻ mặt càng xanh tái.
Cậu sững sờ nhìn chiếc đệm chói lói. Nhìn xác ông Thạc nằm đồ sộ, cứng đờ, tanh tưởi trên giường.
Cậu đột ngột nghiến răng đấm mạnh tay xuống giường:
- Tao thề lột da mày!
Cậu lao bổ tới máy điện thoại đặt trên chiếc đôn làm bằng gỗ đàn hương chạm trổ hình đầu rồng đặt ngay cạnh giường người chết, cạnh một chiếc đĩa cũng bằng pha lê viền vàng trên có chỏng trơ một chiếc thìa, một nĩa và món yến hầm đang ăn dở.
Cậu hối hả bấm máy.
Cậu Cả mặt sắt lại, mắt ngầu tia đỏ.
Cậu lao tới dãy tủ tường, đột ngột mở toang các cánh cửa. Cậu muốn một lần nữa chắc chắn rằng không phải hung thủ đang lẩn khuất trong nhà.
Những ngăn tủ vẫn y nguyên. Vẫn xếp theo thứ tự, ngăn nắp, chặt chẽ những đồ đạc quý giát.
Một cái véo chết điếng người nữa. Từ bàn tay trái. Ông Dậm cười gằn:
- Mày vẫn câm! Thì tao cho nốt má bên này vều lên nữa cho xứng.
Một dòng máu ứa ra từ đôi môi đẹp, chảy xuống chiếc cằm nhỏ, trông tội nghiệp như cằm trẻ nít và trông càng nhỏ nhắn, lút đi giữa đôi má đã bắt đầu sưng lên:
- Giết tôi đi!
Ông Dậm cười:
- Tao không ngu. Giết mày, tao ngủ với ai. Ngủ với mày sướng lắm!
- Tôi buồn nôn vì ông!
Ông Dậm cười khằng khặc:
- Mày cứ tha hồ buồn nôn. Mày nói gì cũng mặc. Mày càng cưỡng lại, tao càng hứng.
Ông lại lật người lên, ụp xuống Phượng, vục mặt ngoạm vào đôi môi nhoèn máu:
- Sao mày không khóc đi! Tao thích mày khóc. Mày thật ngang ngạnh quá. Mày khóc thì đẹp hơn. Tao thích thấy mày ướt nhoèn những nước là nước. Nhất là những lúc thế này!
Mẹ trẻ Phượng giọng lạc đi vì làn môi đã bắt đầu sưng lên, ngạt trong những bụm máu tụ trong miệng:
- Tôi sẽ giết ông! Đồ chấy rận!
Ông Dậm cười hân hoan:
- Mày mà giết tao ư? Đồ tiểu thư người mỏng như lá, trói gà không chặt!
Bây giờ thì Phượng nằm đó. Không còn thon thót giật bắn mình trước mỗi cử chỉ và lời nói của ông.
Đôi mắt vô hồn Phượng ngửa lên trời, lòng trắng mắt vẫn xanh biếc, tròng đen in hình bầu trời cao rộng. Những đám mây xanh và mây trắng trên bầu trời rực rỡ, non tơ óng chuốt buổi sáng, nối nhau bay trong tròng mắt xanh lơ, bất động, như một tấm gương thanh thản bao dung tất cả bầu trời xa xăm.
Trong tròng mắt này không có ông.
Chưa bao giờ trong tròng mắt ấy có ông cả. Điều đó luôn làm ông nổi điên.
Phượng lúc sống đã không thèm nhìn ông, dù là nhìn khinh miệt hay căm hận. Ông Dậm biết, trước đây Phượng chưa bỏ trốn hoặc chưa tự tử là vì muốn ông để cho cậu em trai không bị bêu đầu trên cọc bắn. Khi người em trai bỏ trốn, thì Phượng cũng không thể chết vì đang mang cái thai trong bụng. Khi Phượng sinh ra con Miên, đứa con gái là kết quả cuộc hãm hiếp của ông, ông Dậm chắc mẩm rằng từ nay thì khỏi phải lo trông coi Phượng, vì Phượng không thể bỏ đứa con còn đỏ hỏn. Con Miên vừa mới đầy một tháng tuổi, thì Phượng đã thoát khỏi tay ông, bằng con đường đi chơi vơi với một sơi thừng trên cổ.
Con đường đó bà Cử - mẹ Phượng đã đi, để thoát khỏi đau đớn và ô nhục.
Để giữ Phượng, ông Dậm đã công phu đóng mọi cổng ngõ. Cổng ngõ kiên cố nhất là đứa con gái mới một tháng tuổi. Nhưng cánh cổng kiên cố nhất đã phải rụng xuống trước một sợi dây thừng.
Ông Dậm chưng hửng, máu trong người như có ai kề kiềng củi vào mà nung sôi lên.
Ông ngắm kỹ cái xác đang nằm sõng sượt dưới đất.
Ông lật đôi chân lên.
Đôi chân này cũng giống hệt đôi chân ông đã cưỡng hiếp lúc trước, đôi chân lồng trong đôi giầy gấm của bà Cử.
“Quân ăn cắp!”
“Nhà nó có máu thắt cổ!”
“Quân lừa đảo!”
Ông gầm lên, vung tay phải, giáng vào mặt người đã chết những cái tát liên hồi kỳ trận.
Gương mặt người đã chết như phù lên trong một cái nhếch cười. Ngạo nghễ.
Những thớ thịt rung động trên mặt. Đất rung chuyển dưới chân, rơm rạ giật mình như bèo dạt trên mặt nước.
Từ khoé miệng Phượng, như mọi lần bị ông tát vào má, lại ứa ra một dòng máu đỏ bầm.
Dòng máu nhuộm sẫm chiếc yếm, nhuộm sẫm chiếc cổ cao hằn vệt dây thừng khía sâu thành rãnh.
Dòng máu đổ xuống đất, bò dần đến chân ông Dậm.
Máu ướm vào bàn chân to bằng bàn cuốc. Thấm vào ngón chân cái ngoạc ra, như một quả cà dái dê, thò ra khỏi chiếc quần lá tọa bằng lụa, đang bấu chặt lấy mặt đất.
Những ngón chân ông Dậm lúc nào cũng bấu chặt lấy mặt đất, như cách người ta bấm chân để khỏi ngã lúc đường trơn.
Ông Dậm giật mình như phải bỏng. Lùi lại, ông đưa chân dụi lấy dụi để vào đống rơm để chùi vệt máu.
Nhưng vệt máu đã ăn vào ngón chân cái của ông, thành một vệt tím đen như miếng da chó.
Đã rất nhiều lần, ông Dậm muốn giấu đôi chân với hai ngón chân cái to dị dạng, khiến ai cũng phải để ý và không thể không nhấm nháy bình phẩm sau lưng ông. Đến khi ông đã vào ở nhà ông Cử, thừa hưởng toàn bộ quần áo và giầy dép của người đã chết, ông cố bới tìm trong đống guốc mộc và giầy dép một đôi cho vừa chân ông. Nhưng không chiếc nào có thể chứa nổi ngón chân cái của ông, cứ xoè ngang ra, to bè như một quả cà dái dê. Bực quá, ông bèn vứt cả đống giày dép vào xó bếp, đi chân đất cho khoẻ.
Thỉnh thoảng, nhìn đôi ngón chân cái của mình, ông Dậm lại thắc mắc. Ông nhớ lại câu chửi của thằng Chai, lúc hai đứa vật nhau dưới bùn để tranh bắt đàn cá diếc đang cuống cuồng lẩn trốn dưới đám rạ mùa vừa gặt:
- Thằng dái dê! Bố mày hiếp mẹ mày dưới gốc cà dái dê đẻ ra cái giống mày!
Ông Dậm chưa bao giờ nhìn thấy bố. Mẹ đã bỏ ông mà đi, khi ông đã cao chạm cái hốc lớn nhất của gốc đa, và ông đã biết cào vào mặt mẹ khi cả hai mẹ con chỉ có ba củ khoai, bà nhường ông ăn hai củ mà ông vẫn chưa no. Ông đã giẫy lên khóc, đòi nốt củ khoai kia và cào vào mặt bà, hét lên: “Mẹ mày!”.
Thường ngày, mỗi khi có điều gì không ưng ý, hoặc vòi vĩnh cái gì không được, ông vẫn chửi mẹ. Ông chửi hồn nhiên, buột miệng. Một câu đầu lưỡi, như nhiều đứa trẻ con và người lớn xung quanh nhà, hễ mở miệng ra là văng tục, và càng chửi bẩn thì càng được tán thưởng.
Bà mẹ ông đi khập khiễng. Một con rắn cạp nong đã mổ vào chân bà, trong lúc bà đang loay hoay dò bắt chuột đồng. Đầu tiên bà tưởng hang rắn là hang chuột. May mà bà kịp cúi xuống vết cắn, hút nọc nhổ đi, rồi dùng lưỡi liềm rạch cho máu chảy, trôi hết nọc độc, mới thoát chết. Bà mất một tháng nằm liệt với đôi chân sưng vù.
Không đi bắt cua được nữa, bà lê đôi chân khập khiễng, teo lại vì nọc độc, lang thang xin ăn khắp nơi. Xin được cái gì, bà cũng cắp về dành cho con. Bà chỉ ăn rất ít, đủ để có sức lê chân ra chợ.
Nhưng đến khi thằng con đã lớn, cào vào mặt bà, thì hôm sau bà đi không về.
Thằng Dậm không thấy mẹ về. Nó chờ một hôm hai hôm, đói quá, đành ra chợ đi xin ăn.
Rồi một hôm, nó tìm được một cái dậm.
Cái dậm đó để chỏng chơ trên bờ sông. Không biết của ai. Còn mới. Có lẽ đó là của một người đánh dậm nào đó mới lần hồi đến bờ sông này. Xuống sông để làm gì đó và không thấy lên bờ nữa.
Thằng Dậm không biết tên mẹ. Nó cũng không biết tên bố. Nó không bận tâm lắm về tên bố hay tên mẹ. Chỉ có những lúc đói khổ quá, nó hay nhìn xuống ngón chân cái, rồi ngửa mặt lên trời, chửi bâng quơ:
- Tiên sư thằng dái dê đẻ ra ông làm ông khổ!
Vệt máu làm đen thẫm ngón chân cái của ông Dậm. Ông Dậm vội rụt chân lại.
Ông lại nhớ. Lần này thì nhớ đau đớn. Nỗi oán hận về hai cái người nào đó, đã sinh ra ông. Sinh ra không phải trong một chiếc giường, mà sinh ra trong một gốc đa, để làm cái kiếp ăn mày tứ xứ và kiếp đánh dậm.
Ông đã đổi được kiếp đánh dậm. Đổi kiếp túp lều gốc đa. Lại đã có vợ có con. Như thế là ông đã cật lực lam làm. Bây giờ ông đã có nhà cao cửa rộng. Đã có người đẹp trong tay để tha hồ giày vò.
Thế mà Phượng đã thoát khỏi tay ông.
- Quân kẻ cướp!
Con mẹ này, chính nó - người đã bị ông bắt về làm vợ hai, người đàn bà đêm đêm bị ông hãm hiếp, đã bị ông dằn ngửa trên giường, chịu đựng những cơn thú vật của ông bằng một gương mặt hoá đá và cái nhếch mép khinh miệt, đã tự đánh cắp chính nó ra khỏi tay ông!
Ông nhớ mùi thân thể của Phượng.
Đó là một mùi ngọt, đắng và tươi, như mùi phấn hoa đỗ trun. Phấn của những bông hoa màu tím hồng, mọc thành chùm hình ống, khẽ hé những cánh hoa, đung đưa trong gió như những chiếc chuông nhỏ bị đập vỡ, đến mùa lại rủ xuống thành những đường viền màu hồng hoa mỹ bên cổng nhà ông Cử, phủ một làn hương ngọt ngào mênh mang trong không gian.
Phải trả thù này!
Ông cúi sát xuống, nhìn tận mặt Phượng một lần nữa.
Đôi hoa tai vàng lấp lánh trên tai Phượng.
Ông nghiến răng rứt mạnh hoa tai ra khỏi đôi trái tai tái nhợt, mỏng mảnh như lá.
Đôi tai đứt. Máu chỉ rỉ vài giọt đen bầm nơi tai. Hoa tai nằm gọn trong tay ông.
Ông Dậm run lên. Ông vẫn không kìm được những cơn run bắn mỗi khi chạm tay vào vàng. Ông hối hả ngậm đôi hoa tai vào mồm, không để người khác trông thấy.
Ông cảm thấy vị ngọt lờ lợ của máu người còn dính trên đôi hoa tai. Nhưng vị lờ lợ này không khiếnacute; và quần áo đắt tiền của ông Thạc, cùng những phong bì lớn đầy đô la, và những gói quà tặng chưa mở ra.
Nghe tiếng bấm máy điện thoại, cậu Cả vội sững lại, lao tới chặn tay cậu em.
Cuộc giằng co khiến chiếc điện thoại rơi xuống, cái đôn gỗ đàn hương đổ đánh rầm.
Cậu Cả rít trong kẽ răng:
- Gọi cảnh sát? Mày thôi cái trò ngu xuẩn ấy đi!
Cậu Út tức tối, dùng đôi tay vạm vỡ đẩy ông anh trai ngã ngồi xuống sàn:
- Ông không muốn tìm ra đứa giết cha à? Sao ngăn tôi?
Cậu Cả đứng lên, vuốt lại nếp áo, khinh miệt nhìn ông em:
- Cha đằng nào cũng chết rồi. Cảnh sát có đến cũng không làm sống lại được. Mày hình dung xem có vui không, khi cảnh sát đến đây, nhìn thấy bức thư, cái đệm vàng này và cái đĩa CD khốn kiếp này?
- Cảnh sát không nhìn thấy, làm sao lột da nó? – Cậu Út đáp, không kém khinh miệt.
- Mày thích cảnh sát biết những chuyện về ba mà quân giết người đã viết trong bức thư chó chết này?
- Cảnh sát biết thì đã sao? Ta sẽ nói là vu cáo! Rồi tôi sẽ đập tan xương cả ba họ nhà chúng cho ông xem!
Cậu Cả lại cười thương hại:
- Tiếc thay, tất cả lại là thật. Những điều mà kẻ giết người viết trong đó là thật, không ai nêu lên thì thôi, chứ nêu lên là có chứng có cớ chết người ngay đấy cưng ạ.
- Kiểm tra được thì sao? Ông ấy chết rồi, ai bắt được người chết chịu tội?!
Cậu Cả vằn mắt:
- Mày đúng là đứa ngu xuẩn. Ba chết. Muốn tìm ông ấy, Cảnh sát cứ chui xuống ba lớp đất đen mà tìm. Nhưng còn cái nhà này. Còn tao và mày và mẹ, và bao nhiêu của cải, đất đai, mỗi thành phố trong cả nước này, ở ngã tư ngã bảy đều có một cái nhà của ba mang tên mày, tên tao, tên cháu họ, còn bao nhiêu thứ tài khoản ở nước ngoài… Người ta điều tra là phát hiện ra ngay. Mày đem xung công quỹ nhé?
- Đứa nào đụng một cái móng tay vào nhà này, tôi sẽ cho đám thuộc hạ của tôi chôn sống cả nhà nó!
Cậu Cả dựng cái đôn lên, điềm tĩnh:
- Chôn sống. Thôi được, tao biết mày có thể chôn sống nó. Nhưng sự việc sẽ vỡ lở. Bọn đối thủ của bố, của mày, của tao, lâu nay thèm rỏ dãi, muốn hất cẳng chúng ta, uất nghẹn vì chưa có cơ hội, thì sẽ nhân việc này mà trỗi dậy, róc xương tao và mày ra nấu cao.
Cậu Út ngớ người.
- Mà việc lớn của tao chưa thành. Tao đang phải ẩn nhẫn chờ thời. Rồng đang náu là rồng yếu. Rồng chưa bay lên được. Khi rồng chưa bay được, rồng nhẽo nhèo, bị đập khẽ là chết. Lâu nay ba còn sống, cũng như bức tường thành bảo vệ con rồng. Nhưng nay ba chết rồi, phải tiếp tục ẩn nhẫn chờ thời, nhóc ạ.
Cậu Út khùng khịu:
- Bao giờ mới đến thời của ông?
Cậu Cả sải bước, hăng hái đi lại trong phòng:
- Khi nào à? Tao đã chuẩn bị. Tao đã lo liệu và cài đặt sẵn chương trình và bệ phóng. Không lâu nữa đâu. Khi rồng đã bay, của cải của một nửa nước này thuộc về tay ta. Ông phá gia chi tử ơi! Báo cảnh sát ư? Không ai ngu bằng mày. Việc lớn chưa thành, báo cảnh sát là tự đưa tròng vào cổ đó.
Cậu Út gật gù, nhưng lại sôi lên tức tối:
- Không báo, ai sẽ tìm được đứa giết cha để trả thù này?
- Có những người bí mật chuyên làm việc đó cho những người có tiền như chúng ta đấy, ông trời con ạ! Thời nào cũng thế, người có tiền muốn lật béng cả quả núi cũng chỉ là chuyện bằng cái mắt muỗi. Có những người ăn lương trong hệ thống điều tra, trong hệ thống toà án, trong viện kiểm sát, dùng phương tiện trang bị của nhà nước mà có thể làm theo bất cứ yêu cầu nào của ta, và có cậy răng cũng không tiết lộ điều gì, vì sao mày biết không?
- Vì đã há miệng mắc quai.
- Giỏi. Ít ra, đi theo ba lâu ngày, mày cũng có học được đôi điều. Thế đấy. Giai cấp của mày và tao và ba tồn tại, phè phỡn, ăn tiêu vô bờ, kẻ nào tố cáo, phần lớn cũng chỉ như đấm bị bông, trăm vụ thì chín mươi chín vụ không ai giải quyết, là vì người cùng giai cấp thống trị thì phải kết lại thành thành luỹ.
- Đúng! Giai cấp thống trị cả nước! Đoàn kết lại!
Cậu Cả lườm:
- Mày đừng đùa. Đúng thế đấy. Đã là như thế. Bọn dân đen không có cách gì chọc thủng thành lũy. Nếu để một đứa nào đó chọc thủng thành luỹ, thì dứt dây sẽ động rừng. Như thế sẽ làm cho lũ dân đen lại tưởng lầm rằng chống tiêu cực cũng có người chịu giải quyết, đâm ra chúng hy vọng, suốt ni nguyền">
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 3 (B)
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!13386_6.htm!!!gày hết kêu oan lại tố cáo, sinh ra bao nhiêu phiền toái. Nhưng cũng không thể chủ quan, nhất là khi ba vừa chết. Dù sao, chúng ta vẫn như cái gai trước mắt bọn điều tra và lũ dân đen. Mày phải biết là chúng nó không mù. Chúng nó tinh tường lắm. Ba đầu sáu tay cơ đấy.
    Cậu Út hằm hè:
    - Ba đầu sáu tay gì cái lũ nghèo kiết mùng tơi. Lũ chúng cứ nhao cả lên. Có vụ báo chí gọi là “tham nhũng” tầy trời, hồi trước bọn chúng tưởng đã đưa được bố vào tù, nhưng rồi chịu thua ông già hết. Ông anh không thấy bọn tố cáo và vài thằng nhà báo hăng máu bị vào tù sau vụ của ba đấy à?
    - Mày rốt cuộc cũng chỉ là thằng nông cạn. Ông bán giời không văn tự à. Mày thì cứ lo ăn chơi. Còn tao và ba chạy bở tóc gáy, một tay tao dàn xếp đằng sau hết. Chi cũng nhiều. Nhưng chỉ là con muỗi so với tài sản của ba. Trong vụ này, phải kể đến bàn tay của ông Dậm bạn của ba và ông Hai, ông Ba. Tao rất khoái vì đưa được mấy thằng nhà báo đi tù vì tội vu cáo cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, trong khi chúng nó đăng báo đều là sự thật.
    - Ông anh giỏi!
    - Thế đấy! Điều quan trọng của những người như ba và chúng ta là đứng thành một dây chuỗi quyền lực, sau đó biến của những người trong hệ thống từ trên xuống dưới thành một chuỗi chấm mút, thì không ai dám tố cáo cả. Vì há miệng mắc quai, vì đói khổ nên phải tìm cơ hội để chấm mút, vì đấu tranh thì tránh đâu, dưới gầm trời này đụng đâu cũng là chúng ta. Hung thủ dù có giết, giết sao xuể được. Giết ông Thạc này rồi thì đẻ ra hai ông Thạc con lên thế chỗ…
    Mặt cậu Út tươi lên. Cậu Cả đã kê xong cái đôn, đặt máy điện thoại lên ngay ngắn như ban đầu, rồi nói tiếp:
    - Vì thế, mày hãy án binh bất động. Tao không bao giờ quên bất cứ một mối thù nào, dù chỉ bằng sợi tóc. Việc đó để tao lo. Việc của mày là trấn an mẹ và cái đám đàn bà kia. Với cơ quan ba và bàn dân thiên hạ, ta thống nhất báo là ba bị cảm bất ngờ, xuất huyết não đột tử. Rồi đây sẽ có bác sĩ làm cho cái giấy đó.
    Cậu Út càng nghe, càng thấy ông anh mình cao kiến.
    Cậu cảm thấy yên lòng. Ông anh khôn ngoan của cậu sẽ che chở được cho cậu và cái gia đình này cùng đám thuộc hạ của bố. Ông ta sẽ lấp được chỗ trống do ông bố nghiêng trời lệch đất của họ vừa bị giết và ông anh cậu sẽ còn thành đạt hơn cả bố cậu, sẽ tàn nhẫn hơn và tích cóp được nhiều hơn bố cậu.
    Cậu yên tâm đưa bà mẹ và đám vợ chân dài sang phòng bên, cho uống thuốc trợ tim và hít long não, dặn nhất nhất không được than khóc thành tiếng trước khi cậu và anh Cả bàn soạn xong thời điểm loan báo cho hàng xóm và cơ quan biết tin ông già bị cảm chết.
    Sau khi nghe phân tích điều hơn lẽ thiệt, vợ ông Thạc thấy con Cả tính toán mọi việc thật không chê vào đâu được.
    Vốn là một người có bản lĩnh, bà Thạc điềm tĩnh đi thay quần áo, kiểm tra mãi trước gương xem đôi mắt có bị xấu xí đi sau khi khóc chồng không, rồi lên giường nghỉ. Mọi sự đã có cậu con Cả khôn ngoan và con Út lo liệu, đối đãi với thiên hạ.
    Bà nhẩm tính, ông Thạc chết thì bà được gì và mất gì. Mất người chồng quyền thế nghiêng lệch thiên hạ. Mất một cái máy nhả ra tiền mà bản thân bà hoặc ông Thạc cũng thực sự không biết được đó là bao nhiêu tiền. Bởi vì tiền đó đến từ vô số nguồn. Phong bì phong bao có vô số kiểu. Từ cỡ một hai triệu của đám viên chức thuộc hạ cho tới vài tỉ đồng từ đám chạy dự án hoặc chạy chức chạy quyền. Tiền đó có thể đưa trực tiếp, nhưng càng ngày việc đưa trực tiếp càng ít đi, mà thay vào là chuyển qua tài khoản tại ngân hàng Thuỵ Sĩ. Thích nhất là tiền không thể tính được, nằm trong những mảnh đất, những ngôi nhà vị trí hái ra tiền, chỉ cần buông một lời thì đám tìm đất mở văn phòng đại diện nước ngoài hoặc mở siêu thị đã sẵn sàng chi ra vài chục tỉ để giữ chỗ. Chưa kể những quyền lợi và thần thế khác, việc mất ông Thạc là thiệt hại không thể bù đắp được.
    Nhưng cũng may, ông Thạc, dù vốn xuất thân từ nông dân, do chịu khó học hỏi chuỵên đời và kế buôn vua của Lã Bất Vi mà lên, nhưng được cái lo xa, biết rằng nếu hoạnh phát thì sẽ có ngày tổn thọ hoặc sẽ có một cái hoạ trời giáng bất thình lình. Ông đã tính toán cài sẵn vị trí cho cậu con Cả, dạy cho nó cách ẩn nhẫn chờ thời, để chuẩn bị lên thay bố hoặc rồi sẽ lên chức cao hơn. Vì thế, nếu ông Thạc có chết hoặc mất chức giữa chừng, quyền lực và tiền của của gia đình ông cũng không bị hề hấn gì đáng kể.
    Bà Thạc ngả người xuống chiếc đệm mát lạnh. Bà thấy lạ. Lẽ ra, bà phải rất đau đớn trước cái chết của chồng, hoặc chí ít cũng phải nhớ tiếc. Nhưng không hẳn thế. Không đau đớn như bà tưởng. Thậm chí, còn cảm thấy nhẹ nhõm bên cạnh sự hụt hẫng.
    Đó là cảm giác của một người đầy tớ hạng sang vừa được lên làm chủ, vì người chủ vừa chết hoặc bỏ đi mất. Bây giờ, bà là chủ tài khoản. Là chủ của hàng loạt những tài sản nằm trong ngân hàng, trong bất động sản, thứ mà trước đây chỉ ông Thạc mới có quyền quyết định chúng.
    Trước đây, bà tha hồ ăn tiêu, nhưng vẫn ấm ức vì ông Thạc lại có không biết bao nhiêu cô nhân tình ở các thành phố lớn trong cả nước, để đi công tác ở đâu thì có nhân tình ở đó chiều chuộng, vừa đỡ mang tiếng đi chơi gái bằng tiền ngân sách như nhiều ông bạn còn thấp tay của chồng bà, lại vừa đảm bảo ngăn ngừa được bệnh tật.
    Bà cũng biết rằng không thể làm gì được sở thích dâm dục của ông chồng, nhưng bà không chấp, vì biết rằng ông ta là kẻ ăn thùng uống vại, rượu cả vò chó cả con, gặp gái nào lọt vào tầm mắt cũng vồ lấy, chơi hết trẻ không tha già không thương rồi chẳng nhớ ai bao giờ.
    Ông ta dù giàu có vô kể, nhưng trong người không có lấy một chút máu hào hoa nào để ăn chơi cho sang trọng, chẳng qua cũng chỉ vung tiền theo kiểu trọc phú, thu phục được hạng đàn bà con gái hời hợt, đàng điếm. Cái cô nhân tình mà bà thấy khả dĩ nhất, là một cô thư ký tại tỉnh Hà Tĩnh, chưa học hết cấp ba, mua được bằng Tiến sĩ rởm về Văn hoá quần chúng. Vốn xuất thân từ đoàn ca múa của tỉnh, nhờ ông Thạc mà lên được chức Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin nhưng cô ả vẫn giữ cái thói đong đưa rất hàng chợ trong ứng xử và trong công việc. Vì thế, quan khách đến tỉnh làm việc với Sở Văn hoá, lại cứ ngỡ ngàng tự hỏi đây là bà Phó Giám đốc Sở hay là bà chủ nhà nghỉ bình dân.
    Bà Thạc biết, dù mất cái máy in tiền là ông Thạc, nhưng tiền của ông để lại cũng đủ tiêu thêm mấy kiếp nữa. Ông chết đi, bà không còn phải nơm nớp lo ngày ông vào tù nếu sự việc bị phanh phui. Gia đình cũng thoát nạn bị bêu tên trên báo chí vì phát hiện ra tội tham nhũng. Chẳng có ai dựng người chết dậy để truy tố cả.
    Bà Thạc ngủ thiếp đi, trong khi cậu Cả và cậu Út ngồi toan tính. Cậu Cả mở tủ rượu, lấy một chai X.O hạng nhất, được đặt ở nơi dành riêng cho ông Thạc. Thực ra X.O không phải là loại rượu sang nhất. Nhưng đó là sở thích của ông Thạc. Những chai rượu X.O, theo ông Thạc, là quyền lực của ông chủ gia đình.
    Cậu Cả không thích rượu X.O. Cậu tu một ngụm, rồi nhăn mặt. Cậu ưa một loại rượu tinh tế hơn, pha trộn nhiều hương vị. Nhưng từ nay, cậu sẽ uống X.O. Cậu đặt chai rượu vào vị trí cũ, rồi nhấn mấy nút trên điện thoại di động
    - Ông Hoàng này, có việc gấp. Đến đây ngay, mang theo đồ nghề. Ông già tôi…

    Truyện Dạ tiệc quỷ ---~~~cungtacgia~~~---

    14 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Sưu tầm: HuyTran , Lyenson
    Nguồn: http://danlambao.wordpress.com
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 18 tháng 11 năm 2011

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--