Dịch giả: Vũ Anh Tuấn
Đêm thứ sáu
Thêm những hệ quả khác

    
ến tận gần mười giờ sáng hôm sau người chủ quán mới lại thấy xuất hiện, và khi ấy trông ông ta giống như một người đàn ông vừa qua một cơn trụy lạc. Hơn mười một giờ mới thấy Harvey Green đi xuống. Ở hắn không có một dấu hiệu nào thể hiện, dù là nhỏ nhất, sự khác thường trong sinh họag. Râu mới được cạo nhẵn nhụi, và khuôn mặt hắn – mà mọi đường nét đều đã trơn tru, điềm tĩnh – trông như vừa trải qua một giấc ngủ ngon với một lương tâm trong sạch, và giờ đây hắn đang đón chào một ngày mới với một tâm hồn thanh thản.
Việc làm đầu tiên của Slade là đi đến sau quầy bar và uống một ly brandy loại nặng độ pha với nước, còn việc đầu tiên của Green là gọi một suất xúc xích và cà phê cho bữa sáng của ông ta. Tôi để ý đến cuộc gặp mặt giữa hai người đàn ông khi Green xuất hiện. Có một chút dè dặt bên phía Green, và sự lúng túng khó chịu về phía Slade. Không hề có lấy một bóng dáng nào của nụ cười trên cả hai khuôn mặt. Họ nói vài lời với nhau, và rồi tách ra mỗi người một nơi như có một lực đẩy từ cả hai phía. Trong suốt ngày hôm đó, tôi không còn thấy họ nói chuyện với nhau.
“Đang có chuyện trục trặc ở cối xay” một người đàn ông lịch thiệp mà tôi có việc cần giao dịch vào buổi chiều hôm đó nhận xét. Ông ta đang nói chuyện với một người đàn ông khác đang cùng ở trong văn phòng.
“Thế à? Có chuyện gì vậy?” người đàn ông kia hỏi.
“Mọi người đều đã bị nghỉ việc trưa nay, và cối xay đã đóng cửa”.
“Vì sao vậy?”
“Họ đã bị thua lỗ ngay từ đầu”.
“Họ bỏ bê việc làm ăn, có thể nói như vậy”.
“Có cả nguyên nhân do bỏ bê công việc, không còn nghi ngờ gì nữa”.
“Về phía Willy à?”
“Đúng. Người ta nói rằng cậu ấy đã hoang phí tiền bạc được giao vào tay, sau khi đã chơi bời mà không biết hổ thẹn”.
“Sự thiệt hại có lớn không?”
“Mọi người cho là lớn”.
“Bao nhiêu?”
“Đến ba mươi hoặc bốn mươi nghìn dollar. Nhưng đó là tin đồn, và dĩ nhiên, có sự phóng đại”.
“Tất nhiên. Chắc là không thiệt hại nhiều đến thế. Nhưng số tiền đó đã bị tiêu vào việc gì? Cậu ấy đã rất chơi bời, mua những con ngựa tốt, rượu chè sa đà, và những việc tương tự, nhưng những việc đó không thể tốn đến ba mươi hoặc bốn mươi nghìn dollar được”.
Vào lúc đó một con ngựa nhanh nhẹn phi nước kiệu kéo theo một cỗ xe trang nhã, trên xe có một người đàn ông, đi qua.
“Đó là một con ngựa có giá ba trăm dollar của cậu Hammond” ông ta nói.
“Hôm qua nó là của Willy Hammond. Nhưng nay thì đã có sự thay đổi quyền sở hừu, tôi đã tình cờ biết điều đó”.
“Thật vậy à?”
“Đúng thế! Người đàn ông tên là Green, người đã lai vãng ở Cedarville trong vài năm qua – sau những chuyện chẳng hay ho gì, tôi tin chắc vậy – hôm nay đã được sở hừu nó”.
“Chà! Ý thích của Willy thật là hay thay đổi. Vừa mới có được thứ mà cậu ta muốn, lại đã chán ngay sao?”
“Có vấn đề gì đó chưa được biết về vụ chuỷên nhượng này. Tôi đã nhìn thấy ông Hammond trước buổi trưa nay và ông ta trông rất thiểu não”.
“Tình trạng đáng lo ngại của cối xay hẳn đã góp phần vào đó”.
“Đúng vậy, nhưng tôi cho rằng còn có những lý do khác ngòai các lo ngại đó”.
“Đó là thói ăn chơi phóng túng, hoang phí của con trai ông ấy” ông ta nhận xét. “Điều đó cũng đủ làm cho người cha phải lo nghĩ”.
“Nói thẳng ra”, người còn lại nói “tôi e rằng anh chàng này đã có thêm một sự sa ngã nữa, cùng với thói rượu chè, và sự lười nhác”.
“Điều gì vậy?”
“Đánh bạc”.
“Không thể như vậy được!”
“Tôi không mấy nghi ngờ về điều đó. Và hơnute;ch thích mạnh quen thuộc của ông ta, bà đã thấy được điềm báo trước của một đợt tấn công tiếp theo của tệ nạn kinh khủng và nguy hiểm này. Với hy vọng mang đến một sự tác động cần thiết nào đó, bà đã cho Joe Morgan uống loại cà phê đặc, và chất này đã tỏ ra có hiệu quả tốt. Sự bồn chồn đã dịu xuống và tình trạng thể chất và tinh thần của Morgan được ổn định hơn. Đó là điều cần thiết để Morgan có thể được nghỉ ngơi qua đêm. Sau ít phút nằm vào giường, giấc ngủ đã đến với ông ta, và tiếng thở nặng nhọc cho biết ông ta đang chìm vào giấc mơ.
Và lúc đó bỗng có tiếng gõ cửa nhè nhẹ.
"Mời vào" câu trả lời vang lên.
Then cửa được nhấc lên, cánh cửa mở ra, và một người phụ nữ xuất hiện.
"Bà Slade!" tên người mới đến được thốt ra đầy vẻ bất ngờ.
"Fanny, tối nay bà có khoẻ không?" những lời nói thật nhân hậu và đượm buồn.
"Cũng ổn rồi, cảm ơn bà".
Hai người phụ nữ siết chặt tay nhau, và họ nhìn vào mắt nhau trong giây lát. Trong ánh mắt bà Slade thể hiện đầy ắp một sự thương xót dịu dàng.
"Tối nay bé Mary có khoẻ không, thưa bà?"
"Tôi e rằng không được khoẻ lắm. Nó đã bị sốt cao".
"Vậy ư? Ôi, tôi rất lấy làm tiếc! Cô bé thật đáng thương! Sự việc mới kinh khủng làm sao! Ôi, Fanny! Bà không biết tôi đã phiền lòng đến thế nào. Cả ngày hôm nay tôi đã định đến thăm xem sức khoẻ cháu ra sao, nhưng đến giờ mới đi được".
"Con bé đã suýt chết" bà Morgan nói.
"Nhờ ơn Chúa mà cô bé đã thoát chết. Cứ nghĩ đến điều đó, máu trong người tôi như bị đông lại. Đứa trẻ thật đáng thương! Cô bé đang nằm trên ghế tràng kỷ đó phải không?"
"Vâng".
Bà Slade ngồi xuống một cái ghế bên cạnh cô bé đang nằm ngủ, nhìn hồi lâu vào khuôn mặt xanh xao của em. Lúc này cặp môi của Mary mấp máy và phát ra những lời thì thầm. Cô bé nói gì?
"Không, không mẹ, con chưa thể đi ngủ được. Cha vẫn chưa về nhà, mà trời thì tối đen. Mẹ đừng khóc nữa, con không sợ đâu! Sẽ không có gì nguy hiểm cho con cả".
Vẻ xúc động bỗng hiện ra trên khuôn mặt cô bé. Em bật ra tiếng rên và cánh tay quờ quạng một cách khó khăn. Chắc hẳn, trong giấc mơ, em lại đang đi tìm cha.
"Tôi cầu mong ông Slade sẽ không bực bội với tôi. Ông ấy đã không bao giờ như vậy khi tôi đến cối xay trước đây.giờ thì ông ấy không còn để tôi ngồi trên đầu gối và vuốt mái tóc tôi như trước. Trời ơi! Tôi ước sao cha tôi không đi đến đó nữa. Đừng! Đừng, ông Slade! Ôi!" Những lời nói thốt ra được kéo dài thành một tiếng khóc hoảng hốt. "Ôi! Cái đầu tôi! Đầu tôi!"
Rồi giọng nói trở nên thổn thức, nghẹn ngào, theo sau là những tiếng nức nở. Lúc đó, hơi thở của cô bé đã trở nên nhẹ nhàng trở lại, nhưng má vẫn còn đỏ bừng, và khi những giọt nước mắt rơi từ mắt bà Slade theo nhau lăn xuống khuôn mặt cô bé, chạm nhẹ tay vào đó, bà Slade nhận thấy mặt cô bé đang nóng bừng vì sốt.
"Hôm nay bác sĩ đã khám bệnh cho cô bé chưa, Fanny?"
"Chưa, thưa bà".
"Cần nhờ ông ấy đến khám cho cô bé ngay. Tôi sẽ đi gọi ông ấy" và bà Slade liền đứng dậy vội vã ra đi. Chỉ một lát sau, bà quay lại cùng với bác sĩ Green. Ông ngồi xuống và nhìn cô bé với một vẻ mặt nghiêm nghị, đăm chiêu.rồi ông ta đặt ngón tay lên mạch máu cô bé và nhìn vào đồng hồ để bắt mạch, sau đó, ông lắc đầu và trông có vẻ còn nghiêm trang hơn.
"Cô bé bị sốt lâu chưa?" ông hỏi.
"Sốt suốt cả ngày".
"Lẽ ra bà nên báo cho tôi biết sớm hơn".
"Ô, bác sĩ! Con bé không bị nguy hiểm chứ? tôi hy vọng như vậy" bà Morgan nhìn có vẻ lo sợ.
"Cô bé đang bị ốm, thưa bà".
"Cha hãy hứa đi cha!" cô bé đang mơ ngủ lại kêu lên "con vẫn chưa đủ khoẻ. Ô, đừng đi cha ơi, đừng! Kìa! Cha đi rồi! Được, con sẽ cố gắng đi tới đó, con sẽ ngồi xuống và nghỉ ở dọc đường. Trời ơi! Sao con mệt thế này! Cha ơi! Cha ơi!"/
Cô bé chợt nhỏm dậy và ngơ ngác nhìn xung quanh.
"Ôi, mẹ đó à?" và cô bé lại thả người xuống gối, nhìn những khuôn mặt chung quanh với vẻ dò hỏi.
"Cha ơi, cha đâu rồi?" cô bé hỏi.
"Cha đang ngủ con ạ".
"Ôi vậy ư? Con vui quá!"
Cặp mắt cô bé nhắm lại vẻ kiệt sức.
"Cháu có cảm thấy đau không, Mary?" ông bác sĩ hỏi.
"Có, cháu bị đau đầu, thưa bác sĩ. Bị đau và có tiếng mạch đập".
Morgan, đang ngủ ở phòng bên cạnh, đã nghe thấy tiếng gọi "Cha ơi" và thức giấc. Ông ta nghe thấy giọng nói quen thuộc của ông bác sĩ. Vì sao ông ấy có mặt ở đây vào giờ muốn này? "Con bị đau sao, Mary?" Câu hỏi bỗng trở nên rõ ràng trong đầu ông ta, và cũng được bật ra thành tiếng yếu ớt. Ông ta đủ tỉnh táo để lập tức nhận thức được mối lo âu. Không có thứ gì trên thế gian được ông yêu quý bằng đứa con đó. Và bởi vậy, Morgan đứng dậy và vội vã mặc quần áo, sự lo âu khiến cho những sợi dây thần kinh vừa được nghỉ ngơi của ông ta lại trở nên căng thẳng.
"Ôi cha!" Mary là người đầu tiên đã nhanh chóng nhận ra tiếng chân của cha mình bước vào, và em nở một nụ cười mãn nguyện chào đón ông.
"Con tôi có ốm nặng lắm không, thưa bác sĩ?"
"Cô bé bị ốm, thưa ông, lẽ ra ông nên báo cho tôi biết sớm hơn".
Ông bác sĩ nói một cách nghiêm trang và có ý khiển trách.
Câu trả lời làm Morgan thêm lo lắng, và dường như ông ta co rúm người lại sợ hãi trước những lời nói đó, như đó là những cú đánh vậy. Mary đã nắm lấy bàn tay của cha em và giữ nó thật chặt.
Sau khi khám kỹ thêm chút nữa, ông bác sĩ kê cho cô bé một số thuốc và hứa sẽ trở lại vào sáng sớm hôm sau, rồi ra về. Bà Slade cũng về ngay sau đó, nhưng khi chia tay với bà Morgan, đã giúi lại một thứ gì đó vào tay bà, mà, trước sự ngạc nhiên của bà Morgan, hoá ra là một tờ bạc mười dollar. Những giọt nước mắt chợt trào ra từ mắt của bà Morgan, và bà giấu đồng tiền vào ngực, vừa thì thầm "Chúa phù hộ cho bà!"
Việc làm bù đắp giản dị như là một bổn phận của bà Slade, được thúc đẩy bởi tình người cũng như ý thức về sự công bằng. Một mặt, chồng bà lấy đi những đồng tiền dùng để nuôi gia đình của người bạn cũ của ông ta, mặt khác, bà đã hoàn lại nó.
Lúc này, chỉ còn lại Morgan và vợ của ông cùng đứa con bị ốm. Cơn sốt lên cao và tình trạng gần như mê sảng đã kích thích đầu óc cô bé. Em nói liên hồi trong một lúc. Mọi điều quan tâm của cô bé đều là về người cha của em, và em thường xuyên nhắc lại là lời hứa của ông ta rằng sẽ không đi chơi vào buổi tối cho đến khi em khoẻ lên.những lời khẩn khoản của cô bé đối với người cha nghe thật âu yếm và cảm động. Em ngước mắt lên để nhìn rõ hơn vào khuôn mặt ông ta, và gọi cha một cách lo âu nếu ông ta rời em để đi ra chỗ khác.
"Cha sẽ không quên lời hứa, phải không cha?" cô bé hỏi, giọng điềm tĩnh khiến ông ta thấy rằng em đang nói nghiêm túc.
"Không con yêu, cha sẽ không quên" Morgan trả lời, bàn tay nhẹ nhàng vuốt mái tóc cô bé.
"Cha sẽ không đi chơi buổi tối cho đến khi con khoẻ chứ?"
"Không con ạ".
"Cha ơi?"
"Gì thế con yêu?"
"Cha cúi xuống gần hơn nữa đi, con không muốn mẹ nghe thấy, điều đó sẽ làm cho mẹ buồn".
Người cha cúi xuống, ghé tai vào gần môi của Mary. Và ông ta bỗng chợt rùng mình. Cô bé đã nói gì vậy? Đó chỉ là những lời ngắn gọn sau:
"Con sẽ không khoẻ đâu cha ạ, con sắp chết".
Những tiếng rên rỉ không thể kìm nén được đã bật ra khỏi cặp môi của Joe Morgan, khiến cho vợ ông ta giật mình, và bà vội đến gần bên chiếc giường chỗ hai cha con.
"Có chuyện gì vậy? có chuyện gì vậy hả Joe?" bà hỏi, cùng với một cái nhìn lo âu.
"Suỵt cha! Đừng kể lại với mẹ.con chỉ nói với cha thôi". Và Mary đặt một ngón tay lên môi em, vẻ bí ẩn. Mẹ ra chỗ khác đi, dù sao mẹ lo nghĩ đã quá đủ rồi. Đừng nói cho mẹ biết cha nhé".
Nhưng những lời nói như những điềm báo đã khiến cho trái tim của Joe Morgan đau nhói vì lo sợ và thương xót, nên ông ta đã không thể giấu được sự đau khổ. Morgan nhìn vợ trong chốc lát, rồi gập người về phía trước, đột nhiên ông ta úp mặt vào tấm khăn trải giường và khóc một cách cay đắng.
Một thoáng cảm nhận chợt loé lên trong đầu bà Morgan, làm cho từng dây thần kinh của bà run lên đau khổ. Trước khi bà có đủ thời gian để trấn tĩnh lại, thì giường nói nhỏ nhẹ dễ thương của Mary đã cất lên phá vỡ không khí im lặng trong căn phòng, cô bé hát
"Chúa Jesus thu xếp một chiếc giường hấp hối
Với những chiếc gối mềm mượt lông tơ,
Nơi tôi ngả đầu và nữa, theo tôi, con ngựa đẹp đó, mà cậu ta đã bỏ ra ba trăm dollar để mua chỉ cách đây mấy ngày, đã bị chuỷên sang tay gã Green trong xới bạc để trả nợ”.
“Nghe ông nói mà tôi cảm thấy sốc, thật không thể tin được!”
“Tiếc rằng tôi có những bằng chứng đáng tin cậy về những gì vừa nói. Gã Green đó là một kẻ cờ bạc chuyên nghiệp, người đã đến đây vì sự hấp dẫn của những khách hàng béo bở tụ tập tại quán “Lưỡi liềm và bó lúa” ngay từ khi người chủ cối xay lười biếng đó mới bắt đầu công việc gây thêm nghèo túng của ông ta, tôi không hề nghi ngờ điều đó. Điều này, cùng với việc cậu Hammond vẫn thường xuyên giao du với gã, ta cũng có đủ lý do để suy ra những ảnh hưởng rất tai hại”.
“Nếu như vậy” người đàn ông đang lắng nghe với khuôn mặt lo âu nói “thì Willy Hammond chắc hẳn không phải là nạn nhân duy nhất của gã”.
“Không, ông có thể tin như vậy. Nếu những tin đồn là chính xác, thì có bốn thanh niên nữa cũng đang sắp bị cuốn vào vòng xoáy sa ngã đó”.
Để xác nhận điều đó, tôi kể lại cuộc nói chuyện của mình với một trong những người khách thường xuyên đến phòng bar của Slade về đề tài này, và cả những gì mà tôi đã tận mắt chứng kiến trong tối qua.
Người đàn ông, mà đến lúc đó vẫn ngồi yên trong chiếc ghế, bỗng giật mình kêu lên, cứ như chính ông ta đang được nhìn thấy điều đó.
“Lạy Chúa nhân từ! Tôi chưa bao giờ hình dung ra như vậy! Còn con cái nhà nào được an tòan nữa?”
“Nó không chừa ai cả” người đàn ông lịch thiệp, và là chủ nhân văn phòng nơi chúng tôi đang ngồi, trả lời. “Nó không chừa ai cả, khi những cánh cửa dẫn đến sự sa ngã, giống như ta thấy ở quán trọ “Lưỡi liềm và bó lúa”, còn được mở ra. Không phải ông đã bỏ phiếu cho quan điểm chống lại việc hạn chế rượu trong cuộc bầu cử trước sao?”
“Tôi đã làm điều đó” ông ta trả lời “và theo nguyên tắc”.
“Những nguyên tắc của ông dựa vào đâu?” người kia hỏi.
“Dựa trên nền tảng chung của quyền tự do công dân”.
“Quyền tự do làm mọi việc, dù tốt hay xấu, chỉ theo lựa chọn của mỗi người”.
“Tôi không có ý nói vậy. Không có thể chế dân sự nào ở đất nước này có quyền nói rằng một công dân được ăn hay uống những gì”.
“Nhưng không phải mọi người, trong bất kỳ cộng đồng nào, cũng nhất trí với những luật lệ, được thông qua bởi các đại diện lập pháp của họ, nhằm hạn chế những người có y đồ xấu định xâm phạm những lợi ích chung cơ mà?”
“Ồ, đúng vậy”.
“Và ông có định cho rằng một qúan bán rượu – nơi mà nhiều thanh niên đang bị sa ngã, bị hủy hoại cả về thể chất và tinh thần – là nơi không làm điều gì ảnh hưởng đến những lợi ích chung không?”
“Nhưng phải có những nơi vui chơi giải trí cho mọi người chứ?”
“Không ai phủ nhận điều đó. Nhưng liệu những người theo đạo Thiên Chúa có thể đưa ra những điều mất phẩm cách về đạo đức để phục vụ nhu cầu giải trí không? Có cần thiết phải cung cấp chỗ ăn nghỉ và sự giải trí cho những khách qua đường, cùng với việc đưa họ vào con đường bị cám dỗ không?”
“Đúng, nhưng …sẽ là đi quá xa để đưa vào luật về những gì mà chúng ta ăn uống. Điều đó sẽ mở rộng lối cho những sự hạn chế có tinh chất cực đoan. Chúng ta cần phải nhớ hạn chế rượu là một nguyên tắc thuộc về phạm trù đạo đức. Chúng ta cần dạy dỗ con em chúng ta rằng rượu chè là thói xấu, và cho chúng tiếp xúc với cuộc sống, như những người thầy thực tế về những lề lối, phẩm cách, và biết xa lánh rượu. Nếu chúng ta làm như vậy, sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng, và trong vài năm sẽ không còn những phòng bar, vì không còn người nào thèm muốn thứ đồ uống độc hại ấy nữa!”
“Phương châm của ông, thưa ông bạn, sẽ không có mấy giá trị trong quá nhiều trường hợp, nếu sự cám dỗ luôn mời mọc con em chúng ta hầu như trong mỗi bước đi của cuộc đời. Hàng nghìn người đã sa chân, và hàng nghìn người giờ đây đang sắp sa vào đó. Con ông và con tôi đều không được bảo đảm an tòan. Chúng ta không thể biết được ngày nào hoặc giờ nào chúng có thể nhượng bộ và đầu hàng trước sự lôi kéo, và bước chân vào con đường sa ngã rộng mở. Và liệu chúng ta có đủ khôn ngoan khi ủy thác cho một số người làm cái công việc xấu xa là khuyến khích người ta kiếm lợi từ việc làm sa ngã và hủy hoại con em chúng ta hay không? Sự lưỡng lự trước một số ý kiến mơ hô về quyên tự do trong lúc mtilde;y để anh ngồi đây cùng với Mary. Em đã mệt và kiệt sức rồi".
Bà Morgan nghiêm nghị nhìn khuôn mặt chồng. Cặp mắt ông ta sáng hơn thường lệ, và bà nhận thấy một thoáng băn khoăn, bồn chồn quanh môi ông. Bà đặt một bàn tay lên bàn tay của ông ta, và cảm nhận được một cái rùng mình nhẹ.
"Anh phải đi ngủ đi" bà nói rành mạch. "Em sẽ không để anh ngồi thức với Mary. Nào, đi đi!" Và bà kéo chồng đi, gần như cưỡng ép, sang phòng bên.
"Vô ích thôi, Fanny, anh không thấy buồn ngủ chút nào. Dù sao anh cũng chỉ nằm thức thôi. Vì thế, em hãy ngủ một chút đi". Dù vậy, trong khi nói, cánh tay và vai ông ta vẫn co giật một cách bồn chồn và khi được vợ đẩy vào căn phòng, ông ta bỗng đứng lại và hỏi:
"Cái gì kia?"
"Ở đâu?" bà Morgan hỏi lại.
"Ồ, không phải, anh thấy rồi. Đó chỉ là cái ủng cũ, vậy mà anh tưởng đó là một con mèo đen to".
Chao ôi! Một cái rùng mình tuyệt vọng xâm chiếm lấy trái tim người vợ khốn khổ. Bà biết rõ những dấu hiệu đáng sợ của hai lần cuồng loạn mà chồng bà bị trước đó. Bà có thể sẽ phải chứng kiến cái chết của chồng… "Không! Ôi, cầu xin cha ở trên thiên đường phù hộ" bà thì thầm với trái tim đau đớn.
"Hãy nằm vào giường, Joe, nhanh lên!"
Morgan giờ đây đã trở nên thụ động trong bàn tay của vợ ông ta, và ngoan ngoãn nghe lời giống như một đứa trẻ. Morgan lật chăn ra và chuẩn bị nằm xuống, thì lúc đó ông ta bật dậy ngay với một cái nhìn ghê tởm.
"Có gì ở chỗ đó đâu, Joe. Anh bị làm sao thế?"
"Anh không biết Fanny" và răng ông ta va cầm cập vào nhau trong khi nói. "Anh thấy như có một con cóc đang nằm dưới tấm chăn".
"Anh mới ngốc nghếch làm sao!" cặp mắt của Fanny nhoà lệ trong khi nói. "Đó chỉ là do anh tưởng tượng ra thôi. Hãy nằm xuống và nhắm mắt lại. Em sẽ pha cho anh một ly cà phê đặc nữa. Có lẽ điều đó sẽ tốt cho anh. Anh chỉ lo lắng quá một chút thôi mà. Mary ốm đã khiến anh phải ưu phiền".
Joe vẫn vừa nhấc tấm chăn cao hơn vừa quan sát kỹ phía dưới.
"Anh biết là không có vật gì ở giường của mình mà, thấy chưa!"
Và bà Morgan giật lấy tấm chăn và ném xuống nền nhà.
"Đấy, anh nhìn đi xem nào! Giờ thì nhắm mắt lại đi" bà nói tiếp trong khi mở rộng tấm chăn, rồi đắp chăn cho chồng sau khi đầu của ông ta đã được đặt xuống gối. "Nhắm mắt chặy lại và giữ nguyên như thế trong lúc em nấu nước và pha cà phê. Anh, cũng như em, đều biết rằng đó chỉ là điều tưởng tượng thôi mà".
Morgan nhắm chặt mắt và kéo chăn trùm kín đầu.
"Vài phút nữa em sẽ quay lại ngay" vợ ông ta nói và vội vã đi ra cửa. Tuy vậy, trước khi ra khỏi phòng, bà ngoảnh mặt nhìn lại và thấy chồng bà đã ngồi dậy và mắt đang nhìn trừng trừng đầy vẻ sợ hãi.
"Fanny, Đừng! Đừng đi!" ông ta gào lên với giọng ghê sợ.
"Joe! Sao mà anh ngốc thế? đó chỉ là do anh tưởng tượng ra thôi. Hãy nằm xuống và nhắm mắt lại. Giữ nguyên như vậy. Thế".
Rồi bà đặt một tay lên mắt ông ta và giữ cho chúng khép lại.
"Giá mà bác sĩ Green đang ở đây" người đàn ông khốn khổ nói. "Ông ấy sẽ làm được một điều gì đó".
"Em sẽ đi mời ông ấy nhé?"
"Đi đi Fanny! Chạy nhanh đi".
"Nhưng em lo anh sẽ không chịu nằm lại giường".
"Anh sẽ nằm trên giường mà. Em đi đi" và ông ta kéo chăn lên trùm kín mặt. "Anh sẽ nằm như thế này cho tới khi em quay trở về. Nào, chạy đi Fanny, và đừng ở lại đó phút nào nhé".
Dĩ nhiên là bà Morgan đã vội vã ra khỏi phòng, vớ một chiếc khăn cũ trùm lên đầu và nhanh chân lao đến nhà của bác sĩ Green nằm ở cách đó không xa. Ông bác sĩ tốt bụng đã hiểu được tình trạng của chồng bà qua lời kể, và hứa sẽ đến ngay. Quay trở về, bà lao đi cuống cuồng còn nhanh hơn, tim bà đập gấp gáp với một dự cảm mơ hồ nào đó. Ôi, có một tiếng khóc đầy sợ hãi vang đến tai khi bà chỉ còn vài bước chân nữa là đến nhà. Bà nhận ra giọng người khóc, mặc dù đã bị nỗi sợ hãi làm cho khác đi, và một cái rùng mình làm cho trái tim bà như bị tê liệt. Nhảy vội một bước, bà đã vào trong nhà, và chỉ giây lát sau đã có mặt trong căn phòng mà bà đã để người chồng ở lại. Nhưng ông ta đâu còn ở đó nữa! Với cảm giác nghẹt thở và bước chân loạng choạng, bà đi sang phòng mà bé Mary nằm. Cũng không thấy đâu!
"Joe, Anh ơi!" bà gọi bằng giọng nói đã lả đi.
"Bố ở đây, mẹ ơi!" và giờ thì bà đã thấy Joe đã bò vào giường, phía sau đứa con bị ốm, và cánh tay cô bé đang ôm chặt lấy cổ ông ta.
"Con sẽ không để cho chúng làm cha bị đau, phải không con yêu?" người đàn ông đang sợ hãi trong cơn cuồng loạn nói.
"Không điều gì có thể làm cha đau được đâu, thưa cha" Mary trả lời giọng tỉnh táo, cho thấy em biết rõ tình trạng của cha mình.
Cô bé đã nhận thấy từ trước những gì sẽ xảy đến với ông ta. Một đứa trẻ thật là khôn ngoan!
"Con quả là một thiên thần – thiên thần yêu quý của cha, Mary" ông ta thì thầm, giọng vẫn chưa hết run sợ "Hãy cầu nguyện cho cha đi con. Hãy cầu Chúa ở trên thiên đường cứu cha thoát khỏi những con vật khủng khiếp này! Chúng ở kia kìa!" ông ta gào lên, đứng bật dậy và nhìn ra phía cửa. "Tránh ra! Cút đi! Mày không được vào đây. Đây là phòng của Mary, và cô bé là một thiên thần. Ha! Ha! Tao biết mày sẽ không dám vào mà…
Chỉ cần một thiên thần cũng đuổi được
Mười nghìn kẻ hung dữ trong đêm".
Morgan hát tiếp trong cơn nửa mê sảng với giọng đã vững tin, rồi ông ta đặt mình trở lại xuống gối và kéo quần áo lên trùm kín đầu mình.
"Tội nghiệp cha!" cô bé thở dài và choàng hai cánh tay quanh cổ ông ta. "Con sẽ là thiên thần yêu quý của cha. Không điều gì có thể làm cha bị tổn thương ở đây đâu".
"Cha biết rằng mình sẽ được an toàn bên con mà" ông ta thì thầm "cha biết điều đó, và vì thế, đã đến đây. Hãy hôn cha đi con".
Nụ hôn được cô bé ngay lập tức đặt lên môi ông ta mới trong trắng và tha thiết làm sao! Có một sức mạnh trong đó đã chế ngự được những tác động ma quỷ đang vây quanh và dồn ép ông ta giống như một cơn lũ cuốn. Mọi thứ giờ đã tĩnh lặng trở lại, và bà Morgan đã không đưa ra lời nói hoặc cử chỉ nào để khỏi ảnh hưởng đến bầu không khí yên tĩnh trang nghiêm đang ngự trị trong ngôi nhà. Vài phút sau, hơi thở sâu của chồngbà là một dấu hiệu tốt lành cho thấy ông ta đã chìm vào giấc ngủ! Ôi giấc ngủ! Giấc ngủ! Mừng đến chảy nước mắt, vì bà đã cầu nguyện biết bao lần cho chồng bà có thể ngủ được, nhưng những giấc ngủ thực sự lâu nay vẫn không đến – mặc dù nhiều thuốc ngủ mạnh đã được sử dụng – cho đến khi ông bị kiệt sức rồi ngủ trong sự vật vã đấu tranh với cái chết. Giờ đây, sự tác động của đứa con yêu quý và thơ ngây của ông ta dường như đã giúp khắc phục được điều đó, điều ra là vào lúc này. Đúng vậy, ông ta đang ngủ! Ôi, một câu nói “Ơn Chúa!” đầy thiết tha bỗng bật ra từ trái tim của người vợ đau khổ.
Liền sau đó, tai bà Morgan đã nhận ra tiếng những bước chân đang đến gần của ông bác sĩ, và bà đón ông ở cửa với một ngón tay đặt trên môi mình để ra hiệu cho ông giữ im lặng. Bà nói một hai câu thì thầm để giải thích rằng sức việc đã khá lên, và ông bác sĩ nói, vẻ động viên:
“Thật là tốt, nếu ông ấy sẽ tiếp tục ngủ như vậy”.
“Ông có nghĩ rằng ông ấy sẽ ngủ tiếp như vậy không, thưa bác sĩ?” bà lo lắng hỏi.
“Có thể. Nhưng chúng ta không nên hy vọng quá nhiều. Đó sẽ là một điều rất khác thường”.
Cả hai người lặng lẽ đi vào phòng. Morgan vẫn đang ngủ, và tiếng thở sâu cho thấy rõ là ông ta ngủ rất ngon. Mary cũng đang ngủ, khuôn mặt em lúc này đang áp vào mặt của người cha, và cánh tay em vẫn ôm lấy cổ ông. Cảnh tượng đó khiến trái tim ông bác sĩ cũng phải xúc động, và ứa nước mắt. Ông bác sĩ đứng nhìn như vậy trong gần nửa giờ, sau đó, trong khi Morgan vẫn tiếp tục ngủ, ông kê ngay một liều thuốc, rồi trở về nhà sau khi hẹn sẽ quay lại vào sáng hôm sau.
Lúc này, đã là quá nửa đêm, và chúng ta hãy tạm rời vai trò của một người quans át buồn bã và đơn độc đối với những con người ốm yếu này ở đây.
Tôi vẫn đang ngồi cùng với một tờ báo trong tay – nhưng không đọc, mà trầm ngâm suy nghĩ – trong đêm khuya tại quán “Lưỡi liềm và bó lúa” giữa lúc những sự việc kể trên diễn ra.
“Mẹ mày đâu rồi?” tôi nghe thấy tiếng Simon Slade hỏi. Ông ta vừa đi vào căn phòng bên cạnh.
“Mẹ đi vắng rồi”, tiếng Flora, cô con gái của ông ta trả lời.
“Đi đâu vậy?”
“Con không biết”.
“Thế bà ấy đi được bao lâu rồi?”
“Đã hơn một giờ rồi”.
“Vàc khi trời tối, thì hãy gọi tôi là nhà tiên tri lừa dối”.
“Ồ không” Matthew nói, vẻ ngờ vực. “Frank thường không làm những việc tàn ác như vậy. Con Lightfoot không đủ sức khoẻ để kéo xe trong vòng một tháng nữa”.
“Tôi không quan tâm đến điều đó. Hiện giờ nó đang phải làm việc, và cách nó bi.đối xử khi tôi nhìn thấy đã cho thấy một chiều hướng xấu”.
“Cậu ấy đã lấy nó ở đâu?” một người hỏi.
“Nó được thả ở cánh đồng cỏ sáu mẫu, gần cầu Mason tuần trước” Matthew trả lời. “Tất cả những gì mà tôi cần phải nói” ông ta nói thêm “là Frank cần được đưa vào kỷ cương và rèn giũa cho ra trò. Tôi chưa bao giờ thấy một kẻ bất trị trẻ tuổi nào như cậu ta. Cậu ấy không quan tâm gì đến lẽ phải, và không ngại làm những việc xấu. Cậu ta là một cậu bé tồi tệ nhất mà tôi đã từng thấy”.
“Trông mặt cậu ta, thật khó có thể gọi là một cậu bé”, một người đàn ông bật cười.
“Dù sao đi nữa, tôi cũng không có gì nhiều để nói với cậu ấy” Matthew trả lời “vì tôi biết rất rõ rằng nếu chúng tôi cứ tranh cãi với nhau một cách thường xuyên, sẽ rất khó khăn. Sau đó, chúng tôi sẽ khó có thể ở cùng trong một nhà. Bởi vậy, tôi không muốn để ý đến kẻ bất lương trẻ tuổi ấy”.
“Tôi tự hỏi vì sao bố của Frank không giao công việc cho cậu ấy” một người nhận xét. “Sự vô công rồi nghề sẽ làm cho cậu ấy hư hỏng”.
“Cậu ta đã phục vụ quầy bar trong vòng một hai năm gì đó”.
“Đúng vậy, và pha rượu rất lành nghề, nhưng….”
“Rồi cậu ta đã trở thành một khách hàng quan trọng của chính mình?”
“Chính xác! Cậu ta trở thành một con ma men từ khi chưa đến tuổi mười lăm!”
“Chao ôi!” Tôi bất giác kêu lên.
“Thực vậy, thưa ngài” người vừa nói quay sang phía tôi “tôi chưa bao giờ thấy trường hợp nào như thế. Và những câu chuyện trong phòng bar, chắc ngài cũng biết, không mấy khi được tao nhã, lịch sự gì. Tôi không muốn con trai mình nghe được những lời lẽ đó. Còn Frank đã luôn lắng nghe một cách háo hức những gì được nói ra trong phòng bar, và chỉ một thời gian ngắn sau đã trở thành một kẻ ăn nói thô bỉ, phàm tục. Tôi cũng chẳng phải người thánh thiện gì, nhưng vẫn thấy ghê người khi nghe cậu ta chửi thề”.
“Tôi thấy thương cho người mẹ của cậu ta” tôi nói và chợt nghĩ đến bà Slade.
“Ngài nói đúng” người đối thoại với tôi trả lời. “Tôi nghĩ bà ấy còn buồn hơn. Ngày u ám đối với bà ấy, để tôi kể cho ngài biết, là khi Simon Slade bán cối xay của ông ta đi và xây lên quán trọ này. Bà ấy đã phản đối ngay từ đầu”.
“Tôi đã đoán như vậy”.
“Tôi biết mà” người đàn ông nói. “Vợ tôi đã chơi thân với bà ấy từ nhiều năm. Thực ra thì họ đã thân nhau như chị em gái vậy. Tôi nhớ rất rõ lần bà ấy đến nhà chúng tôi, khi cối xay đã bị bán đi, và khóc vì điều đó như trái tim bị tan vỡ vậy. Bà ấy không nhìn thấy gì ở phía trước ngoài những âu lo và thất vọng. Bà ấy luôn coi việc mở quán trọ là một nghề mạt hạng, và việc đổi từ nghề chủ cối xay đáng trân trọng sang làm chủ quán nhàn họa, như bà Slade đã cho biết, được bà ấy coi như một điều đáng hổ thẹn. Tôi nhớ rõ rằng mình đã cố gắng thuyết phục bà ấy – rằng làm chủ quán trọ cũng đáng trân trọng như bất cứ nghề nào khác, nhưng vô ích. Trước đây, bà ấy luôn là người phụ nữ vui vẻ, tuổi cười, đầy hy vọng, nhưng kể từ đó đến nay tôi không còn được nhìn thấy một nụ cười thực sự nào trên khuôn mặt của bà ấy”.
“Đó quả là sự mất mát lớn đối với một người đàn ông” tôi nói.
“Sự mất mát nào?” ông ta hỏi, chưa hiểu ý tôi.
“Khuôn mặt vui tươi của vợ ông ấy”.
“Và cả trái tim, được thể hiện qua khuôn mặt ấy nữa”, người đàn ông nói.
“Quá nhiều sự xấu đi”.
“Thật là quá đủ! Đúng vậy, một sự mất mát lớn”.
“Đánh đổi lại, ông ta được điều gì?”
Người đàn ông nhún vai.
“Ông ta được điều gì?” tôi hỏi lại. “Ông có thể nêu ra được không?”
“Ông tra trở nên giàu có hơn”.
“Ông ta có hạnh phúc hơn không?”
Người đàn ông nhún vai lần nữa. “Tôi không có ý định nói thế”.
“Ông ta giàu hơn bao nhiêu?”
“Ồ, giàu lên rất nhiều. Vừa mới hôm qua, có người cho biết rằng ông ta có không dưới ba mươi nghìn dollar”.
“Thật ư? Nhiều quá!”
“Đúng vậy”.
“Làm thế nào mà ông ta tích luỹ được nhanh như vậy?”
“Quán bar của ông ấy có rất nhiều khách. Và, ngài biết đấy, tiền vào cô ũng vô kể.”
“Ông ta chắc hẳn đã bán ra một khối lượng rượu rất lớn trong sáu năm qua”.
“Hẳn vậy. Tôi nghĩ rằng mình không sai khi nói rằng trong vòng sáu năm kể từ khi quán “Lưỡi liềm và bó lúa” được mở ra, lượng rượu được tiêu thụ đã nhiều hơn trong hai mươi năm trước đó”.
“Phải đến bốn mươi năm ấy chứ” một người đàn ông đang theo dõi cuộc trao đổi của chúng tôi lên tiếng nhận xét.
“Phải đến bốn mươi năm” một người khác tỏ ra đồng tình.
“Căn cứ vào đâu?” tôi hỏi. “Đã có một quán trọ ở đây từ trước khi quán “Lưỡi liềm và bó lúa” được mở rồi mà”.
“Tôi biết, và một số nơi có bán rượu khác nữa. Nhưng mọi người gần xa đều biết và quý mến người chủ cối xay Simon Slade. Ông ta là người chủ cối xay tốt và là một người đàn ông vui vẻ, dễ gần, hay chuyện trò và làm vui lòng những người chung quanh. Bởi vậy, mọi người đều bàn tán khi Slade xây lên ngôi nhà này, nơi được ông ta trang bị sang trọng hơn bất cứ quán nào khác ở đây. Thẩm phán Hammond, thẩm phán Lyman, luật sư Wilson, và tất cả những ai có máu mặt ở đây đã lập tức trở thành khách quen của quán trọ mới, và những người khác cũng làm như vậy. Bởi thế, chắc ngài đã hình dung được vì sao Simon đã đạt được kết quả đó”.
“Ban đầu,” tôi nói “quán trọ mới đã được cho là sẽ làm nên những điều kỳ diệu cho Cedarville”.
“Đúng” người đàn ông cười, trả lời “và nó đã làm được như vậy”.
“Theo khía cạnh nào?”
“Ồ nhiều chứ. Nó đã làm cho một số người giàu hơn, và một số nghèo đi”.
“Ai là người bị nghèo đi?”
“Hàng tá người. Người ta thường đổ cho số phận khi thấy một người chủ quán trọ thu hút được đông đảo tửu khách, và giàu nên, trong khi có nhiều người khác bị nghèo đi”.
“Điều đó xảy ra như thế nào?” tôi muốn được nghe người đàn ông vốn là một khách hàng của quán bar này giải thích thêm.
“Người chủ quán trọ không làm tăng thêm sự giàu có chung. Ông ta không làm ra cái gì. Ông ta nhận lấy tiền của khách hàng, nhưng không trao cho họ thứ gì có giá trị để đổi lại. Ông ta cứ giàu lên, còn họ thì cứ nghèo đi vì sự trao đổi đó. Không phải như vậy sao?”
Tôi sẵn lòng đồng ý với quan điểm đó, và hỏi
“Ai là người bị nghèo đi một cách đáng chú ý?”
“Thẩm phán Hammond, chẳng hạn”.
“Ra thế! Tôi ngỡ sự tăng giá bất động sản của ông ta, do ảnh hưởng từ việc xây lên quán trọ này, là rất lớn, khiến ông ấy thu về được nhiều tiền rồi”.
“Đã có sự tăng giá nhẹ của những bất động sản nằm dọc theo phố này sau khi quán “Lưỡi liềm và bó lúa” được khai trương, và thẩm phán Hammond đã kiếm được lợi từ điều đó. Những bữa tiệc ăn mừng ồn ào cũng được tổ chức, nhưng tôi tin rằng số lợi nhuận không nhiều”.
“Vậy điều gì đã khiến cho ông thẩm phán nghèo đi?”
“Việc mở ra quán trọ này, như tôi đã nói”.
“Nó ảnh hưởng đến ông ta như thế nào?”
“Ông ta nằm trong số những người ủng hộ nhiệt liệt nhất của Slade, ngay khi ông ta thấy có sự tăng giá đất xây nhà, đã gọi ông ấy là một trong những người đàn ông dám nghĩ dám làm nhất ở Cedarville, một người đỡ đầu của khu vực, và nhiều điều tương tựnhư thế. Để khuyến khích thêm khách hàng,ông ta đến quán uống rượu đều đặn hàng ngày, và hô hào mọi người làm theo. Trong số những người làm theo có Willy, con trai ông ta. Tôi phải nói rằng, trong phạm vi hai chục dặm quanh đây, không có một thanh niên nào tốt hơn Willy, cũng không ai có được tương lai nhiều triển vọng như cậu ấy, lúc “cái bẫy người” này được mở ra” – ông ta hạ thấp giọng xuống và nhìn xung quanh khi ám chỉ quán trọ của Slade – “và đến nay không ai sa ngã một cách bất cẩn hơn cậu ấy, khi đã quá muộn, cha cậu ấy mới nhận ra rằng con mình đã bị hư hỏng, và giao du với nhiều kẻ xấu. Đó là những lý do đã khiến ông ta mua lại cối xay trước đây của Slade, và biến nó thành một nhà máy và một xưởng chưng cất rượu. Dĩ nhiên, ông ta đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí để xây thêm nhà xưởng, máy móc và hệ thống chưng cất. Ông ta hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền, nhất là qua xưởng chưng cất rượu, và sẽ giành lại được Willy bằng cách đưa cậu ấy tham gia và quan tâm đến công việc này. Để Willy thực sự gắn bó với công việc, ông ta đã giao cho cậu con trai hai mươi nghìn dollar tiền vốn của mình và cùng với cậu ấy kinh doanh theo nguyên tắc cổ phần, nhằm khiến cho cậu ấy phải luôn bận bịu với công việc”.
“Những điều đó, thưa ngài” người đàn ông nhấn mạnh thêm “đã thất bại. Hôm qua tôi nghe tin rằng cả cối xay và xưởng chưng rượu đã ngưng hoạt động và được rao bán”.
“Họ đã không kiếm được nhiều tiền như dự kiến à?”
“Không, không thể làm được điều đó với sự quản lý của Willy Hammond. Cậu ta có quan hệ với quá nhiều kẻ xấu – những người bám theo Willy vì cậu ấy có nhiều tiền, và tiêu xài như nước. Đến một nữa thời gian cậu ấy vắng mặt ở cối xay, và khi có mặt ở đó thì cũng chỉ làm việc một cách hờ hững. Tôi đã nghe nói – và cũng không mấy nghi ngờ - rằng cậu ta đã lãng phí hết hai mươi nghìn dollar, và còn nhiều hơn thế”.
“Làm thế nào có thể như vậy?”
“Đúng, mọi người nói như thế, và không phải là không có căn cứ. Có một người đàn ông, tên là Green, đã ở đây hầu như hết cả thời gian trong bốn hoặc năm năm qua. Ông ta không làm gì cả, và có vẻ như không có bạn bè nào ở quanh đây. Không ai biết được ông ta từ đâu đến và ông ta cũng không nói về điều đó. Người đàn ông này làm quen với Willy Hammond sau khi cậu ta đến đây và bám ngay lấy cậu ấy. Họ, như được thấy, đã nhanh chóng kết thân kể từ đó, và cùng nhau đi cưỡi ngựa, đi săn hay đi câu cá hầu như hàng ngày, và cứ đến tối lại rủ nhau ra một chỗ riêng. Một số người rỉ tai nhau rằng Green, người đàn ông đó, thưa ngài, là một tay cờ bạc, và tôi cũng tin là như vậy. Bởi thế, không có gì khó hiểu về việc Willy đã làm gì với số tiền của cậu ta, và của cha cậu ta”.
Tôi đồng ý với ý kiến đó.
“Và nếu Green là một tay cờ bạc” tôi nói “ông ta hẳn đã giàu lên theo hệ quả từ việc mở ra một quán trọ mới và hấp dẫn hơn ở Cedarville”.
“Đúng vậy, và Cedarville đã nghèo đi để ông ta giàu lên. Tôi chưa bao giờ nghe thấy nói ông ta mua dù chỉ một tấc đất, hay làm việc gì đóng góp cho lĩnh vực sản xuất gì cả. Ông ta chỉ là một kẻ hút máu”.
“Còn tồi tệ hơn cả việc bòn rút tiền” tôi nhận xét, “ông ta làm tha hóa những nạn nhân trong khi lấy đi tiền của họ”.
“Quả thế!”
“Willy Hammond có lẽ không phải nạn nhân duy nhất của ông ta” tôi nói.
“Tôi cũng cho là vậy. Tôi đã thường đến quán bar này hàng đêm trong mấy năm – một sự thừa nhận đáng tiếc đối với một người đàn ông” ông ta nói thêm với một chút ngượng ngùng, “và tôi đã thấy nhiều điều tương tự diễn ra quanh mình. Trong số những người khách thường xuyên, có ít nhất nửa tá là những thanh niên đến từ các gia đình rất nề nếp, họ đã được nuôi dạy và học hành tử tế. Thế nhưng việc họ đến đây không được những bạn bè, hoặc ít nhất là một số bạn bè, biết đến, tôi biết chắc vậy. Họ không uống nhiều, mà thường chỉ một hai ly. Đến khoảng gần chín giờ, thường là trước đó một giờ, ta sẽ thấy từng người một lặng lẽ rời phòng bar, đi qua phòng khách, có cả Green và Slade đi theo. Vào bất cứ lúc nào trong đêm, cho đến một hai giờ sáng, và đôi lúc đến ba giờ, người ta cũng có thể thấy ánh sáng chiếu qua kẽ hở của một tấm rèm che một chiếc cửa sổ nhất định, mà tôi được biết là thuộc về căn phòng của Harvey Green. Qua những hiện tượng như vậy, ngài có thể đưa ra kết luận của chính mình. Tôi cho rằng đây là một vấn đề rất nghiêm trọng”.
“Vì sao Slade đi cùng những thanh niên đó?” tôi hỏi. “Ông có nghĩ ông ta cũng đánh bac không?”
“Tôi sẽ sai lầm nếu ông ta không phải là kẻ cò mồi cho Harvey Green”.
“Thật tồi tệ. Ông ta không thể trở thành đốn mạt như vậy được!”
“Nghề chủ quán trọ là một môi trường xấu xa, thưa ngài”.
“Tôi công nhận ông nói đúng”.
“Và đã gần bảy năm kể từ khi ông ta bắt đầu tiếp thu được những điều từ môi trường đó. Rất nhiều điều cả tốt và xấu có thể đã được rút ra sau bảy năm, nhất là với những người muốn quan tâm học hỏi”.
http://eTruyen.com

---~~~mucluc~~~---


© 2006 - 2024 eTruyen.com