Chương ba

    
inh lại đứng trước bàu Con Gái. Mới gần một tháng mà nước đã ngập lênh láng. Thảm cỏ may vẫn vật vờ trước gió, nở bông trắng xóa. Bàu rộng ra, tròn hơn, lại càng đìu hiu. Chỗ suối lấy măng ở bên kia phải không? Đằng sau nó là "nhà" rồi! Nửa tiếng lội nước nữa là đến nơi, là gặp lại tất cả. Linh rưng rưng. Không! Chưa vội gì. Ngồi xuống đã! Ngồi xuống để cảm nhận hết cái ríu rít trong lòng đã! Thế là xong! Đến thật rồi! Tưởng không bao giờ thấy lại được mặt nước này, dải rừng xanh xanh kia. Trung đội lúc này đang làm gì? Mình đang ở bên cạnh các cậu đây! "Nhà" có gì ăn chưa? Anh Cầu chắc đã đi họp ở phân khu về. Anh Sáu Hóa… Những cái võng mắc thấp ở cửa hầm. Đêm đói meo vẫn cứ cười tươi. Có ai sốt rét thêm không? Vẫn còn đủ cả chứ? Đồng đội của tôi! Mới đó với đó mà đã nhớ thật nhiều. Nhớ ngay cả khúc suối kiếm măng, cái bàu Con Gái… Ngày trước các cô ấy ra tắm chắc nước cũng mênh mang dợn sóng như thế này…
Có tiếng "Ví!… Thá!…"1 văng vẳng đâu đây? Linh nhìn vượt qua hàng tràm ven suối: đôi ba người dân đang lầm lũi cày cuốc. Thật xa nữa: những mái tôn trăng trắng, hàng tre, con đường bò, cụm cao su, cái chuồng cu cao ngất nghểu… Cảnh vật mới gần gụi, thân thiết làm sao? Tất cả đều thoáng đãng, tất cả đều chan chứa nắng. Bên này ta, bên kia nó, ở giữa là những con người hiền lành đang mê mải làm ăn. Họ có nghĩ gì không? Chắc không đâu. Những vạt rau xanh dưới chân họ mới thật mượt mà. Thèm được đi thẳng người ra đó. Xin được cuốc giùm vài luống, ăn một trái dưa leo mòng mọng cho nước tràn tới kẽ răng, múc dăm gàu nước muội trong xanh giội từ đầu tới chân. Giặt hết quần áo phơi ngay trên cỏ, rồi cứ thế gối đầu lên một trái bí đỏ thật to mà ngủ một giấc. Cứ ngủ, kệ cho nắng soi đầy mặt… Muội kia kìa! Chỗ cây trâm bầu đang rụng lá. Nhìn thật gần mà không ra được. Thôi, chỉ cần ngồi ở đây cũng khoan khoái lắm rồi!.
Ở trên kia, sớm mở mắt ra: rừng! Hành quân cả ngày trời: rừng! Đêm ngủ: rừng! Toàn rừng là rừng! Buồn cũng rừng. Vui cũng rừng. Tâm tư chưa kịp ùa ra đã đập phải cây lá dội về… Còn ở đây, hãy tạm dẹp đi những phấp phỏng lo âu, trên đầu vẫn là cả một bầu trời khoáng đạt. Khoáng đạt cả nắng và gió.
Đồng bằng! Sắc màu mới đó mà đã thấy quen thân. Nhìn ra những cánh đống xa hút tầm mắt, thấy chói chang hy vọng. Mấy anh mấy chị trong xã chắc đang lặn lội ngoài đó. Tình hình không biết có gì mới hơn không? Kiên trì, nhẫn nại bám đất bám dân, họ giống như thân cây bồ cua kia, trải bao mưa nắng vẫn lồng lộng đứng giữa trời trầm tư suy nghĩ…
Một tốp máy bay lên thẳng đang lười biếng trôi dọc theo ấp. Ngay cả những con "óc nóc" đáng ghét kia nữa, lúc này cũng chỉ điểm thêm một nét động vào cảnh vật. Không nén được cái lâng lâng đang ngợp trong lòng, Linh đứng dậy định vượt qua bàu, nhưng anh bỗng lảo đảo, mắt hoa lên. Lại cái bệnh thiếu máu. Gần một tháng trời ròng rã trong rừng, về được tới đây là may mắn lắm rồi! Anh định thần nhắm mắt lại một chút, rồi cứ để nguyên quần áo, lội ào xuống nước.
Sau trận phản trái đó, bọn "kỵ binh bay" càng tức tối điên cuồng hơn. Đoán chủ lực ta vẫn còn lẩn quất, chúng bung quân ra phản kích các cánh rừng kết hợp với bom đạn tận diệt. Hai người cáng một người đã phải trải qua những ngày gian nan nhất. Đụng địch đâu tránh đó. Đêm tìm nơi có nước nghỉ lại. Ngày nhìn mặt trời, nhìn rêu trên thân cây, nghe tiếng súng nổ mà bước. Bước miết. Lúc đường mòn, lúc đường xe be. Khi cắt rừng, khi vượt trảng. Sáng đi theo bóng người bóng cây, chiều ngược lại bóng cây bóng rừng. Họ đi về hướng tây nam, đi ngược chiều biên giới. Nhất định sẽ tới đồng bằng!
Những ngày đầu ăn cơm. Hai bồng gạo vơi dần. Cơm chuyển thành cháo. Gạo cạn kiếm củ ăn. ở rừng không phải chỗ nào cũng có củ. Củ cũng đem nấu cháo ăn cầm hơi. Còn nhúm gạo đáy bồng dành dụm cho Toàn, cậu thương binh. Thật độc hại. Cái viên bi clây-mo nhẵn nhụi bóng láng khi khoét vào thân thể, chỉ để lại vệt tròn nhỏ màu tím sẫm, ngỡ chân một nốt mụn cơm vừa dứt đi. Vậy mà mới mấy ngày đường, đôi chân ấy đã không còn hình dạng. Toàn rên rỉ suốt dọc đường. Thấy dấu giày biệt kíte;c mẹ bạc trắng tự lúc nào! Trên bàn thờ Tổ quốc ghi công, mùa đông lạnh giá, mấy ngọn nhang cứ âm thầm toả khói… Linh càng thấy day dứt. Có chủ nhật thương mẹ mà chẳng dám về nhà. Trong anh, một cái gì chưa rõ lắm cứ dần dần nhen lên…
Một lần, trên đường đi biểu diễn cho các đơn vị sắp hành quân đi “B”, chiếc xe ca chở người bị “ban” giữa đỉnh đèp Pha Đin, trong một đêm sương mù dày đặc, buốt giá. Phải kích lên để sửa. Kích hỏng. Anh lái xe loay hoay mãi không sửa được. Linh cởi phăng áo, nhảy xuống ghé vai vào thành xe… Ngồi trở lại trên đệm xe, cửa kính đóng lại ấm cúng, các chị, các cô, kẻ mặc áo, người xoa dầu, có bàn tay ai mềm mại đưa gói lạc rang đã ủ ấm cho anh, tiếng xuýt xoa âu yếm… Thay vì cảm động, Linmh thấy buồn buồn… Sức lực của mình chả lẽ chỉ để nâng bánh xe thôi sao? Sau đêm diễn đó, một sự trống vắng không rõ căn nguyên từ đâu oà vào lòng anh. Giá những đêm như đêm nay dành để hành quân truy kích địch, xông pha trong lửa đạn… Lúc này mà còn son phấn nữa ư?...
Trở về Hà Nội, anh lập tức nộp đơn xin được xuống bổ sung cho những đơn vị đi chiến đấu. Nguyện vọng của anh không được trên chấp nhận. Bạn bè cũng khuyên can anh. Có những đôi mắt đẹp nhìn anh dò hỏi, ngạc nhiên. Nhưng ý anh đã quyết… Có văn hoá, có thể lực. Linh có thể xin về một đơn vị pháo, một đơn vị tên lửa nào đó gần nhà, gần mẹ. Nhưng anh muốn đi xa, đi thật xa và phải được ở binh chủng nào có điều kiện giáp mặt với kẻ thù nhất. Càng gần cáng tốt.
Sống ở đâu cũng được, sống thế nào cũng xong. Chưa bao giờ lòng tự tin của Linh sắt lại như vậy. Những chân trời mới của cuộc sống rực lửa cứ lung linh trong đầu anh. Ở Thủ đô, đêm lại đêm lên sân khấu… Lấy vợ, có con, loanh quanh với gian buồng, cái bếp… Và gài nua… Thế là hết!...
Chiến trường vẫy gọi anh như một điều huyền bí và dữ dội. Những sợi bạc trên tóc mẹ, khói nhang trên bàn thờ Tổ quốc… Hơn nữa, đây là một dịp để hiểu sâu, để thể nghiệm cái nghị lực trong cuộc đời…
Mấy tháng sau, Linh trở thành người chiến sĩ đặc công.
Xung quanh Linh, mọi người vẫn tán chuyện rôm rả, y như giờ nghỉ trên một cánh đồng hợp tác đang vụ mùa:
Ở xã mình ông ạ, thế quái nào lại có một ông chủ tịch mở đầu cuộc họp với cái giọng nghiêm túc như thế này: “Kính thưa hai ông tây thuộc phe ta, kính thưa ông tây ngồi giữa thuộc phe ta tợn…?”
Cậu chỉ được cái phét lác! Chuyện ấy tớ nghe từ tám hoánh rồi, trẻ con nó cũng thuộc chứ quê cậu hồi nào? Mốc xì!
Thì quê cậu vậy!Quê cưỡi trâu đi họp…
Phải, quê tớ cưỡi trâu đi họp. Dưng mà đi nửa đường gặp người quê cậu sang chơi, người ấy hấp háy mắt nhìn con trâu quê tớ rồi kính cẩn chào: “Lạy cụ ạ!”
Mọi người phá lên cười. Cái anh chàng “phe ta tơn…” cũng cười, nhưng mặt đỏ lên. Chắc anh ta đang rắp tâm sau trận cười sẽ trả đũa thích đáng anh chàng kia. Dòm cái miệng anh ta nhăn ra không được tươi lắm, Linh cũng bật cười.
Chuyện chả cí gì mới, đại loại: “Quê tao bẩy tỷ, quê mày nhà máy cháo…”, “Hà chuồn, Nam lủi, Thái Bình bay. Hải Phòng anh dũng trốn ban ngày…”, mà có thể cãi vã suốt buổi được. Lên sống ở đây hầu hết là anh em bị thương hay yếu sức. Họ có cớ để vui để thanh thản. Còn mình, mình “yếu” cái gì? Họ đang làm nhiệm vụ thứ hai sau khi hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất. Còn mình, mình đã hoàn thành cái gì hay chỉ là một quân nhân bị loại ngang xương ra khỏi vòng chiến đấu. Mình chẳng có gì để tự an ủi được…
Sau lần bị ngất xỉu ở hầm ban cán bộ, Linh được đưa về thẳng đây. Một lần, anh tình cờ gặp được một người của tiểu đàon mình bị thương đi viện qua. Qua câu chuyện nửa úp, nửa mở đó, Linh đã dần dần đoán ra được nguyên nhân đang làm anh day dứt, băn khoăn… Số là, đoàn lấy gạo xuất phát được ba ngày thì Kiêu mò về. Anh ta báo cáo với đảng uỷ tiểu đoàn rằng bộ phận đi lấy gạo đã bị Mỹ phục diệt sạch cả rồi. Riêng anh ta, do một sự tình cờ may mắn mới chạy thoát được. Tổn thất đó là do Lnh nôn nóng, không chịu làm theo phương án cắt tránh đường của Kiêu, đẩy anh em vào chỗ hy sinh vô ích. Bộ phận do Tâm xe hai chỉ huy, nửa tháng sau mới cắt về được, chỉ còn hơn chục người. Số bị thương, số đi viện gần trọn. Năm Thuý đã về xã công tác, Kiêu lên nắm quyền tham mưu trưởng tiểu đoàn…
Nghe tới đó, Linh không còn giữ được bình tĩnh. Anh quyết định trở về ngay tiểu doàn. Nhưng tới bờ sông, anh khựng lại trước dòng nước đục ngầu. Nên chăng? Biét tìm đơn vị ở đâu? Hay lại lang thang, lỡ rủi ro lại mang tiếng thêm lần nữa. Chỉ còn cách viết đơn khiếu nại về tiểu đàon và gửi lên phân khu. Linh quay về. Anh đã làm tất cả những điều đó, nhừng thời gian trôi qua vẫn không thấy động tĩnh gì. Ngày hai buổi vẫn cặm cụi lên nương trồng lang, trồng sắn. Lòng anh cũng dần dà dịu lắng lại. Lại thấy cái “tôi” nhỏ bé của mình chìm lấp đi trong bao điều lo toan về cái sống, cái chết của đồng đội. Nghe nói tiểu đoàn của anh bị xé lẻ thành nhiều bộ phận nhỏ xuống sát ven đô và hiện đang mất liên lạc với phân khu. Thằng địch đang bung ra chôm chổm như cua tháng sáu. Lại hy sinh, lại mất mát. Đồng đội thì như thế, còn riêng mình thì sao? Suy cho cũng thì mình vẫn là kẻ chưa hoàn thành nhiệm vụ. Một chỉ huy tồi, một chỉ huy nướng quân. Nhưng còn thằng đó… Máu nóng trong người anh lại dồn lên mặt. Thèm được giáp mặt hắn lúc này quá! Thoáng trước mắt anh lại hiện lên cặp môi mỏng như lá tranh trễ xuống đầy vẻ phiền muộn. Nắm đấm bàn tay anh từ từ siết chặt lại. Mọi việc rồi cũng sẽ kết thúc tốt đẹp, Linh tin như vậy. Chỉ thương cho những người không trở về… Một lần lấy gạo mà nằm xuống chừng ấy con người. Liệu Hài có qua được khỏi cơn ác tính ấy không? Có bao nhiêu điều đáng nói đằng sau mỗi sự hy sinh của đồng đội. Vaỵa mà cứ day dứt, buồn phiền mãi cho ác nhân mình mà loàm gì…
Ở khúc sông vắng vẻ này mà “đàm già” cũng quần hoài. Còn vạt sắn mới bẻ ngọn đó, rải chất độc nốt đi. Như đoàn được ý nghĩ của Linh, chiếc đầm già chậm chạp cua một vòng hẹp rồi bỏ đi, tiếng động cơ còn nặng nề vẳng lại. Nhìn đôi cánh bằng của nó lẩn vào mây. Linh chạnh nhớ tới buổi sáng vượt sông Sài Gòn. Năm Thuý hiện giờ ở đâu? Sao lạnh nhạt, thờ ơ với nhau thế? Hôm vừa rồi có đún là Thuý, hay nhầm với một cô gái Nam Bộ nào khác? Lúc ấy, Linh đang cắt lá bọ xít đem ủ làm phân thì thấy một chiếc ghe qua sông. Trên ghe lố nhos bốn, năm người. Cô gái bận bà ba đen đứng ở cuối ghe, aty chèo thật dẻo. Cái thân hình mềm mại lúc nhao về trước, lúc ngả về sau uyển chuyển theo nhịp chèo. Gió sông thổi mạnh, tà áo bà ba bay nhẹ sang bên. Cứ tưởng cô gái đang lướt là là trên mặt nước. Mái tóc mềm buôn thả xuống vai. Mái tóc… Có phải Thuý không? Linh đứng nhìn mà không dám gọi. Anh nghe loáng thoáng mấy cậu đứng bên xầm xì với nhau:
- Cái chị đang chèo kia thứ tư hay thứ năm gì đó. MÌnh quên rồi. Người quận Châu Thành. Nghe đồn chị ta đẹp nhất vùng và có “sỏi” trong đầu. Hồi Mậu Thân, giữa vòng vây A- me- ri- cơn, dám tỉnh bơ cặp bồ với một thiếu tá Pắc Chung Hy ra thoát, rồi tỉnh bơ xỉa dao găm vào bụng “người tình” không chút cảm thương.
Bà ấy có lần đội nắp hầm mật, hai tay tung hai tạc đạn diệt sạch bọn Mỹ đang bao vây ở trên, đưa thương binh ra thoát đấy!
Mặc kệ chiến công của nàng. Tớ không biết và cũng chẳng cần biết. Tớ chỉ lưu ý rằng nàng đẹp thôi! Một tiếng nói du dương như ca vọng cổ cất lên – Nào! Xem nào: tay tiểu đoàn trưởng bộ binh ba mươi tuôit này… tay tham mưu trưởng tán dóc nổi tiếng toàn vùng này… anh chàng chủ nhiệm quân y đeo kính trắng giỏi thơ văn này… ngài quân đội trưởng to con như Mỹ này… nhiều, nhiều lắm… có xa gần bóng gió ngỏ ý với nàng, nhưng đều bị nàng cho bay nhè nhẹ…
Cứ cái đà ông nói thì rồi ông tư lệnh trưởng nè, ông chính uỷ nè… cũng phải “xa gần” với cô ấy mất!
Không nói đùa đâu. Nghe người ta kháo: trước đây nàng đã yêu một anh chàng ở trung đoàn Đồng Nai, người tận Hồng Gai, có cặp mắt như biển xanh…
Tay này chắc trung đoàn phó hay trưởng gì hả?.
Không mới lạ chứ! Tiểu đội trưởng trinh sát, hai mươi bốn tuổi. Chết rôi!
Có khi là người thương binh mà nàng đã cứu thoát đó!
… Con thuyền xoay mũi cặp vào bờ, Linh nghiêng người nhìn theo. Cái dáng đi thoăn thoắt kia sao giống người ấy thế! Cô ấy đang cười cười nói điều gì có vẻ phấn khởi lắm… Phải rồi, lúc này còn nhớ gì đến ai? Linh vung dao phang mạnh vào gốc bọ xít, lòng thấy chua chát. Biết đâu hôm qua đây cô ta lại cười nũng nịu với Kiêu như khi san bồng gạo? Kiêu!... Trong chiến tranh, thường những thằng hèn như thế lại sống dai nhách, sống vinh vang tự đắc. Mình có ngu ngốc quá không? Vẫn hiểu rằng: chết không ngán, khổ không sợ, nhưng cứ phải sống trong sự giày vò triền miên như thế này thì sống cũng như chết. Chết một cách đau đớn, mòn mỏi…
Cứ như thế: sáng ra bờ sông, bổ nhát cuốc vào đất giữa nắn gió, giữa nói cười. Linh thấy nhẹ nhõm trở lại, có khi còn góp chuyện vui đùa với mọi người. đêm về, nghje con chim tìm kiến buồn tẻ gõ mỏ vào thân gỗ, lại nghe pháo cối nổ xa xa ở dưới kia, nơi bạn bè đang sống và chiến đấu, Linh cứ trăn trở như kẻ bị bỏ rơi. Trăn trở tới cháy lòng.
Linh lắc đầu thật mạnh như cố xua đuổi một con trùng đang bám nhằng vào tóc. Cái đòn cáng đập mạnh vào mang tai. Đằng trước, cái lưng gầy của Hài gù rút lại dưới sức nặng của đòn cáng. Đường gân gáy căng ra, và phía dưới, đôi bắp chân lẻo khoẻo, những đường gân xanh cũng hằn lên. Linh kéo xích nút võng gần lại phía mình.
Đêm đó, họ ngủ lại ở một cánh rừng gần trục đường mòn. Gần về sáng, đang thiếp đi mê mệt, chợt một tiếng nổ đánh thức Linh dậy. Mỹ tập kích chăng? Hay bom tọa độ? Sau tiếng nổ, rừng hoàn toàn im lặng. Tưởng mình mê ngủ, Linh ngả xuống võng định ngủ tiếp, nhưng bỗng thấy cái võng mắc bên anh lép kẹp, khẽ đong đưa. Chết cha! Toàn đâu rồi? Anh chồm dậy soi đèn nhìn kỹ. Có vệt máu dưới đất. Một lối cỏ rạp xuống trườn ra phía suối như dấu trăn bò. Linh lạnh người. Anh bươn theo con đường trăn bò. Dòng suối vẫn chảy róc rách khe khẽ. Một con chồn đang tỉa trái chín dưới gốc cây… Thoảng mùi lá cây trộn diêm sinh lờm lợm. Dấu nổ đây! Nổ tạc đạn. Linh thảng thốt nhìn quanh. Giữa đám cành lá rách tướp chỉ còn sót lại một mảnh vạt áo… Linh đứng chết trân, cổ họng khô khát, nhức nhói như có một bàn tay ai đang cào cấu trong ngực.
 - Sao chết dại chết dột thế, Toàn ơi!
Hài cũng đã theo Linh ra từ lúc nào chợt bật lên, mếu máo. Mắt Linh nhoè đi. Toàn ơi! Thảo nào tối qua thấy ánh mắt mày nhìn chúng tao khác lắm. Sao mày lại vội vã bỏ đi như thế hả Toàn? Sống cùng sống, chết cùng chết. Cái nghĩa của anh em mình lâu nay là thế. Mày sợ phiền đến chúng tao chăng? Cho đến chết. mày vẫn nghĩ đến chúng tao. Toàn ơi!… Nước mắt thấm vào môi Linh mằn mặn. Anh nắm chặt mảnh áo còn lại của Toàn trong tay, quay sang Hài, nói cộc lốc:
- Đi tiếp!
Hai người tiếp tục tiến về hướng tây - nam. Tiếp tục những ngày đói khát, mệt mỏi. Không ai kịp nghĩ suy về cái điều vừa xảy ra hôm qua. Những dải rừng già rậm rạp vẫn chắn lối họ. Và cái đói lại càng day dứt. Củ cũng không tìm ra nữa. Rừng nghèo tàn nghèo mạt. Miếng rễ cây đắng lè trong miệng. Cái nồi con mang theo đã bị pháo bắn nát. Họ phải nhét lá vào bi đông nấu ăn. Những ngày này lá rừng trở thành thức ăn chính của họ. Cốt nhất là không ăn nhầm phải lá độc.
Họ đã đi như thế bao nhiêu ngày? Không ai nhớ. Đêm nghỉ ngày đi. Trước sau rồi cũng tới, miễn là đừng nằm lại. Nằm một ngày thôi là nằm luôn. Linh luôn tự động viên mình như vậy và chính anh cũng không hiểu vì sao hai người đã vượt qua được chừng ấy đường đất, chừng ấy thử thách để trở về với cuộc sống.
Vào một ngày nắng ráo, họ đã tới được bờ sông Bé. Hài bị một cơn sốt rét ác tính quật ngã. Linh đành phải gửi Hài lại một tổ xe thồ…
Hết bàu Con Gái, Linh bật lên gò. Kia rồi! Cái đường tăng Tư Du quen thuộc kia rồi! Hết khúc quẹo đó rẽ vào là hầm tiểu đoàn… Hốc Bà Tó, đầm Ông Thậm, suối Kỳ Đà, trảng Mỹ Chết, đường tăng Tư Du… Sao lại gọi là đường tăng Tư Du nhỉ? Hồi mới về, Linh đã được nghe kể láng máng rằng Tư Du là tên của ông tham mưu trưởng phân khu. Kỳ Mậu Thân đợt 3, đang chém vè tại địa bàn Dĩ An, Thủ Đức, ông bị điệp báo, Mỹ xăm hầm bắt sống. Có tin là ông đã chiêu hồi, phản bội. Vì sau đó một tháng, B.52 và tăng đánh nặng vào toàn bộ khu vực trú quân của phân khu. Có một điều đáng ngạc nhiên là B.52 toàn đánh vào chỗ không người và xe tăng càn nát rừng nhưng lực lượng ta không hề tổn thất. Bán tín bán nghi không biết thế nào, nhưng người ta tạm gọi là đường tăng Tư Du để liệu bảo nhau mà đi đứng.
- Hết đường tăng Tư Du, quẹo tay mặt qua suối Bàu Gốc là tới bộ tư lệnh phân khu.
- Nè, trực thăng đang quần riết ở đường tăng Tư Du, bám cẩn thận kẻo mất mạng.
- Sao bẻ chà xanh tầm bậy vậy? Ra đường tăng Tư Du mà hái, thiếu cha gì…
Đại loại như vậy.
Sau đường tăng Tái nào hay trái ấy!
Chợt Linh ngồi dậy, mắt sáng lên. Đi! Đi thôi! Đến nơi nếu gặp trận, mình lao vào đánh liền, rồi chết luôn, càng tiện. Ít nhất cũng chứng tỏ được lòng trung thành ở cuộc chiến đấu này! Anh lại thấy bừng bừng trong đầu, và đứng lên quơ bồng ra chỗ tập trung…
Gần năm chục trái thủ pháo, hơn ba mươi ký, nếu như trước đây, Linh chỉ cần đeo một bên vai. Nhưng sao lúc này, người cứ oằn xuống như ghé vai kích bánh xe dạo nào. “Trí tuệ và bắp thịt”. Chà! Anh nhìn sang, người nào cũng nặng quá sức, chẳng ai đỡ được ai. Đi hết, không một ai ở nhà cả. Ngay Chín Sùm cũng mang đủ một bồng kềnh kệch như mọi người. Anh ta vừa đi vừa làu bàu hối thúc như dì ghẻ. Chín Sùm vẫn vậy: chịu làm, chịu chơi, sốt sắng, có trách nhiệm nhưng hay cấm cảu như đàn bà. Trời phú cho anh ta cái nước da đỏ như gà chọi, cái thân thể chả biết thế nào là ốm sốt nên tất cả những con bệnh trước mắt Chín Sùm đều là giả vờ tuốt. Rồi sinh ra cái tính hay nghi kỵ, nói móc, nói ngoes. Có lẽ Linh là người hay bị anh ta làu bàu móc ngoéo nhất. Ông cụt này làm trưởng trạm quân y thì rồi đời thương bệnh binh! Linh cố nghĩ vui vui như vậy mỗi khi định nổi nóng với Chín Sùm.
Mưa lắc rắc, mưa gõ vào những trái cối tám mươi hai ly coong coong. Toàn đường ruộng, càng đi càng trượt. Tối như hũ nút. Thỉnh thoàng pháo sáng loè lên một chút, đi rảo chân cướp đường. Pháo sáng tắt, như tay ai bịt mắt, lại dò dẫm hơn lúc đầu.
Linh trẹo chân liên tục. Hai quai bồng như hoá thành sắt nóng nghiến bỏng trên vai. Những trái tạc đạn sắc cạnh nhay qua, nhay lại trầy lưng. Chân anh như chân người khác cắm vào, cứ luôn đập đầu gối xuống đất. Hai tay tê cứng, ngã quật xuống đá không thấy đau. Mắt nhìn trân trân ra phía trước, lẻo khoẻo đi như mê…Ráng lên!... Ánh sáng điện thật xa kia rồi! Một, hai, ba, bốn, năm… ba mươi… sáu mươi… một trăm!... Không phải rồi. Trái sáng mà nhầm ra đèn. Còn xa lắm. Ráng chút nữa! Ba trăm… Năm trăm… Một ngàn!... Đuối sức quá rồi! Sao vẫn chưa thấy gì cả? Một ngàn rưởi… Hai ngàn… Sao mãi vẫn chưa nghỉ giải lao thế này? Ba ngàn mốt… Chín Sùm ơi! Định giết anh em hay sao thế? Hự! dép tuột đâu mất rồi?
Linh tụt dần, tụt dần lại. Bước chân đi lúc khệnh khạng, lúc líu ríu như người say. Phía trước, một chấm sáng bằng hạt đỗ lật bật bay xuống. Giọng Chín Sùm gắt gỏng:
Đi gì mà ngu ngơ như ngỗng đeo đài thế?
Linh nuốt nước bọt, đi im lìm như không nghe thấy.
Nhanh cái giò lên chút coi! Không ai rước cha được đâu?
Linh dừng lại, mắt mở to, ngây ngô nhìn Chín Sùm. Ánh mắt ấy mỗi lúc một trừng lên dữ dội. Anh muốn trút lên đầu người đứng trước mặt – dù bất cứ là ai - nỗi nhọc nhằn khổ sở bấy lâu.
Chín Sùm vẫn làu bàu:
Sướng chưa? Còn đứng ăn vạ đó à?
Linh từ từ tiến lại, mắt dại và giọng cũng dại đi:
Cút! Cút ngay! Tao đập chết bây giờ! Cút!
Tưởng những người sốt rét nhiều sinh ngớ ngẩn, ai nói nặng, nói nhẹ gì cũng cười, nên Chín Sùm há hốc mồm trước nắm đấm gày guộc của Linh đang run bắn trước mũi mình. Anh ta lùi lại và quay lưng bước nhanh, còn rớt lại tiếng nói vẫn làu bàu:
Nhưng cũng ráng lên, cha nội…
Linh nhắm mắt lại, bải hoải cất bước. Mày à!... Một hai… Mày à!... Một hai… Anh lại lẩm bẩm trong đầu.
… Tới lúc nghỉ mười phút, Linh ngật người tựa vào bồng thở dốc. Chân tay, đầu óc bủn rủn ra. Cái bủn rủn từ ngón chân chạy lên đỉnh đầu, rồi lại từ đỉnh đầu rủn xuống. Bắp chân nhay nháy như bị chuột rút… Anh như lịm đi… Lúc choàng dậy, quờ quờ tay không thấy ai bên cạnh, anh luống cuống đứng lên. Lật bật đi được một đoạn lại đụng vào cái gò mả xây bằng đá ong. Đi ngược lại đường cũ rồi! Anh hấp tấp quay lại. Vừa xiêu vẹo đi được mấy bước, anh bỗng thấy một chan mình giẫm vào bông, thế rồi cả người hẫng đi… Anh chúi người xuống một hố bom bùn nước lệt xệt. Bồng tạc đạn nặng trĩu càng dìm đầu anh lún xuống. Chới với một lúc lâu, anh mới tháo được quai bồng ra, ngồi dậy được… Và khi ấy, giữa hố bom bùn nước lệt sệt, dưới ánh sáng ướt nhoẹt của hoả châu đang trôi xuống, trong trời mưa tầm tã, Linh cứ ngồi lặng mặc cho nước mắt chảy ra…
Có tiếng chân bước lật bật trên miệng hố. Linh im lặng. Rồi giọng Chín Sùm gọi như mếu:
Linh ơi! Tám Linh ơi! Đâu mất rồi? Vầy có khổ không?
Linh vẫn im lặng. Tiếng chân Chín Sùm xa dần…
Tới khi cào cấu lên được miệng hố thì Linh thiếp đi…
… Gần sáng, những tiếng nổ lớn đánh thức anh dậy. Phí sân bay Phú Lợi, lửa đang bừng lên. Cháy rồi! Ta đánh rồi! Linh thấy nôn nao trong lòng nhưng bỗng xìu lại ngay khi nhìn thấy bồng tạc đạn nằm trơ trẽn bên cạnh.
Mưa vẫn rơi… Mình là đồ bỏ thật rồi! Thế là hết! Tìn đồng đội đồng chí chẳng còn. Đảng không tin. Bạn bè bỏ rơi. Sức lực kiệt… Sống làm gì nữa? Mẹ ơi, có ngờ đâu con của mẹ lại ra nông nỗi này? Hương ơi! Anh chẳng xứng đáng để em làm lụng nuôi anh suốt đời nữa đâu… Cuộc chiến tranh dai dẳng này không chịu nổi nữa rồi! Khi con đi, bố không hài lòng: Cái kiểu đi như thế thì có thể trở thành anh hùng và cũng có thể trở thành kẻ phản bội. Phản bội… Phải rồi! ở đây sát ấp lắm, chỗ chó sủa kia kìa, chỉ cần đi mấy bước, hay cứ ngồi đây, sáng ra chỉ việc đưa cái áo này vẫy trên đầu là trực tahưng chúng nó sẽ đổ xuống mang đi… Không! Không thể như bố nói được đâu? Con không trở thành anh hùng, nhưng cũng không bao giờ phản bôi đầu hàng. Anh con đã ngã xuống năm xưa, không được như anh, không đi tới cái chết trong trận đánh được, con xin chết thầm lặng không tăm hơi như thế này! Cha mẹ tha lỗi cho con! Hương ơi! Mong em đừng buồn… Các đồng chí ơi! Tùng ơi! Toàn ơi!... Hãy tha lỗi cho mình nhé!...
Linh bần thần đứng dậy như người mất hồn. Anh loạng choạng rẽ vào bờ rạch gần đó. Bộ quần áo trên người anh tả tơi từng mảng. Một đem thiếp đi, đàn mối càng đã gặm hết mất rồi! Ánh hoả châu lại nhoè lên, trôi lờ đờ xuống rạch. Trông anh như người điên đang đi vào đám cháy.
Tới bờ rạch, Linh lần mò tìm vào một ngách sâu, thật sâu, vắng vẻ, rậm rạp nhất, không ai đi tới được. Đặt bồng xuống, anh tháo cái võng bên hông dăng vào hai gốc cây xù xì ngấn đầy bùn. Con nước đang róc rách lớn dần. Anh ngồi xuống, chậm rãi gột hết bùn trên đầu, trên mặt, trên quần áo, rồi trên võng. Đàn muỗi đói bay lên, kêu vu vu. Linh xoè bàn tay, cẩn thận chải vuốt lại từng sợi tóc như hồi nào trước giờ lên sân khấu. Rồi với nết mặt kỳ quặc, nửa u mê, nửa thanh thản, anh tẩn mẩn kỳ cọ kỹ từng ngón tay, ngón chân. Những ngón tay vàng khè thỉnh thoảng lại thõng xuống, đuối sức. Chết cho sạch sẽ một chút! Chỉ cần nằm thế này hai ngày, ba ngày… Chăc không phải dùng tới cái ấy! Linh như thấy con dao mỏng tựa lá lúa thu được của một thằng trung tá nguỵ đang nằm ở túi áo trái, áp cái lạnh giá vào ngực mình. Toàn ơi! Cuối cùng rồi mình cũng phải chọn một cái chết gần giống như cậu…
Khi tiếng xe bò đầu tiên lọc cọc ra bưng thì anh cũng lẩy bẩy thả người nằm xuống. Vòm lá xum suê gai góc ôm gọn lấy anh…
Một ngày nóng nực trôi qua. Mặt trời vừa khuất sau rặng dừa cuối ấp. Ngay chỗ đó, mây thình lình chói rực lên với những tia hào quang hình rẻ quạt, khiến người mới ngủ dậy cứ ngỡ bình minh sắp mọc.
Ngoài bãi đất trống, có những tiếng động khcs lạ dội vào làm Linh tỉnh dậy. Anh mệt mỏi nhướng mắt lên, rồi lại ập xuống. Hơi thở của anh yếu lắm rồi. Tiếng động ngoài kia mỗi ngày một lớn, tiếng lộp cọpp xoang xoảng của thùng, của hộp, xen kẽ tiếng nắp chai bật bôm bópp. Cái gì mà ồn ào thế? Hệt tiếng bọn ma quỷ đang xâu xé uống máu, ăn gan những kẻ tội lỗi. Bỗng một giọng nói ngòng ngọng vang lên rất rõ bên tai anh:
Nô! Nô! Nô Vici… Ế là là! Uýt- ki… Tốt! Tốt! Coong gaái Việt Nam! Tốt! Tốt!...
Lại cười. Lại ằng ặc như sặc nước. Có cả tiếng con gái ré lên. Linh hơi tỉnh lại. Hình như bọn Mỹ đổ quân gần dây? Chúng nó đến lúc nào mà mình không hay biết? kệ mẹ nó! Lúc này, Mỹ hay nguỵ cũng chẳng dính dáng gì đến mình… Linh lại nahứm mặt.
Chính trong khoảng tối anựng nề vừa ụp xuống đó, Linh thấy lơ mơ hiện ra con nhặng khổng lồ trên ngọn bằng lăng. Thỉnh thoảng nó lại giật nảy lên. Mái tóc mềm của Tùng… Cái cọc gỗ cắm giữa mồm… Linh rùng mình tỉnh hẳn.
Tiếng cười, tiếng ăn nhậu đập phá, tiếng con gái cười ngặt ngẽo bỗng oà tới, thuốn vào tai anh. Linh nhăn mặt ngồi dậy. Sống lưng anh tưởng như xếp lại, dồn xuống. Anh vén lá cây nhìn ra. Vướng víu quá, anh toài thêm một bước nữa. Trước mặt Linh, chừng hơn một trung đội Mỹ đen có, trắng có, cởi trần trùng trục, đang quây tròn ăn uống. Một két la ve úp sấp, chai cốc nằm ngổn ngang. Một tấm pông sô trải ở giữa, bày các loại hộp Mỹ to nhỏ. Ba đứa con gái Việt Nam, đầu tóc rũ rượi, chỉ mặc đồ lót, nằm ngả ngớn trong lòng mấy thằng Mỹ kệnh càng lông lá. Chúng nó ăn uống, mớm cho nhau, cười rú lên. Ngồi cao hơn cả là một thằng Mỹ còn trẻ, tóc vàng, mặt mũi cân đối, ria mép xén gọn, trên ve áo đính ba ngôi sao nhỏ. Nó đưa tay bế bổng một đứa con gái đặt nằm ngửa giữa đám rượu thịt nhầy nhụa. Rồi nó quăng hộp, quăng bia lên cái bụng trắng như con heo cạo đó, tiếp tục nhậu. Cả bọn rống lên tán thưởng. Đứa con gái nằm ngửa cũng nhêch miệng ra cười liền bị thằng ngồi cạnh tống gọn một khúc xúc xích vào mồm. Cái bàn nhậu rung rinh chức nhào…
Chúng nó vẫn chu lên cười man rợ như một bầy chó đói. Hàm răng trắng ớn của thằng Mỹ đen ló ra sau khung cửa chiếc “cá rô”… Linh bịt chặt hai tai. Cái gì đang diễn ra thế kia? Bọn Mỹ đen, Mỹ trắng kia ở đâu tới đây? Chúng ôm con gái Việt Nam, ăn uống phè phơn như ở chính ngay nhà nó… Tùng ơi! Mười ngày mưa ròng rã không lấy được mày! Chúng nó đó! Những thằng mặt người dạ quỷ! Tao đã bỏ tất cả vào đây vì chúng mày! Đói khát, chết chóc… Tất cả đều từ cái đống thịt đang ngọ nguậy kia mà ra sao? Vậy mà mình lại nằm đây chờ chết? Thật là quỷ quái! Trong lòng Linh như có tiếng gào thét. Anh lẩy bẩy tuồn khỏi võng. Được! Chúng mày cứ tiếp tục ăn uống, đú đởn đi! Cả tao với chúng mày, cả mấy con nữa tặc kia nữa, cùng chết một thể cho vui! Tao chờ chúng mày đã lâu rồi… Cơn sốt làm hai hốc mắt Linh trũng sâu và đôi con ngươi đỏ như hai hòn than đang cháy.
No say rồi, bọn địch chuẩn bị căng bạt. Nó chốt lại đây đêm nay? Chúng nó gài trái, đào công sự. Mấy đứa con gái nằm dài hút thuốc, mắt lim dim nhìn những ráng đỏ cuối cùng. Phải đập trước khi chúng xuống hố mới ngon! Đầu óc Linh quay cuồng. Anh lóng ngóng bày năm trái thủ pháo ra đất. Phải đập tất cả số trái này vào đầu chúng nó. Anh cầm trái thứ nhất, đưa giây giật nụ xoè lên miệng. Vừa khi đó thằng đại uý tóc vàng khom cái lưng to bè chui vào nhà bạt. Những thằng khác cũng dần dần chui vào những mái bạt mắc sát đất. Chỉ còn lại hai thằng lính gác. Thằng tóc vàng ba sao vừa chui vào túp lều giữa. Khoan! Anh nhả chốt tạc đạn. Uổng, đánh bây giờ uổng lắm! Mấy khi được điều nghiên lý tưởng thế này? Rõ như chính mình là chúng nó. Mình có thể làm hơn được nữa kia mà! Sợ yếu quá không xiết? Không! Nếu lộ cùng chết! Làm hết sức đi! Có chết cũng đỡ áy náy! Các anh ấy sẽ hiểu cho mình. Bạn bè sẽ hiểu cho mình…
Cảnh vật dần dần sẫm màu. Cái trảng cỏ vẫn êm ả buồn buồn những tiếng dế kêu than. Linh cắn một trái tạc đạn, bò ra. Mỗi lần nhích lên, xương sống tưởng long ra một đốt. Cái búa vô hình nào cứ trở đầu gõ tăng tăng vào thái dương? Anh bẻ ngọn rau móp khẽ nhai. Chất nước lờ lợ trôi xuống cái cổ nóng rát khiến anh nhìn tỏ hơn. Anh ngắt ngọn nữa, rồi bò thật chậm về phía thằng gác. Nó quay lưng lại phái rạch. Cái áo lính bằng vải bạt rộng thùng thình khiến nó lừng lững như cái đụn rạ. Nó ngáp, quai hàm kêu răng rắc, rồi vạch quần… Nước đái toàn mùi rượu chua nồng. Cái đầu Linh đã ở ngay gót giầy bốt- đờ- sô của nó. Quái lạ! Sao lần này Linh không thấy hồi hộp gì cả?
Linh từ từ đứng dậy. Tay trái anh vỗ nhẹ vào vai thằng lính gác. Nó tưởng đồng bọn, uể oải quay lại. Tay phải anh lách ngọt lưỡi dao mỏng vào nắp túi áo bên trái. Thân hình nặng cỡ một tạ của thằng Mỹ hơi giật lên rồi nó há mồm ngáp ngáp. Hơi rượu chua loét phả đầy mặt Linh. Anh bặm miệng muốn ói. Nó đùn bọt mép, cào cấu cái gì ở khoảng không gian trước mặt rồi từ từ ngả nghiêng cái thân xác khổng lồ xuống. Linh ghé vai đón cái tảng lưng của nó. Nặng quá! Nặng hơn đệm xích bánh xe, nặng hơn cả bồng tạc đạn. Này, mình mà ngã trước nó thì ầm lên bây giờ! Linh chạng hai chân cố đứng vững, rồi khuỵu dần, khuỵu dần xuống. Khi đầu gối gập lại, anh chống cả hai tay lẩy bẩy nằm hơi nghiêng xuống. Thằng Mỹ ngả theo và lật sang bên. Nó nằm dài như cây gỗ lớn. Linh cũng nằm vật ra, thở như ai chặn lấy ngực… Một lúc Linh mới chống tay uể oải ngồi dậy. Thấy vật gì sang sáng, anh cầm lên đưa sát mũi: khoai tây hầm. Anh móc ra nhai mấy miếng rồi đặt xuống. Hôi quá!
đầu đằng kia, thằng gác thứ hai đứng im như bù nhìn khoác áo tơi. Nhét con dao vào túi, lại cắn trái lựu đạn, anh trườn tới mái bạt giữa. Được một quãng anh dừng lại, thơt hổn hển. Phải nhanh lên một chút kẻo tời giờ chúng nó đổi gác… Cửa đây rồi! Anh ghé tai nghe: nó đang ngáy. Thằng Mỹ ngáy cũng khác. Nó rin rít như cưa vào sắt. Giết thằng này thật dễ, lại lách nhẹ nhàng lưỡi lúa vào nắp túi áo trái. Nhưng anh lại cần nó sống. Phải, tao cần mày sống. Dù chỉ một ngày để đi theo tao lên rừng mà tận mắt trông thấy những cái gì chúng mày đã gây ra. Chúng mày muốn huỷ diệt tất cả. Làm cái chuyện ấy mày tưởng dễ lắm sao? Mày khờ lắm! Rồi mày cũng phải nếm qua cái mùi mẽ ở rừng một chút để hiểu thêm cái việc chúng mày đã làm và hiểu thêm cả chúng tao nữa. Cực vì chúng mày quá rồi!
Anh định thần trong bóng tối một chút để nhận ra cái dáng anừm mờ mờ của nó rồi tuồn vào… Thằng đại uý đang nằm nghẹo đầu trên cái võng ngắn cũn cỡn. Hai chân vẫn xỏ giầy, thõng xuống đất. Anh rờ rờ những búp tóc xoăn sau gáy nó. Tóc gì mà khét thế! Anh &aacuave; pháo bắn dữ nhất. Bắn theo tính toán căn ke sẵn. Nó tính ngăn chặn sự tiềm nhập của ta từ các khu rừng chồi mỏng dẹt.
Nơi ở của bộ tư lệnh cũng na ná như các đơn vị. Có khác là đào nhiều hầm thùng làm nơi hội họp. Hầm thùng là thứ hầm rộng không có nắp, nóc che bằng ni lông. Xung quanh vách hầm có khoét nhiều hàm ếch để nếu cần, chui vào tránh miểng. Hầm có nắp họp hành bí lắm. Với kiểu hầm này, pháo bắn cách một trăm, hai trăm mét coi như không. Trúng bóc mới chết. Mà mấy khi đã thả đúng lỗ.
Linh tìm tới được chỗ ở của phòng chính trị thì trán anh đã rìn rịn mồ hôi. Hết rét lại nóng, hết nóng lại chuyển sang rét. Ráng chút nữa hỏi thăm tình hình xong có gục hẵng gục. ở địa bàn "a beo" này, ba cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần cũng lụm xụm đóng sát nhau. Tìm được hầm ban cán bộ chắc cũng mệt. Không khí ở đây có vẻ trang nghiêm khác hẳn dưới các đơn vị. Tiếng ra-đi-ô mở râm ran.
Linh khom người rẽ vào một cái hầm đang có ánh đèn dầu mờ mờ hắt lên tấm ni lông nóc. Anh bỗng sững lại trên miệng hầm, mừng rỡ: Kiêu kia phải không? Sao lại ở đây? Đúng rồi! Bên ánh đèn, mái tóc ấy vẫn mượt, khuôn mặt vẫn sáng láng. Kiêu đang lượn đi lượn lại nói cái gì say sưa lắm với một người đầu sói, đeo kính trắng. Chắc đồng chí trưởng ban cán bộ? Kiêu vẫn khỏe mạnh, tươi tắn. Thế mà cứ tưởng anh ta đã nằm xuống ở một ngã ba nào rồi! Còn số anh em cắt về sau đâu? Chắc còn cả thôi… Nhìn thấy Kiêu lúc này, anh như thấy cả tiểu đoàn ở bên mình.
- Kiêu! Anh Kiêu! - Linh khẽ gọi.
Kiêu nhìn lên ngơ ngác giây lâu rồi hơi tái mặt, ngả người về sau như muốn trốn vệt sáng đèn. Liền ngay đó, Kiêu nở một miệng cười thật dẻo, anh ta gần như chạy lao về phía Linh:
- Linh! Tám Linh hả? Mèng đéc ơi! Mình tưởng ông làm mồi cho kỳ đà rồi! Vào đây! Vào đây!
Anh ta quay sang người đầu sói, nói sôi nổi:
- Đây là đồng chí Linh, cán bộ điều nghiên của tiểu đoàn tôi, đi công tác mới về… Ui chao! Sao ốm nhách thế, Tám Linh? Tội nghiệp!
Anh ta bỗng thở dài, cái miệng mỏng như lá tranh trễ xuống, đầy vẻ phiền muộn.
Linh lóng ngóng chả nói được gì. Kiêu có vẻ xúc động thực sự khi gặp mình. Vậy mà hôm ấy mình lại nỡ đối xử với Kiêu như thế… Anh nắm chặt lấy tay Kiêu. Cơn sốt tan biến đi từ lúc nào.
Người đầu sói nghe Kiêu giới thiệu, khẽ ngẩng lên gật đầu chào rồi lại cúi xuống ghi chép… Nhưng ngay sau đó lại ngẩng lên, tháo kính nhìn Linh chăm chú:
- Linh… Trần Hoài Linh phải không?
- Dạ!…
Linh nhấp một ngụm nước nóng của Kiêu đưa cho như uống cả cái ấm áp của gian hầm. Kiêu đứng lên có vẻ vội vã:
- Báo cáo anh Sáu, anh làm việc với đồng chí Linh… Tôi qua làm việc với tham mưu rồi còn kịp theo giao liên về tiểu đoàn…
Linh giật mình: ấy, sao đi sớm vậy? Còn bao nhiêu điều đã hỏi, đã nói được đâu… Thế anh em ta?… Thế Năm Thúy… Linh lật đật đứng lên định gọi nhưng bóng Kiêu đã mất hút ở cửa hầm… Anh run run ngồi xuống, thái dương kêu tăng tăng như có ai lấy búa gõ vào. Nếu không có người đeo kính trắng ngồi kia với vầng trán đáng vì nể thì Linh đã nằm vật ra ghế rồi…
- Thế này đồng chí Linh nhé! - Cái giọng nói vừa ấm vừa lạnh vang lên.
- Dạ!… - Linh trả lời mà mắt cứ trĩu xuống. "Nói nhanh đi ông. Đuối quá rồi!".
- Chúng tôi có nghe báo cáo về tình hình đồng chí đợt đi lấy gạo vừa rồi…
"Ôi giời! Nghe thì ai chả nghe…".
- Thật đáng tiếc! Chúng tôi chưa kịp xét kỹ, nhưng thật là chả hay ho gì…
"Đúng là chả hay ho gì! Chết người, mất gạo, có gì là hay ho?" - Linh cứ miên man… "Khó thở quá!".
- Đồng chí có vẻ bệnh?
Linh gượng lắc đầu. Hơi thở qua mũi nóng như lửa. Mắt như có ai đổ chì lên mi nóng nhức…
- Rất ít thời giờ, nhưng đồng chí Linh có thể báo cáo tóm tắt vụ tổn thất đó một chút được không?
"Chả có cái gì đáng phải báo cáo dài dòng. Tôi mệt quá rồi… Mọi việc đều rõ cả. Bây giờ nói là nôn mửa mất…" Anh vẫn lặng im, đầu gục xuống như ngủ.
Người sói đầu nhíu một bên lông mày:
- Nguyện vọng của đồng chí bây giờ là gì?
"Còn gì nữa? Hỏi buồn cười quá!". Anh bật nói đứt quãng:
- Báo cáo đồng chí trưởng ban cán bộ. Tôi, Trần Hoài Linh, giữ chức trung đội trưởng trung đội trinh sát đặc công thuộc D.73… xin được trở về vị trí cũ!
Gian hầm lắng lại. Chỉ còn nghe tiếng thở dồn của Linh. Trước mắt anh, ngọn đèn chai trên bàn cứ trượt đi trượt lại như đang nhảy múa.
Đồng chí trưởng ban gập gọng kính lại, nói với vẻ nửa kết luận, nửa còn cân nhắc:
- Nguyện vọng đồng chí sẽ xem xét sau. Lúc này lu bu quá! Sắp làm ăn lớn, không lúc nào rảnh. Phòng chính trị quyết định đồng chí ở lại tuyến sau giữ chức trung đội phó trung đội sản xuất. Đồng chí thấy thế nào?… Đây cũng là nhiệm vụ rất quan trọng, nó sẽ…
Linh choáng váng như bị lửa táp vào mặt. Anh không nghe thấy gì nữa, anh không hiểu gì cả. Cái gì thế? Tại sao lại như vậy? Sắp làm ăn lớn… Trung đội phó sản xuất… Sao người ta lại loại mình ra khỏi vòng chiến đấu sớm thế này? Mình hết xài, mình là đồ bỏ rồi sao? Không! Không thể như vậy! Hãy trả tôi về với tiểu đoàn! Tôi còn… Tôi sẽ… Linh đứng bật dậy, nhưng ngay lúc đó, như có một thanh sắt phang vào gáy, anh mất đà giụi vào vách hầm. Trước khi mí mắt ập xuống, anh vẫn còn mờ mờ ảo ảo thấy cái miệng mỏng như lá tranh của Kiêu nhệch đi trên miệng hầm và một giọng ai đó vang lên:
- Tay đào ngũ ở tiểu đoàn đặc công đó…
Tiếng nói dửng dưng ấy khiến anh quỵ hẳn.