Chương 48a
Đấu bảo

    
ốc Chẩn quyết đoán nhanh nhẹn, thu xếp đâu đấy xong, lập tức trong ngày hôm đó, từ biệt Thích Kế Quang, cùng Lục Tiệm cưỡi ngựa đi về hướng tây, cả năm đại kiếp nô cũng đi theo. Rong ruổi gió sương vài ngày, họ vào đến Giang Tây, hôm sau nữa, đến bên bờ Trường Giang, đã có một chiếc hoa thuyền lớn thả neo chờ sẵn. Cả hai giong ngựa lên thuyền, rồi nhổ neo, ngược dòng. Trên hoa thuyền, có phòng khách, phòng đọc sách, phòng ngủ, tất cả trang bị đầy đủ tiện nghi. Cốc Chẩn ngày đọc sách, tối chơi cờ, uống rượu, đôi khi cùng Lục Tiệm đứng tựa lan can bình phẩm, thưởng ngoạn phong cảnh hai bên bờ sông, thần thái ung dung, nhàn hạ.
Lục Tiệm hiểu cá tính đặc biệt của Cốc Chẩn, càng gần lúc đương đầu đại địch chừng nào, gã càng lộ vẻ ung dung, trấn tĩnh, và ngược lại! Thành thử, cái dáng gã ung dung đó, càng khiến đối thủ khó đoán biết gã hơn! Lục Tiệm không nén nổi lo lắng trong lòng, hỏi: "Cốc Chẩn, cái mụ Tây Tài thần đó rốt cuộc đã đưa ra đề mục tỷ thí như thế nào rồi?"
"Đề mục cũ xì mà!", Cốc Chẩn cười, đáp: "Mụ ước định ta tại lũng Linh Thúy để thi đấu bảo vật, tỷ thí xem ai được quyền làm chủ cái nhẫn Tài Thần. Năm đó, ở trận thi đấu bảo vật ở Nam Hải, mụ thua mất cái nhẫn vào tay ta, trong lòng vẫn không phục, lần này, thù cũ hận mới, mụ tìm ta tính sổ một lần!"
LụcTiệm hỏi: "Thi đấu bảo vật là thi như thế nào?" Cốc Chẩn vui vẻ giải thích: "Tức là thi đấu giầu có ấy mà! Ai càng có nhiều bảo vật, càng trân quý chừng nào, càng hay!" Lục Tiệm hỏi: "Ngươi đã có chuẩn bị kỹ chưa?". Cốc Chẩn cười cười: "Cũng có chuẩn bị đôi chút, nhưng không nhiều hy vọng lắm!" Thấy Lục Tiệm lo lắng hiện trên mặt, gã bất chợt vỗ vai Lục Tiệm, bảo: "Đại ca, trên đời này, cái sự toàn thắng, tất thắng vốn chẳng nhiều, nhưng như Thích tương quân đã nói thật đúng đấy, ra quân trông vào NGHĨA, lấy NGHĨA làm đầu, huynh và ta đều giốc lòng vì bá tánh, thể nào cũng được ông trời phù trợ". Lục Tiệm phấn khởi hẳn lên, gật đầu đáp: "Ngươi nói đúng lắm, tại vì ta đã quá lo lắng đấy thôi!"
Thuyền tiếp tục đi được hai hôm, rồi họ rời Trường gIang, rẽ vào một nhánh sông con. Nước sông trong xanh, lượn quanh núi biếc, mặt sông hẹp lại dần, chỉ đủ rộng cho ba chiếc thuyền cùng đi song song. Đi thêm một ngày đường nữa, chợt thấy hai bên bờ là đồi cỏ xanh mướt, quây quanh một thung lũng núi.
Sau vài vòng quay bánh lái, thuyền cập vào, bọn Cốc Chẩn, Lục Tiệm rời thuyền lên bờ. Trong cốc cỏ cây rợp bóng, giữa rừng có dựng một toà miếu, vách gỗ hư mục, mái ngói đổ nát, chừng bị hoang phế đã lâu. Trước miếu, một khoảnh đất trống, hiện có chừng hơn trăm người tụ tập trên ấy, toàn phục sức hoa lệ, kiểu cách phú thương. Lục Tiệm cũng có nhận mặt đôi ba người trong đám, như Hồng lão gia ở Nam Kinh, Đinh Hoài Sở của Dương Châu. Cốc Chẩn vui vẻ nói: "Đây toàn là những phú thương nổi tiếng khắp nơi, để ta dẫn ngươi đến giới thiệu, làm quen". Bèn sánh vai Lục Tiệm tiến vào đám đông, chuyện trò chào hỏi rôm rả cùng họ. Đến giữa đám thương gia, Cốc Chẩn như cá gặp nước, níu áo người này, bắt tay người kia, trao đổi đôi ba câu cùng mỗi người, nói cười vui vẻ, chuyện trò râm ran, như thể một quân vương hoà mình vào giữa đám cận thần.
Lục Tiệm không quen lối xã giao đó, gã chỉ chào hỏi sơ sài, rồi kéo lũ kiếp nô ra đứng nơi đàng sau đám đông. Một lúc sau, chợt thấy từ trên xa trên sông một tiểu thuyền, thân sơn đen, trương buồm trắng, vượt nhanh lại, sóng nước rẽ ra thành từng đợt lan ra mặt sông, phút chốc thuyền cập bến, có ba vị trưởng lão lên bờ, hai nam, một nữ, đều mang dáng vẻ tiên phong đạo cốt, hạc phát đồng nhan, như hình ảnh người tiên vẽ trong tranh cổ.
Cốc Chẩn khi trông thấy ba người đó, bèn rẽ đám đông, bước tới chắp tay chào: "Ba vị tiền bối vẫn được mạnh khoẻ?" Ba người liếc sơ qua, khẽ gật đầu, rồi họ rảo bước đến trước miếu, cùng khoanh chân, xếp bằng, ngồi xuống. Cốc Chẩn tươi cười, hỏi: "Vì sao Đào Chu Công vẫn chưa thấy đến ạ?"
Bà già thở dài, buồn rầu nói: "Lão đã qua đời mấy hôm trước đây!". Cốc Chẩn sững sờ! Vẻ mặt đầy nét thương tiếc, hắn hỏi: "Nói như vậy, hôm nay sẽ chỉ có ba vị trọng tài thôi hay sao?" Một vị trưởng lão trong bọn nói: "Dĩ nhiên là không! Nghe nói, trước giờ hấp hối, lão đã có sắp đặt người thay thế, chắc người ấy sẽ sớm đến đây thôi!". Cùng lúc đó, lại thấy một tiểu thuyền khác đang chầm chậm cập bến, từ trên thuyền tiến ra một lão già chừng năm mươi tuổi, sắc mặt vàng vọt, như người mang bệnh, đôi hàng lông mày giao nhau như hình chữ nhất trên gương mặt.
Người đó tiến về phía ba vị trưởng lão, lấy từ trong bọc một phong thư, đưa ra. Một vị trưởng lão đón lấy, xem xong, hỏi: "Vậy ông là người kế truyền của Đào Chu Công?". Người đó không nói gì, chỉ lẳng lặng gật đầu. Vị trưởng lão bảo: "Mời ngồi!". Người mới tới vẫn không lên tiếng, chỉ đi đến, khoanh chân, xếp bằng, ngồi xuống.
Lục Tiệm hỏi Cốc Chẩn: "Bốn vị lão nhân đó là ai vậy?". Cốc Chẩn đáp: "Họ là trọng tài cho cuộc thi. Từ bên trái sang, là Lã Bất Vi, rồi đến Trác Vương Tôn, người thứ ba là quả phụ Thanh, người chót đáng lẽ phải là Đào Chu Công, nhưng lão đã tạ thế rồi, có người kế truyền đến thay"
Lục Tiệm trầm ngâm, nói: "Lã Bất Vi, Đào Chu Công, hai cái tên đó nghe sao thấy quen quen quá!" " Mạc Ất nói: "Đào Chu Công là người thương gia giầu có lớn hồi thời Xuân Thu, Lã Bất Vi là nhà buôn nổi tiếng thời Chiến Quốc, cả hai đều đã chết từ hơn hai ngàn năm nay rồi!" Lục Tiệm kinh ngạc: "Thế sao hai vị trưởng lão này lại có cùng danh tự vậy?"
Cốc Chẩn thấy gã có vẻ sững sờ, bèn mỉm cười, nói: "Cả bốn vị đó đều là những phú thương nổi tiếng, từ khi họ quy ẩn, đều không muốn người đương thời biết đến họ bằng những cái tên thật của họ nữa, nên họ đã mượn tên những phú thương nổi danh sử sách, chứ không phải các vị nổi danh đó đã giáng thế xuống trần trở lại đâu! Đến vị mang tên Trác Vương Tôn, quả phụ Thanh, rồi người kế truyền của Đào Chu Công, cùng đều là dòng dõi của những bậc tiên hiền đó, có mượn danh hiệu, cũng chỉ là để giấu giếm thân phận thôi!"
Lại nghe quả phụ Thanh mở miệng hỏi: "Đông Tài Thần, tại sao còn chưa thấy Tây Tài thần đâu cả vậy? Bắt lão bà tử ta đây phải chờ đợi nó, vô lý quá!". Cốc Chẩn hì hì trả lời: "Thanh bà bà, cái tính nết của mụ ấy còn ai mà không biết, nếu mụ ta còn chưa bầy ra những trò khoa trương đình đám, mụ là còn chưa chịu xuất hiện đâu!"
Quả phụ Thanh hứ nhẹ một tiếng, dòm Cốc Chẩn, tia mắt thoáng đượm vẻ ân cần tha thiết, hỏi: "Hài tử, liệu ngươi thắng được nó phen này không? Cốc Chẩn cười cười, đáp: "Tiểu tử sẽ chỉ cố hết sức mình thôi!". Trác Vương Tôn bảo: "Ta và ngươi đều là thương nhân người Hoa, lần tỷ thí này, có liên quan đến vận mệnh hưng suy của thương mại người Hoa chúng ta. Mặc dù vậy, kỳ tỷ thí này, cả bốn chúng ta đều sẽ hết sức công bằng, sẽ không thiên vị một bên nào cả!"
Cốc Chẩn vui vẻ đáp: "Cái đó tất nhiên!" Đang lúc ấy, chợt nghe đám đông đồng loạt kêu lên, sững sờ! Cốc Chẩn đưa mắt nhìn ra, thấy trên mặt sông, một gã hắc y nhân, không ghe, không thuyền, đang đạp sóng lướt đến, cước bộ thật nhanh nhẹn, phóng mình đến nhanh như tên bay!
Lục Tiệm nhìn tình thế, cũng thoáng biến sắc, gã tuy thần thông đến mức tránh được nước, lửa, nhưng dẫu cao cường đến vậy, vẫn không thể lướt sóng như đi trên đất bằng được, và còn cái kỳ lạ khác nữa, gã hắc y nhân đó từ dưới chân lên đến đỉnh đầu, thân hình tuyệt bất động!
Khi gã hắc y nhân đến gần, mọi người đều vỡ lẽ, dưới đôi chân gã là một thân tre dài rộng bản. Lục Tiệm chợt hiểu, người đó chỉ mượn chỗ dựa trên thân tre, theo dòng nước mà lướt đi, nhưng làm được như thế, nếu không có bản lĩnh khinh công cực cao, không nắm vững thuỷ lưu của dòng sông, chẳng thể nào đi trên mặt nước được như vậy. Lại chưa kể đến nước sông chảy không siết, mà gã đó lại đến thật nhanh, cũng có chỗ không bình thường.
Chính vào lúc còn chưa rỗ, hắc y nhân đã rời khỏi thân tre, vung tay ném đi một cây gậy trúc nho nhỏ, khi rơi xuống sông, vừa chìm xuống đã nổi lên ngay trên mặt nước, hắc y nhân tả cước điểm nhẹ vào đấy, tung mình lên, nhanh như chim bay, đã đáp vào bờ sông. Thấy gã đó mặt mày anh tuấn, nhẵn nhụi không râu, trên mình khoác một bộ áo kết bằng lông quạ ô, sắc đen loang loáng.
Gã hắc y mục quang như điện, quét một vòng nhìn mọi người, rồi lấy tự trong tay áo ra một cây pháo hoa, gã ném vụt lên không, cây pháo hoa giữa lưng trời nổ tung thành vô số điểm hoả quang nhỏ, như ánh sao sa, diễm ảo dị thường.
Ném xong cây hoả tiễn, gã áo đen đứng khoanh tay, tư thế ngạo mạn, dáng gầy cao, y đứng đấy hệt như một con hạc đen hết sức kiêu ngạo.
Chẳng bao lâu, c&oacuười khác lên mái nhà?”.
Lục Tiệm không có lời gì để ứng phó, chỉ biết bịa ra nói: “Cái thang gỗ này hỏng rồi, chỉ cần có người đạp lên là gãy”. Thương Vệ Binh nghiêm giọng nói: “Ngươi nói dối, chiếc thang gỗ này vẫn tốt, ngươi rõ ràng là sợ người khác nhìn thấy công chúa”.
Kiều Bổn gật đầu nói: “Người trẻ tuổi, ngươi tay không đoạt đao của hai tên đệ tử của ta, bản lãnh rất tốt. Như thế này vậy, ta lên trên nhìn. Nếu công chúa không có ở đó, ta sẽ nghiêm phạt Thương Vệ Binh, để cho ngươi trút giận”.
Thương Vệ Binh nghe vậy, khuôn mặt trắng bệch, nhưng ánh mắt vẫn quật cường, nhìn chằm chằm vào Lục Tiệm.
Lục Tiệm lắc đầu nói: “Công chúa không có ở đây, mời các vị quay về đi. Nếu như muốn lên nóc nhà, trừ phi đạp lên người ta”. Y rốt cục không giỏi nói dối, lời nói này càng che đậy càng lộ ra.
Kiều Bổn bất giác cười một tràng hềnh hệch. Đột nhiên nghe thấy hai tiếng quát vang lên, hai tên võ sĩ, một trái một phải, huơ đao bổ vào hai bên sườn của Lục Tiệm.
Hai người đều là hảo thủ dùng đao, xuất đao rất nhanh. Nếu Lục Tiệm không rút đao tự cứu, cho dù có giết hai tên võ sĩ trước mặt, cũng khó thoát khỏi ách bị chém vào sườn. Y vốn không có lòng đả thương người, càng không muốn lưỡng bại câu thương, hai chân liền chùn xuống, sử thuật Khiêu Ma, bất chợt nhảy lên sáu thước. “Choang” một tiếng, hai thanh đao dưới chân chém vào nhau, tia lửa bắn tán loạn ra bốn phía.
“Hảo”. Kiều Bổn vỗ tay một cái. Tiếng vỗ tay mới vang lên, chợt thấy Lục Tiệm lộn ngược một cái, còn chưa chạm đất, hai thanh chu thương nhanh như điện đâm tới. Lục Tiệm phân khai hai đao, trong sát na, Lục Tiệm đã rõ đường đi, phương hướng kình lực của đối phương, hai tay tự động phát kích, đao bên trái ép xuống dưới, đao bên phải gạt lên trên, “bộp” một tiếng, một thanh chu thương bị thanh đao bên trái đè xuống đất, thanh chu thương còn lại bị thanh đao bên phải gạt bay, vù một tiếng bắn ra hơn trượng.
Trong cái tung người, đáp xuống của Lục Tiệm, y liên tiếp áp chế bốn tay hảo thủ. Kiều Bổn nhíu mày, bước lên phía trước một bước, đón lấy thanh chu thương rơi xuống, xua tay ngăn đám võ sĩ lại, trầm giọng nói: “Bỉ nhân là Kiều Bổn Nhất Ba, thầy dạy thương thuật của nhà Chức Điền, thỉnh giáo đại danh”.
Lục Tiệm do dự một lúc, nói: “Ta tên là Lục Tiệm”.
Kiều Bổn Nhất Ba lấy làm lạ hỏi: “Lục Tiệm? Chẳng phải là ngoại sinh của Ninh tiên sinh sao?”. Lục Tiệm không có cách gì để chối cãi, ngập ngừng nói: “Chính là ta”.
Kiều Bổn Nhất Ba chau mày, thầm nghĩ Ninh Bất Không vốn là hồng nhân trong mắt của Quốc Chủ, người này lại là thân thuộc của Ninh Bất Không, nếu như đắc tội, thật là không ổn thoả, nhưng trước mắt như cưỡi lưng hổ, khó mà xuống được, y dựng thẳng thương, quát: “Kiều Bổn Nhất Ba thỉnh giáo”.
Đám võ sĩ nhất tề biến sắc, kêu lên: “Kiều Bổn sư phụ”.
Lục Tiệm không thích tranh đấu, nhưng nếu có chút nhượng bộ, danh tiết của A Thị tất sẽ bị tổn hại, chỉ biết gạt tất cả sang một bên. Vừa thấy Kiều Bổn Nhất Ba dựng thương đâm tới, Lục Tiệm liền lùi lại sau hai bước, khoa đao ra thăm dò, dính sát lên thân thương, nhưng chỉ cảm thấy kình lực trên thương hùng hậu, không có kẽ hở để sấn tới. Trong lúc hoang mang, trường thương của Kiều Bổn rung lên, nhắm tim đâm tới.
Keng, ý niệm của Lục Tiệm còn chưa kịp chuyển, hai đao đã giao nhau, y lại mượn thế rung thương của Kiều Bổn, rời đất bay lên, dán sát vào mũi thương của Kiều Bổn, thần tốc xoay chuyển. Cái xoay chuyển này, nửa là mượn thế thương của Kiều Bổn, nửa còn lại là công phu dịch chuyển luyện ra từ Khiêu Ma.
Đám võ sĩ đứng bên cạnh thấy vậy, chỉ cho rằng Kiều Bổn gạt Lục Tiệm ở mũi thương, tất cả đều kêu hay. Chỉ có Kiều Bổn là tự biết có khổ. Lục Tiệm cả người lẫn đao, nặng hơn trăm cân khiến mũi thương vận chuyển không linh hoạt, Kiều Bổn không kềm được, quát lên một tiếng, quán khí vào mũi thương, bất thình lình tống ra.
Lục Tiệm thuận theo thế thương lướt về phía sau, chợt cảm thấy mũi chân đạp lên vật cứng, kinh hãi hiểu ra một thương này của Kiều Bổn là muốn bức mình vào góc tường, nhất thương tất sát. Hai chân Lục Tiệm tức thì dang ra, đá trúng bức tường. Trong nháy mắt đó, thân hình Lục Tiệm như chim cắt, đã ở lưng chừng không, đao trái thoắt cái nhoáng lên, đao phải phá không, bổ xuống chính diện của Kiều Bổn.
Những cái chống chân, tung người, nhoáng đao, bổ xuống, đều là tự động phát xuất, tuyệt không phải là bổn ý của Lục Tiệm. Thương của Kiều Bổn ở ngoài, khó mà chống đỡ được. Lục Tiệm không kềm được kinh hãi, giống như ngày trước bạt tai Thương Vệ Binh, muốn rút tay về, cũng không kịp.
iv style='height:10px;'>
Ngày tháng trôi qua, thấm thoắt đã đến tháng tám, quân lính đều được nghỉ phép về quê, doanh trại trống vắng. Ba người rảnh rỗi, Cốc Chẩn bèn mời Thích, Lục hai người ngồi thuyền dạo chơi trên sông, uống rượu, nói chuyện. Lúc ấy, trăng lên cao vằng vặc, tiếng sóng bủa vào bờ rì rầm, rừng cây thưa thớt lá, Ba người uống đến đỏ mặt đỏ mày, nói chuyện lan man từ nghiệp vụ của mình, lan sang chuyện binh pháp! Cốc Chẩn thuyết rằng: "Động binh động mã, trước hết phải lo cho chu toàn chuyện lương thảo, chẳng phải bàn thêm gì nữa, cái cốt yếu của dụng binh, chủ yếu chính là quân lương. Thời Hán Sở giao tranh, Hán Cao Tổ đánh trăm trận thua cả trăm, nhưng rốt cục chẳng khi nao bị tuyệt lương, toàn nhờ ngài đã có hậu cứ Quan Trung vững chắc, Tiêu Hà (làm thừa tướng cho Hán Cao Tổ) lo việc chuyển vận lương thảo, nguồn lương hướng không bao giờ bị cắt đứt, hôm nay dẫu có thua trận, nhưng lương thực vẫn còn, ngày mai vẫn có thể ra quân trở lại. Việc chuyển vận lương thảo của Hạng Vũ vốn do Bành Việt, Anh Bố (hai đại tướng của bên Sở, sau về đầu về hàng nhà Hán), đảm nhiệm, khi Hạng Vũ mất Bành Việt, Anh Vũ rồi, đường vận lương không còn bảo đảm, tuy Hạng Vũ đã từng chiến thắng trăm trận trước đó, đến khi thua một trận chót duy nhất, y đã không vực trở lại được nữa!"
Thích Kế Quang xua tay lia lịa, cãi: "Cốc lão đệ câu đó nói sai rồi! Việc binh dựa vào NGHĨA, cái cốt yếu của hành quân, là ở hai chữ ĐẠO NGHĨA.Thánh nhân đã từng nói: 'Người quân tử nhằm vào nghĩa, kẻ tiểu nhân hám vào lợi.' Lương tiền tuy quan trọng, nhưng thứ đó nhắm vào mặt lợi! Trong mắt tướng sĩ chỉ thấy lợi, nên còn lợi thì còn đánh nhau hăng, hết lợi thì tan rã hàng ngũ. Hạng Vũ dụng binh như thần, nhưng tính tình bạo ngược, sai giết sạch hàng binh, đem chôn sống hai mươi vạn quân Tần, đánh mất nhân tâm, đến lúc thua không vực lên được, đã phải đâm cổ tự vẫn! Cao Tổ định ra ba chương ước pháp, được lòng người, dẫu thua trận liên tiếp, nhưng cuối cùng đã đoạt được thiên hạ. Chỉ có lấy nhân nghĩa làm gốc, mới có thể chuyển từ yếu sang mạnh, trước thua, sau thắng. Các danh tướng đời xưa, Thích mỗ phục nhất Nhạc Vũ Mục (Nhạc Phi), Quân sĩ của Nhạc gia:
'Ngạ tử bất lỗ lược,
Đống tử bất sách ốc'
(Nghĩa: Đói khát không đi cướp bóc lương thực của dân, Rét mướt không đi chiếm dụng nhà cửa của dân)
cái đó, mới thật đạo nghĩa kinh hồn!"
Cốc Chẩn hỏi: "Nói như Thích tướng quân đây, nếu tuyệt lương, chắc để quân lính bụng rỗng, cầm đao gỗ, thương trúc đi đánh trận?"
Thích Kế Quang đáp: "Cổ nhân lúc đầu đi đánh trận, dùng gậy tầm vông còn được, huống hồ đao gỗ, trúc thương?"
Cốc Chẩn cười ầm, day sang hỏi Lục Tiệm: "Ý ngươi ra sao?". Lục Tiệm đáp: "Ta thấy Thích đại ca nói đúng, chỉ khi nào ra trận vì bá tánh, mới có được hùng tâm tráng chí, không chút bận tâm!". Thích Kế Quang vỗ tay, khen:"Nói rất hay, chỉ cần không chút vướng mắc trong lòng!"
Đang lúc truyện trò, chợt từ phía đầu nguồn, trên bờ sông có thấp thoáng ánh đèn, ẩn ẩn hiện hiện tiến đến, lúc đến thật gần, có một giọng nam tử ngàn ngạt hỏi: "Có Cốc thiếu gia ở trên thuyền đấy không?"
Cốc Chẩn lớn tiếng hỏi lại: "Ai tìm ta đấy?". Lửa đèn nơi đó vụt bừng lên, đồng loạt hơn mười cây đuốc cháy sáng, cảnh tượng bên bờ sông hiện rõ như ban ngày. Ba người dõi mắt trông về chỗ bờ sông nơi ấy, thấy hai hàng người Hồ đang quỳ mọp, họ mình trần, mắt xanh, tóc vàng, tay chân đeo đầy những vòng vàng lớn, trên dây lưng có đính một viên hồng ngọc bảo thạch, dưới áng sáng đuốc, thấy nó lập loè, lóng lánh.
Trên vai tám người là một cái cáng gỗ lớn, có cái ngai, trên ngai ngồi vắt vẻo một nàng Hồ nữ, tóc đen nhánh như mực, thịt da đầy đặn, mặt che một tấm sa mỏng, cho thấy đôi nhãn châu màu xanh, đầy nét kiều mị câu hồn đoạt phách. Đứng tản ra quanh đấy còn có hơn mười tuỳ tùng, nam có, nữ có, toàn là người Hồ.
Thích Kế Quang và Lục Tiệm chưa từng thấy người Hồ, đều cảm thấy kỳ lạ. Cốc Chẩn hình như từng dự liệu trước, cười cười, hỏi: "Các vị tìm ta, chẳng hay có chuyện gì gấp gáp?". Nàng Hồ nữ trên cáng ngó gã, mắt nhìn không chớp, một lúc lâu. Cốc Chẩn hì hì, hỏi "Mỹ nhân nhân, sao nàng lại nhìn ta chăm chú đến thế? Nàng đang định ve vãn tình nhân là ta đây sao? Rồi đem ta về lấy làm chồng?"
Nàng Hồ nữ cười khanh khách, đưa tay che miệng một hồi lâu, rồi ỏn ẻn: "Đông Tài thần quả thật như lời đồn đại, một gã thiếu niên ngông cuồng, nhưng cũng là một gã mặt mày anh tuấn, làm người ta mê đến chết luôn đây này!"
Cốc Chẩn ngoác miệng ra cười, "Nàng mà mê chết rồi, ta cũng không buông tha!" Hồ nữ cười hi hi, bước xuống khỏi cái ngai, trên hai tay nàng bưng một cái hộp cẩn bảo thạch, thênh thênh bước đến ven bờ sông, nói: "Ta vâng mệnh chủ nhân, mời túc hạ ngày mười lăm tháng này ghé qua gặp ngài ở lũng Linh Thuý, tỉnh GiangTây"
Cốc Chẩn đứng lên, chống sào cho thuyền cập vào, lên đến bờ, hắn nhận cái hộp, liếc sơ qua, rồi bất ngờ, cúi thụp người xuống ngang tầm đầu gối Hồ nữ, nghe soạt một tiếng, ném cái hộp bay vù ra giữa sông. Hồ nữ ánh mắt hoảng hốt, lui lại một bước, cùng lúc đó, nghe tiếng suỳ suỳ từ giữa dòng sông, có mấy tia nho nhỏ bắn ra, phút chốc, dưới ánh sáng mấy ngọn đuốc, nước sông chỗ đó đổi màu đen kịt như mực.
Thích Kế Quang cùng Lục Tiệm vụt xanh xám mày mặt, Lục Tiệm quát: "Quân gian tặc giỏi nhỉ, cái hộp đó có ngầm gài ám khí". Lục Tiệm đứng vụt người lên, Cốc Chẩn kịp thời đưa tay cản gã lại, cười cười, bảo: "Tiểu kỹ điêu trùng ấy là thứ hạng bét, vậy mà bà nương này cũng đòi giở giói ra!"
Nàng Hồ nữ gượng cười, nói: "Chủ nhân ta nghe đồn ngươi giỏi tài mở khoá, nên muốn nhân dịp này thử tài, xem ngươi sẽ mở hộp đó ra sao, nếu ngươi mở hộp khéo léo, sẽ không làm phát động cơ quan bắn nước độc, đâu có ngờ ngươi lại làm vậy. Đáng tiếc, cái thiệp mời bên trong cũng bị mất luôn theo cái hộp!"
"Đừng lo!", Cốc Chẩn bảo, "Thiệp mời nếu bị huỷ hoại, sẽ chẳng phải là bổn sự của chủ nhân của nàng". Cái hộp đó, sau khi độc bên trong tan hết vào dòng sông, đã hiện hình dưới đáy nước. Cốc Chẩn vừa định tìm cách vớt nó lên, Lục Tiệm đã đi trước gã một bước, tay y vừa dang ra, đã thấy cái hộp nằm gọn trong lòng bàn tay rồi, hộp toàn bằng vàng, trên mặt hộp có chạm khắc hình thú, hình chim, hình người, nét chạm trổ cực kỳ tinh xảo.
Vận dụng kiếp lực, Lục Tiệm đã thấy được bên trong hộp, gã day qua Cốc Chẩn bảo: "Cơ quan trong hộp đã hết hiệu quả rồi, sẽ chẳng còn gì khác lạ nưã đâu". Cốc Chẩn cười hì hì, nói: "Cái đó đương nhiên, bà nương thực tình rất muốn giết ta, đâu ngờ bị mất cả vốn, cho ta dịp phát tài. Gã bèn lập tức mở hộp, thấy bên trong có một lá bạch kim giát mỏng tựa cánh ve sầu, trên có mấy dòng chữ màu đỏ như máu. Lục Tiệm chăm chú quan sát, gã vụt hít vào một khẩu chân khí thật to, mấy dòng chữ đỏ tựa máu đó đều đã toàn dùng hồng ngọc khảm nên, nhìn chu vi bên trong hộp, mỗi bề có khảm một viên ngọc phỉ thuý lớn, trên viên ngọc chạm trổ hoa văn tỉ mỉ tinh diệu, viên ngọc trong suốt, nét chạm nhìn xuyên thấu qua, thật không biết đã làm cách nào mà chạm khắc tinh xảo được như vậy!
Cái hộp hoàng kim đó, giá trị cỡ ngọc liên thành, Cốc Chẩn liếc sơ qua, cười bảo: "Ngoài kim ngân, còn thì tinh là đá quý, đã lâu ta chưa có dịp xem qua, bà nương này bị nhiễm tục khí nặng đến thế cơ à?" Nói xong, gã đậy nắp hộp lại, day sang bảo Hồ nữ: "Nàng thưa với chủ nhân là Cốc mỗ sẽ đến đấy đúng kỳ hạn, còn chưa gặp mặt, quyết không dời bước ra đi!"
Nàng Hồ nữ vui vẻ đáp: "Vậy thiếp thân xin cáo từ". Cốc Chẩn bảo: "Xin cứ tự nhiên!" Hồ nữ lại lên ngồi trên cái ngai, tám người Hồ khiêng cáng đồng loạt đứng lên, rồi cả đoàn đi xa dần, lửa đuốc tắt ngúm, vầng sáng đèn mỗi lúc một thu nhỏ lại, rồi lẩn khuất vào màn đêm.
Cốc Chẩn tuy không nói gì, nhưng Lục Tiệm cũng đã đoán được phần nào, nhìn đoàn người Hồ đi xa dần, gã không nhịn được nữa, cất tiếng hỏi: "Cốc Chẩn, đó có phải là sứ giả của Tây Tài thần không?". Cốc Chẩn tủm tỉm bảo: "Bà nương bị ta quấy rối ngay trong hang ổ, đã bắt đầu thấy bực bội rồi đó!"
Lục Tiệm thắc mắc: "Ngươi quấy phá cách nào vậy?" Cốc Chẩn đáp: "Cái đó cũng đã không phải đơn giản! Bà nương đó vô quậy nơi Trung thổ của mình, thì ta cũng quậy phá lại vùng Tây Vực cuả mụ. Hai tháng trước đây, quá nửa gia súc ở đất Ba Tư của mụ đã lăn đùng ra chết, hơn mười thuyền buôn bán hương liệu của mụ đã bị chìm ở Tây Trúc. Bà nương mình bị thất thoát khá bộn, nên đã phải tìm cách gặp ta, để thương lượng"
Lục Tiệm vừa hoảng, vừa mừng, buột miệng kêu lên: " Hèn chi! Mấy lúc sau này, ta thấy ngươi toàn tiếp đón phú thương, thì ra chuyện đó!" Cốc Chẩn khẽ gật đầu. Lục Tiệm lại hỏi: "Ngươi đã thừa sức đối phó mụ trên thương trường, sao còn phải đi gặp mụ làm gì?"
Cốc Chẩn lắc đầu, bảo: "Mụ ta tuy mất mát khá bộn tiền của, nhưng mụ còn nắm trong tay nhiều lương thực, vừa rồi, cái thiệp mời đó, nếu ta không khứng gặp mụ, mụ ta sẽ đem lương thực đốt trọn đi, cái ả nữ nhân đó, nói là làm, không giỡn chơi đâu!" Gã nói đến đấy, liếc mắt sang Thích Kế Quang, đùa đùa, bảo: "Thích tướng quân, chừng nào thì ông cất quân đi Giang Tây vậy?"
"Lão đệ nói vậy là ý tứ ra sao?" Thích Kế Quang chau mày hỏi lại, "Không có thánh chỉ từ triều đình ra lệnh, quân đội của ta chẳng thể nào tự ý rời bỏ căn cứ, hành quân sang khu vực khác bên ngoài" Cốc Chẩn vui vẻ bảo: "Cái đó dễ! Ta đã xin được từ kinh đô về một đạo thánh chỉ, chắc chỉ nay mai là đến đây thôi!". Thích Kế Quang ngẩn người ra một lúc, rồi hỏi lại: "Cốc lão đệ nói giỡn chơi ta đấy ư?". Cốc Chẩn chỉ cười cười, không đáp.
Giữa trưa ngày hôm sau, đang lúc Thích Kế Quang huấn luyện binh sĩ, nghe báo Hồ Tôn Hiến đã cử người đem thánh chỉ đến từ Hàng Châu. Thích Kế Quang về đại trướng tiếp chỉ, đại ý thánh chỉ bảo: "Vì oa khấu từ vùng Mân phía bắc đã tràn xuống Giang Tây, quậy phá kịch liệt, làm gián đoạn giao thông thuỷ, bộ, nay ra lệnh cho Thích Kế Quang nội nhật phải thống lĩnh dân quân Nghĩa Ô đi cứu viện Giang Tây, dẹp loạn, trừ khấu. Đồng thời lệnh cho Hồ Tôn Hiến phải hoả tốc xuất quân đi gíup sức quân đội của họ Thích, không được chậm trễ!"
Thích Kế Quang kinh hãi trong dạ, lập tức cho kiểm tra sứ giả, kiểm tra thánh chỉ, thấy đúng thực là ngự ấn, không có gì là trá nguỵ cả.
Ông suy nghĩ hồi lâu, rồi cho triệu Lục Tiệm, Cốc Chẩn đến gặp. Hai người vào trướng xong, Thích Kế Quang đưa thánh chỉ cho hai người xem qua. Lục Tiệm cũng bị kinh hãi, chỉ có Cốc Chẩn cứ tủm tỉm cười. Thích Kế Quang đi tới đi lui chục bước trong trướng, vụt "soạt" một tiếng, rút kiếm, trỏ vào Cốc Chẩn, hỏi: "Rút cục, ngươi là yêu nhân phương nào?"
Cốc Chẩn cười, đáp: "Ta họ Cốc, tên Chẩn, Thích tướng quân không nhận ra ta sao?". Lời chưa dứt, trước mắt đã hoa lên một đạo kiếm quang, mũi kiểm trỏ ngay vào yết hầu, toát hơi lạnh ngắt, rồi nghe Thích Kế Quang trầm giọng bảo: "Ta chỉ đem lòng thành thực chơi với bạn bè, không cho kẻ gian trà trộn vào hàng ngũ!"
Cốc Chẩn nhìn lưỡi kiếm, vẫn giữ nét cười cợt, tròng mắt chẳng hề lay động. Thích Kế Quang thấy gã hết sức bình ổn như thế, có chút nghi ngại, lại thấy Lục Tiệm đưa tay ra đè lưỡi gươm xuống, bảo: "Đại ca, đệ đem tính mạng mình ra đảm bảo, Cốc Chẩn tuyệt chẳng phải là hạng gian manh xảo trá!"
Thích Kế Quang lạnh lùng đáp: "Hắn không phải hạng gian tà, làm sao mà từ một kẻ chân trắng bạch đinh, đã có thể làm cho triều đình hạ chiếu chỉ điều động binh mã?"
Lục Tiệm cũng không sao giải thích được, đưa mắt hỏi Cốc Chẩn. Cốc Chẩn cầm tấm thánh chỉ lên, than rằng: "Thích tướng quân quả là người chân chỉ hạt bột, chẳng ưa trò trào lộng, cái thánh chỉ này, đích thực ta đã phải mất bao nhiêu là công sức, tốn mất ba vạn lượng bạc trắng, đút lót cho thái giám kề cận hoàng đế"
"Thật vậy sao?",Thích Kế Quang sa sầm nét mặt, "ngươi đang mưu toan phản loạn gì, nếu không thành thật khai báo ra, hôm nay, trong trướng này, máu sẽ loang đầy ba thước!"
Bỗng dưng huynh đệ xào xáo, Lục Tiệm mặt mày nhăn nhó, khuyên: "Cốc Chẩn, ngươi toan tính gì, hãy đem trình bày tất cả cho Thích đại ca nghe đi". Cốc Chẩn lườm hắn, rồi nói: "Ta sở dĩ đút lót để mua cái thánh chỉ này, chỉ vì đang định làm một chuyện thật trọng đại. Ta cần cái thánh chỉ này, vì nó là một phần của ba cái mấu chốt, không có đủ cả ba, không thể nào hoàn thành được đại sự đó"
Lục Tiệm hỏi: "Ngươi nói ba mấu chốt là sao?" Cốc Chẩn trỏ tay vào đạo thánh chỉ, giải thích: "Cái thứ nhất, là phải giầu có vào hàng địch quốc, cái thứ nhì, ta cần tuyệt thế thần thông, cái thứ ba, là cần quân đội đã được huấn luyện cho thật kỹ. Giàu có là ta, thần thông đã có Lục Tiệm, chỉ còn tinh binh, nếu thiếu tân binh và thuộc hạ của Thích đại tướng quân, là không xong!"
Thích Kế Quang nửa tin nửa ngờ, hỏi: "Ba cái mấu chốt hết sức khó khăn đó, cuối cùng dùng vào việc đại sự gì?" Cốc Chẩn đáp: "Lục Tiệm, cái này phải để ngươi giải thích, ta mà nói, Thích tướng quân chưa chắc đã chịu tin lời ta"
Lục Tiệm gật đầu, đem đầu đuôi chuyện cứu tế Giang Nam kể lại. Thích Kế Quang nghe như nghe kể chuyện hoang đường, ông quá sức ngạc nhiên! Nếu ông không hết lòng tin cậy Lục Tiệm, không nhìn cái trịnh trọng trong cung cách Lục Tiệm thuật chuyện, thì chưa chắc đã tin! Ông lập tức hiểu ngay những cái đó là sự thật, bèn đút trường kiếm vào vỏ, khoanh tay, trầm tư. Cốc Chẩn lại bảo: "Cái 'địch quốc chi phú' nhằm đối phó 'Tây Tài thần;, cái 'tuyệt thế thần thông' để đối phó cao thủ của đối phương, còn tinh binh, chính để chống bọn oa khấu các tỉnh An Huy, Giang Châu, Quảng Đông và Mân Việt. Ba cái đó, thiếu một, là không xong!"
Thích Kế Quang bảo: "Nếu sự thực là thế, đúng là chuyện khó thể tưởng được, nhưng vì nó có liên quan đến an nguy đất nước, ta đây nguyện vì nghĩa liều thân!". Ánh mắt ông vụt sáng, ông day sang nhìn Cốc Chẩn, bảo: "Ngươi vì cái an nguy đất nước mà đã bất chấp chuyện gian trá, có điều cách làm vậy, thiệt chẳng phải đạo chút nào!"
Cốc Chẩn cười mà rằng: "Ta bình sanh hành sự, chỉ cần được việc, bất cần để ý đến nguyên tắc kẻ khác. Người ta nói 'Nuôi lang sói là có dã tâm, nuôi hổ báo là gây nạn về sau', ta thì bảo 'Ta theo lòng trời mà nuôi hổ nuôi sài lang, dùng lợi mà nhử, chúng hết lòng hết sức làm việc cho ta', mấy cái đứa cận thần, thái giám của hoàng đế đó, có chuyện ác nào mà chúng không làm! Nhưng bọn chúng may mắn còn có ta, dù chúng có ra tay vì tham bạc tiền, cũng đã góp phần vào hảo sự, cũng có tích được đôi chút âm đức, một công mà ba chuyện, lợi cho họ, mà cũng lợi cho ta. Ha ha, nói về chuyện hám lợi, Thích huynh là chính nhân, hành sự luôn luôn đặt đạo nghĩa lên hàng đầu, còn bọn thương nhân ta, làm gì cũng đặt chữ lợi lên trên, cái tánh đó, ta không sửa đổi được!"
Thích Kế Quang tưởng được dịp giáo huấn gã, đem đạo đức ra thuyết, ai dè Cốc Chẩn giỏi tài nguỵ biện, nói qua nói lại ba điều bốn chuyện, đã làm ông khó đối đáp, nhất thời không có cách gì khác, đành dẹp bỏ ý định lên lớp gã, mặt mày bí xị!
Cốc Chẩn lại bảo: "Cái bí mật đó, để tránh cho đối phương đánh hơi được kế sách của ta, ba người mình nên đi tẽ ra. Để ta với Lục Tiệm đi trước, Thích tướng quân thống suất quân đội đi sau, ta sẽ đưa cho Thích tướng quân một bản địa đồ hành quân, trước ngày mười lăm, phải có mặt tại chỗ, ngày nghỉ đêm đi, không được đánh động!".
Gã nói xong, lấy từ trong tay áo ra một tấm địa đồ, đưa cho Thích Kế Quang. Thích Kế Quang mở ra, thoáng nhìn đã nhận ra bản đố tỉnh Giang Tây, trên đó các tuyến hành quân đã được tô màu đỏ. Ông sẽ chau mày, suy nghĩ một vài giây, rồi bảo: "Hai vị cứ yên tâm. ta sẽ chỉnh đốn binh mã, rồi sẽ theo sau hai vị đúng kỳ hạn"
Cốc Chẩn cười ha hả, đưa cả hai bàn tay ra. Thích Kế Quang cũng cất tiếng cười, đưa hai bàn tay vỗ vào hai lòng bàn tay gã!

Lục Tiệm mệt mỏi rã rời, khó địch được ngựa chạy, bèn dứt khoát đứng yên, cầm đao đứng thẳng.
“Thật là ngươi?”. Kiều Bổn Nhất Ba ghì ngựa lại, thần sắc kinh ngạc: “Ngươi làm sao thoát ra khỏi đại lao được?”.
Lục Tiệm xoay chuyển tâm niệm nhanh chóng, đột nhiên kêu: “Kiều Bổn Nhất Ba, ngài muốn cứu công chúa không?”.
Kiều Bổn Nhất Ba cười lạnh nói: “Nói hoảng, làm sao không muốn cứu?”.
Lục Tiệm nói: “Ta đưa ngài đi”.
Kiều Bổn Nhất Ba lấy làm lạ nói: “Ngươi biết công chúa ở đâu?”.
Lục Tiệm nói: “Ta biết, ngài dám đi không?”.
Thần sắc của Kiều Bổn Nhất Ba hơi biến, đột nhiên ha hả cười lớn: “Rất tốt, ta chính đang muốn gặp Thiên Thần Tông kia”.
Võ sĩ đi cùng nói: “Kiều Bổn sư phụ, không quay về kiếm người giúp sao?”.
Kiều Bổn Nhất Ba cười lạnh nói: “Người nào sợ đều có thể quay về”.
Ba võ sĩ nhìn nhau một cái, lớn tiếng nói: “Tình nguyện cùng chết đi theo Kiều Bổn sư phụ”.
“Được”, Kiều Bổn Nhất Ba quát hỏi: “Công chúa ở đâu?”.
Lục Tiệm vui mừng nói: “Năm mưới dặm hướng Đông Nam”.
Kiều Bổn Nhất Ba ha hả cười lớn: “Tên tiểu tử ngươi biết tinh tường như vậy, thật là gian tế rồi, cho dù ngươi có mai phục, trường thương trong tay của lão tử, thì có gì sợ?”. Hắn giơ tay ra, tóm Lục Tiệm lên yên ngựa, quất ngựa chay như bay.
Không bao lâu, trong khu rừng dày đặc trước mặt xuất hiện ánh lửa, tiếng đàn sáo, cùng với tiếng cười nói của con gái, theo gió bay đến. Lục Tiệm nói: “Đến rồi”.
“Trước mặt là một toà thần xã phế nát”. Một tên võ sĩ nghi hoặc nói: “Làm sao lại có người chứ?”.
“Kệ y là người hay quỷ”. Kiều Bổn Nhất Ba nói: “Tiến lên rồi nói”.
Lúc này ánh trăng thâm tàng, đêm tối như mực, sương mù dày đặc mù mịt dâng lên trên mặt đất, làm cho ánh nến cũng trở nên phiêu diêu.
Kiều Bổn Nhất Ba quất ngựa đến trước thần xã, vứt Lục Tiệm cho thuộc hạ, nghiêm giọng nói: “Coi chừng y. Công chúa không có ở đây thì chặt đầu y”. Hắn nghiêng người xuống ngựa, giơ thương lên trước.
Trong thần xã, mùi rượu say người, trải gấm chất lụa, vài nữ tử kiều mị phơi bày ngọc thể, áo lụa che một nửa, da thịt như hiện như ẩn, tay chân quấn lấy nhau như rắn, dâm mị mùi mẫn, làm cho đám võ sĩ trợn mắt nhìn.
Ánh lửa đỏ trước thần khám rực cháy, một chú nghé con mới sinh, lột da, bỏ nội tạng, quết một lớp tương dịch dày, nướng trên lửa phát ra tiếng xì xì.
Một người cao lớn ngồi trong khám, mặc dù là ngồi, cũng cao bằng một người, đội mũ đá, mặc áo giáp đá, kín kẽ vô cùng, nhìn thoáng qua, giống như một bức tượng đá, duy chỉ có hai điểm hồng sau mũ, lấp loáng bất định.
“A Thị công chúa!”. Lục Tiệm buột miệng kêu lớn. Trong đám người, duy chỉ có ý là không bị những cảnh đó mê hoặc, vừa nhìn thì đã thấy A Thị, mục quang của nàng đờ đẫn, nằm trên bàn cúng phía trước người mặc áo giáp đá, tay chân bày ra, bị dây xích sắt trói chặt vào bốn chân bàn, mái tóc xoã ra đằng sau, giọt nước từ ngọn tóc chảy xuống từng hạt, y phục bị dịch thể đỏ máu ngâm ướt đẫm.
Người cao lớn mặc áo giáp đá ha hả cười lớn. Tiếng cười vang dội, mái ngói đều bị chấn động. Hắn đột nhiên giơ một chiếc đấu to như cái bát bằng vàng, múc lấy dịch thể đỏ máu trong một chiếc vại lớn bằng đồng bên cạnh, nghiêng bát đổ nước, thấm trên mặt của A Thị. A Thị nhắm chặt hai mắt, phát ra tiếng khóc hinh hích.
Tóc của mấy tên võ sĩ dựng đứng, rút đao muốn xông lên. Kiều Bổn Nhất Ba quát: “Không phải lo lắng, đó chỉ là rượu Bồ Đào (nho)”. Kiều Bổn Nhất Ba cao giọng quát: “Ngươi là Thiên Thần Tông sao? Ta là người dạy thương thuật của nhà Chức Điền, Kiều Bổn Nhất Ba”.
Người mặc áo giáp đá cười nói: “Ngươi đến đây làm gì? Đến xem ta và công chúa nhà ngươi thân mật sao?”.
Sắc diện của Kiều Bổn Nhất Ba đại biến, quát nói: “Tên cuồng đồ!”. Giơ thẳng thương chực xông ra, hắn chợt thấy ánh sáng nhoáng lên, trong điện hơi có chút gió lướt qua. Bộp một tiếng vang lên, mũi thương rơi xuống đất, nửa đoạn cán thương vẫn nắm chặt trong tay của kbo. Kiều Bổn Nhất Ba hơi chút run sợ, y cúi đầu nhìn lại thân thương, lại nhìn nhìn sườn trái, đột nhiên cảm thấy cảnh vật trưa href="#phandau">Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44a Chương 44b Chương 45a Chương 45b Chương 46a Chương 46b Chương 47a Chương 47b Chương 48a Chương 48b Chương 48c Chương 49a Chương 49b Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 62 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70