HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN
Ước nguyện đã xong triết gia thanh thản về quê cũ
Ngay gian chưa tỏ đại tướng lại trở về Kinh

    
au ngày xẩy ra sự kiện Tuân Hóa, Điền Văn Văn Kính nhận được tin báo của Bắc Kinh, Thượng thư phòng phụng chỉ cho gọi chinh tây đại tướng quân Niên Canh Nghiêu về Kinh báo cáo công việc. Ngày 24 tháng Chín nhận được bản tấu của Niên Canh Nghiêu đang trên đường trở về Bắc Kinh, Ung Chính phê như sau:
Đọc xong trẫm rất vui mừng. Thượng lộ bình an trở về, quân thần khánh hợp, vui biết chừng nào! Tháng Mười một mừng vui gặp gỡ.
Điền Văn Kính từ sau vụ án Tiều Lưu thị nghiêm khắc xử phạt tội phạm đến nay, đã gây chấn động toàn thiên hạ. Hồ Kỳ Hằng và Xa Minh đang chuẩn bị hành lý chăn đệm chuyển đi nơi khác. Giờ đây Điền Văn Kính ở Hà Nam uy nghiêm lừng lẫy, đắc ý vô cùng. Nào ngờ, hôm trước cử Trương Cầu làm án sát sứ ở Thử Lý, thì hôm sau nhận được bản phê tấu của Ung Chính, lời lẽ rất là gay gắt:
Trương Cầu là người như thế nào, mà khanh nay bảo vệ, mai bảo vệ mãi thế, nguyên do là vì sao? Song người đời chỉ có một quan niệm: Công hay bất công, trung hay bất trung, có năng lực hay không có năng lực, chứ không có cái chung chung, trẫm rất lấy làm tiếc.
Điền Văn Kính xem xong không tự chủ được, vì các sư gia ở nha phủ toàn là người mới, chỉ giữ lại một mình Tất Trấn Viễn quản lý thư phòng, dự thảo công văn giấy tờ còn rất hạn chế, đã vài lần Văn Kính duyệt bản thảo đều không vừa ý, vốn dĩ không muốn quấy rầy Ô Tư Đạo, suy đi nghĩ lại, chỉ có bàn bạc, tham khảo ý kiến Ô Tư Đạo, thì làm việc mới chắc tay được.
Sau khi kiểm tra phòng giam xong, Văn Kính ngồi kiệu tới nhàÔ Tư Đạo ở trong ngõ Huệ Tế để xin chỉ giáo.
- Văn Kính trung thừa, cơn gió nào đưa ngài tới đây?
Ô Tư Đạo dường như rất vui, đang xem mấy cuốn sách tự tay thu thập được, thấy Văn Kính đi vào, cười nói mời ngồi.
- Ta đang định tới nha phủ thăm đại nhân, thì đại nhân đến, thật là vinh hạnh!
Điền Văn Kính mệt mỏi, mắt cay xè, liếc nhìn Ô Tư Đạo, thời tiết đã vào giữa thu, mà chỉ mặc chiếc quần xanh mỏng, chân đi đôi giày vải đen cao cổ qua nhiều lần giặt đã bạc màu, hai bím tóc chải mượt vắt hững hờ qua cổ, trông thật lãnh đạm, bất giác thở dài, nói:
- Thưa tiên sinh, người là thần tiên, Văn Kính rất lấy làm hâm mộ. Bản chức cũng muốn mình có cử chỉ tự nhiên khoáng đạt, song rèn mãi mà vẫn chưa được!
Ô Tự Đạo cười nhạt, nói:
- Làm quan thì không được tự do, song nó cũng có cái hay của nó, lên xe xuống ngựa, có người hầu kẻ hạ, Bồ Lưu tiên sinh từng nói: "Đi lại có kiệu, ngựa; ở nhà cao cửa rộng; thăng đường nhất hô bách ứng; bước xuống bậc tam cấp mọi người cúi chào; đi đứng thẳng người, mắt nhìn thẳng"... người trên muôn người mà, cái "mùi" sung sướng này không gì thay thế được. Cách đây không lâu, ta có ý định về quê Vô Tích, thôi để dịp khác đội nón lá về quê vậy Người làm quan không nên chỉ nghĩ một chiều, mà nên nghĩ cả những ý kiến khác với mình!
Nói xong cất tiếng cười sảng kho
Điền Văn Kính ngạc nhiên hỏi:
- Tiên sinh, người không ở Hà Nam nữa à?
Ô tiên sinh gật đầu, nói:
- Có được như ngày hôm nay, ta đã hao tổn không biết bao nhiêu là tâm huyết! Ta định chọc tức để đại nhân ghét ta, đuổi ta đi, nào ngờ kế không thành. Từ Nam Kinh đến Bắc Kinh, quay trở lại thành Khai Phong. Bây giờ thì tốt rồi, Bảo thân vương đích thân xin, vạn tuế đã ân chuẩn ta về Giang Nam dưỡng lão, hoàng thượng đối xử với ta rất nghĩa tình.
Điền Văn Kính nhớ lại chuyện cũ, bất giác mỉm cười lát sau chau mày nói:
- Chúc tiên sinh khỏe, bản chức không dám quấy rầy tiên sinh nữa. - Điền Văn Kính rút từ trong túi ra bản phê tấu, đưa cho Ô tiên sinh, nói tiếp: - Thiết tha mong tiên sinh chỉ giáo, nếu không, sẽ không cho tiên sinh ra đi!
- Lại ép hoàng thượng phê phải không? - Ô Tư Đạo nhận tờ tấu xem xong nói với Văn Kính: - Nói với trung thừa một câu này: ép hoàng thượng phê không phải là việc làm tồi, không ép chưa chắc đã là việc làm hay. Lý Vệ, Ngạc Nhĩ Thiện đều là người được hoàng thượng tín nhiệm, ta đã được xem vài bản phê, chửi như chửi chó... Còn ba cái chuyện vụn vặt này thì có gì đáng phải buồn? Trương Cầu tốt, thì biện minh là tốt, không tốt, đại nhân cúi đầu nhận"sai sót" là xong thôi mà.
Điền Văn Kính nghĩ một lá
- Bản chức cũng nghĩ như vậy, thật ra Trương Cầu cứ thấy tiền là tít mắt lại, song, bản chức cho rằng Cầu là người có khả năng văn chương, Hồ Kỳ Hằng và Xa Minh về Kinh được gặp hoàng thượng, nhất định đã nói gì đó với hoàng thượng, do đó mới có bản phê này. Tổng xem xét các khía cạnh, bản chức là người đối đầu với Niên Canh Nghiêu.
Ô cười nói:
- Đương nhiên rồi, từ vụ án Nặc Mẫn, đại nhân thẳng tay trừng trị những người thân tín của Niên mỗ. Ta nói thế này không biết có đúng không, nếu như ta không ở đây, Niên Canh Nghiêu là người có bụng dạ hẹp hòi, đã bắt đại nhân từ lâu rồi.
Văn Kính điềm tĩnh nói:
- Nhưng mà tiên sinh lại sắp đi rồi.
Ô Tư Đạo nói:
- Ta tới đây không phải vì việc đó, thì khi ta ra đi cũng không phải lý do này, mà là do thánh thượng cho phép ta về quê cũ, tức là hoàng thượng đã có sự suy nghĩ, có cái lý của hoàng thượng.
Văn Kính nghe xong, nhớ tới lời phê của Ung Chính lại càng hoang mang hơn, chép miệng:
- Xem ra tiên sinh đi trước, bản chức đi sau về Quảng Ninh dưỡng lão.
- Tầm phào nào, công việc đại nhân làm thì rõ ràng, còn về lý thì chưa sáng t
Ô ngả người tựa vào thành ghế nói tiếp:
- Đương kim hoàng thượng lên ngôi mới được hai năm, đại nhân là quan gần hạng bét lục phẩm, phong vụt lên là đại sứ, chẳng lẽ cứ để cho đại nhân thăng từng cấp một mới vững chắc sao? Đại nhân cần có sự suy nghĩ, hai chữ "phụ ơn" không những hoàng thượng không thể tha, mà bàn dân thiên hạ cũng có yêu mến gì đại nhân, họ sẽ hận đại nhân!
Văn Kính tiếp lời:
- Bản chức nên làm thế nào bây giờ! Sắp tới Long Khoa Đa mất chức, Niên Canh Nghiêu về Thượng thư phòng, những chuyện bức mình này, bản chức phải chịu đến bao giờ?
Ô Tư Đạo không biết trả lời như thế nào, cười nói:
- Sẽ có ngày đại nhân rõ, người mà Niên mỗ hận nhất là Ô mỗ, nói cho đại nhân biết, kể cả hoàng thượng, từ xưa đến nay tai mắt của vua tinh thông lắm, không che giấu được đâu, không ai qua mặt được Ung Chính đâu! Đại nhân cho rằng đại nhân đã lật đổ được Hồ Kỳ Hằng? Mọi công việc trên mảnh đất Hà Nam này, trong khoảng mười ngày có không biết bao nhiêu bản tấu được gửi lên triều đình. Hồ, Xa thực tế là bỏ bễ công việc ở đây, nếu chỉ dựa riêng vào sự khúc mắc giữa đại nhân và họ, đại nhân gò ép họ, thì đương nhiên đại nhân cũng bị sức ì cản lại! Đại nhân lại gò ép tiếp, ép quá phải bùng!
Văn Kính thở sâu, tới lúc này mới lĩnh hội đầy đủ câu nói của Ô Tư Đạo
- Trương Cầu tốt, thì nói là tốt, không tốt, đại nhân nhận sai sót là xong.
Đang lúc suy nghĩ, Tất Trấn Viễn dẫn mấy lính lệ tới trong tay cầm tráp tấu, nói:
- Ông chủ, vừa mới nhận xong, mời!
Văn Kính vội đứng dậy, chắp tay vái tráp tấu, cầm lấy tráp, mở tráp, lấy chìa khoá mở, bên trong là một bản tấu không đầu không đuôi, vẫn là nói về bản thân mình tín nhiệm thổ phỉ Trương Cầu, bất giác đưa mắt nhìn Ô Tư Đạo.
Ô Tư Đạo chỉ nhếch mép cười, nội dung bản tấu như sau:
Có người chuyển lên bản tấu, trẫm gửi lại cho khanh xem, trẫm biết tấm lòng của khanh, khanh không bao giờ phụ trẫm, vôn dĩ tin tưởng không nghi ngờ, thế nếu như thuộc hạ của khanh phụ khanh, lừa khanh thì làm thế nào để rõ đây? Che đỡ cho người khác, không phải là bảo vệ cái sai của họ, nghe tin tức không được nghe một chiều. Đọc xong bản tấu này, nên để ý tới Trương Cầu, Cầu giống như một con bạc. Khanh hay là Cầu, hoặc là Cầu phỉnh nịnh làm tri giác tê liệt, không phân biệt rõ...
Điền Văn Kính thở dài nhẹ nhõm, ngả người tựa lưng vào thành ghế, nói:
- Ta không những cần phải hiểu lý, mà còn càng cần phải hiểu bản chất bên trong của con người. Hoàng thượng hiểu ta, ta không hiểu hoàng thượng, có thể nói rằng, lòng người thật khó lường. Đúng như Ô tiên sinh nói, ta biết làm gì để giữ ông ấy lại làm sư gia cho ta đây? Thật đáng tiếc khi ta đã hiểu ra vấn đề thì ông ấy lại bỏ
Tất Trấn Viễn không hiểu sao Văn Kính đọc xong bản tấu lại cảm thấy tinh thần nhẹ nhõm như vậy, nay nghe Ô Tư Đạo sắp đi, không khỏi ngạc nhiên, hỏi:
- Ô tiên sinh, người chuẩn bị đi? Đi đâu, nơi đó chắc gì tốt bằng nơi đây? Có ai đối xử tốt với tiên sinh bằng Điền Văn Kính?
Ô Tư Đạo gượng cười, nói:
- Ta vốn không phải là sư gia Thiệu Hưng, không phải là hội viên của họ, các ông đã chẳng hàng ngày ghen ghét ta lấy tiền bạc nhiều đó sao? Đại nhân xem này... - Ô Tư Đạo chỉ tay vào cái hộp nhỏ để trên nóc tủ. - Trong đó chứa toàn là ngân phiếu, Quan Vân Trường đã niêm phong, ta có thể phủi tay áo, đàng hoàng ra đi!
- Tiên sinh...
- Nghe ta nói đây. - Ô Tư Đạo cười - Ta đã lĩnh hội được "ba điều không ăn" của ngươi, làm đúng điều này, ta xem ra không phải là một sư gia tầm thường đâu, nó sẽ bảo toàn được bản thân. Văn Kính đại nhân, ta thấy Tất Trấn Viễn là người biết tính toán, sẽ là chỗ dựa tốt của đại nhân... sẽ là người trung thành bày mưu tính kế cho Điền trung thừa, năm năm sau, ta dám chắc ông ấy sẽ trở thành một quan tri phủ tốt... Trung thừa, có xứng đáng không?
- Xứng đáng. - Lúc này Điền Văn Kính thấy người sảng khoái trong lòng, sự vui vẻ thể hiện rõ trên nét mặt - Đây không phải là việc khó! - Nói xong đưa tráp cho Tất Trấn Viễn: - Ngươi cầm về đọc kỹ, ta về cùng đàm đạo, từ nay về sau mọi tin tức, công văn giấy tờ, ngươi nên xem kỹ, có vấn đề gì cứ cho ý kiến, ngươi sẽ phụ trách cả ba phòng: Hình sự, Tiền lương và Văn thư!
Thấy Tất Trấn Viễn đã đi xa, trầm tư một lúc khá lâu, Văn Kính nhỏ nhẹ:
- Ta nhìn đời nông cạn quá, không biết dùng người cũng không biết dùng việc, trước đây bản chức đối xử với tiên sinh cũng vì cái lý ấy. Song bản chức một lòng một dạ muốn báo đáp ân tri ngộ của hoàng thượng, muốn làm được một việc to lớn gì đó. Hiện nay ra tay là va chạm, là đắc tội với giới quyền quí, giới quyền quí ghét thì mình không hoàn thành bổn phận, chà...
Ô Tư Đạo thấy Điền Văn Kính có cùng quan điểm với mình, giờ đây tỏ rõ lòng chân thành, trái tim Ô rung động. Ô chống nạng đứng dậy, tập tễnh vài bước, nhìn qua cửa sổ, nhìn cây đầy lá vàng sắp rụng, lúc lâu sau, gục người xuống, triết lý:
- Không chỉ có một mình đại nhân nghĩ như vậy hoàng thượng cũng nghĩ như thế...
- Cái gì?
- Ta nói là, muốn chấn hưng lại mọi vấn đề, mọi lĩnh vực đã tồn tại hàng trăm năm qua, Ung Chính sẽ không tránh khỏi va chạm với tất cả quan chức triều đình...Để hoàng thượng trở thành một cô thần là không được. Ngày nay ngài đã thực sự trở thành một quả nhân chân chính, nhưng cũng không nên cho rằng ngồi trên ngai vàng là sung sướng, kỳ thực mọi chuyện rối như canh hẹ!
-...?
- Hoàng thượng xuất thân là cô thần, đã phải trải qua bao cuộc gò ép, xung sát mới thành. Vì thế Ung Chính là người thấm thía nhất ý nghĩa của hai chữ "cô thần", càng chịu nhiều sức ép thì càng phải tự bảo vệ.
Ô Tư Đạo trầm ngâm. một lát, cười, ngồi xuống, hỏi:
- Đại nhân muốn làm một thần tử kiểu gì, là tuần phủ tầm thường, hay là làm nhất đại danh thần?
Điền Văn Kính há hốc mồm, nhìn Ô Tư Đạo, nói:
- Bản chức vất vả như vậy là vì cái gì cơ chứ? Đương nhiên muốn là một danh thần!
Ô Tư Đạo im lặng không nói gì, rút từ trong tráp ra một cái phong bì dầy, trên phong bì viết: "Mật. Kính trình Thượng thư phòng chuiyển tấu". Phong bì niêm phong rất chắc chắn, Ô mỉm cười đẩy nhẹ cái tráp về phía Điền. Điền Văn Kính đang định bóc ra xem, Ô Tư Đạo vội ngăn lại:
- Không được bóc! Bóc ra thì còn gì linh nghiệm nữa!
Điền Văn Kính nghi hoặc rụt tay lại, ánh mắt thăm dò nhìn ông già què thần bí. Ô Tư Đạo nói:
- Thế này nhé, phía dưới phong bì đại nhân viết bốn chữ: "Thần Điền Văn Kính", đóng dấu niêm phong tuần phủ, cứ thế gửi đi là xong.
Điền Văn Kính hỏi:
- Đây là các bản tấu, chẳng may hoàng thượng hỏi bản tấu nào đó, bản chức hoàn toàn không biết, thì làm thế nào?
- Hôm nay đại nhân gửi bản tấu này, ngày mai ta rời Khai Phong. - Ô Tư Đạo cười Sau khi ta đi ta sẽ viết thư về, đại nhân sẽ rõ mọi chuyện. Bản tấu này ta bỏ ra nhiều tâm huyết nhất, thời gian lâu nhất để hoàn thành nó, vốn dĩ không phải để cho đại nhân, mà để dành cho anh bạn trẻ Lý Vệ một sự lý thú bất ngờ. Hôm nay đại nhân là người có duyên may mắn, cho nên ta tặng cho đại nhân, coi là lễ tặng chia tay. Đại nhân cần phải tin rằng, bản tấu này sẽ trả lại cho ta, chính vì niềm tin đó, ta mới phải lặn lội sáu trăm dặm đường vất vả tới đây.
Điền Văn Kính đặt bản tấu xuống bàn, ngắm nghía một lát, lại cầm lên, giống như người. cha bế đứa con mới sinh, cứ ngắm nhìn mãi không thôi, cẩn thận, nhẹ nhàng, từ từ đút vào ngực, môi run run, nói:
- Xin tiên sinh đừng hiểu lầm bỉ chức, cáo biệt... Ngày mai bỉ chức tổ chức nghi lễ đưa tiễn.
Nói xong, chắp hai tay trước ngực. Ô Tư Đạo đứng dậy, cười:
- Ta không hiểu lầm đâu, trung thừa cứ an tâm!
Hôm sau, Điền Văn Kính tổ chức bữa tiệc tiễn đưa Ô Tư Đạo tại phòng tiếp khách bên cầu Huệ Tế, thuộc phía nam thành Khai Phong, toàn bộ sư gia, quan chức thuộc quyền đều tới dự, chén thù chén tạc tới quá trưa Ô Tư Đạo mới lên kiệu ra đi. Điền Văn Kính quay về phủ, Tất Trấn Viễn mới bảo:
- Ô tiên sinh gửi lại thư cho đại nhân.
Điền Văn Kính vội vàng mở thư ra đọc, vỏn vẹn chỉ có vài dòng:
Ta du hành phương nam lần này là lần cuối cùng, từ nay vĩnh biệt quan trường. Xin cảm ơn và nguyện giữ mãi tình hữu nghị của các đồng sự, trước lúc chia tay nhờ dâng bản tấu. Đầu đề bản tấu là: "Vạch tội Niên Canh Nghiêu phụ ơn chúa thượng, kết bè kết phái gây rối loạn chính sự, gồm tất cả mười hai tội". Thế lực Niên Canh Nghiêu sắp sụp đổ nếu không tin, hãy chờ đấy. Cử chỉ hôm qua của ta không phải là vị tình với tuần phủ Điền đại nhân, mà là để báo đáp lòng trọng nghĩa của chùa Đại Giác, xin đại nhân tự suy nghĩ. Ô Tư Đạo cúi đầu bái biệt!
Điền Văn Kính cực kỳ kinh ngạc, lập tức ra lệnh:
- Phi ngựa đuổi theo lấy lại bản tấu!
Tất Trấn Viễn khuyên:
- E rằng bản tấu đã tới trạm Cao Bài, bây giờ có bay lên đuổi cũng không kịp. Ông chủ, đêm qua bỉ chức và Ô tiên sinh nói chuyện với nhau thâu đêm, bỉ chức mới biết được, ông ta có kiến thức uyên thâm, là con người phi thường, theo suy nghĩ của bỉ chức Ô tiên sinh là một kiệt sĩ tuyệt đỉnh, mới có thể về quê dưỡng lão trong danh dự vẹn toàn, thật là hiếm có! Đáng tiếc, bao nhiêu ngày cùng ăn cùng ở trong một phòng mà không biết, đại nhân yên tâm, ông ta không hiểu lầm đại nhân đâu, ông ta còn kể lại câu chuyện mười bảy năm về trước, ông ấy cùng vượt qua hoạn nạn với đại nhân...Đại nhân suy nghĩ kỹ sẽ rõ.
Điền Văn Kính suy nghĩ, thôi cũng đành phó mặc cho số phận, cúi người cầm bức thư lên xem lại, miệng lẩm bẩm:
- Chùa Đại Giác... ồ...té ra Ô Tư Đạo chính là người tàn tật trong đêm nọ bị phủ Kim đuổi bắt...
Ngày 9 tháng Mười, Niên Canh Nghiêu dẫn theo vài chục tùy tùng thân tín về tới Bắc Kinh. Thực ra ngày 30 tháng Chín nhận được ý chỉ của Ung Chính, lệnh Niên hỏa tốc về Kinh báo cáo công tác, Niên lập tức cho người hồi tấu, với lý do công việc chuẩn bị cho quân đội mùa đông chưa hoàn tất, nên xin được lui lại ít ngày. Sáu ngày sau ý chỉ của Ung Chính lại tới, tấu nói: "Triệu khanh về Kinh là vì khanh, trẫm đã có một số biện pháp chuẩn bị cho quân đội trong mùa đông". Niên Canh Nghiêu lại cáo bệnh, song sự quan tâm của Ung Chính đã nằm ngoài mọi dự đoán của Niên mỗ. Triều đình lệnh cho viện Thái y cử hơn mười người đi khám bệnh xem mạch cho Niên. Thật là muốn tránh cũng không tránh được, muốn trốn cũng không trốn nổi.
Niên Canh Nghiêu dùng kế hoãn binh như vậy, không phải là vì Niên sợ. Niên cho rằng: Niên với hoàng đế có mối thâm tình như vậy, chỉ vài lời nói chân tình là có thể giải quyết được "sự hiểu lầm nho nhỏ của sự bất thuần". Còn bản thân Niên tuy bị Doãn Đường và Uông Cảnh Kỳ ra sức lôi kéo, nhưng Niên quyết không nhập hội nghịch tặc đó, chỉ có cái chết của Lưu Mặc Lâm, bản thân Niên phải chịu trách nhiệm là bảo vệ không chu đáo, sự việc này không phải vì thế mà đổ tội, thêm tội cho Niên được, đó chỉ là một vụ án cần phải phá. Sự "lui lại ít ngày" này của Niên, là sự chờ đợi, song chờ đợi cái gì, thì ngay bản thân Niên cũng không rõ, cũng có thể từ trong thâm tâm chờ xem Thập tứ a-ca Doãn Đề đã được Liêm thân vương cứu thoát hay chưa, cũng có thể lo rằng sẽ có nhiều người tố cáo sau lưng, bản thân cần phải chuẩn bị lời lẽ để trả lời các câu hỏi của Ung Chính, và cũng có thể sau mỗi lần tiếp kiến Ung Chính, thường xuất hiện một cảm giác ức chế nào đó rất khó lý giải. Từ những cái có thể trên đi đến kết luận: Niên Canh Nghiêu rất, rất không muốn gặp ông hoàng đế thâm thúy này.
Song khi về tới Bắc Kinh, lòng Niên lại thấy thanh thản. Vì là phụng chỉ về Kinh, chứ không thì về tư dinh của mình hay tới dịch quán Lộ Hà vui chơi rượu trà một đêm. Nơi đây có không ít bạn bè đồng niên tới chào hỏi, hoặc ngủ thoải mái một đêm, ngày hôm sau ngồi kiệu tới cổng Tây Hoa đưa lệnh bài cầu kiến. Nghĩ thế nhưng một lúc sau đã có chỉ, đầu tiên là Trương Đình Ngọc tiếp kiến. Niên chợt nhớ tới những "nóng, lạnh" trong hai lần về Kinh trước đây, bỗng nhiên mọi ý nghĩ biến đi đâu hết cả, đành phải tuân chỉ qua cửa Long Tông vào trong. Đang định vào cửa Càn Thanh, thị vệ Đức Lăng Thái ngăn lại, nói:
- Trương trung đường hiện đang ở trong phòng Quân cơ, mời đại tướng quân sang bên đó.
Niên Canh Nghiêu hơi có bộ dạng của một thằng ngố khi vào thành, không dò la, hỏi han trước, lại cứ đứng ở trong cửa Long Tông, đang định vào lại bị một tên thị vệ quèn chặn lại:
- Trương trung đường đang có khách, xin Niên đại tướng quân chờ cho một lát!
Niên Canh Nghiêu đứng ngoài xem dòng chữ trên bảng sắt do đích thân Ung Chính viết treo ngang trước cửa: "Vương công đại thần và văn võ bá quan không vì việc công không được vào, ai vi phạm, chem.". Đành phải đứng giữa khoảng trống gió lạnh chờ. Chờ được khoảng nửa tiếng sau, mới thấy một người vén rèm chui ra, tưởng ai hóa ra là tổng đốc trực hạt Lý Phất. Hai người vốn rất quen nhau, Niên Canh Nghiêu đang định hàn huyên, hai tên tiểu thị vệ đứng cạnh giục:
- Niên đại tướng quân, mời vào, lát nữa Trương trung đường có việc phải sang điện Dưỡng Tâm gặp hoàng thượng!
Niên Canh Nghiêu đành vén rèm bước vào.
- Ồ, Lượng Công đến đấy ư? - Trương Đình Ngọc tayầm chén trà đang định đưa lên mồm uống, thì nhìn thấy Niên mỗ đi vào, liền đặt chén trà xuống đứng dậy, cười, nói: - Đi đường vất vả, tối qua đang định đi thăm đại tướng, Liêm thân vương lại bận tính toán tăng lãi suất cho người Bát Kỳ 1, tôi liền nhảy vào tính hộ, tính mãi đến nửa đêm, nên không đi được. Sáng sớm nay hoàng thượng có chỉ, tiếp kiến chúng ta trước, thế mà giờ này đại tướng mới tới.
Niên Canh Nghiêu vô cùng bực tức, không nói nên lời, mình và Trương Đình Ngọc phẩm hàm ngang nhau, tước vị ông ta còn thấp hơn mình. Nghĩ thế nên Niên không chịu chào hỏi trước, mà ngồi xuống ghế đối diện với Trương Đình Ngọc, cố kìm nén cơn bực tức đang trỗi dậy, nở nụ cười gượng gạo, nói:
- Ông là người bận rộn, ngày ngày đấu cờ với mọi người. Đây không... gây phiền hà cho ông chứ?
Trương Đình Ngọc làm như không để ý tới sự bực tức của Niên Canh Nghiêu, ra lệnh dâng trà, cười:
- Lượng Công, mấy hôm nay Bắc Kinh rét đậm, chắc đã quen rồi?
Niên ngồi trong phòng ấm áp, lại được uống trà nóng, cơn lạnh đứng đợi ngoài trời đã tiêu tan, cười nói:
- Ở đây có gì là lạnh? Hoành Thần nếu không ngại đến đại bản doanh của tôi vài ngày, sẽ biết được mùi vị của cái giá lạnh, vì thế hoàng thượng mới triệu tôi về để bàn về việc qua đông của quân đội, xin trung đường cho ý kiến, hiện nay lương thảo dự trữ không nhiều, than củi chỉ đủ dùng hết tháng giêng. Sang tháng hai ở đó tuyóng băng, thử hỏi binh sĩ sống thế nào được?
- Ồ - Trương làm ra vẻ quan tâm, suy nghĩ một lát nói tiếp: - Qua tin dịch trạm cho biết đông nam Thanh Hải, Tây Tạng, Tân Cương có bão tuyết phải không?
Niên gật gật đầu, nói:
- Đúng. Phía A Nhĩ Thái định điều lương cho chúng tôi một vạn hộc, song không vận chuyển được. Tuyến đường từ Đồng Quan đến Lạc Dương tuyết dầy nửa mét, thế mà chỗ chúng tôi đóng quân không có tuyết, chỉ muốn có tuyết to một tí, đọng lại một lớp dày trên lều bạt, sẽ ấm hơn.
- Đúng thế. Ở đó khổ quá, người no nê làm sao hiểu được cái đói cửa người không có gì cho vào bụng.
Trương thở dài:
- Mấy hôm nay liên tục có tấu, Hà Nam tuyết, Hồ Quảng mưa kèm tuyết, Sơn Tây cũng tuyết, thánh thượng vốn định lệnh cho Nhữ Phúc về đóng quân ở Bình Lượng, bộ chỉ huy của Vương Doãn Cát rút khỏi Thiểm Tây, bộ chỉ huy của Ngụy Chi Diệu điều sang bố phòng ở Xuyên Nam, theo vị trí đóng quân điều lương tại chỗ, tôi vốn không đồng ý, xem ra hoàng thượng quá chu đáo rồi!
Niên vô cùng ngạc nhiên, cứ tưởng về bàn biện pháp "qua đông" ai ngờ lại chuyện trò linh tinh, lại bị Trương Đình Ngọc giữ rịt lại. Niên nghĩ rằng, ngoài không có địch họa, trong lại thiếu lương thảo, những lời Trương nói không thể phản bác được song binh quyền của mình như vậy, mà cũng cam tâm sao? Nghĩ một lúc lâu sau, Niên mới lên tiếng:
- Việc này rất hệng, có liên quan rộng tới các lĩnh vực, chẳng may vừa sang xuân tuyết tan, Sách Lăng và La Bố hợp binh đông tiến, quân nhu không tới được, sẽ lỡ đại sự. Hơn nữa, công việc quan trọng như vậy, để khi nào tôi trở về, tôi đích thân điều động.
- Cũng được. - Trương Đình Ngọc cười: - Nhưng mà hôm nay là ngày thánh thượng ăn chay, lát nữa tới nhà thờ Tế Đường khấn cầu cho xã tắc, hôm nay không tiếp kiến được!... Thế nhé, ông cứ tới dịch quán nghỉ ngơi. Nếu hoàng thượng rỗi, có chỉ lúc nào thì vào tiếp kiến lúc đó, ngày mai nhất định sẽ được tiếp kiến. - Nói xong, liền đứng dậy, Niên Canh Nghiêu đành cáo từ đi ra.
Trương Đình Ngọc ra khỏi phòng Quân cơ theo ngõ Duyên Vĩnh đi về hướng bắc, đến trước. cổng Thùy Hoa của điện Dưỡng Tâm, gặp Trương Ngũ Ca đang trực ban tại đó, Ca nói luôn:
- Hoàng thượng có dặn đại nhân đến bảo vào ngay, không cần báo trước.
Trương Đình Ngọc vuốt đầu, chỉnh đốn mũ áo, vội vã đi vào điện, cách điện một đoạn khá xa đã nghe thấy tiếng Ung Chính mắng nhiếc ai đó, chần chừ một lát, bước thẳng vào điện, thấy Mục Hương A và mười vệ sĩ lưng thẳng quì dưới đất. Ung Chính liếc mắt nhìn Trương Đình Ngọc một cái, tiếp tục lên lớp:
- Trẫm là một chúa thượng như thế nào, có thể sử dụng được các tin thất thiệt đó không? Niên Canh Nghiêu mới thực sự là chúa thượng của các ngươi! Hiện tại Niên đang ở dịch quán Lộ Hà, xem có con ngựa nào mới đến, vỗ mông nó đi!
- Bẩm hoàng thượng... - Mục Hương A khấu đầu liên tục - ở chỗ đại tướng quân, không được tin tức gì cả, nô tài không dám dối trá, chúa thượng có nói chúng thần phải tuân theo sự chỉ huy của Niên mỗ, quân lệnh của Niên đại tướng quân nghiêm như vậy, các nô tài không dám không tuân lệnh là có thực, chứ không có chuyện các nô tài vong ân bội nghĩa, xin chúa thượng minh giám...
Ung Chính cười nhạt, nói:
- Hoành Thần, khanh có nghe con chó này nói gì không, lại còn già mồm là không phụ ân! Trẫm bảo các ngươi hầu hạ ông ta, chứ có bảo các ngươi là nô tài của ông ta đâu... Các ngươi lại cho rằng hầu hạ chính là nô tài? Một là, bảo các ngươi đến trung quân làm quen công việc quân vụ, bồi dưỡng một vài tướng quân người Mãn Châu. Hai là, kịp thời thông báo cho trẫm biết mọi cái tất và xấu của Niên mỗ, để trẫm kịp thời ra các chỉ dụ hướng đạo, cũng là để cho ông ta tự hoàn thiện mình. Các ngươi lại làm ngược lại. Tất cả làm lính tiêu binh cho Niên mỗ, lại còn đổ chậu, đổ bô cho Niên mỗ nữa! Tấu sớ tâu lên còn dám vặn lại cả trẫm nữa, ngay như Gia Cát Lượng tái thế, Ngô Khởi tái sinh... cũng đâu dám to tiếng trước mặt trẫm, nào là "Không được tự do", nào là không "Vong ơn bội nghĩa"!...
- Niên Canh Nghiêu tự giữ lại cho mình mười thiếu nữ Mông Cổ để hầu hạ, có không?
- Bẩm vạn tuế... có ạ...
- Niên mỗ có gặp Cửu da, đúng không?
- Đúng ạ...
- Lính của Niên mỗ ra tỉnh ngoài, từ quan tri phủ trở xuống đều phải đón tiếp như là khách quí, có không?
- Các nô tài không thấy ạ, một ố thân binh của Niên mỗ khi trở về doanh trại thường hay bốc phét. Nô tài cho rằng, chẳng qua là các kiêu tướng, kiêu binh khi ra ngoài làm ra vẻ ta đây, việc này có nói với Niên đại tướng quân, chứ không bẩm báo cho chúa thượng... Nô tài biết lỗi rồi ạ.
- "Nô tài cho rằng!" - Ung Chính chì chiết - Trẫm không biết nói thế nào để cho các ngươi hiểu, cái đầu ngu dốt của các ngươi, thì trẫm biết làm thế nào được, còn ngồi đấy không cút đi cho trẫm đỡ phải lộn ruột, cút đi, về mà hầu hạ chúa thượng chân chính của các ngươi!... Đứng dậy, cút!
Mười thị vệ bị Ung Chính chửi rủa một trận thậm tệ, ai nấy mặt mày xanh xám, hốt hoảng đưa mắt nhìn nhau, lần lượt khấu đầu, lui ra. Trương Đình Ngọc đứng ở cạnh nói:
- Chúa thượng bảo các ngươi đi gặp Niên Canh Nghiêu, thôi đi đi, Niên đã đến kinh thành, không gặp cũng không hay đâu.
Các thị vệ lên tiếng đồng ý, Ung Chính lại nói:
- Ta là chúa thượng của các ngươi, các ngươi phải truyền đạt nguyên văn những lời ta nói với các ngươi vừa rồi cho Niên Canh Nghiêu nghe. Cái mà Niên đại tướng quân có là tiền bạc, không như trẫm chỉ có tính nóng!
Mục Hương A được Trương Đình Ngọc đỡ lời, mặt mũi đã tươi tỉnh trở lại, cười nói:
- Dù tốt dù xấu nô tài cũng là người Mãn Châu chân chính của chúa thượng, xin hoàng thượng cho nô tài cơ hội sửa chữa sai lầm, quyết không để chúa thượng phải bực bội nữa. Có cho nô tài thêm mười lá gan nữa nô tài cũng không dám.
- Dám hay không là ở ngươi. - Ung Chính đã hơi dịu lại: - Trẫm rất hận các ngươi, trái tim của các ngươi không để ở nơi trẫm. Niên Canh Nghiêu đã lập công to, trong trái tim trẫm Niên Canh Nghiêu mãi là trọng thần, trẫm cấm các ngươi không được coi thường miệt thị ông ta... Đi đi!
Ung Chính đưa mắt nhìn mười thị vệ ra tới cổng Thùy Hoa, mới quay lại thở phào nhẹ nhõm.
- Họ đều là con cháu của các bậc quyền quí. Tổ tông của họ đã đổ máu trên sa trường, có nhiều công lao, lại chỉ sinh ra và nuôi dưỡng một thế hệ công tử bột, thật tức chết đi được!... Gặp Niên Canh Nghiêu chưa? Nghiêu đã nói những gì?
Trương Đình Ngọc liền kể lại tỉ mỉ cuộc nói chuyện vừa rồi giữa mình với Niên mỗ.
- Xem ra Niên mỗ không nhất trí với việc đóng quân ở đâu lĩnh lương thảo tại đó, xem ra thì Niên có lý cho nên thần chưa trả lời. Mùa xuân sang năm, điều động lại đội quân đông đảo này đến Thanh Hải, không những điều đi điều lại tốn kém tiền bạc, mà còn gây ra dị nghị trong thiên hạ, bởi họ hiểu rằng đây chẳng qua là rút bớt quyền lực của Niên mà thôi.
Ung Chính nghe xong, suy tư khá lâu, nói:
- Trẫm chưa thật sự an tâm. Uông Cảnh Kỳ và bọn Thái Hoài Tỉ định bắt cóc Doãn Đề, trước sau gì cũng phải có người tới đó. Chẳng lẽ chọn bọn cướp rừng đội mũ quan? - Nói xong, vẫy tay ra lệnh ngồi xuống.
Trương Đình Ngọc ngồi xuống ghế, nhẹ nhàng cúi ngư̖
- Hoàng thượng lo lắng không phải là không có nguyên do, hiện nay Niên Canh Nghiêu đang ở Bắc Kinh, Niên chỉ có thể chấp hành mệnh lệnh, chứ không có quyền ra lệnh, như vậy sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của triều đình. Niên Canh Nghiêu xin lui lại ít ngày, nhưng đã về Kinh, theo thần, Niên hơi ngầm liên kết, chứ chưa thật sự liên kết ma quỉ rắn không đầu thì làm được trò trống gì. Về việc này chỉ khi nào vụ án Uông Cảnh Kỳ sáng tỏ, thì ta mới có đối sách đúng đắn được. Cho nên hiện giờ không nên vội và cũng chẳng cần vội, rất may nhờ có Niên Canh Nghiêu đã thức tỉnh thần, điều binh không bằng điều quan, điều ba viên đô thống trong bộ chỉ huy của Niên tới Vân Nam, Quý Châu, chọn ba tướng đã từng lập công trong bộ chỉ huy Nhạc Chung Kỳ lắp vào bộ chỉ huy của Niên, như vậy vẹn cả đôi đường.
Ung Chính đi lại vài vòng trong phòng, nói:
- Trẫm lại cho rằng, để đỡ tốn kém lại không gây xáo trộn, dị nghị, khanh nên đi, với danh nghĩa là của phòng Quân cơ điều động, tối nay trẫm xem xong, sẽ dùng lệnh khẩn cấp phát đi một quãng đường xa tám trăm dặm.
Trương Đình Ngọc đứng dậy đáp:
- Tuân chỉ. - Rồi từ từ nói tiếp: - Hiện tại chỉ nghi Niên mỗ có liên quan, tội chưa rõ ràng, xin hoàng thượng lưu ý, cái gì còn cố giữ được thì giữ cho ông ấy.
Ung Chính gật gật đầu, hướng ra bên ngoài gọi to:
- Cao Vô Dung!
- Có nô tài
- Tới dịch quán Lộ Hà truyền chỉ, mời Niên Canh Nghiêu mang theo lệnh bài vào đây.
--------------------------------

1
Người Bát Kỳ thuộc dân tộc Mãn ở Trung Quốc.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI