Tập 7
HẬN THỦY ĐÔNG THỆ
HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI
Yếu liễu đào tơ áp giải về Kinh
Đốc thủ Lăng cùng dị nhân chạm mặt

 
àn thu. Trong cơn gió thảm mưa sầu, một đoàn người xe nhọc nhằn lê bước trên con đường đất đỏ đầy bùn. Bức Trường thành cổ kéo dài hàng trăm dặm theo núi Yến Sơn chìm trong màn mưa mịt mùng. Bức tường cổ và và tường trổ hình răng cưa trên thành bị mưa xối đen kịt vẫn sừng sững đứng đó, chốc chốc lại bị những làn mưa bay qua che lấp, rồi lại hiện ra trong mưa với dáng vẻ sừng sững và uy nghiêm, đứng trầm mặc ngắm nhìn đoàn xe. Những bụi gai khô già mọc đầy núi, từng phiến lá hình bàn tay hoặc da cam, hoặc tím, hoặc vàng, hoặc đỏ, thỉnh thoảng lại xào xạc run rẩy trong mưa, đôi lúc những cành cây ướt sũng cũng lay động theo làn gió thu se lạnh. Đột nhiên một làn gió chướng từ khe núi quất lên, cuốn theo những chiếc lá đủ sắc màu trên những cành cây bên đường, trông như những chú bướm bị thương bị chiếc chổi vô hình quét mạnh lên, rồi lại theo những giọt mưa nhẹ nhàng rơi xuống người những binh sĩ hộ vệ. Mấy chục binh sĩ hộ vệ đều khoác áo choàng một màu, mặc áo dầu màu vàng, chân đi ủng da bóng nước giẫm lộp cộp trên đường. Xem ra họ đã được huấn luyện rất nghiêm khắc, dù thời tiết như vậy, phải đi đường núi như vậy, nhưng tuyệt nhiên không một ai loạng choạng hay nghiêng ngả, họ cứ năm bước một người sát theo xe mà đi, ngay cả bước chân cũng giẫm theo nhịp như khi diễn tập. Thi thoảng có người đánh "tòm" một tiếng, ngã xuống bùn, nhưng rồi lại bật dậy ngay, nhằm thẳng hướng mà đi tiếp.
Người đi cuối cùng trong đoàn xe là tổng binh Mã Lăng Dụ tên là Phạm Thời Dịch. Đó là một người trung niên 45, 46 tuổi, da trắng, hai hàng lông mày chất" tựa như ai đó dùng bút lông mà vẽ, chỉ có đuôi mắt là hơi xếch lên, đầy vẻ nghiêm nghị và cao ngạo. Bím tóc đuôi sam bỏ ngoài áo dầu rũ xuống tận hông, lắc lư chầm chậm, nhỏ xuống từng giọt nước. Ông là quan tam phẩm của triều đình, chiểu theo phép tắc thì thừa sức ngồi kiệu lớn, nhưng có lẽ vì việc hộ vệ quan trọng, cũng có thể là muốn làm gương cho binh sĩ, mà ngoài việc cưỡi một con ngựa xích thố, còn lại tất cả những đồ che mưa đều giống hệt các binh sĩ. Ông ngồi trên ngựa, hai mắt dõi thẳng ra xa, tay phải nắm chặt thanh kiếm lạnh buốt, tựa hồ đang nghĩ ngợi điều gì, lại như chẳng hề suy nghĩ.
Đột nhiên, một người cưỡi ngựa từ đằng trước lao tới, con ngựa mình đầy bùn đất vừa đứng lại, một tên lính hộ vệ từ trên yên ngựa nhảy xuống, bước đến bên Phạm Thời Dịch, chắp tay hành quân lễ, rồi bẩm báo:
- Thưa Phạm quân môn, nước sông Cù Hà và ngã ba sông bên thị trấn Hạo Sơn dâng cao, cầu đá bị cuốn trôi mất. Xe ở đây không qua được, xin quân môn chỉ thị!
- Người làm binh, gặp núi thì mở đường, gặp nước thì bắc cầu, còn phải thỉnh thị sao? - Phạm Thời Dịch ghìm ngựa lại, chằm chằm nhìn tên lính hộ vệ, chậm rãi nói: - Lập tức liên lạc với trạm dịch bên trấn Hạo Sơn, Thập tam da đã đến đó từ sáng nay. Đây là việc khâm sai của Ngài, các ngươi hãy cẩn thận!
"Thập tam da" là Di thân vương, em trai của đương kim hoàng đế Ung Chính, hộ tống mười mấy chiếc xe vách dầu bình thường này mà ông ta phải bôn ba hơn hai trăm dặm đích thân tiếp ứng! Anh chàng hộ vệ hoảng sợ nói:
- Vâng! Thuộc hạ biết việc công quan trọng. Nhưng vừa rồi thuộc hạ ra bờ sông xnước Cù Hà dâng rất nhanh, binh sĩ trạm đằng trước mấy lần bắc cầu đều không được. Xin thỉnh thị quân môn, liệu có thể vòng sang đường bắc qua từ tiệm Sa Hà, cây cầu bên đó rất chắc...
Phạm Thời Dịch nghe xong không nói gì, giơ tay ra lệnh đội xe dừng lại, rồi mới quay sang tên lính hộ vệ:
- Đi! Dẫn ta đi xem!
- Tuân lệnh!
Thế là hai người quất ngựa lao nhanh, đi được khoảng 5 dặm, từ xa đã nghe thấy tiếng gào thét của dòng Cù Hà, đi tiếp 2 dặm nữa, thì dòng Cù Hà đã chắn ngang trước mặt. Quân đội của Phạm Thời Dịch chịu sự quản lý của phòng Quân cơ và tổng đốc Trực Lệ, chuyên coi giữ hoàng lăng nhà Thanh, là quân doanh của Mã Lăng Dụ, thật xứng với cái tên "Quân ngự lâm". Mặc dù đóng quân ở Tuân Hóa, nhưng hầu như tháng nào cũng vào Kinh bẩm báo tình hình, không biết đã bao nhiêu lần qua đây. Phạm Thời Dịch chưa bao giờ chứng kiến dòng Cù Hà vốn hiền lành như cô thôn nữ, lòng sông mọc đầy cỏ thơm lau sậy lại trở nên hung dữ đến thế. Dưới cơn mưa rả rích, dòng nước lũ gào thét tưởng chừng như không chịu nổi sự dồn ép của vách núi ven bờ, từ nhánh sông hẹp ở phía tây nam xói vào đất đá mà dội thẳng xuống, đến chỗ dốc ở thung lũng tam giác vùng cầu Cù Hà lại lượn vòng một cái rồi rẽ theo hướng đông nam. Nước lũ từ núi Bắc Yến dội xuống đục ngầu như cháo loãng, cũng từ vùng tam giác này nhập vào dòng Cù Hà, hai dòng nước hòa vào nhau làm dựng lên những cột sóng cao hơn 1 trượng, những cơn sóng cuồn cuộn trông như nồi nước khổng lồ đang sôi sùng sục lăn lộn xoay tròn một cách vội vã và không theo một quy luật nào, chúng đang cố tìm chỗ để thoát ra. Tiếng gào thét, tiếng vỗ bờ của những ngọn sóng trộn lẫn với tiếng lăn chuyển của những tảng đá dưới nước tạo thành một âm thanh hỗn độn dưới vòm trời đen kịt nhôn, thật là đáng sợ. Hơn trăm binh sĩ mệt mỏi đứng trên những bậc đá bị va đập rung bần bật, tay cầm dụng cụ làm cầu: nào dùi, nào búa... trên đường để lổn nhổn toàn bao tải, có vẻ như là đã mấy lần thử làm cầu, hai mươi mấy chiếc cọc gỗ đường kính bằng miệng bát trôi trên nước, lúc chìm lúc nổi. Nhìn cảnh tượng ấy, Phạm Thời Dịch biết ngay cái lệnh "gặp nước bắc cầu" của mình là không thể thực hiện được. Ông chăm chú nhìn sang bờ bên kia, cũng chỉ cách chừng một tầm tên bắn, nhưng trời mờ mịt, không nhìn thấy rõ, chỉ thấy dường như cũng có người đang nhìn sang bên này. Liền quay đầu lại hỏi:
- Bên kia có phải người của Thập tam da không?
Thấy tên lính hộ vệ ngẩn mặt ra, biết là anh ta không nghe thấy, Phạm Thời Dịch lấy roi ngựa vẫy vẫy anh ta lại, rồi chỉ sang bờ bên kia, nhìn tên lính hộ vệ bằng ánh mắt dò hỏi.
- Hả! - Tên hộ vệ lúc này mới tỉnh ngộ, liền hét to: - Quân môn, đó là người của nha môn tổng đốc Trực Lệ, đến cũng được một canh giờ rồi, vừa nãy bắc cầu bên đó cũng không được, gọi họ không nghe đâu...
Đang nói, thì ở phía đối diện mấy đốm lửa rực lóe lên, tựa hồ như ai đã bắn mấy mũi hỏa tiễn, có lẽ giữa chừng bị nước mưa làm ướt, hầu hết đều lượn lờ rồi rơi xuống sông, chỉ có một mũi sang đến bờ bên này. Một binh sĩ vội vàng nhặt lên, dâng hai tay đưa cho Phạm Thời Dịch, nói:
- Thưa, đây là tên thư từ bên kia bắn sang.
Thời Dịch đón lấy xem, thì thấy một sợi dây tơ màu vàng buộc một phong bao giấy dầu, trong lòng biết rõ là thư tay củaường. Liền mở ra, lấy tay che mưa để đọc, thì thấy đề rằng:
Sắc lệnh: Phạm Thời Dịch không cần phải làm cầu đi vòng đường tiệm Sa Hà, tối mai đến trạm dịch Trấn Thái Bình. Lệnh gấp. Di thân vương Doãn Tường. Ngày 3 tháng Mười năm Ung Chính thứ 4.
Dưới bức thư còn đóng ấn châu sa đỏ sẫm, khắc hai chữ triện "Doãn Tường".
Phạm Thời Dịch cho sắc lệnh vào ống tay áo, ngẩng mặt nhìn bầu trời ngày càng tối dần, thở dài rồi nói rằng:
- Dùng tên trả lời thư, Phạm Thời Dịch tuân theo chỉ dụ. Đêm nay trú tại tiệm Sa Hà, xin vương gia yên tâm.
Nói xong, quay ngựa trở lại chỗ cũ, ra lệnh cho đoàn xe rẽ sang hướng bắc, gần như sát chân Trường Thành đội mưa đội gió rồng rắn kéo nhau tiến về phía bắc, cho đến khi trời tối hẳn, mới đến Sa Hà.
Đây là một thị trấn nhỏ tọa lạc trong dãy núi Yến Sơn, phía đông có đỉnh Thái Tử, tây có núi Mạch Đóa, giữa có sông Bình Xuyên, Cù Hà chảy xuyên qua ven thị trấn. Dòng Cù Hà này khá rộng, nước chảy xiết qua những tảng đá lớn dưới đáy sông làm cuộn lên những bông hoa sóng, trông cũng chẳng khác gì đoạn Cù Hà ở chỗ ngã ba. Nhìn dòng sông thật đáng sợ, nhưng thực ra chỗ sâu nhất cũng không quá bụng. Phạm Thời Dịch đến ven thị trấn, việc đầu tiên là sai người đi xem chiếc cầu ở phía bắc thị trấn, một lúc sau được báo lại là cầu lớn vẫn nguyên vẹn, chỉ có chỗ lõm ở hai đầu cầu bị nước ngập thành hai dòng chảy, nước sâu không quá gối, xe hoàn toàn có thể qua được. Lúc này, Thời Dịch mới cảm thấy yên tâm, ông thở phào một cái. Giờ thì ông mới thấy bụng đói cồn cào, nhìn sang thị trấn Sa chìm trong màn mưa dày đặc, bỗng thấy do dự. Trên xe có đến 43 thái giám và cung nữ, vốn là đi hầu hạ đại tướng quân vương Doãn Đề khi ông này bị cách chức đến Cảnh Lăng giữ lăng mộ tiên đế để tự phản tỉnh, không biết phạm lỗi lầm gì mà bị tóm giải hết về Kinh. Tù phạm thì ngồi xe vách dầu, còn tướng quân áp tải thì phải dầm mưa, vốn đã chẳng ra kiểu gì, nhưng đây lại là mệnh lệnh của Doãn Tường - sủng thần bậc nhất của hoàng đế. "Mật giải về Bắc Kinh giao cho ta xử lý, không được xử tệ với họ". Phạm Thời Dịch mặc dù lấy làm khó hiểu, nhưng cũng đành tuân theo mệnh hành sự. Nhưng trong cái thị trấn này không có trạm dịch, ở trọ nhà dân thì khó mà giữ bí mật, lại còn mười mấy cung nữ nữa, làm sao mà ở cách ly được. Phạm Thời Dịch xuống ngựa cầm roi, trầm ngâm do dự. Tên Ca Dắc dẫn đoàn biết ông đang khó nghĩ, nhảy qua vũng nước, cười nói:
- Quân môn đừng lo, phía tây trấn có một cái miếu Quan đế bỏ hoang, từ lâu không hương khói, chúng ta có tám mươi mấy người, đến đó tá túc một đêm, bảo đảm là bình an vô sự.
- Tốt! Ngươi khá lắm! - Phạm Thời Dịch nở một nụ cười: - Ba mươi tù phạm nam, ngoài hai tên Thái Hoài Trân và Tiền Uẩn Đấu ra, đều ở miếu Quan đế. Kiều Dẫn Đệ và mười hai nữ phạm khác, tìm một nhà trọ rộng rãi một chút nhốt lại, ta và quan quân trông giữ Thái Hoài Trân, Tiền Uẩn Đấu và nữ phạm, còn các binh sĩ trông giữ nam phạm, đó đều là những thái giám. Họ không dám trốn, và cũng không có chỗ trốn. Sau đó chia nhau lần lượt đến quán trọ ăn cơm. Đi thôi!
Thế là đoàn người, xe lại kéo đến phía bắc thị trấn, quả nhiên thấy một ngôi miếu Quán đế nhiều năm không tu sửa đứng sừng sững đen ngòm trong bầu trời đêm, mười mấy gian miếu tuy đã dột nát quá chừng, bên trong đâu đâu cũng ẩm ướt, nhưng cuối cùng thì cũng tìm được một vài nơi còn coi là khô ráo. Phạm Thời Dịchèn ra lệnh cho binh sĩ dỡ khám thờ xuống thắp lửa, tự cởi quan phục, thay vào một chiếc áo bào đỏ, bỗng dưng cảm thấy thật thoải mái. Nhác thấy tên lính mới đi đặt phòng trọ về liền hỏi:
- Xong việc chưa?
- Bẩm, xong rồi ạ. Ở tiệm cũ Sa Hà. - Tên tân binh đáp: - Thuộc hạ e kinh động người khác, nên thay thường phục đi. Chính là ở tiệm cũ trăm năm nổi tiếng, trước là tiệm rượu, sau là phòng khách, có điều bên trong đã có mười mấy khách ở rồi. Thuộc hạ nói thế nào, chủ quán cũng không chịu đuổi khách đi, ông ta bảo thiên hạ đều thế cả, khách vào quán chính là thần tài đến. Cho nên quán này chúng ta không bao nổi.
Phạm Thời Dịch cười, nói:
- Đó là điều đương nhiên. Cởi hết áo ngoài ra, đưa bốn xe đến đó, cắt thêm hai mươi anh em đứng gác đêm ở ngoài. Có điều, cẩn thận một chút, để ai thấy được hành tung của chúng ta là không xong đâu.
Nói xong khoác áo dầu đi ra. Lúc này mưa gần như đã tạnh, chỉ còn lất phất đôi giọt, những hạt nước nhỏ như sương bay lên mặt, khiến họ thấy lành lạnh.
Chủ quán đã chực sẵn ở cửa từ lâu, thấy Phạm Thời Dịch dẫn theo một đoàn người xe rồng rắn kéo đến, vội vàng tươi cười ra đón, vừa lùi vào tiệm nhường đường vừa đon đả chào mời:
- Quý khách vất vả quá! Xin mau vào trong nghỉ ngơi. Bản quán đã dọn sẵn phòng, nước nóng đã chuẩn bị, xin mời tắm rửa một chút, rồi ra ngoài ta dùng cơm, cơm rượu đã sẵn sàng cả rồi. ngài lần đầu đến, bữa rượu này không phải trả tiền, coi như là bữa tiệc tẩy trần thết quý ngài, chúng ta còn lâu còn dài mà...
Đã một ngày trời lặn lội trong mưa thu gió lạnh, giờ được nghe mấy câu nghênh đón ngọt ngào của lão chủ quán, Phạm Thời Dịch cảm thấy thật thoải mái, liền cười đáp:
- Chúng tôi đều đói đến lép kẹp cả bụng rồi. ăn cơm trước đã, rồi hẵng hay. Làm gì có cái lý không trả tiền cơm, dù không trả, thì ông cũng khấu trong tiền phòng của chúng tôi rồi. Những trò này của chủ quán các ông, ta còn lạ gì? Ta vốn cũng là xuất thân từ nghề này đấy.
Câu nói làm lão chủ quán cười hềnh hệch. Liếc thấy trên xe hai người đàn ông, mười mấy đàn bà, người nào cũng mặt mày hốc hác, liền lên tiếng chào hỏi:
- Ôi trời này, đường này, các vị thật là vất vả. Xin mau vào cả đây. Bay đâu, hâm nóng rượu cho khách. Để ấm đồng to lên bếp. Khách đông lắm đấy! Hì hì, dưới này người đông quá, trên lầu còn 3 gian trống, chỉ có mấy vị đang uống rượu thôi, xin mời các quan da lên lầu ta dùng bữa.
Phạm Thời Dịch thấy mọi người đã xuống xe cả, bèn chậm bước đến trước chiếc xe thứ hai, rồi nhẹ nhàng nói với một cô gái đang đứng trước xe:
- Kiều cô nương, tối nay chúng ta nghỉ lại đây, cô nương, cả... - Nhìn thấy hai người trung niên từ chiếc xe đầu bước xuống, ông nói tiếp: - Cả Thái tiên sinh và Tiền tiên sinh nữa, đều là chủ của tôi, rất mong các vị thông cảm cho chỗ khó của những kẻ làm tôi tớ chúng tôi, ở tạm lại đây, ngày mai trời sáng chúng ta thuận lợi lên đường, dù về muộn một chút, nhưng nhất địnhủ sẽ không trách đâu.
Chủ quán không ngờ được rằng người trung niên phong thái ung dung và đầy uy nghiêm kia vẫn chỉ là "tôi tớ" của người ngồi trong xe. Nhưng trông những chiếc xe kia, cũng chẳng có gì là cao sang, những "nhân vật" xuống xe trông dáng vẻ cũng chẳng có gì là tôn quý. Lão ta thực sự hoang mang không hiểu. Quan sát kỹ, chỉ thấy vị Kiều cô nương này trên thì mặc chiếc áo lông màu đỏ tía, dưới mặc chiếc váy lụa thêu hoa mép viền vàng, hơi lộ ra một đôi chân không bó. Một khuôn mặt hình hạt dưa nhợt nhạt đến nỗi không ai dám nhìn gần, giữa hai hàm lông mày nhỏ hơi chau lại, bờ mi hơi rủ xuống, cái miệng xinh xắn hơi nhếch lên, chứng tỏ rất có cá tính. Hai người đàn ông trung niên đứng sát sau nàng, một người thấp gầy, một người thấp béo, cả hai có vẻ như bị phù thũng, dáng vẻ đờ đẫn, chậm chạp bước vào quán. Ngoài ra còn có 12 cô gái ăn vận theo kiểu đầy tớ dáng vẻ thướt tha nhưng thần sắc ủ dột, cũng lần lượt bước vào. Họ vừa vào quán, lập tức thu hút ánh mắt của bao nhiêu thực khách.
- Thái tiên sinh, - Phạm Thời Dịch đưa mắt ra hiệu cho tên tân binh mặc thường phục hộ vệ, nói với người đàn ông thấp lùn đi đằng trước: - chỗ của chúng ta ở trên lầu. Tiền tiên sinh, mời!
Nói rồi dẫn ba bốn tên lính hộ vệ lặng lẽ bước lên lầu.
Đây là quán rượu ba gian thông nhau, bờ tường phía đông tây được dựng một tấm bình phong, xem ra đây vốn là một căn phòng lịch sự được ngăn bằng một tấm bình phong, nay tạm thời bỏ đi.
Sát cửa sổ ở mặt phố phía tây nam có một bàn khoảng năm, sáu người đang chơi tửu lệnh; họ uống rất hăng, trông người nào cũng ngà ngà, thấy một đoàn hơn 20 người bước lên, mà cũng chẳng hề để và Kiều Dẫn Đệ ngồi vào chiếc bàn cạnh cầu thang phía tây bắc, mấy tên tân binh ngồi cạnh bàn sát cửa sổ phía nam, còn các cô gái khác ngồi ở bàn gần đám khách kia, tất cả đều lặng lẽ, không ai nói một lời, nhìn đám thức ăn mang lên rồi ai nấy cầm đũa ăn, tựa như một đám người xa lạ tình cờ gặp nhau. Đột nhiên, Thái Hoài Trân phá tan sự im lặng, cười nói với Phạm Thời Dịch:
- Phạm tiên sinh, ngài biết đấy, nếu đi tiếp thì chúng tôi đâu được ăn những món ăn ngon thế này. Đa tạ ngài suốt dọc đường đã chăm sóc, đã thương thì thương cho trót, ngài cho chúng tôi uống chút. rượu được không?
Vừa lúc đó tên hầu rượu đi đến. Phạm Thời Dịch liền dặn:
- Cho bàn này một vò rượu đục Tam Hà, bàn phía nam một bình, mang cơm cho họ, những người dưới lầu cũng chỉ một bình. Chúng ta ngày mai đi sớm, không thể uống nhiều, hiểu chưa?
- Vâng! - Chú hầu bàn cao giọng truyền: - Mang rượu cho khách! - rồi lật đật chạy xuống lầu.
Một lát sau rượu đã mang ra, Phạm Thời Dịch không chúc rượu, mà cũng không uống, chỉ tự gắp thức ăn ăn. Còn Thái Hoài Trân và Tiền Uẩn Đấu thì uống lấy uống để, cụng hết chén này sang chén khác. Kiều Dẫn Đệ hầu như không động đũa, chỉ ngồi trầm tư theo đuổi ý nghĩ của mình. Phạm Thời Dịch cũng không dám khuyên nhiều. Bữa cơm tối thật thịnh soạn, nhưng không khí lại hết sức nặng nề. Dần dần, trong phòng chỉ còn nghe tiếng chơi tửu lệnh của đám khách ngồi bên bàn tây nam kia.
- Đoán câu đố phí sức quá. - Một người béo trắng khoảng trên 30 tuổi ngồi sát cửa sổ nói: - Lần nào Giả tiên sinh cũng thắng. Vốn là mời tiên sinhống rượu mà lại làm chúng tôi say cả rồi. Ta đổi tửu lệnh thôi, cho trước một chữ, thêm một chữ nữa vẫn thành một chữ, bỏ đi một bộ thư thay vào bộ khác vẫn thành một chữ, cuối cùng thêm vào một câu tục ngữ, không được lạc đề...
Một người trẻ hơn, để hàng ria mép hình chữ "bát" ngồi bên cạnh anh ta, nói:
- Thạch Giang, anh không phải là uống rượu, mà là làm khó người ta đấy! Chữ này với cả bộ kia, rách việc quá. Hôm nay chúng ta đồng tâm hiệp lực thắng được vị Giả tiên trưởng này, cũng không uổng công mời khách rồi.
Phạm Thời Dịch nghe vậy liền liếc mắt xem, quả nhiên thấy Thạch Giang đang ngồi kề một đạo sĩ, anh ta không mặc áo bát quái, chỉ có trên đầu búi tóc choàng khăn Lôi Dương, tuổi chỉ trên dưới 20, bất giác nghĩ thầm: "Đây chính là vị "Giả tiên trưởng" rồi còn trẻ thế thì tu được bao nhiêu đạo chứ". Đang nghĩ, thì nghe Giả đạo sĩ nói:
- Tôi biết ý các vị, chẳng qua muốn tôi uống nhiều rượu để đoán mệnh cho các vị thôi. Thực ra, con người ta sống chết có số cả. Không phải là đại thiện đại ác thì chẳng thảy đổi được gì. Như những người có mặt trong tiệm rượu ngày hôm nay, rồi có người đột ngột phải chết dưới đao, nếu tôi mà nói thẳng ra, lại làm người ta thêm phiền lòng, như thế phỏng có ích gì chứ? Chi bằng "Hôm nay có rượu thì say, ngày mai đừng hỏi thị phi làm gì".
- Nói thì nói như vậy, nhưng tôi vẫn muốn xin tiên trưởng đoán hộ tôi. - Thạch Giang cười nói: - Đã "hôm nay có rượu" thì xin mời Giả thần tiên cứ say trước. Để tôi khởi lệnh.
Nói rồi liền ngâm nga:
- Chữ "Lương" vốn là lương, thêm " mễ" cũng là "lương". Bỏ bộ " mễ" thêm chữ "nữ" thành chữ " nương".
Mua ruộng không mua lương, gả nữ (con gái) không gả nương (cô dâu).
Ngâm xong, mọi người vỗ tay khen hay, anh chàng ria chữ "bát" cười nói:
- Hay! Cam Phụng Trì tôi hôm nay cũng xin xuất chiêu. Mọi người nghe đây.
Rồi lên giọng:
- Chữ "thanh" vốn là thanh, thêm bộ "thủy" cũng là "thanh". Bỏ bộ "thủy" bên chữ "thanh", thêm bộ "tâm" thành chữ "tình" - Lửa thiêu quầy hàng mã, rớt xuống để làm ơn.
Nói xong, đắc ý nhấp một ngụm rượu, rồi quay sang một tú tài vừa gầy vừa đen ngồi bên cạnh:
- Tăng Tĩnh, ông là môn sinh của Đông Hải phu tử Lã tiên sinh, đến lượt ông đấy!
Tăng Tĩnh cười đáp:
- Cái đó thì có là khó?
Rồi đọc:
- Chữ "kỳ" vốn là Kỳ, thêm chấm "thủy" cũng là kỳ. Bỏ chấm thủy bên chữ "kỳ". thêm bộ "khiếm" thành chữ "khi" - Rồng bơi nước cạn bị tôm trêu, hổ lạc Bình Dương bị chó khinh!
Phạm Thời Dịch bất giác động lòng. Ông bỗng nhớ tới ngày tết Trùng dương hôm ấy, tự mình dẫn binh xông vào Cảnh Lăng bái điện, một vị đại tướng quân vương tên tuổi lẫy lừng, lại là em ruột của hoàng đế như Doãn Đề đến người nô tì sủng ái của mình là Kiều Dẫn Đệ mà cũng bất lực không bảo vệ được bị mang đi trước mặt ông ta, thì ông không phải là tôm trêu rồng, chó khinh hổ sao? Những lời nói kia nghe thật đáng sợ. Phạm Thời Dịch bê bát cháo lên từ từ húp, cả Thái Hoài Trân và Tiền Uẩn Đấu cũng chăm chú lắng nghe. Phạm Thời Dịch cũng muốn xem xem vị "thần tiên" miệng còn hơi sữa kia có đạo thuật gì, há mồm không nói gì, vừa nhâm nhi vừa lắng tai nghe. Lại thấy Giả đạo sĩ vừa lấy đũa gõ vào bát vừa hát:
- Chữ "khê" vốn là khê, thêm chấm thủy cũng là "khê". Bỏ chấm thủy trên chữ "khê"; thêm bộ "điểu" thành chữ "kê".
Rồi nói:
- Với những tửu lệnh này, các anh không làm khó được Giả Sĩ Phương này đâu. Sau đây đến lượt Thạch thí chủ rồi, lệnh anh muốn nói tôi viết lên trên bảng kia, nếu nói ra mà sai một chữ, thì xin phạt tôi một vò.
- Hay lắm!
Mọi người rầm rầm khen hay. Mấy chục người bên phía Phạm Thời Dịch nãy giờ lặng lẽ ăn, lúc này cả tân binh, hộ vệ, cung nữ đều dừng đũa, ngơ ngác nhìn sang bàn bên kia, chỉ thấy Giả Sĩ Phương từ từ đứng dậy, đưa mắt quét một lượt mọi người trong phòng, nhìn sang bàn Phạm Thời Dịch, ánh mắt lóe lên, không hề lên tiếng, xoay người cầm bút viết nhanh lên tấm bảng[1]ấy dòng chữ gì đó rồi lật bảng lại, quay mặt cười nói với Thạch Giang:
- Xin ông nói ra, xem tôi đoán có đúng không?
Thạch Giang sững người, chẳng nhẽ trên đời lại có điều kỳ lạ như vậy sao? Chàng ta đảo mắt nhìn quanh, vắt óc suy nghĩ, hồi lâu mới nói:
- Chữ "tương" cũng là tương thêm "thủy" vốn thành tương. Bỏ bộ "thủy" trên chữ "tương"; mưa xuống biến thành "sương" - Tuyết cửa nhà ai người ấy quét, đừng lo sương tuyết mái nhà người.
Anh ta vừa dứt lời, Giả Sĩ Phương đã lật tấm bảng lại vừa cười nói:
- Tôi viết chữ "diệc" (cũng) thành chữ "dã" (cũng) rồi. Xem ra đại đạo chưa tròn!
Lúc này trăm mắt dõi theo, mọi người đều dán mắt vào tấm bảng ba thước vuông, quả nhiên thấy ngoài dòng chữ "chữ tương cũng là tương" có một chữ không khớp, còn nữa đều hoàn toàn ăn khớp. Lập tức, cả những người Phạm Thời Dịch dẫn đến cũng nắc nỏm khen ngợi, tiếng bàn tán xôn xao cả căn phòng. Bọn người của Thạch Giang đều đã đứng cả dậy, cười nói:
- Dù sao lúc nãy ngài cũng đã nói là sai một chữ thì phạt một vò rượu. Xin mời ngài!
Hai vò rượu Tam Hà đặt dưới đất, có một vò chưa mở. Họ mở ra rót vào bát. Giả Sĩ Phương cũng không từ chối, tu hết bát này sang bát khác, một lúc sau vò cạn bát không, mặt đỏ bừng bừng, nói với Thạch Giang rằng
- Chẳng phải anh hỏi về đường công danh sao? Anh nói một chữ, tôi sẽ đoán cho anh.
Thạch Giang đáp:
- Tôi nghĩ từ lâu rồi. Ngài đoán đi.
- Là chữ "nãi", đúng không?
- Vâng. - Thạch Giang đáp: - Chữ này khó giải.
- Có gì là khó. Anh hỏi về công danh, chữ "nãi" là chữ "cập" thiếu nét, anh suốt đời chẳng đỗ đạt gì cả.
Tăng Tĩnh đứng bên cạnh cười nói:
- Toàn trò bịp bợm, tôi là môn sinh của thánh nhân, chẳng thèm tin những trò này của anh. Tôi ra chữ "dã", anh thử xem chơi.
- Đây là chữ suốt đời lận đận, không có "mã" không thành "trì" (ruỗi), không có "thủy" (nước) không thành "trì" (ao), tuy có "lực" nhưng "tỉn chi" không đủ, thiên la địa võng bày sẵn, anh đi vào ngõ cụt thôi!
Tăng Tĩnh "phì" một cái, cười đến độ phun hết rượu trong miệng ra:
- Đồ đầu bò này, mới nảy mắt ra đã đòi nhiễu sự. Nếu anh nói được gia thế của tôi, tôi mới phục anh!
- Anh 3 tuổi mất cha, 7 tuổi mất mẹ, - Giả Sĩ Phương ngắm nghía Tăng Tĩnh: - bà mợ đem anh về nuôi, muốn bắt anh học buôn bán, anh lại trốn về nhà. Bác anh muốn chiếm đoạt gia sản nhà anh, liền đuổi anh đi, gần như là bức anh tự sát. Bà mợ anh vốn rất yêu quý người mẹ đã mất của anh, không muốn nhà họ Tăng tuyệt tự, liền bỏ tiền riêng ra giúp anh trốn đi Sơn Đông, đến cậy nhờ Lã Lưu Lương ở Đông Hải. Ở Sơn Đông, anh học hành thi đỗ tú tài, Lã Lưu Lương chết, anh lại quay về Giang Nam vun vén gia nghiệp, đón bà mợ về nuôi, sống bằng nghề dạy học. Tôi nói có sai chữ nào không?
Tăng Tĩnh lúc đầu còn lơ đễnh nghe, càng nghe, hai chân càng mềm nhũn, ngồi xuống ghế, mặt thất sắc, lẩm bẩm:
- Ngươi không phải là người, ngươi là ma... Thánh nhân không bàn chuyện ngoài trời đất thiên hạ, ta không thể tin ngươi. Nhất định là ngươi đã dò hỏi đâu đó gia cảnh của Tăng Tĩnh ta...
Giả Sĩ Phương cười đáp:
- Chuyện ngoài trời đất thiên hạ có mà không bàn, đó là thánh nhân không dùng quỷ thần để thuyết giáo chứ không phải thánh nhân không hiểu. Thiên hạ có hàng ức vạn miếu đường, nếu không linh thiêng, thì ai chịu tin?
Nói xong quay mặt sang một quan quân đang ngẩn tò te đứng nhìn ở bàn bên cạnh, tiếp:
- Người anh em này, tôi chưa hề thăm dò gia cảnh của anh ta chứ? Anh này cũng 7 tuổi mất mẹ, người mẹ kế không tốt, xúi cha anh ta đuổi anh ta ra khỏi nhà, lưu lạc khắp Hồ Quảng, Giang Nam, rồi lại trôi dạt đến Hà Nam, Thiểm Tây, gặp quý nhân nhận làm con nuôi, rồi tòng quân đánh giặc, lập nhiều công lớn được thăng hàm ngũ phẩm. Đúng vậy không?
- Vâng! - Vị quan quân nọ bị những lời của Giả Sĩ Phương làm xúcộng đến giàn giụa nước mắt, quên mất địa vị của mình, hăng hái đáp: - Ngài quả là thần sống! Tôi là Hoắc Anh, người Tứ Xuyên, xin khâm phục ngài! Xin tiên sinh chỉ rõ cho, cha tôi còn sống không?
Giả Sĩ Phương không hề suy nghĩ, đáp:
- Anh đi được 3 năm thì cha anh bệnh chết, mẹ kế anh mang theo người em cùng cha khác mẹ của anh tái giá. Anh đừng khóc, đó là duyên nghiệp, anh cũng không nên trả thù, mẹ kế anh lấy phải anh chồng vũ phu, suốt ngày đánh đập, giày vò vợ, rõ ràng là ông trời báo ứng, đã có người trút giận thay anh rồi. - Nói rồi quay sang hỏi Tăng Tĩnh: - Anh có tin thực lòng không? Những dằn vặt của anh vẫn còn ở phía trước, nếu chịu gia nhập môn đạo của tôi, làm đệ tử của tôi, tôi sẽ dùng đại pháp đảo ngược ngũ hành để trừ bỏ đám mây u ám cho anh, làm nghiêng ngả hồng trần, bằng không, sẽ có ngày anh hối hận không kịp đấy!
Tăng Tĩnh ánh mắt như say, trừng trừng nhìn ngọn đèn leo lét, lẩm bẩm:
- E rằng cái tà thuyết của ngươi không thu phục được ta đâu. Quân tử tri mệnh... nếu cái tâm ta trong sạch, thì dù có muôn chết cũng không hối hận...
Phạm Thời Dịch thấy người của mình bị tên đạo sĩ hành tung bí ẩn này dần dần mê hoặc, ai nấy đều nóng lòng muốn nhờ anh ta đoán số, đang định đứng dậy giục mọi người xuống lầu, thì Thái Hoài Trân ngồi bên cạnh đột nhiên gào to:
- Thưa vị tiên trưởng, xin khuất giá lại đây xem hộ khí sắc của bàn này được không?
Giả Sĩ Phương tu ừng ực một bát rượu, cười rồi ung dung gật đầu, đứng dậy99;c sang, vừa đi vừa nói với từng tên lính:
- Sống cho tốt một chút. Chết mất hai đứa con rồi mà còn không biết tỉnh ngộ sao?
- Nhà anh hướng tây nam, không tốt, chỉnh lại về hướng nam, bệnh mẹ anh sẽ tự khỏi...
- Người lương thiện, việc công nên cố hết sức mình. Bản thân anh bạc phước, nhưng có thể nhìn thấy con cháu bước lên long môn.
- Lẽ trời phúc thiện họa dâm, phúc đức tổ tiên vốn không bạc giờ đều bị anh làm hỏng hết rồi. Tên đầy tớ anh nuôi có ngày cướp mạng anh đấy...
...Vừa đi vừa nói, Giả Sĩ Phương lững thững bước đến, đứng sau lưng Tiền Uẩn Đấu, chẳng nói chẳng rằng, trừng trừng nhìn đám người đang ca thán, có vẻ hết sức cảm khái. Phạm Thời Dịch lạnh lùng nhìn anh ta, hồi lâu mới nói:
- Đạo tàng vạn quyển mênh mông bể sở, không ở nơi miệng lưỡi, ngươi không yên phận, ôm thuật nhập thế đánh lừa dư luận, là đã phạm thiên uy. Nếu ngươi không chịu dừng lại, e rằng sẽ rước họa vào thân đấy.
- Tôi đã học được phép Tam muội của Đạo gia, phụng mệnh sư phụ ra Long Hổ sơn giúp đời, giúp đời cũng là tu đạo. - Giả Sĩ Phương tỉnh bơ cười nói: - Ba mươi mốt người trên lầu rượu này, các ông có quen nhau hay không, không biết, còn tôi chẳng có gì bí mật cả. Tôi hành sự không trái lẽ trời. Ông trời cũng chẳng làm gì được tôi. Ông xem...
Hắn vừa nói vừa chụm ngón tay thành hình hoa lan một cái, năm sáu cây nến trong phòng đột nhiên cùng tắt, căn phòng bỗng chốc tối om. Mọi người bị hắn bất ngờ giở chiêu này, vừa ngạc nhiên vừa sợ hãi, không ai nói nên lời, trong bóng tối, tiếng ồm ồm của Giả Sĩ Phương nghe như từ cõi âm vọng về:
- Tối quá phải không? Hôm nay 26 tháng Mười, lúc này không thể có trăng được. Tôi sẽ mượn một luồng ánh sáng xanh đến, để các vị uống rượu.
Mọi người đang trong cơn kinh hoàng, thì bên ngoài đám mây đen kịt đã tản ra thành đám mây hình hoa sen, trong suốt, trong cánh sen màu phấn hơi lộ ra một vành trăng sáng một cách do dự, ánh sáng bàng bạc từ phía nam luồn qua cửa sổ rọi xuống, khắp lầu trải đầy ánh trăng dìu dịu.
- Cái này những kẻ "tiểu đạo" làm được chăng? Giả Sĩ Phương đắc ý nhìn Phạm Thời Dịch lúc này đang ngẩn tò te đứng đối diện với hắn, cười khanh khách, tiếp - Lầu này xây cho ta, mưa này nổi vì ta, sông kia dâng vì ta, cầu nọ sập vì ta. Ý trời là ý trời, ta chỉ cố gắng hết sức vì việc người mà thôi.
Phạm Thời Dịch cố kìm nén sự kinh hoảng trong lòng nhẹ nhàng dùng tay nắm chặt chuôi kiếm, lấy hơi, nói:
- Ngươi là người của giáo phái Bạch Liên? Ta tuy là võ tướng, nhưng xuất thân tiến sĩ văn. Từ bé đã đọc hết sách sử, chuyện gì ta không biết? Đảo lộn âm dương ngũ hành, ngươi biết Từ Hồng Nho thời Tiền Minh chứ? Ngươi hãy thật thà một chút, quay về núi, tu đạo của ngươi đi, nếu không, vương pháp Tam xích là đặt ra cho ngươi đó!
Giả Sĩ Phương khoát tay một cái, ánh trăng mất và đèn lại sáng, hắn quay sang Phạm Thời Dịch khom mình cảm
- Những lời ông nói cũng như lời của sư phụ tôi, đều là chân lý, nên tôi không phản bác ông, nhưng tôi quả thật không phải là người của Bạch Liên giáo mà là đệ tử quan môn Lâu chân nhân ở núi Long Hổ Giang Tây, xuống núi để khước từ tục duyên. Tôi không làm gì trái đạo, phạm pháp, làm việc thiện giúp đời, lưỡi dao của ông tuy sắc, nhưng cũng khó mà giết người vô tội như tôi! Vị tiên sinh này, vừa rồi ngài gọi tôi đến để đoán lành dữ cho ngài phải không? - Hắn quay mặt sang Tiền Uẩn Đấu.
Tiền Uẩn Đấu và Thái Hoài Trân đều bị ma thuật vừa rồi của hắn làm cho mê loạn. Tiền Uẩn Đấu lúc này nghĩ mình thất thố, đã gọi vị đạo sĩ này đến, liền gật đầu nói:
- Trước mặt chân nhân không nói dối, hầu hết người trên lầu này là tội phạm triều đình. Lần này bị giải về kinh sư, xin hỏi lành dữ cát hung thế nào?
Đám khách bàn bên: Cam Phụng Trì, Tăng Tĩnh, Thạch Giang... nãy giờ vốn cũng ngờ ngợ với đám khách nam nữ này, bất ngờ đến ngồi đầy lầu, rồi lại ai nấy lặng lẽ cúi đầu ăn, đến bây giờ họ mới rõ, hóa ra đây là tội phạm triều đình đang bị giải về kinh sư chịu tội!
--------------------------------

1
Thời xưa ở quán rượu, người la thường để một tấm bảng gỗ sơn trắng để tiện cho khách làm thơ.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI