HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT
Bước đường cùng Doãn Tự tẩu gia sản
Nắm toàn cục Ung Chính thôi luận tội

    
ột ngày náo loạn kinh hãi lòng người qua lại, phủ Liêm thân vương bỗng chốc tĩnh mịch lại. Không có ánh đèn, không một bóng người, ngay cả người tuần đêm điểm canh cũng không có, khắp nơi là những bóng ma lay động đen ngòm. Doãn Tự nằm trên chiếc giường gỗ đàn hương trong thư phòng phía đông, giống như đang trong ác mộng, tHoằng Thời đi ra, mấy đứa con bước vào, Phúc tấn Ô Nhã thị dẫn các tì thiếp đến. Không ăn, không uống, không nói năng, ngay cả tiếng thở dài và nước mắt cũng không, chỉ trân trân nhìn cái trần nhà làm bằng gỗ dương vàng chạm trổ đầy hoa thược dược. Một nhà hai mươi mấy người, mấy đứa con quỳ, Ô Nhã thị ngồi những người còn lại đều đứng hầu, lòng đầy suy tư, dường như họ đều đang ở trong một ngôi miếu cổ nơi thâm sơn cùng cốc, nghe gió xuân bên ngoài lướt qua đầu. Tất cả ngoài kia dường như cũng là một bầu không khí làm người ta khiếp sợ như ở trong này. Đám cỏ khô năm ngoái trên đầu tường run rẩy kêu gào thảm thiết trong gió, những ngọn liễu mới này mầm nhún nhảy uốn lượn loạn xạ trong gió, từng tiếng tinh, tung tung mà cái vật đo hướng gió phát ra truyền tới từ ngoài hiên càng tăng thêm cái lạnh lẽo thê lương trong lòng người. Cuối cùng, Doãn Tự cũng lên tiếng, giọng nói bình tĩnh như người vừa tỉnh ngủ.
- Lại gần đây một chút!
Mọi người đưa mắt nhìn nhau, nhích về phía giường. Ô Nhã thị tự tay bưng đến cho Doãn Tự một chén nước đỏ thẫm, nói:
- Vương gia cố uống một ít, đây là canh sâm. Được đến đâu hay đến đó, lão da cũng không phải nặng nề quá làm gì. Trong nhà vẫn còn hai cân sâm, quân trời đánh kia, kiểm tra xem xét xong đã mất hút rồi. Gãy cánh rồi thì phượng hoàng cũng chẳng bằng gà, đấy là cái thói gì vậy?
Vừa nói vừa nấc nghẹn như muốn khóc thành tiếng. Bà ta là con gái lão An thân vương, do Khang Hy chỉ định gả cho Doãn Tự: Nương phi sinh ra Doãn Tự xuất thân là một người giặt giũ trong Tân Giả khố phủ Nội vụ, Con gái lão An thân vương lấy Doãn Tự, vô hình trung lại nâng cao địa vị của Doãn Tự trong mấy anh em, vì vậy thường ngày bà ta rất kiêu ngạo, dường như không coi Doãn Tự ra gì, người trong nhà đều gọi sau lưng "Vương phủ thái hậu". Đến nay gia thế suy sụp, bà ta mới thấy nhà mẹ đẻ không thể nhờ cậy, cái vương phủ này mà khỏi tay Doãn Tự thì không đáng một đồng. Ô Nhã thị liền ngay đó khóc, nói:
- Tất cả đều do tôi làm liên lụy lão da...!
Câu nói này của bà ta có nguyên do của nó: Năm Khang Hy thứ 47 phế thái tử lần đầu, quần thần tiến cử Doãn Tự vào đông cung, vì thế Khang Hy đã xuống riêng một chiếu dụ cho các con về Doãn Tự có nói: - Vợ là con gái rượu của ông nhạc An thân vương, đố kị ngang ngược... Thực ra ngầm ý là bảo Doãn Tự "sợ vợ" và vị chúa tể thiên hạ lúc đó sợ cái họa "nữ vương trị quốc". Vì thế Doãn Tự từ đó chẳng bao giờ ngoi đầu lên được.
- Đừng nói thế - Doãn Tự cười nhạt, vỗ về nói:
- Thực ra đố kị là đố kị, bà biết rõ tôi biết rõ. Muốn buộc tội thì thiếu gì cách nói? Tội của tôi là cây to vờn gió, tài cao át chủ, không liên can gì đến bà. Thánh tổ vốn chỉ định răn đe thái tử một chút, tiến cử tôi chẳng qua chỉ là cử chỉ, không ngờ các quan văn võ đầy triều đều tiến cử tôi thật, Thánh tổ sợ hết vía, cho là tôi có mưu đồ thoán vị.
Ông ta nghiến răng cười, lại nói:
- Tôi cũng tự nhận mình không xứng làm hoàng đế. Nhưng Thánh tổ đã chọn cho chúng ta một chủ nhân như thế nào? Mỗi ngày trong đầu hắn ta đều tính toán làm thế nào để lấy được nhiều tiền từ dân chúng! Khấu trừ hao phí? tiền, thúc nợ, quan lại thân sĩ đi phu nộp lượng, mang cả số bạc hàng tháng của người Mãn chúng ta lên bàn tính! Tôi dù sao cũng là một Tổng lý vương đại thần, không bao giờ có thể nhìn hắn ta dồn các quan văn võ đến b đường cùng? Ta là bậc hào kiệt trong đời, đâu đoái hoài đến năm đấu gạo của hắn, nói cho cùng, chính hắn đố kị ta, đố kị ta được lòng người, hắn... hắn không bằng một đứa đàn bà!
Mặt ông ta đỏ phừng phừng, nói một cách phẫn kích, nhưng bình tĩnh lại rất nhanh:
- Không nói đến hắn nữa, nhắc đến hắn người ta càng hận càng đau. Kẻ độc phu hại dân như hắn, trời sẽ không giúp cho, hãy nói đến việc của chúng ta. Phúc tấn không liên can gì, tốt nhất hãy trở về vương gia. Bà nhất định phải dạy dỗ các con cho tốt, dù bà có nuôi hay không, thì chúng đều là huyết mạch của tôi, chúng nó thành người rồi, tôi có chết cũng yên lòng...
Ông ta chưa nói hết lời, trong nhà đã vang tiếng gào khóc. Ô Nhã thị vừa khóc vừa gọi:
- Lão da ơi, sao ông lại nói thế? Cái kẻ đáng muôn chết kia... hắn còn định làm gì ông? Tôi dù sống hay chết cũng đi theo lão da... Ông trời ơi ông trời, ông hãy mở to mắt ra mà nhìn, có bao giờ anh trai lại trừng trị.em mình như thế này không... hu hu...
- Đừng khóc nữa, nghe ta nói đây! - Doãn Tự thấp giọng rít lên một tiếng, tiếng khóc lập tức ngừng bặt:
- Nghe nói đổi phong ta làm Dân vương. Theo ta đây chẳng qua là một nước cờ chia làm hai bước. Hắn ta không làm ta chết hẳn hoặc điên hẳn thì sẽ không buông tay. Các ngươi ai biết rõ Tứ ca của ta hơn ta! Cho nên mọi việc phải có dự liệu. Dự phòng thì sẽ đứng vững, không dự phòng sẽ hỏng. Vạn nhất ta có bị bắt giam, các ngươi việc gì tất cả phải theo để chết vô ích. Chỉ cần hai người theo hầu là được rồi. Theo ta nên là hai nha đầu Tử Yến và Tương Phúc. Các ngươi hãy nói thật, nếu có gì khiên cưỡng, ta sẽ đổi ười khác.
Tiếng nói vừa dứt, hai nha đầu đang bưng giá khăn bên giường đã quỳ sụp xuống, dập đầu vừa khóc vừa nói:
- Chúng con đều xuất thân ăn mày, lão da mua chúng con về từ tay lái buôn, nay lão da, Phúc tấn đều đã thành ân nhân, dù có chết cũng không báo được ân này. Ông trời sẽ không để người tốt như Bát da bị thiệt đâu, bọn nô tỳ chết cũng không dời lão da nửa bước!
Doãn Tự thấy lòng vui mừng thanh thản, đương nhiên là ông ta tin những lời của Tử Yến và Tương Trúc, ai vào Liêm thân vương phủ phục dịch, dù là nô tài, cũng sẽ là nhận ân lớn của ông ta. Ông ta cả đời vui làm việc thiện, cứu người nguy khốn, người đời gọi là Bát hiền vương, có người còn gọi là Bát phật da chính vì duyên cớ này. Trước kia ông ta giúp đỡ hai đứa nha đầu ra sao đều là thuận theo tình cảm mà làm, cũng đã quên lâu rồi. Lúc này thấy họ cảm ân muốn báo đáp, trong lòng Doãn Tự thấy ấm áp hẳn lên.
Ô Nhã thị đứng bên quệt nước mắt nói:
- Làm khổ hai người. Nhưng sự tình ở bước có thể biết mà cũng không thể biết. Phải thế này thôi, những người còn lại đều theo ta về nhà vương gia, chẳng lẽ việc này còn liên lụy đến cả nhà nhạc phụ ư?
Doãn Tự nghe chỉ lắc đầu, nói:
- Ta biết bà vẫn còn một ít tiền riêng, không quá một ngàn lạng phải không? Nếu bà phờ phạc về nhà, người nhà sẽ khó xử. Theo tôi, vương gia không sao đâu, hãy mang theo bạc về, coi như chỉ ở nhờ nhà họ, những người khổ cực không nơi nương tựa thì đi theo bà. Những gia đinh nô bộc còn lại, ta cho giải tán ngay bây giờ.
"Bây giờ?". Tất cả mọi người đều lặng đi, không ai ngờ sự tình đã khẩn cấp nghiêm trọng như thế. Hoằng Vượng là con trưởng, mười lăm, mười sáu tuổi, đã hoàn toàn hiểu biết, quỳ lên trước một bước nói:
- Cha! Làm như thế chối mắt quá. Sự tình chưa đến mức đó, dễ gây lời đồn đại, hoàng thượng vốn đa nghi, lúc này càng làm lặng lẽ càng tốt.
Doãn Tự cười chua chát, nói:
- Đến lúc đó mới làm thì không kịp nữa rồi, con ngoan ạ!
Doãn Tự trở mình ngồi dậy, rút từ dưới gối ra một chồng ngân phiếu dày, ướm ướm trong tay, cười như mất mát điều gì, nói:
- Con người ta, tốt nhất là có quyền; có quyền rồi, thì tiền bạc gái đẹp, nhà cao cửa rộng, danh tiếng đều không gọi mà đến. Thứ nữa là có tiền. Ngày xưa Tần Thủy Hoàng tôn thờ bà góa họ Ba, chẳng phải vì bà ta giàu bằng cả một nước đó ư?! Tịch thu của ta tám trăm vạn lạng, ở đây vẫn còn một nghìn vạn lạng, tối nay ta sẽ đem chia hết. Ngày mai toàn bộ phải tẩu tán! Ta sẽ cho hắn tịch thu! Cho hắn đến lục soát nhà cửa mà tịch thu, cái đồ hám tiền vô phương cứu chữa kia!
Mọi người lúc này đều tròn mắt há hốc mồm. không ai trong họ ngờ rằng Doãn Tự thường ngày miệng không nói đến lợi lộc, tay không chạm đến tiền, mà tự mình lại nắm giữ một món tiền to như vậy? Trong lúc còn ngẩn người ra, Doãn Tự chia chỗ ngân phiếu ra làm hai, nửa nhiều đưa cho Ô Nhã thị
- Đây là phần của người nhà ta, do bà phân chia, ai nghèo cho nhiều một chút, giàu thì có thể bớt đi!
Ông ta thoáng một giây nghĩ ngợi rồi nói với Tử Yến:
- Ngươi đi gọi Hà Trụ Nhi, bảo hắn và quản gia Đinh Kim Quý dẫn bọn quản gia vòng ngoài tới nghe dặn dò ở cửa Nguyệt Động.
Tử Yến se sẽ dạ, vái chào rồi đi. Phúc tấn mặt đầy nước mắt, nói:
- Lão da! Nhà ta đêm nay tan nát rồi ư?
- Vợ chồng cũng như chim cùng rừng, đại nạn đến mỗi con tự bay mỗi phương - Doãn Tự cười cay đắng nói: - Vợ chồng còn như thế, huống chi người khác? Thực ra trên đời này tiệc vui nào mà không tàn, đừng nói nhà này, mà triều này, đời này, nước này, thiên hạ này cũng có ngày thành tro bụi. Thôi, người ngoài sắp đến rồi, bà là người tôn quý, không nên giáp mặt. Ở đây chỉ giữ lại Tử Yến, Tương Trúc, Hà Trụ Nhi đến rồi, để bà phân phát bạc.
Vì thấy Tử Yến dẫn Hà Trụ Nhi vào, mười mấy nhị quản gia lục tục theo sau, cuối cùng là lão quản gia Đinh Kim Quý cũng bước vào, Doãn Tự bèn sai Hoằng Vượng:
- Tiễn các bà về!
Bọn Đinh Kim Quý đứng buông tay ở bên cạnh đợi bọn Hoằng Vượng ra, lúc này mới dẫn các quản gia tới chào Doãn Tự. Đinh Kim Quý nói:
- Nô tài đã kiểm tra, người trong phủ nghe lời dặn của lão gia không ai ra ngoài, chỉ có ba đứa nhãi ranh ở Trà khố tây viện gói một ít đồ trà bằng sứ bỏ trốn. Còn thư phòng phía đông ở đông viện có tám người cáo ốm, Lưu gia ở đông viện là khốn kiếp nhất, cả nhà bốn đứa bỏ chạy hết sạch. Bọn Ham Ngưu Nhi ở ngoại môn phòng mấy người đã bàn nhau phải tìm từng đứa một về, bắt chúng quỳ đến chết trước thư phòng của lão da. Nô tài đã kìm giữ lại, không cho chúng manh động. Đây là lúc thấy rõ chân tướng, phản chủ để chạy trốn, nô tài chỉ muốn tóm lấy đánh chết lũ súc sinh ấy!
- Các ngươi nhất thiết không được làm như vậy! Nếu thực sự trung thành với chủ thì phải nghe theo lời này của chủ nhân. Ta là người làm việc ân nghĩa không cần báo đáp. Ở lại, là các ngươi trung nghĩa, bỏ đi, tất cũng có lý của họ. Không những không đuổi theo đánh đập, mà mỗi nhà đó còn được trợ giúp năm trăm lạng bạc làm lộ phí!
Doãn Tự nói với giọng quả quyết chắc chắn, nhìn những viên quan gánh vác việc nhà với ánh mắt ấm áp:
- Với người ngoài ta còn ghi ơn không ghi tội, huống chi người trong nhà? Huống chi ở thời khắc này? Không chỉ bây giờ, mà sau này các ngươi gặp họ cũng không được xúc xiểm lỗ mãng.
Nói xong, ông ta thở dài một cái, đón chén trà Tương Trúc bưng tới nhấp một ngụm, với giọng nói thở ngắn than dài thông báo việc giải tán gia nhân mỗi người tự đi đường mình, lại nói:
- Ta đã nghĩ rồi, ba trăm năm mươi vạn lạng bạc này, mỗi người nô tài độc thân được năm nghìn, có gia đình thì mỗi khẩu được bốn nghìn, kẻ nô tài nào sinh ra tại nhà ta thì mỗi người được tám nghìn, thái giám mỗi người sáu nghìn, số thừa ra ta giữ mười vạn, mười mấy các ngươi đem số còn lại, cũng còn đến hơn hai mươi vạn đấy, chia đều ra. Chẳng phải ta làm gì khác biệt ta muốn những người hầu hạ ta giữ lại chút nhớ trong lòng. Ta không thể học theo Trực thân vương trước đây, keo kiệt không muốn cho người dưới, đến nỗi bị tịch thu hết sạch.
Trong khi Doãn Tự nói, bọn gia nhân đã khóc thành đám. Đinh Kim Quý liên tiếp dập đầu, nghẹn ngào nói:
- Lão da, ngài...ngài hồ đồ rồi ư? Ngài bắt chúng con làm kẻ nô tài bất nghĩa sao? Sống sống chết chết chẳng qua do mệnh mà thôi, chúng con cần tiền làm gì? Lão da ngài hãy yên tâm, ngài đi đến đâu chúng con đều đi theo, dù cho phải cấy trồng, chủ tớ chúng ta không nuôi nổi mình ư? Chủ nhân hồ đồ của nô tài ơi...
- Lão da của các ngươi bụng đầy kinh sử, không hồ đồ đâu - Mắt Doãn Tự đầy nước đưa qua đưa lại:
- Điều này ta đã cân nhắc kĩ rồi. May phúc ta qua được nạn này, gặp nhau không gì dễ dàng bằng. Nếu ta không qua được, thì chẳng bằng sớm ly tan. Tối nay chia bạc rồi, ai đi được thì đi, vợ chồng con cái dắt díu nhau đi. Ban ngày một con ong ra khỏi phủ cũng quá chướng mắt. Từng nhóm từng nhóm một thì sẽ đi hết. Để người ta cảm giác rằng, ta bây giờ chỉ là đổi một cái tên bẩn thỉu, còn vẫn là một Vương gia, vẫn chống chọi được. Ung Chính muốn từng bước từng bước chém sạch giết sạch, các ngươi ở lại cũng chẳng qua để chôn theo ta.
Ông ta nhìn Hà Trụ Nhi, nước mắt nhạt nhòa nói:
- Chỉ khổ ngươi thôi. Ngươi tiếng tăm quá lớn, lại cô độc một thân, không nơi nào để đi. Ta cho ngươi mười vạn bạc, nếu có bạn bè tin cậy đư̖ thì hãy tạm ở đó, sau này thoát nạn cũng được. - Nói xong nước mắt như châu nhỏ xuống.
Hà Trụ Nhi năm Khang Hy thứ 47 đến làm sai dịch ở phủ Doãn Tự. Ông ta vốn làm tổng quản thái giám bên cạnh phế Thái tử ở cung Dục Khánh. Thấy các quan văn võ trong triều đều tiến cử Doãn Tự vào ngôi đông cung, tự nguyện đến nương nhờ Doãn Tự. Chín vị a-ca tranh giành ngôi Thái tử, với cương vị Tổng quản thái giám phủ Liêm thân vương ông ta ra vào các vương phủ, lượn quanh Tử Cấm Thành cũng đã là cái đinh nhỏ trong mắt Ung Chính, tên tuổi nổi như vậy, đương nhiên khó thoát nạn này. Lúc này ông ta lại bình tĩnh, nén bi phẫn cao giọng nói:
- Nô tài vẫn chưa dự tính đến lối thoát nào cả. Tiền bạc nô tài không cần, xưa nay lão da thưởng cho cũng đủ cho mọi người qua cơn cùng khốn. Họ cũng phải cao chạy xa bay mới giỏi! Hơn nữa, nô tài theo lão da vào ngồi nhà giam chịu án, trong tay chủ tớ chúng ta cũng phải có một chút tiền, đúng không ạ?
Doãn Tự nghĩ ngợi một lúc nói:
- Ngươi nói tuy đúng, nhưng với tính cách của Ung Chính, chắc chắn sẽ không phát thiện tâm, giữ thể diện cho ta nhiều như thế đâu. Ngươi không thấy Kiều Dẫn Đệ bên cạnh Thập tứ da sao? Bạc, ngươi cứ cầm đi, ngươi có lòng này cũng không uổng ta xưa nay thương ngươi. Ngươi không giống.những người khác, thân tàn tật phục dịch cai quản phủ này, có lúc để che mắt người ngoài, ta còn phải lấy ngươi để răn đe, trút giận. Ngươi cả đời chịu khổ, chẳng dễ dàng gì...!
Ông ta chưa nói hết lời, Hà Trụ Nhi đã bị khơi đúng vào nỗi khổ âm thầm, yết hầu chạy lên chạy xuống, khóc ra thành tiếng, lúc rõ lúc không, như oán như hận, tiếng khóc loan đi trong cái vương phủ không trăng, tối đen như mực.
Hai ngày sau, phòng Quân cơ khởi thảo ý chỉ ban bố xuống, phế truất phong hiệu Liêm thân vương, Doãn Tự đổi là Dân vương. Doãn Đường và Doãn Đề thì hầu như không nhắc đến một chữ. Lúc này biên bản khám xét nhà Doãn Tự vừa chuyển Vận Tùng hiên, chỗ Doãn Đường và Doãn Đề còn chưa báo lên. Ung Chính phái Thập thất a-ca Nghị thân vương Doãn Lễ đến truyền chỉ thúc giục, còn bản thân ông ngồi xe đến Tử Cấm Thành, vào điện Phụng Tiên, cung Thừa Càn thắp hương cáo tế Khang Hy nguyên do xử tội các em, lại đến chùa Đại Giác thắp hương cầu thọ cho Doãn Tường. Về đến Sướng Xuân viên đã là đầu giờ ngọ, nghe thị vệ Đức Lăng Thái nói Trương Đình Ngọc, Phương Bao và Chu Thức vẫn đang bàn bạc chính sự tại lầu Lộ Hoa, chưa trở về, liền truyền thưởng một mâm cỗ mang đến. Còn mình thì bảo nhà bếp nhỏ nấu ngay mấy món, vừa ăn vừa tiện tay lật xem tấu chương. Chưa ăn xong, Cao Vô Dung đã vào bẩm báo:
- Thập thất da đến nộp chỉ, chủ nhân có gặp hay không?
Ung Chính nhìn qua cửa sổ, quả nhiên thấy Doãn Lễ đang khom người đứng dưới thềm son, bèn cười bảo:
- Lão Thập thất, đứng mãi như thế không mỏi sao? Vào đi!
Doãn Lễ bước chân như gió tiến vào. Doãn Lễ năm nay mới hai mươi bảy tuổi, các con của Khang Hy đa số thân thể cao lớn, duy có mỗi anh ta vóc dáng thấp bé, mọi năm luyện binh ngoài trại, đôi chân cũng vì cưỡi ngựa mà hơi vòng kiềng, đậm đà chắc nịch, sắc mặt vừa đen vừa đỏ, dường như khắp người tràn đầy sức lực dùng không thể hết. Doãn Lễ bước vào, nghiêm chỉnh làm lễ vái chào Ung Chính, cười nói:
- Việc của thần đ đã làm xong, đến Vận Tùng hiên trước thấy ba vị tướng công đang lãnh yến, nên đệ không vào. Thần đệ nghĩ, trước hết đến bấm báo hoàng thượng, biết đâu cũng được ban chút điểm tâm cho ấm bụng.
- Thế thì đệ nghĩ không sai rồi - Ung Chính cười ha hả, tâm trạng ông rất vui, đưa tay chỉ thức ăn trên bàn bảo Cao Vô Dung:
- Chỗ này xẻ ra thưởng cho Thập thất da của ngươi, trẫm chỉ dùng đĩa bánh bao nhân đậu này thôi.
Cao Vô Dung vội vàng vâng theo bưng mấy đĩa tới trước mặt Doãn Lễ. Doãn lễ nhìn thấy là một đĩa rau cần giá đỗ, một đĩa lưỡi hươu hấp tương và vài món nữa. Trừ rau cần giá đỗ, những món khác hầu như mới động đũa, giữa mấy đĩa còn có một bát canh xương vịt, còn có một đĩa đựng mười mấy cái bánh màn thầu. Doãn Lễ vui sướng tới mức mặt mày nở ra, nói:
- Hôm nay thần đệ dậy sớm, lúc này thực sự là đói chắc là phải ăn thả cửa!
Nói rồi gắp một đũa to lưỡi hươu béo ngậy đút vào mồm, cầm một cái bánh màn thầu lên bẻ làm hai nửa, phồng mồm trợn mắt cắn một miếng to, trong chốc lát đã ăn hết veo, như rồng cuốn. Ung Chính thấy anh ta ăn một cách ngon lành, mang bánh bao nhân đậu của mình thưởng nốt cho anh ta, Doãn Lễ khom mình một cái tạ ân, trong nháy mắt đã thanh toán sạch. Ung Chính cười bảo:
- May là đệ còn là con nhà vương thất, tham ăn tục uống như thế, ai so được với đệ? Đã no chưa? Chưa no trẫm lại thưởng.
Doãn Lễ mãn nguyện đưa tay quệt quệt cái miệng bóng nhoáng, c
- Hoàng thượng chê cười, đây là do cầm quân mà thế đấy. Đệ và các tướng lĩnh trung quân ở Cổ Bắc Khẩu mỗi người một muôi ăn bằng nồi, lúc ăn uống chẳng ai là người nữa, mà là một bầy sói. Mỗi mình đệ là ăn uống nhỏ nhẹ, bị người ta cười nói đệ là anh chàng công tử, dần dần ăn nhanh rồi cũng quen đi. Thập tam da thực ra lúc đó luyện binh ở bên ngoài, làm hỏng dạ dày, mới mắc đầy bệnh như vậy. Kỳ thực hoàng thượng không biết rõ, bọn binh lính bên dưới sợ nhất là huấn luyện, nhưng lại không sợ đánh trận, đánh trận có đồ ăn ngon, cũng không phải dậy sớm thao diễn, nửa đêm tập hợp theo đúng quy định, mùa lạnh huấn luyện những ngày lạnh nhất, mùa hè huấn luyện những ngày nóng nhất. Thích ăn thích đánh trận, bọn binh sĩ khoái nhất món đó! Cho nên có câu "không sợ trời không sợ đất, chết không khổ đánh không đau, chỉ sợ không có việc, trở mình trằn trọc, canh năm rét buốt dậy luyện binh".
Anh ta nói một hồi, Ung Chính cười ngặt nghẽo hỏi:
- Thế tại sao đệ lại không bị hỏng dạ dày? Trẫm thấy đệ còn khỏe khoắn hơn hội luyện binh.
Doãn Lễ trả lời:
- Cái thứ dạ dày này, khí chất mạnh, càng ăn càng khoẻ; khí chất không mạnh, càng ăn càng yếu. Bản chất thiên phú cho mỗi người khác nhau. Thập tam ca tâm tư nặng nề hơn đệ, nên ông ấy mới bị bệnh đó.
- Thôi ta vào việc chính. - Ung Chính lại cười một trận, cảm thấy khắp người nhẹ nhõm, vòng gối ngồi lên giường lò, thấy Dẫn Đệ tới, bèn nói: - Rót trà cho Thập thất da của ngươi đi. A Kỳ Na và Tái Tư Hắc có nói gì không
Doãn Lễ về kinh chưa lâu, nhưng đã biết Kiều Dẫn Đệ không phải là cung nữ bình thường, nghiêng mình đón trà gật đầu cười trả lời Ung Chính:
- Thần đệ đi gặp Thập lục ca trước truyền chỉ, Thập tứ ca đã chuyển đến điện Thọ Hoàng. Mấy lần chuyển dời nên chỗ ông ấy trống không chẳng có gì, sợ ở điện Thọ Hoàng ít vật gia dụng, đệ đã báo phủ Nội vụ mang đến cho ông ấy một số đồ theo địa vị của một Bối tử. A Kỳ Na đã mấy ngày nay không ăn uống, nằm trên giường nghe chỉ, chỉ cười không nói năng một lời. Tái Tư Hắc tiếp chỉ cũng tạ ân, thần thái rất là ngạo mạn nói: - Hoàng thượng là thánh nhân chí tôn, còn nói đã nhầm ta? Nói gì đều đúng cả, ta còn biết nói gì nữa? Chỉ xin đệ hãy lấy thể diện a-ca tấu thay ta. Ta bây giờ chán nản tất cả, xin hãy cho ta cắt tóc xuất gia. Nếu như tội không thể tha, xin hãy nghiêm trị để giữ phép nước. Bắt giữ giam lỏng, điên điên dở dở như đại ca làm người ta thương hại thì chẳng bằng chết đi cho rồi!
Ung Chính nghe xong, mặt sầm xuống, ngón tay nắm nắp chén trà miết chặt đến trắng xanh. Lại hỏi:
- Còn nói gì nữa? Đệ cứ nói đi!
Doãn Lễ thở dài một tiếng sửa ngay ngắn lại dung mạo, nói:
- Không nói gì khác nữa. Thần đệ từ phủ Cửu bối lặc ra, gặp Đồ Lý Thâm, nói tàu tuần tra biển của Thiện Bổ Doanh bắt được hai người khả nghi, tự xưng là tay chân của Thập nhị da. Đến phủ Thập nhị đa đối chứng thì trong phủ không ai biết hai người đó. Trong hành lý giấu hai bức thư, một bức chữ nước ngoài, một bức chữ Hán. Bức chữ Hán lời lẽ rất mờ ám. Nhờ Doãn Lộc nhận dạng, ông ấy nói giống bút tích Cửu da, bức viết bằng chữ nước ngoài thì không ai đọc được, đệ đều đem đến đây mời hoàng thượng xem.
Nói rồi rút từ trong tay áo ra hai bức thư hai tay nâng lên cho Ung Chính. Ung Chính rút lấy một bức thì lại là chữ nước ngoài, nét vẽ loằng ngoằng như chữ Đồng Thiên, có chút giống chữ Ba Tư ở chùa Thanh Chân, lại có nét giống chữ nước Anh trong hồ sơ tàng trữ ở Khâm Thiên giám, dương như còn có một dòng chữ Tạng, Ung Chính lật đi lật lại, nhìn chòng chọc hoài nghi, nhưng lại không biết chữ nào. Xem đến bức thư chữ Hán, thì lời lẽ rất đơn giản.
Ung Chính thừ người ra một lúc lâu, mới hỏi:
- Kẻ đưa thư bắt được đâu? Đã khai nhận chưa?
Doãn Lễ trầm giọng trả lời:
- Người của phủ Nội vụ đã nhận ra một đứa là Mao Thái, một đứa là Đồng Bảo, đều là người của phủ Cửu Tái Tư Hắc. Thần lập tức nghiêm khắc tra hỏi chúng ở nha môn phủ Nội vu, hai người đều đã thú nhận đó là thư của Tái Tư Hắc viết cho Doãn Nga. Bức thư bằng chữ Tây họ xem cũng không hiểu, nói là khi Doãn Đường ở Tây Ninh, A Kỳ Na tự tay viết; để tiện thông tin, Tái Tư Hắc và Doãn Nga mỗi người giữ một bản dịch. Thần vội tìm biên bản tịch thu của họ, trong đó lại không có bản dịch này. Không ai biết được trong thư rốt cục nói cái gì.
Ung Chính trong lòng thầm nghĩ: lúc này lại đi khám xét bản dịch, Thập Cửu sẽ phật lòng, càng sẽ có cớ nói mình tàn nhẫn cay nghiệt. Cho dù có dịch ra, biết đâu vụ án lại rắc rối thêm khó giải quyết. Suy xét một lúc rồi ông cười nhạ
- Tâm tư của chúng không khó đoán chút nào, chúng đều tìm đến cái chết cả, nếu trẫm giết chúng đi sẽ mang tiếng bạo quân. Dẫn Đệ, ngươi là kẻ bên dưới, hãy nghĩ xem, có còn chút tình nghĩa anh em nào nữa không?.
Ông lạnh lùng nhìn khắp điện một lượt, đứng dậy bước đến bên bàn, cầm bút thảo nhanh chỉ dụ:
"Hai bản này phát cho Thư phòng, ban Quân cơ và Thị lang sáu bộ để các quan xem, xưa nay dùng ẩn ngữ để phòng ngừa không cho người khác biết thì chỉ có kẻ địch của quốc gia mà thôi. Doãn Đường trước ở Tây Ninh, chưa từng cấm thư từ qua lại, nay viết bằng thứ chữ khác ngầm gửi đi, không thể cho người khác cùng xem chăng? Về câu "Việc cơ mật đã hỏng" mà Tái Tư Hắc viết cho Doãn Nga trong thư, lời lẽ thật đáng sợ. Việc này đại khái có thể gọi là "thời cơ đã mất" được không? Các đại thần hãy bàn nghị rồi tâu lên trẫm".
Ông vừa hạ bút, đã nghe tiếng Trương Đình Ngọc ở bên ngoài, có lẽ đang hỏi Thái giám canh cửa:
- Hoàng thượng dùng cơm chưa? Có ngon miệng không?
Biết là mấy người đó đến tạ ơn, không ngẩng đầu lên, nói:
- Các ngươi vào cả đi.
Doãn Lễ vội đứng lên thấy Ngạc Nhĩ Thái đã cùng ba người bọn Phương Bao bước vào. Năm vị đại thần gật đầu hiểu ý, bọn Trương Đình Ngọc lại làm lễ chào. Ung Chính lệnh cho mòi người ngồi rồi sai
- Thưởng trà!
Rồi nói tiếp:
- Áng kì văn này đáng để cùng thưởng thức. Doãn Lễ mang đến hai phong thư của Tái Tư Hắc, mấy vị đại nho kiến thức dồi dào các khanh hãy nên đọc cho đã mắt!
- Hoàng thượng - Chu Thức xem xong đầu tiên, chuyển cho Trương Đình Ngọc, rồi dướn người trong ghế nói:
- Sự tình đã bày ra rõ ràng. Ai ai cũng biết bọn A Kỳ Na tham vọng ngôi báu, hai mươi năm đã kiên trì theo đuổi. Hoàng thượng có thêm được một ít chứng cứ thì cũng chẳng tăng thêm được cái gì. Hiện nay mỗi ngày nhận mấy chục bản tấu, không đàn hặc thì cũng điều trần, không có gì ngoài kể tội bọn chúng, bản nào cũng kiến nghị nên xử trị như thế nào? Hoàng thượng, bất luận thế nào, đây cũng chỉ là một vụ án, rốt cục không phải là việc chính sự. Mọi suy nghĩ của triều đình hãy nên nhằm vào việc lớn của đất nước...
Trương Đình Ngọc cũng nói:
- Vụ Tái Tư Hắc này không nên làm to chuyện. Đây thực ra là một tiểu tiết mới của vụ án cũ.
- Bọn họ bày thế trận "lợn chết không sợ nước sôi" - Phương Bao tiếp lời - Chính là muốn mọi chú ý của triều đình đều tập trung vào họ, không còn tâm trí làm việc khác, nên họ phơi ruột gan ra liều chết với hoàng thượng. Nói gọn một câu: gây loạn, trong loạn lại sinh sự, hòng làm lỡ việc thi hành chính sách mới.
Ung Chính nghe mấy người phân tích, không khỏi giật mình, sực tỉnh. Dường như muốn trút hết ngọn lửa uất hận trong lòng, ông thở ra thật dài một hơi, cười nhạt nói:
- Trẫm cũng đang nghĩ việc này, quân thần chúng ta suy nghĩ thật ăn khớp. Thế này, Doãn Chỉ và Doãn Lộc làm vụ này, những người khác ở ban Quân Cơ không phải để tâm đến. Ban Quân cơ phải đốc thúc các tỉnh thi hành chính sách mới, coi đó là công việc hàng đầu. Ngạc Nhĩ Thái trẫm đã có chỉ, bảo ông ấy rút ra phương pháp thực thi "cải thổ qui lưu", ở Vân Nam, Quý Châu, sau đó chia ra từng điều chính, điều phụ hạ chỉ cho các địa phương làm. Trong khi làm có gì trở ngại các ngươi lập tức bàn bạc báo cho trẫm. Mùa xuân, sắp đến rồi, năm ngoái Sơn Đông, An Huy, Giang Tây có mấy nơi bị hỏa tai, trước đây đã có chỉ điều lương thực từ Hồ Quảng đến, hãy thúc hỏi xem đã điều chưa. Huyện lệnh Hà Trạch dâng tấu kêu mất mùa, chỗ ông ta đã có người chết đói rồi, kho lương đã vét hết. Thi Thế Luân làm tổng đốc Lưỡng Hồ, trong tay ông ta có rất nhiều lương, hãy phát riêng ba trăm vạn thạch cho Hà Trạch. Trừ cho người ăn ra, còn phải để gieo trồng nữa. Dân chúng chết đói mà không trồng lương thực, đây không phải việc chơi!.
Ông hớp một ngụm nước, đột nhiên nhớ ra Kiều Dẫn Đệ là người Định Tương-Sơn Tây, liền nói:
- Mấy vùng Nhạn Môn quan, Định Tương, Ngũ Trại ở Sơn Tây bị bão tuyết. Hãy hạ chỉ dụ cho tuần Phủ Sơn Tây đích thân đi xem có nơi nào bị đói thì phát chẩn cứu tế, miễn thuế cho cả tỉnh Sơn Tây.
Mấy vị đại thần đưa mắt nhìn nhau, bão tuyết ở Sơn Tây không hề lớn, chỉ có một số nhà dân bị sập đổ hạn hán ở Cam Túc mới gay go, sao lại đặc biệt quan tâm đến Sơn Tây như vậy? Doãn Lộc cười xòa
- Tuần phủ Sơn Tây Lỗ Phong đã dâng tấu, bắc Sơn Tây thu hoạch trung bình, đông nam Sơn Tây được mùa lớn nhất trong vòng trăm năm nay, họ không thiếu lương thực. Kinh sư mỗi năm cũng cần bốn trăm vạn thạch, năm nào cũng chở từ Giang Tô tới. Cho nên ban Quân cơ đã bàn điều một trăm thạch từ Sơn Tây để san sẻ gánh nặng, nay lại miễn thuế cho Sơn Tây thì không hợp lý.
Trương Đình Ngọc lại biết rõ tâm tư của Ung Chính, cười nói:
- Thập lục da nói phải, nô tài cho rằng không cần miễn thuế cả tỉnh Sơn Tây mà sai họ đặc biệt chú ý vỗ về những huyện phủ bị thiên tai để trăm dân cảm ân đức nhà vua là được rồi.
Doãn Lộc còn định nói nữa, đưa mắt thấy Kiều Dẫn Đệ ôm chiếc bình nước bằng bạc đứng bên, lập tức hiểu ra, gật đầu cười nói:
- Hoành Thần lo liệu chu đáo hơn tôi nhiều.
- Hà Nam tú tài thi Hương bỏ thi. - Ung Chính ngồi khoanh chân hai đùi tê mỏi, bước xuống giường luồn hai tay vào ống tay áo đi đi lại lại, vừa nghĩ ngợi vừa nói:
- Nhìn thì có vẻ nhằm vào Điền Văn Kính, kì thực là phản ứng việc quan lại thân sĩ phải làm việc, nộp lương thực. Cũng phải thôi, bao nhiêu đời nay vẫn một cơ chế cũ, một người làm quan cả họ được nhờ, lớn bé cứ đã là thân sĩ là không làm việc, không nộp lương, lợi lộc lớn như thế mà lại mất đi, có người chết cũng không chịu. Điền Văn Kính không thể nói là không sai, nhưng có một số viên quan xuất thân khoa danh không phục ông ta làm quan từ con đường không chính phái, từ đó xúi giục sinhự. Phương Bao có thể viết thư cho Điền Văn Kính, nói rằng đã có chỉ sai Bảo thân vương đến Hà Nam. Ngoài ra, Lý Phất cũng tấu rằng Điền Văn Kính sưu cao thuế nặng, lại làm nhục kẻ sĩ. Lý Phất cũng là đại thần thân tín của trẫm, không thể có chuyện lừa dối trẫm. Khanh không cần nhắc đến tên Lý Phất, chỉ cần nói công việc thôi, bảo Điền Văn Kính mật tấu kể rõ thực tình. Có gì không đúng trẫm sẽ chỉ bảo ông ta, không nên để người ngoài chê cười.
Ung Chính thư giãn gân cốt một chút trước cửa điện, dường như tâm tư ông vừa thoát ra khỏi vụ án Doãn Tự trở về với việc chính sự thường ngày. Tâm hồn bỗng nhiên trong trẻo ra rất nhiều, ông đưa ánh mắt giống như bị bệnh lâu mới khỏi nhìn chăm chăm ra Sướng Xuân viên cây cối đang hồi xuân.
Lúc này là đầu tháng Ba, đang là tiết trời dễ chịu nhất trong bốn mùa. Tất cả cây cối trong vườn đều đã nhú lên những nhánh lộc non mởn, những bông hoa tầm xuân bên bờ dậu như những ngôi sao vàng tỏa sáng tụm lại một chỗ, dây khiên ngưu lặng lẽ bám trên bờ tường cũ loang lổ đã leo đến giữa tường. Vô số những loài hoa nhỏ không rõ tên nở chi chít dày đặc trên thảm cỏ nhung xanh, trong nắng xuân tươi đẹp ấm áp một con ong nhỏ bay tới. Lũ chim én ríu rít bay đi bay lại dưới mái hiên, ngậm bùn về xây tổ, phát ra những tiếng kêu chíp chíp...
...Rất lâu, Ung Chính mới từ cảnh sắc mê người đó trở về với thực tại, quay người bước vào điện nhìn mấy đại thần cười, nói:
- Hôm nay bàn việc chính sự không tồi. Trẫm thấy như thế này vui vẻ hơn mấy anh em đấu đá nhau. Nghĩ về đời người, chỉ toàn là đấu đá tranh đoạt danh lợi, thực sự không xứng với trời, cũng thực sự không ý nghĩa gì. Trẫm nghĩ, ngay cả bọn A Kỳ Na, nhìn thấy cảnh xuân này, cũng sẽ tỉnh ngộ một chút. Doãn Nga thì ở Trương Gia Khấu, đưa Doãn Đường đến Bảo Định cho Lý Phất quản lý, Doãn Tự thì ở Bắc Kinh. Tất cả ở lại Bắc Kinh dễ vô cớ sinh chuyện, chỉ cần họ không làm việc xấu nữa, trẫm cũng không gây khó dễ gì cho họ.
Trong mắt ông sáng lên một ánh sáng dịu dàng. Dừng một lát ông nói:
- Các khanh về nghỉ thôi!

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI