HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI
Ý chưa hết Di thân vương ra đi
Ngộ duyên tình vua Ung Chính nuôi họa

    
iả Sĩ Phương cùng Cao Vô Dung đến trước Đạm Ninh cư, mấy tên thái giám đã chuẩn bị ngựa đợi sẵn. Hai người tiến vào điện, thấy mấy a hoàn của Kiều Dẫn Đệ, Thái Vân đang thay áo cho Ung Chính. Ung Chính tự buộc dây thắt quai nón sau gáy hỏi
- Trời mưa to à?
- Thưa chúa thượng, mới chỉ có mưa bay thôi, chưa mưa to lắm - Cao Vô Dung vội trả lời: - Chỉ có áo lông màu trắng e lạnh lắm, xin chúa thượng mặc thêm áo vào ạ!
Ung Chính quay qua hỏi Giả Sĩ Phương:
- Đạo trưởng, ông ấy... ông ấy còn được bao lâu nữa?
Giả Sĩ Phương nuốt một hơi cúi người nói:
- Thập tam da đã hấp hối rồi. Chẳng qua ông ta còn một chút sức tàn bừng dậy, chờ nói chuyện với chúa thượng!
Ung Chính chua xót trong lòng, rơi lệ, một lúc không nói được gì vội vàng ra khỏi điện. Một tên tiểu thái giám quỳ dưới đất, Ung Chính vừa đạp lên lưng hắn để lên ngựa vừa cao giọng nói với Tần Cẩu Nhi:
- Lý Vệ hôm nay sắp về Kinh, bảo ông ta trực tiếp đến chùa Thanh Phạn gặp trẫm, trẫm không gặp các vương đại thần khác nữa, trời lạnh không cần mọi người phải chờ!
Nói xong gật đầu với Doãn Lễ, Giả Sĩ Phương rồi phóng ngựa chạy bạt mạng. Mấy chục thị vệ của Đức Lăng Thái vội cưỡi ngựa theo sau. Lúc này trời càng u ám. Mây đen ùn ùn trôi về hướng nam. Những cành bạch dương cao vút đâm thủng bầu trời xanh phía xa, chỉ có tiếng xào xạc khô khốc. Mưa nặng hạt đổ xuống như trút. Bên ngoài chùa, những mầm bách dài, rộng đứng bất động trong làn mưa trắng xóa, đưa đến cảm giác thê lương. Đến trước chùa Thanh Phạn, mọi người xuống ngựa mưa cũng ngớt dần, từng giọt, từng giọt nhỏ xuống Đạm Ninh cư. Ung Chính xuống ngựa, cảm thấy bầu không khí ở đây khác trước. Nhìn kỹ thì thấy hòa thượng Phương Trượng điều khiển các hòa thượng trong chùa đứng thẳng tắp trong sơn môn, ven đường đi cứ chưa đầy ba bước lại có một chú tiểu đứng lảm nhảm đọc kinh. Thấy hòa thượng Phương Trượng không ra đón, Ung Chính vừa vào, vừa hỏi:
- Đại hòa thượng, người ngồi thiền mấy năm rồi. Nay đã ra được chưa?
Ấn Không Hợp Thập trả lời:
- Nam-mô a-di-đà-phật, Thái Kỷ đạo nhân (đạo hiệu của Doãn Tường) ở chùa tôi đã lâu, ông còn cần trở về tăng xá của tôi mới đi được. Chú tiểu Hợp Tự tiễn biệt ông.
Ung Chính đứng nguyên, ánh mắt buồn nhìn mái ngói ngày một trắng, nói:
- Làm phiền hòa thượng quá, đạo trạch kỳ thực là một nhà nho, đâu phải không liên quan với đạo trạch. Người xem trận mưa này vạn vật đều bị hại, xem ra lão Thập tam thật sự sắp đi rồi!
Ung Chính kìm nén nỗi buồn trong lòng đến thẳng Tây viện thấy người nhà Doãn Tường qua lại có người chuẩn bị hòm quần áo sẵn cho người già, có người mang nước vào bếp, mùi thuốc thơm tỏa khắp sân, dưới hiên còn có mấy thái giám đang nói chuyện thầm thì. Ung Chính thông cảm với cảnh tượng đó, nhìn thấy mọi người rón rén cẩn thận thì không nói gì bước lên thềm chính phòng. Mọi người lúc này mới để ý đến hoàng thượng bèn nhất loạt quỳ xuống. Ung Chính không để ý, cùng Doãn Lễ, Cao Vô Dung, Giả Sĩ Phương tiến vào, quả nhiên thấy Doãn Tường nằm cạnh bếp lò, nét mặt bệch, mắt nhắm nghiền, hơi thở ngắt quãng. Vì trong phòng tối om, phải một lúc sau, Ung Chính mới biết Lý Vệ cũng ở đó, bên cạnh có Doãn Tất bưng bát nước sâm. Hai người nhìn trân trân vào Doãn Tường đến nỗi cả bốn người bước vào mà vẫn không biết gì.
- Hoàng thượng đến rồi!
Doãn Tất thấy động quay lại nhìn, nhận ra Ung Chính vội đẩy vào Lý Vệ. Lý Vệ lúc này mới nhận thấy Ung Chính, bèn lau nước mắt, khấu đầu lạy tạ Ung Chính gật đầu, nhẹ nhàng nói:
- Đứng dậy đi! Lý Vệ vừa mới đến à?
Lý Vệ vội nói:
- Thưa vâng. Nô tài đang bước qua vườn, gặp Hoành Thần tướng công nói chúa thượng đang bàn việc triều chính lại rất mệt mỏi nên bảo nô tài để ngày mai hãy gặp chúa thượng. Tiện thể nô tài ghé vào thăm Thập tam da, không ngờ... - Anh ta nhìn Doãn Tường, chảy nước mắt đi ra.
Trong hôn mê, Doãn Tường nghe thấy tiếng Ung Chính bèn mở mắt ra, thấy Ung Chính thì nhấp nháy mắt, thân thể tiều tụy, động đậy như muốn dậy. Ung Chính cúi xuống, thấy môi ông khẽ mấp máy bèn ghé sát tai lại nhưng không nghe thấy gì. Ung Chính chuyển qua hỏi Giả Sĩ Phương:
- Ngươi có cách gì không?
Giả Sĩ Phương hiểu ý gật đầu đi đến trước chiếc giường nằm trên nắp lò sưởi, không thấy động tĩnh gì thì nói với Doãn Tường:
- Minh không tức là linh hồn. Thập tam da, hôm qua rồi, ngài không việc gì đâu!
Ông ta vừa cất lời, nét mặt Doãn Tường đột nhiên có sắc đỏ. Doãn Tất vội vã đến bên thừa cơ nói:
- Thập tam da, nước này không nóng, không lạnh, người hãy uống đi!
Lý Vệ vội đón lấy bát nước quỳ xuống. Doãn Lễ thấy Doãn Tất quá ủy mị thì bước tới dùng muỗng bón nước cho Doãn Tường.
Doãn Tường uống được mấy hớp, tinh thần có tết lên một chút, nét mặt đã có sắc hồng, tự nhiên cười một tiếng nói với Ung Chính:
- Thập tam da đã đến lúc hấp hối nhưng chưa làm được việc hoàng thượng giao phó!
Ung Chính trong lòng chua xót, gắng cười nói:
- Ông ngốc này nói lời ngốc nghếch! Quên lời nói của Ô tiên sinh năm nào rồi sao? Đệ phải thọ đến chín mươi hai tuổi. Sĩ Phương, Ô tiên sinh đoán đúng không?
- Sinh tử có mệnh, phú quý tại trời - Giả Sĩ Phương trả lời, nét mặt lạnh như tiền: - Thập tam da yên tâm, lúc này Giả Sĩ Phương. Ở đây, có kẻ vô thường nào dám đến?
Doãn Tường gần gũi với Giả Sĩ Phương rất hiểu ý, bèn cười nói:
- Con trâu này lại khoác loác rồi, kỳ thực ta
đâu có sợ. Tiên sinh thần tướng nói tuổi thọ của ta, ấy đêm ta mới nghĩ ra, năm nay ta chẳng phải bốn mươi sáu tuổi rồi sao?
Mọi người thấy lạ vì Doãn Tường chợt trở nên minh mẫn như vậy, Doãn Tường lại nói:
- Thật là ta không sợ, cái chết đến cũng như là người nông dân thu xong vụ trở về nhà, giống như đọc xong một cuốn sách thì gấp lại. Ta biết vậy, Giả Sĩ Phương biết vậy. Đây là chút sức lực sắp tàn của ta!
Ông đột nhiên cười như trẻ con nói:
- Lão Giả giữ ta lại một giờ đồng hồ nữa. Ta cần một mình, nói một số việc với hoàng thượng, ta không muốn có người quấy rầy, một giờ là đủ rồi!
- Thập tam da thật là sáng suốt, đúng là người anh hùng can tường - Giả Sĩ Phương nói: - Thần có thể giữ được cho ngài nửa giờ nữa. Ngài hãy yên tâm. Thần sẽ ở trong nhà ngang phía đông để tác động.
Ông ta hướng về Ung Chính cúi đầu chào rồi lui ra. Doãn Tường lại nói với Doãn Lễ, Doãn Tất, Lý Vệ rằng:
- Chư vị cũng đi cùng với Giả Sĩ Phương để nói chuyện, đánh cờ. Nhớ rằng cùng ông ta nói chuyện, đánh cờ. Các ngươi có an tâm ta mới vui được.
Nhìn theo mọi người đi ra, Ung Chính quay lại nói với Doãn Tường:
- Người cần an tâm là đệ. Hãy chữa bệnh cho tất, mọi chuyện nên để t
- Đại hoàng đế, đệ có chuyện gấp, người khác không thể nghe được!
Ung Chính nghe nói giật mình, một lúc mới định thần lại vội hỏi bằng tiếng Mãn:
- Đệ đệ ngươi nói chuyện bằng tiếng Mãn, bọn chúng có nghe cũng không hiểu nổi, dùng tiếng Mông Cổ ta nghe khó quá, đệ cũng mệt hơn!
- Người hãy tìm cơ hội giết tên đạo sĩ đó. - Doãn Tường nhìn sang nhà phía đông nói bằng tiếng Mãn thành thục.
- Vì sao?
- Vì đệ đã thấy hắn có thể nắm giữ được sức khỏe của ngài. Hắn muốn hoàng thượng thấy được rằng bản thân ngài cần hắn, không thể xa hắn được một bước. Sẽ sớm có một ngày hắn bắt người làm việc mà hắn muốn. Đó kỳ thực là vu thuật, không thể dùng cái đó trị quốc được!
- Việc này được thôi. Ta dễ dàng xử lý hắn!
- Không!
Trong ánh mắt Doãn Tường có sự nghiêm túc giống như sợ Ung Chính đột nhiên biến mất, ông rành rọt từ tốn nói:
- Đó là người có bản lĩnh thực sự, không sợ lửa cháy, nước dâng thậm chí sét đánh cũng không hề gì, trừ hắn không phải dễ!
Ung Chính nghĩ lại, thấy gần đây bản thân bị bệnh, các ngự đều phải bó tay thì không khỏi rùng mình. ông nhìn Doãn Tường nói:
- Hình như đệ đã có cách!
Doãn Tường nói:
- Lý Vệ có thể làm được việc này. Người khác e rằng không làm được. Việc thứ nhất đệ nói là điều Lý Vệ về Kinh, xung vào quân cơ của bộ Hình!
- Được!
Có lẽ nói tiếng Mãn khó khăn, Doãn Tường dừng lại thở dốc, thay bằng tiếng Hán, giọng ông ta ngậm ngùi:
- Hoàng thượng... Đệ đã theo phò ngài ba mươi năm. Từ nhỏ đệ đã là cánh tay phải của người, giờ đến lúc hấp hối, đệ cũng không bỏ được duyên phận này. Chim lúc sắp chết thì kêu yếu đi. Người lúc sắp chết thì nói điều thiện. Đệ có một số chuyện muốn nói ra, biết Tứ ca không trách đệ, cũng có thể cho rằng đây là lời nói của đệ trước lúc lâm chung!
Ông nói mà nước mắt chảy thành dòng. Ung Chính nhẹ nhàng lau mắt cho ông rồi nói:
- Đệ như một bà già, ta thấy buồn cười cho đệ!
- Cả cuộc đời Bát ca ra sức đối đầu!
Doãn Tường nhìn mưa to từng đợt, từng đợt ngoài cửa sổ, giọng nói trở nên nhẹ nhàng mà xa xôi:
- Hiện giờ Bát ca, Cửu ca đều chết rồi, Thập ca là người vô dụng, giờ đã đến bước đường cùng, thôi thì hãy khoan dung một chút, thả ông ta về Bắc Kinh đi.
Ông dừng lại một chút, mắt nhìn trân trân phía xa giống như nhớ lại cả cuộc đời oanh liệt của mình.
- Mấy năm bệnh tật này không ít người đến đây bàn tán, đệ cũng có bớt chút thời gian nghĩ đi, nghĩ lại. Ngài là hoàng đế ái quốc, yêu dân nhất trong các hoàng đế xưa nay. Đệ là người thật thà. Tiên đế da lưu lại vàng bạc chẳng được là bao, chỉ cần là người đứng giữa cũng biết được. Nhưng thiên hạ không hiểu điều này, họ không biết quốc khố chỉ có bảy triệu lạng vàng, vì thế không dám đánh trận, cũng không cứu được nạn. Hoàng thượng đã thu xếp tình thế này, đến nay có trong quốc khố gần sáu mươi triệu lạng vàng. Đất nước không thể hoàn toàn hoàn hảo nhưng đệ dám nói cũng gần giống với triều Chu Hồng Vũ. Ngài vất vả thật đấy nhưng vẫn đắc tội với một số hương thôn, học trò, nhiều quan địa phương, vì chế độ "Dưỡng liêm" đã làm ngắt quãng con đường làm giàu của họ. Người ta nói đệ không sợ trời, không sợ đất, đệ sợ bọn quan lại tham nhũng. Nhưng giờ đệ sắp bỏ ngài mà đi, ngài càng cần phải cẩn thận!
Ung Chính nghe xong rơi lệ nói:
- Đây là lời nói tâm phúc của đệ, người khác không thể nói được mà cũng không được mạnh dạn như thế. Cho nên trẫm sẽ ra sức chỉnh đốn. Vì sự tình này rất khó, nếu để lại cho con cháu, chúng càng không biết lo liệu. Cho nên ta nói "làm hoàng đế khó" vì ta cưỡi trên lưng hổ. Lão Thập tam đệ là người có khí phách, biết chèo chống, để xem ta uốn nắn dư luận. Ta cần mượn một vụ án lớn, để xẻ tim ta ra cho thiên hạ thấy. Thật người không biết lĩnh ngộ thì cũng để nói. Hậu thế nếu có người mưu trí, sẽ thấy nỗi khổ của ta.
Ung Chính kể lần lượt tình hình vụ án Tăng Tĩnh, Trương Hy, rồi lại nói:
- Đó là cơ hội thanh minh trời ban cho ta, ta mượn cơ hội này báo với những kẻ đặt điều đàm tiếu rằng ta cũng có thể thanh minh với thiên hạ vậy Nhạc Chung Kỳ, Du Hồng Đồ đã thuyết phục được Tăng Tĩnh, Trương Hy. Ta sẽ giáo hóa hai người này để họ thay ta nói với bàn dân thiên hạ!
- Liệu có được không?
- Đương nhiên là được - Ung Chính nói một cách chắc chắn: - Ta sẽ trực tiếp nói chuyện với Tăng Tĩnh, tổng hợp lại thành sách, in phát trong thiên hạ, tên sách cũng nghĩ ra rồi, gọi là: "Đại nghĩa giác mê lục".
- Tứ ca nói thành, đệ tin sẽ thành!
Ánh mắt Doãn Tường lóe lên rồi lại chìm đi. Sắc mặt ông ta cũng chuyển dần sang màu trắng bệch. Ung Chính khẽ lay ông ta rồi nói:
- Lão Thập tam, đệ quá khó chịu sao? Để ta gọi bọn họ vào nhé!
- Đừng! Đừng!
Toàn thân Doãn Tường không động đậy, chân tay chỉ hơi nhúc nhích nhưng ông nghiến răng nói:
- Đệ chưa nói hết, không kịp nói tỉ mỉ rồi. Hoàng thượng ở cạnh tam nhi tử, hai con trai người đều có học vấn nhưng tâm tính không ging nhau. Tam a- ca là người có tính tình hay thay đổi, để tìm người kế vị, hoàng thượng không thể không nghĩ thấu đáo một chút!
Đó đúng là lời nói cực kỳ quan trọng. Ung Chính gần như phủ phục trên người Doãn Tường, cố nghe giọng nói ngày một nhỏ đi của ông:
- Trước lúc Thánh tổ mất đi, các a-ca tranh nhau đoạt ngôi thái tử, để có ngôi vị như của ngài ngày nay. Được như ngài giờ cũng là một đời... Tứ a-ca là người tốt, có người yểm bùa mưu giết... cũng là việc không tránh khỏi!
Đến lúc này Doãn Tường chỉ khẽ mấp máy môi và Ung Chính không thể nghe thấy ông nói gì. Ung Chính nhìn thấy ông ta thò ra ba ngón tay thì vội hỏi:
- Là ai?
Doãn Tường hổn hển, sắc mặt xanh nhợt tận lực nói:
- Hãy hỏi Hoằng Thời!
Ba ngón tay tự nhiên bất động.
- Thái y! Giả Sĩ Phương! - Ung Chính hét lên, đầu ông ong ong. Mắt hoa lên, tim đau nhói, đến khi mọi người chạy vào cấp cứu cho Doãn Tường ông mới định thần lại được. Nhà vua vội nói:
- Ai cứu được, trẫm có thưởng!
Giả Sĩ Phương thấy bọn thái y đổ nước sâm biết chỉ là vô dụng, bèn
- Thập tam da, xin dừng lại một bước!
Doãn Tường đột nhiên mở mắt ra, tỉnh táo nói với Ung Chính:
- Hoàng thượng hãy bảo trọng, lần này xin vĩnh biệt!
Rồi ngoẹo đầu xuống, không tỉnh lại được nữa.
Thế là vị phò tá Ung Chính hết lòng mấy chục năm đã đi sang thế giới bên bia. Giả Sĩ Phương đành bó tay nói:
- Trở về với trời đất rồi, không thể cứu được Thập tam da!
Ung Chính như mê muội, ôm ngực nôn ra máu rồi ngồi phịch xuống ghế.
- Hoàng thượng!
Doãn Lễ, Doãn Tất, Lý Vệ, Cao Vô Dung vội đỡ nhà vua nằm trên ghế dài. Mấy thái y vội rời bỏ thi thể Doãn Tường, qua chăm sóc hoàng thượng. Chỉ Giả Sĩ Phương đứng không động đậy nói:
- Đây là bệnh hôn mê cấp của hoàng thượng, cơ thể chưa thể hoàn lại ngay được, không nên vội vàng!
Ung Chính thổ ra một cục máu thì cảm thấy dễ chịu hơn một chút và đờ đẫn nhìn thi thể Doãn Tường, hồi lâu điềm nhiên nói:
- Trở v đi!
Lúc mọi người trở về Đạm Ninh cư, trời đã sắp tối nhưng tuyết rơi đầy, cành cây trong vườn trĩu nặng tuyết. Tuyết rơi làm những cây tùng, bách rủ xuống các điện gác đều phủ đầy tuyết ánh lên khiến người ta không có cảm giác trời sắp tối. Ung Chính được Lý Vệ, Hoằng Lịch dìu về đại điện Noãn Hồng Hồng, tinh thần vẫn còn hoảng hốt nhưng khi nghe tiếng chuông điểm tám tiếng, biết đã đến giờ Tuất thì cố gắng nói:
- Cao Vô Dung, Doãn Lễ, Doãn Tất, Hoằng Lịch, Lý Vệ, Giả Sĩ Phương hãy ở bên cạnh Thập tam da một ngày cúng cơm cho ông ấy. Trẫm mệt quá cần nghỉ chút. Thời tiết này không cần mang cơm qua, các ngươi chỉ cần ở phòng Bình Noãn gần phòng Ngự Thiện là được rồi!
Cao Vô Dung biết Ung Chính không vui, cả bọn vội vàng cáo từ lui ra. Tần Cẩu Nhi thấy mọi người trầm mặc đau buồn vội đuổi theo chặn Cao Vô Dung lại hỏi vài câu rồi mới trở vào. Thấy Ung Chính đang ngồi cạnh giường trên lò sưởi trong Noãn các, trong khi hai tên tiểu thái giám quỳ dưới đất tháo giầy, y phục cho hoàng đế thì Cẩu Nhi quay ra tìm Kiều Dẫn Đệ, nói:
- Kiều cô nương, đêm nay xin nàng làm ơn hầu hạ chúa thượng. Thập tam da mất, tinh thần nhà vua suy sụp, người khác hầu hạ không ổn!
- Thập tam da mất rồi ư?
Dẫn Đệ đang ăn cơm, tay run run đặt bát xuống đi cùng Tần Cẩu Nhi đến Noãn các, quả nhiên thấy Ung Chính đang nằm, đờ đẫn nhìn ra ngoài qua cửa kính. Dẫn Đệ bước đến nói:
- Thiếp đến hầu hạ chúa thượng. Thập tam là người tốt như thế, thật là thương tiếc. Người ta ai cũng sẽ đến ngày đó. Người chết như ngọn đèn đã tắt chúa thượng tiếc thương cũng chẳng ích gì. Người để một ngày trời không sáng là mất một ngày, ít nhiều nên dùng chút cơm canh. Hãy lại đây, chúa thượng, phấn chấn lên một tí, thiếp sẽ rửa chân cho ngài, sau đó ngài dùng ít cơm, tinh thần sẽ tốt lên ngay!
Bằng vài câu nói nhẹ nhàng theo khẩu ngữ Sơn Tây, Dẫn Đệ đã khiến được Ung Chính ngồi dậy.
Dẫn Đệ bưng đến một chậu đồng, đổ thêm ít nước nóng, vừa dùng tay xoa bóp chân cho Ung Chính vừa ra lệnh cho người hầu:
- Mang trà gừng cho ta dùng tối nay, mang cho chúa thượng hai cái bánh hấp, một đĩa rau, thêm ít dầu thơm.
Ung Chính ngâm hai chân vào nước nóng, lại được bàn tay mềm mại của Dẫn Đệ xoa bóp thì bao đau thương bay đâu mất. Nhà vua bưng bát trà lên hít mùi thơm nhức mũi, nói thành tiếng "thơm quá" rồi uống một hớp. Nhưng ông lại có cảm giác tê cay nơi đầu lưỡi và lại bật nói:
- Ngon quá! Rất đậm đà!
Kiều Dẫn Đệ nói:
- Người bệnh ở quê thiếp uống loại này bệnh cũng lui, có một tên vô loài đến trước miếu cầu thần thổ địa nói: "Bệnh nặng nhẹ đưa đến nhưng đừng cướp đi mạng sống. Trà gừng uống nửa tháng..."
Dẫn Đệ chưa nói hết, Ung Chính đã cười ngất.
Dẫn Đệ lại nói:
- Vừa lúc thần thổ địa ngủ dậy hô hoán quát rằng: "Mắc bệnh mà chết". Hắn sợ quá ù té chạy.
Ung Chính cười nói:
- Xem ra trẫm cũng là tên vô lại, cần uống nửa tháng trà gừng!
- Chúa thượng làm việc như vậy, người là siêng năng nhất thiên hạ.
Dẫn Đệ dùng khăn băng khô lau chân cho Ung Chính:
- Thiếp nhìn thấy ngài đau khổ, trong lòng cũng không vui, nói một số chuyện cười cho ngài vui lên!
Nói xong sai người bưng chậu nước rửa chân đi.
Ung Chính thở dài nói:
- Cảm phiền nàng - Trầm ngâm một lát vua nói tiếp: Nàng muốn gặp Thập tứ da thì có thể đi được rồi.
Dẫn Đệ thu dọn bát đũa, dùng khăn lau bàn, nét mặt ửng hồng nói:
- Thiếp... không muốn đi...
- Vì sao vậy?
Ung Chính nhìn chằm chằm Dẫn Đệ hỏi:
- Ngươi không phải là nhớ ông ta đó sao?
Dẫn Đệ cúi đầu, chau mày nói:
- Thiếp cũng không biết... Thiếp cảm thấy các ngài và thiếp không nghĩ giống nhau. Đó là cái mệnh của thiếp!
Ung Chính xúc động trong lòng, đang định hỏi tiếp thì Cao Vô Dung vào bẩm:
- Mấy vị vương đại thần, quân cơ xứ đại thần đều đã qua đây. Doãn Lễ vương gia cũng qua tạ ân, chúa thượng có gặp được họ không ạ?
Ung Chính nhìn Dẫn Đệ nói:
- Để họ vào!
Cao Vô Dung lui ra, một lúc thì thấy đi đầu là Doãn Chỉ, theo sau là Trương Đình Ngọc, Phương Bao, Doãn Lộc, Ngạc Nhĩ Thái, Hoằng Thời, Hoằng Trú, Doãn Lễ, Doãn Tất, Hoằng Lịch, sau cùng là Giả Sĩ Phương lần lượt bước vào cùng cất tiếng thỉnh an hoàng thượng. Ung Chính chau mày nói:
- Giả Sĩ Phương là người ngoài, có thể lui ra. Thập tam đệ thật đáng thương.
Doãn Chỉ và Hoằng Trú đang tụ tập bạn bè uống rượu, ngắm tuyết rơi thì bị Trương Đình Ngọc sai người gọi đến, trong lòng còn đang luyến tiếc, cố gắng chau mày đau khổ nhìn theo bóng Doãn Tất nói:
- Lúc ra đi không n được gì. Đời người còn biết nói sao đây?
Hoằng Thời cũng tỏ vẻ đau khổ, than thở:
- Nếu nói về bệnh của Thập tam thúc thì cũng kéo dài đã mấy năm rồi, nhưng không ngờ mất nhanh đến vậy!
Hoằng Lịch thì nói:
- Hoàng a-ma, người thổ huyết ghê quá. Ai cũng biết tình cảm của Thập tam thúc và a-ma, người cần phải kìm nén lại. Việc của Thập tam thúc, để các nhi tử lo!...
Nói rồi rơi lệ. Hoằng Trú cũng là người thân cận của Hoằng Thời nhưng không làm ra vẻ như Hoằng Thời mà dập đầu liền mấy cái nói:
- Thập tam thúc mất đi, trần thế mất đi người anh hùng. Nhi tử không thể không đau đầu. Hôm trước nhi tử có đến vấn an Thập tam thúc. Ông nói ông còn có một việc tâm nguyện, nhi tử cho đó là việc rất gấp.
Điệu bộ của Hoằng Trú không giống mọi người. Doãn Chỉ cũng đành giả vờ có nét mặt đau thương. Ung Chính nghe thấy thế thì trong lòng chán ghét vội hỏi:
- Thập tam thúc có tâm nguyện gì?
Hoằng Trú dập đầu nói:
- Xin được trả lời, năm Ung Chính thứ 4, kinh sư có nạn lụt lớn, Thập tam thúc xem xét thấy dòng sông Vệ, sông Định, sông Tử Nha đều từ Thiên Tân đổ ra biển. Sông Cảnh Lăng ở Thương Châu bị lấp cho nên mới gây lũ lụt. Thập tam thúc muốn làm được việc này, lưu thông lại dòng sông Cảnh Lăng thì mới ngăn được lũ lụt. Lúc đó nhi thần thấy ông nói rất nhiều, chỉ khuyên ông không nên lo nghĩ nhiều, chờ khỏi bệnh sẽ bàn. Thập tam thúc thở dài nói: "Sợ không có được ngày đó". Giờ thì ông đã mất đi, tâm nguyện lớn đó của ông...
- Doãn Tường thật là bậc hiền vương trung thành. Người như vậy khó tìm thấy trong sử sách!
Ung Chính từng nghe Doãn Tường nói tới việc này nhưng không ngờ việc đó lại khiến ông ta phải nghĩ nhiều đến vậy, nhà vua bèn nói với Trương Đình Ngọc:
- Hoành Thần, hãy bàn bạc với Nhạc Chung Kỳ. Lão Thập tam đã nói thế thì liệu mà lo cho được tâm nguyện của người!
Trương Đình Ngọc vội khom lưng nói:
- Xin vâng! Ngày mai thần sẽ bảo bộ Hộ bỏ ra ba mươi vạn lạng vàng để bộ Công xử lý. Nô tài thấy Du Hồng Đồ có thể lo liệu việc này. Ông ta đích thân đốc thúc công việc, chỉ mấy tháng là xong. Giờ trời đang lạnh đến mức nước đóng băng, có thể chuẩn bị nguyên vật liệu, chờ chiêu mộ dân công sẽ phát tiếp năm mươi vạn lạng vàng nữa là đủ dùng!
Ông ta dừng lại một lúc, lại nói:
- Người của bộ Lễ chắc biết việc Thập tam da rồi, xin chúa thượng ban tặng tên thụy cho Di thân vương để mọi người làm việc được minh bạch không sợ lầm lẫn!
- Doãn Tường vừa có hiếu, vừa có trung,i là hiền sao? Đặt tên thụy của Thập tam da là Di Hiền thân vương nhé. Doãn Tường cả đời nghĩa hiệp chỉ làm việc hiếu trung, hợp với chữ "hiền", cũng hợp với tính cách của ông. Trẫm vừa nói từ xưa đến nay chưa có bậc hiền vương nào trung thành như thế, cho nên trẫm sẽ đối xử với Doãn Tường hơn những thân vương tầm thường khác. Triều đình sẽ để tang ông ba ngày, trẫm sẽ ăn chay, mặc tang phục trong một tháng. Đại thần không cần mặc áo tang, nhưng không được vui chơi trong một tháng. Chữ "Doãn" của Di Hiền thân vương được đổi thành chữ "Dận" để tránh kỵ húy.
Ung Chính đứng lên, bước vào trong điện lấy bút trên án xuống. Cao Vô Dung vội đốt nến đem qua. Ung Chính viết dòng chữ:
Trung kính thành trực, cần thận liêm minh hiền.
Viết xong đưa cho Trương Đình Ngọc để mọi người xem, Ung Chính nói:
- Trẫm không nịnh bợ. Tám chữ này viết cùng tên thụy không phải là vô cớ. Trong các công thần, có thể thấy không ít người "trung, cần, thận, minh". Nhưng bốn chữ: kính, thành, trực, liêm, trẫm ít thấy ở mọi người. Ban tặng cho Di Hiền thân vương cũng là để khuyến khích các vị thôi!
Doãn Chỉ tuy không có ác ý với Doãn Tường nhưng thấy Ung Chính ban tặng nhiều đặc ân cho ông ta thì trong lòng không thoải mái, bèn bặm môi nói:
- Lời nhận xét của hoàng thượng quả là đúng đắn. Tường đệ kính sự thành tâm với chủ là điều đệ đã tận mắt thấy, thẳng thắn là tính trời sinh cho nên trong huynh đệ, người ta gọi đệ ấy là "Hiệp vương". Có tám chữ đó, Doãn Tường sẽ ngậm cười nơi chín suối!
Vì Doãn Tường được hưởng vương bổng của song thân, cứ ba năm Ung Chính lại tặng cho một vạn lạng vàng, hàng năm bổng lộc nhiều hơn Doãn Chỉ hai vạn tám nghìn lạng. Cho nên ông ta điềm nhiên thay Ung Chính bỏ chữ "liêm" đi. Ung Chính vốn nhạy cảm từ trong trứng, vừa nghe đã hiểu ngay, nhưng Doãn Chỉ là anh trai duy nhất nắm mọi việc, nên không muốn làm mất mặt ông ta. Vì thế nhà vua nói:
- Chữ "liêm" cũng rất hợp với Thập tam da vì ông ấy là người duy nhất không có trang ấp cho bản thân. Mười ba thôn ta ban cho Di thân vương, ông ấy cũng không thu địa tô. Khi hoàng a-ma phân phong cho các vương mỗi người được hai mươi ba vạn lạng vàng, Tam ca được ba mươi vạn lạng, phải không? Doãn Tường chỉ được mười ba vạn lạng. Ông ấy nói: "Nhà Tam ca nhiều người, lại nuôi một lũ học trò, đệ không nhận số tiền này đâu", rồi từ chối. Kỳ thực cuộc sống của Doãn Tường thanh bần, không cần ai tương trợ, làm được việc này thật khó!
Ung Chính nói một thôi một hồi khiến Doãn Chỉ đỏ bừng mặt, không dám nói thêm câu nào. Ung Chính muốn làm rõ thêm lại nói:
- Mười ba thôn trang của Doãn Tường yêu cầu lập đền thờ cho ông ấy, trẫm sợ Doãn Tường chóng chết nên không cho. Hiện giờ có thể xây được rồi nhưng miễn tô thuế cho mười ba thôn đó, lại cấp ba nghìn mẫu đất làm tế điền cho Doãn Tường, xây từ đường cho ông!
Trương Đình Ngọc căng tai nghe cũng không thấy bàn chuyện tang lễ cho Di thân vương. Đang lo lắng suy nghĩ tìm cách hỏi thì Ngạc Nhĩ Thái ở bên cạnh đã nói:
- Những ân điển này của hoàng thượng thật xứng với người đã khuất, ông có thể ậm cười nơi chín suối. Nhưng trong triều ta còn có hơn một trăm vị thần, lão quận vương, nếu như thế này sẽ thành lệ, xin thánh thượng nói rõ thêm.
- Đương nhiên đây là đặc ân rồi - Ung Chính cười nhạt nói - Còn có ai có thể gánh vác được như Di thân vương?
Ung Chính xua tay, lại nói:
- Hiện giờ thi thể Doãn Tường còn trong phủ. Huynh đệ Hoằng Thời từng thay trẫm lo liệu việc tang ma, giờ việc tang lễ của Doãn Tường, trẫm cũng giao cho Tam a-ca chủ trì. E rằng chỉ có mấy người sẽ rất bận. Tối nay hãy đi nghỉ một chút, ngày mai cho người của bộ Lễ mang tờ sớ chi tiết cho trẫm.
Mọi người đều cáo từ ra về, trong điện trống không, chỉ còn Ung Chính và. mấy tên thái giám. Nhà vua xem qua mấy tờ sớ, chỉ thấy liên quan đến Lý Phất thì đẩy qua, lại lấy mấy tờ khác, nói về tình hình mưa nắng các nơi. Nhà vua đặc biệt chú ý đến tình hình Hà Nam, An Huy, Sơn Đông, Sơn Tây nhưng không thấy gì nên cũng bỏ qua. Ngoài cửa sổ tối đen như mực, tuyết bám đầy cửa kính, đóng băng lại thành những hoa văn kỳ lạ, thỉnh thoảng có ngọn gió thổi lọt qua song cửa đóng kín thổi tắt cả nến. Ung Chính nằm trên giường dưới lò sưởi ở điện Noãn Hồng Hồng nhớ lại cử chỉ, lời nói của Doãn Tường trước lúc lâm chung. Chuyển qua, chuyển lại chỉ nghe thấy bên tai tiếng tuyết rơi, càng tỉnh như sáo. Cao Vô Dung thấy vua cựa mình liên tục không ngủ được cũng đành bó tay. Trong một lúc ông ta truyền mấy cung nữ Dẫn Đệ, Thái Vân, Thái Hà đến hầu vua.
- Mất ngủ rồi - Ung Chính tự nhiên nói: - Nhiều việc phải lo lắng quá, không bỏ được việc nào, trẫm không biết làm thế nào. Thái Vân và Thái Hà hãy bóp chân cho trẫm. Dẫn Đệ hãy ngồi xuống nói chuyện cùng ta, không nhất thiết phải ng
Thái Vân và Thái Hà mỗi người một bên chân xoa bóp. Thái Vân nói:
- Trong lòng hoàng thượng có nghĩ gì, nếu nghĩ thông ra cũng không nên nghĩ nữa thì sẽ ngủ được!
Ung Chính mỉm cười nói:
- Những cách đó đều vô hiệu, trẫm là "bậc lão thành mất ngủ" rồi.
Dẫn Đệ và hai tiểu a hoàn châm nến, đổ nước thêm vào ấm, tựa vào giường nghe gió tuyết cảm thấy êm đềm dễ chịu hơn trong phòng cung nữ. Dẫn Đệ kể lể:
- Lúc nhỏ thiếp xem kịch, đâu hiểu được hoàng thượng như thế này! Đừng nói là chỉ có hoàng thượng nghĩ, thiếp chỉ nghĩ vớ vẩn cũng đã mệt rồi!
- Ồ! - Ung Chính nhẹ giọng hỏi: - Các ngươi vẫn nghĩ hoàng thượng như thế nào?
Thái Vân nhanh miệng nói:
- Muốn ăn gì cũng có, muốn tiêu gì cũng có tiền tiêu. Có việc gì thì tấu trình, không có việc gì thì lui. Mọi người tản ra múa hát, uống rượu tự nhiên đi lại có thể nhìn thấy một đôi tài tử giai nhân, một trạng nguyên thiếu niên lấy một công chúa...!
Thái Vân chưa nói hết Ung Chính đã bật cười.
Dẫn Đệ cười nói
- Ngươi có để chúa thượng ngủ không? Hoàng thượng, theo ý thiếp, đã không ngủ được thì cứ nghĩ những việc linh tinh, không cần nghĩ đến việc ngủ hay không ngủ được, nghĩ mà ngao ngán, đêm nay có thể sẽ không ngủ được, sáng mai có muốn ngủ cũng không ngủ được.
Ung Chính nghe lời Dẫn Đệ nhắm mắt, nghĩ đến một số việc ở các nơi, tri phủ nơi nào xung yếu mà không nghe lời phải thay bằng người khác. Ở huyện Thương Nghị nên chọn vị tướng nào. Ngạc Nhĩ Thái, Trương Quảng Tứ hay là...?
Ung Chính dần dần thở đều đặn, bỗng nhìn thấy Tiểu Phúc bị trói dưới gốc cây thị già, mấy tên lính lệ đang chất củi đốt hắn. Ung Chính vội nói:
- Trẫm đã là thiên tử sao các ngươi dám sỉ nhục người. Ngũ Ca hãy thay ta cứu hắn!
- Hoàng thượng - Dẫn Đệ đã thiu thiu ngủ, giật mình tỉnh dậy nhìn đồng hồ đã là ba giờ sáng, mấy a hoàn vẫn ngủ say, Thái Vân, Thái Hà đều nằm ngủ bên cạnh lò sưởi, bèn bước đến chỗ vua hỏi:
- Ngài gọi Trương Ngũ Ca chăng?
Ung Chính đã tỉnh táo hoàn toàn, nhìn Dẫn Đệ dưới ánh đèn, mặt hoa da phấn mắt long lanh như sóng nước mùa thu thì kéo tay Dẫn Đệ lại nhỏ giọng nói:
- Đến đây, ngồi xuống bên trẫm!
- Đừng! - Dẫn Đệ kêu lên một tiếng rồi tự tay bịt miệng lạ nhẹ nhàng nói: - Hoàng thượng, ngài hãy cố ngủ đi, có chuyện gì sáng mai hãy nói.
- Cái gì? Nàng không thích trẫm?
- Không!
- Trẫm không phải là vị vua tốt sao?
- Ngài là...
Ung Chính nhìn Dẫn Đệ mỉm cười, kéo tay nàng sờ vào mình. Dẫn Đệ đỏ mặt nhỏ giọng nói:
- Như thế này không được! Hoàng thượng đừng...
Ung Chính kéo Dẫn Đệ nằm đè lên mình, từ từ cởi xiêm áo của nàng cười hỏi:
- Có gì không tốt, trừ khi nàng và Thập tứ đệ có... Nàng nhầm rồi ta không giống ông ta!
Nói rồi Ung Chính nằm lên trên Dẫn Đệ thở hổn hển nói:
- Đã ba tháng nay ta không..., bảo bối nhỏ bé đáng yêu, ngoan nào!
Dẫn Đệ không dám hét to, cũng không dám chống cự sợ làm Thái Hà, Thái Vân thức giấc, chỉ biết thở hổn hển. Bị Ung Chính giày vò quá lâu cũng thấy ham muốn bèn tức tưởi nói:
- Mạng của thiếp là do ngài...!
Ung Chính không chờ Dẫn Đệ nói xong, ra sức đè người cung nữống, hôn lên khắp mặt, khắp ngực nàng rồi hôn lên miệng... Lúc đầu Dẫn Đệ không hưởng ứng nhưng rồi ý thức phản lại mình, nàng cũng ôm chặt nhà vua...
Một giờ sau hai người mặc lại xiêm áo. Ung Chính cười hỏi:
- So với Doãn Đề nàng thấy thế nào?
Dẫn Đệ im lặng hồi lâu, đột nhiên khóc tức tưởi nói:
- Thiếp là tiện nhân, một đồng cũng không có, nhưng cầu xin hoàng thượng một việc.
- Việc gì nàng nói đi?
- Xin đừng làm khó nữa cho Thập tứ da, ngài chẳng đã tha thứ cho ông ta rồi sao?
Ung Chính trầm ngâm một lát rồi nói:
- Nể nàng trẫm sẽ khoan dung với hắn một chút, để cho gia nhân Phúc Phổ vốn là người của hắn vào hầu hạ trong cung nhé!

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI