HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA
Cử tang Doãn Chỉ bị phế tước
Phụng chỉ về kinh chấn chỉnh đô viện

    
ang đêm, ba anh em Hoằng Thời, Hoằng Lịch, Hoằng Trú đã đem di thể Doãn Tường về phủ Di thân vương ở đầu bắc ngõ Tịch Tử. Lúc đó tuyết rơi đầy trời kinh hoa, trong phủ Doãn Tường chỉ có hơn trăm người hầu, vừa phải lo bố trí linh đường vừa phải dựng lều tiếp khách, lại còn phải lo báo cho bạn bè thân thích của Doãn Tường xa gần biết tin. Doãn Tường không có vợ cả, chỉ có hai người thiếp là Ninh thị và Sát thị đều chưa từng biết việc tang ma cũng không được lên đài. Hoằng Hiểu thì khóc lăn lóc, không thể lo liệu được gì. May mà ngay sau đó Lý Vệ đến kịp. Anh ta tuy ở phủ Nội các nhưng có nhiều bạn bè ở bộ Hộ, bộ Sử, bèn gọi tùy tùng lại dặn dò:
- Tất cả các ngươi đều đi gọi người đến. Những người đó đều đã biết việc tang lễ, gặp thì hãy nói lời của ta: Nếu không đến thì sẽ mất đi mối thâm giao với ta.
Nói xong mở ra một tập giấy, trên có viết đầy đủ tên họ những người cần tìm đưa cho bọn tùy tùng. Bản thân anh ta cũng không ngại khó ngại khổ gọi mấy người quản gia nhà Doãn Tường đi làm bàn thờ, thay nến hồng bằng nến trắng, bố trí linh sàng ở chính phòng... Lại dặn dò quản gia:
- Các ngươi hãy mang giấy trắng, vải trắng đến hiên phía đông để một lát nữa người ta sẽ dùng. Các ngươi là đồ ăn hại, ngay cả mũ tang đội đầu cũng chưa chuẩn bị là sao?
Lý Vệ vừa nói vừa lắc lắc đầu cho tt rơi xuống rồi vào chính phòng dập đầu chào anh em Hoằng Thời, Hoằng Hiểu và nói:
- Tam da, Tứ da, Ngũ da, Thất da, xin các vị hãy đến trước linh cữu Thập tam da dập đầu làm lễ, xin Thập da cùng ba vị khách quý hãy trực ở lều linh cữu. Có việc gì nô tài sẽ bàn bạc với ngài. Ngài chưa qua việc gia đình, có gì đã có Thành lão thân vương lo liệu!
- Được rồi, chúng ta nghe theo ngươi.
Hoằng Châu kéo Hoằng Hiểu đang khóc hu hu đi ra, bốn người cùng Lý Vệ đến cửa nhà chính quỳ xuống cỏ. Lý Vệ hét một tiếng: "Cử ai!", tiếp đó thì khóc to một tràng. Bốn người kia đều đang đờ đẫn, vội dập đầu khóc theo. Hoằng Hiểu vừa mới khóc xong, Hoằng Thời thì còn mơ hồ với sự việc tối nay, Hoằng Lịch thấy mọi người khóc thì cũng khóc theo; chỉ có Hoằng Trú khóc thật, nước mắt chảy thành dòng, sụt sà sụt sịt, nói có bài có bản. Lý Vệ khóc một lát rồi nén đau khổ đứng dậy, nói:
- Xin các ngài đứng dậy, ngồi trước linh cữu. Tiểu nô tài phải lo việc bên ngoài, có việc đại sự sẽ vào bẩm báo!
Lúc này bốn người mới thấy Lý Vệ thật là người chu đáo. Phòng trà ở phía bắc đã rực rỡ ánh đèn, một dòng nước chảy ở ven tường thật trong, thật tinh khiết. Vừa ngồi xuống, bốn người đã thấy một quản gia mang khăn và trà đến. Hoằng Trú uống một hớp, không khỏi khen ngợi:
- Được tận lễ, tận ai, tận tình tận lý. Phân biệt đồng thau rạch ròi, Lý Vệ không biết làm việc hàm hồ.
Lý Vệ nhìn mọi người ra vào dưới ánh đèn lung linh trong tuyết, ho nhẹ mấy tiếng rồi nói:
- Nô tài là đại thần của hoàng thượng, cũng là gia nô của người. Lúc còn sống, ân điển Thập tam da ban cho nô tài cao như núi, đây chính là lúc nô tài có dịp tận lực giúp các ngài. Tiếc rằng bản thân không được...
Đang nói thì nước mắt chảy tràn, lại thấy quản gia của mình đi đến, Lý Vệ bèn hỏi:
- Đi mời người đến đâu rồi?
- Thưa, không đến nỗi ạ, ai mời cũng đều đến!
Người quản gia lạnh tím tái mặt mày, xì mũi xanh lè rồi nói:
- Chỉ có năm, sáu người không ở nhà, nói là phủ Thành thân vương mời đi uống rượu thưởng nguyệt, chưa thấy trở về. Bọn người hầu đến phủ Thành thân vương, thấy trong phủ rất náo nhiệt mà vương gia cũng đang ở đó nên không dám vào gọi.
Bốn anh em không khỏi ngạc nhiên. Doãn Chỉ nhận lệnh chủ trì việc tang lễ của Doãn Tường, lúc nhà vua hạ thánh chỉ tất cả đều ở đó, sao ông ta dám trở về phủ uống rượu! Phải nói là ông này thật không chịu nổi! Lý Vệ cau mặt lại không vui nói:
- Có bao nhiêu thì lo bấy nhiêu. Đại quan đến lo việc trong nhà, quan nhỏ đến lo việc bên ngoài, nói là Lý Vệ kính nhờ. Nhưng chỉ bận tối nay thôi, ngày mai thánh thượng đến tế, xong việc thần sẽ trả công cho các vị ấy.
Từ trong lều, Hoằng Lịch nhìn thấy ở bên ngoài một đoàn người đ tiến vào, lần lượt quỳ xuống trước linh cữu Doãn Tường, người nào cũng đẫm tuyết trên thân mình.
- Lý Vệ, ngươi không cần ở đây, hãy mang mấy bản kinh vào đây cho bọn họ vừa trông linh cữu vừa chép. Ngươi không cần phải gặp bọn họ. Đây là hai nghìn lạng vàng, ngươi hãy cầm lấy, có một số người chưa đến, ngươi hãy dành cho họ một ít.
Hoằng Lịch nói, Lý Vệ không từ chối, lạy tạ rồi đi ra.
Cả bốn anh em đều không nói gì. Một giờ sau có người mang mấy bản kinh Kim Cương đến, ai cũng chép kinh. Sau nửa đêm, mỗi người đã chép được mấy chục tờ rồi phục xuống cỏ, cuộn áo xiêm lại ngủ.
Hôm sau trời vừa sáng, một tràng pháo nổ khiến bốn người tỉnh giấc. Vừa đờ đẫn ngồi dậy họ thấy Lý Vệ vội vào bẩm báo:
- Xin các ngài dậy cho. Người của Ưu Minh Đường trong bộ Lễ đến rồi, bài vị tên thụy của Doãn Tường cũng mang đến rồi, các ngài mau đi đón.
Bốn người vội đi ra. Hoằng Thời nhìn đồng hồ, còn chưa đến giờ Mão. Những bông tuyết vẫn bay lả tả nhưng gió đã ngừng thổi. Trong sân đầy người, họ đang dọn tuyết. Lý Vệ trực tiếp chỉ huy nhóm người dọn tuyết này. Ban kèn trống dựng lều ở phía bắc. tường hiên phía đông có một chiếc bàn hương hoa nghi ngút. Trên bàn có rượu, thức ăn, trà. Thấy bốn người bước đến, quản gia của Doãn Tường vội gọi:
- Hãy cử kèn trống lên!
Ban kèn trống nhất tề nổi lên vang dậy. Trong tiếng kèn trống, Lý Vệ giữ chặt Hoằng Hiểu, nói với ba người:
- Các ngài hãy đứng trước linh cữu Thập tam da để đón bài vị!
Rồi cùng Hoằng Hoàn, Hoằng Hiểu, Hoằng Thăng, Hoằng Cảnh đứng cạnh nhóm anh em cùng đón bài vị. Lúc này phía cửa lớn kèn trống lại nổi lên vọng đến lều linh cữu. Những người dọn tuyết, mấy trăm người hầu và những viên quan nhỏ được Lý Vệ mời đến giúp đều chắp tay cung kính đứng nghiêm trang. Trên trời tuyết bay, dưới nhà tuyết rơi. Đầy chặt chính phòng toàn là màu trắng. Lý Vệ bận rộn một đêm biến phủ Di thân vương thành thế giới màu trắng như không thể nhìn thấy đáy. Ba anh em thì đang nghĩ lung tung, bên ngoài tiếng kèn trống vang đến ngày một gần. Trang thân vương Doãn Lộc, Trương Đình Ngọc, Ngạc Nhĩ Thái, Phương Bao đầu đội khăn trắng, lưng thắt dây đai lần lượt bước vào chính viện. Thượng thư bộ Lễ Ưu Minh Đường tay cầm bản điếu văn đứng sẵn ở bậc tam cấp. Hoằng Lịch thấy Hoằng Thời, Hoằng Trú đứng đờ đẫn vội kéo áo hai người, ba người quỳ xuống cỏ. Lúc Hoằng Châu lén đọc bài vị, thấy viết:
- Trung kính thành trực cần thận liêm minh hiền cơ Di thân vương húy Dận Tường Thập tam thần vương.
Xem ra Ung Chính sửa lại bài vị vào sáng sớm, chữ viết còn sáng sủa, tươi mới. Ưu Minh Đường đứng trước giường của Doãn Tường nhìn Hoằng Hiểu và Doãn Lộc tìm chỗ đặt bài bị của thần chủ rồi cúi người trước di thể Doãn Tường, sau đó đến trước mặt Doãn Lộc nói:
- Thập lụ ngài biết tình cảm của thần với Thập tam da không phải tầm thường. xin hãy thay thần đọc giúp sắc văn này để thần rảnh một chút thời giờ khấu đầu lạy tạ Thập tam da. Trong lòng thần cũng đau như dao cắt, khó mà đứng vững được!
- Ta biết!
Doãn Lộc nhận sắc thư nói:
- Ngươi cũng nên như thế, không nên khóc, chỉ cần ngươi khóc là Phương Bao, Hoành Thần, Ngạc Nhĩ Thái sẽ không nhịn được, ta cũng không thể...
Nói xong lau nước mắt.
Ưu Minh Đường gập người đến trước ngọn đèn dầu lạc cỡ to, đổ thêm một ít dầu, nước mắt rơi như mưa, ông phủ phục xuống, toàn thân rung mạnh, hai tay nắm chặt không dám khóc thành tiếng.
Hoằng Trú vội nói với Hoằng Hiểu:
- Hãy nhanh tới dìu Ưu đại nhân vào lều của chúng ta, để ông ta khóc thoải mái kẻo ông ta ngã ra bây giờ.
Hoằng Hiểu vội đến đỡ Ưu Minh Đường, dìu ông vào lều linh cữu. Ưu Minh Đường là lão quan của bộ Lễ, không dám khóc to mà chỉ sụt sịt. Càng như thế càng khiến người khác buồn hơn. Lý Vệ nhìn thấy Phương Bao cũng sắp bưng mặt khóc vội ra lệnh:
- Cử nhạc lên!
Lập tức nhạc nổi lên, bầu không khí bi thương bao trùm khắp linh đường. Doãn Lộc đến trước ba anh em Hoằng Thời nói:
- Lễ xong hãy đứng dậy đi, cỏ ướt quá!
Lại hỏi:
- Lão Tam quả thật không tồi, tất cả đã xong xuôi rồi, áo quan cũng sắp mang đến rồi. Kinh A Đà thì hoàng đế sẽ mang đến!
Hoằng Lịch, Hoằng Thời đều không nói gì, Hoằng Trú nói:
- Cả đêm không thấy Tam bá bá đến, chỉ sợ say rượu chưa tỉnh lại được. Mọi người đều do Lý Vệ đảm nhiệm, người ít, Lý Vệ phải ba chân bốn cẳng chạy đi chạy lại. May nhà còn có anh em, nếu là người ngoài thì không biết làm thế nào.
- Cả đêm ông ta không qua?
Doãn Lộc kinh ngạc, nổi giận lôi đình:
- Ông ta nói cần về để phối hợp, để cùng bàn bạc ở chỗ Hoành Thần nhưng đó không phải là việc chính. Lẽ nào ông ta về phủ thì bị ốm, hay là ngã ngựa chết rồi!
Hoằng Trú bĩu môi như mếu nói:
- Xin báo với Thập lục thúc, Tam bá bá là người hay rượu. Hôm qua là sinh nhật người vợ thứ tư của ông ta, người thiếp đó chưa đầy ba mươi tuổi lại là người lanh lợi, có tài văn thơ - Chàng ta uống một hớp nước trà, nói tiếp: - Như tiên trên trời sa xuống, Tam bá bá hết lòng chiều chuộng cô ta
Hoằng Trú đang nói thì thấy Doãn Chỉ dẫn người mang áo quan tới, lại có một xe nhỏ chở cỏ có hai cửa nên không nói nữa. Doãn Lộc giả vờ không nhìn thấy, quay người bước vào lều linh cữu để động viên Ưu Minh Đường.
Đêm qua Doãn Chỉ say rượu. Tuy ông ta nói chỉ trở về phủ một lát rồi quay lại, nhưng người thiếp thứ tư có mấy khúc ca mới sắp diễn bắt ông ta phải sửa giúp. Tuyết vẫn rơi nhiều, Doãn Chỉ cũng không nói lại gì với người nhà Doãn Tường, say sưa uống vài chén rượu thì cũng quên khuấy việc tang của Doãn Tường. Lúc mọi người đã bố trí xong xuôi mọi việc, Doãn Chỉ cũng không thấy xấu hổ mà vội đến trước linh cữu Doãn Tường thi lễ, khấn vài câu, tự tay rải cỏ làm năm tầng, ra lệnh cho ba sáu người khiêng cỗ áo quan đặt lên trên. Ông ta cũng không sợ gì, tự phủi tuyết trên quan tài rồi khoanh tay đi vào chính đường. Vừa lúc đó, Ung Chính, Chu Thức tiến vào từ cửa Nhị Môn, Cao Vô Dung vội chạy đến, cao giọng nói:
- Hoàng thượng giá lâm!
Trong khoảnh khắc, kèn trống nổi lên. Tiếng nhạc hòa lẫn với những bông tuyết bay nghe thật thê lương. Ung Chính vừa ý nhìn Doãn Chỉ rồi bước đến trước giường Doãn Tường, khêu to ngọn đèn dầu lạc, thắp ba nén nhang vái ba vái rồi lui qua một bên. Ưu Minh Đường tiến lên trước một bước lớn, mở bài văn tế, hít một hơi cho ngọt giọng tuyên đọc. Lúc này trong sân có mấy trăm người, trừ Ung Chính còn tất cả đều quỳ. Điếu văn do Trương Chiến - một đại văn nhân Quốc Tử Giám soạn, toàn dùng câu bốn chữ cổ kính mà trang nhã, hay không thể tả nổi, nhưng tiếc là mọi người đều khó hiểu. Ung Chính lại hiểu rất cặn kẽ. Ưu Minh Đường chảy nước mắt, hắng giọng đọc tiế- Vương có linh thiêng hãy hiểu cho nỗi lòng thương tiếc của trẫm, xa cách từ đây, đất trời chia biệt. Người tuy lìa xa nhưng lòng vẫn ở chốn cũ. Cõi lòng sáng láng, tiếng thơm không mất. Bi thương làm sao!
Đến lúc này, Ung Chính cũng rơi lệ. Doãn Chỉ là người chủ trì phụng chỉ, thấy Ưu Minh Đường đọc điếu văn thì tỉnh ngộ lại, không thấy tuyên bố nghi lễ bèn giật giật áo Ưu Minh Đường nhưng ông ta vẫn không nói gì. Thấy tình hình gấp gáp, Doãn Chỉ hét một tiếng:
- Cử ai!
Không ngờ Doãn Lộc cũng cao giọng hô:
- Điểm thần chủ!
Hai người cùng phát lệnh danh dự nhưng lại hô không giống nhau, lập tức đưa đến những lời bàn tán trong sân. Trong phút chốc, Ung Chính đỏ bừng mặt nhưng không tiện cáu giận lúc đó, thấy Hoằng Hiểu bưng bài vị tới, chuyển qua Cao Vô Dung đưa cho Chu Thức điểm thêm chữ "vương" từ chỗ "thần vương". Doãn Chỉ sợ hãi vì hô sai, lúc nhìn Doãn Lộc thấy Doãn Lộc không nói gì thì cũng đứng như trời trồng. Đến khi Ưu Minh Đường khóc thành tiếng, Hoằng Hiểu cũng kêu gào nằm phục trên giường Doãn Tường, Trương Đình Ngọc bèn hô "Cử ai", mọi người trong sân lập tức khóc thành tiếng, tình thế lúng túng qua đi. Ung Chính nhìn trừng trừng Doãn Chỉ, Doãn Lộc, không có cách gì để trách cứ cũng khóc cùng mọi người. Nhưng không khí bi thương đã giảm đi.
Tiếp theo là thủ tục đưa người chết nhập quan. Chiếc quan tài không biết vì sao không thể mở được nắp. Mấy tên thái giám toát mồ hôi, mãi mới phát hiện nắp quan tài đã được đóng hai cái đinh. Phải mất một lúc mới nhổ được đinh ra và đưa thi thể Doãn Tường nhập quanUng Chính tức run lẩy bẩy chân tay nhưng cố kìm lại, đặt cuốn kinh lên thân thể Doãn Tường. Lúc này kèn trống vẫn nổi lên nhưng chẳng ai có tinh thần kêu khóc nữa. Chỉ có Hoằng Hiểu khóc nhiều quá đến mức mềm nhũn trên nền đất, hai tay bám chặt quan tài không cho người đậy nắp lại.
Những việc vớ vẩn xảy ra rồi cũng qua. Doãn Chỉ đã bình tĩnh lại. Nhìn thi thể Doãn Tường nằm cứng đờ trong quan tài, Doãn Chỉ bất giác nghĩ đến một câu chuyện vui do Lý Hán Tam kể thì bật cười. Lúc này Trương Đình Ngọc không thể chịu nổi, một tay giữ Hoằng Hiểu đang ngất đi, một tay chỉ mặt Doãn Chỉ nói:
- Thành thân vương gia, ngài cố tình gây lộn xộn, sao không trở về phủ đi!
- Tam ca không ra làm sao cả!
Doãn Lộc tức đến mức mặt tái mét nói:
- Người không có luân thường đạo lý, chỉ đứng cách ta có một chút!
Doãn Chỉ lúc này mới nhận thấy mọi người tức giận mình, trong chốc lát mặt vàng như nghệ, bước lùi lại một bước nói:
- Ta làm sao! Ta gây ra cho ai chuyện gì?
- Ngươi gây chuyện với linh hồn Thập tam da ở trên thiên đường - Ung Chính quay đầu lại nói, gân xanh trên trán nhà vua giật giật, ông hạ giọng nói: - Người khác thì khóc, Tam ca lại cười? Trẫm cũng nghe thấy đấy! Ngươi không ngủ cả đêm nên mới lú lẫn như vậy sao?
Lúc nấy nhạc đã thôi tấu, người khóc cũng ngừng khóc. Trong linh đường yên tĩnh đến mức nghe cả thấy tiếng bông tuyết bay. Mọi người đều đờ ra. Doãn Chỉ nấc lên một tiếng, quỳ xuống nức nở nói:
- Thập tam da, ngươi hãy chứng giám, ngươi biết bụng ta...!
Doãn Lộc nói:
- Tam ca đừng có giả vờ. Lẽ nào chúa thượng lại không biết đêm qua Tam ca dự sinh nhật vợ bé, không hề có mặt ở đây. Tội của Tam ca có lẽ xứng với bốn chữ: Vi chỉ khi quân (Trái lệnh khinh vua)
- Có chuyện đó không? - Ung Chính tức giận không định thần lại được, được Doãn Lộc đá thêm vài câu thì tức giận lôi đình gào lên: - Trong mắt ngươi không còn coi trẫm là hoàng đế nữa, trẫm cũng không coi ngươi là thần tử nữa. Trong mắt ngươi đã không có người em Doãn Tường, Doãn Tường cũng không cần có ngươi là anh trai nữa. Có lẽ ngươi đã nghĩ rồi, ta đã xử lý A Kỳ Na, Tái Tư Hắc, Doãn Đề và Doãn Ngã, ta không dám lo liệu cho ngươi nữa sao? Ngươi sai rồi! Hoàng tộc của ta cũng như một gốc cây, có đủ hoa, quả, cành, lá. Cành nào có sâu thì phải cắt bỏ. Trẫm sẽ cắt bỏ một cành!
- Vậy ư?
Doãn Chỉ kinh ngạc cực độ, quay ngoắt lại, nắm lấy điểm yếu trong câu cuối cùng của Ung Chính, trề môi nhạo lại:
- Tính nết hoàng thượng sao ta chả biết, lúc nhỏ người thích chơi trò đánh trận chuột Hà Lan, tên nào bại cũng bị cắn chết mà tên nào thắng cũng bị người đánh chết. Chỉ cần hoàng thượng nhìn chằm chằm là trái cũng không vừa mắt, phải cũng không vừa mắt. Trái lại trên dưới đềucho người trút giận!
Ung Chính giận tím mặt, nhìn Doãn Chỉ bằng ánh mắt khinh bỉ, giọng mềm lại như thời tiết bên ngoài vừa lạnh vừa râm, nói:
- Được rồi...! Ngay chuyện thuở nhỏ trẫm thích chơi kiến ngươi cũng nhớ! Nếu nói đi nói lại câu này sẽ giống như có cùng vết xe với Tăng Tĩnh mà thôi. Ngươi có phải là người quân tử không? Khi Đại ca yểm bùa Nhị ca, sao ngươi lại cho ông ta mượn tà thư? Trong loạn Bát vương, ngươi đóng vai trò gì? Con trai của ngươi là Hoằng Thịnh ngày ngày chạy đến phủ A Kỳ Na bàn bạc việc gì? Trẫm đã khoan dung cho ngươi bao nhiêu năm nay nhưng ngươi không hiểu được hai chữ "Cảm ân". Ngươi hãy cút nhanh về phủ của ngươi, trong triều tự nhiên sẽ có người nghị tội ngươi. Đừng để người ở đây coi thường ngươi!
Doãn Chỉ nhìn nhà vua, mấp máy môi nhưng không ai nghe được ông ta nói gì. Ông ta dùng đầu tượng trưng cho hai lần "dập đầu", quay người bước đi.
- Ngụy quân tử!
Ung Chính nhìn theo bóng Doãn Chỉ, rồi nhìn linh cữu Doãn Tường, hầm hầm nói:
- Trẫm tất sẽ trị tội hắn để trút giận cho Thập tam da!

*

Liên tiếp ba ngày ng thiết triều để tang Doãn Tường. Bầu không khí bận rộn rồi cũng.qua đi. Tuyết vẫn rơi nhưng không rơi nhiều như trước nữa. Triều thần tập trung ở bộ Lễ, có người đi phúng điếu ở phủ Di thân vương. Có người bước đi bước lại với những bước chân nặng chịch. Mọi người đều biết Ung Chính là người cố chấp, độc ác, không có lòng độ lượng. Chỉ trong có ba ngày, Doãn Tường thì mất đi, Doãn Chỉ thì bị tội, giống như mất đi hai ngọn đèn bên cạnh hoàng đế. Thật là không may mắn.
Sáng sớm ngày thứ tư, ngự sử Đô sát viện Tôn Gia Kiềm đến nha môn. Ông vừa từ Vân Nam trở về sau khi đến nha thị sự lần thứ nhất. Từ năm Ung Chính thứ 3, ông lấy tư cách là phó đô ngự sử đi Quảng Châu chủ trì vụ án Lăng thị tàn sát Cửu Mệnh, đốt phá trang ấp, bắt Niên Hy Nghiêu về tội bao che. Lúc đó vụ Niên Canh Nghiêu chưa xảy ra. Tổng đốc hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là Khổng Dục Tuần là thần tử rất mực thẳng thắn cũng không làm nổi vụ án mạng này. Việc đầu tiên của Tôn Gia Kiềm khi xuống xe là đóng cửa Niên gia, làm tiêu ma uy phong Niên Hy Nghiêu, mấy lần tự đi dò hỏi dân làng quanh đó, lại bắt thích khách do Niên Hy Nghiêu phái đến. Ung Chính phái Đồ Lý Thâm đến Quảng Châu áp giải phạm nhân. Tôn Gia Kiềm đã mang mười người nhà Lăng thị và tám phạm nhân làm quan viên nhà Niên Hy Nghiêu trói giải đến cầu Chu Tước xin lệnh vua giết toàn bộ bọn chúng. Uy phong Đồ Lý Thâm được nâng lên.
Tôn Gia Kiềm trở về Hồ Nam gặp đúng lúc Dương Danh Thời bị vạch tội, đồng thời tiếp chỉ điều về Kinh. Ông ta cùng Dương Danh Thời trở về, định hết mình thẳng thắn can ngăn cải cách chính trị của vua Ung Chính. Thêm nữa, năm Ung Chính thứ nhất, ông ta và thượng thư bộ Hộ Cát Đạt Hỗn vâng mệnh một vị quan ở điện Dưỡng Tâm đã làm bẽ mặt Trần Thời Tệ. Vì thế tuy là người ngoại tỉnh nhưng cũng làm chấn động đất kinh hoa. Có một số khuếch t17;ng thanh thế áp đảo trước, nói Tôn Gia Kiềm đến nha thị sự thì nha môn đại quan tư đô ngự sự, ngự sử, giám sát ngự sử, không có người nào dám đến muộn. Tất cả ở trong nha môn chờ ông ta từ rất sớm. Đúng giờ Mão, nghe bên ngoài có tiếng thanh la, các quan viên lũ lượt đến trước cửa nha môn gặp vị đô lão gia này. Mọi người thấy ông xuống kiệu, bước lên bậc thềm có vẻ như gấp gáp lắm. Tôn Gia Kiềm rất ung dung, khẩu khí cũng không có vẻ gì là ghê gớm, chậm rãi nói với các quan viên đang cúi đầu hành lễ:
- Không cần phải thế! Mọi người cứ tự nhiên đi. Lúc ra đi ta họ Tôn, lúc trở về vẫn họ Tôn thôi!
Rồi vẫy tay cùng mọi người vào công đường nói:
- Chúng ta đã lâu không gặp mặt. Giờ hãy gặp nhau một lát. Ta còn phải đến Đại Lý Tự xem xử bọn Lý Phất, Tạ Tế Thế. Hãy đến đây! Đến đây! Xin mời ngồi!
Nói rồi tự mình ngồi ở trước bàn xử kiện.
Mọi người vốn nghĩ ông rất nghiêm túc, đến lúc này thấy nhẹ cả người bèn phân theo nghị sự ngồi xuống. Phó hữu đô ngự sử là bạn cùng học với Tôn Gia Kiềm có tự nhiên hơn mọi người một chút, tự đi pha trà mang đến trước mặt ông ta cười nói:
- Tôn đại nhân, ngài đã nổi tiếng ở bên ngoài, trở về Kinh ta cũng không được gặp mặt. Nói thật, ngay ta cũng có chút nể sợ ngài. Nha môn ngự sử thanh bần, nhàn hạ hơn lục bộ nhiều. Ta chưa từng thấy mọi người đến đầy đủ và sớm thế này bao giờ!
- Các ngươi muốn nói thì nói, muốn cư̖ười. Ta sinh ra đã dữ tướng, nhưng các ngươi không phải ngần ngại gì.
Tôn Gia Kiềm lạnh lùng, cộc lốc nói:
- Nhưng nha môn ngự sử không phải là nơi nhàn hạ. Đó là một ý ta muốn nói. Trước mà ta ở bộ Hộ cũng có quan điểm đó nhưng giờ thì không. Kỳ thực chúng ta đều "chờ đợi" ở đây. Chờ ở tỉnh nào, phủ nào có vụ án, có người nổi dậy thì ở đây mới hoạt động. Nếu như thế ta thấy không cần đặt đô sát viện này làm gì?
Ông ta dừng lại một chút, chắp tay nói tiếp:
- Thánh thượng tự mình chỉnh đốn đất nước, chính là lúc đô ngự sử ra tay. Từ khi được chu cấp vàng bạc, mọi người không còn nghèo khó nhưng chỉ ngồi ở đây tán dóc, thật không xứng với hoàng ân bổng lộc của triều đình. Mấy ngày nay tuyết rơi nhiều, trời đang rất lạnh thì không nói làm gì. Nhưng hãy cho người phân sách sử ở phòng Ký tên điểm chỉ làm ba phần, một phần đưa đi tỉnh ngoài, một phần đưa đến lục bộ, một phần lưu lại viện. Người nào cần kiến nghị, can gián, chúng ta được toàn quyền xử lý. Đến lúc đó còn nhàn rỗi được nữa hay không?
Tôn Gia Kiềm ho nhẹ, thấy mọi người đều lắng tai nghe thì vừa ý gật đầu, tiếp tục nói:
- Ta học trò nhỏ tuổi, chưa thể theo kịp phong thái của các vị tiền bối. Mới có mấy chục năm qua mà ít có người bằng các cụ xưa. Cái gọi là "Văn tử giám" là bản chức của ngự sử. Cho nên nếu gan nhỏ thì các ngươi hãy sớm rời đây. Những người ở lại thì hãy đem mọi chuyện viết thành văn. Nếu tự khinh mình thì người khác sẽ kính trọng mình sao? Ai dám tham ô, hối lộ, hay lúc thiếiều chỉ ho nhẹ một tiếng thì Tôn này quyết vạch tội!
Ông ta nói một thôi một hồi. Lúc ngẩng đầu lên thấy ty đường quan ngục thẩm bộ Hình và thượng thư bộ Hình Lô Tòng Chu tiến vào, ông bèn nói:
- Kỳ thực ta cần nói ba điều: Thành tâm phò tá triều đình, dám nói, không làm loạn. Giờ mọi người đã đến đông đủ, lão huynh Anh Thành chủ trì, các ngươi hãy bàn bạc đi.
Nói rồi đứng dậy chắp tay từ biệt, cùng với Lô Tòng Chu đi ra cửa, lên kiệu đi. Hội nghị Đô sát viện thật không đầu không đuôi. Ông ta kết thúc nhanh gọn như vậy, mọi người đều cảm thấy thoải mái.
Lô Tòng Chu và Tôn Gia Kiềm đến nha môn Đại Lý Tự phó Bộ Viện thì vừa qua giờ Thìn. Các cửa khác của nha môn đều có người dọn tuyết, duy chỉ có cửa Đại Lý Tự có những người lính chống giáo đứng trong tuyết lạnh, hai bên con sư tử đá là hai đội lính ngự lâm tinh nhuệ khiến cho bầu không khí ở đây rất trang nghiêm. Thấy hai người vừa xuống kiệu, một quan canh cổng cao giọng hô:
- Tôn đại nhân, Lô đại nhân đến. Hãy mở cổng chính ra.
Nghe ba tiếng pháo hiệu, cửa giữa được mở ra. Hai người bước lên, thấy Đại Lý Tự khanh Cao Kỳ Trác dẫn mấy tên thuộc hạ ra đón. Ba người bắt tay nhau cười nói:
- Tại hạ thường gặp Chu huynh. Tôn Gia Kiềm đại nhân có vẻ kiêu kỳ, thần không dám đến cửa
- Ta không như vậy đâu! Kỳ Trác đến ta sẽ có trà chiêu đãi.
Lô Tòng Chu vừa đi vừa hỏi:
- Ngài đi công cán sao? Ta đến mấy lần mà không gặp!
- Ta vừa đi một chuyến Dịch Châu.
Cao Kỳ Trác nhìn xung quanh, hạ giọng nói tiếp:
- Xem lăng cho hoàng thượng!
Vừa nói vừa đi vào phòng xử án, lại nói:
- Tam da lát nữa cũng đến xem xét xử. Ông ấy đến chúng ta sẽ thăng đường.
Ba người yên vị trong phòng xử án. Tôn Gia Kiềm thấy trên giá nhiều sách thì không khỏi ngạc nhiên, thuận tay rút một cuốn có tên là nói về thế đất, lại rút cuốn "Phong thủy ký", thấy một cuốn rơi trên đất nhặt lên đọc nhan đề là "Dịch thuyết địa mạch". Từ lúc vào đến giờ, Tôn Gia Kiềm không nói, không cười, lúc này không đừng được bèn hỏi:
- Cao Kỳ Trác, ngài thích đọc những sách này à? Ngài không thừa nhận Khổng Tử?
Cao Kỳ Trác cười, nhả khói thuốc nói:
- Kỳ thực trời đất và người có chỗ tương hợp. Thuyết thế đất không tách rời khỏi đ̐Trương Đình Ngọc không tin. Ta xem tổ tiên của ông ta, nói tất cả đều được, nhưng sợ sẽ mất đi một công tử. Quả nhiên Trương Mai Thanh nhà ông ta bị bệnh chết. Ông ta muốn thay đổi mồ mả, ta nói Mai Thanh đã chết, ngài có đổi cũng không cứu được Mai Thanh nữa. Vậy thì mồ mả đất cát tốt sẽ không có sự cố gì xảy ra! Mồ mả đất cát của hoàng thượng đã đổi đến Dịch Châu, đến mấy thầy địa lý Mông Cổ cũng nói chỗ đó tốt, chỉ sợ thế đất bạc, không bằng Mã Lăng Cốc. Ta nói nếu đào chỗ đó lên, sâu một trượng năm xích, vẫn chưa thấy cát. Thế là họ đào giếng, sâu hai trượng mới thấy cát. Lúc đó mới tin... Hoàng thượng muốn xây lăng gần Thánh tổ. Ta đã sáu lần đi xem, nói ở đó không được. Bọn thầy địa lý nói lảm nhảm gì đó ta không hiểu. Đào mấy nơi đều có nước chảy, lúc đó họ mới tin!
Ông ta nói về địa lý cao hứng đến mức không thể dừng được. Người khác không hiểu cũng mặc. Tôn Gia Kiềm muốn thay đổi đề tài bèn lạnh lùng nói:
- Ngài nói như thế, nếu làm việc gì cũng hỏng cả, chỉ việc kiếm một miếng đất mắt trâu là con cháu sẽ đông đúc.
- Vậy là ngài không hiểu rồi - Cao Kỳ Trác sừng sộ nói: - Người không có đức sẽ không chọn được nơi đất tốt!
Cao Kỳ Trác còn muốn nói tiếp, ngẩng đầu lên thấy Hoằng Thời bước vào, ba người vội đứng lên. Cao Kỳ Trác nói:
- Ngài đến mà bọn lính không đốt pháo mở cửa đón tiếp. Bọn người dưới ngày càng hỗn láo!
Hoằng Thời túc trực bên linh cữu mấy ngày nên rất mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch, nói:
- Ta không muốn phô trương. Ta vừa từ Chiêm Ninh cư qua đây, có hai tin cần báo cho các ngươi. Tăng Tĩnh đã được giải đến Bắc Kinh, hoàng thượng có ý ưu đãi, không hạ ngục mà giam ở miếu Ngục Thần do Hoằng Lịch và Ngạc Nhĩ Thái xét xử. Bộ Hình chuyên quản tạm giam mà Tăng Tĩnh lại ăn bổng lộc hàng quan bát phẩm. Tin thứ hai là Doãn Chỉ Tam da đã bị cắt bỏ phẩm trật, đày đi giam ở đình Vĩnh An Cảnh Sơn. Thành thân vương Hoằng Thịnh bị bắt do phủ Tôn Nhân quản thúc. Ở bên này Kỳ Trác, Tòng Chu làm chủ thẩm. Hoàng thượng mấy ngày nay khó tính, ta báo trước cho các người biết để làm việc cẩn thận hơn.
Ba người đưa mắt nhìn nhau, Lô Tòng Chu nói:
- Thần và Cao huynh tất sẽ làm tất việc này. Cao huynh làm chủ thẩm, anh em tận lòng giúp đỡ là được!
- Được rồi!
Cao Kỳ Trác nhìn thấy Tôn. Gia Kiềm không đồng tình thì mặc kệ, cứ hô lớn:
- Thăng đường! Dẫn Lý Phất ra!
Năm người: Lý Phất, Tạ Tế Thế, Ngũ Đỉnh, Hoàng Chấn Quốc, Lục Sinh Nam đều bị giam ở gian phía đông công đường Đại Lý Tự, mỗi người một gian. Lý Phất và Ngũ Đỉnh là đại quan viên của triều đình phạm tội, trong phòng giam có đèn sáng, có nước trà để uống. Ba người kia chưa qua hàng quan tứ phẩm thì ở đây cũng là thiên đường rồi. Nghe thấy tiếng trống công đường và tiếng hô truyền "Dẫn Lý Phất ra!", lúc đó Lý Phất đang bưng tách trà trên tay bèn đánh rơi tách trà, nhưng trấn tĩnh lại rất nhanh. Hai tên lính lệ đứng trước ông ta hành lễ rồi mở cửa, khom người nói:
- Đại nhân của chúng tôi mời ngài ra công đường. Xin mời!
Lý Phất cao ngạo giũ giũ đầu, vuốt lại tóc đi cùng hai tên lính đến cửa công đường. Bọn nha dịch thấy ông ta vào thì quất gậy vun vút xuống đất tỏ rõ thị uy. Công đường lập tức im lặng. ông ta hít một hơi dài, nhìn trừng trừng mọi người, chỉ thấy Cao Kỳ Trác, Lô Tòng Chu ngồi hai bàn. Hoằng Thời và Tôn Gia Kiềm ngồi ở hai bàn khác. Thừa thẩm và giám thẩm đều là bạn thân của ông ta. Ông ta như có chút ngang nhiên, bật cười quỳ gối xuống nói:
- Phạm quan Lý Phất quỳ kiến Tam da, Cao, Lô nhị vị đại quan viên, Tôn tổng hiến đại nhân!

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI