HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM
Văn bàn võ công Hoằng Lịch nạp sĩ
Giữ nghiêm quốc pháp Hoằng Thời bị bắt

    
oằng Lịch thấy phụ thân không nổi giận thì yên tâm cáo từ. Thấy Lý Hán Tam còn nấp sau gốc liễu già ở cửa Song Áp thì cười nói:
- Ngươi hãy về phủ trước đi! Ở đây không cần hộ vệ. Lại nữa, Bắc Kinh là đất lành, sao có bọn đạo tặc được?
Lý Hán Tam đỡ Hoằng Lịch lên ngựa rồi lên ngựa đi theo nhưng còn đưa mắt nhìn bọn tân binh hộ tống phía sau, hạ giọng nói:
- Tứ da! Có việc không hay rồi. Nô tài e sẽ gặp chó cắn càn.
Hoằng Lịch hoảng hốt quay mình hỏi:
- A- Là Trương Hy! - Lý Hán Tam đáp: - Hắn đã nhận ra nô tài. Nô tài muốn trong thiên hạ có nhiều người trùng tên như thế, không ngờ oan gia, nô tài và hắn lại gặp nhau.
Hoằng Lịch dừng ngựa, trầm tư một lúc rồi lập tức cân nhắc sự việc: Lý Hán Tam đã về phò tá ta, gặp việc này thì nên giúp. Lúc này Trương Hy rất muốn sống, việc gì mà hắn không làm cơ chứ? Án khoa cử không cần vội vã, nếu liên kết Tăng Tĩnh, Trương Hy, Lý Hán Tam thành một tuyến thì bản thân ta sẽ bị nghi ngờ là chứa chấp kẻ cầm đầu làm phản. Nghĩ đi nghĩ lại thấy Nhạc Chung Kỳ từ trước đến nay đã qua lại phủ mình rất ân cần, rồi Lý Hán Tam bị đổ vạ, hai việc tương đương nhau, lập tức Hoằng Lịch nghĩ: nếu ta dây vào đó sẽ là kẻ ném mình vào trung tâm tội ác tày trời! Hoằng Lịch cắn môi, ý nghĩ đầu tiên lóe lên: hay là để Lý Hán Tam trốn đi, hoặc là dứt khoát giết người để bịt đầu mối? Nhưng ngay lập tức chàng lại phủ định ý nghĩ mạo hiểm này. Lý Hán Tam hoặc chết hoặc phải bỏ đi. Nếu Trương Hy trèo cao thì việc càng trở nên mù mờ. Hay là bí mật giết Trương Hy? Hoằng Lịch lại nghĩ: việc này đương nhiên ít mạo hiểm hơn nhưng bây giờ Trương Hy là phạm nhân chưa kết án, còn chịu sự cai quản của năm, sáu nha môn nên không dễ bị hạ thủ. Trong một lúc, tâm trí vị vương gia thiếu niên trở nên rối bời. Chàng dừng ngựa lại nói:
- Ta không đi Ngục Thần miếu nữa. Chúng ta hãy về phủ bàn kế!
Rồi quay qua bọn tùy tùng dặn dò:
- Các ngươi không cần đi cùng nữa. Cho người đi mời Lưu Thống Huân đến phủ.
Nói rồi cùng Lý Hán Tam quất ngựa phi nhanh.
Đợi đến một ngõ hẻm, qua cửa phủ Hoằng Trú thấy có mở cửa tiếp khách, hai người buộc ngựa vào góc tường, thấy Phương Bao từ trong phủ đi ra. Lúc này Hoằng Lịch không muốn gặp ai bèn kéo Lý Hán Tam vào một ngõ hẻm. Chờ Phương Bao lên kiệu đi rồi mới vào phủ, đã thấy Lưu Thống Huân đang xuống ngựa.
- Diên Thanh, ngươi đi nhanh thật!
Hoằng Lịch yên tâm cùng Lưu Thống Huân vào phòng đọc sách ở phía tây, mời ông ta và Lý Hán Tam ngồi rồi mỉm cười nới:
- Từ ngõ Thằng Tượng đến đây xa thế mà ngươi đến trước được bọn ta ư?
Lưu Thống Huân cười nói:
- Thần đi lối hẻm Dưỡng Phong. Lý Vệ nói ngài ở chỗ hoàng thượng nên thần đến phủ chờ vậy?
Hai người bật cười xòa. Lưu Thống Huân là người thông thuộc đường trong phủ. Thấy Yên Hồng và Anh Anh rạng rỡ nét mặt bèn cười nói:
- Đều là thiếp rồi. Chúc hai nàng lên cao hơn nữa. Ôn gia đâu rồi?
Yên Hồng cười rót trà cho mọi người, nhìn Hoằng Lịch nói:
- Lưu đại nhân đã hiểu được nỗi lòng của chúng tôi. Nghe nói ngài đã được thăng chức thị lang bộ Hộ rồi. Ngài mới được thăng cao. Ôn ma ma mấy ngày nay bị sốt không đến hầu được.
Anh Anh chỉ che mặt cười:
- Được rồi! Đều được thăng cao!
Lưu Thống Huân cười lớn:
- Chúng ta chẳng phải đều dựa vào phúc của Tứ da sao?
Mấy người nghe đều cười. Lưu Thống Huân lại nói:
- Du Hồng Đồ đắp đê cần hai nghìn cọc gỗ nhưng cọc gỗ đều phát cho bộ Binh, Lương thượng thư của chúng tôi nói: "Tứ da của ngươi sẽ có, ngươi hãy đi gặp ngài đi". Mấy ngày nay tôi chưa qua được đây, bây giờ nhớ đến việc đó vội chạy tới ngay.
Nói rồi trình đơn yêu cầu. Hoằng Lịch không đắn đo đặt bút ký ngay, vừa ký vừa cười nói:
- Thật là Du Hồng Đồ, lúc nào cũng công việc, đã tinh thông lại trẻ tuổi, muốn được làm danh thần sao?
Lưu Thống Huân cười không nói gì, cầm tờ đơn rồi chỉ tay vào một chỗ trống nói:
- Có thói xấu này, chỉ sợ danh thần khó đảm đương nổi.
Hoằng Lịch sáng mắt lên hỏi:
- Sao! Không có chứng cớ không dám nói hồ đồ ư?
Lưu Thống Huân
- Chỉ nghe được một vài lời đồn đại thôi!
- Thiên hạ có nhiều điều đồn đại khiến người tinh thông cũng mơ hồ. - Hoằng Lịch thở dài nói: - Ta gọi ngươi đến đây, cũng là vì sợ hãi những lời đồn đại bay xa!
Rồi kể lại chuyện Trương Hy nhận ra Lý Hán Tam, lại nói:
- Lý Hán Tam lúc này ở cạnh ta, ngươi biết rõ như vậy. Ta không cần nói ngươi cũng biết. Nếu như Trương Hy là chó cắn càn thì rất phiền phức!
Lý Hán Tam nói:
- Tứ da, nô tài gây phiền phức cho người nên phải gánh chịu. Nô tài có thể đến bộ Hình đầu thú!
Lưu Thống Huân không còn ung dung được nữa, lắc đầu nói:
- Không được! Ngươi không thể ra đầu thú. Ngươi đầu thú vì việc gì? Tăng Tĩnh và ngươi không dây mơ rễ má, vụ án ở trường thi triều đình cũng bỏ đi rồi, chỉ cần không có người nuôi ý xấu hại Tứ da thì việc này căn bản không còn cần phải bàn tính nữa. Nếu thành tâm với Tứ da, ngươi không nên làm việc đó. Nếu Trương Hy mà tố cáo Lý Hán Tam là Tần Phượng Ngô thì dễ thanh minh thôi. Hoàng thượng sẽ xá tội cho, sao ngươi phải tìm đường chết? Nếu triều đình giết ngươi sẽ tạo nên dư luận không hay. Đó là việc thường tình của con người. Ta xử qua nhiều vụ án, cơ bản hiểu thế nào là nặng tội, nhẹ tội một thôi một hồi, Hoằng Lịch và Lý Hán Tam đều thở phào nhẹ nhõm, mới biết bản thân mơ hồ về thế cục. Yên Hồng và Anh Anh lúc này mới biết sự lo lắng của Hoằng Lịch. Yên Hồng chau mày nói:
- Nếu có người chơi xấu, trêu ngươi thì sao?
- Không thể! - Lưu Thống Huân đột nhiên cười nói: - Nàng hãy quan tâm hơn đến Tứ da. Đây là điều nên nghĩ - vụ án Tăng, Trương do Tứ da chủ trì, Tứ da không cho phép, ai dám trêu ngươi?
Ông ta trầm ngâm một lúc rồi than thở:
- Nếu rơi vào tay người khác xử, cũng thật khó nói. Chẳng phải ta lấp liếm, lúc Tứ da mới về Kinh nếu tâu rõ những chuyện xảy ra trên đường đi thì lúc này không có gì phải lo lắng. Ngài quá nhân hậu, thích làm việc thiện. Mọi người đều cho rằng ngài thích vui vẻ, không thích giết người, hắn làm sao dám xuất đầu lộ diện?
- Không muốn giết người?- Hoằng Lịch cười nhẹ nói: - Làm hoàng a-ca, trong lòng nuôi chí báo thù thật không tốt, cần phải quang minh chính đại. Chẳng qua ta cũng đề phòng, không đề phòng thì sẽ trở thành người lộn xộn, cũng không hoàn thành được sự nghiệp của người quân tử!
Chàng có vẻ dễ chịu dựa vào thành ghế, một lúc sau đã yên tâm hơn. Lưu Thống Huân nói:
- Người không lưu tâm, bây giờ nô tài mới nói một việc, còn một việc nữa cần bẩm báo: Ngô Hạt Tử đã đến Bắc Kinh hôm trước cùng với nô tài, xin Tứ da gặp anh ta một lúc!
- Ngô Hạt Tử? - Hoằng Lịch nhìn Yên Hồng nói: - Nàười truyền ông ta tới.
Vừa dứt lời, đã thấy tiếng động ở bên ngoài, rồi một giọng nói sang sảng như tiếng chuông vang lên:
- Ngô Hạt Tử khấu kiến Bảo thân vương gia!
Hoằng Lịch và Lý Hán Tam đều kinh ngạc, vừa thấy rèm cửa lay động đã thấy Ngô Hạt Tử bước vào. Hoằng Lịch cứng nhắc gật đầu nhìn vị khách hào hoa của giới giang hồ có biệt hiệu là Ngô Hạt Tử. Chỉ thấy ông ta mặc áo giáp vải mộc màu nâu vàng, bề ngoài hơi giống Lưu Thống Huân, mặt vuông chữ điền với bộ râu xanh rì, mũi nở, hai hàng lông mày rậm, chỉ có đôi mắt hơi nhỏ nhìn như người buồn ngủ. Ông ta khấu đầu nói với Hoằng Lịch:
- Nô tài là Ngô Hạt Tử, tên là Hòa Âm, rất thích chớp mắt, bản tính giống như biệt hiệu!
Hoằng Lịch mỉm cười nhìn Ngô Hạt Tử dặn dò:
- Anh Anh, mang trà cho Ngô tráng sĩ dùng!
Anh Anh nhẹ nhàng đáp lời nhưng không dùng chén mà dùng mấy thẻ tre Hoằng Lịch mang từ Giang Nam về đặt trước mặt Ngô Hạt Tử rồi quay ra lấy ấm. Mọi người đều không để ý, Lưu Thống Huân còn đang nhìn Ngô Hạt Tử phàn nàn:
- Chúng tôi đi cùng đường, không ngờ Tứ da đã quay về. Quay ra thì không thấy người đâu. Đã đường đường chính chính mời ngươi thì cứ đàng hoàng vào. Tính khí giang hồ thật không thể thay đổi được!
Hoằng Lịch thấy Anh Anhấm trà sắp rót nước vào mấy "chén" thẻ tre vội cười nói:
- Anh Anh, kia là những thẻ tre mà! Nàng không nhìn thấy sao?
Anh Anh cười đáp:
- Ngô Hạt Tử vô tích sự giống như lửa vậy. Đổ nước vào sẽ bốc hơi ngay, cũng như là uống hết nước rồi. Thôi, để thiếp đổi chén cho ông ta!
- Dùng được! Dùng được! - Ngô Hạt Tử cười, bưng chén nước giống như "chén sư tử" lên bình tĩnh nói với Lưu Thống Huân: - Trong phủ này có lão bà Ôn gia ưa đóng kịch, giấu thắt lưng của ta mà thay bằng sợi dây gai, Lưu da thấy có tức không cơ chứ? Nếu không nể mặt Tứ da, ta sẽ cầm dây gai treo bà ta lên!
Ông ta đang nói thì thấy chiếc chén đã được đổ nước nhưng mãi không đầy được. Hoằng Lịch kinh ngạc mở to mắt nhìn, lại rời chỗ ngồi đến nhìn cho kỹ hơn thì thấy nước trà đang bốc khói trắng, giống như bị vật gì đó hút làn nước đi. Hoằng Lịch vốn không để ý Ngô Hạt Tử nói gì, thấy sự lạ liền nói:
- Kỳ lạ thật! Kỳ lạ thật! Đó là pháp thuật hay là chân công?
Nói rồi thò tay bưng chén lên. Ngô Hạt Tử cười nói:
- Nô tài dùng khí công. Tứ da cầm một lát sẽ thấy!
Lại cười quay ra nói với Anh Anh:
- Xin ít lá chè, nước trắng làm sao uống được?
Anh Anh nói:
- Tứ da đừng tin anh ta. Thiếp cho anh ta là một giang hồ giúp việc mua vui cho nhà quyền quý. Đó là người chẳng phải có bản lĩnh gì đâu! Thiếp cũng có thể dùng khí công khiến nước không đổ được!
Nói xong Anh Anh bưng chén thẻ tre lên, quả nhiên nước cũng không sánh ra ngoài thì nói:
- Ngươi chẳng qua cũng làm thế này?
Đột nhiên chén nước sôi lên, rơi xuống chân cô ta. Anh Anh kêu lên:
- Ôi trời ôi!
Rồi đặt chén lên bàn, chén nước vẫn còn nguyên vẹn. Cùng lúc, Yên Hồng đứng ở bên ngoài, cầm một nắm lá chè nói:
- Ngô Hạt Tử, ta mang lá chè cho ngươi đây!
- Đừng có đóng kịch nữa, như thế đủ rồi!
Ngô Hạt Tử nháy mắt, xòe hai bàn tay ra. Chỉ trong chốc lát, những lá chè cuộn lại bay đến trước mặt anh ta. Ngô Hạt Tử dùng ba ngón tay nhặt lá chè cho vào nước, một tay đẩy những lá chè còn lại rồi nói:
- Hãy đi đi.
Những lá chè đột nhiên bay đi, Yên Hồng vội đưa tay đón lấy nhưng nhiều lá chè đã rơi xuống đất. Nàng đỏ nói:
- Đáng khâm phục, Ngô Hạt Tử quả thật danh bất hư truyền.
Sự việc kết thúc, mọi người đều cười vui vẻ.
Hoằng Lịch cười nói:
- Hai cô nàng xông xáo này sao dám nhạo báng khách thế, thật không thể dạy bảo được!
Yên Hồng nói:
- Chúng ta qua sông Hoàng Hà, đã gặp hắn ở trấn Tố Gia. Ngươi đuổi không kịp, sau đó có một trận chiến dưới gốc hòe làm kinh thiên động địa. Ngươi vẫn bàng quan không động đậy. Chẳng phải ngươi đã vâng lệnh Lý da bảo vệ Tứ da sao?
Ngô Hạt Tử cười xòa nói:
- Kẻ tiểu nhân thật đắc tội! Lúc trận chiến xảy ra, quả thật ta có ở đó nhưng việc không nguy cấp đến mức phải ra tay. Chẳng qua Thiết Đầu Giao, Hắc Vô Thường bị rơi xuống giếng nên mới rơi vào tay ta thôi. Lần này về Kinh ta có dẫn hắn theo. Hai tiểu thư là con gái nuôi của Ôn gia, ta là con trai nuôi của Hắc ma ma, thân phận đều nằm trong tay Đoan Mộc gia, sao có thể vội vàng được? Phải không?
Yên Hồng nghe nói vậy thì bật cười xòa. Hoằng Lịch nghe nói bắt được Thiết Đầu Giao thì rất vui nhưng chàng là người đứng đắn nên mỉm cười nhìn Ngô Hạt Tử nói:
- Thật không dễ trách được ngươi. Bây giờ hãy nói về công việý Vệ sắp phải làm. Thiết Đầu Giao là liên lạc của bọn phỉ, nhất định sẽ biết ai là người mưu sát ta. Phen này ta nhất định phải tìm ra vụ này. Diên Thanh Công, ngươi nói ta không giết người, ta chỉ thừa nhận ta không dễ giết người. Ta nhất định cho ngươi thấy Hoằng Lịch là người thế nào?
Ngô Hạt Tử không yên lòng nhìn Lưu Thống Huân, nhấn từng câu:
- Thiết Đầu Giao đã được dẫn đến rồi. Người này không sợ đánh, không sợ giết, tôi không trị được. Lý chế đài nói dùng mấy nữ nhân thử xem hắn xuất đầu lộ diện thế nào mới xử được. Chỉ cần mấy nữ nhân là có thể xử được hắn!
Nói xong nhìn Yên Hồng, Anh Anh. Hai người không hiểu rõ ông ta nói gì, chỉ quay người lén cười. Lưu Thống Huân là người cực kỳ thông minh, biết mình ở đây là thừa bèn đứng dậy cáo từ:
- Kẻ làm loạn đã giao cho bộ Hình xem xét, nô tài không xử họ mà do Lý chế đài xử. Chúng đã khai rồi, Tứ da chỉ cần hỏi họ là được!
Hoằng Lịch cũng đứng dậy nói:
- Du Hồng Đồ là một nhân tài. Thật tiếc cho một người có khả năng.
Tiễn Lưu Thống Huân xong, Hoằng Lịch sai người truyền dẫn Thiết Đầu Giao, Hắc Vô Thường đến. Ngô Hạt Tử cũng sắp đi, Hoằng Lịch cười nói:
- Ngươi không cần học Lưu Thống Huân, ông ta làm quan, ngươi là người của giới giang hồ
Ngô Hạt Tử cười đáp:
- Đó là lệnh bắt buộc của Lý chế đài, tiểu nhân không được ở chốn quan trường. Kẻ giang hồ ở chốn quan trường sẽ trở thành vết chân chó, bọn Hắc đạo sẽ không khai đâu!
Hoằng Lịch cười lớn:
- Bọn Thiết Đầu Giao sao còn trở về với giới giang hồ được nữa. Đã vào cửa này thì là người nhà này. Chẳng phải Lý Vệ đã mượn tay ngươi khống chế Hắc đạo sao? Ta không làm hỏng việc của ngươi là được!
Ngô Hạt Tử nói:
- Tiểu nhân chỉ cai quản mấy tỉnh ven sông, Lý chế đài ở tỉnh khác, sao tiểu nhân có thể khống chế được người của tỉnh khác. Hiện Lý chế đài, Hắc ma ma, Đoan Mộc gia có quan hệ với nhau, tiểu nhân cũng không nên lộ mặt.
- Đoan Mộc gia là người thế nào? Trong giới giang hồ hắn có danh tiếng hiển hách lắm sao?
Ngô Hạt Tử nói:
- Đó là hai cô nương, chả lẽ Tứ da không biết?
- Thế ta mới phải hỏi ngươi! - Hoằng Lịch cười.
Ngô Hạt Tử nói:
- Họ là người của một đại thế gia ra đời từ hơn hai trăm năm trước, nổi lên từ năm Khang Hy thứ 30, thâu tóm toàn bộ giới giang hồ, luyện tập võ nghệ, trồng cấy lấy lương ăn. Hằng năm Tết đến, võ lâm các nơi đều đến Đoan Mộc gia cống viếng. Năm trước, ông chủ đã qua đời.
Ông ta nhìn Yên Hồng, Anh Anh nói:
- Đừng có nhìn vào thân phận hai cô nương kia hiện giờ của hồi môn chưa chắc đã có?
Hoằng Lịch than thở:
- Ông chủ đó dày công nuôi đạo của mình!...
Còn đang định nói nữa thì thấy Hình Kiến Nghiệp dẫn Thiết Đầu Giao tới, bèn im bặt, quan sát hắn. Trong trận chiến qua sông Hoàng Hà, chỉ nghe thấy hắn quát lác vài câu. Lần thứ hai gặp hắn ở đền Cây Hòe, đã lâu nên Hoằng Lịch cũng không nhớ rõ mặt hắn. Lúc này giáp mặt hắn, Hoằng Lịch thấy Thiết Đầu Giao khoảng trên dưới ba mươi, nét mặt thanh tú, không có một chút nào độc ác người cao gầy, hai mắt sáng nhanh nhẹn, rõ là người không an phận. Hoằng Lịch nhìn hắn một lúc rồi đột nhiên hỏi:
- Nghe nói ngươi là Thái Hoa tặc, phải không?
Thiết Đầu Giao nắm hai tay lại nhìn Ngô Hạt Tử nói:
- Vương gia đừng nghe người khác nói bậy. Tiểu tử luyện công từ bé, lần này bị bắt mới phá giới. Trước cửa nhà lão Đoan Mộc có treo tấm biến sắt: "Thái Hoa tặc có vào không có ra". Tiểu nhân cần Thái Hoa, hàng năm sao lại không phải đến nhà thăm viếng. Hai cô nương đó họ Lý tên gọi Hử. Không! Lý chế đài mang tiểu nhân...
- Ngươi sao lại có tên là Thiết Đầu Giao, chắc là cứng đầu cứng cổ lắm?
- Tiểu nhân vốn tên là Phạm Giang Xuân sống bằng nghề sông nước. Giới giang hồ chế giễu, gọi tiểu nhân là "con sâu trôi nổi trên sông nước". Tiểu nhân không hài lòng, một lần đục trộm một chiếc thuyền sắt, mấy anh em đệ tử không đục được. Tiểu nhân bèn lặn xuống nước, đục một lỗ thủng lớn dưới đáy thuyền. Từ đó có tên là Thiết Đầu Giao.
Hoằng Lịch hỏi cốt để biết xem tên này có liên quan gì đến việc mưu sát mình không. Mọi người nghe đều không hiểu gì hết. Tất cả đang thần người ra thì Hoằng Lịch nói:
- Giới giang hồ sao có người giỏi giang thế này. Tiếc là ngươi lại gia nhập bọn người ăn sương. Ngươi là tên trộm cướp nhưng còn tiếc cho danh tiết những người phụ nữ trong gia đình nên có thể nói ngươi chưa mất hết lương tâm. Ngươi hãy tử tế thừa nhận ai là chủ mưu, ai trong giới giang hồ muốn lấy mạng ta? Bản vương thấy tiếc cho nhân tài, dứt khoát phải phục sinh cho ngươi!
Thiết Đầu Giao dập đầu liền mấy cái:
- Đa tạ vương gia đã có lòng. Thật tiểu nhân không biết ai là kẻ chủ mưu. Tiểu nhân vốn làm công việc liên lạc của Hoàng Thủy Quái, nói Bắc Kinh có một người là Tam vương gia muốn lấy mạng kẻ thù. Ông ta đưa ra ba mươi vạn lạng vàng, nói nếu làm được việc đó trên sông Hoàng Hà thì sẽ thưởng cho tiểu nhân mười vạn lạng. Tiểu nhân muốn giàu có, từ đó bỏ nghề đi theo ông ta. Sư gia của vương phủ đó tiểu nhân mới gặp ba, bốn lần. Có lúcọ Khoái, có lúc họ Vương, sau lại nói là họ Tạ. Hoàng Thủy Quái bại trận, Tạ sư gia đến gặp tiểu nhân, bảo tiểu nhân tụ tập hảo hán các nơi trong tỉnh Sơn Đông, đưa cho tiểu nhân hai trăm lạng vàng, ngân phiếu năm vạn nói tiểu tử làm xong việc sẽ được hai trăm vạn, có thể là ba mươi vạn lạng vàng. Kết quả tiểu nhân gặp các ngài ở đền Cây Hòe. Sau khi việc bại lộ, Lý đại nhân đuổi theo tiểu nhân. Tiểu nhân trốn đến Bắc Kinh. Trước hết, tiểu nhân đến phủ Thành thân vương. Họ nói không có người tên như vậy ở đó. Tiểu nhân lại đến phủ Tam bối lặc, người ở phủ nói có người họ Tạ đã chết rồi. Tiểu nhân lại đến tìm Khoáng sư gia thì Khoáng sư gia nói Tạ sư gia chưa chết rồi lừa tiểu nhân vào trong phủ. Tiểu nhân thấy ông ta có ý không tốt, giả vờ đi tiểu, rồi từ hoa viên nhà Thủy Tạ lặn ra ngoài. Nói một cách thành thực, tình tiết sự việc chỉ có thế. Tiểu nhân thề không nói sai.
Hoằng Lịch nghe xong, tinh thần trở nên dao động. Mặc dù đã sớm biết Tam ca mấy năm nay gây bao nhiêu chuyện, nếu không vạch tội ông ta ra, ông ta sẽ gây nhiều chuyện khác kinh động hơn. Ông ta dám bỏ ra mấy chục vạn lạng vàng thuê bọn đạo tặc lấy mạng mình. Nghĩ mà thấy ớn lạnh toàn thân. Giờ xử trí thế nào đây? Tiếp tục buông tay theo gió bụi, giả vờ mơ hồ thì không thể được nữa rồi. Nhưng vạch rõ sự việc này lập tức làm kinh động triều đình và dân chúng. Hết đảng "Bát da" lại đến vụ Lý Phất, Tạ Tế Thế, vụ Tăng Tĩnh còn đang xét xử, đột nhiên lại có vụ đại án "Tam da" nữa thì cục diện triều đình bao giờ mới được yên đây? Nhưng nếu cứ nhượng bộ thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai của mình, tính mạng người thân. Một khi Hoằng Thời đắc chí, sau này Ung Chính trăm tuổi thì ông ta sẽ không muốn an nhàn như Hoằng Trú đâu. Hoằng Lịch nghiến răng nghĩ, đã có chủ định nên cười nhạt nói:
- Ta đã nhân nhượng cho ông ta nhiều lần rồi, giết người có thể tha thứ nhưng tình lý không thể dung hòa. Có người anh em lòng la dạ thú như thế thì triều đình không thể an được?
Hoằng Lịch cười, nhìn Ngô Hạt Tử, Thiết Đầu Giao dặn dò:
- Đứng dậy đi! Mọi chuyện rõ rồi.Chúng ta có thể biến đổi khiên, giáo thành ngọc, hoa. Nhưng không trừ hậu họa nếu ta bỏ qua cho các ngươi thì người khác sẽ trừng trị các ngươi: Cần phải nghĩ cho rõ nhẽ!
- Tứ da, tiểu nhân đã rõ ý của ngài rồi!
Ngô Hạt Tử nói:
- Giới giang hồ tranh chức thủ lĩnh phải bỏ thuốc độc vào canh. Huống gì thiên hạ này lại rộng lớn, muôn hình vạn trạng như thế này. Nếu có điều gì cần dặn dò, xin ngài hãy nói.
- Việc nói ra không hoàn toàn chỉ ở ta mà có liên quan đến các ngươi. - Mắt Hoằng Lịch sáng lên: - Hiện giờ chưa bắt được Khoáng sư gia, sẽ không làm rõ được vụ việc xảy ra ở Hà Nam. Vụ án Hà Nam còn treo đó một ngày là một ngày Lý Vệ ăn không ngon ngủ không yên. Phen này ta quyết trừ tận gốc. Các ngươi hãy kề vai sát cánh giúp ta, bắt Khoáng sư gia là việc của các ngươi đó.
Ngô Hạt Tử đờ đẫn một lúc rồi nói:
- Ông ta đang ẩn trong phủ Tam da, không ra ngoài thì e khó mà bắt được!
Hoằng Lịch cười nói:
- Có thể bắt sống được. Thiết Đầu Giao đã đến phủ Tam da thì không dám ở lại phủ nữa. Ta giao cho hai nhà ngươi. Các ngươi hãy nghĩ cách.
Thiết Đầu Giao cười hì hì:
- Tiểu nhân hiểu rồi. Họ Khoáng có nâng đỡ một bà chị họ Lý ở ngõ Nam Thị. Chúng ta sẽ chờ ông ta ở đó. Việc nhất định thành.
Ngô Hạt Tử cười:
- Tối nay chúng ta kéo ông ta ra khỏi ổ đi!
Tối đó, Hoằng Lịch nghỉ ở thư phòng, trong lòng nghĩ lung tung. Phải đến nửa đêm chàng mới ngủ được. Đến khi tỉnh dậy mặt trời đã lên ba cây sào rồi. Chàng vội dậy mặc quần áo, súc miệng nước muối xong cười nói:
- Từ trước đến giờ chưa bao giờ ta dậy muộn thế này. May mà được phái đi xử án ở bên này, nếu không đã bị muộn giờ vấn an hoàng a-ma!
Vừa dứt lời thì Hình Kiến Nghiệp nhanh chân đi đến, đưa Dinh báo hàng ngày cho Yên Hồng rồi nói:
- Lệ đại nhân ở bộ Hình qua, ông chủ có gặp hay không?
Hoằng Lịch vừa ăn điểm tâm vừa nói:
- Lão Lệ với ta còn khách khí gì, mời vào đi!
Nói xong liếc qua trang báo, mấy dòng đầu đập vào mắt chàng:
Tướng quân Thái Đĩnh ở Vân Quý vạch tội Dương Danh Thời tư khấu thuế muối. Xin chỉ dụ xem xét phê chuẩn.
Bộ Nghị xin phế bỏ Thành thân vương Doãn Chỉ. Chỉ ý sẽ đưa đến bộ Nghị.
Doãn Ngã xin chỉ dụ về Kinh dưỡng bệnh. Chỉ ý lệnh cho tri phủ Trương Gia Khẩu trưng tập các danh y trị bệnh cho ông. Việc về Kinh không cần bàn đến.
Du Hồng Đồ tâu xin bắt đầu khai thông dòng cũ sông Hưng Tế, đã triệu tập một vạn dân công. Xin chỉ ý cấp lương điền.
Hoằng Lịch xem tỉ tỉ nguyên nhân tội lỗi của Dương Danh Thời, mở xem tờ sớ biện hộ của ông ta thấy không có. Chưa kịp thay đổi luồng suy nghĩ thì thấy Lệ Đình Nghi tiến vào thăm hỏi, Hoằng Lịch cười nói:
- Thánh chỉ hỏi gì, Tăng Tĩnh đã khai rõ rồi. Ngươi còn muốn hỏi ta điều gì nữa?
- Bỉ chức thấy vương gia không cho đó là vụ án xử Tăng Tĩnh. - Lệ Đình Nghi nghiêm chỉnh ngồi xuống nói: - Hôm nay về bộ, thấy nói xử tội bọn Lý Phất. Lý Phất có tội cũng không nên xử hắn tội chết. Bản quan muốn gặp Tứ da nói để ngài gặp hoàng thượng mở con đường sống, lượng thứ cho hắn.
Nói xong, hai tròng mắt ông ta đỏ lên. Hoằng Lịch đứng dậy, lại mở Dinh báo, đọc thấy chỉ có Ngũ Đỉnh bị bãi chức về quê, vĩnh viễn không được dùng nữa. Nhưng không thấy chỉ ý xử Lý Phất. Lệ
- Vừa có ý chỉ đề xuất đưa bốn người của bọn Lý Phất ra cửa Ngọ môn hậu trảm.
Hoằng Lịch không khỏi ngạc nhiên. Đưa phạm nhân ra chém ở cửa Ngọ môn chỉ có ở thời loạn đầu nhà Minh, sao Ung Chính lại xử lý như vậy? Nghĩ rồi chàng nói:
- Ta đi đến Sướng Xuân viên, ngươi hãy ra cửa Ngọ môn trông chừng bọn Lý Phất, chờ ta nói lại mới được khai đao.
Nói xong, hai người vội vã lên ngựa. Hoằng Lịch tiến vào cửa Song Áp Sướng Xuân viên, đến thẳng Chiêm Ninh cư. Lúc này trời đã quang tạnh. Trong vườn phủ đầy tuyết lấp lánh như ánh thủy tinh. Hoằng Lịch đang lo lắng nên không để ý đến khung cảnh bên ngoài, trong đầu hình dung Ung Chính đang tức giận:
- Hoằng Lịch à? Vào đi!
Hoằng Lịch sải bước vào trong điện, định thần lại thì thấy Ung Chính đang viết ở bàn, Thái Hà và Kiều Dẫn Đệ mỗi người giữ một đầu tờ giấy. Hoằng Lịch vấn an xong vẫn không đứng dậy, đang định nói thì Ung Chính cười bảo:
- Ý của ngươi trẫm đã biết. Chắc là xin tha mạng cho Lý Phất, Tạ Tế Thế chăng?
Hoằng Lịch bị Ung Chính phủ đầu, không nhịn được cười:
- Thánh thượng thật sáng suốt, sao còn phải hỏi nhi thần nữa. Nhi thần đã sai Lệ Đình Nghi ra cửa Ngọ môn, chờ nhi thần đi xin thánh chỉ
- Tần Cẩu Nhi hãy đi ra cửa Ngọ môn nói Bảo thân vương gọi Lệ Đình Nghi trở về hẻm Dưỡng Phong bàn việc.
Ung Chính vừa viết, vừa dặn dò rồi nói với Hoằng Lịch:
- Ngươi hãy ở đây chờ tin tức!
Hoằng Lịch nói:
- Xin hoàng a-ma hãy nói rõ cho nhi thần biết, không thì nhi thần sẽ không yên tâm chờ ở đây!
Ung Chính cười nói:
- Người bị giết là Lục Sinh Nam và Hoàng Chấn Quốc. Lý Phất và Tạ Tế Thế có tội nhưng không phải tội chết. Trẫm muốn bọn hắn cùng ra pháp trường chứng kiến mọi chuyện. Hoằng Lịch, ngươi cũng bao phen vào sinh ra tử, phải biết là chỉ sách vở thôi chưa đủ. Học vấn còn phải rèn luyện qua một quá trình. Để Lý Phất, Tạ Tế Thế nhìn thấy máu xem họ hiểu được "Tứ thư" đến đâu?
Hoằng Lịch yên tâm trở lại, dù thế nào Lý Phất cũng đã giữ được mạng. Vì vậy chàng cười nói:
- Lý Phất giả tạo quá đáng. Điều đó nhi tử cũng hiểu được. Mọi người mang lễ vật cống ông ta nhưng ông ta không nhận. Mọi người về thì ông ta buồn phiền. Đó là tâm địa không thuần, cũng quá hám danh. Ông ta có sự khắc khổ là do thánh nhân đưa đến cho người phàm. Hà khắc không giống cưỡng chế, hám danh còn tốt hơn là tư lợi. Ông ta thanh liêm, giết ông ta sẽ rất bất lợi!
Ung Chính gật đầu:
- Lời lẽ của ngươi rất đúng đắn, đứng dậy đi!
Hoằng Lịch nghiêng người nhìn, thấy Ung Chính viết chữ Khải trên bức trướng. Thấy đó là Ngôn tam sự của Tôn Gia Kiềm thì không khỏi ngạc nhiên, buột miệng hỏi:
- Hoàng thượng cần treo tờ sớ này lên sao?
- Không, trẫm chép lại một ít. Kỳ thực Đường Thái Tông cũng treo Thất tiệm bất khắc chung sơ của Ngụy Trưng. Tôn Gia Kiềm là Ngụy Trưng của trẫm, sao lại không treo Ngôn tam sự của ông ta lên được? Nay đã có chỉ ý, tiến Tôn Gia Kiềm làm đại học sĩ điện Văn Hoa, thăng một lúc hai cấp. Chỉ riêng tờ tâu này, ông ta cũng đã đáng được như thế rồi!
Ung Chính đang viết thì dừng lại nói:
- Tôn Gia Kiềm không giống Lý Phất. Trong lòng ông ta chỉ có vua mà không có bản thân mình. Lý Phất toàn tâm toàn ý vì mình để lập công danh. Đó là sự khác biệt giữa hai người. Ngươi rõ chưa? Trẫm hôm đó nổi giận không phải vì lời nói "tình cốt nhục" của ông ta, vì ông ta dám nói những điều người khác không dám nói. Lúc đó trẫm nghĩ ông ta dừng việc quyên góp, nói hộ cho người trong đảng làm loạn khoa trường. Xét kỹ thì không có ý đó. Viết bản sớ cũng không tham khảo ý kiến người khác. Ông ta tự một mình làm tất cả, lại có tấm lòng trung quân, lời nói dù có khắt khe bao nhiêu trẫm cũng chịu được, vẫn thăng ông ta làm quan. Làm cách đó cũng là sử dụng cái đạo của thánh hiền vậy. Trẫm học sự độ lượng của Tấn Văn Công
Nhà vua nhìn Hoằng Lịch:
- Ngươi cũng cần có lòng độ lượng, hiểu không? Từ nay về sau, ngươi cần có tâm làm việc như một thái tử, học tập cái tâm làm thần của Tôn Gia Kiềm, học tập đạo làm vua của trẫm!
Hoằng Lịch không ngờ Ung Chính gọi mình là thái tử, vội quỳ xuống:
- Hoàng thượng đã nói thế thì nhi thần không thể không vâng lời. Con mới chỉ là nhi thần nhưng lúc này hoàng thượng không cần gọi như vậy. Tiên đế lập người kế vị quá sớm, dẫn đến xô xát trong anh em. Nay sóng gió chưa hết, sao không thể khiến người ta sợ hãi cơ chứ!
Xem ra Ung Chính rất lo lắng nhưng lại bình tĩnh như không, đột nhiên buột miệng than thở:
- Ngươi không biết, tối qua ở đây loạn một trận kinh hồn. Hoằng Trú, Phương Bao, Trương Đình Ngọc, Ngạc Nhĩ Thái vừa lui lúc trời sáng. Đồ Lý Thâm đã phụng chỉ đi bắt Hoằng Thời. Lúc này Chu Thức, Tôn Gia Kiềm đang ở ổ giặc Tam bối lặc đấy!
- A! - Hoàng Lịch kinh ngạc, như không tin vào tai mình, cũng không dám tin lời vừa nói ra là của Ung Chính, cảm thấy như đang ở trong cõi mộng, ắp bắp hỏi:
- Tam ca, ông ta...?
Đúng lúc đó Cao Vô Dung bước vào. Hoằng Lịch kinh ngạc nhìn ông ta hai mắt đỏ ngầu như cả đêm không ngủ. Ông ta quỳ xuống, sắp nói thì Ung Chính
- Xử xong Hoàng Chấn Quốc và Lục Sinh Nam chưa?
- Bẩm Vạn tuế da, đã giết rồi!
Cao Vô Dung nói xong, Kiều Dẫn Đệ và Thái Hà giật nảy mình, mặt trắng bệch. Cao Vô Dung vừa từ pháp trường về đây, còn như chưa bình tĩnh lại, gắng sức nói:
- Hoàng Chấn Quốc nói: "Trách cứ quốc ân, có tội phải bị trừng trị". Lục Sinh Nam nói: "Không ngờ một bài văn lại làm mất mạng".
- Còn Lý Phất và Tạ Tế Thế thì sao?
- Nô tài hỏi Lý Phất: "Giờ ngươi đã thấy Điền Văn Kính tốt chưa?"
Cao Vô Dung nhìn Ung Chính, thận trọng nói:
- Lý Phất gồng hai vai lên: "Thần có chết cũng không coi Điền Văn Kính là người tốt!". Tạ Tế Thế khi được hỏi câu này thì nói: "Điền Văn Kính là Chu Hưng Lại Tuấn Thuần 1.
Ung Chính vừa vui vừa buồn than thở:
- Truyền chỉ cách chức Lý Phất, cho hắn làm người chép sử, "Bát kỳ thông chí", cho Phương Bao thay thế vị trí hắn. Tạ Tế Thế cho sung vào quân của A Nhĩ Thái.
Hoằng Lịch
- A Nhĩ Thái cách Trung Nguyên gần vạn dặm, là nơi hoang vu hẻo lánh. Tạ Tế Thế chân yếu tay mềm, xin hoàng thượng nhẹ tay cho.
Ung Chính cười:
- Không ngờ ngươi cạn nghĩ thế. Bình quận vương Phúc Bành nắm giữ A Nhĩ Thái. Phúc Bành đã mấy lần ca ngợi đạo đức của Tạ Tế Thế trước mặt trẫm, sao lại không giao Tạ cho ông ta. Các tỉnh Trung Nguyên có thể cần hắn thì sao?
- Hoàng thượng thật sáng suốt.
Lúc này Hoằng Lịch mới hiểu ý Ung Chính, sung vào quân đội cũng cần người có học vấn. Nhưng rồi Hoằng Lịch lại nhớ đến việc của Hoằng Thời, tối qua còn bàn việc bắt Khoáng Sĩ Thần, không ngờ vừa ngủ dậy tên chủ mưu đã bị bắt rồi. Thiên hạ này thật không thể nói trước mọi việc.
Hoằng Lịch đang nghĩ ngợi thì Ung Chính nói:
- Việc Hoằng Thời ngươi không phải lo, không giao hắn cho bộ Hình mà trẫm sẽ theo gia pháp xử hắn. Từ lúc này ngươi phải lo giải quyết công việc ở phòng Thượng thư, bộ Binh, bộ Hộ. Một là tập làm công việc chính vụ, hai là thay trẫm gánh vác công việc. Trẫm đã để ý ngươi từ nhiều năm nay, không phải dặn dò nhiều nữa. Ở vị trí này chỉ cần bốn chữ: "Phòng, vi, xã, tiệm" 2. Ngươi đã nghe chuyện nông phu vào thành chưa? Một nông phu đi đôi giày mới vào thành, trời vừa mưa nên đường không lầy lắm. Ông ta lười biếng cho rằng đi cẩn thận sẽ không làm bẩn giày cho nên không cởi giày ra. Đi được một đoạn giày đã bẩn rồi. Ông ta đã rất cẩn thận chọn chỗ đường khô mà đi để giữ giày khỏi bẩn. Nhưng đi một đoạn nữa, vì đường quá đông, mọi người chen chúc nhau nên giày lại bị bẩn. Ông ta lại nghĩ: Đằng nào giày cũng bẩn rồi, không cần chọn đường nữa, cũng không cần tránh vũng bùn làm gì. Không ngờ vào đến cửa thành, đôi giày trông giống như một đống bùn đất. Hoằng Thời đã đi đôi giày mới đó. Hắn không hiểu được bốn chữ "Phòng, vi, xã, tiệm" nên trở thành nửa người nửa quỷ. Trẫm thấy hắn đã đến nước này thì cũng khó bỏ qua được!
Nhà vua vừa nói vừa rơi nước mắt. Kiều Dẫn Đệ vội cầm khăn lau mắt cho vua và khuyên bảo:
- Vạn tuế, từ nửa đêm đến giờ cứ nói là người lại rơi nước mắt. Tam da không tốt thì đã bắt giữ ông ta rồi. Người cũng đừng vì loại người đó mà tức giận buồn phiền làm gì!
Ung Chính sụt sịt nói:
- Con trai nối dõi của trẫm còn xa mới theo kịp con trai của Thánh tổ. Anh em có ba mươi nhăm người, nếu sắp theo hàng tuổi tác thì ta ở hàng thứ hai mươi tư. Trong những người còn sống, ta ở hàng thứ hai mươi hai. Con trai ta ư? Mười đứa còn sống có ba! Hoằng Thời đã biến thành tên súc sinh chó má. Trời ơi! Chắc kiếp trước ta gây nên nghiệp chướng gì nên kiếp này ta không được lúc nào yên ổn!
Nhà vua phục trên án, toàn thân rung mạnh, nước mắt tuôn ra. Bản sao chép tờ sớ của Tôn Gia Kiềm bị ướt một khoảng. Từ trước đến giờ các cung nữ không thấy vua kêu khóc, chửi bới to thế bao giờ. Hoằng Lịch, Cao Vô Dung, Kiều Dẫn Đệ dìu nhà vua đến gác Đông Noãn, dỗ vua như vỗ về một đứa trẻ. Ung Chính có lẽ quá mệt, từ từ ngủ thiếp
Hoằng Lịch thấy nhà vua đã ngủ thì đi ra ngoài điện đến hiên Vận Tùng. Ở đây đã có đầy đủ các quan lớn nhỏ đến chầu kiến Hoằng Thời. Họ không biết sự việc xảy ra, thấy Hoằng Lịch đến thì vội đứng dậy chào, có người còn xì xào với nhau rằng Tứ da đã đến thì Tam da cũng sắp đến. Bỗng nhiên có tiếng động ở trong nhà, Trương Đình Ngọc ló ra, làm lễ chào Hoằng Lịch rồi quay qua nói với mọi người:
- Các vị, Tam a-ca Hoằng Thời kém cỏi, hoàng thượng có chủ ý mời Tứ da đến thay thế. Các vị có việc gì cứ tâu bày với người. Có việc gì không làm được thì hãy thỉnh thị Bảo thân vương gia. Việc lớn việc nhỏ đều do Tứ da quyết. Rõ chưa?
- Thưa rõ.
Các quan lớn nhỏ lũ lượt khấu đầu chào Hoằng Lịch rồi cung kính lui ra. Hoằng Lịch nghĩ: dù là quản nhà Vận Tùng hay quản bộ vụ, làm a-ca thật khó khăn. Đang định trở vào thì có một quan viên dừng bước, chắp tay bẩm báo:
- Tứ da, hạ quan là Trần Thế Quan có việc bẩm báo!
Hoằng Lịch thấy nét mặt Trương Đình Ngọc không vui thì cười nói:
- Đó là người quen biết của ta ở Giang Ninh, một lát nữa ông ta lại sắp khóc lóc đấy, không tin ngươi chờ mà xem!
Rồi kéo Trương Đình Ngọc ngồi xuống, lại hỏi Trần Thế Quan:
- Ngươi về Kinh lúc nào? Ta vẫn đ̓ươi lo việc trị thủy sông Hoàng Hà. Tiền nhân công đều do ngươi quản, cần phải xử lý cẩn thận. Ta tin vào phẩm chất của ngươi. Đừng để những đứa giảo hoạt bên dưới trách cứ!
- Thưa vâng! Tứ da...!
Trần Thế Quan cung kính nói:
- Thế Quan này vốn chỉ biết đèn sách, không thạo những việc vụn vặt. Thần không dám sai bảo những người thợ giỏi. Xin Tứ da điều cho mấy tay tài giỏi ở bộ Hộ đến giúp. Người trong nhà sai bảo sợ họ tác oai tác quái, làm hại danh tiếng, không làm tốt công việc triều đình giao phó!
Trương Đình Ngọc vốn không thích Trần Thế Quan biện bạch lúc này, nghe xong thì thấy người này quả không tồi thì cười nói:
- Đó là chủ ý sẵn có, ta đã chọn được mấy người khôn ngoan tài giỏi cho ngươi dùng rồi!
Trần Thế Quan đứng dậy lạy tạ nói:
- Vậy thì Thế Quan này an tâm rồi. Thần thực sự lo lắng không gánh vác được trách nhiệm. Tứ da không nói, thần cũng khó mở mày mở mặt được. - ông ta thở dài nói: - Thần thực sự thương hại những người làm công, có lúc dầm trong bùn đất, chân tay rớm máu. Hôm qua có mấy người lạnh quá đã ngã ra. Một lão làm công nói: "Thời Khang Hy xưa, người làm việc trị thủy sông Hoàng Hà còn có thịt mà ăn, có rượu để uống, xuống nước cũng không bị thương tích gì". Xin Tứ da rủ lòng thương xót những người làm công, ngoài việc cấp tiền còn dựng cho họ mấy lều nấu rượu. Tiền của triều đình cũng chỉ có
Nói rồi đưa tay chùi nước mắt.
Hoằng Lịch cười nói:
- Hoành Thần tướng công, ta đã biết trước là Trần Thế Quan sẽ khóc vì dân chúng. Được rồi! Đừng buồn nữa. Ta sẽ cấp cho người làm mỗi ngày mỗi người một lít rượu, đến tháng ba mới dừng. Lều rượu do ngươi tự xếp đặt. Được chưa?
Trần Thế Quan lúc này mới lạy tạ lui ra.Hoằng Lịch nghĩ đến Hoằng Thời, nét mặt đột nhiên buồn xỉu nói:
- Hoành Thần, việc Tam ca thế nào?
- Đó là điều Thập tam da lúc lâm chung nêu ra. Thập tam da trước lúc chết giơ ra ba đầu ngón tay. Mấy ngày nay Phương Bao một mình lo toan mọi việc. Đêm qua ông ta cho gọi Hoằng Trú tới, hai người nói chuyện đến sáng thì gọi nô tài vào nói Hoằng Thời yểm bùa giết cha hại anh. Vụ Phan Tăng chết hôm minh thọ thái hậu cũng điều tra ra rồi. Đó là sư Lạt-ma Ba Hán Cách Long của Hoàng giáo Mông Cổ. Tứ da, ngài đã biết là thần không tin những việc đó nhưng rồi nhận được những bản sao Đồ Lý Thâm lấy ở trong nhà Hoằng Thời cùng nhiều pháp vật danh khí, mấy cuốn kinh của Bạch Liên giáo. Thần đã bắt cả một người họ Khoáng trong phủ mà tự tay hắn đã thảo những bức thư gửi bạn giang hồ Hà Nam nói cần mưu phục ở Hà Nam giết Tứ da.
Ông ta thở dài không nói nữa. Kỳ thực em trai ông ta là Trương Đình Lộ ăn hối lộ bị giết. Trước đó Hoằng Thời đã xin cho nhưng sự việc đã bị phơi bày rõ ràng nên đành chịu. Tối qua ông ta cũng đau khổ nhưng lúc này đã cảm thấy dễ chịu hơn, trong lòng cũng có chút hối hận nhưng không nói lại cho Hoằng Lịch biết. Hoằng Lịch nghe xong, mắt tối sầm lại hỏi:
- Hoàng thượng không nói xử lý thế nào à?
Trương Đình Ngọc lắc đầu nhẹ nói:
- Hoàng thượng sau đó rất thờ ơ, nói cần phải tĩnh tâm sao lại tờ sớ của Tôn Gia Kiềm. Chúng thần bèn lui ra. Tứ da cũng biết khi hoàng thượng đã thờ ơ, tính khí cũng trở nên bất thường. - Thấy khó nói, ông ta bèn dừng lại: - Không ngờ Tam ca vô nhân luân đến như vậy!
Ánh mắt Hoàng Lịch lóe lên tức giận nhưng lời nói vẫn ôn hòa:
- Lúc này xảy ra bao chuyện, trong lòng hoàng thượng đang như có lửa đốt. Tốt nhất chúng ta không nên nói gì, chờ sự việc rõ hơn sẽ nói thêm!
Trương Đình Ngọc không nói gì, ông ta hiểu ý Hoằng Lịch nên tán đồng:
- Không cứu Hoằng Thời!
--------------------------------

1

2
Là viên quan tàn bạo của Võ Tắc Thiên.
Nghĩa là: Giữ gìn, cẩn thận, tổ chức, dần dần.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI