Tập I
CỬU VƯƠNG ĐOẠT ĐÍCH
HỒI THỨ HAI
Hổ Cứ quan, oan gia đã gặp nhau,
Nơi thị thành, tiểu đồng khéo gây trò.

    
 Tư Đạo tửu lượng rất kém, và Ô cũng không hợp với số người này, chẳng mấy chốc Ô đã say túy lúy. trong bụng đã có sự buồn phiền, lại còn phải tỏ ra niềm nở để thù tiếp vị thư sinh đáng ngán này nữa; y thấy họ sắp cáo từ thì trong lòng chỉ mong sao họ ngỏ lời đó ngay, nhưng y vẫn phải làm ra vẻ muốn lưu họ lại. Ô Tư Đạo mắt say đờ đẫn, cười nói:
- Tiệc này quả rất thịnh soạn. "Họa thủy" này tôi không dám uống nhiều, vậy đến đây, chúng tôi xin cáo biệt.
Nói rồi Ô khập khiễng kéo Đới Đạc xuống lầu "Thiên quang hồ ảnh".
Đới Đạc nhìn sắc trời khi đó đã sắp tới giờ Thân, Đới vừa đi vừa nói:
- Tĩnh Nhân, tôi tưởng bác sẽ bị một vố đau, nó sẽ làm suy sụp hết mọi nhuệ khí khi xưa của bác; xem ra thì bác vẫn sắc sảo như trước kia! Con người Xa Minh này tôi đã nghe nói, lòng dạ y rất thâm hiểm! Lẽ nào bác lại không sợ y sẽ nhân cảnh ngộ của bác mà "trả đũa" bác sao?
Ý của Đới Đạc là muốn qua mấy lời đó dò xem ý của Ô Tư Đạo có chịu về với Dận Chân không.
Ô Tư Đạo thấy Đới nói vậy thì cười nói:
- May mà bác vẫn dọc ngang trong đời dưới chân của thiên tử; bác có biết đâu rằng làm việc gì cũng không thể cứ làm theo ý mình được? Tôi tuy không thành công trong đời, như Bành Bằng, Thi Thế Luân đều ở trong Văn Hữu mà được làm quan. Bác không biết lòng người, nhưng phàm làm quan thì cái tâm về lợi lộc sẽ ngày càng nặng; khi cái lọ vỡ là tôi này chạm vào cái bát ăn cơm vàng của y thì y vẫn chưa xúc phạm được tôi! Cái tên Xa Minh này tài học có gì đâu, chỉ vì y quá vô xỉ nên tôi mới ch một bài học! Vì cái béo bở của phủ Dương Châu này, y đã cho vợ là Tào thị nhận vợ thứ tư của Từ Càn Học làm mẹ; khi Từ làm hỏng việc thì y lại cấu kết với Hộ bộ thượng thư Lương Thanh Tiêu nhận Lương làm bố nuôi, nên mới được bổ dụng chức vụ cao! Như vậy có đáng làm một con người không? Nếu tốt thì tốt, nếu không tốt thì tôi còn có thơ. Trước kia thì nhận mẹ nuôi ở tướng phủ, nay thì bố nuôi lại là họ Lương. Thật là:
Hách dịch môn đình, tân Hộ bộ
Thê lương quán địa, cựu Trung đường...
Ô còn chưa ngâm xong thì Đới Đạc đã cắt ngang, cười nói:
- Thôi thôi, bác qua là say rồi. Tôi mới nói được một câu mà bác đã tuôn ra cả một xe lời! Bác đã không tha cho người ta, thì ngay tôi cũng phải sợ bác!
Nghe Đạc nói nhưng Ô không nói gì hết, bỗng nhiên Ô nhìn ra xa, mãi mới nói:
-...Mười năm một giấc mộng, khi tỉnh ra thì người đã đi, mà lầu cũng không! Hạng Linh, tâm khí càng cao thì người càng tàn tạ, con người của tôi thì còn có gì để trông ngóng được nữa? Chỉ có tâm trí là dùng được, nhưng nào ai biết cho? Chỉ còn cái sắc của miệng lưỡi, lẽ nào ngay miệng cũng bịt kín?
- Bác không nên buồn!
Đới Đạc suy nghĩ kỹ, thấy Dận Chân chưa có ý gì, nên cũng không muốn tự tiện, do đó Đới
- Vừa rồi bác chẳng nói là bác muốn đi Bắc Kinh sao? Bác có thể nói với "Tứ da" tôi một tiếng, rồi cùng đi Bắc Kinh, đến đó tôi xin tìm một công việc cho bác.
Ô Tư Đạo cười nhạt, nói:
- Ngay bác cũng xem thường tôi! Nếu muốn đủ cơm ăn thì có khó gì đâu! Tôi học là học thuyết "giết rồng", học đạo đế vương! Không có nhân tài, tôi cũng lười chả muốn dạy dỗ gì nữa!
Đới Đạc đưa Ô Tư Đạo say túy lúy về thẳng "Bồi Hâm điếm" ở phía bên kia Hồng Kiều, lại nắm tay Ô căn dặn nhiều điều rồi mới quay trở về dịch quán ở phía bắc cầu. Vừa vào cửa, Đới đã gặp ngay viên quan trưởng tùy thân cận của Tứ bối lặc là Cao Phúc Nhi từ trong đi ra, y thấy Đới liền đến gần, cười nói:
- Bác Đới, đi uống rượu ở đâu vậy, sao không mang về cho tôi một vò?
Nhân đó, Đới hỏi:
- Tứ da đâu?
- Hôm nay, chủ nhân phải tiếp các quan to, buổi trưa thì bố chính Giang Ninh bảo Tào đại nhân đưa đạo đài Nhất Can Tử đến bẩm việc với chủ nhân. Bây giờ chắc các vị đang nói chuyện ở lầu trên, đại khái nói về chuyện điều lương, rồi còn kèm thêm cả chuyện tiền nong về thuế quan nữa, hãy còn sớm mà! Bác hãy vào phòng tôi nghỉ một chút; khách đi rồi gặp chủ nhân cũng không muộn.
Đới đành ải vào phòng của Cao Phúc, pha một ấm chè đặc, ngồi nhấm nháp cho đỡ nhạt miệng. Mãi cho đến khi lên đèn Đới mới nghe thấy ở phòng trên có tiếng gọi:
- Bưng chè mời khách!
Tiếp đó thấy hai ngọn đèn lồng lớn từ phòng trên đi ra trước, rồi một số các viên quan khom lưng lần lượt cúi chào, Đới Đạc bấy giờ mới bước ra.
- Đã về đấy ư? Tôi đang viết tờ bẩm lên thái tử; ông xem luôn cả bản đình dụ của ngài nữa, xem còn sơ xuất chỗ nào không, sau đó chép lại cho rõ rồi gửi đi.
Dận Chân cũng không cả ngẩng đầu lên, tay cứ thế viết liên tục; đến khi viết xong ông mới thở ra một hơi rồi đưa bản nháp lá thư cùng một bì thư cho Đới, còn mình thì lững thững bước đi, trầm ngâm không nói.
Đới Đạc cầm cả bản đình dụ của thái tử và thư của Dận Chân, chi liếc xem qua là Đới đã nắm cả được nội dung. Đới cười nói:
- Đã có chỉ là "Tứ da" không phải về Kinh trong dịp lễ thánh thọ lần thứ năm mươi tư của Đức vạn tuế. Nửa tháng trước "Để báo" ở nội đình có báo là Thiểm Tây năm ngoái đại hạn, Đức vạn tuế cũng có chỉ là vào thời kỳ giáp hạt mùa xuân năm nay, "Tứ da" cũng cùng phải đến đó trưng lương. Thái tử thì muốn mời chủ nhân về Kinh, xem ra thì đó là về việc chuẩn bị cho thọ điển của Đức vạn tuế. Bức thư này "Tứ da" viết rất đúng, nói được lý do không muốn về Kinh vì sứ mệnh vốn chưa hoàn thành, nên "Tứ da" chỉ ở xa khấu chúc thánh điển vạn tuế, nói thế là vừa khé
- Một sứ giả như vậy của khánh thọ điển lễ có thể là ta được không? Sợ rằng chỉ có các vị của Bát da mới tranh chức đó được thôi!
Dận Chân lạnh lùng nói vậy rồi tiếp luôn:
- Ta không sợ phải mất sức nhưng sợ rằng đã mất sức lại bị ghét. Thập tam đệ viết thư cho ta, sang năm sẽ có thêm một ân khoa, chủ khảo có thể là Đồng Quốc Duy. Nhưng nay mọi người đang có sự vận động ngầm. Vừa muốn đưa người của mình vào lại muốn ra vẻ thật đường hoàng; nay thái tử gọi ta về, chắc muốn ta thay ngài tập hợp mọi người. Ông thử nghĩ xem, mười tám anh em, ba sáu cặp mắt, đều trừng mắt lên thèm muốn, việc mất lương tâm đó ta làm sao được, còn nói chi đến chuyện làm thay người khác! Phong khí như ngày nay, mặc dù ta a dua thì cũng chẳng làm tất được.
Dận Chân nói thế làm cho Đới Đạc thấy rõ tất cả. Vị Tứ da này và Thập tam da Dận Tường là "Thái tử đảng". Đại a-ca Dận Thì và Tam a-ca Dận Chỉ không nóng cũng không lạnh, ai theo thống hệ của người đó. Gọi là "Bát da", nhưng chính lại là Bát a- ca Dận Tự, và Cửu a-ca Dận Đường, Thập a-ca Dận Ngã, Thập tứ a-ca Dận Đề, tất cả đều là một ổ thế lực, trong triều gọi "Bát da" là "Bát Hiền vương", đó là một con người không thể nào dây dưa được, các vị này gặp việc là tránh, thấy người là lung lạc, thấy lợi là chiếm đoạt, ngay hoàng thái tử cũng không dám trêu vào họ, cho nên ông muốn gọi Dận Chân về để giúp một tay. Nghĩ lại Dận Chân phải đảm nhận những việc vất vả như người cầm đèn bão chạy, ông đã ra sức vì thái tử, nhưng thái tử Dận Nhưng lại không cảm thông cho sự vất vả đó, thái độ đó thật khiến cho người ta phải buồn lòng. Nhưng Thập tứ a-ca trong "Bát da đảng" Dận Đề lạ cùng mẹ với Dận Chân nên Đới Đạc không dám nói năng gì về ông. Đới Đạc nghĩ vậy, bèn cười nói:
- Với lời của Tứ da vừa rồi, chúng tôi xin vâng theo minh chỉ, xin đốc thúc việc sửa sang đường sông, giải quyết lương thực để chẩn tế nạn dân, như vậy sẽ rất bận đó! Tôi thấy trong thư ta nên thêm vào một câu, nói rõ là đấng vạn tuế đã có nghiêm lệnh là: mọi việc đê điều nếu chưa làm tốt thì chưa được hồi Kinh, nên Tứ da không dám tự quyền. Viết như thế thì thái tử vốn nhút nhát, chắc ngài không dám trái lệnh của hoàng thượng.
- Rất tốt. - Dận Chân cười nói: -... sợ rằng các vị đó bảo ta về không được, lại đi tìm anh chàng "xúi quẩy" Thập tam đệ. Cái việc trường thi bậy bạ ấy có thể vạ cho người ta đấy; Thập tam đệ tính khí nóng nảy, sợ rằng ông ta gây ra chuyện gì thì thật nguy quá!
Thập tam a-ca Dận Tường, trong số các a-ca thì ông là người năng nổ, phóng khoáng, vì từ nhỏ ông đã mất chỗ dựa nên bị các anh đe nẹt, do đó tính tình ông trở nên ương bướng, không thuần, chỉ có Dận Chân là thông cảm với chú em đó. Từ nhỏ Dận  Chân đã được người trong phủ trọng nể, vì vậy Dận Tường rất kính trọng ông anh, coi như người cha hiền của mình, không bao giờ không vâng lời ông. Đới Đạc đương nhiên biết rõ uẩn khúc của vấn đề nên an ủi:
- Tứ da không lo, Thập tam da mới có 17 tuổi, Đức vạn tuế vị tất đã giao cho ông ấy giải quyết công việc một mình, hoặc đến lúc đó nói là có bệnh thì cũng thôi chứ sao.
Dận Chân nói:
- Thôi đến đâu hay đến đấy! Còn Ô tiên sinh thì sao. Các ông đã nói chuyện với nhau thế nào? Không biết ông ta có chịu đến đây cùng làm việc với chúng ta không?
- Chủ nhân không nói rõ ý nên nô tài không dám tự quyền...
Đới Đạc cười xòa, nói tiếp:
- Con người đó tài và nhân phẩm đều rất xuất sắc, đáng tiếc lại là người tàn phế! Nô tài rất hiểu cách dùng người của chủ nhân, người không sa vào cảnh khốn đốn thì không thu dùng, cho nên nô tài không dám đưa ra ý mình.
Dận Chân không cho là đúng, ông bẻ lại:
- Người ấy mà không coi là người sa vào cảnh khốn đốn ư? Một kẻ phạm tội mà triều đình đã tróc nã trong mười năm, một kẻ cùng khổ lang thang trong chốn giang hồ, có tài mà không được dùng. Một người như vậy mà ta bỏ qua không thu dụng sao? Các ông tuy có lòng trung, nhưng chỉ có thể an ủi ta, chứ chưa đưa ra được mưu hay và chia lo cùng ta. Mà có phải bảo ông ta cưỡi ngựa, bắn cung, thả chim ưng, đuổi hổ đâu. Chỉ suy tính riêng về chuyện đôi chân để làm gì? Ông ta nay ở đâu? Ta sẽ tự thân đi mời ông ta.
Nói rồi đi luôn ra phía ngoài, Đới Đạc đành phải đi theo. Đới bảo bọn hầu nhỏ:
- Chuẩn bị ngựa cho Tứ da, đem theo cả áo khoác đề phòng buổi tối gió lạnh!
Không ngờ hai người vừa ra đến cửa thứ hai, Cao Phúc Nhi đã đón và bẩm rằng:
- Bẩm "Tứ da", có hải quan đạo Trần Thiên Thuận cầu kiến. Nói là mời Tứ da hiến dụ, và bẩm lại về việc dùng tiền mua lương thực.
Dận Chân thấy hơi khó nghĩ, ông nhìn nhìn Đới Đạc. Đới vội nói:
- Ô Tư Đạo hiện đang say rượu! Nếu bây giờ ta có đi được thì cũng khó nói chuyện. Chi bằng ngày mai tôi đưa chủ nhân đi, khi đó ung dung bàn bạc thì sẽ giải quyết tốt được công việc!
Dận Chân cau mày suy nghĩ một chút, nhưng sau cũng đành phải theo lời. Đêm đó, Dận Chân cứ trằn trọc khó ngủ, hình ảnh của Ô Tư Đạo trầm tĩnh, mẫn tiệp, cơ biến, tài trí, lanh lợi vương vấn trong ông. Ông tuy không trao đổi nhiều với Đới Đạc, nhưng qua cuộc gặp ở tửu lâu khiến ông đã hạ quyết tâm là bằng cách nào đó ông phải thu dụng cho được Ô Tư Đạo. Với những sự đấu đá, chèn ép muôn vẻ giữa các a-ca quyền thế với nhau ông thấy rất cần một người mưu trí để làm mưu sĩ ở luôn bên người, bàn bạc kế sách. Ông cứ suy nghĩ mông lung như vậy nên đến lúc gà gáy sáng ông mới ngủ được; khi tỉnh dậy thì mặt trời đã cao tới ba con sào!
Dận Chân trở dậy, vội vàng rửa mặt, xúc miệng, ăn qua loa một chút lót dạ; gọi Đới Đạc, Cao Phúc Nhi, thay áo rồi ba người đi đến khách sạn Bồi Hâm phía nam Hồng Kiều. Chủ khách sạn nghe nói có người tìm Ô Tư Đạo liền vỗ tay nói:
- Các ông thật không may! Ông Ô sáng hôm nay khi trời chưa sáng đã thanh toán tiền phòng, bảo chúng tôi đi thuê thuyền, nói là đi Trảo Châu du ngoạn mấy hôm, rồi đi Bắc Kinh thăm người thân...
Mấy lời nói đó, khiến chủ tớ ba người sững ra. Cao Phúc Nhi thấy Dận Chân ra ý không vui liền cười nói:
- Xin chủ nhân đừng phiền lòng, nô tài cứ tưởng ông ta là một nhân vật gì ghê gớm, chứ cái ông họ Ô này chẳng qua chỉ là một chân hiếu liêm, người như vậy thì ở chỗ Miệt phiên (35) tướng công muốn năm người, có năm người, muốn...
Cao Phúc Nhi còn định nói tiếp, nhưng Dận Chân đã lừ mắt nhìn khiến anh ta im bặt. Đới Đạc vội nói:
- Tứ da, xin chủ nhân đừng giận! Chuyện này như vậy chỉ là do nô tài không biết làm việc. Xin bẩm với Tứ da một câu: "Ông sư có chạy đi đâu, thì cũng chẳng chạy khỏi nhà chùa". Việc này xin cứ để tôi lo. Đến Bắc Kinh, tôi xin mời ông ta đến phủ ta.
- Làm sao gặp ông ta được?
- Nói ra thì dài. Dù sao thì bây giờ cũng không có công việc gì. Chúng tôi xin đưa Tứ da vào xem chợ, tôi xin nói chuyện về Tĩnh Nhân tiên sinh để chủ nhân nghe.
Nói rồi ba người đi thong thả về phía tây, Đới Đạc nói:
- Chủ nhân có thấy Ô Tư Đạo đối với mọi người bằng thái độ lạnh lạnh không, kỳ thật ông ta cũng là một người "si" đấy! Chồng của cô ông ta là Kim Ngọc Trạch, năm đó ông Kim bỏ ra một số tiền mua được chức thiên tổng ở Hổ Cứ Quan, Nam Kinh. Khi đó Ô Tư Đạo vừa đỗ tú tài, bố con Ô lão suy nghĩ, thi hương thì phải đi Nam Kinh. Ô lão liền viết một bức thư gửi Kim Ngọc Trạch, cho Ô Tư Đạo đến nhà bà cô để chuẩn bị thi hương ở đấy cho được gần nơi ứng t
Ô Tư Đạo xuống thuyền ở Yến Tử Cơ. Đó là lần đầu ông ta đến Nam Kinh, nơi sáu triều kim phấn (36). Vội vàng, ngờ nghệch; trước hết ông ta đến chơi ở Mạc Sầu hồ, rồi đi dạo ở miếu Thành hoàng. Hôm đó là ngày mùng 8 tháng 4, ngày Phật đản. Ở miếu Thành hoàng người đông như hội; các thiện nam tín nữ đi lễ chen nhau đi lại đầy đường. Ông đi dọc theo sông Tần Hoài, tay cầm một gói "đậu tầm" rán, vừa đi, vừa ăn, vừa xem phong cảnh. Không biết một ông già vớ vẩn nào đó đã bắc một cái cầu trên bến đò Đào Diệp; Ô Tư Đạo trông thấy liền cười rũ rượi. Ông ta vừa thốt ra một câu:
- Chân con rắn này vẽ hay quá!
Không ngờ khi đó ông ta va ngay vào một người đang đi trên đường.. Ô ta ngẩng đầu lên nhìn thì người ông ta va phải là một cô gái khoảng mười sáu, mười bảy tuổi.
Dận Chân hình dung ra cảnh tượng lúc đó, bất giác ông mỉm miệng cười.
- Người con gái đó vừa vào lễ Phật xong, cô ta đang trên đường đi về nhà. Trước mặt mọi người, Cô gái bị một chàng thanh niên trẻ va một cái rất mạnh, khiến cho cô gái này mặt đỏ tía tai và làm cho mọi người chung quanh cười ồ cả lên. Người này nói: "Lam kiều hội"; người kia nói: "Cái va này là nhân duyên trời se cho"; rồi thì, nào là "vui vẻ Bồ tát", nào là: "chuyện phong lưu nơi cửa Phật"... thế là cứ ầm ĩ cả lên. Cô gái đó thẹn quá, giơ tay tát một cái rõ mạnh vào má Ô, rồi rẽ đám người đi ngay, gói "đậu tầm" rán trên tay Ô rơi tung tóe đầy đất.
ành tự cho là mình đen đủi, ôm lấy mặt bị tát nóng đỏ, đi về phía Hổ Cứ Quan và ông ta tìm mãi mới đến được nhà Kim Ngọc Trạch. Đập cửa một lúc, cửa "két" một tiếng mở ra nửa bên. Ô Tư Đạo vừa nhìn, thì thấy người mở cửa chính là cô gái đã vừa tát mình thế là cả hai người đều sững ra...!
Dận Chân nghe đến đấy thì cười ha hả, nói:
- Chắc đó là cô em gái con cô?
- Vâng, đó chính là cô em gái họ của Ô Tư Đạo.
Đới Đạc nín cười nói tiếp:
- Ô Tư Đạo ngẩn người ra, vừa nói được một câu: Đây có phải là nhà ông Kim Ngọc Trạch không? Ông ấy là chú dượng tôi...
Nghe đến đấy, cô con gái giơ tay lên che lấy mặt, nói:
- Trời ơi! Thế là bỏ chạy mất. Ô Tư Đạo đành phải đi thẳng vào nhà gặp cô. Bà cô vừa nhìn thấy Ô bước vào, liền ôm lấy ông ta vào lòng, khóc khóc, cười cười:
- Trời ơi, người nhà tôi đến rồi! Con ơi, bây giờ lớn thế này rồi đây... một lát nữa thì chú dượng con sẽ đi làm về. Phượng ơi! Phượng ơi. Lên đây mau, con xem ai đến đây này...
Dận Chân cười chảy cả nước mắt, ông ôm bụng hỏi:
- Hay... hay! Cô ta có đến không
- Sao mà cô ta dám đến! - Đới Đạc cười đáp, Đới đang định nói tiếp, bỗng nhiên ở phía trước rất huyên náo, vẳng đến tiếng một bé trai kêu trời, kêu đất, khóc lóc thảm thiết khiến ai cũng phải mủi lòng! Ba người không ai cười nói nữa, rồi cùng đi tới nơi có tiếng khóc.
Chỗ đó đã là trung tâm Hồng Kiều rồi, nhưng thật ra cũng không huyên náo lắm. Hai dãy phố đều là những cửa hàng dựng lên bằng thân những cây cao lương; cái nhô ra, cái thụt vào. Cả một giải suốt từ Bảo Ứng, Sơn Dương, Long vương miếu; nạn dân kéo đến; người nào người ấy đều gầy gò, mặt vàng ủng, có người lấy ba viên đá bắc làm bếp luộc khoai lang, rau gai; có người nướng ngô, có người ngồi dưới nắng bắt rận, còn có người giở cơm nắm gói trong khăn tay ra ăn, mùi khói khét xông lên nồng nặc. Những mùi hôi khó chịu mốc không ra mùi mốc, hồ cháy không ra mùi hồ cháy lan tỏa khắp nơi, một số người vô công, rồi nghề đứng vây quanh, một xác người bó trong một tấm chiếu cỏ thẳng đuỗn, chỉ có hai chân thò ra bên ngoài. Bên cạnh một đứa bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, đầu tóc rối bù, mặt mũi nhem nhuốc phục trên tấm chiếu, gào khóc ầm ĩ.
- Anh ơi! Trưa hôm qua anh còn khỏe, thế mà ăn những gì?... anh không nói một tiếng rồi đi? Khi mẹ chết đã nói những gì, anh còn nhớ không... mẹ bảo anh chăm sóc em!... thế mà nay anh bỏ em anh đi... hu hu...
Dận Chân cau mày, còn chưa kịp đi đến bên đứa bé đang khóc thì đã có một tên "cò" buôn người nhìn biết ông là người chủ, y liền dắt một em bé gái khoảng mười hai, mười ba tuổi đến; vừa nói, y vừa lấy tay chỉ:
- Này! Ngài chủ ơi, vừa nhìn đã biết ngay ngài là một vị lòng dạ Bồ Tát tích phúc, hành thiện! Ngài có muốn mứa bé gái này làm người hầu không? Ngài đã rõ, việc mua người này cũng phải có cách của nó đấy! Tóc phải là "huyết dư", răng phải là "cốt dư", một là phải nhìn tóc, hai là phải nhìn răng. Ngài xem cháu gái này gầy mà xanh, nhưng đó là do nó đói mà thôi! Ngài xem tóc của nó. Này, ngài lại xem răng của nó...
Y vạch miệng bé gái, nói mà nước bọt bắn cả ra chung quanh:
- Răng nó nhỏ như hạt gạo nếp, như thế này là sẽ cắn vàng, nhai ngọc đây! Mười lăm lạng, bằng lòng không? Không à? Mua bán tuy không thành, nhưng lại là việc nhân nghĩa. Tôi xin chịu lỗ vốn đây nhưng cũng muốn cho nó đến được một gia đình tốt! Mười lạng, mười lạng được không?
Nghe câu chuyện Đới Đạc kể, Dận Chân vừa vui lên một chút thì lại bị những thảm cảnh ở đây làm mất sạch! Nghĩ đến tiếng khóc ở phía bên, ông cúi xuống nhìn đứa bé gái, trông mặt mày nó cũng đầy đặn, đôi mắt trên khuôn mặt xanh gầy bỗng nhiên sáng lên, chiếc mồm nhỏ mếu máo bị tên cò bóp đau, nó muốn khóc, nhưng không dám khóc! Lòng Dận Chân thấy rầu hẳn lại, ông quay đầu lại bảo Cao Phúc Nhi:
- Mua cho ta!
Nói rồi ông đi đến đám người ở bên cạnh.
Đứa bé trai khóc đến nỗi khản đặc; mày đen, mắt sáng, nó đưa hai tay ra van xin:
- Các ông ơi, ai mua cháu, ai mua cháu đi? Cháu xin bán thân lấy dầm đồng để lấy tiền chôn anh cháu. Xin các ông, các bà rón tay làm phúc; dù các ông, các bà trên đời này có làm điều gì ác khi chết cũng không phải xuống mười tám tầng địa ngục đâu.
- Cái con mẹ mày!... Con khỉ này chẳng hiểu biết gì cả, làm gì có kiểu xin xỏ như vậy? - Một người đứng bên nói vậy.
Lại một người hỏi:
- Cháu người ở đâu?
Đứa bé gạt nước mắt nói:
- Cháu người Bảo Ứng. Ông lớn (37) ơi... thương cháu với, thương cháu với!
Một anh chàng vô công rồi nghề cười nói:
- Mày là ông lớn (37) ở Bảo Ứng còn chúng ta là con cháu ở Dương Châu!
Cả đám người cười rộ. Một cụ già quỳ ở bên xác chết, phì phèo hút một điếu thuốc lá, than thở:
- Tội quá, mà cũng thật đáng thương, có tiền thì nên giúp nó mấy đồng...
Nói rồi ông cụ lấy ra mấy đồng đặt bên người đứa bé, có mấy người giầu cũng vất vào mấy đồng Khang Hy. Cụ già khuyên:
- Cháu ạ! Cháu đừng khóc nữa. Chỉ trông vào mấy đồng tiền này thì không đủ để tống táng cho anh cháu đâu. Vỡ đê Hoàng Hà là số kiếp; người chết có đến hàng nghìn hàng vạn. Tất cả họ làm sao có đủ quan tài mà chôn, cháu mua ít giấy vàng lá cho anh, rồi tìm một cái gò nào đấy mà chôn. Người chết khác nào như ngọn đèn tắt, khóc có làm cho anh cháu sống lại được đâu?
Nói rồi, ông cụ gõ gõ tẩu thuốc vào viên đá chân tường rồi đứng dậy, nào ngờ tàn thuốc lá cháy chưa hết, mấy tàn lửa rơi ngay vào đôi chân nhô ra ngoài chiếu của người chết, đôi chân của tử thi bị bỏng vội rụt vào ngay.
Xác chết bị bỏng!?
Mọi người chung quanh không ai là không sợ hãi, đám đông tán loạn hết. Đới Đạc hốt hoảng bước lên một bước đứng ngay phía trước Dận Chân để bảo vệ ông. Mọi người đều nhìn chằm chằm vào tử thi, họ nhìn một lúc nhưng cũng không thấy có điều gì khác lạ, chỉ thấy đứa bé nhặt nhạnh mấy đồng tiền dưới đất rồi nhăn mặt trêu mọi người, sau đó nó vỗ vỗ vào đống chiếu gọi:
- Cẩu Nhi, Cẩu Nhi! Còn không ngồi dậy mà cám ơn các ông đây thưởng tiền!
Cẩu Nhi đang nằm dưới đất giả chết ngồi nhổm ngay dậy, giơ tay vuốt hết những bùn trên mặt, thở phì mấy hơi, nghịch ngợm lắc người mấy cái, nói:
- Sống lại rồi, sống lại rồi! Xin cám ơn các ông đã thưởng tiền! Khảm Nhi, mày cũng khóc mệt rồi, tao nằm giả chết mãi mỏi nhừ cả người! Bây giờ đói quá rồi, hãy mua ngay hai cái bánh nướng để "tế răng" đã.
Cho đến lúc ấy, mọi người mới biết hai đứa trẻ tinh nghịch này đóng giả chết để xin tiền; bấy giờ hết sợ, mọi người lại được một trận ci vang! Thấy mọi người vui vẻ tản đi, Dận Chân cười ngoảnh mặt lại nói:
- Đới Đạc, hai đứa trẻ này trông linh lợi đấy, ông thử hỏi xem, bọn chúng có chịu bán mình không?
- Dạ! - Nói rồi Đới Đạc bước lên vỗ vỗ vào đầu Cẩu Nhi hỏi:
- Cháu bao nhiêu tuổi rồi? Nhà ở đâu?
Cẩu Nhi lấy tay áo chùi nước mũi nói:
- Mười bốn tuổi, chú không nghe cháu nói ư; cháu là ông lớn ở Bảo Ứng!
Dận Chân nhìn qua Khảm Nhi, thấy nó không được lanh lợi, hoạt bát như Cẩu Nhi; má thì gồ, trông dáng bộ như người vừa ngủ dậy; ông cười hỏi:
- Các cháu từ Bảo Ứng chạy nạn đến đây ư. Người lớn trong nhà đâu?
Khảm Nhi liếc nhìn Dận Chân, tròng con mắt long lanh, chỉ trong nháy mắt đó, Dận Chân đã thấy đứa bé này lanh lợi không kém gì Cẩu Nhi, chẳng qua sự thông minh của nó không lộ ra ngoài mà thôi! Khảm Nhi quay mặt nhìn đi chỗ khác, nhưng lại nhìn trộm Dận Chân rồi hỏi:
- Chắc các bác muốn mua chúng cháu phải không?
Dận Chân càng nhìn càng thấy mến hai đứa trẻ; liền gật đầu nói:
- Cháu đoán không sai. Đi theo chúng ta đi! Đừng nói là bánh nướng, đi với ta, các cháu muốn ăn gì cũng có!
- Đi ăn xin ba năm, cho làm quan huyện không làm!
Cẩu Nhi liếc mắt nhìn Cao Phúc Nhi, cười cợt nói:
- Cháu không đi theo chú làm con chó cảnh đâu. Nhìn dáng bộ của nó kìa, trước mặt mọi người chẳng rất "vẻ vang" sao?
Cao Phúc Nhi tức quá mặt bệch ra, đứng bên chửi:
- Xem ra thì chúng mày còn phải rèn dậy đấy, chỉ đáng là con chó cảnh của chủ chúng tao thôi.
- Đánh rắm à? Thối quá thối quá!
Cẩu Nhi bịt mũi nói:
- Càng là rắm của chó càng ngửi không được! Thôi, lằng nhằng với họ làm gì Khảm Nhi! Chúng ta đi tìm Thúy Nhi.
Hai đứa bé hí hởn, vui sướng sắp đi thì từ phía sau Cao Phúc Nhi một bé gái giọng tức tưởi, rụt lè gọi:
- Anh Khảm Nhi, em ở đây... em bị bán rồi.
Nói rồi, hai hàng nước mắt chảy ra như suối.
- Thúy Nhi!
Khảm Nhi và Cẩu Nhi đứng sững ngay lại, hai đứa đi lại bên bé gái này, trên mặt chúng những nét vui vẻ mất hết. Bộ mặt đờ đẫn của Khảm Nhi như xuất thần. Cẩu Nhi liếc nhìn Dận Chân, cầm lấy tay Thúy Nhi, nghiến răng lại nói:
- Thế là em bị Vương Tam Phát bán à; trong nửa năm chúng ta đã góp đủ hai lạng bạc để chuộc em rồi cơ mà? Tổ sư tám đời nhà nó. Anh nhất định phải cho con Lư Lư cắn chết nó!
Thúy Nhi mắt mọng nước nhìn hai đứa anh, lại ngẩng đầu nhìn nhìn Cao Phúc Nhi, nức nở nói.
- Ông ta bán em lấy mười lượng bạc, nhưng chúng ta cũng chẳng thấy được số bạc ấy. Anh Khảm Nhi, khi nào các anh có về Ngụy Gia Doanh thì thay em đến thăm mộ mẹ em nhé...
Nói rồi, nức nở khóc.
Dận Chân mắt thấy tình cảnh sinh ly tử biệt của ba đứa trẻ nương tựa lẫn nhau này; trong lòng ông thấy xót xa, không còn vui vẻ nữa. Ông nghĩ, trong một gia đình nhỏ mà thân thích, bạn bè, hàng xóm đối với nhau tình nghĩa như vậy, còn các anh em cốt nhục của mình lại căm ghét nhau đến mức anh xẻo mũi tôi thì tôi khoét mắt anh! Nghĩ như vậy, ông liền nói:
- Cẩu Nhi, Khảm Nhi, nghe ta nói: các cháu chẳng phải là muốn quay trở về Bảo Ứng sao? Hôm nay là mùng 4, đến ngày mùng 7 ta sẽ đi Đồng Thành. Ở đó rất gần với Bảo Ứng. Ta sẽ ở Đồng thành một năm, cũng có thể hai năm. Các cháu đi cùng ta, khi ta rời Đồng Thành thì các cháu muốn theo ta thì theo, không theo thì ba cháu cùng về, được không?
- Thật không? - Cẩu Nhi mắt sáng lên, nói: - Bác dối chúng cháu.
Dận Chân không nóiưng ông nhìn đăm đăm vào ba đứa bé rất lâu, nói:
- Ta xưa nay không dối ai bao giờ, nếu các cháu không muốn về quê nữa thì cũng có thể đi ngay bây giờ.
Ba đứa bé ngạc nhiên ngẩng cả đầu lên, bỗng nhiên mắt chúng sáng lên nhìn chằm chằm vào Dận Chân. Đôi tròng mắt sâu, đen không nhìn thấy đáy của Dận Chân long lanh, thăm thẳm. Ba đứa bé đưa chân toan bước, lại đứng cả lại, Khảm Nhi cười nói:
- Vậy thì như thế này, chúng cháu sẽ đi với bác! Chúng cháu nói lời là giữ lấy lời, nếu không thì chúng cháu là con chó!
Thấy Dận Chân cười, gật đầu, Cẩu Nhi đưa hai ngón tay lên miệng "huýt" một tiếng xé tai, gọi:
- Lư Lư!
Một con chó rất gầy "hộc" một tiếng chui ra, lắc đầu vẫy đuôi hoan hỉ chạy quanh Cẩu Nhi. Cao Phúc Nhi thấy vậy, bất giác cười nói:
- Con chó như thế này mà cũng có tên ư?
- Vâng, tên nó là Lư Lư.
Khảm Nhi với bộ dạng như vừa ngủ dậy, lúng liếng đôi mắt, vuốt ve đầu chó, nói:
- Chú có giỏi, chú thử trêu nó thì sẽ biết tay nó.
Dận Chân nhìn bóng mặt trời đã sắp đến giờ Ngọ, sực nhớ là ông đã truyền cho đạo Dương Châu là sẽ bàn việc vào sau giờ Ngọ, nên cười nói:
- Chúng ta về thôi. Hôm nay ta vừa mất hứng, lại vừa tận hứng; nhưng cũng không được hay lắm!
Nói rồi, một hàng sáu người từ từ đi về. Dận Chân vừa đi, vừa trầm ngâm, ông quay đầu lại hỏi Đới Đạc:
- Về sau, Ô Tư Đạo với cô em họ của ông ta thế nào?
- Nô tài không hỏi kỹ, ông ta cũng không nói nhiều chỉ nói là sau đó thì có đính hôn, nhưng hiện nay thì nhà họ Kim không còn ở Nam Kinh nữa. Kim Ngọc Trạch đã được bổ dụng làm quan Lãnh môn của thành môn Triêu Dương Bắc Kinh; nay Ô Tư Đạo nói là ông ta sẽ vào Kinh, chỉ sợ là ông ta đi ngay, chà... Ô Tư Đạo phạm tội nhưng chưa được xử lý dứt khoát, mười năm không lộ diện, lại thành người tàn tật, người con gái đó lại được nhiều người chú ý tới, việc sau đây thế nào cũng khó nói...
Đới Đạc lắc đầu, bỏ lửng không nói tiếp.
---------------
(34) Khảo công tư sát: Thời phong kiến: nói chung cứ 3 năm một lần, triều đình tiến hành khảo công và sát hạch các quan lại để làm cơ sở cho việc thăng giáng!
(35) Miệt phiên: một loại môn
(36) Kim phấn: loại phấn nữ dùng để trang điểm. Nói "kim phấn" là nói về phụ nữ.
(37) Theo kết cấu ngữ pháp Trung Quốc thì trong câu này, từ ông lớ;n đứng trước từ "Bảo Ứng": điều này gây cho anh chàng "vô công rồi nghề (dòng dưới) nói đùa rằng Khảm Nhi nói nó là ông lớn!

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI