HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN
Họa thành phúc, khuyên can đạo tề gia
Tớ biến thành ông chủ, Lý Vệ nhập hoạn đồ

    
au khi bãi triều, Dận Chân lên kiệu trở về phủ, suốt đường đi vẫn còn phấn khởi khó mà kìm được, cắn chặt răng, giữ bình tĩnh tự mình xuống kiệu, lúc đi vào cung Ung Hòa ngả vào cửa lớn, suýt nữa thì ngã. Vì thấy trên cây bách to trong cửa đang trói một người, xa xa nhìn không rõ, bèn hỏi:
- Đấy là nô tài nào phạm tội mà bị trói ở chỗ này thế?
- Xin đáp lời Tứ da - Một trưởng tùy cười làm lành nói: - Là Cẩu Nhi trong thư phòng của Tứ da. Không biết xẩy ra chuyện gì, phúc tấn bảo ra trói vào Cao Phúc Nhi cũng không dám cưỡng lại, bảo trước tiên hãy trói vào đây, đợi Tứ da về...
- Không lôi thôi nữa! - Dận Chân không chịu được nói vậy. - Gọi Cao Phúc Nhi đến đây.
Đang lúc nói vậy thì Cao Phúc Nhi đã chạy tới, thấy Dận Chân trợn mắt, đoán là trong triều đã gặp phải chuyện không vừa lòng, cúi đầu vấn an, nói rằng:
- Cẩu Nhi cái đồ lai căng này không theo phép tắc đã đi lại với Thúy Nhi, a hoàn của phúc tấn, đã làm cho Thúy Nhi có mang, giấu không được. Phúc tấn bảo con đợi ông Thiên tuế về, xem giải quyết thằng cha này ra sao...
- Có chuyện như thế hả? - Dận Chân liếc nhìn Cao Phúc Nhi. - Sân trong sân ngoài ngăn cách kín như thế, ngươi làm cái gì để phúc tấn phát hiện ra, ngươi mới biết? Quan hệ nam nữ làm thất điên bát đảo không hiểu ra làm sao
Cao Phúc Nhi vâng vâng dạ dạ liên tiếp, cũng không trả lời được, thấy Dận Chân cất bước muốn đến đình Phong Vãn, vội vàng lại nói rằng:
- Xin lão da cho chỉ thị...?
- Có gì đáng nói nữa nào? - Dận Chân vừa đi vừa lạnh lùng nói: - Theo phép tắc cũ, đánh năm mươi roi, cho hai người đến trang trại Mật Vân lao động khổ sai!
- Vâng!
Dận Chân đi vào đình Phong Vãn, Ô Tư Đạo đangg chơi cờ ở đó. Thấy Khảm Nhi nhăn nhó đứng bên cạnh, Dận Chân đoán là y bị thất ý với Ô Tư Đạo về chuyện Cẩu Nhi; ông bèn lặng lẽ ngồi xuống, thở một hơi, nói rằng:
- Thật tức chết người đi được, bên ngoài ai không bảo là ta trị nhà có phương pháp?!
- Khảm Nhi ra ngoài đi. - Ô Tư Đạo nói.
Đợi Khảm Nhi đi xa rồi, Ô phì cười nói rằng:
- Tứ da, bất kể như thế nào, tôi thấy Tứ da cũng tuyệt đối không nên bực tức. Hôm nay, Tứ da có điều vui, có phải thế không?
Dận Chân thở phào nhẹ nhõm, rồi không thế nhịn được cũng cười, ông đem tình hình vào đại nội hôm nay nói đại khái cho Ô Tư Đạo nghe, lại nói:
- Đứng xem cái ông Phương Bao chẳng nói chẳng rằng, bộ mặt bại tướng, kỳ thực đã trở thành cái túi tri thức cố vấn đại sự cho Vạn tuế da, chủ trương miễn thuế này có lẽ là ông ta thủ xướng.
Ô Tư Đạo lo lắng nghĩ một lúc, nói rằng:
- Phương Linh Cao, đương nhiên không phải là người vô dụng, ông xem những trước tác của ông ta sẽ biết ông ấy là một người như thế nào, đó là một người hết sức hiểu biết mọi việc trong thiên hạ! Người này, Vạn tuế da tìm kiếm đưa đến bên người, lại không giao cho chức phận thực hư, rất có thể Vạn tuế da là chuyên nhất mời ông ấy làm nhiệm vụ sắp xếp việc nhà.
Dận Chân nghĩ tới vẻ tôn kính ấy của Phương Bao, mấy lần gặp mặt đối với các hoàng tử, thần sắc không thấp không cao không lạnh không nóng, trong lòng như nhét búi bông nói không lộ ra chủ kiến nào, rất lâu mới cười nói rằng:
- Được a, lại thêm được một tổng sư phụ! Một thái tử, một Bát da, đã ứng phó được những việc tay bận chân rối, bên cạnh hoàng thượng, lại thêm được đôi con mắt như thế này! Nghĩ thật không hiểu ra sao nữa?
- Vạn sự không hề có trở ngại!
Ô Tư Đạo ngửa người về phía sau, nhởn nhơ đùa với mấy con cờ đen trắng, nói rằng:
- Nay việ cũng đủ chứng minh cái đạo lý công bằng của Phương Bao. Chỉ cần không có thiên lệch riêng tư, thì việc của Tứ da cuối cùng sẽ dễ giải quyết! Đến nỗi, hoàng thượng, không phải là tự mình không có chủ kiến mới bảo Phương Bao đi theo hộ giá, một là đã già rồi, mời một môn khách nhà quan đến để giải sầu, hai là người môn khách này từ hàn vi leo lên cửa rồng, tất nhiên sẽ cảm cái ân mà muốn báo đáp, không để hoàng thượng ở trên tiết mục lớn "mệnh hiếu cuối cùng" này bị ngã bổ nhào. Tứ da, hoàng thượng lo lắng ngay ngáy không thể giải quyết bước cuối cùng tốt đẹp, chỉ bảo cho chúng ta biết một điều, người đối với thái tử không yên tâm đến mức nào!
Dận Chân tay run, bát trà nước trào ra, thuận tay vẩy đi, cắn răng mỉm cười nói rằng:
- Thái tử như là thấy được điều gì, nay sắc mặt luôn luôn khó coi. Cũng đúng thôi, miễn thuế thì dễ mà thu thêm thuế thì khó, hoàng thượng lần này miễn trong ba năm, tương lai thái tử lấy cái gì để ban ơn cho thiên hạ? Điều này trong lòng ta rất thông cảm với Thái tử da, cho nên ta cũng không đồng ý chủ trương của Vạn tuế da. Cha con vua tôi ngờ vực đến mức này, không phải là cái phúc của người trong thiên hạ!
Đang nói thì Tính Âm đến, cười nói:
- Ở sân trước đang đánh Cẩu Nhi! Không biết xúc phạm đến Tứ da như thế nào? Thằng tiểu quỷ này, bình thường lanh lợi, nay việc xẩy ra như thế này, thật đáng tiếc; tôi muốn xin Tứ da thương mà nhẹ tay với nó, không biết có được không?
- Mới rồi, ta và Ô Tư Đạo tiên sinh còn đang nói chuyện tào lao. - Dận Chân mỉm cười nói: - Nhà không trị được thì sao trị được thiên hạ? phải ta không nể anh, nhưng đối với những loại việc như việc này, ta xưa nay không bao giờ tha thứ!
Tính Âm thấy mình bị hố đỏ mặt lên, lùi sang một bên. Dận Chân thấy Ô Tư Đạo tựa vào cái ghế không nói năng gì, đứng dậy muốn từ biệt ra về, lại thấy không nên, quay người lại cười, nói rằng:
- Ô tiên sinh, ta nói có đúng không?
- Rất đúng, ngay một nhà cũng không quản được tốt thiên hạ giao cho người ấy, chắc chắn sẽ nát bét.
Ô Tư Đạo lặng lẽ nói, giọng Ô lạnh tanh, rất khó nói là Ô chê hay khen, trái lại làm Dận Chân bị nghẹn thở, đi được hai bước, lại hồ nghi đứng lại nói rằng:
- Bên trong bên ngoài phủ ta nghiêm chỉnh, toàn dựa vào một chữ "nghiêm". Ta tiết kiệm bổng lộc của mình, đối với các nô tài nghiêm khắc nhưng lại không ít ân. Nô tài của nội Tam viện không có một người nào là không được ta cứu vớt từ trong bể khổ ra. Cẩu Nhi, Khảm Nhi cũng là như vậy, tuân theo phép nhà của ta thì được trọng thưởng; làm trái giáo lệnh của ta thì phạt cũng không nhẹ. Ô tiên sinh, ta xử lý như vậy có đúng không?
- Những điều đó đều là thật. Nhưng Tứ da đã thưởng cho cái gì?
- Cái gì?
- Ví dụ nói, thưởng Thúy Nhi cho Cẩu Nhi chẳng hạ - Không có.
Ô Tư Đạo cười, đứng dậy, cầm lấy cái nạng đi dạo một vòng trong nhà, nói rằng:
- Con người là cái linh hồn của muôn vật, đó mới là thưởng rất trọng, nam quá tuổi kết hôn, nữ đến năm trưởng thành thì nên cho chúng kết hôn đi lại với nhau. Dùng chữ "nghiêm" để quản giáo loại việc này, từ trước đến nay không có thành công. Cẩu Nhi và Thúy Nhi từ bé cùng ở một chỗ xay bột với nhau, được coi là thanh mai trúc mã, vui chơi với nhau một cách ngây thơ vô tư, vào phủ cách biệt nhau như núi cao che khuất, nay tuổi tác dần dần lớn rồi, tình yêu đã nẩy nở, gặp nhau thì khác nào như lửa gần rơm? Tứ da ạ, đó là cái lý của trời, cũng là cái tình của người. Cái gọi là "trị gia có phương pháp", là phải theo cái phương cái đạo vậy không tuân theo đạo tất sẽ sai lầm!
Lời chưa nói hết, Dận Chân đã hoàn toàn hiểu rõ, đi đến cửa, thấy Khảm Nhi vẫn còn đứng xa xa, giơ tay lên gọi đến bảo rằng:
- Mày bảo Cẩu Nhi đến đây, bảo cả Thúy Nhi cũng đến!
- Vâng ạ!
Khảm Nhi liền chạy đi ngay. Một lúc liền thấy Cao Phúc Nhi đến, hỏi rằng:
- Tứ da, không trừng trị cái thằng nhỏ súc sinh ấy à?
Dận Chân hừ một> - Ta cần tha cho chúng.
Cao Phúc Nhi liếc mắt nhìn Ô Tư Đạo, không biết làm gì, nói rằng:
- Tứ da, việc này thả rộng rồi, về sau càng khó quản. A hoàn Đa Quan trong phòng Nhị thế tử và thằng hầu nhỏ trong phòng trà là Quách Lương Thu thì mắt đưa mày liếc, ngoài ra còn có Tiểu Hồng ở trước mặt Tứ da, có việc hay không có việc thường đến nói chuyện với Cao Phúc Nhi... Việc này nhiều, nô tài đề phòng vẫn không kịp, trong ngoài hơn bơn trăm nô tài, có một ngàn con mắt sợ cũng coi không được!
Dận Chân nghe thấy ha ha cười, nói rằng:
- Có thể thấy dùng tường ngăn cách cũng không được! Ngươi bẩm cho phúc tấn biết, nói rằng đây là lời nói của ta, bên trong trị là việc của bà ấy. Bà ấy sớm nói là nô tài đã lớn rồi, nên dựng vợ gả chồng cho họ, ta bận không để ý được. Bảo bà ấy đứng ra làm, a hoàn lớn rồi nên lấy chồng, chỉ ra mấy chục gian nhà ở sân phía đông, cho họ thành gia thất, con gái vẫn làm việc ở trong đó, ban đêm luân phiên trở về. Sợ cái gì? Sinh ra tiểu nô tài, không phải nhà ta sinh con à?
Cao Phúc Nhi há hốc miệng ra nghe xong "A!" một tiếng, vội nhắc lại rồi đi. Dận Chân cười và đi vào nhà, nói với Tính Âm rằng:
- Cuối cùng thì ngươi kém Ô tiên sinh một bậc rồi. Khi nào biết được cách nhìn khí sắc của ta mà nói chuyện?
Tính Âm cười nói:
- Tứ da trông rất nghiêm, nên tôi hơi có chút sợ!
Cẩu Nhi và Thúy Nhi một người đi trước một người đi sau cúi đầu đến. Thúy Nhi sắc mặt trắng bợt, co chân quỳ một bên, lặng lẽ cúi đầu, không dám nhìn ai cả. Cẩu Nhi cũng mất bộ dạng hay cười tinh nghịch như hàng ngày, cúi đầu, nói rằng:
- Tứ da, phép nhà con biết, biết rồi cũng phạm phải. Con xin lỗi Tứ da, Tứ da xử trí như thế nào con xin nhận không dám kêu oan, riêng Thúy Nhi có mang, cầu xin Tứ da... Là con lôi kéo cô ấy, đã làm hại cô ấy... - Nói rồi, hai mắt ứa đầy nước mắt, xoay hai vòng trong hố mắt, rồi rơi xuống như hạt sương.
- Rất đẹp đôi! - Dận Chân mỉm cười nói: - Nghĩa là tự lấy nhau, có điều là dù sao việc ấy cũng làm hỏng cái danh tiếng của ta, cho nên ta phải giảng dạy khuyên bảo bằng mấy cái roi tre.
Thúy Nhi nằm phục xuống đất, nước mắt trào ra rơi xuống, vào phủ tai nghe thấy nhiều điều, mắt nhìn thấy nhiều việc, đã biết tính nết của Dận Chân thất thường, nghe những lời nhạt nhẽo đó, càng phát run lên, liên tục nằm dưới đất vái, quệt nước mắt nói rằng:
- Thiên... Thiên tuế da... là con... không phải là người... con xin tự nguyện chết...
Dận Chân cả cười đứng dậy nói rằng:
- Được một đôi vợ chồng luôn là việc khó! Ta đâu có cái lý trọn vẹn? Chúng mày phạm vào phép nhà, ta không thể không phạt, chúng mày có cái tình, ta tất nhiên cho chúng mày thành quyến thuộc, cho hai đứa màyình thường với nhau, thế nào?
Ô Tư Đạo và Tính âm nghe thấy câu nói đó của Dận Chân, đều cảm thấy có điểm siêu việt khác thường, nhìn nhau không nhịn được cười. Cẩu Nhi và Thúy Nhi mặt đầy vệt nước mắt, kinh ngạc ngẩng đầu lên nhìn Dận Chân, nhất thời chưa hiểu được ý tứ của Dận Chân.
- Cẩu Nhi - Dận Chân tươi cười, hỏi rằng: - Cái tên vốn có của mày gọi là Cẩu Nhi sao?
Cẩu Nhi ngây ra, vội nói:
- Con họ Lý, Thúy Nhi họ Lục, cùng với Khảm Nhi đều là người một làng, Khảm Nhi họ Nghiêm, mẹ nó từ dưới đất trở về, ngã dưới đáy cái giếng đất sinh ra nó, nên gọi là Khảm Nhi, mẹ con sinh ra con đặt tên là Nhi, ra cửa gặp phải một con chó vàng to, nên gọi con là Cẩu Nhi...
Cẩu Nhi chưa nói hết lời, cả ba người phá lên cười. Tính Âm thở không ra hơi, Dận Chân cười chảy cả nước mắt, hồi lâu mới nói:
- Thật lý thú, nhưng cái tên đó không được tao nhã, từ nay về sau, mày gọi là Lý Vệ, còn Khảm Nhi... họ của nó là Nghiêm nay đổi thành Chu, sẽ gọi là Chu... Chu Dụng Thành được chưa, cái tên Thúy Nhi hay, không cần phải thay. Theo Tứ da dễ dàng kiếm sống, đều không thiệt cho chúng mày.
- Tứ da! - Cẩu Nhi hai mắt trông lanh lợi như mắt hổ. - Ông vẫn cần con?
Dận Chân cười nói với
- Ông hãy nghe cái lời nói của con Cẩu tài nhỏ này! Mày đã vào phủ ta làm nô sinh thì là người của ta, có chết cũng là con ma của ta! Ta xem người rất trọng cái tâm điều, mày chẳng qua chỉ là một thằng ngốc ngây thơ không biết gì, bỗng phạm tội lỗi, làm sao lại không cần mày? Trước kia lão Cảnh ở sứ bộ nói Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên có một huyện thiếu người, hỏi ta có hay không có người cần giới thiệu, ta thấy mày là người rất thích hợp. Ngoài ra còn có Khảm Nhi, ta cũng muốn thả cho đi làm quan. Nhân lúc còn trẻ cần qua rèn luyện có kinh nghiệm, tương lai biết đâu còn phải đi làm đại sứ ở biên cương?
Cẩu Nhi trước còn lo sợ nghe đến đây thì chịu không nổi "Hu" lên một tiếng khóc rất to, chỉ vái lạy không nói được lời nào.
Sau nửa tháng có quyết định của bộ Lại, Lý Vệ có trát được bổ làm huyện lệnh Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên. Lý tự đến bộ nhận trát ủy thác, thay bộ quần áo chim uyên ương mới toanh, đầu đội mũ mầu vàng nhạt đến phủ chào từ biệt chủ nhân Dận Chân. Lúc ấy, phủ Dận Chân qua một lần chỉnh đốn sắp xếp nam có phòng, nữ có nhà riêng, trên trên dưới dưới không khí vui vẻ nhộn nhịp, có một bầu không khí hòa thuận tốt lành, thấy Lý Vệ ăn mặc như thế, ông chủ này kéo ông chủ kia thay nhau đóng vai ông chủ để mời khách đến nhà ăn cơm, ồn ào nhộn nhịp mấy ngày. Dận Chân lại tiếp kiến, xem ra thực thà dặn dò anh ta: "Phải làm việc siêng năng để lấy công báo đáp với chủ". Chỉ lời nói thôi không hết được. Theo suy nghĩ của Cẩu Nhi sợ Khảm Nhi trong lòng không chịu được, còn muốn an ủi anh ta vào câu, không ngờ Khảm Nhi lại cười nói rằng:
- Cậu chỉ lo đến cái việc đi của cậu thôi! Công việc ở đây, tớ còn quan trọng hơn cậu đấy! Dù là Cẩu Nhi hay Khảm Nhi cũng được, Lýệ thành thực như vậy cũng tốt, tóm lại, chúng mình đã là hai con chó của Tứ da, tớ ở lại trông nhà, còn cậu ra đi để bảo vệ sân vườn, vẫn không phải là như nhau sao? Tớ bảo cậu, vì sao cho cậu đi Tứ Xuyên? Là vì lão Niên Cao (Canh Nghiêu) ở đó, cần trông ông ấy đừng cho ông ấy có bụng dạ bên ngoài, đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi! Hãy cùng đi với Thúy Nhi, vợ cậu, đi lên đường nhé!
Những lời nói đó làm Lý Vệ vò đầu, cười nói rằng:
- Chu Ca không nói, tôi thật không rõ, chẳng trách nào ông chủ nói, ở bên ngoài cần để tâm nhiều, bất kể là người ngoài hay người của mình, việc lớn việc nhỏ đều viết thư cho ông ấy. Người của mình, ở Thành Đô không phải chỉ có một mình Niên Canh Nghiêu đâu!
Lý Vệ ở cung Ung Hòa, lại quanh quẩn nửa tháng trời mới từ biệt đi xuống phương Nam. Từ sau khi anh ta đi, Chu Dụng Thành được thăng lên tổng quản thư phòng của Dận Chân, phụ trách công việc ngoại vụ, thù tiếp của phủ Ung thân vương, tất cả mọi việc qua lại, chuyện vui chuyện buồn với các hoàng tử ở các phủ đều do Cao Phúc Nhi chủ trì điều phối; sắp xếp văn thư, hầu hạ tấu chương, sao chép các hồ sơ cơ mật, chăm nom những công việc nội vụ linh tinh, như chăm sóc mọi việc ăn ở của Văn Giác, Tính Âm và Ô Tư Đạo lại do Chu Dụng Thành một mình phụ trách trong ngoài giúp nhau mọi công việc trong phủ; hai người, Chu và Cao đều lo liệu rất đâu ra đấy. Trông thấy năm sắp qua, tết hoa đăng sắp tới. Vì năm nay là năm đầu bắt đầu luân phiên miễn thuế cho nhân dân, thật là một bầu không khí khắp nơi cùng chúc mừng, cùng vui vẻ triều đình lại hạ chỉ ban cho khắp thiên hạ, tất cả người già trên sáu mươi tuổi đều được rượu ngọt thịt cúng, càng tựa như gấm thêu hoa, được tổ chức từ tết đến mười bốn tháng Giêng, pháo nổ liên tục kh thành phố cả ngày lẫn đêm. Dận Tự đích thân ngồi trấn ở bộ Lễ, từ phủ Thuận Thiên qua Đông Trực môn, Tiền môn trực tiếp đến trong Tây Tiện môn, dài hơn hai mươi dặm, đèn lồng mầu sắc treo cao không ngớt. Các cửa hàng cửa hiệu trang hoàng rất mới, chỗ nào mà không muốn dành lấy thắng lợi trong canh bạc lạ kỳ này? Các đồ tế lễ bày bán, gương tần, gáo múc nước của người Hán, ban ngày bày ra bán trông thật lung linh đẹp mắt. Ban đêm trong ngoài thành Bắc Kinh sáng suốt đêm, nhìn xa như một cây hoa lửa trên núi bạc, thịt cầy hương ướp ca ri thơm phưng phức, người đi chơi thâu đêm không nghỉ, kinh thành tất cả mầu vàng tưởng lóa cả mắt không chịu nổi. Từ khi nhà Thanh khai quốc đến nay, chưa bao giờ có sự phô trương náo nhiệt như thế.
Ngày 16 tháng Giêng, Dận Chân ở cung Càn Thanh dự tiệc trở về, chỉ ngồi chốc lát ở Vạn Phúc đường với phúc tấn. Niên thị cùng ba thế tử, nhận lời chào của mọi người rồi bèn đi đến đình Phong Vãn, lại thấy Ô Tư Đạo, Tính Âm, Văn Giác, Chu Dụng Thành mấy người vẫn ngồi bên cạnh lò sưởi đang nói cười vui vẻ. Dận Chân bước vào cửa liền cười nói rằng:
- Các người thật là an nhàn, dễ chịu! Tết này vui vẻ, nhưng đã đến lúc đều phải giải tán. Thật là hao phí tiền của, phí phạm của trời, lão Bát thật là một tay giỏi trang trí!
- Tám nàng tiên vượt qua biển cả, mỗi nàng thể hiện rõ phép thần thông của mình. Tứ da làm việc, Bát da tiêu tiền, mỗi người đều có cái vui, có gì là không tốt nào?
Ô Tư Đạo cười nói tiếp:
- Tối qua tôi đi dạo, thấy dầu đun lửa cháy bừng bừng, thật là đã đến mức cực thịnh khó mà hơn được. Tứ da xin mời ngồi về bên này, ấm hơn một chút.
Dận Chân vì áp sát Ô Tư Đạo lên chỗ đầu ngồi, tay hơ sát lò sưởi cho ấm, nói rằng:
- Năm ngoái trong phủ, ăn tết rất là lạnh lẽo buồn tẻ, năm nay hơi phóng túng một tí, lại rất ồn ào náo nhiệt. Khi tôi đến trong phòng mấy người tôi tớ đều hát những bài tình ca. Cao Phúc Nhi cũng không biết ở đâu mò đến, thế là cao hứng cũng có đôi chút quá đà thiết nghĩ cũng không quan tâm!
Chu Dụng Thành bưng trà đến cho Dận Chân, vẫn một bộ mặt mơ hồ như cũ, nói rằng:
- Ông ấy nói là để chúc tết ông già của ông ấy, theo con thì không cần như thế. Nghe nói ông ấy ở bên ngoài có nuôi một người đàn bà, đại thể là để chui vào cái ổ chăn cho ấm. Nói xong thì đưa tấm thiếp vấn an qua, lại nói: - Đây là thiếp của Niên Canh Nghiêu chuyển tới qua trạm dịch dọc đường đấy, ngoài ra còn có của Cẩu Nhi nữa. Con muốn để chủ nhân về chắc chắn sẽ phải xem trước cái này, nên đem về, ngoài ra còn có mấy cái phong bì nữa, đều là những cái mà Tứ da đã xem rồi.
- Cao Phúc Nhi đã nuôi người đàn bà? Sao ta không biết nhỉ? - Dận Chân vừa bóc cái thiếp vấn an ra xem, vừa nói: - Trở lại thành thật lặng lẽ hỏi dò xem sự thể thế nào rồi cho ta biết.
Nói xong chau mày, từng chiếc phong bì một bóc ra xem, xem đi xem lại, bỗng nhiên "phì" một tiếng cười, đưa cái thiếp cho Ô Tư Đạo xem và nói rằng: Ông xem xem, đây là đại tác phẩm của Lý Vệ đấy. Lúc Ô Tư Đạo cầm lấy xem thì thấy phía trước đề l
Kính chúc Tứ da đại phúc, đại quý, đại thọ.
Phía sau lại viết như sau:
Bẩm Tứ da, sư gia ở đây đều là của nợ, đồ khốn, không có một quả trứng tốt nào. Nô tài đều đuổi chúng cuốn gói đi nhân dịp tết, chỉ để lại một sư gia làm giúp công việc của nha môn. Các lão da đã từng làm quan cũng đều là những của nợ, đồ khốn kiếp cả. Nô tài bảo họ theo mẫu ruộng mà xuất tiền lương thực. Họ nói nô tài cũng là gã khờ khạo, ngoài ra còn nói: "Nước chảy đá vẫn trơ ra", nghiến răng nô tài cuốn gói đi. Hơn nữa các tú tài ở đây đều là của nợ, là đồ khốn kiếp cả, nô tài đã cho họ đi kiểm tra, họ không phục, may có Niên Canh Nghiêu dẹp được. Ở đây nô tài không được tự do như ý như ở trong phủ, muốn Tứ da cũng nghĩ tới Khảm Nhi, Thúy Nhi vợ của nô tài khâu cho Tứ da và bà phúc tấn hai đôi giầy, thuận tiện có thư đem về, cô ấy sắp sinh thằng nhóc, muốn mượn cái phúc của Tứ da, đặt cho nó cái tên. Bẩm báo với Tứ da, Niên Canh Nghiun hào hoa xa xỉ đã giảm rồi.
Ô Tư Đạo xem thư muốn cười, không biết thế nào lại không cười được. Tính Âm và Văn Giác ở bên cạnh xem được, lại nhịn không được, ôm bụng phá lên cười. Dận Chân xem thư vấn an của Niên Canh Nghiêu và Đới Đạc nhét vào trong tay áo, than rằng:
- Lý Vệ hết sức thông minh, chỉ tại học ít quá. Trong thư của Niên Canh Nghiêu cũng nói, nó làm việc không việc gì là không bằng người ta nhưng phải cái hay tùy tiện. Các người xem, văn chương của tú tài đầu bảng mà nó chọn thì đủ biết. Ngoài ra còn có những lời phán quyết vụ án mà nó viết ra đều rất buồn cười, Niên Canh Nghiêu cũng chuyển cả đến. May mà tuần phủ và Niên Canh Nghiêu là bạn bè với nhau, họ đã ém các cáo trạng của các tú tài lại, nếu những thứ đó đưa đến cho hoàng thượng xem thì không biết sẽ xẩy ra chuyện gì nữa đây?
Tính Âm rút ra một bản, khi xem, lại là một quyển bài thi của tú tài, bên trên Lý Vệ phê là: "Văn thật hay, cho đỗ hạng nhất!". Đề thi ra là "Khổng Tử nói: Công Tây Xích đến nước Tề, ta cho 900 thạch gạo thì từ chối" 1. "Văn chương" là một bài hát có lời ca điệu vừa hát vừa đánh trống gõ nhịp như sau:
Thánh nhân nói như sau: Nay anh ở đây nghe cho rõ, Công Tây hôm đó đi Sơn Đông, mặc áo lông cừu cưỡi ngựa béo được tiễn đưa phơi phới ra đi! Người xưa đã nói: Khi rét cho than 2 là quân tử, thêu hoa trên gấm là tiểu nhân 3. Công tử hào hoa thôi đừng nhắc đến. Vả lại làm quan thì được hưởng bổng lộc, vị quan ở đây, nào phải ai khác, đường đường huyện lệnh là người họ Lý. Được bổng lộc chín trăm thạch thóc, kiên quyết không nhận một chút nào!
Xem một quyển văn thi trong năm của tú tài như vậy, thật là không ra làm sao cả. Tính Âm lại lấy bản lời phê trong tay Văn Giác, khi xem, thấy Lý Vệ phán quyết một vụ án "giao vợ cho người ta lại bị chiếm mất", bên trên ghi là:
Hôm trước đây, Lưu Nguyên Công đi kiện, vợ anh bị người ta chiếm mất. Bản quan ngồi ở công đường hỏi cho rõ, Lưu mỗ lại vẫn là một kẻ đi cắm sừng. Ngày nay, ngươi cũng đi kiện, bản quan hỏi các người làm chứng v.v... Nghĩ kỹ, ngươi cũng là một kẻ đi cắm sừng. Lừa dối lấy của không được, sống phải bồi thường mất phu nhân, lại bị mất lính 4. Lưu mỗ nay đang bị mang gông đi thị chúng, đợi anh ta tháo gông ra, anh lại đến, bản huyện sẽ đem gông ra cho anh, tránh làm bẩn cái gông mới của bản huyện. Ta sẽ gông nhiều tên như anh là kẻ đi cắm sừng cho kẻ khác, chỉ sợ ở đây phong tục sẽ phải tốt hơn một chút.
Ngoài ra còn có mấy bài, cũng đều là nói lý rõ ràng, văn tự cũng đáng buồn cười, trái lại không biết Niên Canh Nghiêu từ đâu sao lục được rõ ràng như thế, lại vì sao đều chuyển gửi đến đây.
- Là tôi bảo Niên Canh Nghiêu để ý đến thành tích chính trị của ông ấy.
Nói rồi, cười một trận, Dận Chân cúi đầu than thở lại nói rằng:
- Lý Vệ về mặt văn tự rất kém, không nghĩ đến lớp này, sớm biết như thế, thì nên cho Dụng Thành đi Tứ Xuyên, để nó ở lại Bắc Kinh. Những thứ này, có lẽ không tránh khỏi Bát a-ca cũng có trong tay. Dưới con mắtcủa tôi, một người không gặp may, với hoàn cảnh đã bị ném ra đời từ bé thành thất học, không nên chỉ tìm cách nhạo báng anh ta.
Văn Giác và Tính Âm đã nghe thấy những lời nói ấy cũng đều không lên tiếng, Ô Tư Đạo cắn răng mỉm cười trầm tư, nói rằng:
- Không sao. Mai sáng Tứ da đem nộp các thứ đó cho Vạn tuế da xem, nói lời buồn cười là, đại thể đây là cái cách nó làm cho chủ nó vui.
Dận Chân đang muốn nói, ngẩng đầu lên thấy đại thế tử Hoằng Thời dắt một người già tóc bạc phơ đến, lúc nhìn kỹ thì thấy đây là tổng đốc Trực Lệ Vũ Đan, bỗng chốc giật mình hoảng hốt đứng dậy nói rằng:
- Là Vũ lão tướng quân! Ngài đến đây lúc mấy giờ? - Rồi quay sang quở mắng Hoằng Thời: - Làm sao lại không cho biết sớm?
Vũ Đan cười nói:
- Vũ mỗ đâu dám tự ý gây phiền cho phủ!.Tứ da luôn nghĩ không ra là ai đến phải không?
Mọi người đang kinh ngạc, liền nghe thấy bên ngoài có người đang từ từ đi tới, vừa đi vừa nói:
- Là trẫm không cho phép họ thông báo. Các ngươi lén lút nói với nhau, muốn lấy lòng trẫm, đó là lời nói vui gì vậy?
- Vạn tuế da!?
Dận Chân kinh ngạc đến mức ngây ra nhìn, quả nhiên thấy mấy thị vệ như Lưu Thiết Thành, Trương Ngũ Ca, Đức Lăng Thái v.v... lần lượt đi đến, Phương Bao đỡ rèm lên, Khang Hy vẻ mặt tươi cười xuất hiện ở Phong Vãn đình. Mọi người còn như đang trong giấc mơ, ngồi ngây như các pho tượng bằng gỗ, trong giâyát, bỗng nhiên thoáng chốc sau đã tỉnh táo trở lại, ngay cả Ô Tư Đạo cũng hai tay đỡ rời khỏi cái ghế, nằm phủ phục xuống đất, cúi đầu hô vang: "Vạn tuế."
- Không việc gì phải hoảng hốt.
Khang Hy đầu đội một cái mũ vỏ dưa đều may liền sáu mảnh, mặc chiếc áo bào bằng đoạn xanh dài, nếu không phải ngang eo thắt cái đai rồng nằm ngang long lanh hai mắt như trong trò múa rồng thì khó mà nhận ra dáng vẻ đế vương. Thấy mọi người bối rối, chân tay không biết để đâu, ông rất hiền dịu giơ tay lên cười nói rằng:
- Đứng cả lên đi, ngồi theo như cũ mới được.
Dận Chân, chân tay luống cuống, di chuyển cái ghế của mình vào chính giữa, tự tay kê lên một cái đệm da hươu, mời Khang Hy ngồi vào giữa, còn mình và Văn Giác, Tính Âm, Chu Dụng Thành lùi sang một bên, xuôi tay đứng đợi, Ô Tư Đạo cử chỉ lúng túng, chỉ xoay đầu gối ngồi sát lò sưởi. Khang Hy cười nói rằng:
- Tối nay bên ngoài trăng sáng đẹp, mọi nhà đều xum họp uống rượu xem đèn. Đương nhiên cũng có người đang bàn bạc để làm một số việc lớn như là làm một việc hết sức kỳ cục. Trẫm cũng đem Phương Bao đến để đi lại. Mấy phủ hoàng tử đều tổ chức múa hát diễn trò, rất là náo nhiệt, trẫm đều không đến. Chỉ có phủ của con không múa hát, đi đường qua đây, thuận tiện ghé vào xem xem. Vạn Phúc đường trẫm cũng đi qua rồi, đã thấy con dâu của trẫm, phòng sách phía đông cũng qua rồi, ba cháu đều đang học bài. Rất tốt! Một cháu nhỏ tên gọi là Hoằng...
Phương Bao thấy Khang Hy không nghĩ ra:
- Hoằng Lịch.
- Đúng rồi, Hoằng Lịch. - Khang Hy cũng cười - Một thằng bé rất thông minh. Trẫm rất thích gặp, nhớ hồi ở Nhiệt Hà nó đối đáp rất khá. Võ nghệ cưỡi ngựa bắn cung của Hoằng Lịch cũng rất giỏi. Trẫm già rồi, muốn bảo nó đến đọc sách với trẫm, được không?
Dận Chân phấn khởi đỏ cả mặt, tim bỗng nhiên đập loạn lên, vội cúi lưng cười theo, và nói rằng:
- Đó là đại phúc cho nhà nhi thần, đã tạo hóa ra Hoàng Lịch! A-ma thánh học uyên bác sâu xa, biết rộng về vật lý, nghiên cứu về thiên nhân, thu xếp ra mấy năm cho Hoằng Lịch học tập tu dưỡng được cái đức, thật là đại phúc cho con và cho nó!
Khang Hy mỉm cười, vuốt râu, gật đầu than rằng:
- Có được anh tài mà dạy bảo, cũng là một việc vui mừng lớn. Đáng tiếc là trẫm vạn kỷ thần hàm, cái ân để hở ra lúc lên lúc xuống. Hơn một trăm hoàng tôn, đều đến điện Dưỡng Tâm, ồn ào làm trẫm cũng không chịu nổi.
Nói rồi liền cầm lấy mấy bản phán duyệt của Lý Vệ, cười nói rằng:
- Vừa rồi nói lấy lòng trẫm cười, nghĩ tất phải là cái này?
Dận Chân vội đáp
- Vâng.
Khang Hy xem, cũng nhịn không được cười, về sau cười không nén nổi bưng cốc trà, nước trà trong cốc sóng sánh ra tay, ông đưa tập giấy đó cho Phương Bao, nghẹn thở nói rằng:
- Khanh xem đi, chỉ sợ cái thủ bút lớn này của khanh cũng viết không được?
Phương Bao xem cũng cười, lại nói rằng:
- Người này rất rõ được lý sự, chỉ là vì học ít. Văn chương thô kệch đáng buồn cười. Trừ một bản "thủ giai" của tú tài trúng tuyển không đủ để huấn thị ra, việc phán xét kiện tụng không có sai lầm.
- Văn chương tú tài làm không được, sự việc viết lộn xộn nhưng cũng có cái đúng.
Ô Tư Đạo trầm tĩnh nói tiếp rằng:
- Lý Vệ tự nhận là thanh liêm, qua lời ca này lại dường như có thể thấy Nhạc Vũ Mục nói rằng: "Quan võ không sợ chết, quan văn không thích tiền thì thiên hạ thái bình". Phong tiết của Lý Vệ không tục chỉ là không biết văn ngôn. Những lời phán bạch thoại đó của anh ta, trở thành văn ngôn, vị tất không phải là văn chương hay ư!
Khang Hy nhìn Ô Tư Đạo,
- Ngươi tên là gì?
- Xin trả lời Vạn tuế da. - Ô Tư Đạo chấp tay cúi người, đáp rằng: - Ô Tư Đạo ạ.
Khang Hy hơi trầm ngâm, cười nói rằng:
- Trẫm nghĩ ra rồi, khanh là một tay viết chữ đẹp, đã bị vây hãm ở Nam Kinh!
Ô Tư Đạo vội cúi người xuống khấu đầu nói rằng:
- Vâng, đã trốn được ạ, sau lại được ân xá. Kế sinh nhai nuôi tấm thân tàn không có, được vào phủ Ung thân vương kiếm miếng ăn.
Khang Hy quay nhìn Phương Bao nói rằng:
- Hai người của khanh có thể nói là cùng bệnh thương nhau, khanh nói văn chương của Lý Vệ có thể sửa được, khanh sửa một bản cho trẫm nghe xem.
Ô Tư Đạo tự tay cầm lấy một bản, lúc xem, bên trên viết: "Theo phán xét thì sư nữ kiện người gả chồng cho cô ấy." Bèn đọc nguyên văn là: "Ni cô cũng là người, đã thay quần áo xong rồi, Kinh Phật phép nước đã từng nói không cho phép người ta hoàn tục rồi sao? Lão Cẩu mái đầu trọc, ngươi muốn gả chồng cho cô thì gả đi!" Đọc đến đây làm cho mấy người thị vệ và Vũ Đan đều bật cười. Trái lại nghe Ô Tư Đạo lại
- Sửa thành phán xét bằng văn ngôn, tiểu ni cô cởi cái áo cà sa ra mặc cái áo vá vào, chính nhà Phật nói rằng không phải là hai pháp môn, triều đình chưa từng cấm vậy. Cái tâm gì độc địa của anh, vẫn muốn làm cho các môn khách chết già sao? Anh như thấy đi săn thì trong lòng mừng, không sao người nói cứ nói, bọn ngươi hành văn, cũng chẳng qua là như thế ạ?
Khang Hy nghe thấy thú vị, nói rằng:
- Đúng là thật. Năm xưa trẫm đọc "bản thông báo xin chủ khảo bao vây Nam Kinh" của.khanh viết, rất có tài văn chương, có thơ hay gì, đọc cho trẫm nghe một bài!
- Xin Vạn tuế da ra đề!
- Bức tranh con mèo này vẽ rất có thần, khanh làm một bài bằng miệng. - Khang Hy cười nói rằng: - Đây là đề làm quá mức, cho nên phải hạn chế âm vận.
- Xin hỏi hạn chế âm vận gì ạ?
- Jỉu (chín), Jỉu (rau hẹ), Jỉu (rượu)
Mọi người chờ đợi, lập tức ngây ra, vận âm hạn hẹp như vậy, một lúc thì làm sao được nhỉ? Ngay cả Phương Bao cũng phải chau mày trầm tư. Một lát sau, Ô Tư Đạo ngâm rằng:
- Trông mèo vẽ hổ thập bát cửu, ăn hết cá tôm không ăn hẹ. Chỉ vì bắt chuột rất điên cuồng, nhảy đổ một bình rượu ở trên bàn! 5
Ngâm xong; Ô Tư Đạo cúi đầu nói rằng:
- Thơ làm không hay, chỉ làm vui cho thánh thượng mà thôi!
- Hay! Nuôi mèo không phải là để vồ chuột sao?
Khang Hy cười lớn đứng dậy, nói rằng:
- Trẫm nhân tiện rẽ vào đây, không ngờ lại được vui cười thoải mái. Cũng đã muộn rồi, trẫm còn phải đến dâng hương ở cung Chung Túy, rồi sau đó phải về.
Rồi quay lại vỗ vào vai Ô Tư Đạo nói rằng:
- Chịu khó phục vụ chủ của khanh. Cái tài học của khanh rất tốt, phù tá cho nó làm một hoàng tử tốt, thì tuy tiên sinh không thể làm quan, cũng không đến nỗi phí một đời.
Cả nhà Dận Chân và Ô Tư Đạo tiễn Khang Hy đi thẳng ra cửa lớn, thấy Khang Hy lên kiệu đi xa rồi, mới đi về, Dận Chân liền trách Tính Âm:
- Thế mà ngươi cứ khoe khoang là mắt tinh, tai thính. Vạn tuế da đến Phong Vãn đình, chúng ta còn chưa biết?
Tính Âm cười nói
- Tứ da hỏi Ô tiên sinh xem, ông ấy nói thế nào về việc ấy?
Ô Tư Đạo thì lại như đã rơi vào suy nghĩ sâu lắng, lẩm bẩm nói rằng:
- Đêm nay là đêm gì, những ai kia đang bàn bạc về "đại sự với những ý nghĩ viển vông".
--------------------------------

1

2

3

4

5
"Tử viết Xích chi thích Tề dã, chi dữ chi túc cửu bách từ".
Khi rét cho than, ví với việc giúp đỡ vật chất cho người gặp khó khăn, đang cần (ND).
Thêu hoa trên gấm, ví với việc làm cho gấm đã đẹp lại càng đẹp hơn, là không cần thiết (ND).
Theo một điển cố trong "Tam quốc diễn nghĩa" phu nhân đây là vợ Lưu Bị.
Chiếu nghiêu họa hổ thập bát cửu, ngật tận ngư hà bất ngật cửu. Chỉ vì bổ thử thái xương cuồng, đăng phan án đầu nhớt bình tử. Chú ý 3 từ chín 5: rau hẹ, rượu; theo âm Trung Quốc đều có vần "ửu".
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI