HỒI THỨ BỐN MƯƠI
Bực việc "lại trị", Dận Chân than thở bước đường đời
Hận hai lần phế truất thái tử chẳng giống nhau

    
ăm Khang Hy thứ 51, triều đình luân phiên miễn thuế cho nhân dân, chiếu chỉ miễn thuế được công bố, lòng dân rất vui. Năm đó, bên trái núi lúa rất chín, bên phải núi lại báo được mùa, lúa mạch liên tiếp mọc lên với cái thế làm vui lòng người, giá gạo ở Giang Nam hạ xuống đến một Khang Hy lại lệnh cho tổng đốc Hải quan, tiền trong năm nay đều đem raương thực. Vì thế trong kho nhà nước tuy không có khoản thu, các tỉnh như Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, An Huy, Tô Bắc v.v... là các tỉnh dễ bị hạn hán và dễ bị úng lụt, kho tàng đầy đủ chất cao như núi đều phải cất giữ lương thực. Dận Chân quản lý bộ Hộ, ngoài việc nghiêm lệnh cho phiên tư các tỉnh đến từng kho kiểm tra xem xét giải quyết các nhà kho bị dột, đề phòng lương thực bị mốc nát, lại bàn bạc với Thập tứ a-ca, bổ sung phần lương thực cũ cho quân đội đóng ở bên ngoài, điều động hàng loạt yến mạch, cao lương, ngô v.v... vận chuyển về Mông Cổ phía nam sa mạc để tích trữ làm thức ăn chăn nuôi. Tuy có những người như Dận Tường giúp đỡ cũng vẫn cứ bận túi bụi. Hạ tuần tháng Tư, Khang Hy đi tuần ở Nhiệt Hà, lại hạ chỉ từ nay không tăng thêm tiền thuế đinh cho nhân khẩu mới đẻ, tức là lấy số đinh của năm đó làm định mức. Đó là lệnh, kỳ thực là vĩnh viễn không thu, luân phiên miễn thuế và vĩnh viễn không tăng tiền thuế đinh (thuế tính theo đầu người), ba điều đó cần quản lý cho chặt. Dận Nhưng vốn trong bụng không vui với những chính lệnh đó, nhìn thấy Dận Chân và Trương Đình Ngọc được giữ lại ở Bắc Kinh làm việc rất hứng thú, dứt khoát đến với cái "phụng chỉ chiếu chuyển". Phàm có chỉ ý, thuộc về bộ Binh thì phê đưa cho Dận Đề, thuộc về hai bộ Hộ và Hình thì phê đưa cho Dận Chân, Dận Tường chiếu theo mà làm. Trương Đình Ngọc lại không như Mã Tề, dù rằng ông rất không vừa.lòng với thái độ của thái tử, nhưng ông vẫn sớm tối hỏi thăm sự ăn ngủ của thái tử, mỗi ngày vào cung Dục Khánh vấn an, đi ra bèn tự đến các bộ hỏi han tình hình thực thi nhiệm vụ của bộ và ý chỉ, làm hai bản báo cáo với cung Dục Khánh và nhà vua đang ở Nhiệt Hà. Xem ra thì Trương muốn để mặc thái tử nhưng vẫn tỏ ra rất tôn trọng vị trữ quân này. Họ bận cho đến tháng Tám mùa thu, mãi khi thóc vàng đã vào kho thì mới thở phào nhẹ nhõm.
Mồng 4 tháng Chín. Dận Chân nhận được chỉ dụ, hoàng đế ăn tết Trùng dương ở Thừa Đức. Sau tết khởi giá, nếu thời tiết tốt thì ngày 16 giờ Tị trở về Bắc Kinh. Đây là văn bản sao tuyển từ cung Dục Khánh tới, cần phải nói a-ca thân vương ở Kinh mỗi người đều có một bản. Dận Chân và Dận Tường đàng bàn việc ở bộ Hộ, chau mày xem chỉ dụ nói rằng:
- Ta rất nghi Thái tử da căn bản chưa xem chiếu dụ, nghênh giá là việc của bộ Lễ, ta vừa ở đó trở về. Trần Sằn là thượng thư, mới lên nhậm chức chưa mò ra đầu mối, ngay cả Ưu Minh Đường cũng không có động tĩnh gì. Lại nói, lối này là để phòng ngừa tiết lộ bí mật dừng chân. Thánh giá trở về an toàn đến đại nội hay là vườn Sướng Xuân?... Như thế nào đều không có dự định sao?
- Ai biết ông ấy hàng ngày từ sáng đến tối làm gì để kiếm sống? - Dận Tường ngáp một cái rồi nói: - Lần trước đệ đến cung Dục Khánh, Vương Diệm cũng ở đó, giảng Tứ thư cho Thái tử da, "tại thần dân, tại dừng lại ở chí thiện", nói đến khô cả cổ mà thái tử chỉ cười, nói đến vần thơ, lại nói đến giọng điệu Giang Nam, thanh có dấu huyền (\), giọng điệu Trực Lệ không có dấu nhập (入) nào là bốn dấu ba đấu bàn luận đến nỗi đâu ra đấy, thật là ba hoa thiên địa. Vương sư phụ tức đến nỗi mặt dài ra, nói: "Thái tử da, thái tử cần nghiên cứu kỹ về luật âm vần của từ, mới có thể sánh kịp Đường Hậu Chủ?", nói xong liền cất bước đi ngay.
Dận Chân tưởng tượng Vương Diệm giảng bài thì miệng nói tay so sánh, Dận Nhưng nghe giảng bài thì dáng vẻ như buồn ngủ, không nhịn được cười phá lên, đứng dậy nói rằng:
- Chúng mình đi đến phòng Thượng thư một lượt đi, xem Trương Đình Ngọc nghĩ cách
Thế là hai anh em đến Tây Hoa môn kéo tay áo nhau cùng đi vào, qua Long Tông môn đi thẳng lên phòng Thượng thư, khi đó chỉ thấy có một quan văn tứ phẩm đang ở trên cái ghế con trước cái giường đang chỉnh vạt áo ngồi hầu kiến, trái lại không thấy Trương Đình Ngọc đâu. Khi Dận Chân nhìn lại thấy ngự sử giám sát của viện Đô sát là Ngạc Nhĩ Thiện, liền cười nói rằng:
- Là ông ở đây? Hoành Thần đâu?
Ngạc Nhĩ Thiện đã đứng dậy, vẻ mặt nghiêm trang tôn kính chào hai người, khoan thai đáp rằng:
- Trương trung đường ở chỗ phê văn bản, đã đi được một lúc rồi.
Dận Tường biết, Ngạc Nhĩ Thiện là một người rất gắng gượng cương nghị trong số các ngự sử, thái tử sửa chữa danh sách các quan chức tham ô hối lộ chỉ có mình ông ta đến khuyên can ba lần, nếu không phải là thân phận quan phát ngôn thì đã bãi quan từ lâu rồi, vì thế cười nói rằng:
- Ông ở đây làm gì vậy? Lại phải tấu bản của ai?
- Xin trả lời Thập tam da, - Ngạc Nhĩ Thiện hơi khom lưng nói rằng: - Lý Phất tri phủ Thử Lý Phong Dương, nội cảnh xẩy ra vụ án trộm, bộ Binh gửi văn bản cho tuần phủ An Huy đem quân đi đàn áp, đã quá ba tháng. Đến nay Lý Phất không báo cáo vụ án lên trên, thể hiện là kiêng quy định về trộm cắp để tránh khỏi phải xử lý. Thần nghĩ bản tấu này phải mời Trương trung đường chuyển tấu đến triều
Dận Tường cười nói:
- Cái này làm đến một môn lý là xong. ông biết Lý Phất là môn sinh của ai không?
Ngạc Nhĩ Thiện liếc nhìn hai hoàng tử, bình thản nói:
- Biết, đó là cao túc của Trương trung đường. Chỉ vì như thế, càng phải xin trung đường xử trí theo lẽ công bằng.
Dận Chân quan sát Ngạc Nhĩ Thiện từ trên xuống dưới, hơn ba mươi tuổi đầu, thể hiện vóc người được trưởng thành trong tu dưỡng, mặc triều phục là rất phẳng phiu ngay ngắn, trên khuôn mặt trắng trẻo, có ba chòm râu đen như sơn rất gọn gàng, trong khóe mắt tam giác có hai con ngươi to to, hầu như không thấy lòng trắng, rất sạch sẽ lanh lợi. Ngư sử trẻ như thế, tấm lòng thăng quan đang vượng, vậy mà vẫn ngang nhiên dám va vào cái đầu ác độc của Trương Đình Ngọc. Trong lòng Dận Chân bỗng nẩy sinh ra cảm tình tốt, vì thế từ từ nói rằng:
- Theo tôi thì thôi đi. Đó không phải là việc lớn, hơn nữa ông ta cũng không phải là cố ý. Đình Ngọc từ trước đến nay không có quan điểm riêng của môn phái, hàng ngày công việc bận đến nỗi chổng vó lên trời, ít để ông ta sinh ra phiền não có tốt hơn không?
- Xin trả lời Tứ da, lời của Tứ da thần không thể làm theo được. - Ngạc Nhĩ Thiện cúi đầu khom lưng, thành thật nói rằng: - Với hoàng thượng mà nói thì việc này tuy không lớn, nhưng có thể thấy được nhân phẩm của Lý mỗ; với nhân dân mà nói thì trong địa hạt có vụ án trộm cắp mà không báo cáo lên trên thi dạo thành họa lớn, không phải là việc nhỏ; với Trương trung đường mà nói, càng là môn sinh của mình thì càng phải nghiêm khắc, xóa bỏ cái môn phái và nêu gương tốt cho bách quan.
Dận Chân nhìn Ngạc Nhĩ Thiện rất lâu, thấy Ngạc Nhĩ Thiện ung dung nhìn mình, không có hoang mang bối rối, trong lòng thầm khen người này có cái phong thái của quan đại thần, liền gật gật đầu, nói rằng:
- Ta tùy tiện nói thế, ông đã cảm thấy.mình đúng thì làm theo cái tâm của mình là được rồi.
Nói rồi, bèn cùng Dận Tường đi ra.
Đến chỗ phê duyệt văn bản, Dận Chân mới biết là Thi Thế Luân đến. Trương Đình Ngọc đang tiếp chuyện với ông ta, thấy hai người họ đến, vội đứng dậy cười và nói rằng:
- Hai vị lão da, tôi vẫn cho rằng các vị không tới, đang chuẩn bị làm xong việc thì đi một lượt. Ở đây lão Thi đến, ngự sử hữu đốc của viện Đô sát là Đinh Ưu có thiếu sót, tôi muốn mời ông ta chủ trì giải quyết việc này, lão Thi đang nhận thi đấu với tôi!
Thi Thế Luân vì lâu không được gặp Dận Chân và Dận Tường nên đã vấn an hai người, còn phải cúi đầu chào một cách lễ phép. Dận Tường thấy vậy đỡ ông ta lên, cười nói rằng:
- Lão Hóa, ông thật là khỏe mạnh, trông mặt hồng hào lắm! Thành Bắc Kinh này, hổ cũng không ăn thịt được ông! Đình Ngọc, ông chỉ chú ý đến cái trát mà gọi ông ấy đến! Ngư sử mà, thanh quan không làm thì ai làm
Nói vậy làm cho Thi Thế Luân cũng phải cười. Mấy tư quan chỗ phê duyệt văn bản thấy quan trường vương gia giống như là muốn bàn việc gì, vội vàng ôm các quyển sách đến phòng phía bắc cách tường làm việc.
- Ta nói chuyện chơi ở đây vậy. - Dận Chân vén vạt áo ngồi đối diện với Trương Đình Ngọc: - Nha môn án sát Giang Nam nhận hối lộ rồi cho tội phạm trốn chạy, hung thủ ăn trộm tiền bạc ở Hoài Bắc, đã bị bắt. Ngoài ra còn có một người không bị giết chết trên bãi hành hình, cũng chạy trốn, đang điều trị vết thương ở Tế Ninh, người anh bên ngoại của nó đã tố giác, nên nó đã bị bắt. Xem ra, vụ án oan uổng ở Giang Nam so với Bắc Kinh có lỗi mà không bất cập. Ngoài ra còn có một Lam Lý, tiễu phỉ đã giết nhầm lương dân, giết sai hơn một trăm người. Khi Lam Lý đánh Đài Loan, trong trận đánh lớn, ông ta là một tướng dũng mãnh. Lại xảy ra chuyện, nhưng có nguyên nhân, có công lao này, Vạn tuế da đã miễn tội cho ông ta cũng còn được. Làm sao trị một tuần phủ Giang Nam, Hy Phúc Nạp lại khó như thế? Trương Bá Hành nhận văn bản của bộ đi giải quyết nha môn tuần phủ, nghe nói ông ta còn không chịu nộp con dấu?
Trương Đình Ngọc gật gật đầu, nói rằng:
- Hy Phúc Nạp là môn nhân của Bát da, vả lại hắn đòi phải có ý kiến của Vạn tuế da. Trương Bá Hành ngang hàng với lão Thi, không có ý chỉ, không có hiến dụ của thái tử, chỉ dựa vào văn bản của bộ thì giúp được việc gì? Nghĩa là trên bãi hành hình chưa giết chết được vị đó. Tế Ninh Đạo là môn sinh của ta, cũng rất hối hận "Không nên trổ tài" để bắt lấy.
Lại trị như thế, Dân Chân thật cười khóc không xong. Dận Tường phười, nói rằng:
- Nhà nước thật thiếu quyết đoán, phạm nhân lôi đến pháp trường hành hình mà giết không chết! Tôi không rõ, quan giám trảm làm ăn kiểu gì? Ngoài ra còn có người nghiệm xét thi thể?
- Các vị hoàng tử, dòng dõi đế vương, đâu có hiểu được những việc trên đường đời?
Thi Thế Luân cảm khái nói rằng:
- Lần trước Vương thượng thư của bộ Hình nói luật hình sự quy định về hình phạt lớn không được làm sai, ông ta không biết đao phủ cũng đều là người gia thế tổ truyền. Cũng luyện dao bằng cách dùng giấy Tuyên Thành trải trên bàn để băm thịt, thịt băm thành nhân bánh, giấy Tuyên Thành không được bám vào dao! Trong nhà xử phạt phạm nhân có tiền đút thì một nhát dao sắc còn phải cắt được cả da; nếu không có tiền đút xe trâu chậm đi mười tám dặm mới được chết hẳn! Trốn khỏi bãi hành hình như thế, ông xem ông ấy đem người chặt lật lại máu thịt làm người ta ghê sợ, kỳ thực cổ họng đường gân đều không đứt. Chỉ cần có tiền đếm thì trên bãi hành hình ngay cả chém đúng cách cũng không chết, chính là nhà nước không mạnh, Thập tam da nói rất đúng!
Mấy người tán chuyện một hồi, Thi Thế Luân thấy Trương Đình Ngọc xem đồng hồ, bèn đứng dậy cáo từ ra về. Dận Tường bèn hỏi:
- Hoành Thần, thấy hoàng thượng thì phải rung chuông báo về, công vụ các nơi, ông cần tổng hợp lại. Chưa thấy Thái tử da của chúng ta, đảm nhiệm công việc đều không để ý, Vạn tuế da trở về Kinh xem xem có thất điên bát đảo lên, có thể tốt được không?
Trương Đình Ngọc ngẩng mặt lên nhìn bầu trời u ám một mầu tro bên ngoài cửa sổ, hồi lâu mới nói:
- Tôi đã đến chỗ Thái tử da. Vạn tuế da bảo Mã Tề viết cho tôi bức thư, tất cả nghi lễ nghênh giá phải đơn giản, cho nên chỉ bảo thượng thư bộ Lễ trao đổi mấy câu. Ngược lại biện pháp ngăn ngừa lộ bí mật trên đường đi mới là quan trọng, Vạn tuế da có chỉ thị đặc biệt gửi đến chỗ Vũ Đan, do Vũ Đan và Thiện Bốc doanh điều đình sắp xếp. Chúng ta chỉ dùng sai dịch của mình sắp xếp xong xuôi là được.
Dận Chân, Dận Tường lúc đó mới hiểu rõ, Khang Hy tự mình đã sắp xếp chu đáo công việc ở Nhiệt Hà trở về. Dận Chân còn muốn hỏi han Khang Hy trở về ở chỗ nào, suy nghĩ một lúc cảm thấy là thừa, bèn đứng dậy cáo biệt ra về.
- Tứ da, Thập tam da, - Trương Đình Ngọc đứng dậy tiễn họ đi về, đang muốn trở lại phòng Thượng thư như là bỗng nhiên nghĩ ra điều gì, lại nói rằng: - Thần còn muốn hỏi một việc. Cái danh sách tham ô hối lộ là ở trong tay hai vị lão da, hay là đã nộp lên chỗ thái tử ở cung Dục Khánh?
Dận Chân ngẩng đầu nhìn trời, các hạt mưa thưa thớt lành lạnh đã rơi xuống, nghĩ ngợi một lát rồi trả lời rằng:
- Bản danh sách đó là do Thập tam da lập ra, Thái tử da sửa rồi lại giao cho ta xem, ta không sửa gì cả lại giao trả rồi. Không rõ Thập tam da đã đưa về chưa?
- Đệ đãưa trả lại rồi. - Dận Tường kinh ngạc hỏi: - Đó là phép tắc, có chuyện gì vậy?
- Không có gì. - Trương Đình Ngọc cười nói rằng: - Hôm qua, Trần Gia Du đến phòng Thượng thư, hỏi bản danh sách ở chỗ tôi sao chưa có? Tôi nói tại sao lại chưa có, đã giao về rồi cơ mà. Ông ta vẫn không tin, tôi đưa giấy biên nhận cho ông ta xem, ông ta mới không hỏi nữa.
Nói xong, Trương Đình Ngọc đứng dậy quay người đi. Dận Chân trầm ngâm giây lát, hỏi Dận Tường:
- Chỗ đệ có giấy biên nhận không?
Dận Tường hoảng sợ, liền cười nói rằng:
- Từ trước đến nay, đệ không cần những thứ đó. Đệ đưa cho Chu Thiên Bảo. Cái đó chả lẽ cũng thành chuyện sao? Mỗi ngày đệ phải nộp mấy chục cái quyển văn bản, bê một chồng giấy biên nhận để làm giấy lộn ư?
Dận Chân lại đắn đo suy nghĩ, cho việc này không phải là việc lớn, Dận Tường tính nết qua loa, cũng khó mà bảo ông ta giống mình. Vì thấy trời đã mưa mau, bèn cười nói rằng:
- Xem trời này giống như bộ dạng muốn râm liền mấy ngày đây, ta vào phủ Nội vụ mượn áo mưa, hãy về phủ.
Thời tiết mùa thu mà mưa liên miên, từ sau tết Trùng dương, chưa thấy có một ngày tạnh ráo, lúc thì mưa như trút nước, lúc thì đầy sương mù, có lúc giống như mặt sàng, đều đặn lại mau và nhỏ, mưa rơi xuống, ngõ nhỏ ở phố kinh sư đọng nước như hồ ao, trong lúc gió lạnh mưa dày, nổi lên các bong bóng âm u liên tiếp, lúc tụ lúc tan, nước mưa lẫn mầu vàng dần dần chảy xuống rãnh nước bên cạnh đường phố, đổ vào sông Kim Thủy và ra biển miền tây Bắc Kinh. Vào mùa thu gió mưa lạnh lẽo này, một tin tức làm người ta hoảng sợ ở quan trường dân gian truyền tới:
- Khang Hy long thể bất an, ốm nặng!
Mặc dù đại vương không giống thứ dân, quan và dân không sưởi cùng một lò lúc rét mướt, trong con người Khang Hy có tài năng trí tuệ hơn người, chấp chính 51 năm, mọi người đều nhất trí mong cho Khang Hy sớm hồi phục sức khỏe để về cung. Việc Dận Nhưng được lập lại ngôi thái tử, liên tiếp bị truất phạt, rồi thì các đại thần tiến cử Dận Tự, tất cả các sự việc đó làm cho mọi người tâm ý hoảng loạn không yên một ngày. Khang Hy một khi qua đời, sự biến đổi lớn nối gót nhau mà đến không cần hỏi cũng biết. Vì thế, mọi người liền đi đến các cửa các nhà, đi trong mưa để bái yết quan trường, môn sinh xin gặp thầy để hỏi thăm tin tức. Dân chúng thì lại có một biện pháp, có người xin quan ra mặt đến miếu diễn trò, vừa cầu xin trời tạnh mưa khô ráo, vừa âm thầm cầu xin phù trợ cho Khang Hy bình an, có thể bảo vệ được thêm mấy năm những ngày thái bình, mấy chục nơi chùa miếu như chùa Đại Giá, Bạch Vân quan, chùa Thánh An, chùa Pháp Nguyên, chùa Thiên Ninh, chùa Đại Chung, chùa Trí Hóa, chùa Đông Nhạc, chùa Thanh Trấn Ngưu Nhai, chùa Đàm Chá v.v... nhiều người đến xem liên tiếp, không ngờ, đều là những khách hành hương đội lễ đến cúng bái, thỉnh cầu thần phật dù trợ cho "Lão Phật da Khang Hy vạn an trường thọ."
Trong lúc chờ đợi ngọn lửa thiêu đốt bất an ở kinh sư, ngày 16 tháng Chín qua đi, ngày 26 tháng chín lại qua đi, bên Thừa Đức vẫn như cũ không có một chút tin tức nào. Trương Đình Ngọc mấy lần gửi thư đến Thừa Đức đều bị trả lại, nói là thánh giá đã khởi hành, thậm chí vì sao đến nay không đến Bắc Kinh, đi lối nào, ngay cả môn sinh của ông ta là tri phủ Thừa Đức cũng không hay biết, làm cho vị tể tướng nổi tiếng là khỏe mạnh cũng mơ thấy ma, không yên ổn một đêm sợ hãi. Tối ngày 26, Trương Đình Ngọc từ phòng Thượng thư trở về, chỉ ăn mấy miếng cơm, nghĩ ngợi bất luận như thế nào tối nay cũng không thể ngủ ở nhà, phải đến phòng Thượng thư để trực hầu, nằm ngả trên chiếc ghế an lạc, uống chưa hết một cốc trà, liền thấy người nhà đến bẩm rằng:
- Tướng gia, nội đình có chỉ!
- Ai đến đấy? - Trương Đình Ngọc trở mình lăn lông lốc đứng dậy, xúc động đến nỗi tiếng nói run lên: - Nhanh... nhanh mời đến!
Giọng nói chưa hết, liền thấy đô thái giám của sáu cung là Lý Đức Toàn khoan thai bước vào. Trương Đình Ngọc đâm sợ ông ta đến để báo tin dữ khiến mặt trắng ra như không còn một hột máu, khó khăn lắm mới giữ được bình tĩnh, gật đầu một cách cứng nhắc nói rằng:
- Lão Lý đợi một chút, để tôi thay quan phục.
- Không cần! - Lý Đức Toàn mỉm cười, đứng trông về phía nam.
Trương Đình Ngọc hơi chỉnh lại quần áo, hai gối quỳ xuống, giọng run run nói:
- Nô tài Trương Đình Ngọc xin chúc
- Thánh an!
Lý Đức Toàn ngừng một lát lại nói rằng:
- Xin Trương đại nhân đứng dậy!
Trương Đình Ngọc nghe được tin Khang Hy bình an, thở phào nhẹ nhõm, người mềm ra, hầu như bò lên không được. Hai người nhà từ trước đến nay chưa hề thấy chủ nhân như thế, vội vàng bước lên đỡ dậy. Trương Đình Ngọc cũng không hỏi han gì khác bèn nói rằng:
- Đó là chuyện như thế nào? Ngay cả Mã Tề cũng khhông viết thư cho tôi? Kinh sư đồn rằng thánh thượng bất an, tôi là đại thần dẫn đầu thị vệ, ngay cả hoàng thượng ở đâu cũng đều không biết!
- Buổi sáng hôm nay, hoàng thượng hơi bình phục trở lại Kinh. - Lý Đức Toàn nói: - Chiều nay người đi trong mưa mang theo Vũ Đan đi thị sát quân đội đóng ở phía tây Bắc Kinh, rồi lại đến chùa Đàm Chá dâng hương cầu trời thôi mưa, vừa mới trở về Sướng Xuân viên. Lúc này có chiếu mời Trương tướng quân đi! - Nói rồi, ông ta đã thay nét mặt cười, vỗ một cái lại nói rằng: - Vừa mới rồi là việc truyền chỉ, bây giờ tôi xin bái an Trương tướng quân!
Trương Đình Ngọc há hốc mồm ra, đã hoảng lên, lúc sắp đi mới bình tĩnh lại. ông vội vàng thay quần áo, đeo chuỗi hạt của triều đình vào, một mặt hỏi:
- Hoàng thượng còn ọi cả ai nữa?
Lý Đức Toàn hạ thấp giọng nói rằng:
- Ngài là người biết đầu tiên. Đại thể là việc của thái tử, hoàng thượng triệu kiến ngài, muốn xử lý ngay. Thái tử da hỏng rồi!
Trương Đình Ngọc chỉ thấy tai kêu "u u" lên một hồi, không nói được nữa, cũng không lên kiệu, lệnh cho người đem ngựa đến, thay áo mưa bước lên yên ngựa, lại bảo:
- Nửa đêm đem cơm đến cho ta!
Hai chân kẹp vào mình ngựa, ngựa lao đi như gió mất hút trong đêm mưa. Đợi đến hai bên cánh cửa phía đông Sướng Xuân viên, Trương Đình Ngọc lấy đồng hồ ra, nhân lúc đèn trong cung sáng rực, xem vẫn chưa đến đúng giờ Tuất, mới hết nửa khắc. Trương Đình Ngọc đang lưỡng lự đợi Lý Đức Toàn đến kịp, cùng đi vào hay là vào xin gặp ngay, Trương Ngũ Ca đang đợi trong phòng Thị vệ liền chạy đến, đỡ ông ta xuống ngựa, nói rằng:
- Vạn tuế da vừa mới ăn cơm tối, Mã trung đường và Phương tướng công đang ngồi cùng nói chuyện.
Trương Đình Ngọc không nói gì, chỉ gật gật đầu đi theo vào trong. Lúc này trời mưa càng to hơn, cách rèm che mưa nhìn ra, đèn trong cung xa gần cách nhau bằng nửa mũi tên, đều sáng lờ mờ. Các hạt mưa gõ vào cây cối rậm rạp ở rừng trúc tối mò mò, không phân biệt được thành tiếng, gió thổi ập đến, lạnh buốt thấu xương. Đợi đến bên con hạc bằng đồng cao to đặt ở bậc thềm đỏ trước nhà ở yên tĩnh, nửa người dưới của Trương Đình Ngọc đã ướt sũng nước. Ông đứng dưới hành lang hơi ổn định được tinh thần, vắt nước ở góc vạt áo đi, khi nghe động tĩnh, ông lại nghe thấy Phương Bao đang nói:
- Cuốn "Nhớ cây mơ Giang Nam" (Ức Giang mai) của Tiên Trung Tuyên, chủ nhân chú thích vụn vặt quá. Kỳ thực lúc đó ông ta đang bị nhốt trong nhà tù, sống chết khôn lường. Phương Bắc không có cây mơ, lại sợ người ta đọc không hiểu, cho nên phải chú thích rõ hơn một chút nữa. Thực ra lời văn rất thảm làm xúc động lòng người. Chủ nhân đã nhớ không rõ, tôi xin đọc cho nghe: Ở chân trời trừ quán trọ ra, ta chỉ nhớ mơ Giang Nam, mấy cành mai nở hoa, đem từ phía nam đến, còn mang theo lá thư Hàng Xuân của ta đến Yên Đài. Đặt đúng cành hoa lạnh giá lên để tạm an ủi người đi xa tới, cách núi cách sông, phải gài hoa lại cho khỏi rơi, đến bảo ai được đây? Không xa như thế muốn cười mà hái lấy nhụy hoa, đứt cả ruột gan, nhớ về quê hương, khắp nơi lục xanh đẹp đẽ, dẫn vào ba ngõ hẻm, không thấy hồn bay. Càng nghe tiếng sáo kêu ai oán làm cho nước mắt rơi thấm ướt cả áo, sự phồn hoa sầm uất xen vào lung tung, phải đợi đến một ngày khác, muốn chế giễu một mình, sợ gió đông thổi cả một đêm. 1
Trương Đình Ngọc không nghĩ là Khang Hy lúc này còn có tâm tình bàn luận thơ ca, tâm tình hoảng loạn của ông tức thì yên ổn; ông ho nhẹ một tiếng và nói rằng:
- Nô tài Trương Đình Ngọc xin kính chúc hoàng thượng vạn tuế!
- Trương Đình Ngọc đế ư?
Khang Hy đang nằm trên giường lò sưởi tựa vào cái gối đầu to, ngủ gà ngủ vịt, ngồi dậy nói:
- Vào đi!
Trương Đình Ngọc vâng rồi đi vào, lại thấy Mã Tề và Phương Bao mỗi bên một người ngồi trước cái giường của Khang Hy, ông cúi đầu xuống hỏi thăm sức khỏe Khang Hy, thấy Khang Hy tinh thần không có dáng bộ khác lạ, chỉ thấy hơi gầy đi đôi chút. Không biết làm sao, Trương Đình Ngọc chảy nước mũi nước mắt ra. Khang Hy cười nói:
- Khanh cũng có cái tính khí của đàn bà ư? Trẫm không phải là khỏe khoắn sao? Đứng dậy đi!
Trương Đình Ngọc lau nước mắt đứng dậy, gượng cười nói rằng:
- Hơn mười ngày nay đã không có tin gì về thánh giá. Hiện nay đang lúc thái bình mà như vậy thì thật là một sự bất bình thường. Nô tài phải trước hết dâng lên Vạn tuế da một bản tấu, việc này chỉ có một mà không có hai!
Khang Hy nhìn chăm chú vào cây nến trên bàn, hồi lâu mới gật đầu, nói rằng:
- Khanh nói rất đúng, việc này chỉ có một mà không có hai nữa, cũng không thể có "hai" nữa. Ngay lúc này thì Triệu Phùng Xuân đã phụng chỉ bước vào thành, đem quân lính vào tiếp quản Tử Cấm Thành, làm nhiệm vụ đề phòng, áp giải Dận Nhưng đến cung Hàm An tạm thời giam lại. Đồng thời bị bắt còn có Thập tam da Dận Tường!
Trương Đình Ngọc đã có chuẩn bị kỹ từ trong lòng, bỗng được chứng thực, nên vẫn giật mình, mặt mũi trắng bệch hoảng sợ, lẩm bẩm nói rằng:
- Không biết Thái - Nhị da lại xẩy ra chuyện gì?
- Là như thế này. - Mã Tề nhìn Khang Hy ra hiệu cho mình, cúi khom người nói: - Ngày 12 tháng Tám, Vạn tuế da bỗng bị cảm lạnh, nhận cúng rượu cầu phúc ở lầu Cao Sơn thủy trường. Lúc dọn dẹp đã đào được bùa chú yểm trấn là Vạn tuế da "nhanh chết", lúc đó ra lệnh ngay cho lục soát các cung, mười mấy nơi ở lầu Yên Vũ, Yên Ba đến Sảng Trai đều phát hiện đồ vật pháp yểm ma quỷ. Qua mật xét thái giám cung xưng, là do Lăng Phổ sai khiến. Ngày 30 bắt được Lăng Phổ, do tôi và Phương tiên sinh cùng thẩm vấn, Lăng Phổ đã nộp bản lấy máu ăn thề kết thành đồng minh của mười bốn người như hắn và Thác Hợp Tề, Chu Thiên Bảo, Cánh Tố Đồ v.v... phải "cùng bảo vệ thái tử và loại bỏ đảng khác". Lăng Phổ khai là, lúc Vạn tuế da trở về, đô thống Mật Vân sẽ chặn đường cướp giá. Tôi và Phương Bao đã mấy lần bàn bạc. Sau khi thỉnh thị Vạn tuế da mới cho công bố thông báo công khai, ngày 16 tháng Chín trở về Kinh để xem tình hình tin tức. Kỳ thực ngày 16 tháng Chín chúng ta mới khởi hành, đi lối Hỷ Phong khẩu, từ bên phía đông vòng trở về.
Mã Tề nói tuy khô cứng, nhưng mạch lạc, lại rõ ràng, Trương Đình Ngọc nghe thấy toát cả mồ hôi lạnh, bọn tiểu nhân gian tà khởi sự này quả thật dám đánh cả vào chủ ý của Khang Hy! Nghĩ ngợi rồi lại hỏi rằng:
- Thánh giá không từ Mật Vân qua, bên Mật Vân có tin tức gì không
Mã Tề nói:
- Qua một loan giá giả. Đô thống Mật Vân đều ra lệnh điều động tướng lĩnh và binh lính, về sau chắc chắn đã có phát giác, nên lại rút tên lệnh (mũi tên làm bằng sứ tượng trưng cho quân lệnh - ND).
Trương Đình Ngọc chau mày suy nghĩ, hồi lâu, cúi người xuống nói rằng:
- Nô tài đã rõ rồi. Xin Vạn tuế da lưu tâm, những việc đó Dận Nhưng chẳng cần đích thân tham gia, bọn tiểu nhân mong muốn lập được công, làm những điều đại nghịch, việc thành thì có công, việc bại thì đẩy về thân chủ nhân, việc này cũng là có ạ.
Phương Bao ha ha cười, nói rằng:
- Hoành Thần, ông nói những điều đó, Vạn tuế da đều nghĩ tới rồi. Nhưng thái tử không chịu tu dưỡng đạo đức, không hiểu sự việc, tối mắt bởi điều nhỏ, lần trước bị phế truất, quên ơn phục thù, mọi hành động xấu không chút hối cải. Người trong thiên hạ này công bằng vậy, vua chúa thay trời bẩm báo. Vạn tuế da mấy chục năm dãi gió dầm mưa, gian nan gây dựng nên, mới có cục diện qui mô như ngày hôm nay, có thể phó thác cho một người như Dận Nhưng được không?
Trương Đình Ngọc trải áo quỳ dài trên sàn, giọng nói run run có chút nấc nghẹn, nói rằng:
- Nô tài không phải là sợ phế bỏ thái tử, cũng không phải là đau lòng cho Nhị da. Nhưng việc này chỉ mới nghe đã rợn cả người, một khi việc này tiết lộ hết ra ngoài, việc thảm biến trong tình cốt nhục của hoàng gia sẽ dẫn đến sự bắt bớ nhiều người; thế rồi việc này sẽ được ghi vào sử sách truyền đến đời sau; tất cả sự biến đó sẽ làm thương tổn đến sự trị vì của hoàng thượng... Ý của nô tài là, có thể không liên lụy đến ít người, sự việc làm bí mật một chút để còn giữ được thể diện cho nhà trời. Lại nói về Thập tam da, nô tài dám bảo đảm, ông ta không phải là đảng của thái tử, trước sau vẫn là một hoàng tử thực tâm làm việc thiết thực cho quốc gia!
- Việc của Thập tam da rồi sau đây trẫm sẽ nói cho khanh biết.
Khang Hy than thở, xỏ chân vào giầy xuống khỏi giường, vừa chậm bước đi vừa nói rằng:
- Khanh đứng dậy, viết cho trẫm một bức chiếu thư trẫm đọc, khanh viết!
Trương Đình Ngọc đứng dậy, áo lót bên trong đã ướt đẫm mồ hôi lưng, cầm bút chấm mực nhìn Khang Hy, nghe Khang Hy đọc từng chữ. Một lát đắn đo cân nhắc Khang Hy đọc rằng:
Trước đây vì Dận Nhưng làm việc không hợp tình hợp lý, đã từng bị cầm cố, tiếp đó trẫm mang bệnh, nghĩ đến cái ân tình cha con đã khoan hồng tha thứ. Từ đó, tưởng nó đã ra sức sửa chữa sai lầm trước đây, đâu biết từ ngày được thả ra, cái tâm không hợp tình hợp lý của nó liền thể hiện ra bằng hành động. Mấy năm nay, cái tật dễ ngông cuồng vẫn rõ ràng chưa bỏ được, phải trái không phân biệt được, rất mất lòng người, bẩm tính thì hung tàn, kết đảng với bọn tiểu nhân xấu xa. Nguy hại đến xã tắc, khinh nhờn thần khí. Sự nghiệp lớn lao của tổ tông không phó khác cho con người này, đang cố chấp trông nom theo dõi Dận Nhưng!
Khang Hy miệng đang đọc đến đây, Trương Đình Ngọc viết rất nhanh. Thấy Khang Hy dừng lại trầm tư, bèn hỏi rằng:
- Nguy hại đến xã tắc, khinh nhờn thần khí? Câu này rất nặng, đây là tội đại nghịch, có lẽ dẫn đến sự bình phẩm của người ngoài.
- Được, xóa đi. - Khang Hy gật gật đầu tiếp tục nói rằng: - Viết như thế này: - Dận Nhưng đối với phụ hoàng tuy không có cái tâm gì khác, nhưng bọn tiểu nhân dường như có ý hại đến trẫm, nham hiểm ti tiện khôn lường, thì quan hệ đến thanh danh suốt đời của trẫm... Khi phóng thích lần trước, trẫm đã thành thật dạy bảo: "Tốt thì làm hoàng thái tử, nếu không thì sẽ trở lại cầm cố, đã nói thật rõ ràng. Nay xem ra không có chút hy vọng gì, cho nên vẫn phải phế truất".
Khang Hy nói xong thì Trương Đình Ngọc cũng đã dừng bút. Khang Hy cầm lấy xem xem, nói rằng:
- Được cứ thế cho công bố. Cho thêm câu: Các thần đều là bày tôi của trẫm, mỗi người phải hết lòng, hết sức hướng về chủ, cùng hưởng thái bình. Sau này nếu còn có tấu xin thái tử đã sửa lỗi theo cái thiện, nên phóng thích, với những lời xằng bậy thực chất là bôi nhọ xã tắc, trẫm sẽ chém ngay! Khâm thử!
Chiếu thư đã viết xong, Khang Hy và Trương Đình Ngọc, Phương Bao lặng lẽ chăm chú nhìn vào từ giấy Tuyên Thành chưa ráo mực, lâu lâu chẳng nói năng gì. Mã Tề nói rằng:
- Lần trước sakhi bị phế bỏ thái tử, chiếu lệnh cùng tiến cử vua chờ kế vị, làm cả kinh thành xôn xao. Lần này xin Vạn tuế da sáng suốt lặng lẽ quyết định, sớm lập tân thái tử, để ổn định lòng người.
Trương Đình Ngọc trong bụng cũng đang nghĩ tôi việc đó bèn ngẩng đầu nhìn Khang Hy.
- Không lập nữa. - Khang Hy nói rằng: - Trẫm quyết định không lập thái tử.
Trương Đình Ngọc toàn thân run lên, hạ bút xuống, vội vàng quỳ xuống nói rằng:
- Vạn tuế da...
- Trẫm biết khanh muốn nói cái gì rồi, khanh không cần phải nói. Đứng dậy đi!
Thấy Trương Đình Ngọc không chịu đứng dậy, Phương Bao suốt từ nãy đến giờ chưa nói năng gì, than thở nói rằng:
- Đình Ngọc, chế độ của triều ta không giống với triều nhà Minh trước kia, các hoàng tử đều khai phủ kiến nha, nhận việc mà làm, lập thái tử sớm dễ gây ra cái họa anh em tranh chấp lẫn nhau!
Trương Đình Ngọc trong lòng nghi ngờ đứng dậy, nói rằng:
- Đây là chủ ý của Phương Linh Bao?
Phương Bao
- Phải và không phải không có quan hệ gì. Tống Nhân Tông ba mươi năm không lập thái tử, Thái tổ Thái tông hoàng đế cũng đều không lập thái tử, thiên hạ chả vẫn thái bình như đã từng thấy đó sao?
- Nói rằng không lập thái tử, đó chỉ là chuyện không công khai lập người kế vị mà thôi. - Phương Bao vểnh râu lên, trong con mắt lóe ra những tia sáng giảo quyệt - Hoàng thượng lặng lẽ quyết định người kế vị, tân thư kim (sách sổ vàng sách mới) đặt ở sau bức hoành phi "Quang Minh Chính Đại" của cung Càn Thanh, một khi rồng trở về biển cả, quốc gia sẽ có vua mới. Hoàng thượng sống ngày nào thì không ai có thể biết được người nào là thái tử, làm như vậy sẽ ngăn được bao nhiêu điều thị phi!
Đây thật là cách lập thái tử xưa nay chưa bao giờ có Mã Tề và Trương Đình Ngọc bất giác đã giương to mắt há hốc miệng ra! Lại thấy Khang Hy đảo mắt nghiêm khắc, nói:
- Việc này chỉ có các khanh ba người biết, người nào để lộ ra, trẫm tất phải lấy đầu của người ấy!
--------------------------------

1
Thiên nhai trừ quán Ức Giang mai, kỷ chi khai, sứ nam lai, hoàn đới dư Hàng Xuân tín đáoYên Đài. Chuẩn nghĩ hàn anh liễu uy viễn, cách sơn thủy, ứng tỏa lạc. Phó tố thùy? Không nhậm hà tưởng tiếu trích nhụy, đoạn hồi tràng, tư cố lí. Mạn đàm lục khởi, dẫn tam lộng, bất giác hồn phi. Cánh thính hồ gia ai oán lệ triêm y, loạn tháp phồn hoa tu dị nhật, đãi cô phúng, phạ đông phong, nhất dạ xuy.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI