HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT
Sương mù lan tỏa, kỳ lộ bàng hoà
Mật Vân chưa mưa, chí sĩ xem cục diện

    
rong thành phố Bắc Kinh, trời long đất lở, trong một đêm thái tử bị phế bỏ. Dận Tường bị bắt, lòng người trong chốn dân gian và quan trường lo sợ không yên. Ô Tư Đạo lại không biết, ông ta từ tháng Tư khi Khang Hy rời Kinh, đã xin Dận Chân cho nghỉ phép để đi du lịch, bằng thuyền chở lương thực xuống bến đò Qua Châu ngược dòng sông đi lên, ở Hồ Quảng đi chơi hai quả núi con rùa và con rắn, lên lầu con hạc vàng, lại thuê kiệu đi đến Lĩnh Nam, leo lên núi Vũ Di, lượn một vòng lớn, lúc đến Thành Đô đã là cuối tháng Chín. Niên Canh Nghiêu và Lý Vệ ở đây làm quan, ông ta biết, nhưng ông ta đi du lịch, vì vốn là ở Kinh ngày đêm lao tâm mệt mỏi, thân thể gân cốt đã dần dần không lại được, đi ra ngoài để thư giãn nuôi dưỡng tinh thần, nhưng không muốn xã giao với người khác. Không biết làm gì khi thăm túp lều tranh của Đỗ Phủ, trong người chỉ còn lại có ba mươi lạng bạc bị kẻ trộm lấy mất sạch. Ô Tư Đạo nghĩ ngợi, đành phải hai chân cuốc bộ trên đường khá xa để tìm gặp Lý Vệ.
Thành Đô là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố có tiếng nhiều quận huyện, nha môn nhỏ bé, trong chốn đô hội nha môn lập lên đông như rừng cây. Căn bản không được để mắt tới, ngồi vào một tòa đại viện phía tây miếu Bao Thần, trước cửa có hai cây hòe già to, che mát cho cả vùng miếu, nếu không phải bên cạnh bức tường bình phong trước nha môn có dựng một cái biển tránh lối yên tĩnh, trong vòm cửa lớn treo một cái trống da và cái tráp nhà quan thì xem ra chả hơn gì cái sân nhà của một người làm quan bình thường. Ô Tư Đạo lúc đến, còn chưa tới giờ Mùi, chỉấy có năm ba tốp tú tài đứng dưới gốc cây hòe to, ước chừng khoảng bốn năm mươi người, có người ghé tai thì thầm với nhau, có người oang oang học bài. Ô Tư Đạo đoán biết là kỳ thi tú tài hàng năm, nghĩ đến mình tự nhiên không nhịn được cười. Hỏi dò nha dịch, biết được "Lý thái da" đang tiếp khách trong phòng Ký tên - đóng dấu, cũng không cho người vào bẩm báo, từ cửa bên đi thẳng đến phía sau hai nhà, quả nhiên nghe thấy Lý Vệ đang nói chuyện trong nhà trái phía đông, lúc nhòm vào, "người khách" lại là Đới Đạc ở bên ngoài ha ha cười, liền xấn xổ bước vào nói rằng:
- Không ngờ lão Đới cũng ở đây, thật là người taạ sinh ra ở đâu cũng không gặp nhau không được?
- A! Là ông!
Đới Đạc và Lý Vệ đều sợ nhảy lên, vội đứng cả dậy, dìu Ô Tư Đạo người đẫm mồ hôi ngồi xuống, Đới Đạc cười trách rằng:
- Ông đi như thế mà đến là không được! Mệt thế này! Nay có lẽ thiếu tiền tiêu chăng?
Ô Tư Đạo cười nói rằng:
- Ông xem khí sắc của tôi như thế này có khác gì thằng què, ông nào bì kịp được tôi? Nói thực với nhau, sớm đã nghe Lý thái da của chúng mình muốn làm cho đất Thành Đô dân ra đường không nhặt của rơi, tôi yên tâm đôi chút, ở đình thi thánh môn, tên trộm đã lấy mất cái bao đeo sau ở lưng, trong lưng không có một đồng, nên không dám đi đâu nữa, đành phải đến tìm người bạn nhỏ để vay tạm ít tiền vậ
Lý Vệ vừa rót trà cho Ô Tư Đạo, vừa cười nói rằng:
- Không ngờ là chuyện đó, không thể lại là chuyện đó. Đem nha môn của tuần phủ Tứ Xuyên cho tôi ngồi thử xem sao! Ở đây tôi bắt trộm, mười tên thì có năm sáu tên đều thông đồng với nha môn cấp trên để làm điều xằng bậy, có người ngang ngạnh đưa thẻ bài ra để thả kẻ trộm! Mẹ nó, nay chốn đường đời thì ngay cả kẻ trộm cũng thông đồng với quan, quan là kẻ trộm, kẻ trộm lại quản cả quan, tôi đã đụng vào mấy cái chuông bằng gỗ, nay tất cả Thành Đô biết tôi là quan huyện khờ khạo!
Đới Đạc cười than rằng:
- Kiếp trước không tốt, kiếp này làm tri huyện; kiếp trước làm ác, tri huyện phụ thuộc vào bên ngoài; thói xấu đầy ra, bên ngoài bám vào tỉnh thành, kiếp trước của ông chắc chắn là một bọn cướp đường làm nhiều điều ác!
Đới Đạc đang nói thì thấy một người có dáng vẻ như ông thầy, người này hơn hai mươi tuổi xấn xổ đi đến, hơi gật đầu chào hai người, nói với Lý Vệ rằng:
- Ông chủ, các tú tài đến đủ cả rồi, ông cũng đến đi.
- Không có cách gì, ăn cơm đã, làm việc này như làm hòa thượng của trời, phải đánh chuông trời. Các ông hai người ngồi đây chút đã, tôi đến cho lớp này điểm danh vào giờ Mão rồi về
Lý Vệ cầm lấy cái mũ đang treo trên tường đội lên đầu, vươn vai rồi sờ vào túi, lập tức giật nẩy mình, hỏi ông thầy đó rằng:
- Cao Kỳ Trác, cái đề thi mà bên Học chính đưa tới có ở chỗ anh không?
Cao Kỳ Trác cũng hoảng sợ, vội nói rằng:
- Đấy là đề thi đã niêm phong rồi, đưa đến tôi đã giao cho ông rồi, làm sao, tìm không thấy à?
Lý Vệ lúc này liền vội vàng lục lọi trong trong tay áo, trong các túi áo, nhưng lại chỉ thấy có mấy chục đồng tiền Khang Hy, sốt ruột quá vã cả mồ hôi, chịu không tìm ra. Cao Kỳ Trác ở bên cạnh cười nói rằng:
- Ông chủ, việc gì mà cuống lên thế? Ông đã bóc ra xem rồi, đây chẳng qua chỉ lại một đề thi thôi mà?
- Đề thi tôi cũng quên rồi - Lý Vệ ngồi trở lại, nghiêng đầu nghĩ hồi lâu rồi nói rằng: - Chỉ nhớ được hình như là một chữ "mã" thì phải, ai biết được nhét vào đâu?
Ô Tư Đạo nghĩ rằng, đây là đề thi tú tài toàn tỉnh mà bên Học chính tỉnh đã thông qua, trong khi đó bên ngoài mấy chục cậu tú tài đang đợi, ồn ào cười nói, đây không phải là chuyện chơi, Ô cũng sốt ruột thay cho Lý Vệ, đang định nói là biết, Cao Kỳ Trác cười nói rằng:
- Không cần vội, trong Tứ thư nói ngựa cạn, không phải là cái câu: "Bách tính nghe thấy tiếng xe ngựa của nhà vua" ấy sao?
Lý Vệ lắc lắc đầu nói rằng:
- Mẹ nó, không phải là con ngựa này.
- Đấy có phải là "còn như khuyển mã" chăng?
Lý Vệ càng lắc đầu, buồn bã nói rằng:
- Cũng không phải là chữ mã ấy. Tôi chỉ nhớ được mỗi chữ đầu là chữ mã!
Cao Kỳ Trác nghiêng đầu suy nghĩ, kinh hãi mà hiểu ra, nói rằng:
- Biết rồi. - Đi mấy bước đến trước cái bàn thấy có bốn chữ "Mã bất tiến dã" (ngựa không vào được vậy) trên quyển sách lớn, hỏi rằng: - Có phải là cái đề này không?
Ô Tư Đạo, Đới Đạc thấy Cao Kỳ Trác tháo vát như thế, cũng khen thầm trong bụng, không ngờ Lý Vệ vẫn lắc đầu, nói rằng:
- Tôi còn nhớ sau chữ mã còn có mấy chữ nữa.
Đến đây, ngay cả Cao Kỳ Trác cũng chịu. Ô Tư Đạo hoảng sợ một lát, nói rằng:
- Cậu cứ tìm lại trên người cậu xem, không nên cuống lên, đề thi sao mà mất
Lý Vệ vỗ vào trán, buồn bã nói:
- Vì cái đó mà tôi không thích học, đã phải nếm bao nhiêu là bài học của Tứ da, tôi vẫn như cũ không sao sửa nổi. - Đang nói thì hình như là nghĩ ra điều gì, thò tay vào trong ủng sờ mó một lúc, lấy ra một cuộn giấy, mở ra, bọc bên ngoài là tờ biên lai cầm đồ, bên trong lộ ra một trang viết bằng giấy tuyết đào, Lý Vệ phấn khởi nói rằng:
- Đây rồi! - Lúc mở ra xem lại là câu: "Đâu biết người đến không bằng ngày nay vậy". Té ra ông ta xem nhầm chữ yên đâu thành chữ ngựa.
Mọi người phá lên cười ngất không ra tiếng, Lý Vệ cười và chùi mồ hôi, nói với Cao Kỳ Trác rằng:
- Đi thôi, cho họ thi!
- Ông nhìn thấy những giấy biên lai cầm đồ này chứ? - Ô Tư Đạo hết sức cảm khái, nhìn theo dáng đi xa dần của Lý Vệ nói: - Cẩu Nhi phẩm chất là tốt, cũng thông minh. Tứ da nói với tôi, ông ấy chỉ thu có tám xu tiền, tiền học phí thấp như thế, mà làm quan huyện một đồng cũng không chịu bỏ ra lại muốn học thêm để sau này làm lớn!
Vì thấy Đới Đạc không nói năng gì, bèn hỏi:
- Ông như có điều tâm sự gì vậy? Ông làm sao mà cũng đến Tứ Xuyên?
Đới Đạc thở phù một h
- Tôi đến từ hôm trước, đã gặp ông Niên Canh Nghiêu. Chương Châu thiếu ngựa vận chuyển muối, muốn đến Tứ Xuyên thu mua chè đem về Thanh Hải đổi lấy ngựa. Niên Canh Nghiêu rất rộng rãi, nói là không cần phiền phức như thế, đã lấy bốn trăm con ngựa trong quân đội giao cho tôi. Tôi chuyển đến phòng Kế toán của ông ấy, thấy ông ấy đem quà tết của Bát da và Tứ da, chia ra hai phần giống nhau. Thực tâm ông ấy không muốn dùng. Tối qua sau bữa tiệc hỏi cạnh hỏi khóe, mới biết Thập tứ da xẩy ra chuyện!
Ô Tư Đạo thôi cười, ánh mắt chớp chớp, hỏi rằng:
- Xẩy ra chuyện gì?
Đới Đạc lắc đầu nói rằng:
- Còn có người sợ hơn, Niên Canh Nghiêu nói với tôi thái tử đã bị phế truất lần nữa, triều đình muốn công khai tiến cử Bát da vào cung Dục Khánh!
- Có Để báo 1 không? - Ô Tư Đạo, từ kinh ngạc cực độ nhanh chóng bình tĩnh trở lại, ngửa người ra, nhìn trần nhà trầm ngâm hỏi - Hoặc là nội đình đã ra chỉ mật, muốn các đề trấn đốc phủ sẵn sàng bảo vệ lời tấu?
Đới Đạc buồn bã nói rằng:
- Ông ấy không nói, mà tôi cũng không hỏi. Niên Canh Nghiêu làm đến quan to như thế, bọn có thể mang ân nặng của Tứ da sánh với ông ấy? Ngay cả việc ông ấy luôn luôn lặng lẽ đi vào cửa của Bát da, cũng có thể thấy cục diện nguy hiểm! Ông đã đến đây, tôi muốn tìm một con đường, việc này có nên bẩm báo với Tứ da không?
Ô Tư Đạo lặng lẽ suy nghĩ, mắt lóe ra tia sáng xanh biếc, hồi lâu mới nói:
- Ông đã bảo tôi, tức đã coi tôi là bè bạn, cái đạo bằng hữu quy định được cái nghĩa. Tứ da đối đãi với ông rất hậu. Vả lại, người như Tứ đa xưa nay hay tức giận nên cần phải báo. Nói từ đầu nào, ông không thể từ bên ngoài nói với Tứ da. Những việc về Niên Canh Nghiêu là việc rất nhỏ, điều quan trọng nhất là trước hết phải ổn định được cái tâm của Tứ da! Đợi đến lúc tình hình thay đổi, báo về việc của Niên Canh Nghiêu cũng không muộn!
Đới Đạc chăm chú nhìn Ô Tư Đạo, họ đã quan hệ với nhau từ lúc tuổi xấp xỉ đội mũ hai mươi tuổi đã hai mươi năm, hiểu sâu rằng về trí óc thì Ô Tư Đạo vượt xa mình. Hồi lâu Đới Đạc mới than thở nói rằng:
- Tôi nghe ông, nhưng ở xa ngoài ngàn dặm, tình hình kinh sư lại không biết rõ. Chúng ta có thể giúp được gì cho Tứ da?
- Tôi vốn không muốn gặp Niên Lượng Công. Nhưng xem ra không gặp không được.
Ô Tư Đạo chau mày, từ từ đứng dậy, đi đến trước cửa sổ nhìn bên ngoài bầu trời mùa thu trong xanh, nói rằng:
- Lúc này, ông nên viết thư, nói hai ý: một là ông qua thăm núi Vũ Di, đã thấy một kẻ sĩ đạo đức cao sâu, thầm hỏi ông ta chữ bát của chủ nhân, ông ta nói là "Hiệu chữ Vạn". Hai là, ông gặp tôi ở Thành Đô. Nói tôi phải về ngay Kinh vào phủ làm tham tán, nói là tôi đêm nhìn thiên tượng, thấy dưới mắt Tứ da có cái nốt ruồi nhỏ, xin Tứ da cẩn thận giữ gìn, ngày tháng ghi trước mười ngày, cần làm cho Tứ da tin tưởng, ông còn không biết chuyện xẩy ra ở Bắc Kinh.
Đới Đạc vừa lấy giấy bút ra, vừa nói:
- Thư thì dễ viết, nhưng gửi như thế nào?
Ô Tư Đạo lúc đầu cũng không trả lời, sau nói rằng:
- Bảo Cẩu Nhi tìm cách.
Đới Đạc hỏi rằng:
- Thế ông gặp Niên Canh Nghiêu có việc gì?
Ô Tư Đạo bỗng nhiên quay lại, lạnh lùng nói
- Tôi cần cho ông ấy biết, lúc này quay gươm lại không khác nào tự sát. Cho ông ta biết trong tay Tứ da có cái chuôi dao chỉ mệnh của ông ấy! Tôi phải bảo ông ta cử quân lính đi hộ tống tôi một lộ trình trong đêm để kịp trở về Bắc Kinh, về bên cạnh Tứ da!
Đới Đạc còn muốn nói, thấy Lý Vệ mặt mày hớn hở từ cửa thứ hai đi đến, liền im lặng cúi đầu viết thư. Ô Tư Đạo không đợi Lý Vệ vào cửa, liề
- Cẩu Nhi, có một phong thư quan trọng, trong năm ngày phải gửi về Bắc Kinh, cậu xem có cách nào?
- Có - Lý Vệ không chút do dự trả lời, nhe răng cười nói: - Tôi muốn Tứ da thưởng cho cái đồng hồ là được, vừa mới mua một con ngựa Tứ Xuyên. Hừ, một ngày có thể đi tám trăm dặm. Mua con ngựa đó làm tôi hết cả tiền, Thúy Nhi oán trách nói...
- Được! - Ô Tư Đạo vỗ tay cười nói - Sẽ bảo cái ông thầy của cậu đi, cậu gọi ông ta đến, tôi còn có lời dặn dò!
Canh tư đêm nay, Ô Tư Đạo bèn rời khỏi hành viên của Niên Canh Nghiêu. Ô xuống Trùng Khánh, đi đường Uyển Lạc Tương Dương, từ Cổ Đạo Hàm Đan lên phía bắc vào Bắc Kinh. Mười mấy người lính hộ tống đều xuất thân từ người Hán nghèo khổ khiêng cáng trên đường Tứ Xuyên, đi đường không phải mất một lời, cũng chưa bao giờ thấy một ông chủ rộng rãi như Ô Tư Đạo, mỗi ngày khởi kiệu thưởng cho một trăm lạng, xuống kiệu lại thưởng cho một trăm lạng, vì thế dầm sương dãi gió, đi sớm nghỉ muộn, không những không có người nào kêu ca phàn nàn, mà ngược lại càng đi càng có tinh thần. Cố gắng như thế, cũng phải mất hai mươi ngày mới về tới Phong Đài ngoại ô Bắc Kinh.
- Tóm lại là xong!
Ô Tư Đạo xuống kiệu rất vất vả, phải có người đỡ, xem sắc mặt trời, có vẻ vừa mới qua giờ Thân, đoán chừng Chu Dụng Thành còn như hẹn đợi ở Chính Dương môn, liền gọi các quân lính hộ tống đến cười nói
- Sống được là nhờ các anh lần này, các anh làm việc rất tốt. Các anh đã đưa tôi đến nơi. Nhưng các anh không thể ở lại đây, cũng không thể vào Kinh xem cảnh đời dưới chân thiên tử, phải trở về ngay.
Những người lính nhìn ông khách chẳng hiểu gì cả này, cười nói:
- Niên quân môn có tướng lệnh tất cả phải nghe theo sự điều động của Ô tiên sinh. Tiên sinh nói như vậy tối nay chúng tôi sẽ về Nam. Nhưng tiên sinh phải viết cho chúng tôi mấy chữ, để trở về giao lệnh làm căn cứ.
Ô Tư Đạo cười nói:
- Cái đó tối qua tôi đã nghĩ rồi. Bức thư này, anh nộp về cho Niên Lượng Công, chắc chắn còn có ban thưởng. Trong thư tôi đều nói cả rồi, các anh em về rồi xin phép nghỉ ngơi!
Nói xong, ông rút từ trong tay áo ra một phong thư rồi đưa cho người đứng đầu quân lính, lại nói rằng:
- Yên tâm! Tôi thay hai người cáng, trời chưa tối sẽ đi vào thành.
Ô Tư Đạo từ nhà hàng cho thuê dụng cụ mai táng ở Phong Đài đã gọi một chiếc kiệu ấm, lên kiệu đi liên tục vào trong thành. Người phu khiêng kiệu ở kinh sư không giống châu ngoài, phủ ngoài, giơ tay giơ chân đều có quy cách, đi không nhanh không chậm, đi rất êm thuận, nước trà để trên bàn kiệu cũng không sóng sánh ra, khác với các người Hán ở Tứ Xuyên khỏe mạnh khiêng kiệu một một vực Lúc này đã sắp đến thời tiết mùa thu, bên ngoài kiệu núi non đầy cây phong lá đỏ, sóng nước lạnh buốt. Sau khi mưa rào ở kinh sư qua đi thì cái lạnh giá ập đến với con người, bên đường, sóng nước lạnh trong ao hồ lăn tăn, cây lau cây sậy lắc lư, thật là một quang cảnh tiêu điều. Ô Tư Đạo cũng chẳng có lòng nào mà xem mà thưởng thức, chỉ lo lắng với bầu tâm sự của mình: tình hình chính trị rối loạn như thế này, làm thế nào mới lần ra đầu mối? Cao Kỳ Trác và Chu Dụng Thành đã tiếp nối được đầu mối chưa? Nếu không gặp được Chu Dụng Thành, như vậy là phải đi thẳng đến phủ Ung thân vương, hay là đợi thêm một ngày nữa?... Trong sự suy nghĩ lung tung, thì kiệu đã đi vào thành, thoạt đầu nhìn thấy lầu quan sát có cửa phụ phía tây mờ mịt âm thầm đứng thẳng trong gió tây u ám, Ô Tư Đạo tim đập thình thịch, lại thò đầu ra nói rằng:
- Đi vào cửa Chính Dương miếu Quan Đế!
Khi Ô Tư Đạo xuống kiệu trước cửa Chính Dương đã là cảnh chiều âm u. Ở đây miếu Quan Đế nối liền với miếu Đại Lang, vùng đất lớn sát phía bắc là một cái chợ hoa, là nơi rất náo nhiệt, quay đầu lại nhìn thì thấy bán rượu buổi chiều, trên đầu lầu các ca nữ yểu điệu qua lại, các ngọn đèn "khí tử phong" được đốt lên lấp la lấp lánh, đặt đầy hai bên đường phố, đâu đâu cũng đều là người bán điểm tâm buổi tối và đi lại không ngớt. Ở đâu có bóng hình của Khảm Nhi? Đang lúc nhìn quanh nhìn quẩn, liền nghe thấy sau lưng có người cười nói rằng:
- Ô tiên sinh, làm tôi đợi lâu quá!
- Là Mạc Vũ à! - Ô Tư Đạo quay đầu lại, thấy Mạc Vũ người hầu nhỏ ở phòng sách của Dận Chân, tim ông đập nhẹ nhõm, cười nói: - Mày trốn ở đâu đấy? Để ông phải trông ngóng mãi! Chu Dụng Thành không đến à?
Mạc Vũ ít tuổi hơn Khảm Nhi một chút, cũng là một người rất nhanh nhẹn, cười hi hi nói rằng:
- Cháu và Chu Dụng Thành thay nhau đã đợi bốn ngày rồi! Ông xuống kiệu là nhìn thấy ngay, nhưng vì ông Cao Phúc Nhi đang dẫn một kỹ nữ ở trên lầu bên kia, sợ ông ta nhìn thấy, luôn luôn không dám ra.
Ô Tư Đạo nói rằng:
- Ta cũng không cần gặp ông ấy, thôi chúng ta đi đi.
Mạc Vũ đi trước dẫn đường đi về phía đông, đầu tiên nói:
- Đều sắp đặt xong cả rồi, cửa hàng cũ của nhà họ Tống ở phía trước đã đặt cho ông một nơi trong cùng. Lần này ông không gặp Tứ da, ngay Chu Dụng Thành cũng mò không ra, về phủ ở an nhàn hơn nhiều!
Ô Tư Đạo bám theo Mạc Vũ, nói rằng:
- Mày nhớ một câu rằng thành người lớn không an nhàn, an nhàn không thành người lớn. Nếu muốn an nhàn thì để ta đi buôn cũng không chịu nghèo. - vừa nói, vừa đi vào cửa hàng.
Mạc Vũ liền bảo chủ cửa hàng:
- Ông chủ của tôi đã đến rồi, đun cho ít nước nóng, đem cơm tối đến đây. Ông Ô, mời ông sang gian bên đông ph trên ở ấm hơn, giường bếp đã nhóm nóng rồi.
Nói rồi, vừa mở cửa vừa đốt đèn, Ô Tư Đạo vừa ngồi xuống, đã đem đến cho ông một chiếc khăn bông nóng hôi hổi, trong lúc nói chuyện, ông chủ hiệu cũng đem cơm đến. Một bình rượu nóng, một bát to mì thịt dê, bốn đĩa thức ăn dọn rất sạch sẽ, ngoài ra còn có mấy chiếc bánh xốp vừng.
- Rượu vàng và thức ăn mày đã ăn uống gì chưa? - Ô Tư Đạo lau mặt rửa chân lên giường lò sưởi khoanh chân ngồi, nói như vậy - Ta chỉ ăn mì thịt dê, hễ uống rượu vào thì thức suốt đêm, các thứ đến rồi chứ?
Mạc Vũ cũng đói, vừa ăn ngấu nghiến, chỉ chỉ vào cái túi ở đầu giường, nói rằng:
- Đây là Để báo trong một tháng, ngoài ra còn có văn bản của bộ mà Tứ da đã phê duyệt, bản tấu mà hoàng thượng đã phê duyệt đều ở trong đó. Chu Dụng Thành nói mời Ô tiên sinh xem gấp để ban ngày đưa trả về phòng Thượng thư. Tứ da cần bản nào mà tìm không ra là không được!
Ô Tư Đạo gật đầu cười nói rằng:
- Đấy là đương nhiên, nhưng có ta chịu, không đến nỗi để chúng bay phải chịu phạt đâu.
Một lúc hai người đã ăn uống xong, Ô Tư Đạo vừa mở cái túi ra lấy văn bản đọc, vừa lấy ra từng bản mục lục chọn rút ra cái qua trọng, từ từ
- Tứ da gần đây tâm tư như thế nào, thân thể có khỏe không?
Mạc Vũ phì cười, nói rằng:
- Ông là người thật khó đoán! Con nghĩ lúc gặp mặt ông chắc chắn phải hỏi câu đó, thế mà đến bây giờ mới hỏi.
Ô Tư Đạo lạnh lùng nói:
- Ta là một người làm thuê. Điều mà ta rất muốn biết ngay là những chồng văn bản này!
- Tứ da vẫn mạnh khỏe, chỉ phải cái nóng tính nhiều. - Mạc Vũ ngồi ghé vào mép giường, xỉa răng - Và gặp ai cũng không nói năng chi, chỉ thưỡn cái mặt ra, làm cho người trong nhà sợ hễ thấy ông ấy từ xa đã phải tránh. Hai sư phụ Tính Âm và Văn Giác, mấy ngày trước cũng đều xị mặt ra, lần trước ở phòng đọc sách Thanh Vũ, con nghe thấy các ông ấy hỏi Tứ da: "Ô tiên sinh có thư gửi về chưa?", Tứ da lạnh nhạt cười nói rằng: "Các ngươi chỉ biết hỏi ta, các ngươi làm ăn cái gì nào?". Con chưa bao giờ thấy Tứ da lại phát cáu với hai sư phụ này! Đều trách ông, ra khỏi Kinh làm gì vậy? Về rồi lại không gặp Tứ da!
Ô Tư Đạo chẳng trả lời, tay cầm hai quyển văn bản so sánh xem dưới ngọn đèn nến, hồi lâu mới nói:
- Mày chỉ biết nói, còn có cái gì nữa?
Mạc Vũ cười nói:
- Từ lúc Cao gì gì đến chơi, Tứ da trong lòng như vững vàng đôi chút, không có hung dữ như thế nữa. Mấy hôm trước, người bị sốt, còn cố gắng đi đến bộ làm việc và gặp gỡ mọi người. Tứ da và ông họ Cao nói chuyện gẫu hai tiếng đồng hồ, còn mời cùng ăn cơm tối. Con ở đây một vài năm, còn chưa thấy ai được đón tiếp như thế! Sau này mới biết là ông cần hỏi, trách nào Tứ da mấy ngày nay ngày nào cũng đến cửa ngóng thư của ông xem có hay không. Ông là người tâm phúc của phủ Ung thân vương mà! Ô da, ông nhanh về đi!
Ô Tư Đạo lặng lẽ nghe Mạc Vũ nói hết, rồi đặt tập văn bản trong tay lên cái bàn trên giường, thở dài một hơi, nói rằng:
- Rất tốt! Mày không thể ở lại đây lâu. Về đi nói với Chu Dụng Thành, bảo nó cũng không cần phải đến đây nữa, bảo ông Tính Âm đưa Để báo hàng ngày đến cho ta xem. Mày và Chu Dụng Thành, Văn Giác cùng tiếp Tứ da nhiều vào, cố tiếp thêm hai ngày ta sẽ về phủ. Ta phải hiểu được nững thứ này mới gặp Tứ da.
Mạc Vũ cười nói:
- Con và Chu Đầu Nhi định bàn với nhau, tiếp đến ông và con không về, nó thay con xin nghỉ phép cho Cao Phúc Nhi. Ông chân tay bất tiện, bên người lại không có một người hầu cũng không được. Ông ở trong nhà trong, con ngủ ở bên ngoài, có việc gì gọi một tiếng là biết ngay.
Nói xong Mạc Vũ liền lui ra. Ô Tư Đạo tự do ở gian nhà trong nghiên cứu kỹ từng văn bản một và Để báo của triều đình gửi cho, cho đến lúc trời sáng, mới ngả người trên gối ngủ được một lúc
Liền bốn ngày, Ô Tư Đạo nửa bước không ra khỏi cửa nhà họ Tống. Văn Giác, Tính Âm ban ngày cưỡi ngựa không ngừng chạy khắp nơi, hỏi dò tin tức hoàng tử ở các phủ, thậm chí nhà ai diễn cái trò gì, mời người nào, hoàng tôn nào sinh nhật, đều có ai mang lễ đến biếu., những việc nhỏ nhặt này đều tổng hợp lại báo đến chỗ Ô Tư Đạo để ông ta tham khảo xem xét. Chu Dụng Thành lặng lẽ chỉ huy trẻ con học tập trong phòng sách phía đông tây của phủ Ung thân vương cũng đều phải ra đi hỏi dò tin tức, tự tháp tùng Dận Chân hàng ngày đến bộ làm việc và tiếp khách, thật cũng rất nghiêm túc và cẩn thận.
Đợi đến đầu ngày thứ sáu Ô Tư Đạo đã tự có chủ ý rồi, dậy rất sớm, súc miệng bằng nước muối, cười nói với Mạc Vũ rằng:
- Mày kiếm cho ta một cái kiệu nhỏ, nay chúng mình trở về phủ.
Mạc Vũ chỉ mong được lời nói đó của ông ta, liền đi ngay. Một lát liền gọi đến một cái kiệu sáng sủa tết bằng mây, nói rằng:
- Ông ở trong nhà này đã nghỉ ngơi mấy ngày, nay trời đẹp, ngồi cái kiệu này, hưởng gió, cũng dễ chịu đôi chút.
Ô Tư Đạo gật gật đầu tỏ ra hài lòng, bước lên kiệu, lại nói rằng:
- Đầu tiên hãy ra lối cửa Triêu Dương.
- Không phải là về cung Ung Hòa sao? - Mạc Vũ ngạc nhiên hỏi: - Ngoàương là phủ Bát da!
Ô Tư Đạo mặt mày phấn khởi, giục khởi kiệu đi và nói rằng:
- Ta muốn xem phủ Bát da phong cảnh như thế nào.
Mạc Vũ đành phải đi theo, trái lại bụng đầy nghi hoặc.
Đợi đến bến đò sông đào ngoài cửa Triêu Dương, mới qua giờ Thìn, vì mặt sông đào đã đóng một lớp băng mỏng, trên bến đò người qua lại rất ít, bến đò đối điện với cửa trước của phủ Bát da, bên ấy trái lại ngựa xe như nước áo quần như nêm, mọi người đều đội mũ trắng như mây, các xe kiệu thồ, kiệu mui trần, xe lừa, xe kiệu xếp hàng rất dài từ cửa trở đi, dưới lều quán trước bức tường bình phong, các nhà, có người đi vào ăn điểm tâm uống nước trà, có người nói chuyện phiếm về trận Long môn, có người sưởi nắng bắt rận dưới ánh mặt trời hòa dịu, thôi thì đủ các loại không giống nhau. Ô Tư Đạo xuống kiệu từ xa, ngắm nhìn một lúc ở bên sông đào, đã nhìn sang hiệu cầm đồ Vạn Vĩnh bị đóng kín, trên mặt lộ ra một nụ cười âm thầm, lặng lẽ chăm chú nhìn vào cổng phủ Bát da quét sơn đỏ mới toanh. Mạc Vũ cười nói:
- Cái cổng này của ông ấy có gì mà xem, vậy mà ông lại nóng lòng đứng đây mà xem?
- Có vấn đề rồi! - Ô Tư Đạo trầm ngâm nói: - Văn Giác hôm trước nói là Bát da không tiếp khách, làm sao náo nhiệt như thế? Mày đến nghe ngóng một tị xem sao?
Mạc Vũ đồng ý đến trước bức tườình phong lượn một vòng rồi trở về, hì hì cười nói rằng:
- Té ra hôm nay là ngày mừng thọ của Bát phúc tấn. Vả lại không có các quan chức đến chúc mừng, mà chỉ có các bà, các mợ, các cô, họ ở các phủ đến chúc thọ, luồn lách đánh ngựa đi đến thôi.
Ô Tư Đạo cười cười không lên tiếng, quả nhiên thấy một đám đông đàn bà phấp phới cành hoa từ trong cổng từ biệt đi ra, có người còn mặc sắc phục vua phong, mỗi bà còn đem theo một bà lão a hoàn, tíu ta tíu tít nói cười bảo nhau lên kiệu lên xe, xe lộc cộc rền vang kéo đi. Ô Tư Đạo đứng xem một lúc thở dài, nói:
- Chúng ta về thôi!
Đang muốn quay người để lên kiệu, lại thấy bên phía tây có một a hoàn, trong tay ôm một cái bọc, đi thẳng đến bên cạnh người Ô Tư Đạo, quỳ xuống chúc chào vạn phúc, hỏi rằng:
- Tôn giá có phải quý tính là Ô Tư Đạo tiên sinh phải không?
Ô Tư Đạo ngây ra gật gật đầy, hỏi rằng:
- Cô là ai? Có việc gì nào?
- Bà chúng tôi nói, bà ấy nhìn thấy ông giống một người thân thích của bà ấy. - Người a hoàn này nói: - Ông đã là họ Ô thì chắc chắn không nhận nhầm người. Ông có thể đi mấy bước ra đây không? - Nói rồi, bà ta đưa tay ra mời.
Ô Tư Đạo chần ch71;n, quả nhiên thấy phía trước đang đỗ một chiếc kiệu ấm che phủ thảm đỏ, bên cạnh kiệu chỉ có hai bà già đi theo. Ô Tư Đạo chưa kịp nói, thì rèm kiệu đã được vén lên, thấy một thiếu phụ hơn hai mươi tuổi mặc chiếc áo kép mầu hoa hồng tím, diện cái váy gấy nhiều nếp mầu vàng nhạt đang nhẹ bước xuống kiệu, hai tay để vào đầu gối cúi chào Ô Tư Đạo, kinh ngạc gọi lên một tiếng:
- Biểu đệ (em họ)!
Khi Ô Tư Đạo nhìn thì thấy hai mắt đều tròn như hạt hạnh đào, lông mày lá liễu, bên khóe mép hơi cong có một nốt ruồi mầu đỏ, không phải là Kim Phượng Cô thì là ai? Lập tức liền ngây ra, hồi lâu không biết nói cái gì, rồi nói rằng:
- Phải... phải là chị không?
Kim Phượng Cô với ánh mắt đen lay láy nhìn Ô Tư Đạo hồi lâu, cúi đầu không nói năng gì, chỉ than thở, ngón chân bấm xuống đất nói:
- Vâng, nghe nói chú em làm ở phủ Tứ da?
- Vâng.
- Khí sắc của chú em vẫn tất.
- Vâng.
Hai người lại không nói gì, đều đưa ánh mắt nhìn về phía mặt sông đào xơ xác tiêu điều lạnh giá. Hồi lâu, Kim Phượng Cô mới lại
- Có một câu tôi muốn hỏi, chú... ngày ấy làm sao trời mưa to như thế... chẳng nói chẳng rằng lại đội mưa ra đi?
- Chị hỏi cái gì nhỉ? - Ô Tư Đạo lạnh lùng cười nói: - Bởi vì phải trốn chạy! Cá nằm trên thớt cũng phải giẫy giẫy chứ! Làm sao các chị còn có điểm không cam tâm? Nay muốn tôi như thế nào, e là không dễ dàng đâu. Chị là người hứa đem thân đến với người, tôi cũng là người có chủ. Chị có việc gì cần gặp tôi?
Kim Phượng Cô cúi đầu, nước mắt ứa ra, nói rằng:
-...Chị đời này cũng xin lỗi chú, không dám xin chú tha thứ. Việc đàn ông các chú, chị không hiểu, cũng không dám hỏi. Nhưng chị biết, Tứ da, con người này không được tốt. Nhà chú không phải là nghèo túng, chị chỉ muốn khuyên chú trở về, chỉ cày ruộng và đọc sách, cũng sống được bình yên. Thành phố Bắc Kinh, sóng to đầm sâu, không phải là nơi ở tốt. Cái thân chú... đã tàn tạ, còn... muốn cái gì nữa chứ? Nếu như không có lộ phí...
Chưa nói hết lời, Ô Tư Đạo bỗng nhiên ngửa mặt lên trời cười lớn, nói rằng:
- Chị muốn tặng tôi vàng để đưa tôi về Vô Tích? Xin nhận nhiều sự quan tâm săn sóc của chị. Tôi chẳng qua chỉ là một người tàn phế, trong đời nhiều lên một người như tôi, ít đi một người như tôi, không trở ngại gì đến người khác. Tứ da nuôi tôi, Bát da nuôi tôi, tóm lại chẳng qua chỉ để mài mực nâng nghiên, tán róc giải sầu mà thôi. Chị hãy yên tâm đi, ngay Tứ da họa liền đầy cửa cũng không liên lụy đến môn khách nhà quan.
Kim Phượng Cô cúi đầu, trong lòng biết rằng Ô Đạo không giải được cái oán hận cho mình, đương nhiên vì có Mạc Vũ, nên không có cách gì nói sâu được, chỉ than thở, nhẹ nhàng nói rằng:
- Xin chú bảo trọng. - Chào rồi lặng lẽ lên kiệu đi.
Mạc Vũ thấy Ô Tư Đạo không quay mặt chào, chống cái nạng chỉ nhìn ngóng ra nhìn mặt sông, bèn nói rằng:
- Đây là bà chị họ của ông à? Là phu nhân của ai đó?
- Chị ấy là một người cô đơn. Con gái gả cho gà thì theo gà, gả cho chó thì theo chó có gì đáng nói đâu! - Ô Tư Đạo lạnh lùng cười nói, ánh mắt lạnh lẽo liếc nhìn chiếc kiệu nhỏ bé càng ngày càng đi xa, nói: - Đi, về đình Phong Vãn của ta.
Dận Chân sau buổi trưa liền từ phòng Thượng thư trở về trong phủ, trước đây hoàng đế ăn xong cơm buổi sáng, chính sự đã giải quyết xong, theo phép tắc ngày thường, bàn xong việc còn phải đến bộ Hộ và bộ Hình để nghe những lời bẩm việc của các đường quan, rồi sắp xếp xong công vụ của ngày mai, mới chịu về phủ, nay, trái lại tâm tư hết sức sốt ruột, ở trên phòng Thượng thư cùng Trương Đình Ngọc, Tam a-ca Dận Chỉ, Cửu a-ca Dận Đường, Thập tứ a-ca Dận Đề, căn cứ theo ý chỉ của Khang Hy, phát từng văn bản và viết giấy gửi đi. Dận Chỉ nói rất dài về cuốn "Tập thành đồ thư xưa và nay" do ông ta biên soạn, mọi người nghe thấy say sưa thú vị. Dận Chỉ hỏi ba bốn lần, Dận Đề chêm vào mấy câu, làm mọi người hào hứng đắc ý hết sức, nhưng trên thực tế ngồi không yên, mọi người tạm biệt nhau ra về sớm hơn. Vì thấy trong ngõ cửa có mấy trưởng tùy đang đánh bài, Dận Chân xuống ngựa, ném dây cương cho Chu Dụng Thành dắt ngựa đi, rồi lững thững bước và đứng ở ngoài vòng tròn đánh bài, chẳng nói năng gì. Chu Dụng Thành biết là ông ta sẽ nổi cơn lôi đình, bèn ở bên cạnh nói to lên:
- Chúng mày đều là đồ chó chết! Không thấy ông chủ đã về à? Đánh bài ban ngày, phủ Ung Vương mấy lúc có cái phép tắc này hả?
Mấy người nhà thoạt nghe tiếng quát đó, bất ngờ không kịp đề phòng, nhìn thấy một vị vương gia mặt lạnh lùng mà triều đình và dân gian không ai là không sợ, đang đứng gần phía trước, lập tức sợ hết hồn, mặt tái xanh, tay cầm các quân bài hoảng sợ không biết để chân tay vào chỗ nào. Khó khăn lắm mới lấy lại được tinh thần, đem các quân ném vào lò than, nhất tề quỳ xuống. Lão đầu vàng canh cửa vừa cúi đầu vừa van nài rằng:
- Tứ da, ngày rất dài, không có việc gì, chúng con đã quên phép tắc của Tứ da, từ nay không dám thế nữa!
- Không dám thế nữa? - Dân Chân hừ một tiếng - chúng mày đã dám, còn muốn nữa sao? Cao Phúc Nhi đâu? Bảo hắn đến đây!
Các tên đầy tớ canh nhìn trên hai cửa thấy từng cái đầu cúi xuống như tỏi giã trong số các trưởng tùy trên cửa, trả lời không được câu hỏi của Dận Chân, vội vàng chạy đến quỳ xuống nói rằng:
- Cao quản gia ăn sáng xong thì ra đi, bảo là đi mua sách cho Thế tử da, vẫn chưa thấy về ạ!
Dận Chân đang muốn nói, nhìn thấy ba anh em Hoằng Châu, Hoằng Thời, Hoằng Lịch từ cửa Nguyệt Động của vườn Tây Hoa đi ra, đi lén trốn mình, muốn đi về phòng sách phía đông, ông vừa bực, lại vừa buồn cười, dứt khoát gọi:
- Đứng lại! Lại đây!
Ba anh em nhìn nhau, đành phải làm theo và đi lại, hai tay buông xuôi đứng đợi. Dận Chân lạnh lùng cười và nói rằng:
- Hay thật! Ta bận công việc nước ở bên ngoài, người trong nhà đánh bài đánh bạc, còn chúng mày thì đi rong chơi ở vườn hoa, đi rong chơi ở vườn hoa, lỉnh đi ra phố, lỉnh đi ra phố, thật là vắng ong chúa!
Hoằng Lịch thấy hai anh mặt trắng bệch ra, miệng câm bặt như ve sầu mùa đông, vội vàng quỳ xuống, cười làm lành, nói rằng:
- Phụ thân trách nhầm chúng con rồi. Chúng con trước ở trong phòng sách phía đông đọc sách, Mạc Vũ đến nói là có bác Ô thế về rồi. Phụ thân lại không có nhà, sợ lạnh lẽo bác Ô thế, nên chúng con qua...
- Ô tiên sinh về rồi à?
Dận Chân tinh thần phấn chấn, lập tức ném cái lỗi lầm của người khác ra ngoài cửa, lông mày hơi động đậy một chút, cũng không để ý đến mọi người như thế nào, vung tay liền đi vào trong cửa Nguyệt động. Chu Dụng Thành đóng bộ mặt giận dữ với mọi người liền vội vã đi theo.
Dận Chân vội vàng đi vào trong vườn, đi đi lại lại qua các cây trúc, trông thấy Ô Tư Đạo đã đứng đợi ước bậc thềm đình Phong Vãn. Ông ta đứng lại quan sát kỹ Ô Tư Đạo tinh thần bình tĩnh, tiến lên phía trước một bước, ngập ngừng một chút, muốn nói cái gì lại thôi, không tự nhiên, cười gật gật đầu, nói rằng:
- Ô tiên sinh, xa lâu ngày! Thân thể như rắn chắc hơn lúc rời Kinh một chút.
- Xin chúc Tứ da an khang!
Ô Tư Đạo hai tay chắp lại vái chào, ông ta cũng đang quan sát kỹ Dận Chân, từ đầu đến chân, vẫn thấy Dận Chân sạch sẽ lanh lẹn không có chút nào tỏ ra bối rối, chỉ có sắc mặt hơi trắng bệch một chút, quầng mắt hơi thâm, liền cười nói rằng:
- Trong nhà vừa mới nhóm lò, khí than rất độc. Tôi xin cùng với Tứ da đi lại trong vườn được không?
Dận Chân gật gật đầu, ra hiệu cho Chu Dụng Thành đỡ Ô Tư Đạo đi, cùng dạo bước trên đường giữa hàng liễu đã rụng hết lá. Hai người đều là những người trầm lặng, đôi bên dựa vào nhau, đều một hoàn cảnh tâm tư thân thiết thật là ấm áp, giờ đây hồi lâu đều không nói chuyện gì. Đi được một quãng, Dận Chân mới thở dài, Ô Tư Đạo hỏi rằng:
- Tứ da, tâm tư của ngài thật nặng nề, ngài có điều gì lo âu chăng?
Dận Chân bẻ một cành liêu, ngắm nhìn con cá mè xanh đang bơi từ từ trong ao, nặng nề nói rằng:
- Ngày xưa nhân sĩ Đông Lâm có đôi câu đối "Phong thanh vũ thanh đN thư thanh, thanh thanh nhập nhĩ; Quốc sự gia sự thiên hạ sự, sự sự quan tâm" (Tiếng gió tiếng mưa tiếng đọc sách, từng tiếng rót vào tai; Việc nước việc nhà, việc thiên hạ, mọi việc được quan tâm). Thế tục gian nan như thế, ta không thể không lo ư? Ừ... không thể giấu ông, trận này ta thật sự là sống ngày tày năm, lại giống như một mình đi vào ngõ tối không có ban ngày, không có người đáng nói, không có người đáng hỏi, không có người chỉ ra bến mê (sai lầm), cũng không biết đầu tận cùng là chỗ nào. Gió gấp, trời lạnh, đường tối... ta ở vào hoàn cảnh nào?
Ông nói xong, lại thở dài:
- Ta rất sợ ông đi mà không trở lại, hoặc là...
- Hoặc là sợ khó không chịu trở lại, đúng không?
Ô Tư Đạo im lặng không cười, than rằng:
- Vương gia đối với tôi bằng đạo bè bạn, tôi dù thịt nát xương tan, cũng chỉ là sự báo đáp tâm thường, đâu dám sống tạm bợ được chăng hay chớ? Tôi về Kinh đã năm ngày rồi!
Dận Chân chốc lát đứng lại, kinh ngạc nhìn Ô Tư Đạo. Ô Tư Đạo từ từ nói rằng:
- Tôi ở Tứ Xuyên biết được trong Kinh có chuyện biến động, lập tức bắt đầu thu thập Để báo và văn bản của triều đình, sau khi trở về Kinh liền xem xong tất cả các hồ sơ lưu trong thư phòng của Tứ da. Dụng Thành, Mạc Vũ, Văn Giác, Tính Âm chạy như đèn kéo quân để hỏi dò tin tức cho tôi, tình hình trong triều, tôi đã biết trong bàn tay! Hôm nay, triều chỉ công bố môn nhânBát da là Hắc Thạc Triết làm thượng thư bộ Lễ, Trương Đình Ngọc đã bảo vệ Bát da, làm thượng thư bộ Công, Quỹ Tự Tiến được phong làm tả đô ngự sử, môn nhân của Tam a-ca là Hách Thọ làm tổng đốc Giang Nam. Tứ da về phủ sớm như thế, có phải là vì những chuyện đó mà buồn phải không?
Dận Chân hoảng sợ một chút rồi lắc đầu nói:
- Những chuyện đó là việc bình thường trong chốn quan trường, nhậm chức, bãi chức, miễn chức, vốn không quan hệ đến chỗ ngứa của ta. Nhưng phòng Thượng thư trước sự việc bất hòa thì ta quan tâm, sau sự việc cũng không trưng cầu ý kiến của ta, như tai thằng điếc bày ra đó, ta là một thân Vương trông coi sự việc này, làm tốt cũng không có hứng thú gì?
Ô Tư Đạo ha ha cười nói rằng:
- Tứ da hàng ngày luôn nói muốn làm "người nhàn hạ", nay cầu nhân từ được nhân từ, không tự do đứng dậy được sao?
Dận Chân bị ông ta nói khích cũng phải cười, lại than rằng:
- Ta tuy nói không có dã tâm, nhưng cũng không muốn rớt lại, càng không muốn cho bọn chuột chế nhạo ta.
- Trời rất tối rồi. - Ô Tư Đạo bỗng nhiên đứng lên nói. Thấy Dận Chân chăm chú nhìn mình, ông ta lại nói: - Tứ da vừa rồi nói cái ý đi xuyên qua ngõ; rất có ý nghĩa, kỳ thực Tứ đa sớm đã đi vào ngõ rồi, chỉ là trời rất tối, giơ tay ra không nhìn thấy năm ngón, ngài cho rằng vẫn ở trong ngõ là xong! Tứ da, hoàng thượng bất thình lình đã tiến hành biến pháp, ngài không thấy gì?
Dận Chân bỗng dừng chân lại, kinh ngạc nhìn Ô Tư Đạo không nói gì. Ngón tay mảnh khảnh của Ô Tư Đạo nắm đan vào nhau, thong thả nói:
- Vạn tuế da đã thụ lại quyền vua, hết thảy thánh cung một mình nắm giữ, tất cả các hoàng tử đều bị tước mất cái quyền tham tán, chỉ dành cho cái quyền làm việc, phòng Thượng thư cũng chỉ là tuân chỉ mà xử trí nhiệm vụ của triều đình mà thôi. Không như thế, tình hình trong triều sẽ khó mà ổn định được!
Dận Chân gật gật đầu nói:
- Điều đó ta thấy được, nhưng điều đó ta cũng không cho là "biến pháp" gì. Trước năm Khang Hy thứ 42 sự việc vốn đã như thế rồi.
- Có điều không giống nhau. - Ô Tư Đạo mỉm cười nói: - Lần trước giao quyền là để rèn luyện thái tử; lần này thu lại quyền là để khảo sát trình độ học thức tài năng của tất cả hoàng tử. Vạn tuế, lần này Người quyết định không lập thái tử nữa!
Dận Chân toàn thân rung lên, dường như có một tia sáng cực sáng quét qua trí não, xong ngay lại rơi vào trong suy tư trầm lặng.
- Làm như vậy, ít nhất cũng có ba cái lợi. - Ô Tư Đạo chậm bước đi, từ từ nói: - Một là, quyền vua có thể nắm giữ một mình, nhiệm vụ chính trị không gây ra trở ngại, lập thái tử bất tài, có hại cho việc hoàng thượng trị hóa; lập được thái tử tinh thông sáng suốt, dám làm mạnh lại dễ phân chia triều đình, chống lại với hoàng thượng, đều bất lợi cượng, cho triều đình, xã tắc và cho trăm họ.
- Ừ.
- Hai là, có thể tránh được việc các hoàng tử kéo bè kéo cánh, kết đảng mưu cầu lợi riêng. Không lập thái tử, các triều thần không biết sau này ai có thể được kế tục ngôi vua, sẽ không dám coi thường mà lao vào chuyện đảng phái của các a-ca, tương lai tân chủ nắm chính quyền sẽ dễ dàng thống nhất quyền lực để điều hành mọi việc!
- Ba là. - Ô Tư Đạo hai mắt long lanh - Trong hoàng thượng có Phương Bao, ngoài có Trương Đình Ngọc và Mã Tề phụ tá nhiệm vụ chính trị, có thể yên tâm lệnh cho các hoàng tử mỗi người tự làm việc của mình. Người đứng trên cao, quan sát kỹ lưỡng phẩm hạnh tài năng của các vị hoàng tử, để những năm sống còn lại, chọn ra được một hoàng tử vừa ý nhất để nối tiếp được ngai vàng!
Dận Chân như người đang mơ sực tỉnh trước mắt bỗng thấy bầu trời sáng rực, liền cất tiếng ha ha cười lớn:
- Ông phân tích vấn đề rất sâu sắc. Nực cười là lão Bát lại đau đớn, đầy lòng tính toán muốn tiến vào cung Dục Khánh! Theo như thế mà nhìn, thì cái tâm làm thái tử của ai càng mạnh, thì người ấy càng xúi quẩy to! Đúng là hợp với một câu của nhà Phật có ý nghĩa tinh thông: "Tranh thị bất tranh, bất tranh thị tranh" (Tranh đúng là không tranh, không tranh đúng là tranh).
- Câu nói này tuyệt diệu làm sao! - Ô Tư Đạo chống tay than thở nói: - Tám chữ này tôi ngẫm nghĩ không ra, cuối cùng Tứ da thông minh có một! Xin Tứ da cứ yên tâm, số trời đã định, ai cũng không thể xoay chuyển được
Dận Chân chỉ cười cười, sau lại trầm lắng xuống, ông nghĩ tới Thập tam a-ca Dận Tường. Ô Tư Đạo lại chỉ để ý nói rằng:
- Tứ da nghĩ mà xem, nếu thật sự lập thái tử thì các người của phòng Thượng thư có thể yên tâm làm việc như thế được chăng? Chiếu mệnh cũng sẽ sớm ban ra! Thập tam da có sai lầm gì mà đã bị giam vào ngục! Hay không phải đây là do lo sợ ông ta ở bên ngoài thay Tứ da đi tranh??
Đây là đánh bừa mà trúng, vừa khéo đánh trúng vào tâm sự sâu lắng nhất và lo buồn âm thầm của Dận Chân, một ngày mây đen đã tan đi sạch sành sanh, lại hoảng sợ, hồi lâu mới nói:
- Hôm nay mở phá được cửa bên, mới nhìn thấy trăng sáng như gương!
--------------------------------

1
Để báo: một hình thức "Quan báo" thời trước.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI