HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM
Khuyên nhủ Dận Chân, Vương Diệm trung thần với lời bóng gió
Chết vì Dận Nhưng, Trịnh thị oanh liệt báo đền

    
ận Chân đi tuần một vòng ở đai nội, về đến trước phủ của mình, qua cửa bắc Định An, lấy đồng hồ ra xem, vừa qua đầu giờ Hợi. Ông đang căn dặn Cao Phúc Nhi sắp xếp công việc sáng mai, lại thấy Thập thất a-ca Dận Lễ từ gian nhà sát cổng đi ra, vái chào nói rằng:
- Tứ ca, vất vả quá!
- Là đệ ư! - Dận Chân cười nói: - Không phải nói là mai đệ đến chỗ Vương sư phụ để gặp sao? Trời tối, mưa to như thế này, đệ còn đợi ở đây.
Dận Lễ cười nói:
- Vương sư phụ không chịu, cứ nhất định đến; không còn cách nào, đệ đành phải đi cùng.
Đang nói thì thấy Vương Diệm từ trong phòng trái bên cửa đi ra vừa đi vừa ho, Dận Chân hoảng sợ vội nói:
- Vương sư phụ, trời như thế này mà sư phụ làm sao lại phải bất chấp mưa gió đến đây. Ai ở ngoài cửa đó? Các người sao lại dám làm ăn cẩu thả như thế? Để Thập thất da và Vương sư phụ ngồi đợi ta ở chỗ này có xem được không? Mắt mù thì tâm cũng mù sao?
Vương Diệm đầu tóc bạc phơ, nhưng tinh thần xem ra vẫn còn tốt, người gầy đến mức như da bọc xương, áo cánh cắt may bằng vải thô Lan Châu giặt rất trắng, tiết kiệm đến mức tựa như lão hủ nho ở thôn ba nhà trong xã. Nghe thấy Dận Chân mắng người bề dưới, vội nói rằng:
- Không can hệ gì đến việc của họ, tôi muốn ngồi đợi ở đây. Cái phòng xép bên phía tây này rất vắng vẻ yên tĩnh, tôi nói với Tứ da vài câu là đi thôi mà.
Dận Chân đành phải gật gật đầu cùng Dận Lễ và Vương Diệm đi vào chái nhà phía tây cửa lớn. Ông ta tự tay rót trà, châm lửa hút thuốc cho Vương Diệm và tự mình ngồi đối diện với Vương Diệm, đang dự đoán xem ý định đến đây của hai người khách không mời mà đến này.
- Tứ da! - Vương Diệm rít một hơi thuốc lào kêu sòng sọc, nói rằng: - Dài lời hay ngắn lời, vốn nghĩ là không vội, sau này có tin nội đình truyền ra, nói việc quân bên phía tây không lợi. Lại có tin nói Thập tứ da muốn thống lĩnh đại quân ra trận, tôi muốn biết Tứ da nghĩ như thế nào về việc đó?
Dận Chân vừa mới vạch ra chuyện của Nhị a-ca, thấy Vương Diệm, trong lòng ông khỏi sao có điều áy náy. Dận Chân thấy Vương Diệm hỏi đến việc này, đã thở phào nhẹ nhõm, cười nói rằng:
- Sư phụ có gì không biết, Đại ca, Tam ca, Thập tam a-ca, Thập tứ a-ca có người đã từng với a-ma xuất quân, có người đã từng đi luyện quân. Xem như cục diện ngày nay, để cho một trong số các hoàng tử cầm quân, đương nhiên thích hợp nhất là Thập tứ đệ. Sở trường của tôi là chỉ ở trên những việc dân chính vặt vãnh, không hiểu về việc cầm quân nên tôi cũng không phải nghĩ nhiều về việc đó!
- Tứ ca không muốn Thập tam ca cầm quân sao? - Dận Lễ ở bên cạnh nói: - Đến nay các a-ca muốn cầm quân có thể là rất nh
Dận Chân kinh ngạc nhìn Dận Lễ, nói rằng:
- Thập thất đệ nói như thế nào nhỉ? Thập tam đệ nay hành động không được tự do, đệ lại không phải là không biết?
Dận Lễ lạnh lùng cười nói:
- Nay triều đình như thế này, Tứ ca, huynh chắc không biết, Đại ca cũng muốn dựa vào các môn khách để cầm quân đấy!
Dận Chân nghĩ đến Dận Nhưng, không nhịn được cười, đang muốn nói thì Vương Diệm than rằng:
- Tứ da, tôi nghĩ, các hoàng tử cầm quân, có người là thật sự muốn lập công vì triều đình, có người thì vị tất đã như vậy! Đó là vì họ thấy hoàng thượng đã già rồi, họ muốn trong tay nắm lấy binh phù, trong mắt, trong tâm họ chỉ nhìn về thành Bắc Kinh, không phải là người Mông Cổ, điều này Tứ da chắc đã thấy rõ.
Đó là lời nói rất biết lòng nhau, Dận Chân bất giác cúi đầu xuống, đã mấp máy môi, nhưng không biết nên nói như thế nào.Vương Diệm than rằng:
- Nói với nhau những lời chân thực, Thái tử da hai lần bị phế, ta mấy lần uống thuốc độc, Vạn tuế da đã luôn để mắt đến ta nên ta đã không chết được. Tổ tiên của ta vì bảo vệ Minh Vũ Tông, nên đã một sống chín chết, cuối cùng đã thành công, ngờ đâu một đời của ta, tâm huyết đã hòa với Nhị da, cuối cùng thì hóa thành mây khói... Buổi trưa, ban đêm ta để tayngực tự hỏi, thấy hổ thẹn với sự gửi gắm của Vạn tuế da, hổ thẹn với sự sáng suốt của tổ tiên. Con người ta, coi như là một bầy tôi bất tài của nhà Đại Thanh, một đứa con cháu hư đốn của nhà họ Vương.
Đang nói thì mắt ông đỏ lên, nước mắt trào ra. Dận Chân vội khuyên rằng:
- Nhị ca không hăng hái tranh giành, tôi cũng liều mạng bảo vệ anh ấy, bản thân anh ấy là A Đẩu, ông là Khổng Minh, như thế có được không?
- Đến nay ta nghĩ rõ ràng rồi, - Vương Diệm xì mũi - ta muốn làm dù chỉ một việc cho thiên hạ, cũng phải phù tá một người hiền minh biết lễ. Xem xem các a-ca của chúng ta, sống trong giầu sang sung sướng, phần lớn chỉ biết xem kịch hát, chơi với con chim ưng. Có người làm việc, có người phá đám, có người nghe những lời nói vui, có người trái tim hiểm ác xảo trá, một lòng muốn làm Dương Quảng? Có mấy người tận tâm lo nghĩ đến công việc thực tế của bách tính đâu? Ta nay thấy ông, nhất định hiểu rõ cái tâm tính này. Ta là người sắp chết rồi, vị tất có thể hầu hạ được ông chủ của một đời sau, nhưng trong lòng ta nghĩ, trông ngóng Tứ da tương lai có phúc kế vị ngôi báu!
Dận Chân ngẩng đầu mạnh lên, sắc mặt của ông trắng bệch giống.như tờ giấy trắng dán cửa sổ, giọng run run nói rằng:
- Vương sư phụ, đó... đó là những lời xằng bậy, không được!
Vương Diệm chìa tay ra nói rằng:
- Ta là người như đèn khô dầuết, không có gì đáng sợ. Ta tối nay đến đây, không vì bám lấy ông để thăng quan tiến chức, mà chỉ để nhắc nhở ông. Thập tứ da làm tướng, Bát da như hổ thêm cánh, ông nên cẩn thận, cẩn thận!
Dận Chân xúc động vì những tình cảm chân thật của ông ta, không thể không gật đầu nói rằng:
- Sư phụ là người tuổi già như đèn trước gió, đừng nói gì đến bám hay không bám, tôi chỉ tùy theo cảnh ngộ thích ứng mà sắp xếp. Chỉ nói cho sư phụ biết, tôi tuy ngốc nghếch, nhưng người khác muốn như thế nào, trong lòng đều biết rõ cả!
Vương Diệm ngồi ngay ngắn người, nói rằng:
- Đã như thế, xin Tứ da xử tử Trịnh thị đi!
Thấy Dận Chân kinh ngạc đến nỗi trợn mắt ngây mồm ra, Dận Lễ phe phảy cái quạt nói rằng:
- Tứ ca không cần phải hoang mang hoảng hốt, việc này không những chúng ta biết, Bát ca họ càng rõ như lòng bàn tay! Trong tay họ nắm con bài này nhưng không chơi, đây không phải là cái tình nghĩ tới anh em, mà là đang chờ xem, lúc nào thì đưa ra mới có thể dẫn kẻ họ muốn hạ đến chỗ chết!
- Chuyện của Trịnh thị... các ông làm sao mà biết được?
- Thập tam da bảo cho tôi biết. - Vương Diệm thở phào nhẹ nhõm, thái độ tinh thần của ông đã bình tĩnh: - Thập tam da ngồi tù đến ngày thứ hai, tôi đi thăm ông ấy, ông ấy cái gì cũng nói cho tôi biết, trong lòng tôi đã chôn vùi đi bảy năm rồi. Thập tam da nói ông ta rất yên tâm, nói Tứ da là bụng dạ của Phật da, dứt khoát không để cho kẻ đáng thương này đến chỗ tuyệt đường. Tôi vốn nghĩ việc này là thái tử gây ra oan nghiệt, những việc bí mật trong cung điện qua các triều đều có, mở tay ra là xong. Đến nay xem ra nếu không xử lý thì cuối cùng có một ngày nào đó sẽ nguy hại cho Tứ da, cho nên tôi phải xin Tứ da suy xét cho kỹ.
Dận Chân nghiến răng trầm ngâm, việc này đến đột ngột quá, ông không cân nhắc kịp.
- Chu Tử nói "Việc chết đói của đàn bà rất là nhỏ, việc mất trinh tiết mới là rất lớn". - Vương Diệm nói: - Bà ta từ lâu đã là người phải chết rồi. Đến nay bà ta can dự làm trở ngại cho nhiệm vụ quốc gia xã tắc, Tứ da không thể điều khiển được lòng nhân từ của người đàn bà này!
- Tôi... Hừ! Bà ta là người vô tội!
Vương Diệm đứng ngay dậy, lạnh lùng nói:
- Tội của nó còn thông đến tận trời, sai lầm lớn hơn cả quả đất! Tứ da, nếu ông không nỡ tôi sẽ gặp bà ta, nếu bà ta không chịu chết tôi sẽ làm bà ta phải ngượng mà chết ngay tại chỗ!
- Vương sư phụ - Dận Chân cũng đứng dậy, nói rằng: - Thôi thì như thế này vậy, sư phụ về trước đi việc này cho phép tôi suy nghĩ đắn đo đã. Tôi thà không có được thiên hạ, chứ dứt khoát không chịu giết oan người vô tội, thà người trong thiên hạ phụ ta, chứ ta cũng không chịu phụ người trong thiên hạ. Trịnh thị là người rất có tâm huyết, tôi dự đoán, bà ấy biết không có hy vọng gì trong việc phục hồi ngôi vịNhị ca, cũng sẽ tự diệt mình thôi.
Dận Chân tiễn hai người ra khỏi cửa, tim đập loạn nhịp, tiếp nhận Trịnh thị về phủ để làm những việc rất cơ mật, đến nay ngay cả phúc tấn cũng không biết được sự chân thực đến cùng của "bà cả họ Trịnh" này, nay từ đâu truyền ra? Quả là giặc trong nhà thì khó đề phòng, với mấy chữ này vạch trong đầu óc như ánh chớp, Dận Chân ngấm ngầm nghiến răng, đi từ phòng sách phía bắc tới, vì thấy Niên Canh Nghiêu đã đợi ở trước cửa phòng sách, nhưng khi đi vào phòng, Dận Chân cũng không thèm để mắt đến y. Ông ung dung ngồi xuống, đã có Chu Dụng Thành, Mạc Hương, Mạc Vũ, mấy người bạn đọc sách đang chờ đợi, đã bưng sữa đến, Dận Chân vì thế nói rằng:
- Rất mệt, lấy cho ta chậu nước nóng, vừa rửa, vừa xoa bóp bắp chân cho ta một lát.
Mạc Hương, Mạc Vũ vội bê cái chậu đồng đựng nước nóng tới, mỗi đứa một bên quỳ xuống kỳ cọ chân cho ông ta. Niên Canh Nghiêu đi đến, thấy Dận Chân thần sắc lạnh nhạt, nhìn mình có cũng như không, đành ngượng ngập quỳ xuống nói rằng:
- Thưa Tứ da...
- Gặp Bát da chưa?
Dận Chân giày vò ông ta đủ rồi, vừa uống sữa, vừa để cho Mạc Hương, Mạc Vũ xoa bóp tắm rửa, cuối cùng muốn mở miệng nói:
- Rất có thể còn có Cửu da, ta nghĩ ngươi cũng cần phải đến thăm đấy
- Xin trả lời Tứ da, - Niên Canh Nghiêu nuốt nước bọt, miễn cưỡng cười nói: - Ngũ da, Thập nhất da, Nhị thập tứ da, nô tài đều gặp cả rồi. Nô tài đến chỗ Bát da trên đường đi gặp Thập da, kéo đi cùng một thể. Còn các lão da khác, nô tài đều chưa đến. Lần này trở về Kinh, thực tình nô tài đem theo nhiều người, sợ gây phiền cho chủ nhân, nên không dám về phủ ở. Việc gặp các lão da khác là thực, nói từ trong đáy lòng, không có giấu diếm gì chủ nhân.
Dận Chân lạnh nhạt cười nói:
- Đây là lời nói của bản thân ngươi, cái lý của trời, cái lương tâm của con người, ta đã từng nói với ngươi mấy lần là ngươi có cái tâm "từ bên ngoài" không? Bất kể là Tam da, Ngũ da hay Bát da, Thập da cũng đều là anh em ruột thịt của ta, Thập tứ đệ càng không cần nói, thân cận đến mức không có cách nào thân cận hơn được nữa. Nếu ngươi thay ta đi thăm họ một tí, thì việc ngươi gần gũi hay không gần gũi ta đâu có thể trách được nhà ngươi? Điều ta muốn chỉ là cái tâm của ngươi! Trong bụng không đứng đắn thì con mắt hoa lên vậy, dùng những cái rắm đó do người đánh ra để lừa dối chủ ngươi ư?
Niên Canh Nghiêu nghĩ đến, chỉ là đi trước để thăm mấy hoàng tử, mà Dận Chân ghen đến mức to như thế, trong lòng chán nản, hạ giọng trả lời rằng:
- Chủ nhân dạy rất đúng. Nô tài hiểu rõ, chủ nhân không so bì gặp ai trước hay gặp ai sau, mà chỉ cho nô tài thấy trong mọi việc mọi nơi cái tâm phải luôn hướng về chủ nhân.
Dận Chân không trả lời, rút chân từ trong chậu ra, haiằng nhỏ hầu hạ đèn sách lau khô chân, thay đôi dày vải đế nhiều lớp đã cũ, đi hai bước một cách thư thái, nói rằng:
- Ngày trước có người đi chơi mười tám địa ngục, trước cung điện của Diêm Vương có đôi câu đối viết rất hay: "Có tâm làm việc tốt, tuy việc tốt không được thưởng; Vô tâm làm việc xấu, tuy việc xấu không bị trừng phạt" (hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng, vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt). Tứ da của ngươi đúng là có cái tính nết như thế. Ta là chủ của ngươi, ngươi là nô tài của ta. Ngươi xem, ta rửa chân ăn sữa, có người rất mực cung kính hầu hạ, cái gốc này không công bằng, nhưng đây là danh phận mà tạo hóa đã an bài như vậy, mọi việc lý lẽ vô cùng chính xác, không thể nghi ngờ. Ngươi yên trí ở điều đó nếu trong lòng ngươi nghĩ đó là điều nên làm, bất kể làm việc gì, làm tốt hay làm không tốt, ta đều gánh chịu cho nhà ngươi. Trong lòng không có cái điều đó, thì tết, ta cũng không thưởng cho ngươi; xấu, ta cần trừng phạt ngươi. Nay ta không khách khí với ngươi mới bảo thẳng cho người cái điều đó. Ngươi về Kinh báo cáo nhiệm vụ, đã gặp Vạn tuế da thì cần phải gặp ta, không gặp được ta, ngươi còn có ba ông chủ nhỏ, còn có phúc tấn, sao lại không nghĩ ra nhỉ?
- Xin trả lời Tứ da, quả tình là Tứ da bận...
- Bận cái cứt, ta ngày nào mà chẳng bận ư? - Dận Chân hầm hầm nói: - Thế tại sao nay lại đến gặp? Không nên tính toán trên trời có đám mây này, có đám mây kia, trên đầu nhà người chỉ có một đám mây này, đó là ta!
Niên Canh Nghiêu thấy lời nói này rất nặng nề, vội quỳ hai đầu gối xuống, nói rằng:
- Điều này nô tài dám thề với trời! Nô tài ngày nhớ, đêm đêm trông ngóng, chỉ mong chủ nhân ngày càng tiến bộ cao như cái gậy trăm thước. Cái tâm này của nô tài có ông trời biết! Hôm qua gặp ông Lý Quang Địa, ông ấy nói trong số các hoàng tử thì Bát da tốt, nô tài còn nói: "Bát da được quan trông cậy, Tứ da được dân trông cậy, Tứ da cương nghị dứt khoát rõ ràng, bất kể một ông hoàng tử nào cũng không sánh kịp". Thập tứ da đưa quân đến những nơi của Lương Châu Tây Ninh, nô tài thì ở Thiểm Tây, nắm giữ cửa ngõ Trung Nguyên. Chung quy cũng có một ngày nào đó, Tứ da sẽ hiểu rõ cái tâm của nô tài!
- Ngươi nói cái lời đó thì nên khoét mắt cắt lưỡi đi! - Dận Chân giương mắt lên nói rằng: - Ta bảo ngươi là trung là hiếu, chứ không bảo ngươi là làm điều càn rỡ! Ta bảo cho ngươi, Niên Canh Nghiêu, biết rằng, ta không phải là loại người mà ngươi nghĩ! Ngày hôm nay, ta dạy bảo ngươi, nhất định bảo cho ngươi hiểu, ông chủ của ngươi vẫn là một đại trượng phu đường đường chính chính, là trụ cột của xã tắc! Đới Đạc ở Phúc Kiến viết thư cho ngươi, ông ta xin ta tìm cho ông ta một việc đi công cán ở Đài Loan, nói muốn tìm cho ta một địa bàn hoạt động ở Đài Loan, một khi ta phải "lui bước"; còn ngươi ư? Thư đến nói gì? Ngày nay trung với chủ, ngày khác trung với hoàng thượng. Hừ! Ngay hai chữ "ngày khác" thì đã có thể dứt khoát tiễn đưa ngươi đến khắp các cửa!
Niên Canh Nghiêu bỗng vã mồ hôi khắp người, ông ta bỗng nhiên ý thức được, mấy ngày trước, có ý nghĩ mờ mờ ảo ảo đó, không những là hoang đường, mà còn là cực kỳ nguy hiểm. Tạm thời không nói tới quan hệ ràng buộc gắn bó rất sâu rất chắc với Dận Chân, thì Dận Chân cũng nắm chắc trong tay cái mạng mình. Không phí sức thổi tro, thì có thể dẫn mình đến chỗ chết! Biết rõ Dận Chân nói những lời giả dối không phải từ trong đáy lòng, Niên Canh Nghiêu vẫn liên tục cúi đầu nói:
- Vâng! Nô tài không dám nghĩ ngợi xằng bậ
- Đứng dậy đi! - Dận Chân bỗng nhiên lại hoàn toàn bình tĩnh - Người ta đi lên chỗ cao, con chim bay lên chỗ cao, cũng là chuyện thường tình của con người. Tình thế ngày nay của các hoàng tử, ngươi có một số ý nghĩ khác cũng không có gì là kỳ quái. Ta dạy bảo ngươi, là để cho ngươi tốt. Ta nói lời này, ngươi việc gì phải chảy nước mắt? Ngươi cần biết, ngươi là nô tài của ta, ra đi làm quan rất lớn, mọi việc làm tốt đều là một tấm gương tốt, làm một bầy tôi thành thạo, một lòng vì triều đình, vì quốc gia và vì vua cha, không những có ích lợi cho ngươi, mà cũng là vì tranh lấy cái thể diện cho ta, ta đâu có không cảm kích? Bắc Kinh loạn như thế, ngươi bạ đâu cũng đi lung tung, nếu xẩy ra việc gì thì ta không bảo vệ nổi ngươi. Lượng Công, ngươi hiểu rõ cái tâm của chủ ngươi chưa?
Ông ta nói rất là thống thiết, ân cần và chân thành. Niên Canh Nghiêu không biết câu nói nào đã xúc động đến tâm tình của mình mà cuối cùng cũng rơi nước mắt.
Niên Canh Nghiêu chùi nước mắt đứng dậy, xoa xoa đầu gối quỳ đến nỗi đau điếng, nghẹn nấc nói rằng:
- Thưa chủ nhân, tấm lòng của ông, nay con đã hiểu rõ. Về sau, chủ nhân cứ tin con, con nhất định sẽ làm một trung thần của triều đình, là trung bộc của Tứ da!
- Hiểu rõ rồi thì tốt, người ta không phải là thánh hiền, liệu ai có thể không có lỗi lầm? - Dận Chân mỉm cười nói, khẩu khí thay đổi ôn hòa - Dụng Thành, rót cho Niên đại ca một cốc trà Phổ Nhĩ!
Chu Dụng Thành rất thông minh lanh lợi, tối nay trước là tỏ ra hồ đồ, về sau lại thấắt rối bời. Lý Vệ mấy lần gửi thư đến, nói là Niên Canh Nghiêu của anh ta chuyên hung tàn bạo ngược trong quân đội, quan trường Tứ Xuyên đều biết "Niên Hào Trư" (con lợn Niên) nổi tiếng, ông ta là một nhân vật cứng rắn, cuối cùng bị Dận Chân vò đi vò lại như làm cho bé lại! Đang trong lúc say sưa, nghe Dận Chân sai bảo, ông ta vội vàng vâng một tiếng đã pha trà bưng đến, lại nghe Dận Chân hỏi rằng:
- Vừa rồi ngươi nói lời của Lý Quang Địa, đúng là đã thấy được tấm lòng của ngươi. Ngươi trở về Bắc Kinh, trong quan trường còn nghe thấy những lời như thế nào?
- Thưa Tứ da! - Niên Canh Nghiêu bưng trà khom khom lưng, nói rằng: - Nghe Vạn Gia Huy trong nhà chứa sách sử của hoàng thượng ở phủ Nội vụ nói, Phương Bao, Phương tiên sinh đang viết di chiếu cho hoàng thượng!
Mắt Dận Chân lóe sáng lên nhưng ông lại bình tĩnh ngay, bỗng nhiên cười nói rằng:
- Di chiếu chẳng qua chỉ mấy câu là xong, nay Phương tiên sinh luôn luôn cùng đi với nhà vua, ta nghĩ rằng đó là ông ta kiểm tra duyệt lại một số hồ sơ cũ cho hoàng thượng. Ông ta mới chỉ đi có mấy lần đến nhà để sách sử của hoàng thượng, ấy thế mà bọn tiểu nhân đã nặn ra những tin nhảm nhí lớn như thế, thật là nực cười.
Niên Canh Nghiêu nói rằng:
- Nô tài cũng nghĩ như vậy. Lão Vạn nói có đầu có đuôi, nói Vạn tuế da muốn mời Phương tiên sinh viết cho một bộ sách làm di chiếu, đem con đường văn võ công danh, học thuật và thái bình yên ổn, từng thiên từng thiên một viết thành một bộ sách thánh dạy, để lưu truyền đến đời sau cho con cháu, đN các con cháu tuân theo gia pháp của tổ tông!
Dận Chân mạnh mẽ nghĩ tới, Khang Hy đúng là đã từng nói, không học hoàng đế qua các thời đại thì lúc sắp chết chỉ định một người kế vị sẽ bị kéo đổ, muốn nhân đó để thức tỉnh, đem những lời cần nói đều viết ra cho mạch lạc từng điều một. Nghĩ đến đây, Dận Chân đã tin, bỗng lại nghĩ đến Lý Quang Địa là tọa sư của Phương Bao, trong lòng lại bối rối hoảng hốt, nhưng đã vội chuyển sang vấn đề khác, nói rằng:
- Di chiếu hay không di chiếu không quan hệ đến việc của ta. Về sau, các loại việc này ngươi chỉ được nghe không được truyền, thấy được thì phải cho ta biết, trả lời cho ta một tiếng là xong. Ngươi nói là Vạn tuế da triệu ngươi về Kinh, lúc gặp bệ hạ có ý chỉ gì không?
- Không có gì quan trọng. - Niên Canh Nghiêu lắc đầu nói: - Lúc nô tài trở về Kinh, quân báo truyền tin Nhĩ Đan bại trận còn chưa có. Vạn tuế da lệnh cho nô tài đóng giữ ở Thiểm Tây, việc quân ở tây bắc không cần để ý, chỉ để ý đến việc điều lương thực từ Trung Nguyên về Thiểm Tây, thà có nhiều chứ không thể thiếu. Tin thiếu lương thực trong quân đội của Nhĩ Đan, chỉ nô tài hỏi, ngoài ra không có chuyện gì khác.
- Thôi cứ như thế, trời không còn sớm nữa, ngươi về trước đi. - Dận Chân đứng dậy đi hai bước, ngáp và vươn vai nói. - Do chuyện Nhĩ Đan bị tiêu diệt, có lẽ toàn bộ đều phải bố trí lại. Ta dự tính triều đình cần lệnh cho tướng đi đánh trận ở phía tây, sẽ có đánh lớn, không thể ngồi nhìn cục diện tây bắc nát như cháo. Nhưng việc lớn như thế, không thể là hai ba ngày có thể chuẩn bị xong, từ Cổ Bắc khẩu, Hỷ Phong khẩu, Phụng Thiên điều quân Bát Kỳ; từ Tứ Xuyên Hà Nam điều quân đội cờ xanh, triều đì phải bận vài tháng, ngươi không ngại hãy ở lại đây vài giờ, tương lai hoàng tử nào làm tướng quân, ngươi theo đại quân trở về nhận chức cũng tốt. Xây dựng quân đội là một việc lớn bất đắc dĩ, nhiệm vụ quân đội của ngươi sợ bận đến mức chịu không nổi, ta đã nói với bộ Lại, điều Lý Vệ đến làm việc trong quân của ngươi. Ngươi có thể viết thư cho Lý Vệ, đừng nói là ý của ta, mà phải biến thành lời nói của bản thân nhà ngươi, coi như ngươi xin anh ta đến giúp đỡ, như vậy sẽ dễ coi hơn. Đi đi!
Đợi cho Niên Canh Nghiêu từ biệt ra về, chừng đồng hồ báo thức điểm liền mười một tiếng, vừa sang giờ Tí, Dận Chân mệt mỏi ngáp liên tục, hỏi Chu Dụng Thành rằng:
- Trong ngày mày có việc gì, nói đi, ngắn gọn một chút.
Chu Dụng Thành mắt chớp chớp, nói rằng:
- Cao Phúc Nhi đã nuôi một người đàn bà ở nhà bên ngoài, Tứ da biết chưa? Tiểu quái rất kinh!
Dận Chân cười nói:
- Cao Phúc Nhi đã trả lời ta lâu rồi. Chính vì sự nôn nóng này mà phải đợi để nói với ta ư? - Nói rồi liền ngả người trên ghế nhắm mắt lại để dưỡng tâm nghỉ ngơi.
- Người đàn bà này của ông ấy có quan hệ dây nơ rễ má với Bát da đấy!
Dận Chân bỗng nhiên mở mắt ra, hỏi
- Mày làm sao biết?
Chu Dụng Thành híp mắt cười nói:
- Hồi đó Cẩu Nhi ra đi, con ở lại đi vào phòng sách, lúc đó Tứ da có nói một câu, nói là sai dịch ở phòng sách cần hầu hạ bút nghiên, ngoài ra còn phải làm tốt tai mắt cho ông chủ.
- Ừ.
- Con nghĩ, thằng nhỏ lười nhác nhận việc không hiểu, a hoàn cũng có thể mài mực trải giấy bưng trà, đưa nước. Cho nên, câu nói sau của Tứ da rất là quan trọng. Cái gì gọi là "tai mắt" nhỉ? Chủ nhân mắt không nhìn thấy, chúng con nhìn thấy thay cho chủ nhân, chủ nhân nghe không thấy, chúng con nghe thấy thay cho chủ nhân, đó gọi là tai mắt.
- Ừ.
Chu Dụng Thành vạch từng ngón tay nói rằng:
- Cao Phúc Nhi mới đầu làm quen với bà ấy, ông ta không về với chủ nhân, chúng con cũng không để ý. Có một lần con và Mạc Hương đi uống rượu thấy bà ấy cùng với Hoàng Kiều Kiều cửa hàng tạp hóa ở phố Cây Hòe đang ở một chỗ nói chuyện lén lút với nhau. Thấy chúng con, người vú em họ Hoàng ấy thay đổi sắc mặt, lẩm bẩm nói vài câu rồi đi. Lúc đó, con hỏi bà ấy, Hoàng Kiều Kiều là người như thế nào? Bà ấy nói là con dâu của nhà mẹ bà ấy, ở chỗ ba cây ngô đồng. Vì địa chỉ này không đúng, con sinh nghi, đã đi hỏi dò, chỗ ba cây ngô đồng căn bản không có người tên là Hoàng Kiều Kiều? Con bảo Mạc Hương đến chỗ phố Cây Hòe xem xét kỹ, thì Hoàng Kiều Kiều là cô gáiLiễu Nhân Tăng trốn từ hiệu cầm đồ Vạn Vĩnh ra!
Dận Chân hai tay kê làm gối đầu, hai con mắt đã long lanh, thấy Chu Dụng Thành đánh động, liền nói rằng:
- Mày nói tiếp ta nghe xem sao!
- Việc này có quan hệ tới Liễu Nhân Tăng, con càng không dám qua loa đại khái - Chu Dụng Thành nói: - Con đã mời riêng một gia đinh ở phòng Bảo vệ, bảo anh ta lén chú ý đến cái nhà ngoài của Cao Phúc Nhi, qua nửa tháng thấy Hoàng Kiều Kiều cứ cách năm ngày lại đến một lần, cũng không ngồi lâu mà đi ngay, lại không thấy trở về phố Cây Hòe, mỗi lần đều trước tiên đi đến Bạch Vân quan thắp hương rồi mới trở về nhà mẹ! Thập tam da không thấy đi ra, có một lần Thập tam da nói với con: "Bạch Vân quan có một số "tặc đạo sĩ", đó là cái sào huyệt đen của Bát da, sớm tối ta phải diệt nó!". Thưa Tứ da, ngài nghĩ xem, việc này có kỳ quặc không? Ngoài ra còn có một số cô gái không đứng đắn cũng thường đến nhà ngoài của Cao Phúc Nhi, cũng đều dò xét, đều là con hát trong gánh hát của Hoành Bát da ở Gia Hưng, cuối cùng họ có quan hệ gì với phủ Bát da hay không, còn chưa làm rõ, bởi vì những cô gái này đều là người sai bảo của ông hoàng tử khác mà Bát da phân tặng cho, những kiểu ngoắt ngoéo này thật khó làm rõ.
Dận Chân chăm chú nghe một cách khác thường, ông đã hoàn toàn mất hết cả ý định ngủ, hỏi rằng:
- Việc này mày sao không sớm cho ta biết?
Chu đáp:
- Cao Phúc Nhi có tình nghĩa sâu sắc với Tứ da. Không có chứng cớ sao con dámbừa?
Dận Chân nghĩ ngợi, hỏi rằng:
- Nghe cái giọng của mày, đến nay mày đã có bằng chứng phải không?
- Cũng không dám nói là bằng chứng.
Chu Dụng Thành giẩu môi về phía Mạc Vũ. Mạc Vũ từ trong tay áo lấy ra một ngân phiếu đưa cho Dận Chân. Dận Chân cầm lấy tờ ngân phiếu xem, thì thấy đây là một ngân phiếu ba mươi lượng có thể đổi ngay ra tiền mặt được, cũng không nói gì, nhìn Mạc Vũ một cách đầy nghi hoặc. Mạc Vũ vội nói:
- Tờ ngân phiếu này là Cao Phúc Nhi hôm qua đưa cho con, nói là thấy nhà con nghèo, thấy đáng thương, con đã nhận. Ông ấy lại hỏi con, chuyện chị cả Trịnh ở Bắc Viện như thế nào? Lương bổng cũng nhiều như bà phúc tấn, mà cũng không thấy Trịnh đại quan nhân, cũng không nghe nói Tứ da có người thân này. Con nói không biết, ông ấy bảo con hỏi Khảm Nhi, nói là thằng quỷ con này nhất định biết.
Dận Chân bỗng ngồi thẳng người lên, đăm chiêu một lúc lâu, nói rằng:
- Mày hỏi dò nó có phải không?
Chu Dụng Thành cười nói:
- Ông ấy không phải là muốn hỏi dò, mà hỏi con là việc như thế nào, con nói: Cao quản da không hỏi việc này thì thôi, muốn hỏi thì xin thưa là chị cả Trịnh là phu nhân của Phụng Thiên tướng quân Trịnh Thiên Hưu, Trịnh Thiên Hưu là môn nhân của Tứ da, hồi trẻ đã chết trận ở Khoa-bổ-đa, nên được Tứ da nuôi, mới đưa về phủ.
- Buổi chiều hôm qua, Cao Phúc Nhi lại đi một lần. - Mạc Vũ trầm ngâm nói: - Sáng nay dậy, tiễn Tứ da đi, Cao Phúc Nhi lại hỏi con việc của chị cả Trịnh đã hỏi dò được chưa, con đã trả lời như lời của Chu Dụng Thành. Ông ta lại nói không hỏi về cái đó, hỏi chị cả có phải là còn ở Bắc Viện hiện nay không. Con cùng Mạc Hương, Dụng Thành bàn kế với nhau, nếu không báo cáo việc này với Tứ da, nếu xẩy ra chuyện chắc chắn không phải là trò đùa, cho nên mới...
Dận Chân xỏ giầy đứng dậy, thong thả đi hai vòng, đến trước cái bàn, cầm bút lên hơi trầm tư, rồi viết mấy hàng chữ trên một tờ giấy, đưa cho Chu Dụng Thành, nói rằng:
- Ông ấy cho mày ba mươi lạng, ta ban thêm một nét 1 cho mày ba nghìn lạng, mày chia làm ba phần! Chỉ cần đem đến phòng Kế toán chi, bảo những người ở đó rằng vì Mạc Vũ sửa nhà, nên ông chủ thưởng cho!
- Xin cảm ơn Tứ da!
Dận Chân bưng chén trà vừa đi vừa trầm ngâm, nói:
- Nhưng những điều mà chúng mày nói, vẫn không thể coi là bằng chứng. Chúng bay biết Cao Phúc Nhi không? Nó vốn là dân đói ở Sơn Đông trốn chạy mất mùa ra ngoài, cha của nó chết đói ở sông Bạch Mã của Diệp Bá Thọ tại Nhiệt Hà, ta phụng chỉ đi Phụng Thiên tế mộ thấy nó đang bán em gái nó ở chợ mua bán người để lấy tiền mai táng c trên người đeo một cái biển, muốn làm nô lệ cho người ta để nuôi sống mẹ già của nó. Nói về cái tâm, đó có thể cho là người con có hiếu..Đã là con có hiếu thì không gây ra chuyện bán chủ. Sau khi theo ta lại xẩy ra chuyện vỡ đê Hoàng Hà, chúng ta lại có mối quan hệ hoạn nạn, mà mối quan hệ hoạn nạn thì tự có thể cùng hội cùng thuyền mà giúp đỡ lẫn nhau. Nó biết chữ ít, năng lực có hạn, ta chưa cho nó ra đi làm quan, có thể cũng chưa bắt nó làm một nô tài tầm thường. Tiền lương mỗi tháng của nó còn nhiều hơn năm lạng so với anh em Hoằng Lịch, tết hàng năm ban thưởng từ trước đến nay đều là phần nhất, ta thưởng một năm trang trại của nó cũng được một khoản là một vạn lượng bạc trắng. Một kẻ chịu ơn như thế, đã đổi lấy Khảm Nhi của mày, có thể làm chuyện bán chủ được không? Cho nên, việc này chúng mày nói, ta còn một số chỗ không tin.
Ba người nhìn thấy giấy thưởng tiền của Dận Chân, nghe lời của ông ta, đều ngây ra.
- Vì sao ta còn muốn trọng thưởng cho chúng mày? - Dận Chân cười nói: - Cái mà ta cần lấy là cái tâm của chúng mày. Cái tai mắt này của chúng mày làm được tốt, đúng là mọi việc luôn luôn khắp nơi phải đặt mình vào suy nghĩ cho ông chủ, chính cái điều đáng quý này, cho nên ta không tiếc tiền. Chúng mày trẻ tuổi thông minh hơn nó, đọc sách một chút, tương lai làm được đến cái chức như Niên Canh Nghiêu, cũng không phải là việc không thể hy vọng. Cứ như thế, làm đi. Không xoa cát vào mắt của Tứ da, ân oán phải rõ ràng, trọng thưởng hay nghiêm phạt, ta không để thua thiệt cho chúng mày đâu.
Nói xong, Dận Chân lại căn dặn:
- Tối nay ta ở phòng sách, mấy đứa chúng mày hầu hạ, sáng mai gọi ta dậy sớm sớm một chút, sợ rằng Vạn tuế da chắc chắn cần triệu kiế
Ba người vội vâng lệnh, giải xong giường cho Dận Chân, đổ nước sôi vào bình nước chuẩn bị cho nửa đêm ông ấy súc miệng, thắp hương, chỉ để một cây đèn có chao bằng vải lụa hồng, rồi nhẹ nhàng lui ra gian nhà ngoài, mỗi đứa kéo một cái ghế dài rồi cứ nguyên quần áo để lung tung nằm xuống.
- Dụng Thành... đến rót trà, ta khát quá.
Nửa đêm về sáng, tiếng gà gáy khắp nơi, Dận Chân bỗng tỉnh dậy. Chu Dụng Thành lóp ngóp bò dậy, từ trong hộp đựng trà, đổ vào một cốc pha nước nóng bưng đến trước mặt Dận Chân, nói rằng:
- Tứ da trằn trọc, ngủ không sâu, trong nhà nóng lắm phải không?
- Là trong lòng buồn phiền, nằm mơ suốt. - Dận Chân uống một ngụm nước trà, hai chân thõng xuống giường ngồi thẳng người lên, dưới bóng đèn hơi hồng hồng nhìn không rõ sắc mặt của ông ta - Chí nhân 2 không có mơ, xem ra ta không được coi là chí nhân.
Chu Dụng Thành cười nói:
- Thánh nhân còn mơ Chu Công đấy! Chí nhân không mơ, là nói chí nhân không tin vào mộng mơ, không phải nói thánh không nằm mơ.
Dận Chân cười cười, rồi nói rằng:
- Mày quả thật là tiến bộ, ý này ngay cả thầy học của ta, Cố Bát Đại tiên sinh và ngay cả Hùng Tứ Lữ đều không nghĩ được! Mày quỳ xuống, nghe ta nói đây!
Chu Dụng Thành lúc đó mới biết, Dận Chân có ý triệu mình đến để bàn điều bí mật, vội quỳ ngay xuống, nói rằng.
- Xin Tứ da dạy bảo.
- Việc tối nay chúng mày nói, ta đã hoàn toàn tin, nhưng phòng sách còn có mười mấy người, khó đảm bảo chúng nó không nghe trộm, ta chỉ có thể nói như thế thôi. - Con mắt của Dận Chân rực sáng - Chuyện của các hoàng tử, về bề ngoài thì hòa nhã, cung kính, dịu dàng, chứa chan tình cảm, nhưng thực ra đã đến mức xung khắc nhau như lửa với nước, cần phải để cho lòng được trong sáng khi nghĩ.
Chu Dụng Thành cúi đầu liên tục, cho là hiểu rõ rồi.
- Té ra là cũng khó trách, - Dận Chân than rằng:
- Sự khác nhau giữa một ông vua với một bầy tôi, giữa một ông chủ với một người nô lệ giống như sự khác nhau giữa mây trên trời với bùn dưới đất, người thành thật, kẻ thất bại của vương hầu là kẻ cắp trên bãi đuổi hươu thì không có anh em gì. Đại a-ca làm hại Nhị a-ca, Tam a-ca làm hại Đại a-ca, Bát a-ca làm hại Thập tam a-ca đều là việc rõ mồn một như hiện ra trước mắt, ta đâu có thể xem thường! Cho nên việc bên cạnh người của ta, mày có thể lưu tâm như thế, thật là không uổng cái công ta thương mày!
Về các mặt này, tuyệt đối không thể nói ra những lời gan ruột, vậy mà nay đều bảo cho Chu Dụng Thành biết, Chu Dụng Thành cảm động đến nỗi ngũ tạng đều sôi lên, trong lòng vừa chua xót vừa nóng bỏng, một câu nói cũng không trả lời được.
- Mặt mày mơ hồ, lòng mày trong sáng, cái sở trường này người khác khó mà có. - Dận Chân nhấp một hớp trà nói: - Mày cần chăm chú nhìn bám sát Cao Phúc Nhi cho ta!
- Vâng!
- Không những Cao Phúc Nhi, mà tất cả mọi người trong phủ mày đều phải chăm chú theo dõi!
- Tất cả mọi người, - Dận Chân chậm rãi nói: - ngay kể cả Văn Giác, Tính Âm trong đó!
- Vâng!
- Viết thư cho Cẩu Nhi bám sát Niên Canh Nghiêu, thấy người nào, nói lời gì, đi nơi nào, thậm chí cùng với ai uống rượu, xem hát..., cứ ba ngày một bức thư, gửi về phủ bằng trạm dịch dọc đường, mày đến mà đọc!
Chu Dụng Thành bỗng nhiên từ trong đáy lòng thoáng thấy sợ sệt, cuối cùng rùng mình như bị lạnh, Chu vội rập đầu nói rằng:
- Vâng! Nô tài rõ rồi ạ!
- Làm tốt, công lao của mày thật khôn lường! - Dận Chân hơi nhếch mép, hiện một nụ cười mỉm u buồn - Trời, Phật đều không làm thiệt mày, đi đi!
- Vâng!
--------------------------------

1

2
Chữ thập là mười, cho thêm một nét thành chữ thiên là nghìn (ND).
chí nhân: người rất có lòng nhân ái.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI