HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU
Thập tứ a-ca, bái soái Tây
Thập tam a-ca, lấy dây trói tù lại được gặp anh

    
ận Nhưng xin cầm quân đi đánh giặc không được định tự tử. Hoàng đế Khang Hy nổi trận lôi đình, liền hạ chiếu chỉ, lệnh phế bỏ thái tử, đưa từ cung Hàm An về sống ở Thượng Tứ viện để cầm cố lâu dài, tiếp theo liền phê duyệt ban cho Cánh Ngạch, Thác Hợp Tề, Lăng Phổ, Chu Thiên Bảo, Trần Gia Du phải tự sát, giống như đổ một thùng nước lạnh vào đống tro tàn bùng cháy lại, từ đây việc khôi phục ngôi vị của thái tử đã trở thành tuyệt vọng. Các văn võ bách quan của triều Mãn bị sự kiện này làm rúng động một trận chẳng hiểu ra sao cả, nhưng rất nhanh chóng tỉnh lại, lại tập trung ánh mắt vào việc hoàng tử cầm quân, xem ai là đại tướng quân ra trận, từ bên trong không khó phỏng đoán được "ý thánh".
Kỳ thực không cần phỏng đọi cái sẽ rất nhanh được sáng tỏ. Qua mồng 6 tháng Sáu, Thập tứ a-ca Dận Đề liền dẫn mười mấy bộ hạ rời khỏi phủ Bối lặc vào ở trong bộ Binh, xin miễn tất các tân khách, các quan chức vãng lai đến bái yết, chỉ chuyên tâm vào việc đưa ra kế sách điều quân mã đi các đường. Mười vạn quân tinh nhuệ của đại bản doanh Cổ Bắc khẩu, Hỷ phong khẩu, Nương Tử quan, quân cờ xanh của Tứ Xuyên, Giang Nam đi dưới trời nắng nóng, mạnh mẽ cuồn cuộn từ Tỉnh Hình, Hàm Cốc, Phong Lăng độ, Lão Hà khẩu, Ô Trình, Quy Đức v.v... khắp nơi tiến vào Thiểm Tây đi ra cửa ải, nói là tập trung ở Tây An, Hàm Dương đóng trại đợi lệnh, mọi chỉ lệnh tuy đều nói là triều đình gửi chiếu thư, nhưng thực chất đều do Dận Đề một tay nắm giữ chung. Chỉ cần không phải là người mù, cũng đều biết Thập tứ da sắp đăng đàn bái sư.
Ngày 16 tháng Tám, Lý Vệ nhận được trát ủy thác của bộ Lại, cho ông ta từ quan chức văn chuyển thành quan chức võ, tăng thêm ba cấp, đến hành dinh của tổng đốc Niên Canh Nghiêu làm việc. Lý Vệ lúc này đã là tri phủ, được tăng ba cấp, dự đoán tất phải là một tham tướng, cũng không được vui vẻ lắm, vội vàng bàn giao mọi việc cho người bạn đồng tri là Cao Kỳ Trác, dùng kiệu bốn người khênh mẹ con Thúy Nhi, bản thân cưỡi ngựa đeo gươm trông rất oai vệ tiến vào Kinh. Một là phải đến bái yết để tạ ơn, hai là Dận Chân có thủ dụ "Phúc tấn nhớ Thúy Nhi", muốn ông ta đưa gia quyến vào phủ Ung vương, cũng tiện cho việc chuyên tâm làm việc. Lý Vệ làm quan đang hành sự rất hào hứng, đâu có hiểu được tâm tư của Dận Chân? Trên đường đi nghe nói triều đình đã hạ chỉ, Thập tứ ca được tấn phong làm "Quân vương đại tướng", ấn đến ngày phải vào hành dinh Tây An, hẹn thời hạn phải đến nhận ấn đại tướng quân, bảo kiếm thiên tử, phụng tiết ra khỏi Kinh, hoàng đế đích thân tiễn đưa. Vì cần xem sự náo nhiệt này, càng hiểu phải đi suốt ngày đêm, ngựa không dừng bước, phải chạy nhanh cho kịp vào Kinh. Đến được Bắc Kinh, đúng vào mùng 8 tháng Chín, khắp thành phố, đâu cũng kết hoa mầu sắc, đường phố bán rượu Hoàng Thổ, nhà nào nhà ấy đều đặt hương án bày hũ rượu, mọi người đều biết ngày mai duyệt binh ở Vương Phong lầu đại tướng quân sắp ra trận rồi.
Tiến vào thành phố Bắc Kinh thì trời đã sắp tối, Lý Vệ sắp xếp cho những kẻ hầu người hạ đi theo đến nhà trọ, còn mình và mẹ con Thúy Nhi đều ngồi kiệu đi đến cửa An Định vào cung Ung Hòa. Lại nhìn thấy trên cửa đã treo đèn, Lý Vệ nghĩ sẽ phải gặp Tứ da, trong lòng vừa có ý nghĩ nhớ nhưng lại vừa có cảm giác sợ hãi, bèn cho hạ kiệu từ xa, bảo Thúy Nhi rằng:
- Đây cũng coi như về đến nhà rồi, lão da là người thích chuyện lễ nghi, chúng mình đi bộ vài bước đến đó đi.
Thúy Nhi nhoẻn miệng cười, nói rằng:
- Thật là cái bụng của anh có lắm cái cong queo!
Liền bế đứa con đang ngủ say cùng Lý Vệ đi tới. Vừa đến đầu cửa chưa kịp thông báo thì thấy người cầm nghi trượng và người khám nghiệm tử thi ở nhà để kiệu bên trong đang khiêng cái kiệu đỉnh che mầu vàng nhạt, tiếp theo liền thấy Dận Chân dẫn Cao Phúc Nhi và Mạc Vũ cùng đám đông người chen nhau đi ra. Lý Vệ bước lên phía trước cúi đầu, nói rằng:
- Xin chúc Tứ da vạn phúc vạn an, nô tài đáng muôn chết!
Thúy Nhi vội vàng quỳ theo.
- Ôi Là Cẩu Nhi aDận Chân vừa xuống bậc thềm, lại thấy cả nhà Lý Vệ, bèn dừng chân cười nói: - Vừa mới vào Kinh chứ? Đi như thế này đến à? Ngươi bây giờ làm quan to như thế cũng hà tiện đến mức ngay cả tiền thuê kiệu cũng không bỏ ra!
Thúy Nhi ở bên cạnh nói rằng:
- Trước là ngồi kiệu, sau đến cửa nhà chủ nhân cảm thấy không tôn kính, nên xuống kiệu đi bộ đến. Sợ gì? Con là người đàn bà không bó chân 1, hơn nữa lại không mạnh như lúc đi xin cơm đâu?
Dận Chân đi đến quan sát Thúy Nhi, cười nói:
- Có cái lòng đó, chủ nhân của ngươi rất vui. Lúc đầu, ngươi là một con ranh con, nay cũng ra vẻ lắm rồi. Thế nào, nghe nói ngươi không cho Lý Vệ lấy vợ lẽ phải không? Cháu bé này mấy tuổi rồi? Gọi tên là gì?
Lý Vệ không ngờ là những chuyện vặt trong nhà như thế mà Dận Chân cũng biết rất rõ ràng, lập tức đỏ mặt lên vì xấu hổ. Thúy Nhi cười nói rằng:
- Chủ nhân làm sao lại biết vậy? Anh ấy muốn lấy thật thì con cũng cho anh ấy đi luôn! Năm ấy chủ nhân nói với bà phúc tấn là ghen gì nhừ thế, con nghĩ con đúng là con sư tử cái Hà Đông đây.
Dận Chân vốn bụng đầy tâm sự, bị cô ta trêu cho phải bật cười ha ha, nhiều người đi theo cũng không thể không cười thầm. Thúy Nhi lại
- Cháu đã ba tuổi rồi, nghĩ đến cái ơn của chủ thân, đặt cho cháu cái tên là Lý Trung Tứ da ạ!
- Lý Trung Tứ da? Bốn chữ à? - Dận Chân cười đến nỗi nghiêng ngả cả người. - Cái ý tứ này e là không tốt đâu! Chỉ là không được văn nhã. Trung cũng tốt, hiếu cũng tốt, nhưng chỉ cần một chữ "hiền", thôi gọi là Lý Hiền đi... Lúc này không nói nữa, ta còn phải đi bộ Hộ, kinh sư thưởng tiền cho gia quyến Thập tứ da ra trận còn chưa lấy ra được đây! Thúy Nhi đến chỗ phúc tấn nói chuyện với bà ấy, bảo Phong Vãn đình làm một bữa tiệc, cùng Ô tiên sinh, Khảm Nhi, các ngươi uống rượu đợi ta về.
Nói xong cười rồi lên kiệu đi. Lý Vệ vâng lời, đi vào trong nhà, quả nhiên thấy Khảm Nhi, Mạc Vũ đang ở phong Vãn đình, thế rồi Lý vừa nói chuyện với Văn Giác, Tính Âm, vừa bảo nhà bếp chuẩn bị tiệc rượu, mọi người vây quanh bàn nói cười vui vẻ.
- Cô giỏi thật đấy, hễ trở về là trêu được Tứ da vui - Tính Âm than rằng: - Suốt năm tháng nay, ta chưa thấy ông ấy nét mặt tươi tỉnh. Từ sớm đến tối chỉ vùi đầu vào làm việc rồi lại chỉ thấy làm việc Kỳ thực ta thấy ông ấy có ý làm mệt bản thân, cố nén cái bực tức trong long! - Nói xong thì chạm cốc uống với Văn Giác.
Ô Tư Đạo tửu lượng không cao, nên chỉ uống trà và thần người suy nghĩ hồi lâu mới nói rằng:
- Tâm tư của Tứ da có gì khó đoán đâu? Thập tứ da cầm quân, tất cả mọi việc lương thực, cỏ ngựa, tiền lương, úy lạo quân đội, đều rơi vào đầu ông ấy, ông ấy không tránh khỏi có nghĩ làm dâu cho nhà người. Thập tứ da đắc thắng trở về triều đình, tên mãi ghi vào sử sách, Tứ da bản thân cảm thấy mệt chết đi được mà cũng không có người biết, ông ấy làm sao không buồn phiền?
Chu Dụng Thành hỏi rằng:
- Đã như thế, vì sao ông còn phải ba lần bảy lượt khuyên Tứ da, nhất thiết không được sinh ra cái tâm lười nhác, cố gắng làm việc? Không sợ mất công lao à?
Ô Tư Đạo cắn môi, lạnh nhạt cười nói rằng:
- Chẳng trách người ta vẫn ngày ngày nói anh lanh lợi! Vạn tuế da ba lần thân chinh ra trận, mấy lần hạ chiếu dụ, nói những gì mà một câu anh cũng không nhớ! Đánh nhau với Chuẩn Cát Nhĩ, đánh nhau không phải ở tiền phương mà là ở hậu phương! Truyền Nhĩ Đan bại trận chỉ vì điều đó, một mình quân đội đi sâu vào, đường vận chuyển lương thực bị cắt đứt, sáu vạn quân lính nói là tử chiến, nhưng chính thực là chết đói!
Tính Âm dướn thẳng cổ lên hỏi rằng:
- Ông muốn nói...
- Cần ta phải giải thích từng câu từng chữ sao? - Ô Tư Đạo ngửa cổ uống cạn nửa cốc rượu - Tứ da chỉ muốn hết lòng làm tốt công việc, bất kể là Thập tứ da ở tiền phương đánh trận thuận lợi hay không thuận lợi, cái tâm của Tứ da, Vạn tuế da đều thấy rất rõ! Người chủ như Vạn tuế da tinh thông sáng suốt đến mức không thể hơn được nữa, đừng nghĩ là dùng mấy câu êm dịu đó mà bịt được. Muốn được sủng ái, chỉ có thể nuốt đi máu và nước mắt, lấy cái thực tích để làm sáng cái tâm. Coi công danh sự nghiệp là phần thưởng!
Văn Giác chắp hai bàn tay lại cho là tốt, nói rằng:
- Thiện tai lời nói đó! Sao ông không nôi rõ cho Tứ da, để trong lòng ông ấy dễ chịu một chút?
Ô Tư Đạo lạnh lùng nói:
- Ông ấy làm việc lớn như thế, trong lòng khổ sở chút ít thì cũng có sao đâu?
Văn Giác gật đầu than rằng:
- Lời này thật rất sâu sắc. Theo tôi thấy thì Tứ da dường như là đã nhìn thấu được cái ý này. Không thế, ông ta không thể làm suốt ngày suốt đêm như thế. Trong lòng Tứ da không thoải mái, chắc là vì Thập tứ da lần này cũng đã được phong vương, thế là Tứ da lại có thêm một đối thủ mạnh. Lời nói này đúng. Nay đúng là cục diện chân vạc.
Ô Tư Đạo nói rằng:
- Cách làm của Bát da là dùng thanh thế của bách quan để ép hoàng thượng phải tuân theo sự chi phối và điều khiển của mình, còn hai trái tim của Thập tứ da và Tứ da, thì ngược lại các ông ấy lại áp dụng cùng một phương pháp. Nhưng theo ta xem xét thì ai kế vị, Vạn tuế da đã có chủ định rồi. Thế lực ba bên, Tứ da đều đã chiếm được thế "thượng phong".
- Lấy cái gì đ̓ấy được? - Ô Tư Đạo tự đặt ra một câu hỏi, lại nói: - Lần trước, Thập tứ da đến nói, Lý Quang Địa đã ca ngợi Bát da trước mặt Vạn tuế da. Vạn tuế da nói rằng: "Ngươi là người đến lúc nghỉ hưu, việc của các hoàng tử cũng không cần ngươi tham gia. Yên tâm, trẫm chắc chắn sẽ chọn được một người cứng rắn, ý chí kiên cường không gì lay chuyển nổi, làm ông chủ sau này của các ngươi". Lời nói đó, không nghi ngờ được, đó chính là ám chỉ Tứ da vậy. Trong số các hoàng tôn thì Người chỉ bảo một mình cháu là Hoằng Lịch đến đọc sách trong Sướng Xuân viên, đó là điều thứ hai; Vạn tuế da tuổi đã già như đèn trước gió, thân thể ngày một giảm sút, dứt khoát không bao giờ đẩy người kế vị đi xa đến tận biên giới phía tây vạn dặm, đó là điều thứ ba. Từ các điều đó mà xét thì Vạn tuế da đã rải đường cho Tứ da đi rồi đó.
Tính Âm uống rượu mặt đỏ gay, nói rằng:
- Hoàng tôn vào Sướng Xuân viên đọc sách, chưa chừng Vạn tuế da người già thích yên tĩnh, cho một đứa cháu có học thức đến để giải buồn, điều này ông kiến giải không đúng.
Ô Tư Đạo gật đầu với Tính Âm cười nói:
- Điều này không phải là hòa thượng có thể biết. Tuổi già yên tĩnh, chỉ có thể cho đứa cháu thích hoạt bát đến dưới gối, muốn người lớn hay bé có kiến thức làm gì vậy? Bên cạnh Vạn tuế da còn có ít người có học vấn sao? Đừng xem thường việc này, Người đích thân bồi dưỡng một hoàng tôn tốt, để có thể bảo đảm cho nhà Đại Thanh ba đời thịnh vượng, ngươi có rõ không? Bởi vì có một hoàng tôn tốt, con làm thái tử, sách sử lẽ nào không ca ngợi hết lời
- Hay hay hay! Điều này hòa thượng thật không biết được! - Tính Âm cả cười nói: - Phạt ta một cốc!
Nói xong giơ cốc lên uống ừng ực.
Ô Tư Đạo ha ha cười nói rằng:
- Ngươi chớ nên vui quá sớm đấy. Dựa vào thế lực ngày nay của Tứ da, trong tay nắm giữ chiếu thư truyền ngôi, vị tất đã đấu được Bát da! Đóng quân ở kinh sư, quân lính của Vũ Đan và Triệu Phùng Xuân có thể dựa được để làm việc theo di chỉ. Ba vạn người ngựa của đại bản doanh Phong Đài, hai vạn quân tinh nhuệ của Tây Sơn, đề đốc Cửu môn Long Khoa Đa nắm trong tay hai vạn, xấp xỉ bảy vạn binh lực. Cho dù Long Khoa Đa đứng trung gian thì năm vạn quân lính tràn tới Sướng Xuân viên, một tờ di chiếu liệu có tác dụng gì? Ngày nay Bát da tính toán, là tính cái bài toán đó.
Mọi người nghe ông ta nói đến nỗi mắt trợn mồm ngây ra, từng người một mặt trắng bệch. Lý Vệ chau mày nói rằng:
- Ô tiên sinh thật biết chi phối mọi người, lúc thì làm cho trong lòng người ta ngứa ngáy mà phải phá lên cười, lúc thì làm cho người ta sợ dựng cả tóc gáy lên! Ông nói vậy là có ý tứ gì nhỉ?
- Ý tứ của tôi rõ quá đi chứ. - Ô Tư Đạo lấy đũa đảo thức ăn - Nhưng "Nhân định thắng thiên", cái thìa khóa mở cái khóa này nằm trong tay Thập tam da. Ngày mai, Tứ da sẽ đi gặp Thập tam da. Không nên quên, đại bản doanh Phong Đài là từ Cổ Bắc khẩu điều đến. Họ chính là quân lính của Thập tam da. Các tiểu quân quan trước kia dưới n Thập tam da, thì nay đều đã lên chức "tham tướng du kích" cả; nay họ chính là những người quản lý nắm thực quyền trong việc cầm quân. Không gặp Thập tam da, Tứ da tạm thời không sai khiến được những người đó!
- Tôi đã sớm khuyên Tứ da tìm cách gặp Thập tam da. - Chu Dụng Thành trầm ngâm nói: - Chỉ không nghĩ đến vấn đề lớn như thế ở bên trong. Tứ da tuy phụ trách phủ Nội vụ, nhưng Thập tam da là người đang bị cầm tù, không phụng chỉ, lén gặp, người ta biết được thì không được, sau này biết Đới Phúc Tôn trông coi Thập tam da là người nhà của Đới Đạc ngay việc dùng tiền bạc để mua chuộc tình cảm cũng không dễ dàng thông thoáng được. Ngay trước đây Tứ da chỉ bảo Trương Ngũ Ca đến thăm Thập tam da một lần, nhưng Trương đã không chịu đi.
Ô Tư Đạo cười một cách buồn rầu nói:
- Ta đã khuyên Tứ da không cần phải đích thân đi thăm. Thời cơ không đến đâu! Thập tứ da chưa đi, Tứ da đến gặp Thập tam da, mang lấy cái tội danh "bí mật móc nối kết đảng mưu lợi riêng" ; Thập tứ da cầm quân đi rồi, Tứ da bấy giờ có đến thăm Thập tam da, cái tội vốn là tày trời hóa ra chẳng qua chỉ là chuyện anh em đi thăm nhau riêng, và với cái tình thường ngày của họ ai cũng đều hiểu và bỏ qua cho.
Nói xong hơi trầm tư, mỉm cười. Trong lúc đang nói chuyện thì Tính Âm nói rằng:
- Có người đến đấy.
Mọi người im lặng. Một lúc, quả nhiên thấy một trưởng tùy vội vàng đi đến, cúi chào Ô Tư Đạo, hỏi rằng:
- Tứ da tối nay không ở đây à?
Ô Tư Đạo cười nói:
- Ngươi hỏi lạ, ngươi là người trong phủ, lại hỏi ta?
Chu Dụng Thành trái lại lại nhận ra, nói rằng:
- Anh ấy là người của viện Bắc Hậu, hầu hạ bà cả Trịnh, là Phan Nhị, có việc gì vậy?
- Xin trả lời Chu đại ca, - Phan Nhị nói - Bà cả Trịnh chết rồi!
Vừa nói xong, liền nghe thấy tiếng khóc của Văn lão da thất thập tứ ở bên ngoài dần dần đến gần. Chu Dụng Thành đi vài bước đến trước cửa, dìu lão da bảy mươi tư tựa như khóc làm chảy cả nước mắt người khác, vừa nhường cho lão da ngồi vừa nói:
- Cụ trước tiên đừng thương tâm, cuối cùng đã xẩy ra chuyện gì? Hãy nói từ từ xem sao...
Văn lão bảy mươi tư cúi đầu, đầu tóc bạc phơ rung rung, giọng nói khàn khàn nấc nghẹn, trước kia đã còng cả lưng, đang cúi xuống thấp, lau nước mắt lắc đầu, ngắt quãng nói, lúc rõ lúc không:
- Không rõ... Tôi... tôi chết cũng không rõ bà ấy làm sao lại phải đi con đường ngắn ấy... - ông lão vừa nói vừa khóc, một lúc, mọi ngới biết, chiều nay Trịnh thị vẫn còn khỏe mạnh, vì tờ giấy Tuyên Thành viết chữ đã dùng hết, bảo Văn lão bảy mươi tư đi xưởng Lưu Li mua lấy một thếp giấy, nói được một lúc thì Văn lão bảy mươi tư lui ra. A hoàn vừa mới đưa trà đến cho bà ta, đã thấy bà ta không biết treo cổ tự tử trên xà nhà từ lúc nào, người cứng ra rồi. Văn lão bảy mươi tư khóc và nói không có thứ tự. Xong, dứt khoát nói to lên một tiếng:
- Thập tam da lúc sắp đi nói: "Ta chỉ có một việc nhờ cụ bình thường lo liệu cho Trịnh thị... cụ trước kia là người đáng thương, bà ấy nay là người đáng thương, ngày mai tôi là người đáng thương... Người đáng thương, cần thương người đáng thương...". Ôi... Thập tam da của tôi... hu hu... về sau tôi làm sao mà gặp được ông... - Thấy ông cụ trên mặt giàn giụa nước mắt, nghe ông cụ kêu như xé gan xé ruột, mọi người trong lòng rất buồn, người sợ đến nỗi nổi da gà.
- Cụ ơi người chết không sống lại được. - Ô Tư Đạo trầm tư nói: - Bà ấy hỏi cụ những câu gì?
- Bà ấy hỏi không nhiều, chỉ hỏi bên ngoài có tin tức gì không. - Văn lão bảy mươi tư chảy nước mũi nói: - Tôi không nghe nói gì, ngày mai Thập tứ da dẫn quân ra khỏi Kinh, đâu cũng trưng dụng dùng cho quân đội, bã đậu phụ cũng lên giá rồi. Tôi còn nghe nói người ta truyền tin là Thái tử da cũng muốn nắm binh quyền, bảo một người họ Hạ chuyển cho...
Ô Tư Đạo mắt sáng lên, ông đã biết sơ nguyên nhân cái chết của Trịnh thị. Còn phải đi hỏi thêm nữa, lại thấy Dận Chân mặt trắng bệch đi tới, phía sau cùng đi có Cao Phúc Nhi và Mạc Vũ. Chu Dụng Thành vừa nói một câu:
- Thưa Tứ d thị...
Dận Chân ngắt lời của anh ta, lặng lẽ gật đầu nói rằng:
- Ta đã nghe người môn đệ nói rồi. Văn thất thập tứ, bà ấy có để lại thứ gì không?
Văn thất thập tứ liền quay đầu nhìn Phan Nhị. Phan Nhị vội nói:
- Nô tài kinh sợ đâm ra hồ đồ, bà cả Trịnh để lại một tờ giấy trên bàn, nô tài không biết chữ, cũng không biết viết cái gì.
Nói rồi đưa một tờ giấy Tuyên Thành rộng cho Dận Chân. Lúc cầm lấy tờ giấy xem, thấy bên trên có hai bài thơ như sau, đây là bài thứ nhất:
Đêm mơ ta thấy được Vương sư,
Ngọc thể đi ra khỏi kinh kỳ,
Tướng quân lưng đeo bình nước lạnh.
Không biết làm sao tắt cả đèn,
Ngựa sắt dừng chân trước cửa ải,
Kinh hãi gió thổi quay trở l
Còn đây là bài thứ hai:
Trong cát bụi đơn côi,
Số mệnh mỏng manh quá.
Ngoảnh lại thấy đời trôi đi,
Hồng nhan họa nước chảy về đâu?
Vào nơi tăm tối sao sông có sóng.
Dưới bờ giậu, tác phẩm cuối cùng
gửi cư sĩ Viên Minh.
Ô Tư Đạo đặt cái nạng ở bên cạnh Dận Chân, xem đi xem lại, bỗng nhiên ngồi xuống, hồi lâu, nói rằng:
- Đây cũng coi là tự vẫn. Về tình có thể tha thứ, về chí thì thật đáng th
Dận Chân từ từ gấp tờ giấy Tuyên Thành lại cho vào ống tay áo, hai mắt nhìn rất lâu ngọn nến, hồi lâu hít một hơi thở rất sâu, nói rằng:
- Khó làm cho bà ấy có được cái chí khí này, ta cuối cùng không trông thấy được cái tính mạnh mẽ của bà ấy! Hậu sự cần phải làm cho tốt việc tiễn đưa. Cao Phúc Nhi, sáng mai đến chùa Pháp Hoa mời hòa thượng, làm cho bà ấy bảy ngày đàn tràng thủy bộ.
Nói xong, ông ta liền đi ra phía ngoài, nói với người bên dưới của Chu Dụng Thành:
- Đi xem sao.
Cao Phúc Nhi kéo Lý Vệ đi theo mọi người, đi ở sau cùng, nhỏ nhẹ cười nói:
- Cẩu Nhi đại nhân, xin thể tình tôi, trưa mai đến chỗ tôi uống hai cốc rượu, tạm coi như mời người từ xa đến ăn cơm. Anh lên quan to như thế, tôi cũng nên chúc mừng.
Lý Vệ cười nói:
- Nghe nói Tứ da ngày mai đi thăm Thập tam da. Nếu tôi không phải cùng đi với chủ nhân tất nhiên tôi sẽ đến quấy quả ông.
Lông mày của Cao Phúc Nhi nhíu lại, chuyện gì cũng không nói nữa, đi sát với Lý Vệ vài bước rồi bứt lên trước.
Dận Tường bị giam ở phủ Bối lặc đã vừa đủ bả năm, người ba ngươi ba tuổi, mà tóc đã hoa râm đầy đầu, trắng hết cả một nửa tóc. Ông ta không sống với Dận Nhưng. Dận Nhưng ra đời là một vị trữ quân ở dưới một người mà ở trên muôn người, tính chất dạy dỗ nuôi nấng cung kính ở trong thâm cung, trừ thỉnh thoảng được đi theo nhà vua ra, còn lại không được tự tiện đến vườn thượng uyển, về hành động ngăn cấm hay không ngăn cấm cũng phân biệt không lớn. Dận Tường từ bé tính tình bạo dạn, thích cưỡi ngựa bắn cung, chọi gà, chọi chó, không có việc gì là không làm, vì không có việc gì làm, nên một năm được đi ra ngoài Kinh chơi mấy lần. Vì thế, bị giam cầm bảy năm, hầu như không chịu nhẫn nhục được, ông ta đã phát điên lên. May mà ngoài không có tự do ra, cảnh ngộ khác vẫn không có gì thay đổi lớn. Nữ thân quyến A Lan, Kiều Thư đi hai bên một bước không rời ông ta, ngoài ra còn có mười mấy người nam giới như Giả Bình v.v... hầu hạ. Phủ Nội vụ là do Dận Chân phụ trách, mọi người cũng không đến quấy rầy ông ta, hàng ngày chỉ ở trong mảnh đất vùng trời bé nhỏ để chơi cờ, luyện chữ, trêu chọc con vẹt, đọc sách chán thì đến ao câu cá, đến vườn cây trồng hoa, tưới cây cảnh, thậm chí đi bắt ếch, thu hái củ ấu, xem kiến tha ruồi, trèo lên cây bắt chim quạ không có việc gì là không làm, chỉ ngày này qua ngày khác tiêu ma cái ngày dài và xua đi cái đêm dài. Dần dần, đã mất ý nghĩ được phóng thích, cũng yên cái tâm, nhưng lại mắc phải cái bệnh mất ngủ.
Thấy ngày mồng 9 tháng Chín đã đến, Dận Tường ngủ đến trưa mới dậy, thấy A Lan và Kiều Thư đang rửa mặt, liền nói rằng:
- Sớm như thế mà đã dậy à?
A Lan phì cười nói rằng:
- Ban đêm ban ngày đều lẫn lộn cả rồi, giờ này dậy mà ông còn bảo là "sớm" à? Hôm nay là ngày mồng 9 tháng Chín, chúng mình làm một bữa ăn nhẹ, đến vườn phía sau nghỉ trên bàn đá núi, cho đỡ thời gian rét mướt có hơn không?
Dận Tường cười nói:
- Cái đó do em, chỉ cần ngày trôi đi là được.
Kiều Thư nói:
- Than sắp hết. Thập tam da bảo Giả Bình tìm Đới Đầu Nhi trông coi cửa nói với nó đi mua lấy mấy sọt.
Dận Tường gật đầu đi ra đến dưới mái hiên. Lúc ấy đúng vào giờ Ngọ, thời tiết trong sáng, mây ít bị gió thổi lên cao, nhìn những cây phong đỏ lá xanh thưa thớt trong vườn ngoài phòng sách giống như lửa, một đôi chim nhạn trên bầu trời cao xa từ từ bay về phương Nam, Dận Tường lẩm bẩm nói rằng:
- Trên trời mây xanh, dưới đất lá vàng. Vương Thực Phủ vì thế mà chết, thật là thiên cổ tuyệt diệu... - Đang tự say sưa, lại trông thấy Đới Phúc Tôn của phủ Nội vụ trông nom vườn thượng uyển đang ở phía trước, phía sau cùng đi có ba người là Dận Chân, Cẩu Nhi và Khảm Nhi đang tới. Dận Tường hoảng sợ, toàn thân run lên như bị điện giật, môi miệng động đậy, nhưng lại không nói gì cả.
- Thập tam da. - Đới Phúc Tôn đứng chào tại chỗ. - Chúc lão da cát an! Trời lạnh rồi, con về với Tứ da, nói với ông ở đây có mấy nơi nhà cửa chưa được sửa chữa. Tứ da đến đây để xem nhà cửa. Thập tam da dẫn Tứ da đi xem các nơi, có chỗ nào hự hỏng dột nát, cần nói cho hế
Dận Tường gật gật đầu một cách cứng nhắc, nói rằng:
- Hiểu rồi, ta ở đây than đốt hết rồi, bảo chúng nó đưa đến một ít đi.
Dận Chân quan sát Dận Tường, căn dặn Đới Phúc Tôn:
- Mày đi đi, ta cùng đi với Thập tam da một lúc.
Đới Phúc Tôn hiểu ý, vội vàng ra đi.
Dận Tường cũng đang quan sát Dận Chân, thấy Dận Chân mặc chiếc áo ngắn tay bằng vải nhiễu Cổ Đồng Ninh, khoác một chiếc áo màu xanh da trời giặt là rất phẳng phiu, bụi cát cũng không bám vào được hai con mắt trên bộ mặt yên tĩnh, đen láy nhìn không thấy đáy, tựa như không có khác biệt gì so với trước đây bảy năm, chỉ nhìn lên càng thấy ung đung thêm, sâu thẳm hơn. Hồi lâu, Dận Tường mới từ trong sự lơ mơ không biết đã tỉnh táo trở lại, ấp úng nói:
- Tứ... Tứ ca! Thật là... Huynh xem đệ ra cái dáng gì vậy... Đệ xin có lời hỏi thăm sức khỏe huynh trước...! - Nói rồi vái chào.
- Ta đến thăm đệ đây. - Dận Chân vội hai tay đỡ Dận Tường lên, giọng nói của ông ta run bắn lên. - Ta... gặp được đệ thật không dễ dàng... Ta đã bảo Ngũ Ca thay ta đến thăm đệ mấy lần, nhưng rút cục nó làm sao thay ta được... anh em tốt với nhau, ta luôn luôn không ngờ là... đầu đệ lại bạc trắng như thế. Ngũ ca nói đệ khỏe lắm, té ra là nói thế để an ủi ta thôi, nước mắt chảy ra như nước suối.
Lúc đó, A Lan và Kiều Thư cùng Giả Bình đi đến, lâu không gặp người ngoài, họ đều thấy lạ lùng không yên, thấy hai anh em hàn huyên với nhau mà nói cũng chẳng có thứ tự gì, trong lòng đều rất cảm khái. Lý Vệ, Chu Dụng Thành thấy Dận Tường rơi đến bước như thế, nghĩ đến sự việc đã qua trong năm, giẩu miệng ra muốn khóc, lại nhịn được.
Hồi lâu, Dận Tường mới nức nở nói rằng:
- Tứ ca, xin mời vào trong nhà ngồi. Ở đây trên không bám trời, dưới không chạm đất, là một thế giới hỗn độn, quỷ đều không chịu đẻ trứng ở đây. Đệ biết huynh đến được đây một lần là khó, có chuyện gì, tha hồ nói! Chẳng phải thế sao? Nay đệ đã trở thành hoàng đế đóng cửa, Đông cung Tây cung còn có thái giám, tất cả đều có. Có lời gì cũng không lộ được, rất an toàn!
- Được. - Dận Chân gạt nước mắt, mỉm cười gật đầu rồi vào nhà, nói rằng: - Vừa rồi đi tiễn.Thập tứ đệ, chú ấy được phong làm quân vương đại tướng, phải cầm quân đi đánh A-la-bô-thản. Nhân lúc người ta không để ý, ta lẻn đến đây thăm đệ, đệ khỏe, ta cũng yên được nửa cái tâm.
- Quân vương đại tướng? - Dân Tường bảo Kiều Thư pha trà, mời Dận Chân ngồi vào chỗ, vừa cười nói rằng: - Thật là một cái tên hay, vừa không phải là thân vương, cũng vừa không phải là quân vương, hàm hàm hồ hồ một chữ "vương". Còn thái tử thì sao? Đệ nghĩ là anh ấy chắc đã khôi phục ngôi vị rồi!
Dận Chân ngây ra một lát, kể lại tình hình Dận Nhưng sau hai lần bị phế, và sự việc dùng phèn chua viết thư mưu giành binh quyền bị Hạ Mạnh Phủ tố giác đều nói hết, chưa hết, lại đưa bài thơ của Trịnh thị viết ban đêm cho Dận Tường và nói rằng:
- Sự việc này trong lòng ta cảm thấy có ma. Không chăm sóc tốt Trịnh thị, Thập tam đệ, đệ thứ lỗi cho ta.
Dận Tường cầm lấy bài thơ xem cẩn thận, ngây ra rồi chỉ trầm ngâm. Dận Chân trước cho là Dận Tường chắc chắn phải buồn, đang muốn an ủi, không ngờ Dận Tường bỗng nhiên phá lên cười, nói rằng:
- Hay hay; chết hay thật! Bà ấy lại được ích lợi, tuy không giữ được trinh tiết mà mạnh mẽ, tuy không trung mà theo! Hồn đã lìa được thân xác, thế là đã trút bỏ được ba lần phiền não! So với đệ không sống không chết, không ra người, không ra quỷ, qua một ngày lại một ngày, nhìn mặt trời, xem trăng sáng, bà ta là một người có phúc! Ha ha ha...
Ông ta đứng lên, như người mắc bệnh thần kinh, hai tay vung lên, kêu gào cười nói một cách điên loạn, lại "hu hu" khóc, tay đập vào ngực, giẫm chân nói rằng:
- Đệ khổ quá thật là người chết sống trong một cái quan tài to... có gì thích thú nào?
Dận Chân bị Dận Tường làm cho sợ hãi mặt trắng bệch, ông nhảy lên hai tay nắm chặt lấy lưng ghế nhìn chằm chằm vào người em khi đó tựa như một thằng điên, hồi lâu Dận Chân mới nói rằng:
- Chú em hóa dại ư... Đệ, đệ dọa ta đến chết à?
Làm loạn một hồi, Dận Tường đã tỉnh lại, chàng cầm một cốc nước uống, bình tĩnh như không, gượng cười nói:
- Đệ làm sao vậy? Ừ... thật là... gió đông sao mà ác vậy chẳng chịu phù hộ cho người lương thiện! Tứ ca đã đọc qua bài phú "Thảo phong" của Liễu Tuyền tiên sinh chưa?
Nói rồi, Dận Tường sang sảng đọc hết bài phú đó.
- Thập tam đệ. - Dận Chân trong lòng có việc, lại sợ lỡ lâu, nhẫn nại nghe hết bài phú "Thảo phong" của Dận Tường. Sau đó thong thả nói: - Đệ tuy bị giam lỏng, nhưng lại có tâm tình ngâm gió vịnh trăng, cái độ lượng rộng rãi này, người ta khó với tới. Có lúc nghĩ ngợi, ta sau này xuống khỏi sân khấu chưa chắc đã sánh được với đệ. Ngày nay phụ hoàng tuổi tác ngày càng cao, long thể mỗi ngày một yếu! Nước không có một vị trữ quân, lòng người không yên. Bát a-ca nanh vuốt sắc nhọn, lông cánh đầy đủ; Thập tứ đệ quyền cao chức trọng đang nắm hàng vạn người có tấm lòng mạnh mẽ. Các hoàng tử về tình cảm là anh em, nhưng nếu nói đúng sự thật thì sẽ làm cho người ta sợ hãi hết hồn. Nói về điều này, đệ quả là người ở trong cảng "tránh bão" đấy!
Dận Tường liếc nhìn Dận Chân, ông ta đã hiểu rõ cái ý định mà hôm nay Dận Chân tới đây, toại nguyện cười nói rằng:
- Nhà Đại Thanh đã xây dựng được ngoài bảy mươi năm, cơ sở của đất nước vững bền, dứt khoát không thể loạn được, sự lo lắng của quý tôn là những vấn đề nội bộ. Hoàng a-ma cũng thật sự cho bộ hạà khó lường, thả hươu vào Trung Nguyên, giao cho người nào tài cao nhanh chân trong số các con thì được trước! Huynh... - ông ta bỗng nhiên có điểm nản lòng, xoay ngược lại nói - Cái cảnh ngộ ngày nay của đệ, là không giúp nổi được Tứ ca việc gì đâu. Nhưng ở ngoài đệ còn có một số "đảng chó, bạn cáo" có thể dùng được, Tứ ca chỉ cần căn dặn họ là được.
Dận Chân chăm chú nhìn Dận Tường lúc di chuyển, than rằng:
- Kiến thức như thế, may cho đệ tùy khẩu mà nói ra, chúng ta ở bên ngoài phí bao nhiêu tinh lực, đến nay bao nhiêu người còn đang lơ mơ không hiểu!
Nói xong liền rút ra tờ giấy đưa cho Dận Tường. Dận Tường cầm tờ giấy mở ra xem, nói rằng:
- Cái này giống như chơi cờ, người xem bên cạnh thì sáng suốt.
Vừa nói vừa xem, thấy đó lại là một bản danh sách, viết dày đặc chi chít họ tên và chức vụ hiện nay của một hai trăm quan chức, đều là bộ cũ đã sử dụng trong tay mình từ trước đến nay, ông ta liền hiểu rõ ngay. Không nói năng gì, liền đứng dậy đi đến trước bàn, cầm bút trầm ngâm chấm chấm gạch gạch trên tờ danh sách và thêm vài cái tên nữa, lại xóa đi vài cái tên rồi đưa trả lại cho Dận Chân, nói:
- Trong cái này có một số người không dùng được, có một số người không có khí phách, có một số người chưa gặp mặt đệ rất khó chỉ huy. Đệ chấm chấm vào Tứ ca có thể xem xem, đã gạch thẳng đánh dấu, phải cho họ chút lợi ích thì họ mới chịu làm. Dựa vào người mà thích hợp, thì không thể bàn đại khái, những năm qua có một số người đã th đổi cũng khó nói, Tứ ca bản thân vẫn phải chú ý. Cẩu Nhi, nhìn anh ăn mặc thế kia chắc là làm quan rồi phải không?
Lý Vệ và Chu Dụng Thành nghe hai người nói chuyện, đang hoảng sợ, nghe Dận Tường hỏi, Lý Vệ vội nói rằng:
- Nô tài trước kia làm tri phủ ở Tứ Xuyên, nay chuyển lên làm chức võ, đi Thiểm Tây giúp sức trong quân đội của ông Niên Canh Nghiêu và Nhạc Chung Kỳ, vẫn chưa có nhận chức cụ thể.
- Rất tốt, - ánh mắt của Dận Tường sáng rực nhìn vào nơi xa xa - Thiểm Tây là đất của Tam Tần, là cửa ngõ của Trung Nguyên, Niên Canh Nghiêu ở đây rất tốt! Tứ ca, huynh làm gì mà phải bảo Cẩu Nhi thay đổi sang chức võ? Đánh trận Cẩu Nhi không biết, lại điều khiển không nổi quân đội. Theo đệ cho Cẩu Nhi về bổ sung vào bộ phận lo lương thực cho mặt trận phía tây, không cần quy cho Thập tứ da phụ trách, cũng không quy cho Niên Canh Nghiêu phụ trách, chuyên lo lương thực cho hai đại bản doanh này, bảo Khảm Nhi theo quân đội đi giúp nha môn của tổng đốc Niên Canh Nghiêu làm nhiệm vụ cho quân đội và kiêm làm cả văn thư, cũng là có công danh mà! Trong phủ Tứ ca tuy danh phận chúng cũng giống nhau, nhưng cuối cùng cứ để nó như vậy e không được coi là chính quả.
Dận Chân bỗng giật mình, thời gian bảy năm mà tâm cơ của Dận Tường vẫn tinh thông sáng suốt đến mức này: Cho một Lý Vệ phụ trách lương thực, thì bằng một tay bóp chặt lấy mạch máu của hai đạo quân của Dận Đề và Niên Canh Nghiêu! Trong lòng kinh ngạc, nhưng trên mặt lại không chịu thừa nhận nắm lấy, do dự hồi lâu mới nói rằng:
- Hãy để bàn thêm đã. Việc của Lý Vệ, ta phụ trách bộ Hộ, bên bộ Lại nói một câu là xong. Bên cạnh ta không có một người đắc lực thì không được, tước tiên làm oan cho Khảm Nhi, cần thì tự nhiên không thể thiếu nó được.
Đang nói thì Đới Phúc Tôn đến, Dận Chân liền đứng dậy nói rằng:
- Ta không thể ở lại lâu, đây không phải không có người đi qua. Đới Phúc Tôn, đưa ta đi xem một lát nhà cửa ở đây đều phải tu sửa, phòng sách của Thập tam da, phải xây thêm một tường để cho ấm. Cần dùng bao nhiêu tiền, anh tìm thợ làm dự toán báo cáo với bộ Công, ta với họ cùng quan tâm đến là xong.
Nói xong, lưu luyến kéo tay Dận Tường, chùi nước mắt nói:
- Giữ gìn sức khỏe nhé!
Dận Tường với bộ dạng muốn khóc mà không có nước mắt, nói rằng:
- Tứ ca, huynh còn đến thăm đệ không?
A Lan, Kiều Thư thấy Dận Tường đau khổ đến nỗi mặt bị méo mó ra, chịu không nổi đã quay mặt đi, sụt sịt giấu mặt mà khóc.
- Không phải khóc. - Dận Chân trong con mắt thấy những chùm hoa, nói: - Không phải sống chia ly chết từ biệt, ta còn đến đây mà. Chúng mày bình thường hầu hạ cho Thập tam da cho chu toàn.
Lúc đó lại kéo tay Dận Tường ân cần dặn đi dặn lại rất lâu.
--------------------------------

1
Phụ nữ Trung Quốc thường có tục bó chân, chỉ có tầng lớp dưới và người lao động chân tay mới không bó chân.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI