HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT
Trung Túy cung giải trình đấu khẩu
Nhớ tình xưa hạ chiếu vi dân

    
ăn Giác cũng mặc áo dài thổ hoàng, cà sa đỏ bước xuống bậc ngồi khoanh chân đối diện với Lưu Mặc Lâm. Ông ta không giống như Không Linh, có vẻ giữ gìn hữu thuật hơn, lông mày rộng, râu bạc, sắc mặt hồng hào trông dáng dấp thần bí. Ông ta hướng về phía Lưu Mặc Lâm gật đầu chắp tay nhẩm đọc:
- Cư sĩ muốn vào tam thừa thì trước hết phải biết bỏ lục căn, xin hỏi: Thế nào là vô nhãn pháp?
Lưu Mặc Lâm trả lời rất tự tin:
- Ở bên rèm chán không nhìn hoa ghép đế, tại lầu cao sợ chẳng xem chim yến có đôi!
Trong đám đông có người hô to:
- Hay tuyệt!
- Thế nào là vô nhĩ pháp?
- Hưu Giáo Khương địch kinh dương liễu, vị hứa xuy tiêu nhã phượng hoàng!
- Thế nào là vô tỵ pháp?
- Lan thảo bất chiếm Vương giả khí, Huyên hoa bất biện nữ như hương!
- Thế nào là vô thiệt pháp?
- Hạnh ngã bất tăng lê hắc ngục, Cán Khanh thậm sự thổ thanh liên!
- Thế nào là vô than pháp?
- Quán tương bất khiết điều Tây Tử, mạn bả hoành trầm học tiểu linh!
- Thế thì, thế nào là vô ý pháp?
- Chỉ vi hữu tình thành tiểu kiếp, khước nhân vô ngại đáo li
Trước sự chất vấn dồn dập như nã pháo của Văn Giác, Lưu Mặc Lâm nhìn ngang liếc dọc chẳng để ý gì cả trả lời rất tự tin văn hoa trôi chảy không thừa thiếu điểm nào của phép lục căn nhà Phật, thật là người phong lưu hào phóng. Ung Chính vốn ghét tay thám hoa đã "dám động chạm tới thanh danh mình" này, nhưng đến bây giờ thì lại thấy mến tài của hắn, thầm đoán rằng con người này chắc là loại phong lưu ưu tú ở phương Đông! Đang nghĩ mông lung, thấy Lưu Mặc Lâm cười nói:
- Đại hòa thượng không phải bối rối gì cả, vừa nãy đã nói rằng chỉ là đùa thôi mà. Ta là cư sĩ thông minh, kiến thức không như bọn hòa thượng đần độn đâu, ta càng không thể nào giở đấu pháp với hòa thượng - thắng hay bại đều xấu hổ với thiên hạ!
- Cư sĩ quá phóng đãng - Không Linh ở bên cạnh lấm lét mắt lóe sáng nhìn chằm chằm vào Lưu Mặc Lâm hỏi: - Thế nào là cư sĩ thông minh, thế nào là hòa thượng đần độn?
Ông ta thấy Văn Giác khó thắng nổi Lưu Mặc Lâm nên xuất hiện để trợ chiến. Lưu Mặc Lâm nói:
- Đại hòa thượng, ngài đã đọc "Truyền đăng lục" chưa? Ngày xưa ngũ tổ Hoằng Nhẫn với áo cà sa độ thế, có 5 trăm đệ tử, phải chọn cho được một thằng đần độn để lưu truyền Phật pháp. Bởi vậy kim liên pháp giới không phải là đất của người thông minh bước vào. Cái gọi là "thằng đần độn" là gì? Tức là ngu dốt đấy!
Nói xong cười khà khà.
Không Linh nổi cáu, mặt lúc xanh lúc vàng sau máu dồ lên đỏ phừng phừng, chắp tay niệm kinh nhưng thực ra chỉ là lải nhải có sáu tiếng:
- Ẳm... ma... ni... ba... nhi... hống... - Mắt vẫn nhìn như đóng đinh vào Lưu Mặc Lâm.
Lưu Mặc Lâm thì vẫn cười, cười đến nỗi biến sắc mặt, dường như toàn thân bị hút hết máu đi đâu, mặt trắng bệch ú ớ vài tiếng rồi ngã vật xuống bất động!
Mọi người vội vã ồn ào, Vương Văn Thiều, Doãn Kế Thiện cùng mấy vị tiến sĩ đồng niên chen lên bắt mạch, thổi ngạt, ấn huyệt nhân trung, khi mọi người cuống cuồng cứu chữa cho Lưu Mặc Lâm như vậy, chẳng thấy còn chút hi vọng sống nổi. Bỗng tất cả loạn xạ lên. Doãn Kế Thiện chửi:
- Yêu tăng! Đây là loại kinh xuất gia phải không?
Vương Văn Thiều nói:
- Xin thiên tử cho cháu con lừa trọc đó đi!
Trương Đình Ngọc bước tới trước mặt Ung Chính quỳ xuống dập đầu thưa:
- Thần thỉnh chỉ, Không Linh hòa thượng dám giở yêu thuật ngay tại Thiên Khuyết, tàn hại quan triều đình, tội không thể dung tha, xin giao cho Thuận Thiên phủ xử lý nặng!
Lúc này mọi người mới biết hoàng đế đã đến đây từ sớm, "huỵch" tất cả cùng quỳ một lúc. Ung Chính đi tới chỗ Lưu Mặc Lâm đang bất tỉnh để xem chàng ta, rồi quay sang Không Linh đang ngồi lim dim mắt hỏi
- Nhà ngươi làm phép trị chết hắn ta phải không?
- A-di-đà-phật!
Không Linh vẫn lim dim mắt, chắp tay trả lời:
- Lưu cư sĩ khinh nhờn tam bảo, tự chuốc lấy tội, bần tăng vô can!
Ung Chính cười nhạt mà rằng:
- Khinh nhờn tam bảo 1, tội không đến mức chết. Nhà ngươi hành pháp khiến ông ta phải chết thì ngươi phạm vào quốc pháp, giết người phải đền mạng, nhà ngươi hiểu rõ chứ!
Không Linh mở mắt ra nhìn Ung.Chính, mỉm cười nói rằng:
- Tùy chủ nhân xử lý!
- Tốt lắm! - Ung Chính cười nhạt và gọi: - Bay đâu, bắc vạc dầu lên để rán con sâu thối da này!
- Tuân lệnh!
Mấy tên thái giám vội đáp một tiếng, ngay lúc đó làm sao mà kiếm ra được "vạc dầu", cuối cùng chúng lấy cái nồi to dùng để giết lợn tại Ngự thiện phòng đem tới, lấy mấy hòn đá kê lên chất củi phía dưới đốt cháy đùng đùng. Chỉ trong khoảnh khắc dầu sôi lên sùng sục, tiếng lửa cháy tí tách tí tách nghe sợ ghê người, chẳng có ai mặt lại không tái xanh tái xámTrương Đình Ngọc thấy Ung Chính sắp ra lệnh giết người, mặt tái nhợt "bịch" một tiếng hai chân đã quỳ xuống đất thưa:
- Hoàng thượng! Nô tài xin có lời khuyên!
- Ừ, gì thế?
- Quốc gia trị thiên hạ bằng Nho đạo, hoàng thượng sùng Phật tín đạo, cho gọi tăng nhập cung để cầu phúc. Thần vốn không tán đồng điều này thì hoàng thượng đã rõ. Nhưng hoàng thượng đã vì thái hậu mà bái phúc cầu thọ đó là đạo hiếu, bởi vậy thần không thể không tuân theo ý hoàng thượng...
- Ừ, còn gì nữa?
- Yêu tăng hành pháp ép chết quan của triều đình đó là việc phạm vào khoản thứ 14 điều 32 "luật Đại Thanh". Vậy nên giao cho ty Nha môn xử theo luật. Hoàng thượng không nên xử phi hình, làm như vậy sau này thiên hạ không tuân theo!
Lời của ông ta nói không nhiều, nhưng hai điều nói ra đều rất có lý: Đúng là không nên đùa kiểu này trước mặt các quan, phạm tội thì đã có bộ Hình xử theo luật. Cứ đem Không Linh thả vào vạc dầu trước mặt mọi người thì khó mà tránh được những điều mỉa mai trách móc. Ung Chính trầm ngâm đang định nói điều gì thì Không Linh đứng dậy đi vòng quanh nồi dầu đang sôi sùng sục cười nói:
- Văn Giác đại sư, trong thiền tông môn của ngài vẫn lấy tịch diệt làm chính, đã làm nồi rán như thế này chưa?
Văn Giác đã sợ hãi đến mức không biết gì nữa, thấy Không Linh vẫn tự nhiên còn vặn vẹo pháp môn tông phái với mình thì vội chắp tay
- Đại hòa thượng đã phạm tội rồi! Nóng nảy ngu ngốc mà buông rời tam giới, ngài đã phạm giới nhập luân hồi, còn không nhanh chóng cứu lấy Lưu thám hoa đi hay sao?
- Cái này thì rõ là lửa không thiêu nổi bần tăng. Nhưng ngài nói là "sân" thì đứng là bần tăng phạm giới.
Không Linh nói xong ghé tai vào trong dầu! Mọi người ở đó đều hoảng hốt kinh sợ, mấy chục con người nhìn Không Linh chẳng nói được điều gì. Chỉ còn thấy ông ta lẩm bẩm tụng kinh, hai tay khỏa trong dầu như vớt cái gì ở đó, bỗng hai tay nâng lên một đóa sen có cả cành cả lá tươi xanh biêng biếc! Ung Chính nhìn mà hoa cả mắt, mê mẩn cả tinh thần, mồm há hốc không nói được câu nào. Không Linh mỉm cười nâng bông sen lên nói:
- Nếu như không lấy được sen tươi ở trong lửa ra thì Phật pháp tăng còn có gì là "Bảo" nữa? Đây là sự ban thưởng của chủ nhân, xin cảm tạ!
Sắc mặt Ung Chính trắng nhợt, chần chừ mãi mới chắp tay nói:
- Đại sư quả là Phật sống, trẫm... vì muốn thăm dò lực pháp của đại sư, bất đắc dĩ phải làm cách đó. Xin Hoạt phật mở từ bi, Lưu Mặc Lâm này vốn là nhân tài hữu dụng...
- Cái đó thì có gì là khó? - Không Linh cười khanh khách - Lấy một bình nước sạch lại đây!
Một tiểu thái giám chạy như bay đi, lấy bát ngọc múc đầy nước trong mang đến đưa cho Không Linh, Không Linh giấu bông sen vào trong lòng, lững thững bước và tụng, vẫn là "ảm bát mê..." đọ đọc lại đến mấy lượt, sau đó tợp ngụm nước phun "phù phù" vào đầu Lưu Mặc Lâm miệng nhẩm nhẩm:
- Mạc, mạc, mạc! Mạc phải giận dữ! Thám hoa cũng không giả, hòa thượng cũng không thật. Còn biết đường linh đài, hãy bình tâm một chút. Ái, con chuột rút đầu vào, tránh con mèo tìm thấy!
Rồi lại chắp tay tụng niệm lục tự chân ngôn, Lưu Mặc Lâm đã từ từ ngồi dậy, dường như vừa mới ngủ tỉnh giấc còn giụi mắt đã mơ mơ màng màng hỏi:
- Ta làm sao thế nhỉ?
Mọi người bỗng trở lại bình thường, ai nấy thở phào nhẹ nhõm. Vì vậy Ung Chính cười mà rằng:
- Ngươi đã tới cửa quỷ đi được một vòng rồi đó, đại sư phải gọi ngươi quay trở về sao ngươi còn chưa chịu quy y Phật của ta ư?
Lúc này Lưu Mặc Lâm mới nhìn rõ Ung Chính, liền phục xuống dập đầu thưa rằng:
- Sống chết có số, phú quý tại trời, cửa Phật làm gì có thể cưỡng lại hay chiếm đoạt đi? Hôm nay thần vội vã vào cung, chưa kịp ăn sáng, bị mệt nên lả đi, lại bị mặt trời chiếu vào nên mới bị hôn mê đấy thôi. Thần là môn đồ của Thánh nhân, thà có chết cũng không quy Thích gia!
Ung Chính thấy ông ta ngoan cường bất khuất cũng cảm thấy đáng khen cười nói:
- Ngươi còn muốn nếm thử sự lợi hại của lục tự chân ngôn hay sao?
- Lục tự chân ngôn cái gì? - Lưu Mặc Lâm quay ngoắt về phía Không Linh cười mà rằng: - Ta sẽ nghe ngài nói "Yểm" để chọc tức ngài đấy!
Mọi người lập tức cười vang, ngay cả Văn Giác, Không Linh cũng không nhịn được cười:
- Giỏi, Giỏi! Đây mới đúng là danh sĩ chân chính!
- Ngày mai ngươi đến làm việc ở Quân cơ, giúp việc chuyển giao tấu chương, khởi thảo chiếu thư nhé!
Thế là từ đó Lưu Mặc Lâm thi hành nhiệm vụ sửa chữa biên tập ở Hàn lâm viện, trông coi xử lý văn thư ở Quân cơ. Ung Chính rất thích sự đa mưu tài trí của chàng ta không còn sách nào chàng ta, không biết, thỉnh thoảng lại gọi vào làm cố vấn. Khi rỗi thường cho Phương Bao, Mã Tề, Long Khoa Đa cùng với Lưu Mặc Lâm đánh cờ, bình thơ. Câu cá, thư họa hoặc đi chơi Sướng Xuân viên, Phi Phóng Bạc, Nam Hải Tử, Vạn Thọ sơn, tham quan danh lam thắng cảnh chẳng thiếu chỗ nào. Lưu Mặc Lâm cũng một lòng một dạ với công việc. Lúc đó Niên Canh Nghiêu đang chuyển quân từ Cam Châu về phòng giữ Tây Ninh, quân vụ rất phức tạp, mỗi ngày có tới mười mấy bản tấu từ bộ Binh, bộ Hộ trực tiếp chuyển về đại đa số là do Doãn Tường, Doãn Đề báo cáo, quan điểm xử lý và chuyển tới Dưỡng Tâm điện hoặc tư vấn cho Trương Đình Ngọc. Ung Chính không ngại phiền phức, bản tấu nào cũng xem. Vì vậy Lưu Mặc Lâm chạy vạy suốt ngày quanh hoàng đế, tể tướng và vương gia. Người của lục bộ rất tinh ranh, sớm nhòm thấy đây là của quý mới, có thể tiến lên, ai mà chẳng muốn "tâng bốc nịnh nọt"! Bởi vậy bất kể lúc nào bên cạnh Lưu Mặc Lâm cũng có hàng đoàn hàng tốp quan viên vây quanh thăm hỏi, gợi chuyện xưa, mời mọc, tạ ơn... đủ các kiểu, hết ngày vây lại như các ngôi sao tụ hội quanh trăng. Tuy có mệt nhưng Lưu Mặc Lâm cảm thấy hài lòng. Nhưng chỉ còn việc Tô Thuấn Khanh chưa thoát khỏi nghèo hèn mà còn phải đề phòng những hạng người như Từ Tuấn phá đám, bởi vậy chưa thể làm lễ thành hôn ngay được.
Thấm thoát đã sang tháng Năm rồi, nắng chói chang, mùa hạ đã đến. Tháng Năm này người ta còn gọi là "tháng độc" mọi việc đều cấm kị. Các chùa miếu ở kinh thành đều đua nhau dâng sớ đốt mã, dân chúng các nơi phơi chiếu dọn giường, thay màn đổi chăn, dán bùa thiên sư, treo tranh Chung Quí, làm bao xạ hương, ngâm rượu Hùng Hoàng, chưng hấp bánh kê, làm roi xương bò, chọn hái bách thảo làm chè lá liễu, đan sợi trường thọ, mua thuốc tránh nóng, người nào cũng bận tối mặt. Tuy Lưu Mặc Lâm không tin những điều nhảm nhí, nhưng sau những sự việc xảy ra cũng có phần lưu ý, thấy mọi người tấp nập như vậy, chỉ cười mà chẳng để tâm. Đợi tối ngày mùng 5, Lưu Mặc Lâm dậy sớm vừa mặc áo vào để tới triều cung. Tối qua vừa nhận được tin Niên Canh Nghiêu báo cần có 5 vạn bộ áo hai lớp vải để trang bị kho quân sĩ ở miền Tây, vì người của bộ Hộ đã thoái trực hết, không làm kịp. Theo nghiêm chỉ của Ung Chính đã là lỡ thời gian rồi vì vậy phải đi sớm bổ sung trát tử văn thư, đến Tây Hoa viên đưa bài, nghe nói Trương Đình Ngọc cũng vừa đến, Lưu Mặc Lâm mới thở phào, tiến vào phòng Quân cơ viết phiếu. Giờ khắc này là có thể hoàn thành công việc, Lưu Mặc Lâm viết xong giao cho thái giám Tô La của Quân cơ chuyển lên bộ Hộ thì thấy thái giám Cao Vô Dung đến cười nói:
- Lưu đại nhân, hoàng thượng truyền gọi ngài vào.
- Gọi ta ư? - Lưu Mặc Lâm thẫn thờ vội đứng dậy đáp một tiếng - Vâng! Chỉ là gọi mình ta hay sao?
Cao Vô Dung nói:
- òn có Thập tam da, Thập tứ da, vương gia bối lặc bối tử khác không phải là ta truyền báo, nên không rõ. Hoàng thượng hôm nay ban tiệc bách quan, có dán chữ ở Quảng Sinh lâu thi xem chữ ai đẹp sẽ có thưởng đấy!
Lúc này Lưu Mặc Lâm mới yên tâm đi vào cùng Cao Vô Dung, thấy Trương Đình Ngọc đứng ở dưới cửa Dưỡng Tâm điện vẫy tay. Lưu Mặc Lâm vội tiến lên phía trước thỉnh an, hỏi rằng:
- Hoàng thượng đã dậy rồi ạ?
Trương Đình Ngọc nhìn lên vui mừng nói:
- Hoàng thượng dậy nửa canh giờ rồi, hôm nay là tiết Chính kinh, phải đến Khâm An điện, Thiên đàn, Thiên Khung điện, Trung Túy cung, Kiến Phúc cung dâng hương trước. Sau đó mới tới Quảng Sinh lâu ban Yến Khánh bối tử. Bảo bối lặc, Phúc bối lặc, tam vị a-ca đều cùng dự buổi tế lễ này. Ngoài thân vương, bối tử bối lặc cũng đã tho người đi truyền báo xung quanh tới Quảng Sinh lâu hậu giá.
Lưu Mặc Lâm nghe không rõ lắm bèn hỏi thăm dò:
- Trương trung đường, tôi phụng chỉ vào đây không biết là hoàng thượng triệu kiến sai bảo việc gì, có thể tiết lộ được chăng?
Trương Đình Ngọc cười nói:
- Hoàng thượng viết mấy bức chữ, cho thế huynh chọn ra một bức đẹp nhất. Ở Quảng Sinh lâu trương, dán các bản chữ sẽ do ngài làm, thế huynh chớ có làm buồn lòng hoàng thượng đấ
Lưu Mặc Lâm bỗng đứng ngây người tại chỗ, chữ Ung Chính viết thì khỏi phải chê, nhưng mấy trăm bức thư họa đều không ghi tên, chữ của Ung Chính lẫn vào trong đám đó, ai dám khẳng định rằng nó là đầu bảng? Nếu mà để rớt hoặc chỉ xếp thứ hai thứ ba, ai dám khẳng định rằng nó là đầu bảng? Nếu mà để rớt hoặc chỉ xếp thứ hai thứ ba, thì người đứng đầu lại phải xử tự lý sao đây? Nghĩ vậy, Lưu Mặc Lâm đã là người toát mồ hôi đầu tiên rồi. Nhưng chàng ta cũng đã suy nghĩ linh hoạt hơn, tính tới một cách có chủ ý, cười nói rằng:
- Thượng thư phòng và cửu khanh lục bộ đều thường thấy chữ viết của hoàng thượng không phải nói gì nữa. Chỉ sợ là số người ở dưới không biết cứ bình bừa đi. Chuyện này tôi tính sẽ ghi ký hiệu lên giấy, hoặc là không đưa những trang khác ở những nơi sáng tỏ mà chỉ đưa những câu chữ của hoàng thượng viết là được rồi - cách này đành phải tìm một thái giám đi thông báo mới được, phải làm cho nhanh!
Trương Đình Ngọc cúi đầu nghĩ ngợi, cũng chỉ còn cách làm thế thôi, bèn nói:
- Thế thì để Cao Vô Dung làm nhé! Ta nghĩ mọi người cùng thống nhất mới tốt.
Lưu Mặc Lâm nói:
- Nếu mọi người cùng một lời chọn đúng chữ của hoàng thượng thì lộ tẩy là bọn ta nhúng tay vào, cũng không hay đâu. Phải có mấy người dè bỉu bàn ra bàn vào như vậy mới như thật chứ. Hơn nữa ai cũng biết trong số đó có bức viết đẹp của hoàng thượng không đến nỗi nói liều đâ
Nói xong ba người tiến vào điện, quả nhiên thấy trên án gỗ chạm rồng khắc phượng bày ra mười mấy bức họa chữ, tất cả đều là những câu từ tuyển chọn trong thơ Đường:
Tân tùng hận bất cao thiên xích
Ác trúc ứng tu trảm vạn can
Phương thảo thê thê
Đại mạc cô yên trực
Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai
Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão
Ngã dục nhân chi mộng Ngô Việt
Đào hoa đàm thủy.
Lưu Mặc Lâm than rằng:
- Chữ của chúa thượng đúng là đến mức tạo hóa nhập thần, tôi luyện thuần khiết, chỉ e một điều nét bút quá sắc, một số văn nhân chưa quen mắt, tất cả đều không chê vào đâu được, ta phải chọn sao đây?
Nhìn kỹ mãi mới chọn ra một bứ"Lưỡng cá hoàng ly minh túy liễu, nhất hàng bạch lộ thượng thanh thiên", lại chọn "Đào hoa uyên thủy" rồi đưa cả hai bức hỏi Trương Đình Ngọc:
- Trung đường, chọn ưu trong số ưu, chỉ sợ hai bức đều tốt ngài thấy thế nào?
- Ừ, chỉ nói về sức mạnh của nét bút thì đích thực cả hai bức đều hay.
Trương Đình Ngọc vuốt cằm nghĩ ngợi và nói:
- Nói về khí vận thì theo ta nên thêm hai bức: "Đại mạc" và "Tân tùng". Tả hữu vạn tuế hội ý và lấy thêm hai bức do chúa thượng viết.
Lưu Mặc Lâm liền đem cả bốn bức chữ đặt ngay ngắn vào nơi nôi bật nhất, sao chữ nhỏ và giao cho Cao Vô Dung:
- Mau chóng đem đi cho mọi người, chắc có người còn bỏ tiền ra mua tin này của ngươi đấy!
Cao Vô Dung cười và đáp lời liên tục, vừa thoát ra khỏi điện thì gặp ngay Hình Niên, Lý Đức Toàn còn có cả thị vệ Đức Lăng Thái, Sách Luận, Lưu Thiết Thành, Trương Ngũ Ca, cả đoàn cùng Ung Chính đi tới, vội vàng tránh lối nhường đoàn đi qua. Trương Đình Ngọc và Lưu Mặc Lâm đã quỳ xuống tiếp giá. Hôm nay Ung Chính rất vui vẻ, đầu đội mũ tơ, áo bào the xanh da trời, khoác ngoài là chiếc áo the thêu rồng vàng óng ánh, chân đi ủng gấm màu xanh, tưng bừng phấn khởi tiến vào nhìn Trương Đình Ngọc nhưng lại hỏi Lưu Mặc Lâm:
- Thám hoa đã xem chữ của trẫm chưa? Bức nào trúng ý của ngươi đ
Lưu Mặc Lâm cười đáp:
- Nô tài và cả Trương trung đường đều cảm thấy khó quá! Chúng thần chọn hoa cả mắt. Khi nào thánh thượng vui vẻ xin thưởng cho nô tài mấy chữ, đó cũng là phúc đức thượng tổ của nô tài! Cùng với Trương trung đường chọn mãi cuối cùng chọn ra bốn bức, phải trình thánh thượng duyệt qua sau đó mới chuyển về Quảng Sinh lâu để treo.
- Tốt lắm - Ung Chính nhìn bốn bức chữ treo ở giữa im lặng gật đầu, lúc sau lấy ra hai bức "Đào hoa đàm thủy" và "Đại mạc cô yên trực" nói: - Nhiều quá cũng không hay, chỉ để hai bức thôi; vừa nói có thưởng chữ, tùy ngươi chọn một bức. Đình Ngọc, ngươi thích chữ nào, tiện có bút mực sẵn trẫm viết cho.
- Tạ ơn thánh thượng! - Trương Đình Ngọc vội đập đầu nói: - Nô tài từ lâu đã có ý định xin bảo mực của thánh thượng nhưng chưa dám nói ra. Gần đây nô tài mới trang hoàng lại phủ môn, xin thánh thượng cho một câu đối để treo tại Quang môn!
Ung Chính cười mà rằng:
- Thường thì thật ra không có tâm trạng mà múa bút đề văn. Nay mấy án lớn đã kết thúc rồi trẫm cũng thảnh thơi chút ít. Tốt lắm, ta sẽ ban cho ngươi một đôi câu đối!
Nói xong cầm bút chấm mực, nghĩ một lát, rồi viết ngay ngắn trên giấy truyện:
Hoàng ân xuân hạo đãng, Văn trị nhật quang hoa.
Viết xong chỉnh đốn một chút rồi lấy dấu đóng vào, lại còn ghi thêm ngày tháng năm nữa rồi mới đưa cho Trương Đình Ngọc nói:
- Ngươi xem được không?
Trương Đình Ngọc hai tay đỡ lấy, mắt ánh lên sự vui mừng:
- Chỉ có điều làm sao mà nô tài xứng với mười chữ này được ạ? Cho dù đem nô tài nghiền nát ra như cám cũng không báo đáp được ơn sâu như trời cao đất dày của hoàng thượng.
Nói xong nước mắt tuôn trào.
Lúc đó Lưu Mặc Lâm cũng đã chọn được một câu là "Lưỡng cá hoàng ly", nhưng Ung Chính chưa đóng dấu, chỉ dùng chu sa in vào bơn chữ "Viên Minh cư sĩ", rồi cười nói:
- "Viên minh" có ý nhà Phật, ngươi sống chết không tin Phật, có thể cho là hòa thượng tặng tú tài cũng được, ta ban cho ngươi đấy. Hình Niên, ngươi đem hai câu này ra Quảng Sinh lâu, không được treo ở chính giữa nghe rõ chưa?
Vì thấy Lưu Mặc Lâm cũng muốn cáo từ ra đi, Ung Chính liền nói:
- Ngươi hãy ở lại đã, lát nữa đi cùng với Đình Ngọc.
Lưu Mặc Lâm đành phải ở lại.
- Đình Ngọc, - Vẻ mặt Ung Chính nghiêm trang trở lại thanh âm phát ra cũng có vẻ quan trọng hơn: - Niên Canh Nghiêu ra đi gần nửa năm rồi, chỉ thấyương tiền và các thứ, tới nay chưa đánh trận nào, trẫm thấy lo lắng quá. Muốn bàn với ngươi xem có cần phải cử một khâm sai đại thần đi đốc thúc hay không?
Trương Đình Ngọc trầm tư suy nghĩ rất lâu mới thưa rằng:
- Ý nghĩ của chúa thượng nô tài đã rõ, phải sớm đánh trận này. Nhưng việc dùng binh không phải như việc chính trị, sai một ly đi một dặm không thể cứu vãn. Niên Canh Nghiêu năm đó theo hầu tiên đế đã trở thành tướng quân, rồi giữ trọng trách, đấy là điểm mạnh của ông ta. Chiến pháp khác với tướng lĩnh của triều đình, Ba Hải thiện về bao vây, có sức chịu đựng lâu dài; Triệu Lương Đống thiện về đánh thọc sâu cài răng lược, có sức vọt tiến; Đồ Hải thiện về công kiên lô cốt bám trụ; Phi Dương Cổ thiện về dàn trận, có khả năng khổ chiến; Chu Bồi Công đa mưu đa trí biến hóa khôn lường giỏi về tham mưu có thể nói là toàn tài. Đáng tiếc là gió thổi mây tan, họ đều đã hạ thế. Xem ra tiết chế Niên Canh Nghiêu thì tiến thoái rất cẩn thận, tựa hồ như học được bước đi của Đồ Hải, ông ta cũng mong có công trạng ở chiến trận, chí quyết thắng lắm. Chúa thượng khỏi phải quá lo nghĩ, theo sự hiểu biết nông cạn của nô tài thì tháng Ba ông ta đóng ở Bình Lương, tháng Tư tiến về Tây Ninh không chậm trễ chút nào. Quân có thể phát văn thư nhanh trong 6 trăm dặm cho Nhạc Chung Kỳ, lệnh cho hai vị Niên và Nhạc phải thống nhất gửi tấu về rằng khi nào có thể mở màn đánh bọn giặc La-bố-tạng-đan-tăng, hoàng thượng thấy như vậy được không ạ?
Ung Chính nhìn mà không nói, mãi sau mới hỏi Lưu Mặc Lâm:
- Ngươi có sự lý giải nào không, cứ nói ra xem nào.
Lưu Mặc Lâm tham nghị việc quân đội quốc gia trọng đạiế này thì đây là lần đầu tiên, nghĩ ngợi mãi mới trả lời:
- Thần cho là Trương tiên sinh tấu đã rất phải. Năm Khang Hy thứ 56 bại binh, 6 vạn người bỏ mạng ở Sơn Đông, lòng người còn sợ hãi, triều đình thì chỉ được thắng không được thua. Nay Niên Canh Nghiêu giữ trọng trách tiến quân, thần cho rằng đó là hành động vì đại cục. Nếu ta phái giám quân đi đốc chiến, thần cho rằng không ổn. Trước hết nó làm đảo lộn tất cả sau dẫn tới thay đổi thế chế, rồi vì vậy mà đâm ra chia rẽ tướng sĩ triều đình, phái giám quân đi chỉ là cản trở các tướng soái hành sự, một quân mà hai tướng, một việc mà hai lòng đó là việc đại kị của nhà binh. Cho nên Thánh tổ da chinh phạt Đài Loan chuyên dùng Thi Lang, Lý Quang Địa, tuy có cái danh là đốc quân nhưng thực ra là chỉ ở hậu phương chuẩn bị lương thực chi viện cho tiền tuyến. Chỉ nên thúc hỏi Niên Canh Nghiêu khi nào tiến quân, khi nào tiếp chiến, bảo đảm cung ứng quân nhu, không thể đề xuất điều hành quân vụ, phái người đốc chiến nếu làm trái sẽ gây hỏng đại sự đấy.
Dùng người không nghi, nghi người không dùng. Ung Chính lẩm bẩm nói:
- Được, đã như vậy ta không cử khâm sai đại thần đi nữa. Đình Ngọc, ngươi chọn lấy 10 người trong số thị vệ cấp hai, lấy những người trai trẻ, có khả năng thành tài, liệt kê danh sách gửi cho trẫm. Cử chúng đến hợp sức vóc quân của Niên Canh Nghiêu.
Lúc này Trương Đình Ngọc mới rõ ý, thì ra Ung Chính lo lắng cho đại tướng quân Niên Canh Nghiêu đang vây hãm ngoài chiến trường, bỗng ông vừa cười vừa nói:
- Nhạc Chung Kỳ có công chiến đấu cũng không thua kém Niên Canh Nghiêu, có ông ta triều đình cũng dễ điều hành
- Ngươi nói cái gì vậy! - Ung Chính cười mà rằng: Nếu trẫm không tin Niên Canh Nghiêu thì làm sao dám giao cho hắn hai mươi mấy vạn quân? Ngươi nghĩ xem, năm đó Thánh tổ mà cử nhiều hơn một ít số thiếu niên thân quý đến học dùng binh ở chỗ nguyên soái Phi Dương Cổ thì nay không đến nỗi tìm một chủ soái khó như thế này.
Lưu Mặc Lâm lúc này mới tỉnh ngộ, nhìn Ung Chính với ánh mắt kính nể mà chẳng nói nên lời. Nhưng Trương Đình Ngọc thì hiểu biết Ung Chính từ lúc còn nhỏ, biền tá trẻ tuổi dưới trướng Niên Canh Nghiêu có tới trên 1 nghìn, việc gì mà phải gửi thị vệ đi xa hàng vạn dặm để "học dùng binh"? Nghĩ đi nghĩ lại mới nói:
- Thánh thượng vạn tuế nghĩ ngợi sâu xa, yên ổn vẫn nghĩ lúc khó khăn nguy hiểm, thần cảm phục lắm!
- Lưu Mặc Lâm! - Ung Chính thong thả nhấp một hớp trà mỉm cười hỏi - Người là người tài hoa phong nhã, trẫm nghe nói ngươi kết giao nồng thắm với một nữ tử quán thanh lâu, có chuyện đó không?
Lưu Mặc Lâm nghe như "oàng" một tiếng ở trong đầu, vội quỳ xuống trả lời:
- Chuyện đó là có thật, thần cho rằng tình cảm không phân định sang hèn, Tô Thuấn Khanh tuy là thành phần hèn, nhưng nàng bán nghệ thuật chứ không bán thân, giữ thân mình như ngọc báu, không giống như những kỹ nữ thông thường. Vả lại thần và Tô cùng tự biết mình, quý hay hèn cũng không suy tính, xin hoàng thượng minh xét! Hoàng thượng đã nhắc tới việc này thì thần xin hoàng thượng ban ơn cho Tô Thuấn Khanh được thoát tịch bỏ kiếp nghèo hèn, cho thần được thực hiện nhân duyên.Ung Chính gật đầu cười nói:
- Tài sĩ phong lưu, không phải là việc gì chặt chẽ lắm, chẳng qua chỉ vì một mình Tô Thuấn Khanh được thoát tịch mà dùng ân thì hơi hẹp. Hoành Thần, trẫm có ý định hạ chiếu cho tất cả tiện dân trong thiên hạ thoát tịch, người cày, học giả, ngư dân, tiều phu... đều như nhau hết, ngươi thấy thế nào?
Đây là một chỉ dụ nghiêm trọng chứ chẳng bình thường, đánh đồng thứ dân với canh độc ngư tiều thế thì vương bát hý tử... tất cả đều có thể ra làm quan. Trương Đình Ngọc là loại danh nho quan chức, thâm tâm không tán đồng với Ung Chính, nhưng ông ta vẫn nghe phong thanh rằng, Ung Chính lúc còn là hoàng tử đã từng được công an Đông Hộ cứu thoát chết đuối, còn được một tiện nữ rất yêu mến, tình hợp ý hòa, ngày nay chẳng qua mượn việc này của Lưu Mặc Lâm mà thực hiện nguyện vọng của mình ôm ấp từ xưa, nếu công nhiên mà phản đối thì khác nào trồng tai họa vào mình. Nghĩ vậy, ông cười nói:
- Nhân tâm chúa thượng như trời cao, việc đó đúng là một chính sách thiện. Ngay từ thời Vĩnh Lạc Tiền Ninh đã phế bỏ những cựu thần sa vào việc dân đen, hàng trăm năm qua đã gây phiền cho hàng triệu người rồi. Nước sâu lửa thiêu ảm đạm vô cùng; bỗng thoát ra được cảnh mù mịt đó mà có ngày nay, sợ rằng nhà nào nhà nấy đều đốt hương bái Phật ấy chứ? Theo thần nghĩ loại dân ngu đã làm việc hèn mạt lâu rồi, không hiểu được việc khác, chúng không làm những việc đê tiện có khi lại khó chịu là khác, vậy không thể ra dụ cho cả thảy được mà giải quyết từng trường hợp chúng tự nguyện thôi. Hơn nữa, các quan lại giữ oai nghiêm, trọng khí nhà vua, bỗng bọn chúng thoát tịch có thể nhập miếu đường làm thương tổn đến văn minh triều đình, phải chăng ta cho chúng thoát tịch nhưng phải hai đời sau mới được thi cử thăng tiến, để thi hành quy chế dùng nho trọng đạo của triều đì
- Được rồi - Ung Chính ngẩng đầu suy nghĩ hồi lâu, cảm thấy lời tấu của Trương Đình Ngọc không thể bác bỏ mới cười nói: - Đây là lời của lão thành mưu quốc, thế nhé, sau khi có chỉ sẽ ban cũng được!
Dứt lời, Hình Niên từ ngoài tiến vào vái chào mà nói:
- Thưa chúa thượng! Tất cả các bản chữ đã trưng bày hết ở Quảng Sinh lâu, yến tiệc bày tươm tất, các vị vương gia, bối lặc, bối tử, cùng đại nhân tham dự đều đã tụ tập đông đủ ở Quảng Sinh lâu.
Thế là Ung Chính lên kiệu mềm, Trương Đình Ngọc theo hầu bên cạnh, Lưu Mặc Lâm bám sau, tất cả lục tục tiến về Quảng Sinh lâu tọa lạc ở phía tây bắc Tử Cấm Thành. Khi qua Ngự Hoa viên, Ung Chính thấy trên Hà Đường mới sửa một cái cầu con, hai bên lan can chưa trang trí xong bèn xuống kiệu, một tay bám lấy Hình Niên còn tay kia bám Cao Vô Dung bước lên cầu. Lưu Mặc Lâm ở phía sau thưa rằng:
- Thưa thánh thượng chỗ này gọi là từng bước leo cao!
Ung Chính không nói gì, đợi khi xuống cầu mới hỏi:
- Lưu Mặc Lâm, thế chỗ này là gì?
Lưu Mặc Lâm cười thưa:
- Chỗ này gọi là "đằng sau cao hơn đằng trước" ạ!
Ung Chính không nhịn được cư̖Trương Đình Ngọc thấy Lưu Mặc Lâm có vẻ chơi trèo như vậy, kín đáo nhíu mày. Khi qua cầu đã thấy Hoằng Thời, Hoằng Lịch, Hoằng Trú ba vị hoàng a-ca đứng đón ở phía đông Ngự Hoa viên. Ung Chính nghiêm mặt đứng lại hỏi:
- Chữ viết của các ngươi đã treo lên chưa?.
- Hoàng a-ma! - Hoằng Thời vội khom lưng cười thưa: - Con và lão Ngũ gửi treo ba bức, Hoằng Lịch hai bức, nghe thái giám nói a-ma chỉ chọn hai bức bởi vậy anh em con mỗi người bớt đi một bức, đều đưa cho thái giám đi treo lên rồi, nhi thần không dám trốn tránh ạ.
- Ừ - Ung Chính nhìn ba người con hỏi: - Hoằng Lịch, vì sao ngươi chỉ chọn một bức?
Hoằng Lịch cười thưa:
- Bút pháp của nhi thần không được xuất sắc lắm, không dám đua cùng hoàng thượng và vô số văn gia nho nhã, gửi một bức cũng là vì tuân lệnh thánh thượng đấy mà thôi.
Ung Chính nói:
- Cũng được, hôm nay ngự yến, các ngươi không nhất thiết phải dự ở bàn tiệc mà ở bên cạnh để mời rượu các thần tử... Những người đó vất vả tới nửa năm nay làm việc này, các ngươi thay ta làm chủ như vậy là phải.
Nói xong liền ra khỏi cửa tây Ngự Hoa viên. Những đại thần đợi tiệc ở Quảng Sinh lâu đã đói cồn cào, thấy họ đến vội quỳ nhất loạt tung hô:
- V
Ung Chính mỉm cười nói:
- Đứng dậy cả đi. Hôm sau là hội bạn bè văn chữ, đại lễ vua tôi có thể giảm bớt, nếu cứ gò bó thì mất hết cả ý vị. Ăn ngon không sợ muộn mằn, ta hãy đi xem một số chữ họa trước đã, chọn được trạng nguyên bấy giờ vào mâm nhé!
Thế là Ung Chính dẫn đầu, hơn 1 trăm con người của các bộ các viện, đủ cả thị lang, ngự sử, thị lang thượng thư Lí Phiên viện, thiếu khanh... rồi còn có cả người của Hàn lâm viện, nhưng không theo đẳng cấp mà cùng xem. Học sĩ của các viện trở xuống như: Thị độc học sĩ, thị giảng học sĩ, thị độc, thi giảng, tu soạn, biên tu, kiểm duyệt... trên 1 trăm người theo sau Thượng thư phòng đại thần Long Khoa Đa, Trương Đình Ngọc và Doãn Tường, Doãn Đề tiến vào hội thi.
Quảng Sinh lâu là vọng lâu lớn nhất ở Đông Lục cung, chính vì ở trên lầu có thể nhìn tầm mắt ra khắp vùng Thiên vương nên thái giám mới quen gọi là "Quảng Sinh lâu". Nơi tế lễ ở dưới lầu là vùng đất hình tròn rộng khoảng nửa mẫu, xung quanh vây bằng các khung kính pha lê nên rất sáng sủa, tất cả các bức vẽ chữ, tranh của quan đại thần ở bộ viện và Hàn lâm viện đều treo ở đây, tổng cộng khoảng 2 trăm bức. Có một nửa số chữ thể hiện "Thánh thiên nghiên đức", "Vạn thọ vô cương"; còn một nửa là Đường thi, Tống từ, ý tứ kiểu dáng muôn hình muôn vẻ như long như xà chẳng thiếu loại ý tứ nào. Còn có một số bức vẽ nữa hầu như mô tả "Hoa khai phú quý", "Quốc sắc thiên hương" hoặc là xuân lan thu cúc hoặc bên mã, thần ngưu, hoặc là long phượng cũng rất đa dạng. Mọi người trong lòng đều có ý nghĩ khác nhau, dõi xem tìm chữ của Ung Chính, ngấm ngầm so sánh với tờ giấy nhỏ đã được chuẩn bị sẵn ký hiệu rồi. Ung Chính đứng lại trước một bức họa nhìn kỹười nói:
- Bức vẽ này có thể gọi là vẽ có thần, tiếc rằng không có lời tựa, ai có thể làm ngay một bài để tăng thêm vẻ đẹp của bức họa?
- Thần có thể thử xem được không ạ? - Lưu Mặc Lâm chưa dám tham gia đợt thư họa, đang ngứa ngáy khó chịu, thấy mọi người không ai dám ứng đáp liền nói to: - Thần xin đề thơ cho bức họa này!
Thấy Ung Chính đi đầu mỉm cười, liền đi về phía chiếc bàn nhỏ ở cửa cầm bút, chấm đẫm mực, nhìn chăm chú vào bức họa mà nghĩ suy, rồi viết:
Mặt mũi hung hăng khí dũng thô
Lựu hồng bạc bích viển vông mơ
Trượng quân quét sạch bầy ma quỷ
Kiên nhân gian tránh qủy vẽ bùa!
Nét chữ như có thần làm cỏ cây điên dại, bão táp mưa sa, thật là ngây ngất mê hồn, mọi người chưa kịp tán thưởng thì Ung Chính vội nói tiếp:
- Ngươi làm thêm bài nữa trẫm xem thế nào?
- Dạ!
Lưu Mặc Lâm không hề do dự mà cũng không chấm thêm mực tiếp tục viết bài khác: Tiến sĩ hàng đầu phiền việc công
Giận thì đầu bạc vẽ khổ công
Chung nam đường tắt ai đến trước?
Xếp kiếm chịu thua làm quỷ hùng!
- Giỏi! - Ung Chính thấy chàng ta tài trí nhanh như vậy không tiếc gì câu khen ngợi: - Chữ viết đẹp, còn có thể làm gì nữa?
Lưu Mặc Lâm không nói, ngước nhìn bức họa trên rồi lại làm một bài nữa:
Năm nào lưu ảnh tại nhân gian ?
Đoan ngọ nơi nơi hết tật nguyền
Ô hô! Quỷ quái không thắng kế
Vua tôi hợp sức quỷ kinh hồn!
Ung Chính đứng ngắm bức tranh, mãi sau quay lại nói:
- Bức tranh này do ai vẽ? Ghi thêm bài thơ minh họa vào, có thể lưu giữ ở Tam Hy đường truyền mãi mãi về sau.
Nói xong liền ra lệnh:
- Khai yến! Chọn lấy hai ba người đứng đầu trình lên Hàn lâm viện, để các quan ở đậy bình nghị.
Thế là các quan tạ ân rồi ào ào ngồi vào mâm. Vì không thấy Vương Diệm, Ung Chính bèn hỏi Mã Tề:
- Sao lại không thấy Vương sư phó nhỉ?
Mã Tề nói nhỏ:
- Vương Diệm bị ốm hai ngày nay rồi, đau bụng đi ngoài không cầm được, hôm qua đã định viết di chúc, nô tài đến thăm và khuyên nhủ mấy lời. Hôm nay Phương Bao tiên sinh đi thăm ông ta cũng là sợ nhỡ có chuyện chẳng lành xảy ra. Nếu đúng là bệnh không cứu được thì cho viết di chúc cũng chưa muộn.
Ung Chính thấy nếu mình không có lời thì chẳng ai dám động đũa liền cười nói:
- Mấy hôm nay sức khỏe thái hậu khá ổn định trẫm rất vui, hôm nay đến thỉnh an, lão Phật da đã cho phép; mỗi năm chỉ có tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng, rằm tháng Tám rồi Đoan ngọ là những lễ cần thiết, vất vả quanh năm nên cũng phải cho mọi người thảnh thơi chút ít - đem thịt cúng phân chia cho thị vệ, mọi người dùng tiệc đi!
Nói xong uống một hớp rượu, gắp một miếng đồ nhắm, lúc này mọi người mới dám cầm đũa bát ăn uống. Ung Chính vẫy tay gọi Lý Đức Toàn bảo:
- Gọi ba vị a-ca đến để mời rượu từng bàn, còn ngươi đến Ngự dược phòng xem có anh các 2 tươi thì lấy một ít gửi cho Vương sư phó. Phương tiên sinh nếu đã trở về Sướng Xuân viên thì gửi thưởng cho ông ta một mâm cỗ như mâm ở đây.
- Dạ!
Lý Đức Toàn vội đáp:
- Thưa thánh chủ, anh các tươi có ạ, nhưng hiện nay chưa chín, không biết có được không?
Ung Chính nói:
- Chưa chín không dùng được, cái cũ tính rất mạnh bởi vậy phải thật chú ý mới có thể sử dụng. Ở Dưỡng Tâm điện còn có một số cao mộc qua, cũng có tác dụng cầm đi tả rất tốt, cũng gửi luôn một ít đi.
Lý Đức Toàn trả lời dạ, vâng liên tục và đi ngay. Ung Chính tự ngồi xuống mâm trên nhất nói cười vui vẻ với mọi người, thỉnh thoảng mới gắp một miếng thức ăn, nhưng không uống rượu.
Hoằng Thời, Hoằng Lịch, Hoằng Trú, cả ba vị a-ca đều đã có mặt từ lúc rạng đông canh năm, họ học bài vở ở Dục Khánh cung, đọc các chương trong sách "Tứ thư" mà Ung Chính đã chỉ định sẵn, rồi mới sang hầu Ung Chính. Lúc đó đã gần trưa, cả ba người lá ngọc cành vàng bụng đói cồn cào lép kẹp, ai cũng có vẻ bực vì Ung Chính không cho ngồi vào mâm mà còn bắt luân phiên đi mời khách ở từng bàn, nhìn mâm nào mâm ấy cỗ toàn đồ ăn mới lạ mà không được ăn miếng nào, một câu trách móc cũng không dám nói ra. Hoằng Lịch, Hoằng Trú còn cố được chứ Hoằng Thời mặt xị ra buồn bã. Rất có thể đi chào mời hết mười bốn, mười lăm bàn tiệc rồi lại xngười của Hàn lâm đưa tấu trình bẩm về việc bình chọn thư họa thì thào mất thôi, thế là Hoằng Thời đánh mắt ra ám hiệu cả ba người chuồn khỏi Quảng Sinh lâu. Nhưng thấy mấy chục thị vệ đều ngồi ăn thịt cúng, từng mâm đầy tú hụ những thịt đã luộc chín được khiêng từ Thiên Khung điện tới, còn đang nói hôi hổi mùi thơm của thịt ngào ngạt gây thèm. Hoằng Thời bèn nói:
- Tứ đệ Ngũ đệ ơi! Các đệ có đói không?
- Đệ không đói! - Hoằng Lịch nói: - Đây là thịt cúng, có đói mà chưa được phép cũng không dám ăn. Trú đệ, từ trước tới nay đệ yếu đuối nếu đói quá chịu không nổi thì ở trên án thư của ta tại Dục Khánh cung còn hai miếng điểm tâm, cho người đem đến để cho đệ đỡ đói nhé.
Hoằng Trú mới có 11 tuổi, bụng đói cứ réo ùng ục, nhưng mà thịt cúng là thịt đã tế lễ tổ tông rồi, chưa có chỉ là không dám ăn. Cậu ta chớp chớp mắt "ực" nuốt nước miếng nói:
- Đệ cũng không đói đâu.
Hoằng Thời cười nhạt nói:
- Thịt này thì có cái gì là quý trọng? Bọn thị vệ đều chén được cả, chỉ có chúng ta là không được động vào! - Nói xong liền tiến lên phía trước lấy dao cắt ba miếng bỏ vào đĩa, đem cho mình, lấy dao thọc một miếng đang định nhét vào mồm thì Hình Niên vội vàng chạy tới truyền chỉ:
- Bảo bối lặc, hoàng thượng gọi vào ngay!
- Là gọi mình Tứ đệ hay chúng ta đều đi?
- Hoàng thượng gọi mình Hoằng Lịch, không nghe
nói có gọi cả hai vị da đâu ạ?
- Ngài không biết gọi Tứ đệ có việc gì à?
- Bẩm Tam da, hoàng thượng ban thịt cúng cho Bảo bối lặc đấy ạ?
Mặt Hoằng Thời bỗng nhăn nhó rất khó coi, vứt cả dao lẫn thịt "xoảng" vào đĩa. Nhếch miệng chẳng ra cười mà rằng:
- Tứ đệ, xem ra đệ có phúc phận lớn đấy, chúng ta lại được thơm lây.
Hoằng Lịch biết thừa là anh trai mình pha trò cười thôi nên hơi khom người về phía Hoằng Thời rồi vội theo Hình Niên tiến vào Quảng Sinh lâu.
--------------------------------

1

2
Phật, pháp, tăng là "tam bảo" nhà Phật.
Anh các: Thuốc đi ngoài.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI