HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM
Tranh công lao tướng quân giữ mưu riêng
Lo buồn vì con thái hậu tạ thế

    
ua mấy đêm bàn bạc tỉ mỉ, một kế hoạch dự định to lớn mà mạo hiểm cuối cùng đã hình thành. Đề phòng Nhạc Chung Kỳ từ Tứ Xuyên đột nhiên xuất binh trợ chiến cướp công, Niên Canh Nghiêu hạ lệnh cho tuần phủ Cam Túc là Phạm Thời Tiệp đưa quân lính đóng giữ ở Bắc Cam Túc khẩn cấp dời đến Tùng Phan, lại viết cho Ung Chính một bản mật sớ tỉ mỉ. Ngày 3 tháng Mười, Niên Canh Nghiêu họp các tướng lĩnh lại huấn thị thời cơ, hạ lệnh cho toàn bộ quân đội đóng giữ ở Tây Ninh dời đến Lan Châu, chỉ giữ lại ở Tây Ninh khoảng 1500 quân lính già cả, bệnh tật để bảo vệ hành dinh.
Nghe thấy việc bố trí quân sự ngoài dự kiến này, quan quân trên dưới nhìn nhau. Xem ra Niên Canh Nghiêu là bậc cao minh nên không ai dám hỏi. Nhưng Tang Thành Đĩnh không nén nổi bèn hỏi:
- Đại tướng quân! Sao ngài làm vậy? Đưa quân về hướng đông, sao còn lưu lại ở Tây Ninh làm gì?
Câu hỏi này có ý: Tây Ninh và Lan Châu cách nhau không xa mà lại một phần ở Thanh Hải, một phần ở Cam Túc, cho quân tùy tiện rời dinh, vạn nhất Tây Ninh thất thủ, Niên Canh Nghiêu sẽ bị tội tày đình trước tiên. Nghe câu hỏi đó, các quan quân đều ngẩng đầu nhìn chằm chằm Niên Canh Nghiêu.
Niên Canh Nghiêu như có chút cảm kh
- Ta không tùy tiện đưa quân về miền đông, nhưng ta cũng không rời Thanh Hải. Lần điều quân này thực ra không còn cách nào khác. Các ngươi hãy để ý nơi này, làm sao có thể ở qua mùa đông được. Hậu phương lại quá xa, sao có thể đủ lương thực và than củi. Binh lính tập kết ở đây nhiều thế này, trong một lúc không tìm được chiến cơ, tuyết lại rơi đầy trời thế này đến băng tuyết cũng lạnh cóng. Lui về cố thủ ở Lan Châu, vẫn bao vây Thanh Hải như cũ, để La-bố-tạng-đan-tăng nằm gai nếm mật ở đây đợi mùa xuân sang năm quyết chiến không được sao.
Trầm ngâm một lúc, Mục Hương A không nén nổi, khom người thưa:
- Đại tướng quân, kho quân lương ở Tây Ninh vẫn còn 1 vạn tấn, vạn nhất thành rơi vào tay La-bố-tạng-đan- tăng, há không phải chẳng ra làm sao ư?
Mục Hương A biết Niên Canh Nghiêu lưu lại ở Thanh Hải thì quân thị vệ của ông ta cũng ở lại theo, tuy trong lòng không muốn nhưng ông ta là người đã để cho Niên Canh Nghiêu mua chuộc, nghĩ một lúc rồi nói:
- Tướng quân rời khỏi đại quân, vạn nhất có sự cố bất ngờ, chúng tôi cũng phải gánh trách nhiệm. Đại tướng quân đã nghĩ như thế, sao không tâu rõ với thiên tử biết. Di chuyển toàn quân về phía tây Cam Túc chờ thời cơ quyết chiến cũng là thượng sách.
Niên Canh Nghiêu cười nhạt nói:
- Kể đến lương thực làm gì, chỉ đốt trong nửa giờ là cháy sạch. Ta không thể qua biên giới. Nếu ta qua biên giới, không biết trong triều đình sẽ có những lời đồn đại thế nào đây? Nhớ l trận chiến của ta hồi ở Điểu-lan-bố-thông, ta dẫn hơn 30 kỵ binh tiến thẳng vào đại bản doanh của Cát Nhĩ Đan, mấy vạn quân Mông Cổ không làm ta mất một sợi lông, huống hồ ngày nay! Quân lệnh đã ban ra, không cần phải bàn bạc gì nữa, đã thống nhất tướng quan trở lên lưu lại Thanh Hải, còn phải bàn giao quân vụ, hãy ở bản doanh, chờ hiệu lệnh là lập tức thực hiện.
- Xin vâng.
Mọi người lui ra, chỉ còn lại mấy chục tướng quan ở lại, bỗng thấy Kỳ Bùi Quan vào bẩm báo:
- Tuần phủ Cam Túc là Phạm Thời Tiệp đại nhân xin cầu kiến đại tướng quân!
Nói xong thì đưa ra tấm danh thiếp. Niên Canh Nghiêu nhìn qua tấm danh thiếp rồi ném trên án nói:
- Cho ông ta vào.
Kỳ Bùi Quan vâng lệnh lui ra. Trong chốc lát đã thấy một quan viên mặt tròn, cơ thể cường tráng, hai mắt sáng đảo qua đảo lại tiến vào. Ông ta vốn là bố chính sứ Hồ Quảng, Niên Canh Nghiêu khởi binh nhờ Doãn Tường nói hộ với vua điều về làm tuần phủ Cam Túc. Vì Phạm Thời Tiệp vốn là do Niên Canh Nghiêu tiến cử nên ông ta tin là Phạm sẽ cung kính mình. Nhưng từ khi Niên Canh Nghiêu đến Cam Túc, chỉ trừ khi có việc mới thấy Phạm Thời Tiệp lai vãng đến còn tịnh không thấy ông ta đến thăm bao giờ. Cho rằng tự mình tiến cử Phạm Thời Tiệp mà ông ta không biết thân biết phận nên trong lòng Niên Canh Nghịêu như bốc lửa, cũng không cả bắt tay ông ta mà hỏi luôn:
- Ngươi có việc gì? Nói nhanh gọn thôi! Ta đang bận quân vụ.
ạm Thời Tiệp thẳng người, cười nửa miệng nói:
- Bỉ chức cũng bẩm việc quân. Lần trước đã xin đại tướng quân cấp quân nhu lều bạt, đại tướng quân lệnh cho bỉ chức tìm bộ Binh để yêu cầu cấp phát, bộ Binh nói đã cấp hết ở chỗ ngài rồi. Quân lính ở phía tây Cam Túc mấy chục người chen chúc trong một chiếc lều bạt, nói câu này thật không phải, ban đêm có người đi tiểu trở vào không tìm được chỗ nằm ngủ. Bỉ chức xin thỉnh thị, lúc nào thì lều bạt sẽ được đưa đến doanh trại của bỉ chức?
Niên Canh Nghiêu cười nhạt nói:
- Vì việc này mà ngươi phải hớt hải chạy đến sao? Ta cũng không nghĩ đây là việc nhỏ?
Phạm Thời Tiệp nhìn Niên Canh Nghiêu nói:
- Còn nữa, ngài điều quân từ Cam Túc đến Tùng Phan, bỉ chức có một chút không thông. Tướng quân Nhạc Chung Kỳ chỉ cách Tùng Phan trong gang tấc, sao ngài lại điều quân ở Cam Túc đi đóng giữ làm gì? Bỉ chức xin đại tướng quân nghĩ lại, thu hồi lại lệnh đã ban ra.
Niên Canh Nghịêu như có chút sợ sệt lập tức nói:
- Biết rồi! Ngươi cũng ngay đêm nay trở về đi nhé.
Phạm Thời Tiệp cắn răng nói:
- Biết rồi, sao không hiểu được chỗ khó xử của bỉ chức. Trở về binh sĩ vẫn không có chỗ ngủ như trước, sao lại không làm thư&#ổn đến cái tâm của Niên đại tướng quân yêu kính như con? Bỉ chức đã bẩm báo khó khăn ở Cam Túc cho Nhạc tướng quân rõ. Xin Nhạc Chung Kỳ và Niên đại tướng quân bàn bạc nhất trí, cùng nhau xử lý. Tốt nhất là xin Nhạc đại tướng quân đóng giữ Tùng Phan thì tránh được cả hai việc nhọc nhằn.
Ông ta nói chậm rãi từ tốn, không cứng không mềm nên không mảy may thất lễ. Niên Canh Nghiêu tức giận xanh xám cả mặt mày, không ngẩng đầu nhìn Phạm Thời Tiệp nói:
- Ai cho phép ngươi đem chuyện chuyển quân đến Tùng Phan nói với Nhạc đề đốc? Ngươi có quyền gì?
Phạm Thời Tiệp nhìn thẳng Niên Canh Nghiêu nói:
- Đó là do ngài thôi. Lần trước tuyên thệ trước quân sĩ ở phía đông Cam Túc, ngài đăng đàn duyệt binh, Nhạc Chung Kỳ là phó sư. Ngài bảo với các chư tướng, có việc gì cứ báo với ngài và Nhạc tướng quân, mọi người đều nghe thấy hết.
Niên Canh Nghiêu dở khóc dở cười phất tay nói:
- Được rồi! Được rồi! Ngươi cứ về đi, việc của Cam Túc sau này do ta và bố chính sứ Cam Túc bàn bạc. Đi đi trở về nghe chỉ ý! Ngươi là người ta tiến cử, ta thật có mắt như mù!
Phạm Thời Tiệp khom người nói:
- Thưa vâng! Bỉ chức biết đại tướng quân không muốn gặp bỉ chức, lúc mới tiến cử, bỉ chức cho rằng ngài vì việc chung mà làm vậy! Bỉ chức nghe theo ngài trở về lần này, chuẩn bị viết biện sớ. Thế cũng tốt, đã có chỉ ý để bỉ chức đi làm tuần phủ Lưỡng Giang, đã có người xử lý lo liệu thay, bỉ chức sẽ có thời gian mà di chuyển.
Nói xong nhìn quanh, chắp hai tay nói:
- Xin trân trọng đại tướng quân, bỉ chức cáo lui!
Rồi điềm nhiên lui ra. Những tướng lĩnh dưới trướng Niên Canh Nghiêu đều trừng mắt ngạc nhiên.
Niên Canh Nghiêu hằm hằm nhìn theo bóng Phạm Thời Tiệp, "hừ" một tiếng rồi cười nham hiểm nói:
- Hắn có mộng làm tuần phủ Lưỡng Giang 10 ngày. Hiện giờ chưa xử lý hắn. Các ngươi hãy nghe ta xếp đặt.
Niên Canh Nghiêu đưa mắt nhìn khắp lượt, không nói gì hướng về sa bàn, dùng gậy vừa chỉ vừa nói:
- Từ sáng ngày mai, các doanh trại nhổ trại hành quân về phía đông, chuyển hết quân khí không dùng đến vùng chùa Song Thường phía tây thành Hồng Cổ, bãi Yến Thủy, sông Thông Hà, treo quân kỳ trên xe để phô trương thanh thế. Quân của Tang Thành Đĩnh, Ngoã Nhĩ Tắc theo ta đóng ở Lạc Đô chỉ huy các cánh quân. Bộ Mã Quan Bảo đóng giữ Thiên Hộ Trang, bộ Tắc Đắc giữ Hoàng Nguyên, bộ của Phú Xuân An đóng giữ Quý Đức, cứ đi 10 dặm lại lập một đài chiến tranh (khói lửa), đài ở Lạc Đô được làm to nhất. Một khi đốt lửa thì các cánh quân đi về phía Tây Ninh, gặp thôn làng thì đốt, gặp người thì giết!
Ông ta ngẩng cao đầu, hai mắt ánh lên tia hung ác, giọng nói sắc lạnh:
- Các ngươi đã nghe rõ chưa?
Vừa lúc trước mọi người còn bất đồng ý kiến, nghe đạo lệnh này thì tất cả vội vàng đáp "rõ", kỳ thực trong lòng mỗi người còn mơ hồ. Niên Canh Nghiêu cười khanh khách nói:
- Các ngươi vị tất phải rõ. Đó là kế bỏ trống thành của ta. Nhất định phải làm giống như di chuyển đại quân về phía đông vậy. Cho nên quân đi bất kể ngày đêm, chỉ đại quân phía đông giương cờ, đánh chiêng gõ trống. Để giữ bí mật, từ sáng ngày mai các binh lính già yếu bệnh tật sẽ ở lại thành phòng bị tử vong ở dọc đường. Các cánh quân bí mật hành quân đến Tây Ninh. Có như vậy mới dụ được La-bố-tạng-đan- tăng tập kết quân đánh Tây Ninh, sau đó sẽ bao vây bốn phía.
Đến lúc đó, quan tướng mới biết được phương thuốc đựng trong quả hồ lô của Niên Canh Nghiêu. Tất cả nhìn ông ta bằng ánh mắt khâm phục. Mục Hương A nhìn sa bàn nói:
- Kế sách của đại tướng quân quả là tuyệt diệu, ngay cả Khổng Minh cũng không bằng được ngài!
Mã Quan Bảo chau mày nói:
- Vạn nhất La-bố-tạng-đan-tăng không đến thì sao? Trời lạnh thế này, quân của ta ly tán, lương thảo khó bề cung cấp. Điều này là tối kị trong việc binh đó!
Niên Canh Nghiêu nói:
- Quân lương ư? Quân ta cũng cần qua đông, quân địch cũng cần qua đông. Ta đã chặn đường chuyển vận lương thực đến Thanh Hải. Trong thành Tây Ninh vẫn còn 1 vạn tấn lương thực thì đó là miếng mồi ngon nhất. Người ta lúc khát nhất thì rượu trẩm 1 cũng phải uống. Nếu kế đó không dụ được hắn thì nửa tháng sau ta cũng đánh, tập kết quân ở Tây Ninh như cũ. Mùa đông này, ta có chết đói thì dân tỉnh Thanh Hải cũng không thương tiếc.
Thật là lòng lang dạ sói, độc ác hết chỗ nói. Mục Hương A nhớ lại câu nói của Ung Chính trước khi từ biệt: "Người nhân không nắm binh! Người nghĩa không buôn bán", thấy tâm địa Niên Canh Nghiêu đúng là không có lúc ngừng nghỉ. Đang nghĩ lung tung thì những người khác đã đồng thanh nói:
- Thưa vâng! Đại tướng quân anh minh.
Phạm Thời Tiệp tức giận rời Tây Ninh, trở về Lan Châu bàn giao công việc cho bố chính sứ, không mang theo gia quyến, chỉ chọn hơn hai mươi tay giáo ngay ngày hôm sau rời khỏi tỉnh thành, đến Bắc Kinh gặp thánh thượng tường trình công việc để chuẩn bị đến Nam Vùng nhận chức tuần phủ. Vì ông ta cưỡi ngựa nên không mang theo hành trang, lại lo lắng Niên Canh Nghiêu dở trò nên sáng đi sớm, chiều nghỉ muộn, chỉ chưa đầy 12 ngày đã đến Bắc Kinh. Lúc đó đã gần sang tháng Mười, sương xuống nhiều, các quan lại đều lo thu tô nộp lương, ngoại ô Bắc Kinh xanh rờn một dải. Có một số kẻ hiếu sự chưa thu hoạch xong vụ thu đã lên núi xem mây bay, thưởng trăng và mặt trời cùng hiện một lúc. Trong lòng Phạm Thời Tiệp chất đầy tâm tư, nghỉ lại một đêm ở chỗ nhà cũ, trời vừa sáng đã đến cửa Tây Hoa đưa danh thiếp xin cầu kiến. Không đầy một giờ sau có chỉ ý chuyển đến quân cơ của Phạm Thời Tiệp, trước hết hãy gặp mặt Di thân vương Doãn Tường, quận vương Doãn Đề, sau giờ Ngọ sẽ tiếp kiến.
Phạm Thời Tiệp tiếp chỉ của Cao Vô Dung, cùng đi vào, trên đường đi hỏi Cao Vô Dung:
- Quân cơ sứ ở đâu?
Cao Vô Dung đứng ở cửa Long Tôn chỉ chỗ ở của thị vệ nằm ở phía tây Vĩnh Cảng nói:
- Ở chỗ kia! Xin mời Phạm đại nhân. Đêm qua thái hậu không được khỏe. Hoàng thượng sớm nay không dùng điểm tâm. Lúc này Người đang ở cung Từ Ninh. E rằng lúc này Thập tam da, Thập tứ da cũng hầu ở ngoài cung. Ngài hãy chờ một lúc Trong lúc chờ đợi nên nói về công việc với Trương trung đường, Mã trung đường thì cũng thế cả thôi!
Phạm Thời Tiệp đành phải vâng lời bước vào, quả nhiên Doãn Tường, Doãn Đề đều không có ở đó, chỉ có Trương Đình Ngọc và Mã Tề ngồi ở phía lò sưởi phía đông. Một viên ngự sử đang kể lể sự tình thấy Phạm Thời Tiệp bước vào thì vội dừng lời. Mã Tề không nhận ra Phạm Thời Tiệp liền đưa mắt nhìn Trương Đình Ngọc.
- Ồ! Là lão Phạm tiến Kinh tường trình công việc sao?
Đợi cho Phạm Thời Tiệp hành lễ xong, Trương Đình Ngọc đứng dậy rồi lại ngồi xuống, lệnh cho thái giám rót trà rồi cười nói với Mã Tề:
- Giới thiệu cho ngài biết: Vị này là Phạm Thời Tiệp, hiệu Thủy Lô, vốn là quan phụ mẫu ở Bắc Kinh chúng ta được đưa đi làm bố chính sứ Hồ Quảng, lại đảm nhận chức tuần phủ Cam Túc. Còn đây là Mã trung đường. Vị này là quan ngự sử nổi danh Tôn Gia Kiềm.
Phạm Thời Tiệp vội đ dậy làm lễ chào, cười nói:
- Lúc tôi làm phủ doãn ở Thuận Thiên, lúc đó Mã trung đường bị cầm tù ở nam nha của tôi. Có gì không phải, xin Mã trung đường bỏ quá cho.
Mã Tề cười nói:
- Đó là quân lệnh mà! Sao lại nói ngài bắt tôi? Tôi ở một mình trong Tứ hợp viện của phủ Thuận Thiên béo ra đến 5 cân. Nói ngài đừng cười, lúc đó còn tự tại hơn bây giờ.
Mọi người đều cười. Trương Đình Ngọc lại hỏi:
- Gia Kiềm, ngươi nói tiếp đi!
Tôn Gia Kiềm khom người nói:
- Vì Dương Danh Thời và Thái Đĩnh cùng nhau làm một vụ án lớn, tôi phải tự thân đi một chuyến Quý Châu. Tri phủ Đức Giang Trình Như Ti vốn là người ở bộ cũ của Thái Đĩnh. Ông ta dựa vào thế đó, không coi Dương Danh Thời ra gì. Từ xưa muốn nhập châu, chỉ qua con đường duy nhất là Lũ Sơn quan. Dương Danh Thời hạ lệnh mở cửa, dù là muối của tư hay của công cũng tận tình chở hết ra ngoài, nộp thuế cho thông chính sứ Quý Châu. Trình Như Ti được nửa số lãi, vơ vét đầy túi. Dương Danh Thời vì thế cách chức Trình Như Ti. Trình Như Ti đến Đại Lý tự gặp Thái Đĩnh. Thái Đĩnh không những thu nạp Trình Như Ti mà còn ủy thác cho ông ta làm tham tướng ở Lũ Sơn quan. Bọn thương nhân buôn muối vì có chính lệnh của nha môn tuần phủ, không bán rẻ muối. Trình Như Ti điều mấy nghìn quân sĩ, một lần giết hơn 3 trăm thương nhân. Dân ở đó viết thư tố cáo đến Dương Danh Thời. Để đề phòng dân nổi dậy, Dương Danh Thời xin kỳ bài vương mệnh xử chém Trình Như Ti. Vì thế Thái Đĩnh khó lường lòng dạ Dương Danh Thời, kích dân nổi dậy. Tôi đi gặp Thái Đĩnh, thấy ông ta rất ngạo mạn đòi phải có lễ ghi tên. Nhị vị trung đường, tôi tuy không ở hàng quan khâm sai, nhưng cũng nhậm chức tả đô ngự sử, ông ta là một tướng quân đóng ở tỉnh ngoài, sao lại có tư cách đó được? Không sợ phiền phức cho các ngài, tôi đã vào thẳng phòng Thượng thư thưa chuyện. Tôi cũng không có lễ ghi tên đâu! Đó là nguyên nhân Thái Đĩnh vạch tội tôi. Các ngài hãy tấu sự thực cho hoàng thượng biết.
Nói xong khom người, thở dài, nét mặt cau có. Trương Đình Ngọc than thở:
- Việc này hoàng thượng chỉ gọi tôi đến hỏi, không có chỉ ý. Tôi khuyên ngài một câu, việc này không nên làm rõ ra làm gì, chỉ cần viết bản mật tấu hoặc lúc gặp hoàng thượng bí mật trần tình là được rồi. Nếu không phòng Thượng thư lại đưa lên Dinh báo, so với việc mấy nghìn dân Sơn Đông chết đói việc này không phải là lớn. Trước mắt việc cần thiết là việc quân của Niên Canh Nghiêu ở Thanh Hải. Hoàng thượng vừa phải chăm lo cho hoàng thái hậu bệnh tật, lại phải lo lắng việc quân. Nếu chuyện đăng lên Dinh báo chẳng phải là đã làm tăng mối lo lắng cho hoàng thượng sao? Việc ngài nói không những chúng tôi biết rồi mà trong lòng hoàng thượng cũng đã đoán biết. Chẳng phải là tôi yêu cầu ngài hãy nể mặt tôi và Mã trung đường, ngài hãy nghĩ đến việc lớn, không nên nghĩ nhiều về mình. Ngài là đại thần mà!
Tôn Gia Kiềm cúi đầu, lại thở dài nói:
- Tôi đã rõ ý ngài. Tôi đã có bản mật sớ, cũng xin trung đường tin lời tôi. Tôn này không phải vì là bạn học của Dương Danh Thời mà nói giúp cho ông ta. Dương Danh Thời cũng có chỗ chưa được. Lúc Dương Danh Thời ở Quý Châu, chỉ nhận hai phần tiền hỏa hồng, làm đến chức tuần phủ mà cũng chỉ dùng hai sư gia, một thế gia hào kiệt cũng chỉ có mấy chiếc áo rách. Tôi thấy thế lấy làm buồn nói: "Người quân tử sao lại đến bước đường ấy?". Ông ta nói: "Người Quý Châu chưa có đến ba phần, tôi đã nhận hai phần, cảm thấy bối rối lắm rồi. Tôi đã bẩm hoàng thượng nhưng làm sao gặp được ngài. Tôi sợ Thái Đĩnh vạch tội ông ta với vua".
Mã Tề nén cười nói:
- Việc đó, ngài hãy yên tâm. Hoàng thượng cũng có lúc để ý đến Dương Danh Thời, 7 năm rồi chưa đụng đến chức tuần phủ của ông ta.
Trương Đình Ngọc cũng nói:
- Tuần phủ Sơn Đông đã bị bãi chức bắt giải về kinh rồi. Vùng Vân Quý xa xôi hẻo lánh, dân biến, binh biến đều là chuyện nghiêm trọng. Nếu biết Niên Canh Nghiêu, Nhạc Chung Kỳ đang đánh lớn, hậu phương không được có mảy may xích mích. Như thế nhé! Lưu Mặc Lâm đã đi Nam Kinh, xem xét Lý Vệ, Doãn Kế Thiện thanh lý thân hụt, cấp thêm cho Niên Canh Nghiêu 100 vạn thạch lương đợi ông ta về, hoàng thượng tiếp kiến một thể.
Tôn Gia Kiềm đứng dậy cười nói:
- Vậy thì tôi xin cáo từ.
Trương Đình Ngọc giơ tay nhường đường, Tôn Gia Kiềm khom người lui ra. Trương Đình Ngọc lúc này mới quay lại cười nói:
- Thời Tiệp! Đã để ngươi phải ngồi không. Ta vẫn nghĩ ngươi tết Nguyên đán mới đến, lúc đó việc quân của Niên Canh Nghiêu cũng đã rõ ràng, không ngờ ngươi tới gấp vậy!
Phạm Thời Tiệp không biết làm thế nào cười nói:
- Niên đại tướng quân đã cách chức tôi. Tôi không có việc gì làm ở Lan Châu nên vội đến đây để nhờ phân xử. Trước khi phân xử, tôi nhất định phải gặp hoàng thượng.
Hai đại thần thượng thư đều kinh ngạc, một người là phong cương đại sứ không có chút gì lệ thuộc vào Niên Canh Nghiêu, nói cách chức là cách chức, ngay cả cơ quan trung ương cũng không biết. Trương Đình Ngọc không khỏi cau mày, Mã Tề cũng chán ngán nói:
- Sao có thể thế làm được?
- Thưa trung đường...
Phạm Thời Tiệp đứng thẳng người, đang định nói tiếp thì thấy rèm cửa động đậy, hai vương gia Doãn Tường, Doãn Đề người trước, người sau tiến vào. Trương Đình Ngọc, Mã Tề vội đứng dậy, Phạm Thời Tiệp cũng tiến lên một bước nói:
- Nhị vị da bình thân.
Ngày thường, ông ta và Doãn Tường rất thân thiết nên đang cười cười chuẩn bị nói chuyện thì thấy nét mặt Doãn Tường đau khổ, Doãn Đề giàn giụa nước mắt bèn không nói nữa chỉ quỳ trên nền đất chăm chăm nhìn Doãn Tường.
- Hoàng thái hậu mất rồi!
Ánh mắt Doãn Tường đỡ đần, nhìn vô định ra xa, nói lảm nhảm. Mã Tề, Trương Đình Ngọc kinh ngạc nhảy dựng lên nhìn trừng trừng hai vương gia. Mã Tề kinh ngạc nói:
- Tối qua nô tài gặp hoàng thái hậu thấy mạch đập bình thường, thần khí vẫn tốt. Sao chỉ một lúc đã...
Ông ta chưa nói hết, biết mình lỡ lời nên đừng ngay lại. Trương Đình Ngọc vốn là người thâm trầm, trấn tĩnh lại ngay lập tức, vội sửa lại câu nói "chết đột ngột" của Mã Tề:
- Hoàng thái hậu mắc chứng hen suyễn mười mấy năm nay, lúc khỏe, lúc không. Thái y viện mấy lần đến thăm, nô tài có hỏi, Diệp Đình Thuận có nói chuyện. Đó là việc quân thần tả hữu biết 2 năm nay. Năm trước Ô Tư Đạo đoán số cho thái hậu, nói thái hậu thọ 106 tuổi, nô tài trong lòng nghi hoặc hiện giờ thấy có lẽ ông ta nói tăng lên gấp đôi. Ây dà! Bây giờ chúng ta không được phép hoảng loạn, hãy đi gặp hoàng thượng ngay, báo cho bộ Lễ xếp đặt nghi thức tang lễ, những việc khác hãy gác lại để sau.
Nói xong bỏ mũ trên đầu xuống. Mã Tề, Doãn Tường, Doãn Đề cũng vội bỏ mũ ra.
Phạm Thời Tiệp trong lòng rất ấm ức khó chịu, muốn kể lại tỉ mỉ với Doãn Tường nhưng thấy hoàng gia có việc đại sự như vậy thì biết không có cách nào kể lể nữa, nhìn Doãn Tường nói:
- Trong triều có việc đại sự như thế, Vạn tuế da vị tất có thể gặp nô tài. Xin vương gia cho phép, nô tài mới có thể ở lại kinh thành, chờ sau tang lễ sẽ
đưa danh thiếp xin được gặp
Doãn Tường nhìn Phạm Thời Tiệp, ôn tồn nói:
- Bản sớ của Niên Canh Nghiêu đã được chuyển đến rồi. Chuyện ông ta cách chức ngươi ta cũng biết rõ rồi. Ngươi hãy trở về chờ tin tức. Hoàng thượng lúc này đang quá đau khổ, nên cũng không dám nói trước điều gì với ông. Qua trận này rồi bàn sau.
Nghe nói vậy, Phạm Thời Tiệp lại càng không thể hỏi tỉ mỉ. Nhưng mới chỉ nghe thấy nói bản sớ của Niên Canh Nghiêu đã được chuyển đến thì cảm thấy lo lắng. Nhưng lúc này đành phải đáp một tiếng "vâng" rồi chầm chậm lui ra. Trên đường trở về chỉ thở dài, thấy tiếc một ngày chỉ gặp một mình Doãn Tường, nghe ông ta than thở sầu não về chuyện gia đình.
Bốn người trong bọn Doãn Tường vội rời chỗ Quân cơ đến cung Từ Ninh thì thấy trước cung đèn hồng đã được bỏ xuống, bọn thái giám tối sầm nét mặt vội dùng giấy xô gai dán vào cửa, treo bức trướng vải thô gai trắng, vừa đến cửa Trùng Hoa đã thấy tiếng khóc ấm ức từ bên trong vọng ra. Doãn Tường, Doãn Đề thấy cay nơi sống mũi, nước mắt bắt đầu nhỏ xuống, cũng không dám lên tiếng mà cùng Trương Đình Ngọc, Mã Tề bước nhanh vào, thì thấy Ung Chính đứng đầu, sau lưng là Doãn Chỉ, Doãn Kỳ, Doãn Tác, Doãn Tá, Doãn Đào, Doãn Ngũ, Doãn Lộc, Doãn Lễ, Doãn Giới, Doãn Tắc, Doãn Tất..., ba vị a-ca Hoằng Thời, Hoằng Lịch, Hoằng Trú đứng sau cùng, trên đầu vấn khăn tang, ngay áo tang cũng chưa kịp mặc, nhất tề quỳ trên đất khóc nức nở. Thấy bốn người tiến vào, thái giám Tần Cẩu Nhi, Triệu Minh Lý, Cao Vô Dung cùng vội mang khăn trắng đến. Trương Đình Ngọc vừa mặc áo tang vừa nghiêm giọng nói:
- Các ngươi là đồ lợn ngu ngốc! Sao chưa đội mũ tang? Còn không nhanh đho lấy áo tang cho các vị chư tử thay sao?
Mấy tên thái giám dạ ran, vừa đội mũ tang vừa đi như bay. Trương Đình Ngọc vốn là một người thạo việc, rất trầm tĩnh. Vì thấy bọn thái y vẫn quỳ ở ngoài hành lang thì đoán là Ung Chính chưa kịp xử lý bèn đi đến nói:
- Các ngươi lui ra đi!
Rồi rảo bước đến đám người đang vây quanh thi thể thái hậu vừa tắt thở chưa lâu.
Xem dáng vẻ thái hậu Ô Nhã thị rất thư thái, nét mặt vẫn còn hồng, miệng mấp máy như đang định nói chuyện gì thì tắt thở. Bà ở vị trí cung tần thứ 450 dưới triều Khang Hy. Trương Đình Ngọc làm tướng 21 năm vẫn chưa bao giờ được gặp mặt bà, chỉ sau khi Ung Chính lên ngôi mới được gặp bà nhiều lần. Nhớ lại người phụ nữ quý phái này lúc còn sống rất rộng lòng khoan thứ, thỉnh thoảng lại tặng cho các thái giám một số lễ vật, hôm qua còn gọi phu nhân của Trương Đình Ngọc đến nói chuyện cùng để giải buồn, còn yêu cầu con gái bà sao chép giúp mấy cuốn "kinh Kim cương" mà nay đã ra đi không một lời từ giã. Lại nghĩ đến Trương Đình Lộ, Trương Đình Ngọc càng cảm thấy người ta sống chết có số. Trương Đình Ngọc tưởng nhớ lại rồi tiến đến hành lễ ba quỳ chín vái, đau khổ thốt lên:
- Thái hậu lão Phật da, sao bà lại đi Tây Trúc vậy.
Ông ta bị giày vò bởi cái chết của Trương Mai Thanh, nhớ lại cái chết thảm của Trương Đình Lộ nên không nén nổi để mặc cho nước mắt trào ra. Xong, Trương Đình Ngọc mới trấn tĩnh lại, lúc quay lại nhìn thì thấy Long Khoa Đa đã đến tự lúc nào, đang cùng Mã Tề phủ phục kề sát với mình, thì vỗ vào vai hai người nói:
- Chúng ta hãy đi lo liệu mọi việc đi...
Thế là cả ba vị đại thần lau nước mắt, từ từ đến trước mặt Ung Chính quỳ xuống, Trương Đình Ngọc nuốt nước mắt khuyên giải:
- Chúa thượng! Thật là đau khổ, cuối cùng thái hậu đã trở về Tây Trúc. Việc gấp lúc này là lo việc tang lễ để thái hậu yên lòng. Ngài đau khổ thì linh hồn thái hậu ở trên trời sẽ không yên. Lại nữa, còn rất nhiều việc lớn phải lo. Ngài có bề gì thì chúng nô tài làm sao lo nổi?
Ung Chính phủ phục trên đất, khóc nấc lên:
- Mẹ ơi! Nhi tử bất hiếu, không hầu mẹ nổi một ngày. Hôm qua mẹ còn muốn ăn quả vải mà con chưa làm được việc đó. Con... cái thân con không ra gì chỉ mang họa cho Thánh tổ và mẹ mà thôi! Tiên đế mất chưa được một năm, mẹ cũng ra đi để lại mình con cô độc. Bây giờ ngày ngày con còn biết vấn an ai đây? Trong lòng có chuyện muốn nói thì biết nói với ai đây? Sao mẹ không nói với con một tiếng...
Không biết điều gì đã đụng đến tình cảm Ung Chính. Nước mắt ông chảy thành dòng. Dù đã được Trương Đình Ngọc, Long Khoa Đa, Mã Tề khuyên bảo nhưng vua vẫn khóc đến mềm người trên đất. Trương Đình Ngọc thấy không thay đổi được tình thế, khấu đầu đứng dậy, dặn dò Hình Niên, Lý Đức Toàn:
- Hãy mang ghế đến cho chúa thượng, vực vạn tuế dậy.
Đó là mệnh lệnh, lũ thái giám vực vua dậy,ua cũng không cử động thì khóc ầm ĩ. Trương Đình Ngọc lúc này mới cao giọng quát:
- Không được khóc!
Mọi người dần dần ngừng khóc lóc. Một lúc sau Ung Chính mới nén được bản thân, dùng khăn nóng lau mặt nói:
- Trẫm vừa phải chịu một trận đau lòng. Mấy người của Trương Đình Ngọc biết việc, trẫm nghe theo các ngươi là được rồi.
Long Khoa Đa thấy Trương Đình Ngọc luôn được chú ý, bản thân mình là đại thần phòng Thượng thư lại không được chú ý thì tiến lên một bước nói:
- Những việc khác trước mắt đều là việc nhỏ. Trước hết phải đặt tên thụy cho thái hậu, bộ Lễ mới làm việc được.
Ung Chính nặng nề gật đầu nói:
- Ngươi nói đúng. Mã Tề trông coi việc của Lí phiên viện và bộ Lễ hãy xem xét giúp trẫm.
Mã Tề vội khom người nói:
- Thần tuân chỉ. Việc đại sự này có nhiều khâu, cần có đại thần bên trong nắm giữ điều đình công việc. Dựa vào nghi lễ của tiên đế thư táng Hiếu Trang thái hoàng thái hậu. Vạn tuế cư tang 27 ngày, không thiết triều trong 3 ngày.
Long Khoa Đa bèn nói:
- Mã Tề là nguyên lão triều Khang Hy, đức cao vọng trọng. Xin lão Mã chủ trì.
Ông ta vốn nghĩ tiến cử Mã Tề, Mã Tề nhất định từ chối. Bản thân là hoàng cữu quốc thích, lại là Mãn đại thần Thượng thư phòng, tất nhiên Mã Tề sẽ đẩy việc đó cho mình. Không ngờ Mã Tề không để ý, chỉ nói:
- Nghi thức lễ tang của Tiên thái hoàng thái hậu do Trương Đình Ngọc lo liệu bởi đã dự qua tang lễ của Thánh tổ. Ta đã già rồi, việc ma chay sao mà lo liệu được Ta thấy Trương Đình Ngọc sẽ lo chu toàn việc này được.
Ung Chính nghe xong, im lặng một lúc rồi nghiêng đầu hỏi:
- Hoành Thần, ngươi có ý kiến gì không?
Trương Đình Ngọc suy nghĩ, cân nhắc từng câu chữ:
- Trong một năm, Thánh tổ về trời, vua mới lên ngôi, phía đông nam thanh lý nạn tham ô, cải cách Sử trị, phía tây bắc động binh gặp sự lớn, xảy ra phong ba bão táp. Thần cho rằng càng kín đáo càng tốt. Thần cho rằng thái hậu nhân từ nhiều năm nay, trước khi bà mất cũng chưa bố cáo bệnh tình ra trong ngoài nên có thể phân làm hai bước: Trước hết hãy để bọn thái y trình bày bệnh tình của thái hậu trên Dinh báo, sau đó hãy từ từ bố cáo cho thiên hạ biết hoàng thái hậu đã qua đời. Điều này sẽ khiến lòng dân yên ổn. Lại nữa, xem ra thái hậu còn có di nguyện gì, xin hoàng thượng dựa vào đức hạnh của bà ban bố chiếu chỉ cho trăm họ biết. Giờ ai điều chỉnh trong ngoài chỉ là việc nhỏ. Thần có thể làm mà Long Khoa Đa cũng làm được. Những việc lớn đều phải tấu bẩm hoàng thượng. Thần nghĩ Phương tiên sinh đang ở Sướng Xuân viên, có thể chuyển ông ta vào đại nội cùng hoàng thượng túc trực bên linh cữu thái hậu để có việc gì thì dễ bề xử lý. Thần cũng đã nghĩ đến một số việc này, đợi Phương tiên sinh đến, hoàng thượng còn phải nghe kiến nghị của ông ta.
Ung Chính vỗ đùi tán thưởng, tự cho mình là đứa con có hiếu, nghe lời nói phải thì than thở:
- Ôi! Lời của Hoành Thần khiến trẫm cảm động...
Thực ra ông muốn nói: "Trẫm có hai việc không yên tâm", vừa định cất lời thì lại chuyển thành:
- Thôi cứ thế nhé, các ngươi tự làm đi, Hoành Thần nắm giữ mọi việc trong ngoài, có việc gì sẽ cùng cậu và Mã Tề bàn bạc, không phải việc quân thì không cần hỏi ý trẫm. Các ngươi tận trung làm cũng là giúp trẫm tận hiếu vậy.
Vua đang nói thì thấy thái giám từ bên ngoài bước vào, ôm một ôm áo tang đưa cho mọi người, lại thấy Cao Vô Dung bẩm báo:
- Phương tiên sinh đã đến. Chúa thượng đã có chỉ, Phương tiên sinh vào đại nội không phải ghi tên, cho nên...
Ung Chính không nhẫn nại, nói ngay:
- Không cần phải nhiều lời như thế! Mời Phương tiên sinh vào, ngươi truyền chỉ cho hòa thượng Văn Giác để ông ta chuẩn bị làm phép cho thái hậu. À! Thái hậu lúc lâm chung có dặn lại: ý nguyện của bà là trong một năm thiên hạ không được sát sinh. Trẫm nghĩ thế này, Đình Ngọc hãy thảo một chiếu thư rồi truyền chỉ đến bộ Hình, nếu phải xử phạm nhân chưa được phép của trẫm thì hãy để đó, hãy dừng xử một năm để trẫm thực hiện ý nguyện của lãPhật da.
Long Khoa Đa sắp sửa vui thì bên ngoài có một giọng trầm đục cất lên:
- Thần Phương Bao cung kiến vạn tuế!
Ung Chính nhìn đám anh em quỳ dưới đất, điềm đạm nói:
- Hãy theo sự sắp xếp của Đình Ngọc, anh em hãy đi đi. Ngày mai sau khi có chiếu để tang thì làm theo nghi thức của bộ Lễ.
--------------------------------

1
Giống chim độc, truyền rằng lông cho vào rượu sẽ thành thuốc độc.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI