HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU
Trong tang lễ vạch kế hoạch tạo phản
Đề cao cảnh giác mưu loạn khó thành

    
ó là một đêm thật bận rộn. Tuy việc thái hậu mất chưa có chiếu chỉ ban bố trong bàn dân thiên hạ nhưng các nha môn ở kinh sư đều đã biết tin. Việc quốc tang nếu ở triều Khang Hy là một việc rất bình thường, chỉ là những việc hạ chiếu chỉ đại xá thiên hạ, không cho phép cưới xin, cấm diễn trò, cắt tóc... Nhưng đang là giữa đêm, ở các công sở của kinh sư không có một bóng quan viên. Liền trong mấy ngày, bọn thái giám hay la cà chơi lồng chim cun cút, uống trà, cắn hạt dưa ở các quán xá cũng không thấy một bóng. Đang đêm, phủ Thuận Thiên treo đèn đỏ, ba đội nha dều không được phép về nhà, cũng không được phép lên phố mà đều phải tập trung ở miếu Ngục Thần hẻm Dưỡng Phong để chờ lệnh. Bắc Kinh không ít kẻ kỳ quặc. Đang đêm ở các quán xá đã truyền đi một đề tài mới:
- Nghe nói Niên đại tướng quân bại binh đã tụ sát rồi! - Một người cao tuổi lắc đầu, chỏm tóc lòa xòa sau gáy, nhìn xung quanh với vẻ bí mật, hạ giọng nói:
- Bát kỳ binh chết khoảng hơn 7 vạn lính.
Mọi người lũ lượt hướng về ông ta hỏi:
- Sao ông biết?
- Cháu của ta ở bộ Binh nhận được quân thư gửi gấp đến. - Người nói chuyện cắn răng, nhếch mép, liên tục khua tay nói: - Ôi! Thật là máu chảy thành sông! Tối qua, người của bộ Binh không được phép về nhà, quân binh ở các lộ đều tập trung bảo vệ kinh sư.
Mọi người đều tròn mắt, hồi lâu từ từ lắc đầu than thở:
- Thập tứ da đánh trận giỏi như thế, sao không đổi cho Niên Canh Nghiêu.
- Thập tứ da không nên trở về. Có người chặn đầu ông ta. Sao lại xảy ra việc đó được?
- Ái chà! Vậy việc này nên nói thế nào đây?
- Nếu vua Khang Hy còn sống...
Mọi người lắc đầu, cau mày, có người than "ý trời", bên cạnh có một thanh niên trẻ tuổi cầm chiếc quạt trong tay, trên người mặc bộ áo da dê gào lên:
- Đừng nghe mồm ông ta. Lão Cẩn chẳng nói Thập tứ da dẫn quân về Kinh rồi sao? Chẳng lẽ lại không phải? Báo cho mọi người biết nhé, thái hậu lão Phật da đã tạ thế rồi! Lão Nhị của chúng ta đang ở trong phủ Nội các bàn việc, một lát nữa sẽ đến nói chuyện đó!
Lão Cẩn chẳng phải tay vừa, cãi ngay:
- Ngươi thì biết gì? Thì do bại trận nên Thập tứ da và hoàng thượng đã nhiều lần cãi nhau trước mặt thái hậu, mãi mà không thông. Thái hậu tức giận mà chết đấy!
- Hừ! Ông nhìn thấy rồi à?
Lão Cẩn đắc ý chờ đợi sự đồng tình của mọi người:
- Thập tứ da vừa mới đi kiệu đến phủ Bát vương. Thật giỏi đóng trò! Các ông hãy nhìn trên phố này xem, có giống như tất cả vẫn bình an không?
Mọi người bị ông ta thuyết phục, bèn nhìn ra bên ngoài nhưng chỉ thấy một khoảng tối mò, ngay một ngôi sao, một ánh trăng trên trời cũng không có, chỉ thấy gió thổi khiến lá cây xào xạc phát ra âm thanh thê lương, thỉnh thoảng có bông tuyết theo gió thổi tới khiến ai cũng cảm thấy động lòng. Một lão trưởng già than thở:
- Sắp thay đổi rồi!

*

Doãn Tự gặp gỡ Doãn Đề và Long Khoa Đa đến thăm giữa lúc đêm khuya, nói:
- Thời cơ lần trước chúng ta đã bỏ lỡ rồi. Nay chúng ta cũng không nên phàn nàn làm gì, cần phải nghĩ cách để thay đổi?
Ông ta mặc áo bào bốn mảnh, ngồi vắt chân lên ghế, thần sắc trầm ngâm, khẩu khí ôn hòa phong độ hơn ngày thường thể hiện sự quả quyết, có khả năng thuyết phục người khác:
- Lão Cửu đã được phái đến chỗ Niên Canh Nghiêu, lão Thập đi Trương Gia khẩu. Trước mặt thái hậu, ông ta lại phái lão Thập tứ đi Hiếu lăng trực linh cữu làm thái hậu tức giận mà chết. Loại người như thế coi tình cốt nhục, văn võ bá quan như cỏ rác, ngay Tần Thủy Hoàng cũng không tàn bạo như thế. Sao lại còn phải tôn phò ông ta? Các ngươi hãy để ý mà xem, chỉ cần hạ được lão Thập tứ, là ta hay ngay cả Niên Canh Nghiêu đều không phải rời sân khấu?
Doãn Đề và Long Khoa Đa ngồi ngay ngắn trên ghế, nhìn chăm chú vào vị vương đại thần chủ tọa. Đây là lần thứ ba 3 người bí mật bàn bạc việc này. Nhưng hai chữ "biến thiên" cũng khiến họ giật mình. Hồi lâu Doãn Đề mới nói:
- Giữa lúc cử hành quốc tang, đích thực là thời cơ. Nhưng hình như hơi vội vàng một chút. Biến Niên Canh Nghiêu còn chưa được nói rõ, việc trong ngoài do Trương Đình Ngọc nắm giữ, bên cạnh lão Tứ còn có Phương Bao cơ trí. Ngày mai lễ tang bố cáo trong thiên hạ, chúng ta lại phải vào ực linh cữu. Ngay tối nay thì sao mà kịp được. Quyền binh do bộ Binh nắm, bộ Binh lại do Mã Tề quản, chẳng lẽ ta phải điều quân ở Tây Sơn và Phong Đài sao?
Doãn Tự cười nhạt nói:
- Trương Đình Ngọc có gì mà không nghĩ thấu đáo. Ta quỳ ở bên cạnh nghe thấy mới biết ông ta là người tài trí. Nhưng lần này ông ta không ngờ đến, việc hạ chiếu đóng quân ở kinh sư không cần phải có. Đó là một sơ hở. Cho nên việc có thể thành. Cữu cữu hiện là đề đốc Cửu môn, cần phải quản thế nào để cửa thành đóng chặt, 2 vạn quân mã cũng đủ rồi!
Long Khoa Đa thấy lạnh sống lưng. Hạ lệnh cấm thành là việc của ông ta. Nhưng Tử Cấm Thành nằm trong thành, danh nghĩa là do ông ta cai quản nhưng thực quyền là do Trương Đình Ngọc và Mã Tề nắm giữ. Hai vạn quân ở ngoại thành Sơn Tây, Phong Đài, Thông Châu đều do Doãn Tường thống lĩnh, chỉ cần một bản mật chiếu gửi đi, lập tức bốn mặt bị phong tỏa. Nghĩ rồi, Long Khoa Đa nói:
- Bát da! Tối nay nổi dậy thì kịp rồi, cần có thời gian chuẩn bị. Ông ta trực bên linh cữu 27 ngày không xử lý ngoại vụ. Ta tuy không nắm hết nhưng hai vị đều ở bên trong, ta ở bên ngoài có thể hoạt động được. Hãy cho ta 10 ngày, trong 10 ngày, ta sẽ cách chức tổng binh Phong Đài, thay thế bằng một người tin cẩn của ta. Lúc đó, sẽ thuận tiện cho việc ra tay.
- 10 ngày không được, 6 ngày thôi. - Doãn Tự cứng cỏi nói: - Không thể kéo dài đến ngày thứ bảy. Lúc đó các quan bên ngoài như Lý Vệ, Ngạc Nhĩ Thái đã kịp về, ngươi phong tỏa thành sao có thể ngăn được mấy người đó. Họ dám cương quyết lắm nên sẽ phơi bày đại loạn của thiên hạ, ngư)i hiểu không?
Doãn Đề đứng bên cau mày suy nghĩ, ông ta vẫn không tin những lời Doãn Tự "phò tá" mình nhưng lúc này không tiện vạch ra. Nghĩ một lúc, ông ta nói:
- Cữu cữu, đại doanh Phong Đài chí ít cũng còn phải chờ xem. Chúng ta mới chỉ nắm được một nửa. Lưu Thư Điền của Bát ca hiện làm tham tướng ở đó. Người ở đó hay giao hảo với lão Thập tam. Người hãy tìm lý do nắm lấy Tất Lực Tháp, thăng Lưu Đang làm thống soái, đảm bảo chúng ta sẽ không bị ngăn trở.
Doãn Tự cười cười, có vẻ trang trọng khác thường nói:
- Vậy là được rồi. Lão Long, dù việc ở Phong Đài có thế nào, nhất định phải làm cho được. Thấy việc mà nghi ngờ, trong đầu chưa định hình rõ là đại kị. Người là Mãn đại thần phòng Thượng thư, lần này không để người nắm giữ tổng thể, đó là điềm không may. Ung Chính rất hay ngờ vực đã nghi người rồi. Đến ngày người ta là dao thớt còn mình là thịt cá rồi. Cậu có hối hận tiếc đứt ruột cũng không để làm gì.
Long Khoa Đa vẫn ưu tư như cũ, mắt lộ nhiều vết chân chim nói:
- Không phải là ta không dám nhưng trong lòng quả thực là chưa chắc chắn. Niên đại tướng nắm giữ 10 vạn quân ở Tân Cương. Nếu ở đây thành công, ông ta sẽ dẫn quân về Kinh, lật vua, ai mà ngăn được? Thiên hạ không quy phục thì làm thế nào?
Doãn Đề nhìn chằm chằm Long Khoa Đa hồi lâu, đột nhiên phá lên cười:
- Lão người quá cẩn thận! Lão Cửu ở cạnh Niên Canh Nghiêu làm gì. Ta là thống binh đại tướng quân vương, việc tiếp Niên Canh Nghiêu là của cựu bộ ta. Nói đến việc dẫn quân vào thành, ngay cả ta cũng không làm được, Niên Canh Nghiêu khoác áo nô tài, sao mà ông ta hô hào được? Người hãy yên tâm, một khi ở đây ra tay, ta dám nói ở đầu kia có sớ thỉnh an của tên họ Niên mà.
Doãn Tự thấy Long Khoa Đa chau mày nhiều lần, bèn cười nói:
- Được rồi! Không cần phải bàn nhiều. Lão Long không nên ở đây lâu, trở về chỉ cần theo kế hoạch mà làm. Mọi mặt mà thuận lợi, người hãy gặp chúng tôi, lúc sắp có biến, chúng tôi sẽ biến mất, thế vẫn là người vô sự.
Doãn Đề chờ Long Khoa Đa cáo từ lui ra, thở phào nói:
- Người như thế khó trông chờ lắm. Bát ca, Niên Canh Nghiêu đã ra tay, người hiểu không?
Ánh mắt Doãn Tự lay động nói:
- Ta biết rồi. Tấu sớ đã vào tay ngươi, ngươi chưa chuyển cho hoàng thượng, phải không? Ngươi đúng đấy! Nếu chuyển đi, Dinh báo sẽ đăng tin, lòng người ổn định thì khó bề hành sự. Nhưng lần này chúng ta chỉ ngồi trên thuyền câu cá, lão Long làm được việc hay không làm được chẳng quan trọng. Ông ta không làm được thì cũng không nắm được một chút điểm yếu nào của ta, vội gì?
Doãn Đề cũng không khỏi bật cười nói:
- Bát ca, người thật l
Còn đang định nói tiếp thì thấy thái giám phủ Thân vương dẫn thái giám Lý Đức Toàn của điện Dưỡng Tâm vào. Hai người ngạc nhiên vội đứng dậy hỏi:
- Lý công công, nội đình có chỉ sao?
Lý Đức Toàn đầu tóc bạc phơ, già đến mức nói ra cũng không còn mạch lạc, chỉ mỉm cười nói với Doãn Tự:
- Nô tài không biết được Thập tứ da cũng ở đây. Đã vậy thì nô tài khỏi phải chạy đi chạy lại nhiều.
Nói xong thì đứng về hướng nam, miệng nói có chỉ. Chờ hai người quỳ xuống mới truyền đọc:
- Lệnh cho Doãn Tự, Doãn Đề lập tức vào cung để trực bên linh cữu thái hậu.
- Xin vâng lệnh!
Hai người đồng thanh đáp, Doãn Tự dặn dò người nhà:
- Lấy 50 lạng vàng đưa cho lão Lý! - Lại cười hỏi: - Lão Lý, chỉ có chỉ cho chúng ta hay những ông lớn khác cũng đều phải vào?
Lý Đức Toàn nhận số vàng cười nói:
- Bẩm ông lớn, các ông lớn khác đều đã vào cung cả rồi, đang để tang trước cung Từ Ninh, các lều ở bên ngoài đã làm xong rồi. Ở Kinh có hai mươi hiếu tử cứ năm vị 1 lềuộng có 4 lều, trà cơm đã dọn sẵn, các ngài cứ yên tâm.
Thật rắc rối, năm a-ca một lều vừa khớp với Doãn Chỉ, Doãn Tác, Doãn Tá, Doãn Kỳ, Doãn Tự; Doãn Đề lại ở lều khác. Nếu được ở cùng một chỗ có phải thuận lợi cho hai người bàn bạc công việc không? Long Khoa Đa cũng không thể đi từ lều này sang lều khác được. Doãn Tự và Doãn Đề nhìn nhau. Doãn Tự cố gắng kìm nén nỗi kinh hoàng và phẫn nộ trong lòng, nói:
- Lần trước trực bên linh cữu, mọi người cũng không ở cùng một chỗ phải không?
Lý Đức Toàn cười nói:
- Đó là chủ ý của tiên sinh Phương Linh Cao. Lần trước trực linh cữu ở cung Càn Thanh, cung Từ Ninh quá bé. Ngài nhìn xem, lúc này trời bắt đầu có tuyết. Không làm lều sao các ông lớn chịu nổi. Đó cũng là vì vạn tuế thương các vị.
Lý Đức Toàn cáo từ lui ra, đến các phủ khác truyền chỉ.
Doãn Đề nghiến răng, hằm hằm nói:
- Con chó Phương Bao do mẹ nuôi, sao ta không sớm trừ khử hắn đi?
Doãn Tự cắn môi nói:
- Hãy chờ xem hành động của Long Khoa Đa, lúc này chưa thể nói gì được. Đúng giờ Thìn chúng ta ra tay. Một giờ là đủ!

*

Cùng lúc Doãn Tự, Doãn Đề, Long Khoa Đa bàn tính mưu gian thì Ung Chính cùng Phương Bao, Văn Giác hòa thượng đang ở điện Đông Phối cung Thọ Khang - phía tây cung Từ Ninh để bàn bạc một việc khác. Xem ra Ung Chính có vẻ rất phấn khởi, tuy mặc áo tang nhưng vẫn nhẹ nhàng thư thái. Vua chắp tay sau lưng, đi đôi giầy vải trắng không ngừng bước đi bước lại, nói:
- Niên Canh Nghiêu thật là tài giỏi, cuối cùng không phụ lòng trẫm. Đã bắt sống 10 vạn quân mã La-bố, Tiên đế da lúc còn sống cũng không thắng lớn thế bao giờ. Tốt! Hừ! Tốt!
Ông xoa xoa tay, bỗng nhớ đến bản thân đang để tang, hít hà một lúc rồi đổi giọng than:
- Mẫu thân ơi! Nếu mẹ đi chậm một ngày, có phải đã báo được tin tốt lành cho Thánh tổ biết không?
Văn Giác ngồi trên ghế đẩu, đắn đo nói:
- Hoàng thượng! Nhưng cuối cùng sát sinh nhiều quá, tỉnh Thanh Hải trong 10 năm khó khôi phục được nguyên khí. Trận này Niên Canh Nghiêu đánh khá nhưng lại xa lạ với Nhạc Chung Kỳ. Có một số chuyện hoàng thượng nên suy xét lại.
- Ồ?
- Nhạc Chung Kỳ dẫn quân đóng giữ Tùng Phan nhưng không thống nhất với việc Niên Canh Nghiêu điều quân từ Cam Túc tới, hai bên tra công, ở bữa tiệc có vẻ rất căng thẳng. La-bố-tạng-đan-tăng vì không thỏa đáng ở Tùng Phan sẽ nhảy lung tung ở tuyến phía tây, việc chưa xong hẳn thì có thể nói là Niên Canh Nghiêu sắp đặt thất thường. Cửu da ở trong quân của Niên rất được lòng người, vạn nhất có việc xúi bẩy ly gián thì nổi loạn không phải là việc nhỏ, vạn tuế không thể không suy xét.
Hòa thượng Văn Giác lắc lư cái đầu trọc lóc dưới ánh đèn, ung dung nói:
- Mùa đông năm nay nếu không diệt hết bọn phiến loạn ở La-bố thì mùa xuân tới điều kiện đầy đủ hơn không biết tổn phí bao nhiêu bản số nữa.
Ung Chính trầm ngâm nói:
- Làm chuyện lớn không tính đến chi tiết nhỏ nhặt. Niên, Nhạc dù tranh công thế nào đều là việc nhỏ. Chiến thắng này không chỉ ở Thanh Hải. Trẫm theo ý nguyện của thái hậu thả một nửa số tù binh. Niên Canh Nghiêu cậy tài lên mặt, trẫm biết nhưng nhìn vào công lao của ông ta thì không đành trách cứ.
Ung Chính nói xong thì chuyển qua hỏi Phương Bao:
- Phương lão phu tử, sao ngươi không nói gì?
Phương Bao đang ngồi trầm ngâm suy nghĩ, nghe Ung Chính hỏi thì ngẩng đầu lên, hít một hơi dài nói:
- Thần đang nghĩ đến hai việc. Vừa nãy, chúa thượng nói chuyện quân sự, thần cho rằng chúa thượng nói rất đúng. Nhưng thắng lớn ở miền biên giới phía tây nếu đúng ra mà nói thì Niên Canh Nghiêu phải dùng cờ hồng báo tin chiến thắng nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy. Hay là mật sớ của tướng quân Mã Thường Thắng ở Cam Túc, Lan Châu sẽ đến trước. Chưa có bản sớ này, giờ chúa thượng còn không biết thì đó chẳng phải là sự lạ sao?
Văn Giác nói:
- Có thể còn cần phải thu dọn chiến trường, việc quân còn phải xử trí nhiều. Hay là Niên Canh Nghiêu còn phải trực tiếp bố trí, chưa tiện có tấu gửi về triều?
Phương Bao cất lời:
- Đó không phải là tính cách của Niên Canh Nghiêu, lại nữa, Nhạc Chung Kỳ dẫn quân vào Thanh Hải hợp chiến với Niên Canh Nghiêu, ông ta cũng nên có bản sớ gửi về chứ. Thư đồng của thần đã nói, thành Bắc Kinh đã truyền đi tin Niên Canh Nghiêu tử chiến. Quân ta bại rồi.
Ung Chính kinh ngạc, ánh mắt nảy lửa:
- Tiên sinh nói là....
- Thần nói là quân báo đã gửi đến, chỉ có hoàng thượng chưa đọc mà thôi!
- Vậy đó chỉ là lời đồn đại thôi?
- Tin đồn có thể giết người!
Câu nói cảnh báo của Phương Bao khiến Ung Chính và Văn Giác lạnh người. Trong một lúc, ba người đều không nói gì, chỉ nghe gió thổi xào xạc bên ngoài điện.
Phương Bao
- Thánh tổ quy tiên chưa được một năm, thái hậu tạ thế, quốc gia có nhiều chuyện buồn. Vạn tuế! Niên, Nhạc tranh công là việc nhỏ. Hoàng thượng nhìn thật đúng đắn. Bắc Kinh là nơi trung tâm đô hội, một chút lơ là cũng không nên có. Đại tang lần này cũng làm giống như lễ tang Thánh tổ, mọi việc cần phải chu toàn.
Ung Chính không ngờ Phương Bao lại nghĩ đến việc đó. Lúc bắt đầu vào cảm thấy điềm nhiên nhưng nghĩ lại thì thấy một chuyện nhỏ như chiếc lông gà. Phạm Thời Tiệp cũng đến dâng sớ. Sao lần này đại thắng, ông ta lại không nói gì? Liên tưởng đến tin đồn nhảm, lại nghĩ đến việc Phương Bao đề nghị làm lều trực linh cữu cho các a-ca thì trong lòng không yên, buột miệng hỏi:
- Theo tiên sinh thì nên làm thế nào?
- Vạn tuế anh minh, chỉ cần một chữ "phòng", sao còn chờ thần nói?
Đó là chỗ khác nhau giữa Phương Bao và Ô Tư Đạo. Từ xưa Ô Tư Đạo thay Ung Chính vạch kế sách, tự nói ra những suy nghĩ của mình. Phương Bao chỉ nói: "Xem có cách gì" để hoàng đế tự có chủ trương. Ung Chính đang định nói thì nghe thái giám bên ngoài khấu đầu nói:
- Trương Đình Ngọc yết kiến hoàng thượng!
Ung Chính quay qua nói với Văn Giác:
- Ngươi là hòa thượng, hãy đi làm phép đi! Cho ông ta vào!
Văn Giác lui ra. Trương Đình Ngọc tiến và mặt mũi đầy tuyết quỳ xuống:
- Hoàng thượng! Việc ở cung Từ Ninh đã chuẩn bị xong xuôi rồi. Lúc nào khởi tang, xin hoàng thượng cho lệnh!
Ung Chính đã trở về trạng thái bình thường, cất giọng nhẹ nhàng nói:
- Tuyết bắt đầu rơi rồi! Hãy phủi tuyết trên mình đi, từ từ hãy nói. Dùng trà nhé! Hãy đứng dậy và ngồi xuống đi! May mà Phương tiên sinh cho làm lều trực linh cữu. Không thì tuyết rơi thế này, anh em sao chịu nổi.
Trương Đình Ngọc thở ra một luồng khí lạnh, toàn thân đã ấm áp trở lại, khom người trả lời:
- Thần cũng đang nghĩ đến việc đó. Tam da, Ngũ da, Thập tứ da bảo nô tài xin chỉ ý. Tang lễ của thái hậu hình như chưa ổn thỏa cho lắm. Túc trực bên linh cữu là việc vất vả. Mọi người đều ở trước linh cữu. Đó là lòng hiếu thuận của các ông lớn, xin hoàng thượng ban ân chỉ, các ông lớn mới dám vào lều.
Ung Chính uống trà, trầm ngâm nói:
- Đó chẳng phải đều là máu thịt của tiên đế, là anh em của trẫm sao? Lần trước ở cung Càn Thanh, chẳng đã có mấy người anh em bị trúng gió sao? Lạnh thế này, linh hồn thái hậu nơi thiên đường cũng không yên tâm, làm trái lại chẳng phải trẫm bất hiếu sao? Lần này nhất định không để một người nào phải đổ bệnh, ngươi truyền chỉ cho Thái y viện, gọi mấy thái y đến hầu bất cứ lúc nào. Ở phía đông các lều thái giám luân phiên nhau đất lửa cho ấm. Cần cử hành tang lễ ở chính điện, mọi người đều phải đi rồi quay trở lại lều. Như thế được chưa
Trương Đình Ngọc vội đáp:
- Thần chưa nói rõ! Tam da là Hoằng Thời a-ca, Ngũ da và Thập tứ da là Doãn Tường và Doãn Đề.
- Ừ!
Ung Chính ngừng một lúc rồi nói:
- Hoành Thần! Như thế nhé! Ngươi hãy đi nhanh lên. Ta cần phải đến phòng Thượng thư, lại còn việc quân cơ nữa, hỏi bọn họ xem có quân báo của Niên Canh Nghiêu, Nhạc Chung Kỳ hay không. Trẫm tuy lo việc tang nhưng vẫn phải lưu tâm đến việc quân sự. Tiện thể ngươi gọi Đức Lăng Thái, Trương Ngũ Ca qua đây.
Hai thị vệ Trương Ngũ Ca và Đức Lăng Thái đều đã đến, cả hai đều khóc đến mức hai mắt đỏ hoe, tựa hồ như không nhìn thấy ai ở phía trước.
Ung Chính nói:
- Lều túc trực linh cữu của trẫm đặt tại đây. Vì có một số việc gấp, việc tang cũng cần được lo liệu cho nên xin Phương tiên sinh ở lại cùng với trẫm. Đức Lăng Thái, ngươi dẫn 20 thị vệ trông coi các nơi khác. Trẫm có chỉ dụ, tất cả thị vệ trong cung đều phải nghe theo. Người nghe hiểu được tiếng Hán Mông Cổ của Phương tiên sinh không?
Đức Lăng Thái cao giọng đáp:
- Thần hiểu ạ! Nhưng còn có mấy vị đại thần nội thị vệ thần cần có chỉ lệnh, nghe hay không nghe họ?
- Ngươi nghe lệnh của Phương tiên sinh.
Ung Chính bước đi vài bước, ánh mắt tối sầm lại, hồi lâu nói:
- Phương tiên sinh, ngươi hãy viết chỉ dụ cho Trương Ngũ Ca ngay đêm nay phải đi truyền chỉ: Quan quân nha môn phủ Thuận Thiên và hai bộ Binh, bộ Hình đóng giữ cửa Thần Vũ. Đại doanh Phong Đài do Tất Lực Tháp tự lãnh binh, đóng giữ cửa Tiền Môn đến phía nam Tây Hoa môn. Bắc Tây Hoa môn cần 1 nghìn lính canh giữ. Đông Hoa môn do nha môn quân bộ thống lĩnh trấn giữ.
Vua nói xong thì ngòi bút trong tay Phương Bao cũng dừng lại, ông dùng hai tay dâng chiếu thư trình Ung Chính. Ung Chính xem xong gật đầu đưa cho Trương Ngũ Ca. Trương Ngũ Ca chần chừ nhận chiếu thư, nói:
- Nô tài hiểu rồi. Chẳng qua Đông Hoa môn và Tây Hoa môn do Long trung đường quản, có nên chuyển quân không? Việc này có nên báo cho Long trung đường biết không?
Ung Chính biết Trương Ngũ Ca cẩn thận, sợ ông ta nghi ngờ mới ôn tồn nói:
- Cữu cữu mấy ngày này phải trực linh cữu cho nên việc trong ngoài còn có quân cơ chính vụ, tất cả do Trương Đình Ngọc đảm nhiệm. Việc này chờ ngươi đi truyền chỉ xong thì hãy báo với Trương Hoành Thần một tiếng, nhất thiết phải nghe lệnh ông ta. Binh mã vào thành, đều phải mang theo lều bạt hành quân. Trương Đình Ngọc nhắn bảo bộ Hộ, lương thực than củi phải cung cấp đủ, trước hết cấp cho quân sĩ mỗi người 5 lạng vàng, sau đại tang thái hậu sẽ có thưởng. Ngươi không cần nghĩ lung tung. Trẫm chỉ muốn trong ngoài yên ổn, đi nh
Trương Đình Ngọc phụng thánh chỉ, lập tức đến Thượng thư phòng hỏi xem có quân báo của Tân Cương chưa. Mấy quan viên trực ở Thượng thư phòng đều nói: Vì đã thiết tập quân cơ xứ, phàm việc quân có gì cần tấu sớ thì do quân cơ xứ tiếp nhận và gửi tấu lên, cũng không thấy bản sớ của Niên Canh Nghiêu gửi lên. Trương Đình Ngọc vội đến quân cơ xứ, thấy Lưu Mặc Lâm đang trực ở đó bèn hỏi:
- Ngươi về Kinh lúc nào? Đêm nay ngươi trực sao?
Lưu Mặc Lâm với thần khí như ngày thường trả lời:
- Trương trung đường, hôm nay tôi không phải trực mà do Tô Chương Kinh phụ trách. Tôi vào Kinh lúc giờ Thân, đến lầu Gia Hưng tiêu phí thời gian, lại hỏi Phạm Thời Tiệp mới biết trong nội đình có việc thì vội đến đây. Có mấy việc cần báo với ngài.
Trương Đình Ngọc không ngồi, nói:
- Việc ở Lưỡng Giang, An Huy, Sơn Đông ngươi hãy viết lại sơ lược cho ta xem. Hiện giờ ta bận lắm, việc gì cũng để sau giải quyết. Ngươi biết không, mấy ngày nay không có quân báo của Niên Canh Nghiêu, thánh thượng đang chờ!
Lưu Mặc Lâm không nói gì, đứng dậy lục giấy tờ trên án, lắc đầu nói:
- Không có! Có thể Thập tam da, Thập tứ da đến lấy bất chợt thì sao, trung đường hãy đi hỏi hai vị xem thế nào, biết đâu sẽ biếtTrương Đình Ngọc bước đi, một chân trong, một chân ngoài lại quay mình dặn:
- Bên ngoài có sớ gửi vào, cứ để đó nhé! Ngươi tìm sổ đăng ký, xem có hay không có, nếu có thì xem ai lấy nhé.
Lưu Mặc Lâm nói:
- Sổ đăng ký để trong tủ, chìa khóa do Tô Chương Kinh cầm. Trương trung đường, ngài hãy chờ một chút, Tô Chương Kinh đang trực, chắc không dám đi lâu đâu.
Trương Đình Ngọc đành phải ngồi xuống, nghĩ đến bao nhiêu việc phải xử lý thì trong lòng lo lắng. Nhưng ông ta đã làm thần nhiều năm, biết hòa khí dưỡng tính, dù lo lắng nhưng vẫn không lộ ra ngoài chỉ nhìn quanh, uống trà rồi nói:
- Ngươi đến lầu Gia Hưng xem Tô có tán chuyện ở đó không? Công việc của nhà ngươi thế nào rồi?
Lưu Mặc Lâm thở dài, gượng cười nói:
- Trung đường thật quan tâm. Có còn chỗ chưa xong. Hoàng thượng có ân chỉ, bỏ tên tịch cho dân hèn nhưng cũng cứ phải dùng tiền bạc để mua cô ta vậy thôi. Tôi bỏ ra 3 nghìn lạng bạc, chỗ Từ Tuấn lại bỏ ra 5 nghìn lạng. Tôi chạy đông chạy tây được 5 nghìn lạng, Từ Tuấn lại bỏ ra 8 nghìn lạng, giờ tổng cộng có 1 vạn lạng. Lúc đầu tôi thấy mụ tú bà còn nể mặt. Nhưng tôi sao giàu bằng Từ Càn Học. Tôi vừa gặp cô ấy, cô ấy đã khóc rồi, cơ thể gầy yếu hơn trước, sợ không qua nổi đến ngày đó.
Trương Đình Ngọc thấy việc của Lưu Mặc Lâm cũng quả là khó. Ông chợt nghĩ đến con gái Trương Thanh Mai của mình cũng là một kỹ nữ lầu xanh, bị bố bức tử thì không khỏi ngậm ngùi chua xót. trầm mặc hồi lâu ông hỏi:
- Thế cha mẹ ngươi thế nào?
Lưu Mặc Lâm đáp:
- Tôi là con mồ côi.
Trương Đình Ngọc ôn tồn nhìn Lưu Mặc Lâm nói:
- 1 vạn không được thì 3, 4 vạn cũng có. Năm ngày đầu ta gặp vạn tuế, nói việc Từ Càn Học để thâm hụt quỹ công. Ta nói ông ta là lão thần, có thể miễn giảm một chút, 10 vạn lạng ông ta ôm không xuể. Vạn tuế cười nhạt nói: "Không sợ kẻ tinh thông mắc nợ mà chỉ sợ kẻ anh hùng đòi nợ!". Từ Càn Học là một kiểu, Từ Tuấn lại là một kiểu khác. Cả hai cha con đều là chó má, gian dối, quyết không thể miễn cho chúng một lạng bạc thâm hụt nào. Ngươi hãy chờ một thời gian, kể với Thuấn Khanh, để trong lòng bớt nặng, có khó khăn nào mà không giải quyết nổi ngươi hãy nói với ta một tiếng.
Lưu Mặc Lâm nghe nói thì sắc mặt vui lên, mỉm cười nói:
- Nếu thật được như vậy thì cõi lòng tôi như được mở ra. Ồ, trung đường, tôi còn nghe thấy một số lời đồn đại ở lầu Gia Hưng, có người nói hoàng đế lên ngôi không ngay thẳng, tính cách rắn như là "Ung Chính" vậy. Trái ý trời cho nên rằm tháng Giêng năm nay mới có sấm chớp. Có người nói Niên Canh Nghiêu và một a-ca nào đấy không biết vì lý do gì, sắp dẫn binh trở về Kinh. Có người nói: Thời Ung Chính thiên hạ đại loạn là do ý trời. Nghe thấy vậy, tôi đã đi tìm lão Phạm, Phạm Thời Tiệp cũng nghe nói Niên Canh Nghiêu bại trận đã tự sát rồi.
Trương Đình Ngọc nghe xong, vẻ mặt trang nghiêm lo lắng, những lời đồn đại ông đã nghe nói 6 ngày nay rồi nhưng việc Niên Canh Nghiêu bại trận ông mới nghe thấy nói lần đầu, liên tưởng đến việc Ung Chính triệu kiến vừa xong thì càng nóng lưng, nóng ruột như kim châm bèn đặt chén trà xuống, gật đầu nói với Lưu Mặc Lâm:
- Ta không nên nói lung tung, ngươi hãy đi xem Tô Chương Kinh ở đâu, ta cần xem xét sổ đăng ký.
Lưu Mặc Lâm thấy Trương Đình Ngọc thay đổi sắc mặt, biết là có biến vội vàng vâng lời đi ra, vừa lúc đâm sầm vào Tô Chương Kinh đang tiến vào. Lưu Mặc Lâm lùi lại một bước, cười nói:
- Tô này. Trương trung đường đang sai ta đi tìm ngươi đó?
Tô Chương Kinh lạnh đến mức mặt tái mét nói:
- Bẩm trung đường, Long trung đường vừa mới đến tìm nô tài nói cần điều binh gấp, thời gian đại tang kinh sư cần canh phòng cẩn mật nên phải điều động một ít quân lính, nô tài nói cần phải bẩm báo với Thập tam da, Thập tứ da, Long trung đường nói không cần thiết. Ở đây còn có mấy tờ sớ của Thập tứ da, trong đó có quân báo. Nô tài cần phải nói chuyện hồi lâu với bọn thị vệ của Càn Thanh cung họ mới cho đi...
Trương Đình Ngọc cau mày quát:
- Không được dài dòng, bản sớ đâu?
Tô lôi từ trong ống tay áo ra mấy bản sớ dâng lên thì tất cả đều là bản sớ gửi gấp, bản nào cũng viết rõ ràng: Phủ viễn đại tướng quân thần Niên Canh Nghiêu cẩn tấu.
Tất cả vẫn y nguyên, chưa được mở ra. Trương Đình Ngọc lặng lẽ bỏ đi ngay. Tô bèn hỏi:
- Trung đường, việc điều binh...
- Không được!
- Long trung đường...
- Để ta tìm ông ta nói chuyện.
Nói xong, Trương Đình Ngọc vội vã đi ra.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI