HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM
Điện Dưỡng Tâm nghị bàn phong tước
Phủ vương gia giáng chức em trai

    
ột tháng sau cuộc đại thắng ở Tây Ninh thì bức tấu thư của Niên Canh Nghiêu và Nhạc Chung Kỳ được chuyển về Kinh. Theo mệnh lệnh nhà vua, Niên Canh Nghiêu trấn thủ đất Tây Ninh, còn Phấn Uy tướng quân Nhạc Chung Kỳ thì dẫn đầu 5 nghìn quân tiến về phía tây, truy quét tàn quân của La-bố-tạng-đan-tăng. Khi ấy, cả vùng Thanh Hải băng tuyết đầy trời, thế mà đội quân của La-bố-tạng-đan-tăng thì lại không lều bạt, cạn lương thảo, rệu rã rối loạn như đoàn quân ô hợp. Chúng đua nhau tháo chạy như rắn không đầu, nhưng dù chạy đến đâu cũng không thoát khỏi vòng vây khép chặt của Niên Canh Nghiêu. Trong khi đó, Nhạc Chung Kỳ còn đang luyện quân rèn tướng tại vùng Tứ Xuyên, thấy Niên Canh Nghiêu sắp lập được công lớn, cũng muốn chia phần để sau này còn dễ bề ăn nói với nhà vua. Thế là bèn lặng lẽ tuyển quân, lập tức lên đường. 5 nghìn tướng sĩ của Nhạc tướng đều là những chiến binh thiện chiến được tuyển chọn kỹ càng, nhuệ khí xung thiên, cho nên đi đến đâu cũng đều như vào chỗ không người. Chỉ trong vòng nửa tháng, Nhạc Chung Kỳ đã tóm gọn bốn danh tướng được coi là "Tứ đại thiên vương" của La-bố-tạng-đan-tăng, đó là Xuy-lạt-khắc Nặc Mộc Tề, A-la-bô-thản Ngạc-mộc-bố, Tạng-ba-trát-mộc và Đạt-la-mộc-tá. Ngay cả mẹ đẻ và em gái của La-bố- tạng-đan-tăng cũng bị bắt sống. Ngày 22 tháng Hai năm thứ 2 niên hiệu Ung Chính, La-bố-tạng-đan- tăng đem theo 13 kỵ sĩ, đóng giả làm đàn bà con gái tháo chạy về đất Cáp-nhĩ-cáp Mông Cổ, từ đó cuộc chiến tranh vùng phía tây biên giới đã làm sôi động vương triều Ung Chính mới lên, được coi là kết thúc.
- Trẫm nghĩ rằng, trẫm không phụ vong linh của tiên tổ. - Nhận được tin thắng trận, Ung Chính liền triệu tập các thân vương, đại thư Doãn Tự, Doãn Tường, Trương Đình Ngọc, Mã Tề và Long Khoa Đa tề tựu tại Thượng thư phòng. Sung sướng và xúc động, nhà vua vừa đi đi lại lại trong thư phòng, vừa lẩm bẩm một mình: - Vua cha ta nếu người còn sống, chắc rằng người sẽ sung sướng xiết bao.
Hôm đó là ngày mồng 3 tháng Ba, ngày Thánh đản của Ngọc Hoàng thượng đế. Ung Chính vừa thắp hương cúng tế tại điện Khâm An, trên mình vẫn còn mang bộ triều phục, bộ áo da tinh xảo khoác bên ngoài bộ lễ phục thiết triều có thêu hình con rồng vàng lóng lánh. Đôi lông mày chau lại đầy vẻ suy tư, vẫn không giấu nổi một nụ cười rạng rỡ trên khóe môi. Có lẽ vì quá vui mừng, cũng có lẽ vì không khí trong thư phòng nóng nực, nhà vua đã cởi bỏ chiếc mũ thiết triều, để đầu trần, và vẫn với những bước đi mạnh mẽ, nhà vua nói với mọi người:
- Tin thắng trận chắc các khanh đã biết cả rồi, nay trẫm muốn các khanh hãy bàn về những công việc phải làm ngay ở vùng Thanh Hải sau ngày thắng trận. Biết như thế nào, các khanh cứ nói, không cần phải e ngại điều gì. Trẫm giao cho Trương Hoành thần sẽ ghi chép đầy đủ và tóm tắt lại!
- Muôn tâu hoàng thượng. Hoàng thượng đã trả được mối hận lớn cho tiên tổ. - Là thân vương phụ chính hàng đầu của triều đình, theo thứ bậc Doãn Tự phải tâu trình trước, thấy Ung Chính chăm chú nhìn mình, Doãn Tự tỏ vẻ khép nép, tâu rằng: - Còn nhớ năm xưa khi tin Nhĩ Đan thất trận truyền về, tiên đế cũng hội kiến chúng thần tại nơi này, long nhan của người thật là buồn thảm, người đăm đăm nhìn về hướng tây, dường như muốn nhìn thấu từ cung điện này đến tận vùng biên ải xa xăm. Cho đến nay thần vẫn chưa quên cảnh tượng buồn thảm đó!
Nói xong, Doãn Tự vội lau nước mắt. Ung Chính gật đầu than r
- Bát đệ nói phải lắm!
Khi ấy mọi người đều có mặt, chỉ trừ có Doãn Tường và Long Khoa Đa. Doãn Tự lắng nghe và lặng lẽ gật đầu, đợi khi Ung Chính nói dứt lời, bèn ung dung nói:
- Vì vậy, thần nghĩ rằng việc đầu tiên nên làm là hãy giao cho Hàn lâm viện thảo một tờ sớ, tấu cáo với tiên đế.
Đó là công việc nên làm trong hoàng tộc, mọi người đều gật đầu cho là phải. Doãn Tự mặt mày rạng rỡ, ngẩng đầu nói tiếp:
- Trận này ta đã thắng nhanh và thắng gọn, 20 vạn tướng sĩ dưới trướng Niên Canh Nghiêu quả thật là đã có công với xã tắc, và họ cũng thật là gian khổ. Thần trộm nghĩ, triều đình nên cắt cử một vị đại thân ở Thượng thư phòng hoặc một thân vương, hoàng tộc, đến ngay nơi đó úy lạo quân sĩ, truyền đọc ân chỉ thưởng công của nhà vua. Còn Niên Canh Nghiêu đáng được khen thưởng ở mức nào, điều này xin chờ sự phán xét của hoàng thượng!
Ung Chính tay chống cằm, trầm ngâm suy nghĩ, một lát sau mới quay sang hỏi Mã Tề:
- Trong hàng nguyên lão, khanh là người có thời gian lâu nhất trông coi bộ Lễ, Bát đệ trước đây chỉ quen cai quản viện Lí Phiên, cả đệ ấy và ta đều không thông thạo điển chương bằng ngươi, theo ngươi, Niên Canh Nghiêu nên được xét thưởng thế nào?
- Triều đình lấy tước để thưởng công - Mã Tề khe khẽ đằng hắng và nói: - Trận thắng này của Niên Canh Nghiêu có thể sánh được với trận thắng của Thi Lang trong lần thảo phạt họ Trịnh trước đây, nên phong thêm một cấp, vào hàng tước bá.
Long Khoa Đa vuốt râu tiếp lời Mã Tề:
- Tước để thưởng công, chức để dùng tài, đó là cái lẽ muôn đời không đổi, nô tài trộm nghĩ, họ Niên không chỉ có công, mà vì quân chính, dân chính đều làm rất tốt, ông ta quả thực đáng được xem là một công thần tài ba hàng đầu vậy. Nói thực lòng, Triệu, Thân, Kiều bọn chúng thần đều đã già yếu cả rồi, Đình Ngọc một mình gánh vác công việc, bận rộn quá chừng, nếu để Niên Canh Nghiêu đảm nhiệm chức tham tán cơ khu ở Thượng thư phòng, thì phải lắm!
Họ Long đã nhiều lần xin rút khỏi Thượng thư phòng, Ung Chính hiểu rất rõ tâm ý của ông ta, liền cười nói:
- Người già có cái mạnh của người già, khanh không nên chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, hiện nay, công việc của Niên Canh Nghiêu cũng còn đang ngập đầu ngập cổ, hơn nữa ở đây chưa bàn tới việc phong chức cho ông ta, vừa rồi Mã Tề nói thăng ông ta lên hàng tước bá, so với Thi Lang trước đây, trẫm cho rằng, mức thưởng như vậy còn hơi thấp. Niên Canh Nghiêu đã có công trả được thù cho nước, rửa được hận cho vua, làm rạng rỡ được anh linh của tiên tổ, theo trẫm, cho ông ta ở tước vương ngoại tộc cũng là chưa quá đáng.
"Tước vương ngoại tộc!" câu nói ấy khiến mọi người đều kinh ngạc, cùng ngẩng đầu nhìn Ung Chính. Mã Tề vội đứng dậy, định tấu trình, Ung Chính liền xua tay cười rồi nói:
- Tú Thủy, nhà ngươi hãy bình tâm ngồi xuống, nghe trẫm nói. Đã có câu "chẳng phải họ Lưu không được nh tước vương". Vả lại, từ xưa tới nay tước vương ngoại tộc thường xấu số, điều đó đối với Niên Canh Nghiêu chưa chắc đã là điều hay. Nhưng nay ta quyết đặt ra một điều lệ như thế này, cũng là một bước ngoặt. Theo trẫm, phong cho ông ta tước công, các khanh nghĩ sao?
Các vị vương công đại thần đều ngơ ngác nhìn nhau, trước đây thời Khang Hy còn sống, các danh tướng chiến tích lẫy lừng, từng có công mở mang bờ cõi như Đồ Hải, Chu Bồi Công, Triệu Lương Đống, Phi Dương Cổ và cả Thi Lang, công trạng của họ còn to lớn hơn nhiều so với Niên Canh Nghiêu, thế mà cao nhất họ chỉ được phong đến tước hầu. Còn Niên Canh Nghiêu chỉ mới có công dẹp loạn ở một tỉnh Thanh Hải, tiêu diệt chưa đầy 10 vạn quân thù, nếu phong đến tước công, mọi người đều cảm thấy hơi quá mức. Nhưng Ung Chính đã dứt khoát nói vậy, ai còn dám cãi lại, đành phải nghe theo. Một lúc sau, Mã Tề mới hắng giọng xin tâu:
- Vậy còn Nhạc Chung Kỳ? Thần cho rằng, nên thăng cho ông ta lên hàng tước thứ hai.
Mọi người đồng thanh tán thưởng lời đề nghị ấy.
Ung Chính quay sang hỏi Trương Đình Ngọc:
- Ý nhà ngươi ra sao?
- Thần cũng không có ý gì khác ạ! - Trương Đình Ngọc ung dung sửa lại nếp áo rồi trầm tĩnh nói: - Thần đang nghĩ về một việc khác, đó là việc úy lạo quân sĩ, thần nghĩ rằng nên thưởng tiền cho họ, bình quân mỗi người 20 lạng bạc, nếu tính toàn bộ thuộc hạ dưới trướng hai họ Niên, Nhạc, cộng thêm số quân sĩ có công tham dự trận Thanh Hải, thì chi phí ước chừng 5 trăm vạn lạng; các tướng sĩ tại kinh thành, tại cá tỉnh lộ như Sơn Đông, Hà Nam, Tứ Xuyên, có công tham gia chiến trận, thưởng cho gia quyến họ, mỗi hộ 5 lạng; ngoài ra, còn các dân phu vận chuyển lương thảo, các phủ đạo đã có công đốc thúc quân lương, cũng phải thưởng công cho họ, cộng cả thảy, phải có đến 8 trăm vạn lạng bạc mới chi đủ được.
Nói đến đây, ông dừng lại, chau mày nói tiếp:
- Cả vùng Thanh Hải xơ xác đã nhiều năm, lại phải trải qua cuộc tàn phá ghê gớm vừa qua, muốn khôi phục dân sinh, ổn định quan lại, nếu không có 3 trăm vạn lạng nữa không xong. Hơn nữa, nạn đói tháng Ba đang đến gần, riêng kinh thành còn đang thiếu hơn trăm vạn thùng lúa, rồi các vùng Tô Bắc, Hà Nam, Cam Túc cứu đói cho dân cũng phải dùng đến bạc đến tiền. Thần quả thật chưa tính ra sẽ phải chi dùng hết bao nhiêu, với con số khổng lồ ấy thì các kho bạc ở Bắc Kinh, ở Xương Bình và ở Thuận Nghĩa chắc đều phải dốc ra hết cả, chẳng may triều đình có việc gì phải dùng đến bạc, lúc ấy sẽ biết lấy vào đâu?
Ung Chính đang vui, nghe tâu vậy trong lòng nặng trĩu, lặng lẽ thở dài rồi quay sang hỏi Doãn Tường:
- Số bạc mà bộ Hộ coi giữ còn được bao nhiêu?
- Muôn tâu hoàng thượng, còn 3 nghìn 7 trăm vạn lạng! - Trên khuôn mặt Doãn Tường thoáng hiện nét buồn, nhưng cũng cố gượng cười: - Cũng còn tạm đủ chi dùng cho việc úy lạo quân sĩ ạ!
Doãn Tự suy nghĩ một lát, rồi cười nói:
- Hoành Thần thật hay quá lo xa, ngoài tiền phương vừa thắng một trận to như vậy, tiêu bấy nhiêu tiền đã có gì lá đáng. Khi Niên Canh Nghiêu dẫn quân chiến thắng trở về, đi đến đâu dân chúng cũng nô nức đón chào, cả nước tưng bừng như ngày hội. Đã là một ngày vui chung trọng đại, không chi tiêu sao được. Ngay như một gia đình nhỏ chúng ta, khi có việc vui, cũng còn phải xuất tiền chi phí, huống hồ đường đường là cả một triều đình, đất nước? Theo thần dự tính, nên chi ra 1 nghìn 3 trăm vạn lạng là vừa phải!
Nói vậy, ý Doãn Tự muốn phá tan cái không khí trầm lặng của buổi hội kiến, thế nhưng những người có mặt trong cuộc hội kiến này đều là "những người trong cuộc", họ phải tính toán cân nhắc. Hoàng đế Khang Hy trong suốt 61 năm trị vì của mình, tính toán chi li, tằn tiện tích cóp mới để lại hơn 5 nghìn vạn lạng. Các quan lại đua nhau vay mượn, đến khi hoàng đế lâm chung, vơ vét các kho, tổng cộng lại còn không quá 7 trăm vạn lạng. Khi người nằm xuống, chi phí vừa hết. Phải đòi lại những khoản nợ nần cho quốc khố, bắt bớ tra khảo, cả nước nháo nhác như trong mùa sưu thuế, khó khăn lắm mới đòi lại được hơn 3 nghìn vạn lạng. Thế mà nay, đùng một cái chi hơn nghìn vạn lạng, điều đó làm cho các đại thần đều phải lo lắng đau lòng. Long Khoa Đa tự thấy mình im tiếng đã lâu, bèn khom mình trình tấu:
- Chi bình quân mỗi người lính 20 lạng bạc, theo ý thần chi thế hơi nhiều, chỉ nên chi 10 lạng là vừa phải.
Mã Tề, Doãn Tự, Doãn Tường mỗi người mỗi ý, bàn cãi xôn xao.
- Riêng trong bộ Lễ nô tài xin xem xét lại, khoản nào không đáng chi, sẽ quyết không chi. - Mã Tề lên tiếng.
Doãn Tự cũng nói:
- Các vương công vương tử tại kinh thành mỗi người cũng nên qgóp cho quốc khố.
Doãn Tường lập tức cãi lại.
- Chỉ riêng việc đòi nợ vừa qua, cả triều đình đã xôn xao kêu khổ, huống hồ nay lại quyên góp, thì chẳng biết rồi sự việc sẽ thế nào?
Ung Chính ngửa mặt lên trời suy nghĩ, rồi đột nhiên cười lớn:
- Một việc đáng vui mừng như vậy, để các khanh bàn luận, không ngờ lại sinh ra rắc rối. Trong Nội vụ phủ vẫn còn lưu trữ một khoản tiền, trẫm quyết định sẽ rút ra 2 trăm vạn lạng, bản thân trẫm cũng phải tự cắt giảm các khoản chi dùng, để cho thần dân khỏi ấm ức. Mỗi người lính được thưởng 20 lạng, xem ra không phải là ít. Nhưng đó là "con số bình quân", xét cấp bạc, số tiền ấy đem chia cho từ tướng lĩnh đến hàng cai đội, mỗi cấp hơn nhau một ít, đến người lính chắc chỉ còn 5, 6 lạng, các khanh xem, liệu có còn bớt được nữa không?
- Hoàng thượng nói rất phải! - Doãn Tự cười nói: Đã là việc úy lạo quân sĩ, trợ cấp cho các gia đình. tướng sĩ trận vong, mà lại còn khấu trừ, chia theo cấp bậc. Thần dự tính, 1 nghìn 3 trăm vạn lạng, đã là sự tính toán chi li cặn kẽ lắm rồi, nay lại còn chia bôi, khấu trừ thì quả thật không những khó mà cũng chẳng ra làm sao cả, thể diện của triều đình là điều quan trọng hơn cả.
Ung Chính suy nghĩ một lát, rồi nói:
- Thôi, việc đó coi như đã giải quyết xong, các khanh không nên bàn về chuyện tiền nong nữa. Hãy bàn xem, nên cắt cử ai đi Tây Ninh úy lạo quân sĩ
Thấy mọi người không ai nói gì, Doãn Tự cúi đầu trình tấu:
- Theo ý thần, nên cắt cử một thân vương đi mới được. Nếu không cử vương đệ thứ mười ba hoặc thứ mười bốn, thì thần xin lĩnh mệnh ra đi. Thần chưa từng tham gia chiến trận, lần này cũng muốn tận mắt nhìn xem trại lính là thế nào, sa trường là thế nào, đó cũng là một việc rất hay!
Những đường gân xanh rất khó thấy trên khuôn mặt Ung Chính hơi rung động, Ung Chính cả cười:
- Trong số các khanh, không ai được đi cả, mỗi người đều có công việc của mình, bận rộn quá rồi. Doãn Đề càng không thể, khi mẫu hậu còn đang ốm nặng, Doãn Đề đã to tiếng tranh cãi với trẫm ngay bên giường bệnh của mẫu hậu. Cái chết của mẫu hậu, Doãn Đề phải chịu trách nhiệm một phần. Việc này trẫm đã giao cho Trương Đình Ngọc, xuống chiếu bãi bỏ tước vương của ông ta. Vì vậy, trong cuộc hội kiến hôm nay, trẫm không cho gọi ông ta. Lát nữa bãi triều, Bát đệ hãy đến gặp Doãn Đề bảo với ông ta bỏ ngay tính nóng nảy của mình, hãy đến ngay Tuân Hóa chăm chỉ đọc sách và lo giữ phần mộ cho mẫu hậu. Nếu không tuân theo chiếu lệnh, trẫm sẽ hạ lệnh bắt giam ngay!
Những lời nói lạnh lùng và cứng rắn ấy của Ung Chính làm Doãn Tự đỏ bừng mặt, miệng ấp úng không biết nói điều gì, mãi lâu sau mới lên tiếng:
- Thần... xin tuân chỉ!
- Về việc rút toàn bộ đại quân về phòng ngự phía trong cửa ải, trẫm thấy việc đó không cần thiết! - Ung Chính chậm rãi nói: - A-la-bô-thản chịuhu dụng La-bố-tạng-đan-tăng, có ý đồ gì chưa lường trước được, vẫn phải đề phòng biên giới phía tây. Việc úy lạo quân sĩ, trẫm định giao cho... Hoằng Lịch, cho thêm Đồ Lý Thâm và Lưu Mặc Lâm đi theo tuyên chỉ, lệnh cho Niên Canh Nghiêu mang theo 3 nghìn quân sĩ và tù binh trong chiến trận đúng tháng Năm có mặt tại kinh đô, để cử hành hiến lễ tù binh tại cửa Ngọ môn. Về chuyện tiền nong, cái gì không đáng tiêu thì một xu cũng tiếc, còn cái gì đáng tiêu thì bạc vạn cũng phải sẵn sàng chi. Việc này trẫm giao cho Doãn Tường lo liệu, Trương Đình Ngọc cai quản mọi sự vụ về Hành chính. Còn Bát đệ, việc chỉnh đốn trong hoàng tộc và công việc của khanh, trẫm cũng chưa rõ hàng ngày khanh làm những công việc gì. Hãy xem lại các người trong hoàng tộc chúng ta, kẻ thì suốt ngày chỉ chăm chú trồng cây cảnh nuôi chó giống, kẻ chỉ chăm chăm lĩnh lương bổng, la cà quán xá, kẻ chỉ biết trà lá và nuôi chim cảnh... Sai họ đi làm một công việc quốc gia đại sự, tất thảy đều mặt như chàm đổ, tìm cách chối từ. Ân đức của người quân tử năm đời đã hết. Họ không chịu chăm lo công việc chỉ ham thích chơi bời, thật đã làm ô danh cho vương triều Đại Thanh ta. Cho nên, trẫm không cần khanh phải lo các việc khác, chỉ cần khanh cai quản tốt mọi công việc trong hoàng tộc, hãy quản chặt những người anh em ngỗ ngược, những con cháu chơi bời hư hỏng kia. Làm được vậy, công lao nhà ngươi hẳn là không nhỏ.
Những lời thuyết giảng khá dài của Ung Chính, từ việc quân đến việc trong nội tộc, đã làm cho mọi người lo lắng và kinh sợ. Bãi chức Doãn Đường, Doãn Ngã, liền sau đó lại tước bỏ tước vương của Doãn Đề, hôm nay lại nặng lời quở trách Doãn Tự là "bất tài trong công việc chỉnh đốn hoàng tộc"! Nhìn sắc mặt tái xanh của Doãn Tự, Trương Đình Ngọc thầm nghĩ: "Đến lượt ông hoàng thứ tám rồi đây!". Doãn Tự vẫn đứng nghiêm trang cung kính lắng nghe lời dạy bảo của Ung Chính, trong lòng vừa uất ức vừa hối hận, vừa căm tức vừa buồn bực, và cả đau khổ nữa, thật muôn đắng nghìn cay. Nhìn dáng đi ung dung và kiêu hãnh của Ung Chính trong thư phòng, Doãn Tự càng thêm lộn tiết, muốn đáã nhào. Nhưng không thể được và cũng không dám. Ông ta đành nuốt hận và cười gượng:
- Hoàng đế dạy rất phải. Thực ra, từ Thánh tổ ba lần đích thân đi chinh phạt Chuẩn Cát Nhĩ đến nay, người trong hoàng tộc ta không còn phải trực tiếp tham gia trận mạc nữa, điều này thật khác xa cách rèn người của nhà Hán. Thần đã nhiều lần suy nghĩ về vấn đề này. Mở trường trong hoàng cung dạy họ học hành, sắp xếp những công việc phù hợp với từng người, thần đã làm hết sức, chỉ có điều họ không đến nỗi quá hư hỏng như hoàng thượng nghĩ. Cũng có nhiều việc quả thật khó làm, lẽ nào lại đuổi họ về quê cày ruộng?
- Sao lại không được? - Ung Chính nghiêm nét mặt phản bác lại: - Người Hán biết cày ruộng, người Bát kỳ ta lại không biết cày sao? Khanh đã nhắc nhở ta nhớ đến một việc: đất kinh đô ta vẫn còn nhiều nơi bỏ hoang như các vùng Hoài Nhu, Mật Vân, Thuận Nghĩa, Đại Hưng... khanh hãy rà soát xem trong Tông nhân phủ, Nội vụ phủ còn ai là người trong hoàng tộc mà vẫn chưa được giao công việc, hãy giao cho mỗi người 5 mẫu đất hoang để họ tự khai khẩn, như vậy chẳng tốt hơn là cứ ở kinh thành mà uống rượu, chơi chim cảnh sao? Đúng vậy, phải làm như vậy.
Có lẽ tự thấy mình nói năng có chút nặng lời, Ung Chính thở một hơi dài, bước tới vỗ vai Doãn Tự, hạ giọng nói:
- Đừng vội trách trẫm quá nóng nảy, trẫm chỉ lo lắng quá mà thôi. Trước đây, con em người Bát kỳ ta đã từng tung hoành đất Trung Nguyên, một người địch nổi một trăm người, thế mà ngày nay lại thế đấy. Trẫm nhiều lúc thật đau lòng nhức óc. Trẫm không trông mong họ làm ra được bao nhiêu của cải, trẫm chỉ mong sao cho con em chúng ta đừng có mòn đi đừng có mục đi, đừng sa đọa thoái hóa là tốt rồi. Khanh vốn được mọi người tin phục mến mộ, việc này trẫm nghĩ người khác làm không nổi, trẫm chỉ trông cậy ở khanh!
Doãn Tường và Doãn Tự vốn kình địch nhau đã mấy chục năm, thế nhưng trong "Đảng Bát da" ấy, người chính thức ra mặt chống đối chỉ trích Doãn Tự lại chính là Đại a-ca và Cửu a-ca Doãn Đường. Thập a-ca là một con người nóng nảy bộc trực, Cửu a-ca lại là một con người đa mưu túc trí, phe phẩy quạt lông. Bát a-ca, thực ra chẳng có thù oán gì, trái lại còn luôn kiềm chế các ông Doãn Đường, Doãn Ngã không nên quá đáng. Đối với các ông hoàng ấy, Ung Chính thường trách mắng thẳng thừng, không hề nể nang. Hôm nay, Ung Chính muốn nói cho hả giận, nhưng lại thấy khuôn mặt thảm hại và dáng điệu sẵn sàng chịu tội của Doãn Tự, nên nghĩ rằng với Doãn Tự dầu sao vẫn là anh em cùng cha khác mẹ. Ung Chính bất giác động lòng trắc ẩn. Doãn Tường sau một hồi đắn đo suy nghĩ bèn đằng hắng rồi tấu trình:
- Muôn tâu hoàng thượng, công việc chỉnh đốn hoàng tộc, chúng thần đã nhiều lần bàn tới. Đến nay trường quốc học đã được.dựng nên, và cũng đã sắp xếp cho nhiều người trong hoàng tộc đến các ấp trại của hoàng gia để làm việc. Thật quả công việc này khó khăn cũng không kém việc cai quản các hàng quan lại. Xin hoàng thượng chớ bận tâm, nóng ruột. Ninh lâu, xương cũng phải nhừ. Chúng thần sẽ tuân theo ý chỉ của hoàng thượng, sẽ cùng nhau bàn bạc, và xin tấu trình hoàng thượng sau.
Ung Chính liếc nhìn đồng hồ:
- Thôi nhé! Hôm nay hãy bàn đến đây, trẫm còn phải đi thăm hoàng cô thứ mười bảy, hiện đang ốm nặng, các khanh cùng còn những việc phải làm. Chiều nay, trẫm còn có cuộc đàm đạo với Phương tiên sinh tại điện Dưỡng Tâm. Doãn Tường, cho khanh cùng tham dự. Tới đây, trẫm còn phải rời xa kinh thành, đi Hà Nam xem xét việc trị thủy ở sông Hoàng Hà. Ngày n ngày mai nội trong 2 ngày, các khanh phải đưa ngay các bản tấu trình đến để trẫm xem xét trước, rồi mới được thi hành. Cho các khanh bình thân!
Các vị đại thần đều nhất loạt dập đầu lạy tạ, đợi cho Ung Chính rời khỏi thư phòng, rồi lục tục mỗi người mỗi ngả.

*

Doãn Tự tức đầy ruột gan, lặng lẽ đi ra cửa Đông Hoa, đã đi qua cửa Lão Tề Hóa, chợt nghĩ đến ý chỉ của nhà vua là phải đến "khuyên giải Thập tứ da", thế là liền giậm chân vào sàn kiệu và quát lớn:
- Ra hoàng miếu Bắc Ngọc, đến phủ đường của Thập tứ a-ca Doãn Đề.
- Xin tuân lệnh!
Các phu kiệu đồng thanh đáp lời, thong thả chuyển kiệu về hướng bắc. Cùng với tiếng kiệu khẽ đung đưa cót két, Doãn Tự trong lòng dần bình tĩnh lại. Nơi đây đã là ngoại thành Bắc Kinh, đường đi đến phủ của Doãn Đề không phải vào thành nữa, cứ theo dọc con sông hộ thành đi về hướng bắc, cách cửa đông về hướng tây không xa, đó chính là phủ đường của Doãn Đề. Khi ấy tiết trời vào khoảng tháng Ba, nhìn về phía tây thấy bức tường thành Bắc Kinh sừng sững và xám xịt một màu, toát ra một không khí chết chóc nặng nề, những đám rêu xanh mọc tràn. lan trên bức tường thành cổ đã trải qua mấy trăm năm vật đổi sao dời, loang lổ và lộn xộn, gười ta một cảm giác khó chịu vì sự thần bí và quái dị của nó. Những bức tường thấp lè tè trên thành cổ, kéo dài tít tắp, cỏ mọc um tùm, dường như muốn nói với mọi người một điều gì bí mật. Chỉ có mặt nước mùa xuân gợn sóng dưới chân thành, và những hàng liễu xanh mướt lả lơi bên dòng nước, xem ra là còn có đôi phần sức sống. Xa xa về phía đông, dường như là một thế giới hoàn toàn khác biệt. Những cánh đồng rộng mênh mông tít tắp, lúa mạch xanh rờn. Từng đoàn người du xuân, nói cười vui vẻ trên những con đường cỏ xanh ngút mắt. Những cô thôn nữ tay khoác làn mây rải rác trên cánh đồng, đi hái rau tìm nấm, chốc chốc họ lại trêu đùa nhau, nói cười ríu rít vô tư. Xa xa từng đoàn con trẻ chạy nhảy tung tăng, thả diều đùa nghịch. Các cụ già vuốt râu ngồi ngắm những cánh diều đang chao giữa từng không... Cả một cảnh tượng sống động vui tươi của cuộc sống nơi thôn dã bỗng hiện ra trước mắt. Doãn Tự say sưa ngắm nhìn những vườn đào rực rỡ, chợt thở dài, định thốt ra một điều gì đó, nhưng lại vội vàng buông rèm kiệu xuống, tay chống cằm lặng lẽ nghĩ suy. Chỉ đến khi kiệu đã dừng lại, và tiếng người phu kiệu nhẹ nhàng cất lên:
- Bẩm vương gia...
Ông như chợt tỉnh lại:
- Hả?
- Bẩm vương gia, đến nơi rồi ạ!
- Ừ!
Doãn Tự hờ hững đáp rồi vươn vai, bước ra khỏi kiệu. Ông ngắm nhìn phủ đường nguy nga và tráng lệ của Thập tứ a-ca. Cánh cổng lớn sơn màu vàng óng làm nổi lên những nút đinh đồng đỏ sẫm, vẫn còn đang khép chặt. Trước cổng phủ, hơn chục lính vệ sĩ của vương phủ đứng ngay ngắn như một hàng cột điện, cảnh vật tĩnh lặng trang nghiêm. Chỉ có mấy rặng liễu cao to trồng sát cạnh tường, buông những cánh tay mềm mại đung đưa trước gió. Bên trong cửa nách đang đứng nghiêm trang chờ lệnh. Nhìn lên phía trên vòm cổng phủ, nơi có tấm biển lớn vua ban: "Đại tướng quân vương phủ" mới được gỡ bỏ đi, Doãn Tự thấy lòng đau nhói, khe khẽ rùng mình, đang định nói một điều gì đó thì bỗng có một người hầu chạy đến cúi chào Doãn Tự, mỉm cười thưa bẩm:
- Nô tài xin kính chào Bát vương gia!
- Ta đến thăm.Thập tứ a-ca - Doãn Tự ung dung đáp lại: - theo lệnh của hoàng thượng.
Người lính hầu đứng ngây người, vội đáp:
- Vương gia phụng chỉ đến thăm, xin ngài vui lòng đợi cho một chút, để nô tài vào trình tấu với chủ nhân, mở cửa chính nghênh đón ạ!
- Không cần, - Doãn Tự phẩy tay mỉm cười: - Ta phụng chỉ đến thăm chứ không phải là tuyên chiếu, nhà ngươi không cần bày vẽ thế.
Nói xong, liền nhanh nhẹn bước vào trong cửa nách, vừa đi vừa hỏi người hầu cận ấy:
- Nhà ngươi tên là gì?
- Bẩm vương gia, nô tài tên là Thái Hoài Tỷ ạ!
- Nhà ngươi theo hầu Thập tứ a-ca từ khi nào? Trước đây khi Thập tứ da còn đang ở phố Bàn Cờ, ta thường đến thăm, sao không gặp nhà ngươi?
Thái Hoài Tỷ vừa đi trước dẫn đường vừa né mình cười nói:
- Nô tài trước đây vốn hầu hạ tại phủ Nội vụ, mùa thu năm ngoái mới được điều về đây hầu hạ Thập tứ da, cùng với một. người nữa tên là Tiền Uẩn Đấu. Thưa, xin đi lối này ạ, chủ nhân đang ở thư phòng. Thực ra, vương gia, người còn là ân nhân của con đấy ạ, chỉ có điều vương gia là bậc cao sang, làm sao còn nhớ được kẻ hèn hạ này nữa ạ.
Doãn Tự liền dừng bước, nhìn kỹ lại người lính hầu nọ, nhưng vẫn lắc đầu không nhớ ra, Thái Hoài Tỷ tươi cười vội nói:
- Vương gia được gọi là "Bát hiền vương" nổi tiếng khắp kinh thành, ông đã làm quá nhiều việc tốt cho thiên hạ, sao người còn nhớ hết được. Năm Khang Hy thứ 56, cả nhà nô tài kéo về Bắc Kinh tìm người thân mà không gặp, đành phải đi xin ăn ở cửa Triêu Dương, hôm đó may có vương gia ra ngoài thành vãn cảnh. Giữa khi băng tuyết đầy trời, thấy cảnh cả nhà nô tài đang đói rét tụm dưới mái hiên của miếu Hà Thần, người đã cho gia đình nô tài ăn uống no nê, người còn hỏi về gia cảnh của nô tài, sau đó người đã ban ơn cho nô tài vào hầu hạ trong phủ Nội vụ...
Nói đến đây, Thái Hoài Tỷ vô cùng xúc động, nước mắt đầm đìa. Doãn Tự đứng lắng nghe và cố nhớ lại, nhưng những việc phúc đức như thế này, đời ông đã làm quá nhiều, làm sao còn nhớ nổi. Doãn Tự gật đầu nói:
- Xem ra nhà ngươi còn tốt phúc, ta đã từng ban ơn cho nhiều người, đến nay không có việc làm, hãy còn nhiều lắ
Nói rồi, liền bước tiếp về phía trước, bỗng thấy thấp thoáng bên trong nhùng rặng trúc xanh tươi có một nếp nhà tranh mái lá ba gian kiểu nhà an dưỡng ở trên núi, Thái Hoài Tỷ vội nói ngay:
- Bẩm ông, đây là thư phòng của Thập tứ da ạ!
- Nhà ngươi hãy đứng lại đây, để mình ta vào xem sao!
Doãn Tự mỉm cười nhẹ nhàng bước đến sát cạnh nhà. Đứng trên bậc thềm dưới mái hiên, Doãn Tự nghe thấy từ trong phòng vang lên một vài tiếng đàn cổ, rồi lại im lặng như tờ. Còn đang ngơ ngác chưa hiểu vì sao, thì từ trong phòng có tiếng người con gái cất lên:
- Điệu nhạc "Bình sa lạc nhạn" này thật là khó gảy, chữ viết trong bản nhạc cứ như là chữ trong sách trời vậy, chủ nhân ơi, người hãy tha cho em đi!
Đứng ngoài, Doãn Tự không nhịn được cười, và bỗng nghe thấy tiếng của Doãn Đề:
- Có công mài sắt, có ngày nên kim, với tư chất có sẵn của nhà ngươi, lại theo ta học đàn, không gảy được khúc này, người đời sẽ chê cười lắm đấy! Hãy gảy thêm một lần nữa xem sao, nên nhớ cái đoạn biến tấu này, ngón tay út phải gảy vào dây này, ngón cái của tay trái phải ấn vào dây trầm, ngón tay đeo nhẫn vuốt nhẹ trên dây số 4... đừng vội vã, chầm chậm tập từng nốt một, có khá hơn trước rồi đấy!
Doãn Tự không chờ tiếp nữa, liền nói to ngay từ ngoài cửa:
- Thập tứ da, thật là tao nhã quá! - rồi bước vào thư phòng.
Một thiếu nữ với trang phục gọn gàng và rực rỡ đang ngồi trước bàn đàn, cạnh bàn là một lò hương đang nghi ngút tỏa hương, Doãn Đề trên mình khoác một chiếc áo lụa dài, không thắt dây lưng, khom người ngồi sau lưng người con gái ấy, dường như đang bắt tay cho cô gái tập đàn. Cả hai người trên trán đều lấm tấm mồ hôi, như đang đánh vật với cây đàn. Thấy Doãn Tự bước vào, Doãn Đề vội đứng dậy, người con gái có vẻ thẹn thùng, bẽn lẽn đứng lên theo, đứng lùi sang bên cạnh. Doãn Đề tươi cười nói:
- Ối, Bát ca làm đệ giật cả mình, đệ cứ ngỡ là hoàng thượng sai người ở phòng Niêm can đến bắt đệ cơ đấy!
Doãn Tự cười thoải mái, cúi nhìn bản nhạc đặt trên bàn, quay sang nói với cô gái:
- Đây là điệu "trưng" rất khó gảy, phải luyện ngón tay trước, rồi nhờ Thập tứ da đây giảng cho từng nốt một, dần dần sẽ học được thôi. Nghề đàn này cũng phải công phu lắm: một là tâm trí không được phân tán, hai là phải có năng khiếu thẩm âm, ba là ngón tay phải lúc cứng lúc mềm, bốn là cổ tay phải ổn định, năm là âm tiết không trùng lặp, sáu là nhấn buông đúng lúc, bảy là nhanh chậm hài hòa, tám là trầm bổng luôn biến hóa, chín là âm điệu vừa phải và mười là trước sau quy tụ. Ta thấy hai người vừa rồi đây má sát má, tay cầm tay, liệu có đảm bảo được yêu cầu thứ nhất là "tâm trí phải tập trung" không?
- Bát ca thật chỉ khéo khôi hài! - Doãn Đề bất giác cười vang: - Chắc là trước đây Bát ca cũng đã từng dạy đàn cho ai như vậy, dạy không thành, nay đem bài học ấy truyền lại cho đệ. Má hồng môi thắm, người đẹp hoa thơm, đệ quả thật "tâm trí khó tập trung". Dẫn Đệ đâu, dâng trà mời Bát da.
Doãn Tự chợt hiểu ra, thì ra cô gái này chính là người gây ra vụ án Nặc Mẫn, tuần phủ Sơn Tây mà Điền Văn Kính đã cáo giác, với lòng hiếu kỳ Doãn Tự ngắm lại cô gái một lần nữa. Chiếc áo dài sa tanh trắng muốt bó sát lấy thân hình thon thả, khoác bên ngoài một chiếc áo cộc tay bằng da cừu màu xanh biếc, mái tóc đen bóng mượt mà được búi gọn trên đầu. Doãn Tự cười nói:
- Ta đã gặp ngươi ở bộ Hình, không ngờ ngươi lại là một cô gái xinh đẹp như vậy, thảo nào, ông hoàng em ta lại yêu quý ngươi đến thế. Trang phục dân tộc Bát kỳ chúng ta cũng có thể làm con người lẹp như Tây Thi đấy chứ! Mấy cô gái trong phủ ta, quần áo cũng vậy thôi, chỉ phải tội cứ bước đi là ưỡn à ưỡn ẹo, nhìn thế nào cũng không quen mắt được.
Doãn Đề liếc nhìn Dẫn Đệ, rồi quay sang Doãn Tự:
- Bát ca cho rằng cô gái này là người Hán sao, chính gốc người Mãn đấy. Trăm tội là tại đôi giày kiểu "Hoa bồn để", mà họ vẫn mang ấy, khi có nó, chị em đều vứt bỏ tất cả các loại giày kiểu cũ đi rồi, thành thử bây giờ ai cũng đi như vậy. Chẳng tin huynh cứ thử mà xem, huynh mà đi đôi giày "Hoa bồn để" vào, thì còn uốn éo hơn cả chị em ấy chứ!
Nhìn Dẫn Đệ, Doãn Tự thấy rất quen, chỉ có điều chưa nghĩ ra được là ai. Ông bèn lên tiếng hỏi Dẫn Đệ:
- Ngươi là người Mãn à? Có phải ngươi họ Kiều không? Thuộc tộc nào vậy
Dẫn Đệ bẽn lẽn liếc nhìn Doãn Tự, di ngón chân xuống đất, ngượng ngùng cúi đầu nói:
- Mẹ thiếp là người Hán, thiếp cũng nghe nói vậy thôi... Thiếp chưa từng một lần được gặp mặt cha thiếp, khi thiếp mới 2 tuổi, hai mẹ con thiếp lánh nạn lên Sơn Tây. Bố mẹ nuôi thiếp họ Kiều, nuôi dưỡng mẹ con thiếp từ đó. Thế là thiếp được đổi họ...
Thì ra là như vậy, Doãn Tự nghĩ, không biết người con cháu giàu có nào của dân tộc Bát Kỳ ta lại vô tình gieo rắc một mầm ác cho đời sau như vậy. Suy cho cùng đây cũng chỉ là một chuyện thường tình, chẳng có gì lạ cả. Nhấp một ngụm trà, Doãn Tự chuyển sang chuyện khác:
- Nhà ngươi có phúc đấy. Ta vẫn lo lắng, Thập tứ da khi phải đi Tuân Hóa, sẽ không có người chăm sóc ở bên cạnh, bây giờ thì ta yên tâm rồi. Ngươi hãy đi cùng em ta...
- Bát ca - Doãn Đề lạnh lùng ngắt lời Doãn Tự: - bắt đệ đi ở ẩn ở Tuân Hóa ư, đệ không theo lệnh ấy đâu! Huynh đang làm thuyết khách cho Ung Chính đấy phải không?
Nói rồi Doãn Đề xòe mạnh chiếc quạt đàn hương, ngồi nghiêng người trên ghế tựa, nhẹ nhàng phe phẩy quạt lặng lẽ và ngạo mạn nhìn chằm chằm vào Doãn Tự. Doãn Tự bị chất vấn đột ngột, ngay người ra, rồi thong thả đứng lên đi mấy bước trong phòng. Thấy bên ngoài còn có mấy gia nhân, ông lạnh lùng quay lại ra lệnh cho Dẫn Đệ:
- Ngươi hãy ra ngoài, bảo mấy người kia đứng xa xa
Dẫn Đệ vội đáp lời, rồi quỳ xuống lạy tạ, vội vã đi ra bên ngoài.
Doãn Tự ngước đôi mắt sáng long lanh, bước đến bên Doãn Đề, nở một nụ cười lạnh lùng mang nhiều hàm ý. Nhìn dáng vẻ anh như vậy, Doãn Đề bỗng thấy run người, chiếc quạt đang phe phẩy trên tay, bỗng dừng ngay lại, kinh ngạc nhìn theo Doãn Tự, bất giác thốt lên:
- Bát ca... sao vậy...?
- Đệ không chịu tuân theo chiếu chỉ sao?
- Đâu chỉ là chuyện coi giữ phần mộ? Đó chỉ là một sự cầm tù mà thôi!
- Cứ coi là "cầm tù" đi, đệ không tuân theo chiếu chỉ sao?
- Không theo!
- Bọn vệ sĩ ở cung Càn Thanh sẽ đến bắt đệ, đệ tính sao?
- Họ đến bắt đệ à? Tốt thôi, như vậy thì hàng triệu triệu người trong thiên hạ sẽ được thấy hoàng đế Ung Chính đã đối xử như thế nào với em trai ruột của mình!
- Cửu da, Thập da và cả ta nữa, chẳng phải là anh em ruột của hoàng đế hay sao? Nhị ca cũng không phải là anh ruột của hoàng đế hay sao?
- Khác chứ! Đệ và ông ta là anh em cùng cha cùng mẹ cơ mà? - Doãn Đề thở dài một cách nặng nề, ngồiười, rồi nói tiếp: - Đệ dứt khoát không đi. Cứ để ông ta giết đệ đi, để cho thiên hạ được biết rằng Ung Chính là loại người như thế nào!
Doãn Tự vẫn cứ nhìn chằm chặp Doãn Đề, mãi lâu sau bật cười và nói:
- Đệ thật là nông cạn. Cứ như đệ nói, lúc bấy giờ người trong thiên hạ họ chỉ thấy chúng ta là những kẻ "đáng thương" mà thôi, con cháu đời sau sẽ thấy việc làm của chúng ta thật "đáng buồn cười". Cùng lắm, chúng ta mới phải làm như vậy, chứ hiện nay thì dứt khoát không thể như thế được!
Ánh mắt tối sầm của Doãn Đề nhìn lướt sang Doãn Tự một lượt, thở dài nói:
- Đó là mệnh trời đã định, sức người không chống nổi. Bát ca ạ! Niên Canh Nghiêu đã đánh thắng trận này, chính quyền Ung Chính càng thêm ổn định; vừa được thăng quan vừa được tiến tước, họ Niên sẽ ngạo mạn vượt mặt chúng ta thôi! Long Khoa Đa thì huynh biết quá rõ rồi đấy, xem có vẻ quyền cao chức trọng, nhưng thực chất chẳng có tác dụng gì. Còn anh em mình thì bị điều đi mỗi người mỗi nơi xa thăm thẳm, ngày thường nếu có chuyện gì, cái bọn khốn nạn ấy, kẻ thì cúi đầu ngậm miệng, kẻ thì quay lưng ngoảnh mặt. Đấy, huynh xem, chúng ta làm gì có hậu phương, nếu có chuyện gì, biết trông cậy vào ai?
Doãn Tự nghiến chặt hai hàm răng, để tiếng nói khàn đục từ kẽ răng phát ra hai chữ:
- Hoằng Thời.
- Tam a-ca ư
- Đúng vậy! - Hai con mắt Doãn Tự như muốn lồi ra, chỉ trong giờ phút này mới thấy được ánh mắt rực lửa như cọn bạc say mồi từ đôi mắt đục mờ thường ngày của Doãn Tự - Nên nhớ rằng, từ giờ phút này, đệ, Doãn Đường, Doãn Ngã không còn phải là người của "Đảng Bát da" nữa, mà đã là "Đảng Tam da" rồi đấy! Đó chính là con bài trong cuộc đấu tranh cốt nhục tương tàn này. Việc ai người ấy làm, còn chúng ta sẽ chơi con bài Hoằng Thời. Hoằng Thời và Hoằng Lịch hai ông hoàng ấy, một bên là "quý tộc", một bên là "thân vương". Trong cuộc đấu đá mới này, nếu chúng ta không biết thừa cơ lợi dụng, thì người đời sẽ cười ta là những kẻ ngu nhất trong thiên hạ!
Doãn Đề ngồi lặng người nhìn Doãn Tự, lát sau mới mệt mỏi đứng dậy, thờ thẫn ngắm nhìn ánh nắng rực rỡ của mùa xuân bên ngoài cửa sổ. Ông nói:
- Thâm ý của Bát ca, đệ đã hiểu. Giờ đây, không nên gây thêm khó dễ cho Hoằng Thời, phải nghiến răng nuốt quả bồ hòn thôi. Khi thời cơ đến ta sẽ vùng dậy làm mưa làm gió, không theo Ung Chính, mà cũng chẳng theo Hoằng Thời, có đúng vậy không huynh?
- A-di-đà-phật! Cùng chung chí hướng dễ hiểu nhau mà! - Doãn Tự nắm chặt hai bàn tay vào nhau, nói dằn từng tiếng.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI