Tập I
CỬU VƯƠNG ĐOẠT ĐÍCH
HỒI THỨ BẨY
Tình trường thất vọng, tạm nương thân nhờ cửa Phật
Văn sĩ nhiệt thành, bàn luận văn chương

    
ột tiếng gõ cửa nhè nhẹ làm Ô Tư Đạo giật mình tỉnh giấc. Ô nghiêng người lắng nghe thì lại không thấy gì hết, ngoài cửa sổ chỉ thấy dồn dập tiếng gió to, mưa lớn vang lên. Ô Tư Đạo tưởng mình nghe nhầm, ngả đầu xuống giường định ngủ tiếp, thì tiếng gõ cửa lại vang lên.
- Ai?
Không có tiếng đáp lại, nhưng ngoài cửa lại vang lên hai tiếng gõ nữa. Ô Tư Đạo khoác áo, vừa kéo cửa ra thì một bóng đen lách người bước vào, rồi nhanh nhẹn tự tay khép cửa. Ô Tư Đạo mở to mắt nhưng trong phòng quá tối, một mầu đen kịt không nhìn thấy gì hết. Ô Tư Đạo trong bóng tối, cất tiếng c
- Làm như vậy để làm gì? Ta là người đã trải qua nhiều sự gian nguy, có việc gì mà ta không biết tới đâu?
- Tôi đây mà...
Người đó rụt rè nói. Bên ngoài một ánh chớp lóe lên, chiếu sáng một khoảng không, Ô Tư Đạo thấy rất rõ, thì ra đó là một người đàn bà! Ô vụt cảm thấy máu trong toàn thận như trào lên; Ô muốn vung nạng lên đánh, hầm hầm nói:
- Kim Phượng Cô, cô có xéo ngay đi không?
- Tôi không phải là Phượng Cô!
Trong bóng tối, người đó hình như cũng giật mình, mãi sau mới nói được, tiếng nói lại hơi có chút nghẹn ngào:
- Tôi là mẹ kế của Phượng Cô. Chắc ông còn nhớ Lan Thảo Nhi chứ?
Ô Tư Đạo giật mình há to miệng, Ô phải ngồi ngay xuống ven giường. Lan Thảo Nhi vốn là người hầu gái bồi giá (74) của bà cô; những năm khi Ô Tư Đạo còn ở Kinh, Lan Thảo Nhi thường đến trông nom Ô. Có khi Ô đánh đàn, ngâm thơ với Phượng Cô, Lan Thảo Nhi thường lặng lẽ ngồi ở bên khâu vá. Hôm nay Ô đến nhà họ Kim, cũng không gặp được nàng; lúc này mà lén lút mò vào phòng này, lý do ra sao không hỏi cũng biết, Ô rầu rầu nói:
- Trưởng ấu hữu tự, nam nữ hữu biệt (75); cô làm thế này là sai rồi. Việc tối nay chỉ có trời biếất biết, cô biết, tôi biết; ngoài ra không ai biết được hết, cô đi ngay cho!
- Ô tiên sinh!...
Lan Thảo Nhi nói; do trời tối đen nên Ô không nhìn rõ được sắc mặt nàng.
- Tôi xưa nay là người đúng mực, không phải... Tiên sinh sắp bị nạn lớn rồi, phải đi ngay thôi!
Tất cả chân lông trong người Ô Tư Đạo dựng dứng hết lên, Ô thảng thốt muốn bật ngay dậy, mãi sau mới nói:
- Có điều gì mà nguy cấp thế?
Lan Thảo Nhi cuống quá không biết nên nói thế nào cho phải:
- Không có thời gian để nói được kỹ đâu! Ngay cả một "xe" lời cũng không nói rõ được! Lão già chết tiệt và tên họ Đảng đã lập mưu, sáng mai se đưa tiên sinh lên phủ Thuận Thiên, sẽ xử tội như trọng phạm.
Ô Tư Đạo suy xét hết mọi mặt, Ô nghĩ mãi vẫn không hiểu vì sao người phụ nữ này lại làm như vậy; Ô không thể đoán định nổi đây là thật hay là giả. Mãi sau, Ô nghiến răng, cười nói:
- Cho rằng là đưa tôi đến phủ Thuận Thiên, nhưng đó chính lại là nơi thi hành vương pháp. Thái hoàng thái hậu băng hà, triều đình đã có ân chỉ đại xá, "tội" của tôi đã được "xá" lâu rồi... Tôi đã nói là sẽ đi, hà tất phải dùng cách này để đuổi tôi!
Lan ô Nhi bị Ô nói mấy lời đó thì sững người, mãi lâu nàng mới sụt sịt nói:
- Tôi biết rằng ông khó tin tôi... Tôi là người không còn trong trắng nữa... đường đời hiểm ác, phủ thừa phủ Thuận Thiên là anh em kết nghĩa của lão da đây; lão da Long Khoa Đa cũng là thân thích gì đó của Bát vương. Như vậy thì làm gì có đạo lý nữa! Ông... ông không tin tôi... thế thì biết làm thế nào bây giờ?
Lan Thảo Nhi nói chưa hết lời, Ô Tư Đạo đã chống nạng, trầm giọng khẽ nói:
- Thôi, xin cô đừng nói nữa, tôi đi ngay đây!
- A di đà Phật! - Lan Thảo Nhi lên tiếng niệm Phật, khẽ mở cửa, những giọt mưa vụt táp vào ngay làm Ô Tư Đạo run người, nhưng Ô vẫn nghe thấy tiếng thở dài của nàng. Lan Thảo Nhi bước nhanh ra ngoài, ngẩng đầu nhìn ánh chớp trên trời, vẫy tay nói:
- Tiên sinh đi theo tôi!
Vừa ra khỏi cửa thì Ô Tư Đạo đã bị ướt dầm đìa; Ô vất vả chống nạng đi theo bóng dáng thấp thoáng trước mặt của Lan Thảo Nhi, Ô vòng qua xuyên đường; rón rén đi qua Tây hoa sảnh, rồi đâm vào vườn hoa; lội qua vũng nước trên con đường nhỏ của các luống hoa rồi lại tập tễnh đi qua một gian lương đình (76) thì thấy một góc cổng đen kịt. Lan Thảo Nhi đến đó thì dừng chân, sột soạt lấy từ trong người ra một chùm chìa khóa, nàng thử từng chiếc một. Lát sau, Ô mới nghe thấy "két" một tiếng, cổng đã mở được! Ô Tư Đạo bước ra khỏi cổng nhìn thì thấy bên ngoài là một giải đất hoang vùng giao ngoại, trên trời liên tiếp có những ánh chớp vụt sáng chiếu xuống mặt đất rõ như ban ngày. Khi đó bốn bề sấm chớp giưa, khác nào như "nghiêng sông, lật bể" ào ạt đổ tới, làm cho khắp cả trời đất như trở thành một thế giới hỗn mang! Ô Tư Đạo ngửa mặt lên trời thở dài một tiếng rồi chống nạng bước đi.
- Ô... Ô tiên sinh!
- Gì thế? - Ô Tư Đạo hỏi nhưng không quay đầu lại.
- Tiên sinh có mang theo tiền không?
Lời nói đó làm Ô Tư Đạo sực nhớ ra: quên không cầm hầu bao.
Ô nghĩ một chút rồi nói:
- Không!
Lan Thảo Nhi đưa tay vào người lấy ra một cái hầu bao nhỏ đưa cho Ô, nói:
- Đây là tiền riêng của tôi; vì việc xẩy ra gấp quá, tôi chuẩn bị không kịp, tiên sinh... đừng chê...
Ô Tư Đạo lặng lẽ đưa tay nhận túi bạc, túi đó vẫn ấm hơi của Lan Thảo Nhi; một luồng khí ấm nóng tựa như hơi thở, như máu dâng trào trong người. Ô đang định nói thì Lan Thảo Nhi lại hỏi:
- Tiên sinh đi đâu bây giờ? Đã định đến nơi nào chưa?
- Tôi cũng chẳng biết nữa! - Ô Tư Đạo buồn bã nhìn lên trời, lắc đầu nói tiếp: - Thôi tôi cứ đi đã, rồi sẽ hay.
- Người ở phủ Tứ da có đến hỏi tin tức của tiên sinh, tiên sinh hãy đến chỗ họ đã... - Lan Thảo Nhi khẽ khàng nói tiếp: - Tiên sinh trong người mang thương tật, lại không có thân thích mà kinh sư còn có người muốn mưu hại ông. Tôi nghĩ, hiện chỉ có Tứ da mới có thể giữ cho tiên sinh được an toàn.
Ô Tư Đạo sửng sốt liếc nhìn Lan Thảo Nhi, Ô sực nghĩ tới Dận Chân, vị a-ca trầm tĩnh thận trọng, rất chú ý tới vẻ bên ngoài khi Ô gặp ông ở tửu lâu Hồng Kiều, Ô đâu biết được rằng, ông ta vẫn thường nghĩ đến mình! Ô lẩm bẩm:
- Đó là duyên phận...
- Tiên sinh nói gì thế? - Lan Thảo Nhi hỏi.
- Có nói gì đâu. - Ô định thần, nhìn chăm chú vào Lan Thảo Nhi, hỏi lại: - Tôi muốn biết rằng, vì sao cô cứu tôi?
-...
- Cô muốn tôi phải suy đoán suất cả cuộc đời sao?
- Ô tiên sinh...
- Gì thế?
- Tôi... tôi là một người con gái xấu số... đáng thẹn nhất trong thiên hạ.
Lan Thảo Nhi nức nở, gần như khóc:
- Tiên sinh... tiên sinh! Tiên sinh có thể... hôn tôi không?
Lại một tiếng sấm to nổ vang trên đầu hai người tựa như tiếng bánh xe lăn trên cầu đá! Ô Tư Đạo không nói gì, xích gần lại ngắm kỹ khuôn mặt Lan Thảo Nhi. Một ánh chớp lóe qua, nàng dường như vẫn tươi đẹp vẫn mộc mạc, si ngây như mười năm trước. Ô không nói một lời, hôn một cách thắm thiết vào khuôn mặt ướt đầm, lạnh giá của nàng, nhẹ nhàng nói:
- Đập vỡ cái khóa đó đi, sau đó cô trở lại lấy cái hầu bao của tôi...
Rồi đột nhiên, đẩy Lan Thảo Nhi ra, Ô Tư Đạo quay người đi mãi vào trong đêm mưa mênh mông...
Ô Tư Đạo bước thấp, bước cao đi qua con đường không người, chỉ có cỏ bồng mọc lan dưới đất, ở đó Ô vượt qua một cái gò tha ma, lại vòng qua một cái ao mọc đầy lau lách, xuống đường cái quan rồi đi dần vào đường lớn trong phố. Ô rất muốn tĩnh tâm để nghĩ một chút về công việc tối nay, nghĩ một chút xem phải làm gì bây giờ. Nhưng trời mưa to quá lòng dạ lại loạn cả lên khiến tâm trí của Ô dần dần như tê cứng lại; nhưng không hiểu tại sao sức lực toàn thân từ đâu đến khiến cho chân bước rất nhanh nếu cứ như thế này mà đi được một mạch đến cái chết thì hay biết mấy!
Đột nhiên từ trong mưa vẳng lại ba tiếng súng nổ trầm trầm. Ô Tư Đạo biết đó là súng báo giờ của Đài báo giờ, thế là đã vào giờ Tí nửa đêm! Ô Tư Đạo gạt hết những giọt nước mưa trên trán nhìn ra chung quanh, trong màn đêm thấp thoáng có ánh đèn khi mờ, khi tỏ. Khi đến gần nhìn thì đó là một ngôi chùa cổ, mười phần tráng lệ, hùng vĩ; chính giữa là một bức hoành phi rồng cuộn thếp vàng với năm chữ đại tự "Sắc kiến đại tuệ tự". Dưới hàng hiên treo bốn ngọn đạch sa cung rất lớn, đung đưa trong làn gió ảm đạm, nhưng lại vắng lặng không một bóng người. Trong chùa văng vẳng đưa ra tiếng trống, tiếng chũm chọe và tiếng tụng kinh. Ô Tư Đạo từ trong mưa đi vào cổng chùa, bước vào nơi có người rồi bước lên trên những viên gạch khô ráo phảng phất như vừa qua một cơn ác mộng. Ô Tư Đạo ngẩn ngơ nhìn vào mấy chiếc đèn, thấy chói mắt, đột nhiên Ô thấy choáng váng rồi ngã lăn ngay trước vòng phô thủ (77) ở cổng chùa, thế rồi Ô không còn biết gì nữa!
Khi tỉnh lại, Ô Tư Đạo thấy mình nằm trong một gian phòng cũ nát, hẹp mà dài. Vì trời đầy mây nên trong phòng rất tối, trên tường bị khói ám đen thui có một hàng bia đá thoạt nhìn ta biết ngay đó là một tăng phòng được sửa lại từ một đường hành lang chứa bia. Vì đã lâu năm không được tu sửa, nên gian phòng này bị bỏ, không sử dụng. Bên ngoài mưa đã bớt, nhưng thỉnh thoảng vẫn vẳng tới hàng loạt tiếng sấm, những giọt nước mưa vẫn từ song cửa sổ theo gió hắt vào mặt, mang theo một sự lạnh lẽo khiến người ta thấy dễ chịu và khoan khoái. Ô Tư Đạo ngẩng đầu, nhưng vẫn cảm thấy chóng mặt khó chịu. Ô thong thả nằm xuống nhắm mắt dưỡng thần, nghĩ thầm: Không biết ai đã cứu mình? Bỗng nhiên Ô nghe thấy có tiếng chân bước loạn xạ, vội vàng mở mắt nhìn.
- Tỉnh rồi! Lý Phất huynh, huynh lại đây xem!
Đi vào là hai người nho sinh và một đầu đà (78) họ liếc mắt và thấy ngay Ô Tư Đạo đang ngỡ ngàng nhìn họ. Một nho sinh mặt vuông vui mừng quỳ xuống gọi:
- Các anh hòa thượng thịt chó này thật là "diệu thủ thần y". Nếu chỉ dựa vào những con lừa đầu trọc trong chùa này thì bây giờ huynh sớm đã bị thiêu. ở lò thiêu người tại Tả Gia Trang rồi! Chà chà! Cái anh đầu đà họ Âm này thật có tay nghề cao.
Người được gọi là Lý Phất bước lại gần, nhìn sắc mặt Ô Tư Đạo nói:
- Quả thật là khỏi rồi. Tối qua tôi còn cho là không có hi vọng gì. Xin hỏi tiên sinh quý tính, quý hiệu? Nếu không có Điền Văn Kính và cái anh họ Âm, sợ rằng không sống nổi... Tiên sinh thiếp đi đã ba ngày, không biết ông có biết không?
- Ba ngày? - Toàn thân Ô Tư Đạo run lên - Tôi ngủ luôn ba ngày ở đây?
Nói rồi, Ô đưa mắt nhìn đầu đà họ Âm.
Đầu đà này mặc bộ tăng phục mầu nâu, người mỡ màng, trạc khoảng trên dưới ba mươi tuổi, lưng dắt một thanh giới đao bằng thép ròng nặng trễ xuống. Âm đầu đà trông có vẻ cười cợt, nghịch ngợm. Nghe Lý Phất và Điền Văn Kính nói, anh ta tỏ vẻ không quan tâm; từ trong người rút ra một miếng thịt ngỗng muối, nhẫy những mỡ xé ra rồi nhai từng miếng lớn, cười nói:
- Ô tiên sinh, bần tăng không mời tiên sinh ăn đâu, vì biết rằng tiên sinh còn đắng miệng. Tiên sinh đã sống hai đời người rồi, vậy báo đáp hòa thượng tôi như thế nào?
Ô Tư Đạo mở to mắt, nhưng không nói gì, Điền Văn Kính không nhịn được, liền hỏi:
- Thì ra hai vị đã biết nhau từ lâu rồi à?
Ô Tư Đạo lắc đầu, và hỏi lại bằng giọng yếu ớt:
- Hòa thượng, người cứu được tôi ở chỗ nào, vì
sao lại biết tôi tên là Ô Tư Đạo?
Đầu đà cắn một miếng to thịt ngỗng, miệng nhai nhồm nhoàm, cười nói:
- Tiên sinh hỏi han tỉ mỉ làm gì? Tôi là địa tạng vương bồ tát ngồi ghế phán quan; tôi mà không phê duyệt thì trong sổ sinh tử không thể có tên tiên sinh được! Người xuất gia thì tứ đại giai không (79), cũng không mong gì tiên sinh báo đáp, so làm sao được với hai vị kia, đêm đêm hội văn (80), ngày ngày bát cổ, những mong đứng đầu thiên hạ, đỗ được trạng nguyên, họ cứ lăm le xông vào đám bụi trần, không sợ rồi đây miệng sẽ đầy bùn sao? Đáng buồn, đáng buồn... nhưng hòa thượng cũng có chỗ không giống người thường, không có thân thích đến thăm, không có hôn nhân để lấy nơi nương tựa. Lẽ tất nhiên, làm sao có được một người con gái cho tiền, hôn miệng trong cơn mưa...
Nói rồi đầu đà khanh khách cả cười.
Những lời dí dỏm linh tinh của đầu đà khiến cho Ô Tư Đạo ngẩn người. Lý Phất và Điền Văn Kính thì lại cười ran. Điền Văn Kính nói:
- Thật tôi chưa gặp phải một vị hòa thượng nào như thế bao giờ. Hàng ngày, không ngày nào là không ăn thịt; thôi thì đủ: thịt gà, thịt vịt, thịt ngỗng. Mèo chết dựa vào chó kiếm ăn, thật là không phải với Phật tổ và làm bẩn cả chốn sơn môn! Ban đêm thì nào nghiến răng, nào đánh rắm, nào ngáy, nếu bọn chúng tôi không trọ lầm phải hắc điếm, mất hết tiền ăn đường; không còn cách nào khác thì ai lại chen vào chỗ này để chịu tội?
Sau đó, Điền Văn Kính kéo Lý Phất đi, nói:
- Thôi, chúng ta cứ theo như đề bài phân hôm qua mà làm bài; không dây với anh ta nữa!
- A di đà phật! Hai vị thật là người trong đám phú quý, không biết gì đến pháp môn dưỡng sinh của lục tổ (81).
Đầu đà thấy hai người đến bên bàn mài mực, giở sách thì cười và nói vớt tiếp một câu:
- Tôi đánh rắm thì cũng như các bác viết văn, đó là khả năng, nếu không phải là thân mình của một "đồng tử" thì làm sao mà luyện thành được!
Nói rồi y đứng dậy uể oải ngáp dài một cái, sau đó chắp tay, xếp chân vòng tròn ngồi ngay bên Ô Tư Đạo. Chỉ trong khoảng khắc âm đầu đà đã như trở thành một người khác; nét mặt trang nghiêm; y đĩnh đạc nói:
- Tiên sinh nhắm mắt lại; không nghĩ ngợi, không dùng sức. Tôi bắt đầu phát công để chữa bệnh cho tiên sinh.
Ô Tư Đạo làm theo lời y, nhắm mắt lại, nói:
- Ô tôi đã đọc hết tam phần ngũ điển, bát sách cửu khâu hoàng đế nội kinh, kim qui yếu lược, nhưng chưa từng nghe nói có cách chữa bệnh như thế này. Thôi, nhà sư đừng giở trò ra nữa, tôi không ti
Âm đầu đà chắp tay ngồi ngay ngắn, lạnh lùng đáp:
- Phật tổ lấy sự tịch không để tế thế, ba mươi vạn quyển kinh Tạng Đại thừa, sợ rằng tiên sinh chưa đọc được hết đâu! A di đà Phật, đạo lớn như biển, há có bến bờ sao?
Ô Tư Đạo tuy nhắm mắt nhưng vẫn còn muốn tranh cãi nữa; bỗng nhiên Ô cảm thấy có một dòng khí vừa làm mát, vừa gây tê từ huyệt dũng tuyền xộc lên trên đầu, rồi ngấm đẫm vào những chỗ sâu  kín nhất trong người; phút chốc tâm can như gió thổi qua núi, không lọc mà sạch, tâm trí trong sáng mà im ả, không muốn nói năng. Ô Tư Đạo vụt hiểu: Anh chàng đầu đà này quả thật đã nắm được tuyệt kỹ. Ô vội nghe theo lời hướng dẫn tập trung tinh thần, rồi hé mắt nhìn thì Âm đầu đà đã im như pho tượng ngồi nhập định. Nhưng dáng ngồi y vẫn như bình thường, không có gì khác lạ! Khi đó Ô Tư Đạo thấy dòng khí dần dần nóng lên, càng ngày càng mạnh; trong cơ thể xói chỗ này, lan chỗ khác, khắp nơi trong ngũ tạng, khí nóng lan tỏa đến đâu thì ở đó có tiếng rì rào; mọi thứ ứ tích trong người đều bị dòng khí làm lay động, đảo lộn, tan rã; tứ chi, bạch cốt đều cảm thấy khoan khoái, thư giãn. Trong lòng Ô Tư Đạo không khỏi kinh ngạc, lạ lùng:
- Thôi, xong rồi - Mãi sau, đầu đà mới nói tiếp: - Mở mắt ra, ngồi dậy!
Ô Tư Đạo chớp chớp mắt, lập tức thấy mọi vật sáng bừng. Ô thử chống hai tay, thì lập tức ngồi ngay dậy được không hề mất chút sức nào. Nhưng Ô vẫn không nói gì, mắt mở to nhìn thẳng vào Âm đầu đà, khi đó y lại tươi tỉnh cười khì. Đầu đà nhăn mặt lại một cách khôi hài, c
- Thế nào, không cảm ơn đức La Hán này sao?
Lý Phất, Điền Văn Kính vừa làm xong thiên "phá đề", đang đổi cho nhau xem bản nháp. Hai người thấy đầu đà nói vậy đều quay cả lại. Lý Phất giơ cao ngọn bút đẫm mực, cả kinh nói:
- Thật là thủ pháp thần tiên! Mấy hôm trước, anh sư này đã áp tay truyền khí cho Ô tiên sinh để chữa bệnh, hôm nay lại có được cách này, sao không sớm dùng?
Đầu đà cười vui nói:
- Bệnh nặng không dùng thuốc đặc hiệu, nhưng sức ông ta phải chịu đựng được công lực của tôi thì mới thành công được! Các bác há không biết rằng đánh rắm dễ, thu nó lại mới khó sao?
Ô Tư Đạo sững sờ hỏi:
- Trên đường; nhà sư đi theo tôi, rồi cứu tôi, vì sao thế?
- Tôi và tiên sinh có duyên phận với nhau mà! - Đầu đà lại nói tiếp: - Long Hoa hội (82), tiền kiếp tu mà nên duyên đó!
Ô Tư Đạo thấy đầu đà không chịu nói nên cũng đành thôi không hỏi nữa. Ô liền quay sang hỏi Điền Văn Kính:
- Hai vị làm văn bát cổ, đề mục ra sao có thể cho tôi xem được không?
Lý Phất nói:
- Đó là hai thiên phá đề, đề mục là Ân hữu tam nhân (83).
Nói rồi Lý đưa hai tờ giấy cho Ô Tư Đạo. Ô xem bài của Điền Văn Kính trước, bài viết:
Đạo tồn đa đồ, qui vu nhân, tắc kỳ lộ thông thánh, hoặc trung hoặc thứ, bất quai vu thiên nhân chi lý. (84)
Ô Tư Đạo gật đầu nói:
- Bài "Phá" này của Điền huynh, về "luận lý" thì viết như thế là được, nhưng không sát đề như vậy sẽ bị khảo quan "phê" đấy. "Tam nhân" là trọng điểm của đề, mà một chữ bác cũng không nói tới, các "ma vương" lẽ nào lại tha cho bác?
Nói rồi, lại xem bài của Lý Phất chữ viết rất chân phương, viết rất ngay ngắn nhưng óng ả, viết là:
Tam nhân giả bất đồng đạo, vu nhân tắc nhất, nhân nhi dĩ hĩ, hà tất đồng? (85)
Ô Tư Đạo bất giác than thở:
- Lời giản, ý đủ, có thể coi như "thông u, nhập vi"nhưng nét bút không cứng cáp, hơi đáng tiếc. Tuy nhiên so hai quyển với nhau, quyển này hơi khá hơn chút ít.
Nói rồi thở dài, Ô sực nghĩ tới bản thân mình, dù rằng viết được những bài rực rỡ gấm hoa; nhưng làm sao có thể như Lý, Điền hai người thân vượt long môn, quyết một trận thư hùng nữa đây? Âm đầu đà đứng bên cười:
- Các bác nói cười vui vẻ, nhưng với tôi thì chẳng có thú vị gì, cái loại "gạch gõ cửa" văn chương này rút cục thì có tác dụng gì đối với người đời?
- Khi hoàng thượng mới lên ngôi, đã từng hạ chỉ phế bỏ loại văn bát cổ này, vì trên thực tế nó chẳng đem lại lợi ích gì cho đời. Nhưng để lung lạc các vị "anh hùng", thì ngoài nó ra cũng chẳng có cách nào tốt hơn! Nếu không có "viên gạch gõ cửa" này, thì anh làm sao gõ cho mở được cánh cửa ấy, đó chính là công dụng của nó!
Ô Tư Đạo thong thả nói tiếp:
- Nhưng văn cũng tùy theo người viết. Thật ra loại văn này không phải đều là những lời sáo rỗng. Ví như hai bài phá đề vừa rồi, nói về đạo nhân nghĩa, đều là nhân đức, ái dân, có khoan, có nghiêm, có hà khắc, có bạo ngược nhưng nhân là căn bản. Nói đến mức độ nhân nghĩa thì con đường mỗi người đi lại khác nhau. Là đời trị thì dùng pháp khoan hậu, giữ được sự nhu hòa, làm sáng được nhân văn, là đời loạn thì dùng hình trấn áp, dùng điển để ràng buộc, như thế vẫn là nhân! Này bác Âm, bác đọc kinh Phật ba mươi vạn quyển, có hiểu cái này không?
Đầu đà cười nói:
- Tôi đọc được tới ba mươi vạn quyển? Còn về những lời lẽ sâu xa của bác vừa đưa ra, tôi cho rằng mọi sự trên đời đều là số kiếp cả. Các bác là người đọc sách mà còn chưa rõ được, thì bọn lừa đầu trọc làm sao mà có thể biết được?
Ô Tư Đạo đưa mắt nhìn lên trời, lẩm bẩm:
- Lời đó cũng đúng. Cái lẽ trị thế, thì ai cũng có thể nói rất nhiều được, nhưng khi làm thì lại rất mù mờ. Các bác xem, sấm trên trời có người nói đó là trống trời, có người nói đó là thiên lại (86). Tóm lại thì đó là cái uy nộ của ông trời, nhưng có ai trông thấy sét đánh chết sài lang, hổ báo, rắn độc, mãnh thú đâu mà sét chỉ đánh vào người, vào trâu bò? Ông trời ơi, như thế ông có công bằng không?
Vừa dứt lời, trên trời quả vang lên hàng loạt tiếng sấm, sấm đánh rung chuyển cả trời đất khiến mọi người đều sợ hãi, Ô Tư Đạo thì nước mắt lưng tròng.
Mấy người đang sững sờ thì nghe thấy ở phía trước vẳng lại từ "thiên đường" tiếng trống, tiếng chũm chọe xen vào là tiếng hòa thượng tụng kinh, tiếng gõ khánh "tiu tiu", rồi tiếng mõ gõ vang động tất cả Những tiếng đó thật lạc lõng với bầu không khí trong phòng. Điền Văn Kính cười nói:
- Tùng hạ hát đạo, cầm biên thao thiết (87). Quang cảnh thật là trái ngược nhau, thật ra thì tôi vẫn muốn nghe Ô tiên sinh cao luận nữa! Lại nhà ai có đám tang?
Sĩ Bình chết rồi. Anh ta là công tử thứ ba của tể tướng đương triều Trương Đình Ngọc.
Âm đầu đà nói rất dửng dưng:
- Đây là Trương da đương làm pháp sự (88) - Âm đầu đà tiếp: - Các vị không nghe thấy các hòa thượng đang niệm vãng sinh chú (89) sao?
Trương Đình Ngọc!.. Lý Phất lẩm bẩm đầu suy nghĩ rồi nói:
- Trương da nối đời đều là các nhà đại nho, đệ tử của Khổng môn mà cũng quy y nhà Phật?
Điền Văn Kính cười:
- Bác há chẳng phải ngốc nghếch sao? Bây giờ còn có phu nhân các nhà vương công đại thần nào mà không tin Phật? Ngay như Tứ a-ca, cành vàng lá ngọc hẳn hoi mà cũng là đệ tử Phật môn đó! Nói đến các vị đại nho thì Trương Anh, bố Trương Đình
Ngọc chính là một Ân âm tiến sĩ (90), đó chẳng qua là nhờ ơn huệ của tổ tiên mà thôi!
Lý Phất than thở:
- Công việc hiện nay không thể đơn thuần nhìn vào khoa cử, người ta cứ cho rằng hễ đỗ cao thì là nhà đại nho, nhưng tôi nghĩ tài học của Trương Đình Ngọc so với một số đại thần cũng có thể coi là vào loại cứng! Hồi quốc sơ, để lung lạc nho sĩ người Hán,ĩ tử chỉ cần viết được một bài văn tàm tạm thì cũng đã có được chút công danh. Minh Châu làm tể tướng hai mươi năm, chẳng qua ông ta cũng chỉ là một vị đồng tiến sĩ hạng cuối thôi, Cao Sĩ Kì không phải xuất thân đại khoa, chỉ là chân cử nhân mà một bước bước ngay vào cửa rồng, lập tức được bái tướng! Lúc rỗi rãi tôi cũng thường nghĩ, đó chẳng qua chỉ là gặp may. Lúc đó là lúc đời không có anh hùng nên đứa bé con cũng thành danh, nhưng nay thì lại đảo lộn hết cả rồi. Nay là lúc trong chốn rừng núi, hổ đi từng đoàn, khiến cho bọn khỉ không còn dám xuống khỏi cây nữa!
Lý nói rồi cười. Điền Văn Kính nói:
- Trương Đình Ngọc có thể cho là liêm chính, đó cũng là điều ít thấy, còn chúng ta không theo kịp cái thời buổi này nữa, đành đổ cho số mệnh vậy thôi. Khoa thi năm trước nữa ở Bắc Vi (91), Vương Hồng Tự và Quỹ Tự làm chủ khảo, mười ba phòng khảo quan ở dưới, nghe nói không có một hắc phòng (92) nào! Vị công tử Trương Tam này, nghe nói là Trương tướng công không cho đi theo con đường "Ân âm", khi đi thi do bài vở làm căng quá nên Trương Tam sinh bệnh mà chết. Là tể tướng mà làm được như vậy thì khoa thi năm ấy không đến nỗi bị các khảo quan "ăn" kỳ đến mức một cánh cửa cũng không còn.
- Tiên sinh thực thà quá! - Âm đầu đà ở bên cười nói: - Ai lại đi tin cái anh Trương quản gia nói láo! Trương Sĩ Bình do uất ức mà chết là đúng, nhưng không phải vì chuyện bài vở, mà là do một người con gái; tôi cho rằng hắn đích thực là một tay si tình đấy! Nhà họ Trương chẳng qua là muốn che cái xấu của nhà mình nên đưa ra cái tin đó. Đó chính là chỗ thông minh của Trương tướng công!
Lý Phất giương mày lên nói:
- Việc đó như thế nào?
Âm đầu đà liếc nhìn Ô Tư Đạo, nói:
- Năm ngoái Trương tướng công đi Kim Lăng, Trương Sĩ Bình cũng cùng đi, không hiểu sao lại yêu một cô tên là Quế Nhi ở Tiêu Nguyệt lâu. Khi tướng công về Kinh, Trương Sĩ Bình bỏ tiền ra chuộc cô ta rồi dấu cô ta ở dưới khoang thuyền, đem về Bắc Kinh. Không ngờ đi được nửa đường thì vụ việc bị Trương Đình Ngọc tra xét ra, ông bố liền nọc cậu công tử ra đánh bón mươi roi da, đánh đến nát người, sau đó Trương Sĩ Bình lại bị phong hàn, về đến Kinh thì chết!
Lý Phất nghe xong im lặng, còn Điền Văn Kính. cất tiếng hỏi:
- Còn người con gái thì sao?
- Người con gái tính lại rất cương cường!
Nói câu đó, nhưng Âm đầu đà cũng không tỏ lộ vẻ gì trên nét mặt, y nói tiếp:
- Khi ấy cô ta chỉ phủ phục bên người Trương Sĩ Bình mà khóc thảm thiết, sau đó cô ta đứng dậy, vái Trương công, nói: "Chính thiếp tôi đã chủ động trong chuyện này, vậy tôi xin lấy tính mệnh của mình để chuộc lỗi cho công tử, xin tướng công tha tội cho công tử!" Nói xong cô ta đập đầu lên chiếc neo sắt chết... A di đà Phật, thật tội quá!
Ô Tư Đạo nghe xong câu chuyện thấy lòng nặng trĩu. Bất giác Ô nghĩ tới bản thân: một người con gái tiết liệt như vậy sao mình không có phúc phận gặp được nàng. Trong lòng buồn bã, Ô nín lặng cúi đầu không nói. Điền Văn Kính cười nói:
- Đáng tiếc cho Trương Tam công tử, thật là chết vì tình! Câu chuyện này mà Sơn Đông Bồ Lưu Tiên (93) nghe biết, nhất định ông sẽ viết vào bộ Liêu Trai; như vậy thì chúng ta lại có một áng văn hay để đọc.
Lý Phất nghiêm mặt lại nói:
- Thực ra thì người con gái đó mới thực đáng buồn. Nếu như cô ta không giữ được thân mình như giữ ngọc quý, thì cũng bất tất phải đi tìm cái chết làm gì; thật là chết vì một điều không đáng chết! Trước đó, cô ta cũng không nên để mình sa vào lầu xanh! Người con gái này; tiết phụ không ra tiết phụ, kỹ nữ không ra kỹ nữ, nếu phải viết bài minh cho mộ chí cô ta, đối với văn nhân cũng là một việc khó đấy!
Ô Tư Đạo nghe nói vậy càng thấy trong lòng đau nhói, bọn họ thật chỉ biết bàn tán lung tung, coi đó như một câu chuyện để nói để cười! Nghĩ vậy Ô đứng dậy, nói:
- Đạo học gia bàn luận về việc này cần phân tích cho kỹ càng! Theo tôi nghĩ thì sự nghiêm khắc đâu phải tự khảo quan. Còn nói về lẽ trời, về nhân tình thì những sự toàn vẹn khiến cho "châu liền, bích hợp" xưa nay được mấy người? Ba chữ "bất đắc dĩ", Khổng phu tử thật nên viết thêm vào sách "Trung dung"!
Nói rồi, Ô Tư Đạo chống nạng một mình đi ra, Ô bước dọc theo hành lang chứa bia rồi đi về phía nam.
Tòa Đại giác này phía sau thì tồi tàưng càng đi về phía trước càng thấy tề chỉnh, Ô Tư Đạo rẽ qua điện Đại Bi, bỗng thấy choáng mắt vì mầu sắc rực rỡ. Chính giữa điện Đại Bi có bức tọa tượng đức Như Lai bằng đồng xanh cao tới năm trượng; hai vị Bồ tát thị tùng cũng đúc bằng đồng; trên bức tường sau vẽ năm trăm vị La hán thiếp vàng, vị nào vị ấy trông sinh động như người thật! Giải áo tung bay khiến cho dáng bộ thêm phần trang nghiêm. Trên bức tường bên cạnh, phía tây vu của điện chỉ với một loại bột pha vàng loãng, người ta đã vẽ Phật, vẽ những tùy tùng, trẻ con, nạn nhân, quỷ sứ, trong tư thế trần truồng, họ đeo những thứ như đai đầu, tràng hoa, khuyên tai, vòng xuyến, chuỗi ngọc... Giương nanh, múa vuốt, thần tình kì dị, không biết những hình đó đã vẽ ra từ những câu chuyện nào? Mé đông thì đầy tường là những hình vẽ khác với các mầu sắc vàng, tía xen kẽ nhau, vẽ mọi thứ như lọng hoa, đàn tì bà, cối ma giáng, gậy cửu tích, thương đuôi báo, đao tai trâu... lại còn các thứ như bảo phướn, cỏ phan, ngọc quý, phương kỳ, bánh xe phong hỏa, rồi còn có cả hình vẽ Mộc Liên (94) cầu độ Phật mẫu, Tuyết Sơn Như Lai cắt thịt mình nuôi chim ưng, tất cả đều rối rắm nhưng không thấy có gì hay cả! Trước tượng Phật còn có hai tám chư thiên (95) ngồi theo hình đàn nhạn bay, có vị thì hòa nhã, hiền từ; có vị thì trầm ngâm suy nghĩ; có vị thì đau buồn; có vị thì áo phanh bụng, cười lớn; có vị lại già lụ khụ; có vị dáng dấp nho nhã; có vị thì hung hãn gian ác; tất cả khiến người nhìn phải giật mình, sửng sốt! Ô Tư Đạo như một người mắc bệnh nặng vừa khỏi; nay Ô đi lại nhìn ngắm cảnh vật được một lúc thì thấy mệt mỏi, mồ hôi toát ra trong bụng lại thấy đói. Vì trời mưa nên khách chơi chùa ít, Ô biết rằng như vậy là không có nơi bán đồ ăn, nên đành lọc cọc đi ra ngoài điện. Ở đó, Ô Tư Đạo thấy phía đầu tịnh xá trai phòng có nhiều bức màn và bức trướng trắng toát, những lá phướn treo cao, cả một dẫy linh bằng (96) trắng xóa, hoa giấy, mành m vàng xào xạc trước làn gió nhẹ; với những tiếng khóc dường như khóc người thân mới mất. Ô Tư Đạo biết rằng đây là nơi quàn quan tài của Trương Sĩ Bình, Ô nghĩ tới câu chuyện mấy người vừa nói với nhau bất giác buồn bã, nhưng không lẽ đứng đó khóc; Ô bèn lững thững đến dựa vào một cái cột gần đó, thẫn thờ với nét mặt nửa buồn nửa vui.
Xem ra thì "pháp sự" đã gần kết thúc. Đứng trước bàn thờ là mấy gia nhân mặc sô gai, họ đứng rải rác, dựa vào những cột của linh bằng, người nọ, người kia thi nhau hết vươn vai, lại ngáp, tất cả ai nấy đều tỏ ra rất mệt mỏi. Một người có vẻ như quản gia, tay bưng một đĩa hoa quả cúng đi ra, vừa bầy hoa quả ra bàn, vừa lớn tiếng thét bảo đám gia nhân:
- Các người muốn chết cả sao? Hôm nay là ngày "chính kinh" rồi. Tí nữa thôi là lão thái thái đến, lão da có thể cũng cùng đến. Công việc này mà làm không đâu ra đâu cả, thì liệu hồn; ta lột da đấy! Các ngươi nhìn xem, ngựa giấy bầy như thế à? Con thì gẫy chân, con thì mất đuôi; kiệu giấy thì ướt hết, các ngươi có mau mau xếp cho ngay ngắn những đồ cúng ở dưới hành lang không? Công việc hôm nay mà làm được tốt thì thái thái nhất định sẽ cho các ngươi nghỉ bù; nhưng bây giờ không phải là lúc các ngươi đứng thuỗn người ra đâu.
Bấy giờ bọn gia nhân mới tíu tít, săng sái chạy đi chạy lại thu dọn, xếp đặt mọi thứ. Ô Tư Đạo đương định bỏ đi, thì bỗng có một tiếng "oà", rồi có tiếng nức nở, một người ôm mặt thất thểu vừa khóc vừa chạy đến. Ô Tư Đạo sững người, định thần nhìn kỹ. Ô bỗng giật mình hoảng hốt; thì ra người đó là Lý Phất.
-----------------
(74) Người hầu gái bồi giá: người hầu gái của nhà gái nhưng theo cô dâu về nhà chồng.
(75) Trưởng ấu hữu tự, nam nữ hữu biệt: người lớn, trẻ nhỏ có thứ bậc; nam nữ phải phân biệt.
(76) Lương đình: tức một cái "nhà chòi", làm để hóng mát.
(77) vòng phô thủ: cánh cổng của các nhà tại Trung Quốc xưa thường có một cái vòng, ngậm bởi đầu một con gọi là "vòng phô thủ" hay "hoàn xao môn".
(78) Đầu đà: Tiếng Phạn là Butha có nghĩa là quét sạch (bụi trần), sau dùng chỉ chung những người tu hành khổ hạnh.
(79) Tứ đại giai không: bốn cái lớn đều không. Bốn cái lớn của nhà Phật là: đất, nước, lửa và gió.
(80) Hội văn: cùng làm văn.
(81) Lục tổ: Phật giáo thiền tông y bát tư;ơng truyền tất cả 6 đời là: sư tổ Đạt ma... lục tổ Tuệ Năng Đó là Trần Đán lục tổ.
(82) Long Hoa hội: ngày 8 tháng 4, các chùa đều ăn chay, dùng nước thơm tắm cho Phật, gọi là Long Hoa hội.
(83) ân hựu tam nhân: nhà Ân có 3 người có đức nhân.
(84) Đạo tồn...  chi lý: Đạo có nhiều đường nhưng tất cả đều quy về đức nhân, đườ;ng rẽ của nó thông với thánh, hoặc trung, hoặc thứ; không sai với lẽ "thiên nhân"?
(85) Tam nhân... tất đồng: ba người không cùng đạo, nhưng đến với đức nhân chỉ có một. Chỉ có nhân mà thôi, hà tất phải cùng đạo!
(86) Thiên lại: âm thanh của thiên nhiên (như tiếng gió rít, chim hót, nước chảy)
(87) Tùng hạ... thao thiết: dưới cây thông là tiếng quát dẹp đường, bên chiếc đàn là một kẻ hung dữ.
(88) Pháp sự: việc cầu cúng theo nghi lễ nhà Phật
(89) Vãng sinh chú: Chữ "chú" ở đây là "thần chú".
(90) Ân âm tiến sĩ: đỗ tiến sĩ do được chiếu cố vì gia đình có người làm "quan to".
(91) Bắc Vi: "vi" ở đây là trường thi
(92) Hắc phòng: các cử nhân thường gọi các khảo quan không ăn hối lộ  "hắc phòng".
(93) Bồ Lưu Tiên: Tức Bồ Tùng Linh người viết truyện "Liêu trai chí dị" nổi tiếng.
(94) Mộc Liên: tức Mộc Lan, một người con có hiếu, đã mặc giả trai thay cha đi đánh giặc.
(95) Chư thiên: tiếng nhà Phật. "thiên" đây không phải là trời. Kinh Phật nơi có ba cõi thế giới và hai tám thiên. Thiên chỉ các vị trang thần giới rất thanh tịnh, rất cao siêu.
(96) Linh bằng: nhà rạp dựng lên phục vụ cho đám tang
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI