HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM
Ca khúc khải hoàn tướng quân về Kinh dự lễ
Khóc cạn nước mắt tiện nữ đành trở về không

    
ng Chính cũng bị giật mình, ngay lập tức bình tĩnh trở lại, mắt trừng trừng nhìn Doãn Tự, nói:
- Chú Bát, chú làm sao thế? ở đây đang nghị sự, chứ có phải cãi nhau đâ
Ung Chính đứng dậy, đi đi lại lại, một lúc sau mới từ từ nói:
- Trẫm nay mang tiếng xấu "tịch thu như hoàng đế", tự trẫm biết trẫm phải làm gì. Cần ra ân thì ra ân, không cần chú phải dạy. Chờ ta chỉnh đốn lại chính sự xong, ta biết tự mình phải sửa chữa tiếng xấu như thế nào rồi. Dạo nọ Lưu Mặc Lâm mỉa mai ta, có viết một bài thơ, trong đó có hai câu:
Đời người như chiếu rách tan,
Bên bàn cơm rượu biết đâu dân tình!
Ý của bài thơ nói lên nỗi thống khổ của người dân bị tịch thu nhà cửa. Trẫm bảo, người sướng trước ắt khổ sau, người cam chịu khổ trước tất sướng sau. Có một số tham quan, họ tùy ý vơ vét của cải tiền bạc về nuôi con cháu, coi thường quốc pháp, đất nước làm sao đứng vững, dân chúng sao lại ở yên? Tham ô là quốc nạn, số tiền thu được vào tư túi đâu có vào kho của trẫm, trẫm không tư túi, thì sai ở chỗ nào? Hả chú Bát?
- Giờ đây nói đến tịch thu nhà cửa, mặt ai cũng biến sắc. - Doãn Tự không hề yếu thế nói: - Thiên hạ đánh bạc, đánh được cả nhà cửa, quan chức là đấng trượng phu, chẳng lẽ không giữ thể diện cho họ? Triều đình cũng để cho họ có tương lai chứ!
Doãn Tự một lòng một dạ.chỉ muốn tranh luận với Ung Chính, để làm rõ một số chính sách của triều đình còn chưa bất cập, nên thao thao bất tuyệt lơi nói hùng hồn. Trương Đình Ngọc thấy mặt Ung Chính tối sầm lại, tình thế ngày càng nghiêm trọng, không khí dường như sắp nổ tung, vội liếc mắt sang phía Phương Bao. Phương Bao lập tức hiểu ý, cười nói:
- Bát da, chúa thượng vừa mới về cung, qua bao dặm đường vất vả, việc này để lại bàn sau.
- Trẫm không nhất thiết phải bàn với chú. Không có đồ tể, chắc trẫm ăn thịt lợn cả lông? - Ung Chính ôm giận trong lòng, lặng lẽ nhìn Doãn Tự: - Chú là người tốt, thường hay nghĩ hộ người khác. Trẫm là chúa thượng tầm thường, trẫm nghĩ làm thế nào để dùng được sự thánh hiền của chú. Chú đang ốm, nên về phủ dưỡng bệnh, khỏi bệnh trẫm sẽ có chỉ.
Câu nói đầy châm biếm của hoàng đế khiến cho hơn chục người ở trong và ngoài trướng phủ phai thấm thía. Ngược lại Doãn Tự không hề run.sợ, sụp người rập đầu lạy:
- Thần đệ và vạn tuế chính kiến khác nhau, song không nằm ngoài suy nghĩ của vạn tuế. Vạn tuế đã có ý chỉ, thần đệ xin cúi đầu tuân lệnh, về phủ đọc sách dưỡng bệnh. - Nói xong đứng dậy, làm động tác chào quay đầu đi thẳng.
Ung Chính tức giận điên người, đột nhiên giơ tay lên, nói:
- Đi từ từ!
Doãn Tự chưa ra khỏi cửa, nghe thấy câu nói trên, thoáng chút ngạc nhiên, lập tức quay người lại, không quên thi lễ, cúi người sát đất, nói:
- Vạn tuế có chỉ ý gì?
- Những cuốn sách chú nên đọc, là đọc sách đạo lý làm quan. - Trong nháy mắt Ung Chính lấy lại trạng thái bình thường, riêng khóe miệng còn giữ lại nụ cười khinh bỉ, quay người rút quyển sách để trong tập giấy tờ, đưa cho Long Khoa Đa, nói: - Đây là quyển sách của Lý Vệ Thượng, ở bên trong có một bài thơ "Thơ bán con", cậu đưa cho Liêm thân vương mang về phủ đọc, dân vi quốc bản, để Liêm thân vương ngẫm nghĩ chữ "Liêm" cần hay không cần?
Long Khoa Đa đưa hai bàn tay run rẩy đầy mồ hôi đón lấy quyển sách, đưa cho Doãn Tự. Doãn Tự một lần nữa rập đầu, nói "tuân chỉ", tiếp nhận quyển sách, thất thểu đi ra.
Ung Chính nhìn mãi bóng dáng của Doãn Tự, im lặng một lúc lâu, mới hỏi Mã Tề và Long Khoa Đa:
- Giữa hai khanh có chuyện gì? Sướng Xuân viên xảy ra chuyện gì mà hai đội quân đối đầu nhau?
Long Khoa Đa nhìn mái tóc bạc trắng của Mã Tề rối tung, sợ Mã vạch tội, vội bước lên, miệng nói tay ra hiệu, nào là đã xin ý kiến Tam bối lặc Hoằng Thời, nào là đã thương nghị với Doãn Tự, nào là vì quản lý doanh trại Thiện Bổ, Doãn Lễ đi cửa khẩu Cổ Bắc, lại vì phòng bọn tiểu nhân gây rối mật phục trong cung sẽ bất lợi cho sự an toàn của Ung Chính... Mã Tề lại không phụ trách quân chính, không liên quan đến việc lục soát ở Sướng Xuân viên. Đột nhiên, ông ta thò tay vào, không có chuyện gì mà ông ấy lại cảm thấy kinh thiên động địa, làm to chuyện ra. Lưu Thiết Thành chửi bậy lăng nhục, thần nhẫn nhục im lặng... - Long Khoa Đa nói, như quá xúc động, mủi lòng, mắt đỏ hoe.
- Tôi cũng là đại thần chỉ huy thị vệ nội cung, vạn tuế được an toàn, không phải trách nhiệm của một mình ông. - Mã Tề bất chấp tất cả, nhìn Long Khoa Đa nói to: - Lục soát cung, càn quét Sướng Xuân viên, lý ra xin ý chỉ trước thực thi sau. Chính chúng ta đã cùng nhau bàn bạc, sao lại có một số sự việc vượt quá quyền hạn, ngay đến Phương tiên sinh, Thập tam da và tôi đều
Doãn Tường thấy mình không nên nhúng mũi vào sự đôi co này, thở dài:
- Việc này không thỏa đáng, Mã Tề và cậu không nên sinh sự nữa, gân cốt ta giờ yếu rồi, nếu có ta chủ trì sẽ không có chuyện này. - Nói xong ho liên tục, cổ họng ngon ngọt, biết là máu dồn lên, không dám nhổ ra, vội vã nuốt vào.
Phương Bao chau mày, im lặng, ông là một Thượng thư duy nhất mặc áo vải, chỉ có quyền tham dự, không có quyền biểu quyết. Long Khoa Đa không đến tìm ông để thương nghị, trên phương diện toàn cục thì cũng không tìm thấy sai sót, song vì họ tinh thông kinh sử, dám cả gan lục soát cung cấm, điều này đã chướng. Chỉ có những gian hùng như Tào Tháo, Tư Mã Thị, Đông Hôn Hầu mới dám làm những việc này, từ triều đại nhà Đường trở về sau, ngay đến Nghiêm Tung cũng không dám. Sự liều lĩnh này còn không làm cho Long Khoa Đa khiếp sợ, không hiểu sau này có còn chuyện gì có quy mô rộng hơn hay không. Mọi người ở trong và ngoài kinh sư bàn tán sôi nổi, thế mà Long cũng không thèm để ý... Suy nghĩ đã chín, Phương Bao mới nói:
- Đều vì nước cả, quốc cữu cũng nên bàn bạc. Sự việc này sẽ là tiền lệ, hậu thế không dám làm như thế này nữa.
Long Khoa Đa bực tức, mặt đỏ như gấc, nói:
- Ông chỉ ngồi trong xó nhà chỉnh lý sắp xếp lại thư phòng cho tiên đế, tôi mấy lần cho người tìm mà không gặp, té ra là ông ở phủ Thập tam da.
Mã Tề lập tức tấn công:
- Nếu dây là lệnh của Thập tam da, Mã Tề tôi cũng không dám! Một ngàn hai trăm quân của ông điều đếôi đã đuổi họ đi, ông không nên cho đó là lỗi của Lưu Thiết Thành. Lần này tôi nhất định phải làm tờ tâu vạch tội ông!
- Mã Tề, không có ai bảo ông có lỗi. - Doãn Tường cười gượng - ông là người có lòng tốt, trước đây hoàng đế tuần thú trên sông Ninh Nhiệt, cũng cần phải được nắng nóng, yên tĩnh nơi thôn dã chứ!
- Khác nhau hoàn toàn. Đó là tấu chỉ. - Cục yết hầu ở cổ họng Mã Tề nhô cao - Tự ý dẫn quân tới nơi hoàng đế tránh nắng ở nơi thôn dã để bảo vệ an toàn cho hoàng đế lại là hợp pháp, khác hẳn sự việc vừa rồi!
- Ông nói năng không ra làm sao cả. - Mắt Long Khoa Đa rực lửa - Tôi mưu phản nghịch?
Mã Tề nói giọng cổ họng:
- Tôi không bảo ông phản nghịch, điều tôi muốn nói là sự lăng nhục.
Ung Chính bình tĩnh lắng nghe, khi thấy các đại thần vênh mặt lên cãi nhau, bật cười:
- Tất cả đều nóng, các khanh quên rằng cãi nhau trước mặt vua là thất lễ sao? Quốc cữu thiếu chín chắn, thế gian nơi nơi có phản nghịch, trẫm bảo đảm quốc cữu không bao giờ có chuyện làm phản, Mã Tề cũng đa nghi quá mức cần thiết. Một nghìn hai trăm quân bỏ đại bản doanh Phong Đài vào đóng quân ở Sướng Xuân viên sao? Không cần phải như vậy, các khanh không ai được nói, nghe trẫm nói, sự việc rồi sẽ qua đi, từ từ sẽ hiểu rõ. Không ai được bàn chuyện này nữa, được không?
Việc điều quân đến Sướng Xuân viên của Long Khoa Đa đã tạo nên sự đối đầu giữai, mọi người cứ tưởng rằng Ung Chính nhất định sẽ xem xét đến cùng, nào ai ngờ rằng chỉ bằng vài câu nhẹ nhàng nhà vua chấm dứt câu chuyện, bầu không khí hòa hảo đã giải quyết được mọi sự suy nghĩ đúng sai. Lúc đầu Long Khoa Đa vô cùng lo lắng, nay thở phào nhẹ nhõm, nét mặt của mọi người dần trở lại bình thường. Riêng Mã Tề trong lòng vẫn không phục, rập đầu nói:
- Thần và Long Khoa Đa không có tư thù, việc quân do nha môn thống lĩnh dàn binh bố trận ở Sướng Xuân viên, mọi người trong kinh thành đều rõ. Thần xin thánh chỉ, Long đại nhân hạ lệnh rút hết quân về doanh trại!
Ung Chính cười, nhìn sang hai bên tả hữu không thấy ai nói năng gì. Lát sau Trương Đình Ngọc nói:
- Nô tài cho rằng Mã Tề nói đúng.
Phương Bao lại cho rằng:
- Làm theo ý của Mã Tề là hợp lý nhất.
Ung Chính nói nhấn mạnh từng câu từng chữ:
- Thì cũng nên giữ thể diện cho quốc cữu chứ! Vào Sướng Xuân viên đã tồi, lệnh rút quân khỏi Sướng Xuân viên lại càng tồi hơn. Vậy ta quyết thế này, hơn ngàn quân do Lý Xuân Phong dẫn đến, quân Thiện Bổ lục soát Sướng Xuân viên, do vậy phải thay chỉ huy doanh trại Thiện Bổ, việc này do quốc cữu chủ trì. Giải quyết như thế thì lý tình đều thuận, người ngoài cũng không nói vào đâu được nữa. Thập tam đệ, cứ làm như thế, đệ cử Trương Vũ tới Sướng Xuân viên truyền chỉ.
Chờ cho Doãn Tường và Long Khoa Đa đi khỏi, Ung Chính mới cười và bảo Trương Đình Ngọc:
- Các tướng, trẫm không ngờ vừa về Bắc Kinh đã được xem trận hổ đấu!
Mã Tề đương định nói, Trương Đình Ngọc chặn luôn:
- Tùng công, thời gian còn dài mà!
Vừa lúc này tổng quản điện Dưỡng Tâm - thái giám Lý Đức Toàn dẫn đầu vài chục thái giám bước vào thỉnh an, các vị đại thần cáo từ lui ra. Tối đến, Ung Chính hạ giá về Sướng Xuân viên, Đức Lăng Thái, Ngạc Luân Đại, Lưu Thiết Thành, Trương Ngũ Ca và một số thị vệ thân tín vào bảo vệ bên trong Sướng Xuân viên, Lý Xuân Phong được bổ sung bảo vệ vòng ngoài. Thế là, sóng yên biển lặng, mọi nghi kỵ đã tan biến.
Doãn Tự ôm đầy một bụng bực tức nói: "Tuân chỉ", rồi về phủ, dưỡng bệnh đọc sách. "Dưỡng" chưa được mười hai tiếng, Sướng Xuân viên lại có chỉ, ý chỉ là:
Liêm thân vương phụ trách chuẩn bị mọi nghi lễ đón Niên Canh Nghiêu vào thành.
Bởi Liêm "quen người quen việc", có lẽ Ung Chính đâu nỡ đối xử quá cứng với đệ của mình nên lời lẽ mềm dẻo, thánh chỉ có đoạn:
Liêm thân vương là thể thống nhất của vương triều, tuy đang ốm, vẫn cố gắng tận tụy vì giang sơn, việc Liêm thân vương dưỡng bệnh, khiến trẫm thất vọng.
Ý nhà vua đã rõ ràng, ốm cũng phải làm việc. Tâm tư Doãn Tự một cái bình, bên trong trộn lẫn lộn năm vị: ngọt, bùi, đắng, cay, bi quan, rốt cuộc không thành vị gì cho ra hồn. Tới lúc này ông ta mới thấm thía thực sự câu ngạn ngữ: "Người vào nhà thấp, không thể không cúi đầu", đành rập đầu tiếp chỉ rồi miễn cưỡng tới Thượng thư phòng, gặp các quan ở bộ lễ nghi, chuẩn bị đại lễ đón tiếp đại quân của Niên Canh Nghiêu ca khúc khải hoàn. Nơi đón phải dựng lễ đài nơi nào dựng cờ, dựng lều bạt, dựng khu đón tiếp văn võ bá quan, bố trí ngôi vị các quan, đồng thời lệnh cho dân chúng ở hai bên đường đoàn đi qua về thành. phải lập hương án, nhà nhà phải đốt pháo, hương án, bài vị, rượu ngon, trái cây, hoa tươi, nhang đèn để nghênh đón vương sư chiến thắng trở về. Mọi quan chức từ to đến nhỏ trong bộ lễ nghi "chân vắt lên cổ" đi lại điều hành, bố trí công việc, nhất nhất theo lệnh Doãn Tự, qua bao năm bôn ba thiên hạ, các quan dưới quyền chỉ quen tuân lệnh, không ai dám trái lời. Qua công việc, dần dần Doãn Tự lòng cũng nguôi ngoai. Đầu tháng Năm, cả tám đoàn bộ binh của Niên Canh Nghiêu về tới Trường Tân điếm, ngày chín tới Phong Đài, công việc chuẩn bị hoàn tất, nhận lệnh truyền: sáng ngày mồng mười đại quân vào thành. Doãn Tự lo sợ Ung Chính tìm ra những sai sót khiếm khuyết trong việc chuẩn bị, nên đích thân ngồi trên kiệu dưới trời nắng nóng kiểm tra lại lần cuối từ dịch quán Lộ Hà đến Ngọ môn, tất thảy chu đáo, viết sớ tâu Sướng Xuân viên xin tiếp thánh chỉ.
Qua tiết Đoan ngọ, hoa lựu trong Sướng Xuân viên nở rộ, quả lựu nổi bật trong cành lá rậm rạp. Nước đựng trong các hồ trong vắt. Hai bên đường hoa nở thơm ngát, nền đường lát đá hình e-líp, quan lại đi đi lại lại tấp nập, túm năm tụm ba, có người chờ tiếp kiến đại thần, có người vừa được tiếp xong đi ra, nét mặt mọi người đều rạng rỡ, ở đâu cũng bàn luận sôi nổi về nghi thức đón đại tướng Niên Canh Nghiêu về triều. Thấy Doãn Tự đi tới họ vội nhường đường, chào hỏi, hỏi thăm sức khỏe. Người thì chuyện trò thân mật, mỗi người một vẻ, không sao kể hết. Doãn Tự lúc này mới thấy hết giá trị của sức lao động bỏ ra tuy vất vả, song cái được lớn nhất là tìm thấy niềm vui trong sự vất vả đó. Thấy Long Khoa Đa nét mặt rầu rĩ từ trong Đạm Ninh cư (nơi ở của vua) bước ra, Doãn Tự liền đi tới, bốn mắt nhìn nhau một lát. Doãn Tự quay mặt sang phía Từ Tuấn đang đứng nói chuyện với mấy người thuộc viện Hàn lâm ở cạnh cong đựng nước lớn bằng đồng mạ vàng, gọi to:
- Từ Tuấn lại đây một lát!
- Bát da, người gọi thần? - Từ Tuấn từ trong đám đông chạy tới, khoát tay làm động tác chào, nói tiếp: - Thần vừa tiếp kiến vạn tuế. Lần này đón tiếp đại tướng quân về triều, sẽ có ban thưởng ở Ngọ môn, họ thảo sẵn vài bản thảo rồi đưa cho Trương trung đường, vừa rồi vạn tuế truyền chỉ: thần đọc lời chào mừng, thật là vinh dự.
Doãn Tự cười, liếc mắt nhìn thấy Long Khoa Đa đã đi chỗ khác, mới hỏi:
- Vạn tuế còn truyền chỉ gì nữa không? Chỉ triệu kiến một mình ngươi à?
Từ Tuấn trả lời:
- Vạn tuế nói: lời lẽ trong bản chào mừng của viện Hàn lâm soạn thảo khô cứng quá, lễ ban thánh, ban công, ban đức, lời lẽ phải quý trọng hoa mĩ, chứ đâu phải chuyện tầm phào. Thú thực lời lẽ văn chương của thần cũng khá, không biết có hợp gu với chúa thượng hay không? À, vừa rồi lúc thần tiếp kiến, Trương trung đường cũng có mặt ở đó, nghe nói Long trung đường tấu lên chúa thượng xin từ chức đề đốc Cửu môn, còn những vấn đề khác thần không nghe thấy.
HaiDoãn Tự như ù đi, xem ra Long Khoa Đa thực sự muốn phủi sạch tay, việc này xử lý thế nào nhỉ? Suy nghĩ một lát, mới nghĩ ra cách. Song việc này không thể nói với Từ Tuấn, Doãn Tự tự nhủ rồi chuyển sang hướng khác.
- Ta thực sự chúc mừng, bài diễn văn chào mừng do ngươi khởi thảo đã được chúa thượng chọn dùng! Ta còn cho rằng họ tịch thu gia sản của phụ thân ngươi nhưng sẽ thưởng trả cho ngươi đấy! Nói cho ngươi hay, Bành Bằng và Tôn Gia Kiềm liên doanh làm tờ tâu vạch tội ngươi, Vạn tuế da là người hai mặt, hôm nay cho ngươi thế này, ngày mai không biết chừng lại cho ngươi vào thòng lọng.
- Họ... họ vạch tội gì? - Từ Tuấn vừa vui mừng đắc ý, bỗng bị Doãn Tự cho đòn tâm lý, choáng váng, mặt mũi trắng bệch lo sợ.
- Ngươi và Lưu Mặc Lâm tranh nhau một kỹ nữ Tô Thuấn Khanh. - Khẩu khí Doãn Tự nhạt như nước ốc - Lưu Mặc Lâm tháp tùng Bảo bối lặc đi úy lạo quân sĩ, ở nhà ngươi là con thuồng luồng, tham ăn tham uống, mê tít kỹ nữ họ Tô! Đúng không? Phần tiếp theo câu chuyện tình này không cần ta phải kể chứ?
Từ Tuấn ngạc nhiên, miệng há hốc nhìn Doãn Tự, Doãn Tự cười nhạt, bồi tiếp:
- Ngươi tuy có tài, nhưng thất đức lắm lắm! Ngươi đã làm ô danh thầy giáo Điền Kính của ngươi, bản vạch tội được dâng tâu lên, may mà có ta và Long Khoa Đa che chở cho ngươi, đã kết luận rằng: "qua điều tra không có chứng cứ", nên cứu được ngươi, nay mai Long Khoa Đa và ta bị hạ bệ, xem ai dám lấy giấy bọc lửa bảo vệ ngươi? - Nói xong, không chờ Từ Tuấn trả lời, Doãn Tự vội vã bỏ đi.
Từ Tuấn đứng dưới bóng cây, mồ hôi vã ra như tắm. Câu chuyện traấp Tô Thuấn Khanh là có thực... Lưu Mặc Lâm rời Bắc Kinh được ba ngày, Từ liền cho gọi Tô đến. Sợ Tô không đến, Từ còn vời cả Vương Hồng Tự, Vương Văn Thiều cùng đến, nghe một vài bài hát và ăn cơm thân mật. Khi mọi người về hết, Từ hạ Tô bằng thuốc mê làm Tô thiếp đi. Khi Từ phát hiện Tô không còn là trinh nữ nữa, bèn chửi rủa Tô thậm tệ... Sự việc được giấu kín, thế mà, chẳng lẽ người ta tự "vạch áo cho người xem lưng", lộ tin ra ngoài? Nhớ lại lời nói của Doãn Tự, "qua điều tra không có chứng cứ", Từ Tuấn thấy trước mắt chỉ có cách nhanh chóng diệt khẩu. Nếu không thì, khi Lưu Mặc Lâm trở về sẽ xảy ra một trận "đẹp mặt" đây... Nghĩ tới đây, Từ Tuấn đã quyết. Có vài bạn đồng liêu mời đi uống rượu, Từ vội nói "Để hôm khác" rồi cười gượng, vội vã đi khỏi Sướng Xuân viên, dặn dò gia nhân:
- Chuẩn bị kiệu... nhanh chóng tới Gia Hưng lầu, dùng mọi biện pháp tốt, xấu, mềm, cứng mời bằng được Tô Thuấn Khanh về phủ!
Tô cô nương không ở trong lầu Gia Hưng, cô đã dọn đến ở phố Bàn Cờ. Từ hôm bị thất tiết ở phủ Từ Tuấn, Tô Thuấn Khanh bị một trận ốm nặng, ba ngày không ăn, không uống, không tiếp khách, chỉ im lặng, trong lòng vừa đau khổ vừa hối hận, cô đã bị hư danh trạng nguyên Vương Văn Thiều lừa, đã mắc mưu Từ Tuấn. Thật cô không ngờ Từ Tuấn lại dám cả gan như vậy, đã biết rõ mình là người của Lưu Mặc Lâm mà còn bỏ thuốc mê, nếu không... thì... Trong tim Tô như có gì đè nén, không sao thoát ra khỏi, ngũ tạng lục phủ dường như bị nhét đầy giẻ rách. Lúc đầu Tô chỉ nằm yên trên giường khóc không thành tiếng mà nước mắt vẫn tuôn rơi, về sau nước mắt cạn kiệt, giương cặp mắt trong sáng nhìn lên trần nhà, như nhìn vào hư không. Mụ chủ nhà chứa biết rõ nguyên nhân. Mụ mở kỹ viện đã đã vài chục năm, đây không phải trường hợp đầu tiên mụ gặp, mụ cứ tưởng chỉ sau vài ngày Tô cô nương sẽ bình thường trở lại, chứ đâu cần mụ ra tay, nay thấy Tô tuyệt thực, mụ hoảng lên, vội đến an ủi:
- Bát cơm các con ăn, là từ bán miệng (ý ca hát) mà có chứ không phải là bán thân, làm gì có chuyện sạch sẽ? Hà cớ gì phải phiền não, tự làm khổ mình như vậy? Không phải là má kiếm đồng tiền trên thân xác con đâu, trường hợp con bị... đã có tiền lệ rồi, song đây đâu phải là ưu tiên cho bảng nhãn, thám hoa! Nói đi thì cũng phải nói lại, kẻ bán hoa, làm gì có cái lý giữ được sự trong trắng, trinh tiết. Trước đây, chị gái má đưa vài cô gái đến đây, nói là ở Khai Phong không sống được, Điền đại nhân đóng cửa tất cả các kỹ viện, kêu gọi kỹ nữ hoàn lương. Hai chữ "hoàn lương" sao dễ dàng quá vậy? Mấy trăm năm qua đời nọ truyền lại đời kia, chúng ta không biết cày cấy; không biết bơi thuyền, ai cũng biết rằng trồng trọt và đánh cá là nghề tốt, nhưng ta không biết làm và làm không được đâu! Mà cũng là người đã từng bị khổ, mang danh "mụ chủ chứa" thì có hay ho gì? Má chấp nhận tất cả, con, nghe má, chúng ta cũng phải sống chứ?... Người ta là thám hoa, con không nên buồn như vậy - Mụ chủ chứa thấy Tô cô nương lật người quay mặt vào tường, hiểu rằng lời khuyên đi chưa đúng bài, liền vỗ vai Thuấn Khanh nói: - Đàn ông dễ có mấy người tốt? Suốt cả cuộc đời má chưa hề gặp một người tốt! Thời má còn trẻ có gặp một người, người đó là cử nhân. Đó là một chàng trai đứng đắn, ngồi nghe má hát, im như một pho tượng. Khi mọi người ra về, hắn liền biến thành một người khác hẳn, hắn thèm khát cơ thể má, hắn sờ nắn khắp người má từ đầu đến chân... má chỉ là một ả đào song má cũng ghét cay ghét đắng cử chỉ của hắn. Ôi! Ai sinh ra người đàn bà? Theo ý má, bị hố rồi cứ coi như điếc, nằm trên giường trùm chăn kín, là đã che đậy được vết nhục!
Tô Thuấn Khanh bật dậy, chỉ vào mặt mụ chủ chứa:
- Mụ là mụ, tôi là tôi, hắn là hắn! Tôi và Mặc Lâm không có sự bẩn thỉu đnếu có, là do tôi tự nguyện. Nếu mụ muốn nói thì đi nói với người khác, nếu mụ nhắc đến tên lão Lưu một lần nữa, hai chữ sơn sẽ chồng lên nhau 1, tôi sẽ bỏ đi!
- Là má vì con đấy thôi! - Mụ chủ liếc nhìn Tô cô nương, đầu cúi xuống, than thở: -... Đương nhiên cả vì má nữa. Công tử Từ Tuấn là công tử của lão tướng quốc Từ, lại là người tâm phúc của Bát Phật gia. Lưu lão da là người quý nhân mới, rất có tín nhiệm với Vạn tuế da. Bất cứ ai muốn trị má, thì việc họ làm dễ như giết một con kiến. Hiện tại, Lưu lão da sắp về Kinh, con có mệnh hệ gì, Lưu lão da tìm má đòi con, thì má biết tìm con ở đâu, hả trời? Con ngoan, gọi gì thì gọi, con cũng nên gọi má một tiếng "mẹ", tiếng "mẹ" sẽ đánh dấu mốc, má không bắt con tiếp khách nữa... - Nói xong rút khăn tay, lau nước mắt, hai tay ôm chặt lấy mồm để ngăn tiếng khóc sắp bật ra.
Nước mắt Tô Thuấn Khanh trào ra, cô than thở... rồi ngã nghiêng xuống giường, hai tay ôm mặt:
- Tôi còn mặt mũi nào gặp anh ấy nữa, vừa lại muốn gặp để tạm biệt... Mẹ đừng buồn... con... ăn cơm xong sẽ...
Quả thật Tô cô nương ăn uống trở lại, bồi dưỡng vài ngày sau đã đi lại được, nét mặt vẫn lặng lẽ, không để ý đến chị em xung quanh. Chịu đựng lặng lẽ âm thầm mãi cho tới ngày 10 tháng Năm, là ngày đón đại tướng quân Niên Canh Nghiêu vào thành. Tô Thuấn Khanh hiểu rằng, hôm đó người trong thành sẽ rất đông, Tô sớm đánh tiếng thuê một chiếc kiệu bằng tre một chỗ ngồi hai người khiêng, mang theo hương thơm, rượu ngon và một số thực phẩm khác, lén lút ra khỏi cửa ở phía tây, hòa vào dòng người lũ lượt vào thành xem, người đứng dưới bóng cây, người đứng dưới nàng nóng, không ít người mở ô che mưa đem ra che nắng. Dưới cái ô lớn bày biện hương án chờ đợi...
Kể từ ngày Ung Chính đăng quang đến nay, chưa một lần xuất hiện trước dân chúng Bắc Kinh, dân chúng từ những nơi rất xa đến đây để xem cảnh "Vương sư khải hoàn", nhưng thực chất là để tận mắt chiêm ngưỡng "Hoàng đế lão tử" vóc dáng ra sao... Khu vực đường dẫn vào thành, người đứng vòng trong vòng ngoài, họ mua thức ăn nhẹ như bánh rán, mì xào thịt, bày bán trên các quầy hàng di động, những lời rao bán hàng lúc trầm lúc bổng thành một bài hát giữa muôn vàn tạp âm hỗn loạn. Tô cô nương lập hương án dưới một cây liễu to bóng rủ, nguyện vọng duy nhất của cô là được ngắm Lưu Mặc Lâm từ xa, đối với cô như thế đã là mãn nguyện lắm rồi.
Đúng giờ Mão, nghe thấy ba tiếng súng nổ ở đại bản doanh Phong Đài, từng hàng binh sĩ tay cầm giáo mác thứ tự bước ra khỏi doanh trại. Dọc hai bên đường, cứ hai mươi trượng cắm một lá cờ thần, giữa các lá cờ cứ ba mét một tiêu binh, năm mét một lính gác, hai bên cột cờ, mỗi bên có một sĩ quan đứng chỉ huy, toàn bộ sĩ quan mặc quân phục mới, trông rất oai hùng. Tô Thuấn Khanh ngồi im lặng, nhẫn nại chờ đợi. Một lúc sau, nhìn thấy vài binh sĩ cưỡi ngựa, phi từ đường phía tây nam vào kinh thành, họ được đại tướng Niên phái vào thành liên lạc. Ngay sau đó nghe thấy ba tiếng đạn pháo nổ ở trong thành, tất cả các tháp chuông đồng loạt vang tiếng, quân nhạc hùng hồn vang vọng, đi đầu hàng quân là năm trăm viên thiếu úy lưng đeo kiếm đi nghiêm, dưới chân giậm mạnh xuống nền đường đất đỏ, bụi đất đỏ tung lên trời, nền đường như rung chuyển, tiếp đến là một trăm tám mươi con la khỏe mạnh kéo theo mười khẩu đại bác trên phủ nhiễu đỏ rầm rộ lướt qua, lính điều khiển la cũng thật cừ khôi, móng la gõ "cộc, cộc", đều như gõ trống lên nền đường. Dân chúng đứng ở hai bên đường chăm chú theo dõi nghi lễ, trong đó có cả Tô Thuấn Khanh. Tiếp theo là tám mươi lá cờ rồng do tám mươi lực sĩ giương cao lướt qua. Ngay tiếp đó là năm mươi tư con rồng uốn khúc, năm mươi hai con màu vàng, hai con rồng sau cùng, một con màu xanh da trời, một con màu tím, rồi đến hai hàng binh sĩ đi đều, theo hai lá cờ dẫn đường, hai lá cờ trống vàng, hai lá cờ xanh da trời, bốn lá cờ viền vàng, sau cùng là hai lá cờ xuất, nhập cảnh. Tiếp đến một trăm hai mươi binh sĩ tay cầm búa, móc câu, rìu, đại đao, giáo, mác bước qua. Tô Thuấn Khanh chăm chú quan sát nghi thức muôn hình muôn vẻ khoảng mười lăm phút mà vẫn chưa thấy bóng dáng Niên Canh Nghiêu. Đang lúc nóng ruột thì nhìn thấy sáu mươi tư binh sĩ hộ tống một chiếc xe được chế tạo rộng khác thường, trên xe có bốn viên tướng giữ chặt cột cờ đạo cỡ lớn, họ đều mặc sắc phục quan nhị phẩm, đầu ngẩng cao, lưng đeo kiếm, trông họ giống như bốn pho tượng ở trong miếu Trung Nhạc. Giữa xe là cột cờ đạo, cao khoảng hơn hai trượng, lá cờ màu đỏ tươi, xung quanh viền vàng, ở giữa viết hàng chữ vàng:
Khâm mệnh chinh tây Niên đại tướng quân
Đi sau xe chở cờ là Niên Canh Nghiêu, hai bên tả hữu mỗi bên có mười thị vệ mặc sắc phục màu vàng. Phía sau khoảng vài chục quân sĩ hộ vệ thiên tử thượng phương bảo kiếm, trên vai họ vách rìu sáng loáng. Cứ tưởng sẽ có rất nhiều người vây quanh đại tướng quân Niên Canh Nghiêu oai phong lẫm liệt, ngược lại không có ai đi theo.
Tô Thuấn Khanh tuy là một nữ nhi, song cũng biết được Cửu da Doãn Đường phải theo việc quân là bị hoàng đế trừng phạt, do vậy không được đi sau Niên Canh Nghiêu. Còn Bảo bối lặc và Lưu Mặc Lâm là tuyên chiếu khâm sứ, phụ trách nghi lễ đón Niên Canh Nghiêu trở về, chưa biết chừng có khi được đi ngang hàng với Niên đại tướng quân cũng nên, nhưng sao lại không thấy đâu cả? Có lẽ Hoằng Lịch không muốn "khách lấn át chủ", nên đã ở lại Tây Ninh từ từ về sau cũng nên. Hay là Lưu Mặc Lâm bị ốm...? Suy nghĩ lung tung đâm ra rối trí, nên không kịp chú ý quan sát một đoàn binh sĩ cờ xí rợp trời đi qua, Tô giương to cặp mắt trong sáng, chỉ mong nhìn thấy Lưu Mặc Lâm, nhưng không thấy đâu. Khi đoàn người ngựa khoảng ba ngàn người lướt qua, Tô mới phát hiện bóng râm dưới cây liễu đã di chuyển sang chỗ khác, bản thân mình ngồi dưới ánh nắng gay gắt, Tô thở dài rồi đứng lên, gọi phu kiệu:
- Về thôi, cửa tây không vào được, vòng theo cửa Tuyên Võ trở về...
Vừa ngồi vào kiệu, toàn thân rã rời, đầu óc quay cuồng rồi ngất đi.
Niên Canh Nghiêu làm sao mà biết được tâm tư của nàng Tô Thuấn Khanh nhỏ bé. Đoàn quân của ông về triều, vào đầu tháng Tư xuất phát từ Thanh Hải, suốt dọc con đường đất đỏ, dân chúng dâng hương hoa đưa tiễn. Đi qua bốn tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Hà Nam, Tứ Xuyên đều được tổng đốc, tuần phủ thân chinh đón tiếp, cho ăn uống quả ngon vật lạ, tôn kính như các vị thần. Châu, phủ các nơi đoàn quân đi qua tặng "quà đi đường" nhiều vô kể, vật phẩm chất cao như núi, quy ra tiền khoảng một triệu lạng bạc, không thể mang theo về Bắc Kinh được, phải gửi lại các kho ở địa phương để dịp khác đến lấy. Dân chúng đổ xô vây quanh đoàn quân, họ nhảy lên ngựa xích thố, tay giữ dây cương, trăm họ dâng hoa tươi rượu ngon, tổ chức ca múa chào mừng. Đoàn quân đi đến đâu dân chúng cúi rạp người trông giống như ruộng lúa đổ đều theo chiều gió. Cảnh tượng vinh quang này, từ cổ chí kim, quân, thần, dân chúng đã ai được chiêm ngưỡng? Nhìn lên đầu hàng quân, cờ rồng rợp trời, nhìn sang hai bên, vũ khí sáng loáng, ông tự cho mình là đại tướng quân công huân cái thế, chiến thắng trở về! Niên Canh Nghiêu mặt mũi xạm đen bởi nắng gió, luôn phải kiềm chế sự xúc động, say sưa ở trong lòng. Bên trong ông mặc áo long bào, ngoài khoác vải màu vàng óng ánh, đầu đội mũ có tua rua nhẹ nhàng bay theo gió, ánh mắt sáng quắc nhìn về phía trước. Đứng trước cửa Tây trực cao to xám xịt là hơn ba trăm quan thuộc bộ lễ nghi, từ xa các quan đã nhìn thấy xở cờ đạo. Họ đồng thanh hô to:
- Đại tướng quân công tước Niên Canh Nghiêu vạn phúc vạn khang!
Niên Canh Nghiêu mắt nhìn thẳng như nhìn vào nơi vô định, đầu hơi lắc lư, cưỡi ngựa vào thành. Trong thành hoa tươi bày la liệt, hương khói ngút trời, pháo bông, pháo tét thi nhau nổ "lụp bụp", giống như tiếng cháo sủi trong nồi. Người đông như kiến, người nọ chạm vào người kia, hàng ngàn con mắt đổ dồn về một phía như muốn ăn tươi nuốt sống, họ cùng ngưỡng mộ phong thái oai phong lẫm liệt của Niên đại tướng quân. Lính của đề đốc Cửu môn và lính của nha môn phủ Thuận Thiên tay nắm tay kết thành bức tường ngăn dài khoảng ba ngàn trượng vây quanh Niên Canh Nghiêu, lính tráng mặt mũi bơ phờ, ướt đẫm mồ hôi. Hương án đặt trước cửa các nhà bị xô nát vụn, nào ai có thể chấp hành nghiêm chỉnh lệnh của bộ Lễ "cung kính hiến lễ, chân thành kính trọng"! Dù hay dù dở thế nào trong khâu đón tiếp thì đúng giờ Thìn đoàn quân phải có mặt tại Ngọ môn. Ở Ngọ môn bố trí canh phòng nghiêm ngặt, không một dân chúng nào được vào. Khu vực này có hàng ngàn quan do Giản thân vương, Cung thân vương dẫn đầu, Liêm thân vương chỉ huy. Khi nhìn thấy xe chở cờ đạo tới, Doãn Tự hô to:
- Bách quan quỳ xuống nghênh tiếp!
Các thân vương nhất loạt quỳ xuống. Niên Canh Nghịêu như từ trong mê say tỉnh lại, vội vàng xuống ngựa, nhìn thấy các hàm răng nhe ra cười ở giữa Ngọ môn, thấy ba mươi sáu thái giám khiêng một chiếc kiệu vàng chóe đi ra, trên kiệu hoàng đế Ung Chính ngồi chễm chệ. Ngay lập tức, dàn bát âm tấu nhạc, dưới cửa Tả Dịch ba trăm sáu mươi người hát theo nhạc, nghe không đều, lời và nhạc không ăn nhập vào nhau, họ đọc lời bài hát:
Chúc đoàn quân về triều, mây đen đã bay đi, non sông thanh bình, trông cợp trời nghênh đón. Hiển hách phi thường, hiền dân thành tâm hiến dâng. Công thành danh toại, bia đá khắc ghi sử xanh...
Ung Chính mỉm cười, từ từ bước xuống, yên lặng nghe hết bài hát, đi về phía Niên Canh Nghiêu, đích thân cởi áo chiến bào trên người Niên Canh Nghiêu. Niên rạp người thực hiện đại lễ ba quỳ chín lạy, hô to:
- Nguyệt Ngô Hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế!
Ung Chính mỉm cười nhận lễ, đích thân kéo Niên Canh Nghiêu đứng dậy, nói:
- Đại tướng quân vất vả chốn sa trường! - Ung Chính một tay nắm lấy Niên Canh Nghiêu, một tay ra hiệu các quan đứng lên, hai người qua Ngọ môn vào trong.
Doãn Tự vội hô to:
- Lễ thành, các quan qua cửa Tả Dịch vào đại nội!
Các quan đứng dậy, ào ào như một đàn ong vỡ tổ. Không một ai chú ý đến hai người là Doãn Tường và Ô Tư Đạo vừa chân ướt chân ráo đến Bắc Kinh đang đứng trước bia đá, trên bia có viết:
Quan văn đến đây xuống kiệu, quan võ đến đây xuống ngựa.
Doãn Tường quan sát hành lễ chỉ cười, Ô Tư Đạo đứng ở bên cạnh, tự than rằng:
- Đồ thô kệch! Niên Canh Nghiêu liệu sống được bao lâ.
--------------------------------

1
Hai chữ sơn chồng lên nhau thành chữ xuất - nghĩa ra đi.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI