HỒI THỨ CHÍN MƯƠI
Ta tài người khác tài hơn
Hồng nhan bạc mệnh, mệnh qui hoàng tuyền

    
gơ ngác một lúc lâu, Hoằng Lịch mới quay người lại, cười:
- Bây giờ mới lòi cái mặt xấu ra, sự việc tuy nhỏ, cũng đủ hiểu trò hề, người vẽ chuyện, có cách gì vớt vát lại không?
Lưu Mặc Lâm gục đầu suy nghĩ, khá lâu sau mới nói:
- Đã sai lại thêm sai, không biết chừng nảy ra ý mới! Tứ da, thần nghĩ ra mấy câu thơ, Tứ da viết ra giấy, sau khi cân nhắc kỹ, viết nốt một câu vào bức tranh có được không?
Nói xong vừa đứng dậy, vừa đi vừa ngâm:
Nước giọt gianh chảy, như nguồn chảy ra
Nước chảy trên máng nghe như thác đổ
Lời thuyết giảng như gầm như thét
Cây cối tre xanh bật nảy mầm xanh
Nước trong ao hồ trong lại thêm trong
Cây gặp mưa xuân như thuyền gặp gió.
- Hay! - Hoằng Lịch vỗ tay tán thưởng - Có hồn, có thi vị, song ý thơ hơi phẳng lặng.
Lưu Mặc Lâm chuyển giọng đọc tiếp:
Mưa vỗ nhẹ trên lầu son ngói đỏ
Bỗng nhiên sấm chớp rền vang chân trời
Giọt mưa trang sức áo giáp người chiến sĩ,
Say rượu nghe tiếng mưa tỉnh rượu
Đói lòng nghe nhạc, đói đi đâu
Tin không phải từ phía tây đến...
Lưu Mặc Lâm tự bằng lòng với chính mình, quay sang hỏi:
- Tứ da, nghe có được không?
Hoằng Lịch đọc nhẩm lại lượt nữa, không biết chữa lại câu nào, nháy mắt ra chiều tán thưởng:
- Há chẳng đáng xem? Tân kỳ mà lại khoáng đạt, thực sự là kiệt tác!
- Kỳ văn cùng thưởng thức, dị nghĩa cùng lý giải, đã là kiệt tác, mang tranh ra đây để chúng ta ngắm cho thỏa thích!
Bỗng nhiên, ngoài cổng vẳng tới tiếng nói cười. Hoằng Lịch ngẩng đầu lên nhìn, té ra là Phương Bao, hòa thượng Văn Giác, đi sau cùng là Ô Tư Đạo. Hoằng Lịch bỏ bút lông vào hộp, đi hai bước ra cửa, tỏ ý khiêm nhường vái chào:
- Xin chào đại hòa thượng, Phương tiên sinh, Ô tiên sinh, mời các ông vào, còn chú Thập tam đâu? Ô tiên sinh, đã lâu không gặp, tiên sinh đi lại khó nhọc, mời tiên sinh ngồi vào ghế An Lạc.
Tới lúc này Lưu Mặc Lâm mới biết người dị dạng kia là Ô tiên sinh, bởi vì thấy Ô không khiêm nhường, ngang nhiên ngồi trước Phương Bao, trong lòng không thể không có cảm giác Ô tiên sinh địa vị quá lớn, cho nên không biết thưa gửi thế nào, hai tay cung kính chắp trước ngực, mỉm cười nói:
- Thưa Văn Giác đại sư và Phương tiên sinh, một ông là Phật gia thế thân của hoàng thượng, một ông là bằng hữu của chúa công, còn Ô tiên sinh Lưu mỗ chưa từng gặp, xin phép được hỏi, tiên sinh hiện đang ở nha môn nào?
Hoằng Lịch
- Ồ quên không giới thiệu. Ô tiên sinh hiện là tham tán dưới trướng Điền Văn Kính... Vị này là Lưu Mặc Lâm, thi đỗ thám hoa khoa thi năm nay, là tài tử giai nhân đương đại, lời tựa trên bức tranh do chính tay Lưu vừa viết, ý thơ tuyệt diệu. Mặc Lâm tự "Giang Chu" phải không?
Lưu cười nói:
- Trước đây tên gọi Lưu Giang Chu, mọi người gọi lệch đi là Lưu Phối Giang Châu, thế là bỏ cái tên này, đổi Giang Chu thành Mặc Lâm, bản sắc của từ này cũng được.
Ô Tư Đạo cúi người, lạnh lùng nói:
- Đã là bản sắc tốt, thì gọi tôi là Ô Tư Đạo cho rồi!
- Thập tam da dự tiệc ở Ngự Hoa viên. - Mãi tới lúc này Phương Bao mới trả lời câu hỏi của Hoằng Lịch - E rằng qua giờ Thân mới về nhà. - Nói xong, liền đi xem bức tranh.
Hòa thượng Văn Giác ngồi xem ở bên cạnh, một lát sau mới hỏi Hoằng Lịch:
- Tứ da, bài thơ này đọc như thế nào, sao không thấy vần?
Hoằng Lịch vừa cười, vừa kể lại tình tiết sự việc vừa xẩy ra, Hoằng nói tiếp:
- Đây là kiệt tác từ thiên cổ, chưa hề có bài thơ nào có kết cục như thế. Ông đọc theo kiểu áp vần hai câu trên, đương nhiên là không vần rồi.Phương Bao đưa bài thơ cho Ô Tư Đạo, lên tiếng:
- Đại hòa thượng kiến thức về thi họa chưa rộng rồi! Tôi có đọc bia đời Tống, có biết Lược tấu của Mục Cao Cúc, chính là thể loại này, ba câu một vần điệu, trong Lương thư có ghi chép, Vương Tử Lương ở Cảnh Lăng trèo lên Thái Sơn đọc bia đá Tần Thủy Hoàng, mọi người đọc hai câu một, hiển nhiên không vần rồi, Phạm Vân đọc ba câu một vần, thuận như nước chảy; đáng tiếc tôi không nhớ nguyên tác.
Bài thơ Phương Bao đưa cho, Ô Tư Đạo chưa xem vẫn để trên bàn nhưng lại chêm lời:
- Bài thơ có ý hay, vần điệu rõ ràng, song so với ngụ ý của bức tranh thì hơi khiên cưỡng. Bài thơ này khác thường là đúng, chứ nói là kiệt tác thì hơi quá. Ai đọc Lão Tử thì sẽ thấy, "đường sáng mà lại tối, đường tiến mà lại lùi, yên lặng như khuyết tật, đức cao như khe núi, đức rộng mà chưa khắp, tu đức mà cẩu thả, chân thật và thay đổi, trong trắng và ô nhục, phóng túng và eo hẹp. Đại khí vãn thành, đại âm hy thanh, đại tượng vô hình". Đây cũng là bài thơ áp vần, ba câu một điệu. Lưu muốn đạt được như vậy, thực sự khó nhằn. - Nói xong, cúi đầu uống trà.
Bài thơ ba câu một vần điệu của Lưu được Hoằng Lịch tán thưởng, Lưu đắc ý vô cùng, chỉ trong tích tắc ngẫu hứng đã sáng tác được một khổ thơ từ cổ chí kim chưa từng có, nay lại được Phương Bao đưa ra dẫn chứng tuy không phải là nguyên tác đã tỏ ý không phục bởi thể loại này đã có từ lâu rồi, Ô Tư Đạo lại đưa ra Lão Tử để phụ họa thêm. Không nén nổi lòng mình, Lưu Mặc Lâm cười, nói:
- Kinh thi của Lão Tử có thể đọc từng câu một "phóng khoáng mà không gò bó" chẳng khác gì "đại khí vãn thành", đọc liền vài câu lại càng vần điệu. Không biết Ô tiên sinh có nhận xét như thế không?
Ô nghe xong bật cười, nói:
- Tu đức mà cẩu thả, chữ cẩu thả đọc như tiếng mưa rơi, chữ thân có nghĩa cẩu thả ở đây không phải là chữ thân có nghĩa là ăn trộm. Mặc Lâm huynh cố suy nghĩ thì hiểu rõ ngay thôi mà.
Ngẫm nghĩ một lúc lâu sau Lưu mới hiểu, sự thay đổi chữ đồng âm dị nghĩa này, vô hình chung đã kiến giải bốn chữ "đại" có mối quan hệ móc xích với nhau; đang nghĩ làm thế nào để đưa ra câu hỏi hóc búa cho ô, thì Ô bất chợt tiếp lời:
- Xin mượn chiếc quạt của Lưu tiên sinh.
Lưu không giấu nổi vẻ ngơ ngác, đưa cho Ô cái quạt giấy bằng cả hai tay. Ô mở quạt ra, trên quạt viết:
Bút sàng trà qui ỷ song đông
Đồng nhi chử minh sáp tước khổng.
- Hay! Mời Phương Bao huynh xem câu đối này.
Phương Bao lướt qua đã rõ, Lưu viết sai, lẽ ra viết là "trà táo", lại viết sai thành "trà qui", bộ râu chuột của Phương Bao vểnh lên, giật giật:
- Năm nay lão tiên sinh đời thứ tám Hòa Cố ra đối vế ra là: hai chữ "tửu miết" 1, t không đối lại được Nay có "trà qui" 2 đối lại, thật là một vế đối chỉnh được tạo hóa sinh ra.
Ô Tư Đạo lật ngược quạt xem rất lâu, lại hỏi:
- "Tước khổng" là cái gì? Chắc cũng giống như "canh thương", "lao bá" 3?
Mọi người trong nhà thấy ba người đấu thơ, nay gặp cảnh chơi chữ ngược, bất ngờ cười Ồ lên. Suốt thời gian học tập, Lưu Mặc Lâm luôn là "trò lãnh tụ", riêng về luận văn chưa từng chịu thua ai. Điểm mạnh của Lưu là học rộng, phản ứng nhanh nhẹn, cũng có khi dùng sai điển tích, sai rồi vẫn không chịu thua, viện dẫn các tích trong Vĩnh Lạc đại điển. Cả bộ Vĩnh Lạc đại điển rộng như biển cả bao la, ai mà tra cứu hết? Giờ đây Lưu bị mọi người chỉ ra hai chỗ sai viết trên quạt của mình, Lưu xấu hổ, người đổ mồ hôi, mặt đỏ bừng, không đối lại được chữ nào, hận một nỗi không có lỗ hổng nào dưới đất để Lưu chui xuống.
Hoằng Lịch thấy Lưu Mặc Lâm xấu hổ vì thua cuộc, liền an ủi:
- Hôm nay bại trận, không phải là người không giỏi, chẳng qua ngươi gặp phải kình địch mà thôi, hà tất phải buồn rầu?
Ô Tư Đạo bơ phờ tiếp:
- Tứ da nói chí phải. Thú thực, thần năm nay không hiểu rõ ngọn ngành sự việc thần phải gánh chịu, chúng thần cười cái mẹo vặt của Lưu mà thôi, những chữ viết sai trên quạt, e rằng thần viết đè lên chưa kín.
Nói xong, Ô ngả người giương quạt lên đọc:
Lều cỏ dưới ánh hoàng hôn,
Lắng nghe không rõ bài ca đoạn trường.
Cung đàn lắng đọng thê lương,
Mưa sa bão táp kinh hoàng chim ưng?...
Hoằng Lịch nhìn vào quạt, quả nhiên thấy một bài thơ Ô viết chữ dày xít trên mặt trái quạt, trong lúc mọi người chỉ chú ý tới trà qui, tước khổng, không một ai để ý tới Ô, Lịch liền quay sang nói với Lưu:
- Một người khôi hài hoạt bát như thế, nay sao ỉu xìu vậy?
Tới lúc này Lưu mới tĩnh tâm trở lại, Lưu không tiện nói mình đang nhớ Thuấn Khanh, nên miễn cưỡng trả lời:
- Bài thơ này bỉ chức viết trên đường về nhà sau một đợt ứng thí không đậu. Quạt dùng để quạt cho mát, vì thế muốn cho nó có thi vị mùa thu một tí, nên nghĩ sao viết vậy.
- Thảo nào - Văn Giác cười, nói tiếp: - Nghe xong thơ toàn thân nổi gai lên, toàn là gió, mưa, thê lương, quạt lên há chẳng lạnh?
i người cười nói râm ran, thoáng chốc đã đến giờ Dậu.
Ngải Thanh An bước vào, tiến tới gần Hoằng Lịch:
- Bẩm Tứ da, xương gia của nô tài trở về rồi.
Mọi người vội vàng đứng dậy, một tên thái giám đỡ tay Doãn Tường đi vào thư phòng.
- Thôi! Thôi!
Doãn Tường thấy mọi người chuẩn bị hành lễ, vẫy tay lệnh thái giám lui ra, không ngồi xuống ghế, quay sang hỏi Hoằng Lịch:
- Cháu mang thánh chỉ phải không? Thì tuyên chỉ đi!
Lịch vội vàng trả lời:
- Vạn tuế lệnh cháu đến thăm chú Thập tam và Ô tiên sinh. Xin mời chú an tọa, vạn tuế không có ý chỉ đâu ạ.
Hoằng Lịch thuật lại lời dạy của Ung Chính. Doãn Tường nghe xong gật đầu, ngồi xuống ghế thở dài nhẹ nhõm, mặt trắng bệch dần chuyển sang hồng, dáng người mệt mỏi, uống xong bát canh sâm, sắc mặt tươi tỉnh trở lại, quay sang Ô, nói:
- Ô tiên sinh, vạn tuế không tiếp kiến tiên sinh nữa. Những điều tiên sinh dặn, tôi đã thay tiên sinh tấu trình, sức khỏe tôi thế nào chắc ông đã rõ, liệu trụ được mấy ngày? Cho nên ngay khi tan tiệc, tôi cố ý ở lại, vạn tuế bảo sổ sách mật ông đưa cho Bảo thân vương sẽ thay ông chuyển lên. - Ho khan hai tiếng rồi nói tiếp: - Tiên sinh về Kinh hơi muộn một chút, hoàng thượng đã giao cho Tực Tháp và một số người khác thương nghị một số việc đó rồi. Sáng sớm mai tôi phải hộ giá hoàng thượng đến Phong Đài, sau đó đi thăm Đại ca và Nhị ca. Đại ca bị điên, ngay đến bản thân mình cũng không nhận ra, bệnh của Nhị ca giống như bệnh của tôi, sắp không được trọng dụng nữa rồi. Văn Giác sư phụ, một số việc Vạn tuế da đã trao đổi, trước tiên là Niên Canh Nghiêu, nên giữ Niên ở lại Bắc Kinh hay thả ra ngoài. Các ông bàn đi, tôi nghe đây. Trạng thái tinh thần của tôi hiện nay không minh mẫn nữa rồi... Vị nào đây? - ánh mắt Doãn Tường đột nhiên chuyển sang nhìn Lưu Mặc Lâm - Dường như tôi đã gặp ở viện Hàn lâm?
Lưu đột nhiên run bắn người, không ngờ lại được tụ họp ở đây để dự một hội nghị bất thường, sao mình lại tự dẫn thân đến đây? Đang định trả lời, Hoằng Lịch ngồi ở bên cạnh nói luôn:
- Là do cháu đưa đến, trí nhớ của chú Thập tam thật không tồi, ông là Lưu Mặc Lâm, phó tiến sĩ của viện Hàn lâm, tính cách nhanh nhẹn. Cháu nghĩ, Niên đại tướng quân không nên giữ lại Bắc Kinh, nếu ông ta đi sẽ cho Lưu Mặc Lâm tháp tùng, cháu đưa Lưu đến đây để Phương tiên sinh và Ô tiên sinh xem xét.
Nghe tới đây, Lưu cảm thấy mình không thể lường trước được sự việc sẽ đi đến đâu, tốt nhất nên khước từ là hơn, vội khom người kính cẩn thưa:
- Mặc Lâm tôi thư sinh phận mỏng, sức yếu trói gà không chặt, Niên tướng quân là người dao trắng đâm vào, rút ra là dao đỏ, giết người không ghê tay, bỉ chức thì... dùng được việc gì đâu?
Lưu Mặc Lâm định hỏi Doãn Tường mấy câu thật lòng, song nói đến đây dừng lại cười hì hì, mắt nhìn Doãn Tường chăm chú. Doãn Tường chỉ gật đầu, rồi
- Hoằng Lịch đã chọn đúng người, chắc không sai đâu, nhưng mà, Niên Canh Nghiêu vẫn chưa quyết định xong nên ở hay nên đi. Sau khi có quyết định chính thức, đề cử Lưu cũng chưa muộn.
- Chú Thập tam nói rất đúng - Hoằng Lịch mỉm cười quay người sang phía Lưu nói - Tôi đã được xem bức thư của ông viết trên đường trở về kinh thành, không phải là gửi cho cô gái Tô gì gì Khanh đấy chứ? Thế này vậy, ông đi đi, khi nào cần tôi cho người gọi.
Nghe Hoằng nói xong, Lưu liền đứng đậy, khom người chào, đi nhanh ra cửa, vừa ra tới cổng, nhìn thấy Thập thất gia Doãn Lễ dẫn theo một đoàn thái giám tiền hô hậu ủng tiến vào. Lưu Mặc Lâm tránh dạt sang một bên, đợi cho Doãn Lễ đi qua, nhanh như sóc Lưu rời khỏi phủ Kháp thân vương, đi tìm Tô Thuấn Khanh.
Đến Gia Hưng lầu thì trời xẩm tối. Trong lòng Lưu trào dâng một tình cảm đan xen lẫn lộn, vừa xúc động, vừa vui mừng lại vừa thấy thương thương, Lưu bước thấp bước cao hồ hởi đi vào, bỗng ngơ ngác dừng chân: Sao thế này, vừa rời Bắc Kinh có mấy tháng, nơi đây đã sửa thành rạp hát, lầu trên lầu dưới, kèn sáo xếp thành dàn, các ca sĩ đang í a luyện giọng, các cô gái trẻ ăn mặc màu sắc sặc sỡ lên xuống cầu thang líu lô như oanh ca yến hót, nhìn khắp một lượt không gặp một người quen. Đang ngơ ngác, nhìn thấy Ngô Tô Nô nguyên phụ trách phòng trà đã từng theo hầu Tô Thuấn Khanh, mồ hôi mồ kê nhễ nhại đang khiêng một chiếc hòm trang phục, Lưu Mặc Lâm vẫy tay gọi lại, vừa cười vừa chửi:
- Này mụ Ngô! Tiên sư mụ, một số cô nương đâu rồi? Đồ con lừa, tại sao lại sửa thành rạp hát?
- Ồ, Lưu da! - Mụ Ngô đứng lở miệng cười hết cỡ, giơ tay cúi người chào - Xin chào khâm sai đại thần về Kinh! Tháng trước, ngôi lầu này được bán cho Từ da, nay đã thuộc về gia đình lão tướng quốc Từ. Lầu Gia Hưng bị đóng cửa, người của phủ Thuận Thiên bảo có thánh chỉ "tiên nữ hoàn lương", nếu không hoàn lương sẽ đánh thuế nặng gấp đôi. Ma ma nói làm ăn khó khăn, chị em tùy nghi di tản. Người đi làm nha đầu, người đi làm vú nuôi, người thì về quê, người thì mở bát sòng bạc, tan tác phiêu bạt khắp nơi. Lưu da biết không, trên thế gian này có nơi đâu hỗn loạn như ở đây?
Lưu Mặc Lâm cười, nói:
- Tiên nữ hoàn lương, các ả đào là "quí nữ" chắc, chẳng lẽ không bị tăng thuế? Việc này không can gì đến ta. Ta hỏi mụ, Thuấn Khanh hiện giờ ở đâu?
Ngô cười, nói:
- Lưu da, ôi quí nhân, ông đã quên sao? Chẳng phải ông đã thuê nhà cho cô ấy ở phố Bàn Cờ sao? Cô ấy và mụ chủ chứa chuyển đến đó rồi...
Lưu nghe xong, quay người đi luôn, Ngô tiễn chân ra ngoài, miệng vẫn không ngừng làu bàu nói:
- Tăng thuế, chẳng qua chỉ là trò bịp! Thế lực rạp to thì dọa khách, thế lực khách to thì nạt rạp, từ xưa đến giờ vẫn cái lý ấy. Nhóm của Từ da không những không bị thu thuế, mỗi lần phủ Thuận Thiên tụ họp tại đây, còn thưởng vài trăm lạng bạc nữa cơ! Thuế thu được từ đây lại chảy sang chỗ khác...
Lưu Mặc Lâm cười, gật đầu đi ra khỏi cổng, gặp ngay Từ Tuấn. Tuấn mặc áo bào trắng, không thắt lưng, dẫn theo hai hầu trai nhỏ lũn tũn theo sau. Nhìn thấy Lưu, Tuấnười, chắp tay trước ngực, nói:
- Mặc Lâm huynh, lâu quá rồi không gặp, vẫn khỏe đấy chứ? Chinh chiến xa xôi trở về, thật là vất vả!
Lâm thấy Tuấn chân thành, liền cười đáp lễ:
- Tuấn huynh vẫn tinh tế, phong độ như xưa. Đang định đi đâu đấy? Cùng đệ đến chỗ Thuấn Khanh ở phố Bàn Cờ làm vài chén rượu, được không?
- Thôi, thôi! Đệ không dám nếm trái cấm, lại càng sợ mụ tú bà. - Từ Tuấn cười khì khì - Bát da tối nay cho gọi, đệ còn phải biếu mấy quyển sách này. - Quay sang mụ Ngô - Mụ còn đứng đây làm gì, ta có gì bán đâu mà đợi? Còn không nhanh lên cho người chuẩn bị kiệu?
Đến lúc này Lưu mới nhìn thấy hai đầy tớ trai ôm một chồng sách, thò tay ra lấy một cuốn, té ra là Vọng nguyệt lầu thi cảo, vừa mới in xong, mở ra còn thơm mùi mực in. Lưu nói:
- Nghe hát đọc thơ, thật là thanh nhã. Toàn là sách mới, cho đệ mượn một cuốn được không?
- Nói là thơ, kỳ thực trong có cả các bài bình thơ, luận thơ điền vào cho đủ cuốn thôi mà. - Từ Tuấn cười, nói tiếp: - Lưu huynh là đại nhân tài, sách này xem được, tặng Lưu huynh hai cuốn. Có chỗ nào khiếm khuyết, xin huynh chớ chê cười, bí mật bảo đệ, có được không?
Lưu Mặc Lâm vừa bị thất bại trước Phương tiên sinh và Ô tiên sinh, lúc này đâu dám nhận ủy thác? Bèn từ tốn:
- Ba đời nhà họ Từ thi thư, thức uyên thâm hơn người, đệ đâu dám nhận chân phê bình? Sách chắc rất hay, đệ sẽ cố gắng bỏ thời gian đọc.
Nói xong, nhảy lên ngựa chào tạm biệt.
- Chúc đi may mắn!
Từ Tuấn hiểu rất rõ tính cách của Lưu Mặc Lâm, chắc mẩm sẽ có một bài bình thơ hay, hôm nay sao lại khiêm nhường quá vậy, nói năng khiêm tốn chia tay lịch sự, bất giác cảm thấy là lạ, đứng ngây người nhìn Lưu đi khỏi, miệng lẩm bẩm:
- Dù cho Lưu có là ông nọ bà kia, thì khăn xanh cũng đã đội trên đầu rồi!
Ngây người một lát rồi bước vào phủ Bát vương.
Lưu Mặc Lâm tới phố Bàn Cờ trời đã tối hẳn. Mụ chứa thấy Lâm tới, mặt mụ như giãn ra, mụ tất bật bầy biện đồ ăn, thức uống vào phòng Thuấn Khanh, miệng cười, nói liến thoắng:
- Tiểu thư Tô mong chờ mỏi cả mắt, cứ tưởng Lưu da sớm trở về, mãi đến bây giờ mới tới! - Liếc mắt ra hiệu cho Thuấn Khanh, có ý nói: - Tiểu thư, sao buồn rười rượi vậy? Quí nhân đã về, không vui mừng sao? Đêm nay đẹp trời, tiểu thư nên chúc Lưu đại nhân uống vài chén...
Nói xong, khép cửa đi ra. Lưu thấy khóe mắt Thuấn Khanh ngấn lệ, cố gắng nén nước mắt rơi, mắt nhìn ngọn nến như ngây như dại. Lưu cho rằng sự trở về muộn màng của mình đã làm cho Khanh bực mình, nên Lưu bằng lời lẽ ôn tồn gạt quyển sách sang bên cạnh, ôm chầm lấy Thuấn Khanh, mỉm cườ
- Khanh càng giận ta, ta càng yêu Khanh. Ta đã chẳng về đây rồi ư?
- Thiếp đã đi xem nghi lễ đón Niên đại tướng quân. - Tô Thuấn Khanh như con chim non bị thương, im lặng nép mình vào lòng Lưu Mặc Lâm, tiếng nói thì thầm như từ xa vọng tới, song rất rành rọt. - Thiếp cứ tưởng chàng cùng với Bảo thiên tuế cùng đại tướng Nghiêu...
Lưu chột dạ, bỗng nhiên nhớ tới lời nói vừa rồi của Hoằng Lịch, mình có thể phải đi Tây Tạng - Ninh Hạ cùng với Niên Canh Nghiêu? Song họ đang ở giữa ngã ba đường, chưa quyết định cụ thể, Lưu lờ mờ hiểu ý tứ sâu xa là gì rồi. Sau khi mình đi, Thập tam bối lặc phủ lúc đó có mấy người đang bàn bạc gì đó? Lưu càng nghĩ càng không lý giải được, mông lung, lòng rối như tơ vò... Thẫn thờ một lúc lâu sau, Lưu mới trở lại trạng thái bình thường, vuốt ve mái tóc của Thuấn Khanh, nhè nhẹ hôn lên trán Khanh một cái, cười nói:
- Đây là chuyện quốc gia đại sự, Khanh nói chuyện đó làm gì, ta đây thôi!
Vừa nói, tay vừa luồn vào trong áo con của Khanh, xoa vào làn da mềm mại âm ấm, lướt qua bầu vú tròn trịa núm cau, bàn tay từ từ luồn xuống dưới...
- Trên người thiếp còn... - Thuấn Khanh đột ngột đẩy Lưu ra, cựa mình đứng dậy, đóng lại cúc áo ngơ ngác một lúc rồi nói - Tối nay không được!... Chờ... sau này.
Lưu thấy Khanh đột nhiên đứng dậy, không hiểu tại sao, bèn nói:
- Không ưng thì thôi. Ta cứ tưởng con rệp nào đó đốt nàng, mới chỉ vuốt ve một tí, có gì ghêớm lắm đâu? Qua bao đêm trường xa cách, đơn côi lẻ bóng, thật là đáng tiếc.
Tô Thuấn Khanh nhìn Lưu Mặc Lâm chăm chú, dường như muốn in hình bóng chàng vào trong trái tim mình, lát sau thắp mấy nén nhang cắm lên bàn thờ nói:
- Chàng là người nổi tiếng, tài tử giai nhân, chuyến đi xa cách ngàn trùng, chắc chàng đã sáng tác được bài thơ hay, chàng lấy ra đi, thiếp hát cho chàng nghe, được không?
Lưu đưa bài thơ cho Khanh, giọng lạc đi:
- Kể từ hôm nay không được nhắc tới hai chữ tài tử nữa, ta chỉ là ếch ngồi đáy giếng! Bài thơ ta viết câu dài câu ngắn, nó thay ta bộc bạch lòng mình... - Lưu chợt nhớ tình cảnh của mình khi ở phủ Kháp thân vương, nói tiếp - Từ giờ trở đi Lưu Mặc Lâm ta không dám coi thường nhân sĩ trong thiên hạ nữa.
Ngược lại, Thuấn Khanh không cười Mặc Lâm, nàng dường như không mấy để ý tới lời nói của Lưu. Nàng lặng lẽ nhận lấy cái quạt, chăm chú nhẩm đọc bài thơ, hỏi:
- Rất giống bài thơ viết trên tường quán trọ, đúng không?
- Đúng, ta đã viết bài thơ này lên tường một quán trọ ở Thiểm Châu.
- Chàng tháp tùng Bảo thiên tuế, sao lại phải ngủ trọ?
- Bảo thiên tuế thích đi chơi đêm một mình, ta đi theo để bảo vệ.
Thuấn Khanh im lặng một lúc lâu, nghi ngại hỏi
- Là... của thiếp?
Lưu bật cười khanh khách, nói:
- Cũng là hồi tưởng lại chuyện trong năm đó, trong Khanh có ta, trong ta có Khanh mà... thôi, sao nàng toàn hỏi chuyện này chuyện nọ để làm gì, sẵn có cơm rượu, ta uống rượu, Khanh hát đi!
Thuấn Khanh mở hết cỡ quạt giấy, để lên bàn, nói:
- Đã là của thiếp, thiếp toàn quyền sử dụng. Sau khi chàng đi, thiếp ở nhà cũng có viết một bài hát, nội dung bài hát này rất sinh động, luyện xong thiếp sẽ hát cho chàng nghe.
Nói xong, chỉnh lại dây đàn, lấy lại âm thanh, rủ rỉ hát:
Hỡi ôi! Chàng từ vạn dặm trở về đây
Vẫn mái nhà xưa, tường hoen vết lở
Biết tìm nơi đâu, người tình cũ...
Thiếp mảnh mai yếu liễu đào tơ
Như mầm non mới nhú, sao kham nổi bão tố phong ba
Đắng cay... lầu, giấc mộng tàn phai,
Nước như vô tình, ngày nối ngày chảy
Cô đơn giận hờn biết thổ lộ cùng ai?
Quyên sinh bên bờ đá, thiếp mãi là... của chàng!
- Nhân diện đào hoa đang ở đây, còn phải tìm đâu nữa? - Lưu tợp một ngụm rượu, cười - Chỉ buồn không đâu thôi, buồn có gì là xấu? Nàng là tài nữ, ta tự nhận là ngu trai!
Nói xong, ngửa cổ, một hơi cạn chén rượu. Thuấn Khanh đi tới, rót đầy chén rượu xong, quay người nâng cây đàn tỳ bà, thử lại dây, chân lướt nhẹ trên đất như múa, ngón tay nảy trên phím đàn, mắt nhìn vào nơi xa xăm, giọng ca như vút lên.
Đêm đông giá rét buốt xương, ta vẫn biết:
Đời tạo hóa đông qua xuân tới,
Đông qua rồi, sao xuân mãi chưa sang?
Tuyết vẫn rơi, vẫn rơi trên nhành cây ngọn lá,
Từng hạt trắng ngần như giọt nước mắt thiếu nữ Lạc Dương,
Làm tan tuyết hòa vào dòng suối, bồi hồi nhớ ai?
Thiên Đài mênh mang, Ngưu Lang đang ở đâu giữ trọn đời hoa đào nư&# biếc xanh?
Lưu Mặc Lâm vừa nghe hát vừa uống rượu, ngà ngà say, qua lời bài hát, chàng thấy mình như người có lỗi, ruột gan cồn cào, Lưu lắc lắc đầu, người như tỉnh lại, ôn tồn hỏi:
- Nàng... nàng tối nay... sao thế? Xảy... xảy ra chuyện gì rồi?
- Đâu có - Tô Thuấn Khanh cố ghìm rơi nước mắt, ngồi xuống bên cạnh Lưu, rót một cốc rượu to đầy cho Lưu, nghẹn ngào khuyên - Lưu lang của thiếp, chàng uống hết cốc rượu này đi.
- Ngưu lang? - Lưu Mặc Lâm say bí tỉ, nói - Lại không có cái gì... Vương mẫu nương nương... cách cái gì... Ngân Hà? Ồ... Khanh bảo Ngưu uống cạn cốc rượu này hả...
Càng nói, càng nghe không rõ, phút chốc đã nghe thấy tiếng ngáy to như sấm. Tô Thuấn Khanh cởi giày cho Lưu, nhẹ nhàng nâng đôi chân lên giường, bón cho Lưu hai thìa nước pha thuốc giã rượu. Lưu như ý thức được, chép chép miệng, quay người vào phía trong tường, ngủ say như chết. Tô Thuấn Khanh ngồi xuống, tựa lưng vào thành giường ngắm nhìn tình nhân đang ngủ.
Đêm đã khuya lắm rồi, trời tháng năm oi nồng, không một gợn gió, không một tiếng côn trùng, không một tiếng chim kêu, từ nơi xa thỉnh thoảng vọng lại tiếng ếch kêu ộp, ộp bên bờ ao nào đó, đêm càng về khuya, càng yên tĩnh đến lạ lùng. Trên trời, mặt trăng tròn vành vạnh xuyên qua đám mây trắng bồng bềnh, bay bay, ánh trăng lúc mờ, lúc tỏ chiếu xuống các mái nhà nhấp nhô, chiếu lên mặt nước ánh lên màu ánh bạc, chiếu lên cây cối, dưới bóng cây, ánh trăng như huyền ảo, lúc ẩn lúc hiện, ánh trăng chiếu lên ghế đá, bể cá vàng, chậu hoa cây cảnh, hòn non bộ, tất cả như đang nhảy múa, như đang nhe nanh, giương vuốt nuốhửng những người không phòng bị.
Tiếng súng nổ hòa lẫn tạp âm từ nơi xa, xuyên qua màn đêm, run rẩy vọng tới làm Thuấn Khanh choàng tỉnh. Nàng từ từ đứng dậy, dưới ánh ngọn nến sắp tàn, lặng lẽ đi lại, ánh mắt đờ đẫn dường như xuyên qua màn đêm tới một nơi vô định xa xa. Miệng lẩm bẩm như tự nói với chính mình:
- Thân thể mình hạ đẳng, chẳng lẽ trái tim mình cũng hạ đẳng sao? Bảy tuổi tang mẹ, mười tuổi tang cha, tuổi còn xanh đã phải bán thân nuôi miệng... mình vẫn là đứa con ngoan... Mẹ là một ả đào tuổi thơ của mình giống như tuổi thơ của mẹ, cùng mắc bệnh tương tư, song mẹ không đến nỗi phải bán thân... Mặc Lâm, lúc hiến dâng cho chàng, mình là một thiếu nữ trong trắng... Mình ham đọc sách, hát hay múa giỏi, cầm kỳ thi họa đều hay, mình là tài nữ... Hoàng thượng có chỉ xóa bỏ lầu xanh... Mình vẫn có thể cùng chàng chung sống, là nhất phẩm phu nhân... - Nàng xiêu vẹo đi ra cửa sổ, ánh sáng ban mai soi lên bầu má xanh xao của nàng -... Giờ đây còn gì nữa đâu? Ngưu Lang chỉ cần một Chức Nữ trong sạch! Mình... - Nàng cười đau khổ - Có ai ngờ Tô Thuấn Khanh lại như ngày nay, không phải quỉ cũng chẳng thành người, trái tim nặng như đá mà cũng mỏng manh như tờ giấy. Từ Tuấn! Ta sẽ không tha cho ngươi đâu dưới âm ty ta sẽ hỏi tội mi!
Tô Thuấn Khanh quay lại bên bàn, tay với lấy cái quạt Hai chữ trà qui dưới ánh nến như đang nhảy múa, đâm vào trái tim nàng, như chọc vào mắt nàng, nàng bĩu môi, im lặng, đưa cái quạt vào ngọn nến, chờ quạt cháy hết mới bỏ đi. Thuấn Khanh mở hộp nữ trang, lấy ra một gói giấy nhỏ, run rẩy đổ thuốc vào chén rượu, hòa nước cho tan, đưa ánh mắt lưu luyến nhìn Lưu Mặc Lâm đang ngon giấc, ngẩng cổ lên nuốt hết chén thuốc, nén chịu cơn đau dữ dội, ngã vật xuống giường ngay cạnh Mặc Lâm. Bụng đau, toàn thân co giật, đến lúc chết hẳn không một tiếng r
Khi mặt trời lên cao ba con sào Lưu mới tỉnh dậy, mồm miệng khô đắng, gọi mang nước. Sau mấy tiếng gọi liên tục, không nghe thấy ai trả lời, bèn ngồi hẳn dậy, đầu hơi choáng váng, nhìn thấy Thuấn Khanh nằm ngay trước giường, cười nói:
- Ngủ gì mà say như chết vậy? Rơi từ trên giường xuống mà vẫn không tỉnh?
Lưu gọi tiếp hai câu nữa, vẫn không thấy ai trả lời, tới lúc này Lưu mới thấy mình có điều gì đó không phải, cúi xuống xỏ giày, thấy Thuấn Khanh mắt nhắm nghiền, da mặt trắng bệch, hai hàm răng cắn chặt rỉ máu. Lưu kinh hãi, sờ tay vào mũi, xem mạch, tất thảy im lặng.
- Thuấn Khanh! - Lưu đau khổ gào lên, ra sức lay gọi một cơ thể mềm nhũn - Khanh! Khanh ơi, dậy đi! Tỉnh dậy đi Khanh ơi! Nàng sao vậy, Khanh? Ô hô, Khanh của ta tỉnh lại đi... - Lưu ôm lấy xác Khanh như người mộng du đi lại trong phòng, liên tục gọi tên Khanh - Khanh tỉnh lại đi... ô... hô, tối qua nàng định nói gì, sao không nói cho ta hay? Ta định hỏi nàng... tại sao ta lại không hỏi nàng cặn kẽ - Lưu vừa nói vừa khóc, nghe tiếng khóc, mụ tú bà đẩy cửa bước vào, kinh hãi đứng chết lặng giữa cửa. Lưu đặt thi thể Khanh lên giường, như người điên nhảy bổ vào mụ chủ chứa, túm lấy ngực rít lên - Đồ chó, thằng nào làm nhục Thuấn Khanh? Nói! Không nói tao giết? Không, ta đưa ngươi tới phủ Thuận Thiên, bắt ngươi cưỡi lừa gỗ, chặt đầu ngươi! Mụ nói đi, ta có dám làm không? Ta có dám làm không?
Mụ chủ chứa bị Lưu bóp chặt như nghẹt thở, thấy sắc mặt Lưu Mặc Lâm dữ tợn, chân tay bủn rủn, ánh mắt vằn tia máu đỏ đang trừng trừng nhìn mụ, mụ chết lặng, mãi sau mới ấp úng:
- Lưu đại nhân, đừng... Việc này không liên can gì đến bà già này... đại khái là...
- Hả?
- Đại khái là... Từ đại nhân...
Lưu buông tay, đẩy mụ ra xa, mím môi suy nghĩ, tin ngay lời nói của mụ. Chẳng nói chẳng rằng, Lưu đùng đùng bước ra khỏi cửa, nhưng rồi dừng lại nghĩ, giờ này nhất định Từ Tuấn đang ở phủ Liêm thân vương. Lưu gọi gia nhân chuẩn bị ngựa. Ngựa dắt ra giữa sân, Lưu nhảy phắt lên lưng ngựa, vung roi. Ngựa hí lên một tiếng, tung vó chạy về hướng cửa Triêu Dương.
--------------------------------

1

2

3
Bình rượu hình con ba ba.
Ấm trà hình con rùa.
Đọc chính xác là: Khổng tước, thương canh, lao bá.
Khổng tước: chim công, chim khổng tước
Thương canh: chim hoàng li.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI