1977
Chương 13
Tháng Tám Năm 1977

    
AI THẰNG ĐANG ĐI TRÊN ĐƯỜNG RAY, DUKE MADISON ĐÚT TAY TRONG TÚI ÁO JACKET DA NÓ MUA Ở GOODWILL, Paul sút những viên đá văng vào thanh ray. Có tiếng còi tàu rít lên phía xa. Trong sự im lặng đồng thuận, hai đứa bước lên rìa đường ray, bàn chân vẫn còn đang đặt trên thanh ray hướng Tây, cố giữ thăng bằng. Đoàn tàu mất một lúc lâu mới chạy đến gần, đường ray dưới chân hai đứa rung lên bần bật, đầu máy nhỏ như một cái chấm, rồi cứ dần to và thẫm hơn, người lái tàu kéo còi inh ỏi. Paul nhìn Duke, mắt thằng này long lên trước sự liều lĩnh và hiểm nguy, và cảm thấy sự phấn khích đang trào dâng trong từng thớ thịt của chính mình, mạnh đến gần như không chịu nổi, đoàn tàu tiến lại càng lúc càng gần hơn, tiếng còi lanh lảnh vang vọng khắp những con phố quanh đó và xa hơn nữa. Có ánh đèn cùng người thợ máy thấp thoáng sau ô cửa sổ cao, tiếng còi lại vang lên, cảnh báo. Đoàn tàu lại gần hơn nữa, gió từ động cơ ép đám cỏ dại ngã rạp xuống đất, nó chờ đợi, mắt nhìn thằng Duke, thằng này đang đứng thăng bằng trên thanh ray bên cạnh, rồi đoàn tàu lao tới, gần như sắp cán nát hai đứa. Chúng vẫn cứ đợi, và Paul nghĩ có lẽ nó chẳng bao giờ nhảy ra nổi. Thế mà nó làm được, nó đã đứng giữa đám cỏ dại còn đoàn tàu phóng qua vùn vụt chỉ cách mặt nó gang tấc. Trong tích tắc khuôn mặt người lái tàu hiện ra, sốc đến tái nhợt, và rồi đoàn tàu – tối và sáng, tối và sáng – khi các toa tàu nối nhau chạy xa dần, ngay cả gió cũng tan biến.
Duke, đứng cách một bước chân, ngồi ngửa mặt lên bầu trời u ám.
“Mẹ,” nó nói. “Phê thật.”
Hai thằng phủi sạch người và dắt nhau về nhà Duke, một căn nhà nhỏ ngay kề đường ray. Nơi Paul sinh ra ở ngay gần đây, cách chừng vài phố, mặc dù mẹ thỉnh thoảng vẫn lái xe đưa nó tới để xem cái công viên nhỏ với vọng lâu và ngôi nhà đối diện nơi nó đã sống khi mới chào đời, mẹ không thích nó lai vãng ở khu vực này hay đến nhà Duke chơi. Nhưng chết một nỗi, bà chẳng kè kè mãi ở bên cạnh nó được, và miễn là bài tập về nhà được hoàn thành, đã xong, cắt cỏ và tập piano một tiếng đồng hồ, cũng xong nốt, thế là thằng bé được tự do.
Những gì mẹ không thấy sẽ không làm bà đau lòng. Những gì bà không biết.
“Lão ta chắc sôi tiết lắm nhỉ,” Duke nói. “Lão lái tàu ấy.”
“Ờ,” Paul nói. “Tức lộn mề ấy chứ.”
Thằng bé thích chửi thề, và ký ức về làn gió nóng phả lên mặt nó, cơn gió làm dịu bớt, dù chỉ trong giây lát, cơn thịnh nộ âm thầm trong lòng nó. Nó đã chạy dọc bờ biển buổi sáng hôm ấy ở Aruba với trái tim thảnh thơi, cảm giác khoan khoái khi lớp cát ẩm trải dài sát mép nước dịu dàng áp lên gan bàn chân nó, khiến bắp chân thêm săn chắc. Khoan khoái, còn vì chuyến đi câu cùng với bố đã thất bại. Bố nó thích câu cá, thích ngồi hàng tiếng động hồ im lặng trên thuyền hoặc trên bến, quăng dây câu đi rồi lại quăng lại và – chốc chốc – lại điểm một pha kéo cá gay cấn. Paul cũng đã từng yêu thích trò chơi đó, khi còn bé, không hẳn là vì những nghi thức của việc câu cá mà vì cơ hội được ở bên bố. Nhưng khi nó lớn hơn, những chuyến đi câu dần biến thành cái gì đó như là nghĩa vụ, giống như một số việc khác bố nó đã vẽ ra vì ông không nghĩ được thứ gì khác để làm. Hay có lẽ vì việc đó sẽ khiến hai bố con gắn bó hơn; Paul nghĩ chắc bố đã đọc được điều đó trong một cuốn cẩm nang dành cho các bậc cha mẹ. Nó ngộ ra được thực tế của cuộc sống từ một chuyến đi nghỉ, ngồi chết gí trên thuyền giữa một cái hồ ở Minnesota trong khi bố nó, da đỏ au lên vì cháy nắng, thao thao về quá trình sao chụp ảnh. Dạo gần đây, tương lai của Paul là chủ đề ưa thích của bố, những ý tưởng của ông trong mắt nó cũng chả thú vị hơn cái mặt nước phẳng lặng lấp lánh đang trải dài trước mặt là mấy.
Thế nên thằng bé sung sướng được chạy dọc bờ biển, nó thấy trong lòng thư thái, và ban đầu cũng chẳng nghĩ ngợi gì khi thấy đống quần áo vương vãi trước một trong những ngôi nhà gỗ nhỏ nằm cách xa nhau, nén mình dưới rặng phi lao. Nó thản nhiên chạy vụt qua, hoàn toàn chú tâm vào những sải chân nhịp nhàng, toàn bộ cơ bắp ngân lên trong một khúc nhạc giúp nó giữ vững nhịp chạy cho đến tận mỏm đá. Sau đó nó dừng lại, đi lòng vòng một chút rồi chạy về, khoan thai hơn. Đống quần áo bị xô lệch đôi chút: ống tay áo sơ mi đang bay phần phật trong gió biển, và những con chim hồng hạc, nhuốm một màu hồng rực rỡ, nhảy nhót trên nền ngọc lam tối sẫm. Thằng bé chạy chậm lại. Đây có thể là áo của bất kỳ ai. Nhưng có lần mẹ nó đã thích một chiếc như thế. Hai mẹ con đã cười bò khi nhìn thấy chiếc áo trong một cửa tiệm bán đồ lưu niệm cho khách du lịch dưới thị trấn; mẹ cần lên, vẻ thích thú, và mua áo như một trò đùa.
Như vậy, có thể có tới hàng trăm, hàng ngàn cái áo giống hệt như thế ở quanh đây. Tuy vậy, thằng bé vẫn cúi xuống nhặt lên. Bộ đồ bơi của mẹ nó, những mảnh bé tí màu da và không thể nhầm lẫn được, rơi ra từ ống tay áo sơ mi. Paul đứng lặng người, không cử động nổi, như thể nó vừa bị bắt quả tang đang ăn trộm, như là có một chiếc máy ảnh đã chụp lại và đóng đinh nó một chỗ. Nó thả rơi chiếc áo sơ mi, nhưng vẫn chẳng thể nhúc nhích một li. Cuối cùng, nó bắt đầu bước đi, và chạy về căn nhà gỗ cả nhà đang ở như để tìm kiếm một nơi ẩn náu. Thằng bé đứng trên ngưỡng cửa, cố lấy lại bình tĩnh. Bố vừa chuyển bát cam lên quầy. Ông đang sắp xếp lại mấy tấm ảnh trên chiếc bàn gỗ lớn. Sao thế con? Ông ngẩng đầu hỏi nhưng Paul không nói nên lời. Nó đi về phòng và đóng sầm cửa lại, không thèm ngước lên, thậm chí cả khi bố tới gõ cửa.
Hai tiếng sau mẹ về, miệng ngâm nga, chiếc áo sơ mi in hình những con hồng hạc được gài ngay ngắn trong quần soóc màu nâu nhạt. “Mẹ nghĩ là mẹ sẽ đi bơi một chút trước khi ăn trưa,” bà nói, như thể mọi chuyện vẫn bình thường. “Con đi không?” Thằng bé lắc đầu và thế đấy, điều bí mật, bí mật của nó, bí mật của mẹ và giờ là của nó, đứng chắn giữa họ như một bức màn.
Bố cũng có những bí mật, một cuộc sống diễn ra tại nơi làm việc hoặc trong buồng tối, và Paul đã cho rằng chuyện đó là hoàn toàn bình thường, gia đình nào cũng thế cả, cho đến khi thằng bé bắt đầu lê la với Duke, một tay chơi piano cừ khôi nó gặp trong phòng tập nhạc vào một buổi chiều. Gia đình Madison không được dư dả lắm, mỗi bận tàu chạy tới gần cả ngôi nhà rung lên bần bật còn cửa sổ thì lạch cạch trên khung lúc tàu đi qua, và bà mẹ thằng Duke thì từ thuở bé tới giờ chưa được đặt chân lên máy bay. Paul biết nó nên thông cảm với bà, cả bố mẹ nó cũng sẽ vậy thôi; bà có năm đứa con và một ông chồng làm việc trong nhà máy General Electric, lương bổng bèo bọt lắm. Nhưng bố Duke lại thích chơi bóng với lũ con trai ông, tối tối ông về nhà vào đúng sáu giờ sau khi tan ca, và mặc dù ông cũng không nói nhiều hơn bố Paul là mấy, ông vẫn luôn có mặt ở nhà, còn nếu không, họ vẫn luôn biết phải tìm ông ở đâu.
“Thế mày thích làm gì?” Duke hỏi nó.
“Chịu,” Paul nói. “Mày?” Đường ray kim loại vẫn đang kêu rù rù. Paul tự hỏi không biết đoàn tàu sẽ dừng lại ở đâu. Tự hỏi có ai nhìn thấy nó đứng trên mép đường ray, gần đến độ có thể giơ tay ra là chạm vào một toa tàu đang chuyển động, gió luồn vào tóc nó, khiến mắt nó cay sè không. Và nếu có thấy, họ sẽ nghĩ gì nhỉ? Những hình ảnh vụt qua ô cửa sổ trên tàu giống như một chuỗi ảnh tĩnh: cái nọ nối tiếp cái kia; một cái cây, phải rồi; một tảng đá, phải rồi; một đám mây; phải rồi; chẳng cái nào giống cái nào cả. Và một thằng bé, chính nó, đầu ngật ra phía sau, cười lớn. Rồi lại biến mất. Một bụi cây, những đường dây điện, con đường loang loáng.
“Ê làm vài hiệp bóng rổ đê.”
“Thôi.”
Hai đứa thả bộ dọc đường ray. Khi đã đi qua vườn Rosemont và bị vây quanh bởi những bụi cỏ cao, Duke dừng lại, sục sạo trong túi chiếc áo khoác da. Đôi mắt nó màu xanh lục, điểm chút xanh dương. Giống như thế giới này, Paul thầm nghĩ. Đôi mắt Duke là thế đấy. Giống như khi ta đứng từ mặt trăng nhìn xuống trái đất vậy.
“Nhìn đây,” nó nói. “Tuần trước ông anh họ Danny cho tao cái này.”
Đấy là một cái túi nhựa bé tí chứa đầy những mẩu vụn khô màu xanh lục.
“Gì đấy,” Paul hỏi, “cỏ khô à?” Vừa nói khỏi mồm thì Paul đã hiểu ngay, nó đỏ bừng mặt xấu hổ, sao nó lại gà thế chứ lại.
Duke cười, tiếng cười  vang vọng trong không gian tĩnh lặng, trong tiếng xào xạc của cỏ dại.
“Phải, khỉ ạ, cỏ đấy. Mày đã phê thuốc bao giờ chưa?”
Paul lắc đầu, tự nhiên choáng váng.
“Không nghiện đâu mà mày lo. Tao thử hai lần rồi. Phê như con tê tê. Thật đấy.”
Bầu trời vẫn xám xịt, gió luồn qua những tán lá, phía xa xa một hồi còi tàu nữa vang lên.
“Tao sợ đếch gì,” Paul nói.
“Ờ. Có quái gì mà sợ,” Duke nói. “Mày muốn thử không?”
“Thử chứ.” Nó nhìn quanh. “Nhưng ở đây thì không được.”
Duke cười. “Thế mày nghĩ ngoài này thì có ai bắt được bọn mình nào?”
“Nghe kìa,” Paul nói. Hai đứa dỏng tai lên, ngay sau đó đoàn tàu hiện ra, tiến lại từ hướng đối diện, một chấm nhỏ mỗi lúc một lớn dần, tiếng còi rít lên xé toạc không gian. Hai thằng nhảy khỏi đường ray và đứng đối mặt với nhau từ hai phía của thanh ray kim loại.
“Về nhà tao đi,” Paul hét lên, khi đoàn tàu chạy lại gần. “Không có ai ở nhà đâu.” Nó hình dung ra cảnh hai đứa nằm hút hít trên chiếc sofa vải hoa mẹ nó mới mua và cười lớn. Rồi đoàn tàu lao vụt qua hai thằng; có tiếng xình xịch rồi im lặng, xình xịch rồi im lặng, của những toa tàu nối nhau chạy qua. Nó thoáng nhìn thấy Duke trong tích tắc, giống như những tấm ảnh được treo trong buồng tối của bố, tất cả khoảng khắc trong cuộc đời ông chẳng khác gì những hình ảnh vụt qua khi nhìn từ trên tàu. Bị giữ lại và chớp lấy. Ào ạt và tĩnh lặng. Như thế này.
Hai đứa về nhà Duke rồi nhảy lên xe đạp, đi qua đường Nicholasville rồi luồn lách qua khu lân cận để đến nhà Paul.
Cửa đã khóa, chìa được giấu dưới phiến đá ốp sơ sài ngay cạnh bụi đỗ quyên. Không khí trong nhà ấm áp, hơi xông lên mùi ẩm mốc. Trong khi Duke gọi về nhà để báo về muộn, Paul mở cửa sổ, một làn gió nhẹ ùa vào khẽ lay động những tấm rèm do chính tay mẹ nó may. Dạo trước khi đi làm, cứ hàng năm mẹ lại bài trí lại cả ngôi nhà. Nó còn nhớ cảnh mẹ khom lưng bên máy khâu, miệng nguyền rủa khi lớp vải lọc đang may dở bị rách và đùn lại một đống. Mấy tấm rèm này màu kem, bên trên in hình khung cảnh nông thôn có màu xanh sẫm hợp tông với giấy dán tường kẻ sọc đậm. Paul nhớ nó đã ngồi bên bàn nhìn đăm đăm, như thể những hình ảnh người sẽ bất thần cử động, bước ra khỏi ngôi nhà, chỉnh lại xống áo rồi vẫy chào tạm biệt.
Duke gác máy và nhìn quanh. Rồi nó huýt sáo. “Ái chà,” nó nói. “Mày giàu thật đấy.” Nó ngồi xuống bàn ăn và trải một mẩu giấy mỏng hình chữ nhật ra. Paul nhìn theo, như bị thôi miên, trong khi Duke rắc một dải cỏ xơ xác lên, rồi quấn lại thành một điếu trằng mỏng dính.
“Đừng hút ở đây,” Paul nói, đến phút cuối cùng nó bỗng thấy bất an. Hai thằng ra ngoài và ngồi trên những bậc thang cửa hậu, đốm lửa màu cam lóe sáng trên đầu điếu thuốc, đưa đi đưa lại giữa chúng. Ban đầu Paul chẳng cảm thấy gì khác lạ. Trời bắt đầu lắc rắc mưa, rồi tanh, và sau một lúc – chẳng rõ là bao lâu nữa – nó nhận ra mình đang nhìn chằm chằm vào giọt nước rơi trên vỉa hè, ngắm nghía giọt nước chầm chậm lan ra, hòa vào một giọt khác rồi tuột khỏi bờ hè rơi xuống đám cỏ. Duke đang cười sằng sặc.
“Ối giời ôi, mày nhìn lại mày xem,” nó nói. “Mày đã bao giờ say thuốc chưa thế hử!”
“Mặc xác tao, thằng chó,” Paul nói, rồi nó cũng bắt đầu cười phá lên.
Đến một lúc nào đó hai thằng đi vào nhà, nhưng không phải trước khi trời đổ mưa trở lại, cả hai ướt như chuột lột và rét run người. Mẹ đã để sẵn một nội thịt hầm trên bếp nhưng Paul bỏ qua. Thay vào đó, nó mở một lọ dưa muối và một lọ bơ đậu phộng, tiếp đến Duke gọi một chiếc pizza. Paul lấy cây đàn ghi ta rồi hai đứa vào phòng khách, ở đó có kê chiếc đàn piano, để chơi vài bản. Paul ngồi nơi mép gờ trên phần nhô lên phía trước lò sưởi rồi bấn vài phím, sau đó ngón tay nó lại lướt theo giai điệu quen thuộc của những bản nhạc Segovia viết mà tối qua nó vừa chơi: “Estudio” và “Estudio Sin Luz”. Tựa đề của chúng khiến thằng bé nghĩ đến bố, cao và lặng lẽ, khom người trên chiếc máy phóng ảnh trong buồng tối, cái này tương phản với cái kia, và giờ từng nốt nhạc đã được đan cài vào cuộc sống của chính nó, vào cái không khí tĩnh lặng bao trùm ngôi nhà và kỳ nghỉ ở biển, cùng những lớp học với ô cửa sổ cao vút ở trường. Paul chơi nhạc, cảm giác như mình được nâng lên, sóng tràn tới và nó cưỡi sóng, nó đang tạo ra âm nhạc và rồi nó chính là âm nhạc, âm nhạc đưa nó lên cao mãi, cao mãi, đến tận đỉnh ngọn sóng.
Khi nó chơi xong, xung quanh im ắng trong chốc lát rồi Duke gật gù, Mẹ kiếp, hay thật đấy! Duke dạo một lượt trên chiếc đàn piano và bắt đầu chơi lại bản nhạc đã trình bày trong đêm diễn tấu, bản March of the Trolls của Grieg, với tất cả sinh lực và niềm hạnh phúc ám muội của tác phẩm này. Duke chơi xong lại đến lượt Paul, cả hai không hề nghe thấy tiếng chuông cũng như tiếng gõ cửa; đột nhiên anh chàng giao bánh pizza đã đứng lù lù trên ngưỡng cửa rộng mở. Khi ấy trời đã nhá nhem tối, một cơn gió u ám tràn vào nhà. Hai đứa xé hộp giấy ra và ngốn ngấu, không kịp nếm thấy vị gì, mặc kệ lưỡi bỏng rát. Paul cảm thấy thức ăn trôi dần xuống bụng, kéo trì nó xuống như một tảng đá. Nó ngước nhìn qua những cánh cửa kiểu Pháp ra bầu trời xám xịt ảm đạm bên ngoài, rồi nhìn mặt Duke, xanh xao đến nỗi mụn nhọt nhìn cứ nổi bần bật lên, món tóc sẫm rủ xuống trán, một vệt nước xốt đỏ lem nhem trên môi.
“Mẹ kiếp,” Paul nói. Nó áp bàn tay lên mặt sàn ốp gỗ sồi, mừng rỡ vì thấy sàn nhà vẫn ở chỗ cũ và nó đang nằm trên đó, căn phòng xung quanh vẫn hoàn toàn nguyên vẹn.
“Chẳng phải đùa,” Duke tán đồng. “Vài ba chuyện. Mấy giờ rồi nhỉ?”
Paul đứng dậy và đi về phía chiếc đồng hồ quả lắc trong phòng nghỉ. Vài phút hoặc vài giờ trước đó, hai thằng còn đứng trước chính cái đồng hồ này, cười ngặt nghẽo khi mỗi giây trôi đi, một khoảng thời gian vụt qua giữa hai giây đồng hồ. Giờ đây tất cả những gì Paul có thể nghĩ đến là bố, người luôn dừng lại để chỉnh đồng hồ đeo tay của ông theo chiếc đồng hồ này mỗi sáng, ngước lên nhìn qua chiếc bàn phủ đầy những ảnh, và trong lòng nó tràn ngập một nỗi buồn đau. Nó quay lại nhìn buổi chiều tà, thấy chiều đã tàn, tụ lại thành một vệt ký ức không lớn hơn giọt mưa, và bầu trời gần như tối đen.
Chuông điện thoại reo. Duke vẫn đang nằm thẳng cẳng trên tấm thảm ngoài phòng khác, và dường như phải mấy hàng tiếng đồng hồ Paul mới nhấc điện thoại lên nổi. Là mẹ.
“Con yêu à,” bà nói, giữa tiếng ồn ào và đồ bạc lanh canh. Nó hình dung ra mẹ mặc bộ vest công sở, có lẽ là bộ màu xanh sẫm, tay lùa qua mái tóc ngắn, lấp loáng bóng mấy chiếc nhẫn. “Mẹ phải đưa khách hàng đi ăn tối. Khách hàng ở IBM đấy, quan trọng lắm. Bố đã về chưa? Con ổn không?”
“Con làm xong vài tập về nhà rồi,” nó đáp, ngắm nghía chiếc đồng hồ quả lắc, vừa mới đây thôi trông còn buồn cười tệ. “Con đã tập đàn rồi. Bố chưa về.”
Một khoảng im lặng. “Bố hứa là sẽ về cơ mà nhỉ,” mẹ nói.
“Con ổn mà,” nó nói, nhớ lại đêm qua, nó đã ngồi trên bậu cửa sổ và định nhảy xuống như thế nào, rồi nó rơi trong không trung; và tiếp đất với một tiếng bịch nhẹ, chẳng ai nghe thấy. “Tối nay con không đi đâu cả đâu,” nó nói.
“Mẹ không biết nữa, Paul. Mẹ lo cho con lắm.”
Thế thì về nhà đi, nó muốn nói thế, nhưng phía bên kia đầu dây những tiếng cười rộ lên rồi lắng xuống, vỡ tan như sóng. “Con ổn mà,” nó nhắc lại.
“Con chắc chứ?”
“Chắc ạ.”
“Ừm, mẹ không biết nữa.” Bà thở dài, che ống nghe, nói với ai đó, rồi trở lại. “Ừm, dù sao con cũng đã làm bài xong rồi, tốt lắm. Nghe này, Paul, mẹ sẽ gọi cho bố, và dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, thì mẹ cũng sẽ có mặt ở nhà sau hai tiếng nữa. Mẹ hứa đấy. Thế có được không? Con có chắc là con ổn không? Vì mẹ sẽ gác lại tất cả mọi việc nếu như con cần mẹ.”
“Con không sao,” thằng bé đáp. “Mẹ không cần phải gọi bố đâu.”
Giọng của mẹ, khi bà trả lời, lạnh lẽo và cụt lủn. “Bố đã nói với mẹ là sẽ về nhà,” bà nói. “Bố đã hứa rồi cơ đấy.”
“Mấy người?” nó hỏi, “ở IBM ấy. Họ có thích chim hồng hạc không?”
Một khoảng im lặng, rồi tiếng cười rộ lên và ly tách chạm nhau lanh canh.
“Paul,” cuối cùng bà nói. “Con ổn thật chứ?”
“Con ổn mà,” nó nói. “Đùa chút thôi. Mẹ đừng bận tâm.”
Khi mẹ đã gác máy, Paul đứng một mình trong giây lát, lắng nghe tiếng tút tút trong điện thoại. Căn nhà vây lấy nó, câm lặng. Không giống như sự im lặng trong thính phòng, tràn ngập những háo hức và đợi chờ, ở đây chỉ còn lại sự trống rỗng. Nó với lấy cây ghi ta, nghĩ đến em gái mình. Nếu em không chết, liệu em có giống nó không? Liệu em có thích chạy không? Em có hát không?
Trong phòng khách, Duke vẫn nằm chềnh ềnh ra đấy, một tay che ngang mặt. Paul nhặt chiếc hộp đựng pizza rỗng không lên cùng mấy tấm giấy sáp mỏng dính rồi quẳng hết vào sọt rác. Không khí tươi mát, mọi vật trông đều mới mẻ. Nó thấy khát cháy cổ, như vừa chạy liền mười dặm vậy, thế là nó cầm một bình sữa hai lít quay lại phòng khách, tu thẳng từ bình rồi chuyền cho Duke. Nó ngồi xuống và lại chơi nhạc, lần này khẽ hơn. Những nốt nhạc từ cây ghi ta tun dần lan tỏa khắp căn phòng, bám vào khăn trải giường, khăn tắm. Anh ở đó, hiện diện thật sống động đến mức cô có thể cảm thấy anh trong từng giác quan. Ở đó, rồi thoắt biến mất.
“Mừng ngày kỷ niệm,” anh nói, ép nhẹ bàn tay lên eo cô.
Caroline mỉm cười, lòng tràn ngập hạnh phúc. Buổi tối ngả dần về đêm, mọi người đi lại và cười nói trong luồng hơi ấm cùng hương thơm phảng phất, sương đọng trên những ngọn cỏ tối thẫm, những đốm hoa trắng lấm tấm khắp nơi. Cô nắm lấy bàn tay Al, rắn rỏi và chắc chắn, gần như cười thành tiếng vì anh mới về và còn chưa biết tin gì. Doro sắp lên đường cho chuyến đi vòng quanh thế giới kéo dài một năm với người tình của mình, người đàn ông tên Trace. Al đã biết chuyện đó; các kế hoạch đã lên trong nhiều tháng qua. Nhưng anh chưa biết rằng Doro, trong một động thái mà chị gọi là sự giải phóng sung sướng khỏi quá khứ, đã chuyển giao cho Caroline giấy tờ sở hữu căn nhà cũ này.
Doro cũng vừa tới, chị đi từ lối đường vườn xuống bậc thang trong bộ váy lụa. Trace đi ngay sau chị, tay bê một túi đá viên. Anh kém chị một tuổi, sáu mươi nhăm, với mái tóc bạc ngắn ngủn, khuôn mặt dài nhỏ thó, cặp môi dày. Anh có làn da trắng tự nhiên, là người rất để ý đến vấn đề cân nặng, và ăn uống cầu kỳ, một người yêu chuộng opera và xe thể thao. Trace từng là vận động viên bơi lội Olympic, suýt nữa đã đạt huy chương đồng, và đến tận bây giờ, anh cũng không ngại ngần nhảy xuống sông Monongahela rồi bơi một mạch sang bờ bên kia. Một chiều nọ anh trồi lên từ mặt nước và loạng choạng đi lên bờ sông, tái nhợt và ướt sũng gia nhập vào cuộc dã ngoại thường niên của khoa Vật lý. Họ đã gặp nhau như thế. Trace rất ân cần và tử tế với Doro, người rõ ràng vô cùng tôn sùng anh, và giả thử anh có tỏ ra thiếu thân thiện với Caroline, có phần xa cách và giữ kẽ, thì chị cũng chẳng lấy thế làm quan tâm.
Một cơn gió mạnh thổi tung chồng khăn giấy trên bàn. Caroline bèn khom người xuống để giữ chúng lại.
“Chị mang gió tới đấy hả,” Al nói, khi Doro bước lại gần.
“Tuyệt quá,” chị nói, đoạn giơ hai tay lên. Càng ngày chị càng giống Leo, những đường nét trông sắc sảo hơn, mái tóc chị, giờ được cắt ngắn, đã toàn một màu trắng bạc.
“Al giống như các thủy thủ hồi xưa ấy nhỉ,”Trace nói, rồi đặt túi đá lên bàn. Caroline lấy một viên đá nhỏ để chặn chồng khăn giấy. “Cậu ấy có thể cảm nhận được sự thay đổi không khí cơ đấy. Ôi, Doro, em cứ đứng yên như thế nhé,” ông trầm trồ. “Trời đất, nhưng mà em đẹp thật. Thật đấy. Trông em chẳng khác nào nữ thần gió cả.”
“Nếu chị là nữ thần gió,” Al nói, rồi bắt lấy những chiếc đĩa giấy đang bị gió nhấc bổng lên, “thì làm ơn thổi nhẹ đi một tí để chúng ta còn được tiệc tùng nữa chứ.”
“Chẳng phải là rất tuyệt sao?” Doro hỏi. “Đúng là một bữa tiệc lộng lẫy, một lời tạm biệt tuyệt vời.”
Phoebe chạy đến, tay ôm một con mèo con bé tí, một cuộn len màu cam nhạt. Caroline giơ tay ra và vuốt tóc cô bé, miệng mỉm cười.
“Nhà mình nuôi nó được không ạ?” cô bé hỏi.
“Không được,” Caroline trả lời như mọi khi. “Bác Doro bị dị ứng.
“Mẹ,” Phoebe nỉ non, nhưng ngay lập tức con bé đã bị phân tâm bởi làn gió, và chiếc bàn đẹp đẽ. Nó bám lấy tay áo lụa của Doro. “Bác Doro ơi. Bánh của cháu đấy.”
“Bánh của bác nữa chứ,” Doro nói, rồi quàng một tay lên vai Phoebe. “Bác sắp đi xa rồi, đừng quên nhé, nên đây cũng là bánh của bác nữa đấy. Bánh của mẹ cháu và bố Al nữa vì bố mẹ đã cưới được tròn năm năm rồi mà.”
“Cháu cũng đi với bác,” Phoebe nói.
“Ồ, không, cháu yêu,” Doro nói. “Lần này thì không được. Đây là chuyến đi cho người lớn thôi, cưng ạ. Cho bác với bác Trace.”
Vẻ thất vọng hiện lên khuôn mặt của Phoebe, cũng sâu sắc như niềm vui sướng trước đó của con bé. Hiếu động, hay thay đổi – cảm xúc của con bé trong mỗi giây phút đều vô cùng mãnh liệt.
“Này, con yêu,” Al nói, rồi ngồi xổm xuống. “Con nghĩ sao? Con có nghĩ bạn mèo con này thích ăn ít kem không?”
Con bé cố nén cười nhưng chịu thua, lại gật đầu, quên ngay giây phút thất vọng vừa nãy.
“Tuyệt,” Al nói, cầm lấy tay nó và nháy mắt với Caroline.
“Không được đem mèo vào nhà đâu đấy,” Caroline đe.
Cô xếp đầy một khay cốc và len lỏi giữa đám khách khứa, trong lòng vẫn chưa hết kinh ngạc. Cô là Caroline Simpson, mẹ của Phoebe, vợ của Al, người tổ chức các cuộc biểu tình – một con người hoàn toàn khác với người phụ nữ nhút nhát đứng trước văn phòng tuyết phủ im lìm mười ba năm về trước với một đứa bé sơ sinh trên tay. Cô quay lại nhìn căn nhà, những viên gạch nhợt nhạt bỗng trở nên sống động đến kỳ lạ trên nền trời xam xám. Đây là nhà của mình, cô thầm nghĩ, tai văng vẳng câu nói trước đó của Phoebe. Cô mỉm cười vì ý nghĩ tiếp sau của mình, thích hợp đến kỳ lạ: Mình đã được chứng thực[14] rồi.
Sandra đang cười với Doro bên bụi kim ngân, còn bà Soulard đang đi trên con đường vườn với một bình cắm đầy hoa huệ. Trace, gió thổi những món tóc bạc lòa xòa quanh mặt, đang chụm tay che que diêm, cố thắp mấy ngọn nến. Ngọn lửa kêu lách tách, le lói, nhưng cuối cùng cũng bùng lên được, soi sáng cả tấm khăn trải bàn bằng lanh trắng, những chiếc cốc Tạ ơn trong suốt nhỏ xíu, những lọ hoa trắng, và chiếc bánh phủ kem tươi. Xe cộ lướt qua vù vù, bị át đi bởi tiếng cười nói, tiếng lá cây xào xạc. Trong giây lát Caroline đứng im, nghĩ đến Al, bàn tay anh tìm đến cô trong bóng tối của màn đêm đang đến. Đây là hạnh phúc, cô tự nhủ thẩm. Hạnh phúc nghĩa là thế này đây.
Bữa tiệc kéo dài đến tận mười một giờ đêm. Doro và Trace còn nán lại đến khi những người khách cuối cùng ra về, dọn dẹp khay cốc và bánh thừa, những lọ hoa, kê bàn ghế vào ga ra. Phoebe lúc ấy đã buồn ngủ díp mắt; Al bế con bé vào nhà sau khi nó khóc một trận thảm thiết, mệt nhoài và kích động quá mức, mất bình tĩnh vì bác Doro sắp đi xa, con bé thổn thức đến độ gần như không thở được nữa.
“Thôi đừng làm nữa,” Caroline nói, đoạn chặn chị lại nơi bậc thang trên cùng, người cô lướt qua đám lá mềm rậm rạp của bụi tử đinh hương. Cô đã trồng dải hàng rào từ ba năm trước, trong một thời gian dài chỉ có vài nhánh con nảy lên, nhưng giờ rễ bắt đầu ăn vào đất và cây đã lớn bổng lên. Năm sau, những bụi cây này sẽ trĩu hoa. “Mai em sẽ dọn mà, chị Doro. Chị còn có chuyến bay sớm nữa. Chắc chị háo hức được đi lắm nhỉ.”
“Ừ,” Doro đáp, giọng chị khẽ đến mức Caroline phải căng tai ra mới nghe thấy. Chị gật đầu về phía ngôi nhà nơi Al và Trace đang lúi húi trong căn bếp sáng rực, tráng sạch thức ăn trên chén đĩa. “Nhưng Caroline ạ, nó là cảm giác vừa buồn vừa vui ấy. Vừa rồi, chị đã đi khắp các phòng, một lần cuối cùng. Chị đã sống gần trọn đời mình ở đây. Phải xa rời nơi đây chị thấy lạ lắm. Nhưng mà, cùng lúc, chị lại thấy háo hức vì được đi xa.”
“Lúc nào chị quay về cũng được mà,” Caroline nói, cố nén nỗi xúc động đột ngột trào dâng.
“Chị mong rằng mình sẽ không muốn thế,” Doro nói. “Dù sao cũng chẳng hơn một cuộc viếng thăm.” Chị nắm lấy khuỷu tay Caroline. “Ra đây em,” chị nói. “Ra hiên nhà ngồi đi.”
Họ đi dọc hông nhà, dưới vòm cây đậu tía, rồi ngồi lên xích đu, một dòng sông xe cộ đi lại nườm nượp trên đường lớn. Những chiếc lá cao vút trên vòm cây tiêu huyền, to tướng như chiếc đĩa, rung rinh trong ánh đèn đường.
“Chị sẽ không nhớ giao thông ở đây đâu,” Caroline nói.
“Ừ, đúng thế. Ở đây đã từng rất yên tĩnh. Người ta từng chặn nguyên cả con phố trong mùa đông. Bọn chị còn cưỡi xe trượt tuyết chạy thẳng ra giữa đường, ngay đây này.”
Caroline đẩy xích đu, nghĩ đến cái đêm xa xưa khi ánh trăng chảy tràn trên bãi cỏ và rơi rớt qua cửa sổ phòng tắm. Phoebe ho húng hắng trên tay cô, và những chú diệc bay lên từ cánh đồng thời thơ ấu của Doro.
Cánh cửa lưới bật mở và Trace bước ra.
“Sao?” anh hỏi. “Em sẵn sàng đi chưa, Doro?”
“Sắp rồi,” chị đáp.
“Thế anh đi lấy xe rồi đánh ra trước cửa nhé.”
Anh quay trở vào trong nhà. Caroline đếm xe, có đến hai mươi chiếc. Khoảng mười hai năm về trước cô đã tìm đến trước cửa ngôi nhà này, Phoebe vẫn là một đứa bé đỏ hỏn trong tay cô. Cô đã đứng ngay chính tại đây, chờ đợi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
“Mấy giờ chị bay?” cô hỏi.
“Sớm lắm. Tám giờ. Ôi, Caroline,” Doro nói, rồi ngã người ra sau và dang rộng hai tay. “Sau bao nhiêu năm trời, giờ đây chị cảm thấy tự do biết bao. Ai mà biết được chị sẽ đi đến tận đâu?”
“Em sẽ nhớ chị lắm,” Caroline nói. “Cả Phoebe cũng thế.”
Doro gật đầu. “Chị biết. Nhưng chị em ta sẽ còn gặp lại nhau mà. Chị sẽ gửi bưu thiếp từ khắp nơi nữa.”
Ánh đèn pha đổ xuống sườn đồi, chiếc xe thuê đi chậm lại và cánh tay dài của Trace giơ lên vẫy vẫy.
“Đường xa vẫy gọi rồi!” anh hét lớn.
“Chị giữ gìn sức khỏe nhé,” Caroline nói. Cô ôm chặt lấy Doro, cảm thôn chảy trong không gian, chậm rãi, duyên dáng, như những sinh vật có cánh.
“Mày còn cỏ không?” nó hỏi.
“Còn. Nhưng phải xì tiền đấy.”
Paul gật đầu, tiếp tục chơi, trong khi Duke đứng dậy và đi gọi điện.
Paul đã có lần vẽ em gái nó, hồi nó còn nhỏ, có lẽ là đang học mẫu giáo. Mẹ đã kể cho nó nghe về em, nên nó đã vẽ em trong một bức tranh tên là “Gia đình tôi”: bố, được phác họa bằng màu nâu, mẹ có mái tóc vàng sậm, và thằng bé đang nắm tay một đứa trẻ giống nó như lột. Vẽ xong ở trường, nó lấy một dải ruy băng buộc lại, rồi mang món quà về tặng bố mẹ vào bữa sáng hôm sau, cảm thấy trong lòng tràn ngập một thứ cảm xúc u ám khi nhìn thấy nét mặt bố, những cảm xúc mà, khi mới lên năm, Paul không thể lý giải hay diễn tả, chỉ biết rằng có gì đó giống với nỗi buồn đau. Cả mẹ nữa, khi mẹ nhận lấy bức tranh từ tay bố, mặt bà đượm vẻ u buồn, nhưng mẹ đã phủ lên đó một lớp mặt nạ, lớp mặt nạ tươi tắn mà giờ đây bà vẫn đeo khi gặp khách hàng. Nó còn nhớ tay mẹ vương vấn trên má nó ra sao. Thỉnh thoảng mẹ vẫn làm thế, mắt nhìn nó đăm đăm như thể thằng bé có thể biến mất vậy. Ôi, đẹp quá con ạ, hôm ấy mẹ đã nói. Tranh đẹp lắm, Paul ạ.
Sau này, khi Paul lớn hơn, có lẽ chín hay mười tuổi, mẹ đã đưa nó đến một nghĩa trang vắng vẻ ở nông thôn nơi em gái nó được chôn cất. Đó là một ngày mùa xuân mát mẻ, và mẹ đã gieo những hạt cây bìm bìm hoa tía dọc hàng rào gang. Paul đứng đó, đọc cái tên – PHOEBE GRACE HENRY – và ngày sinh tháng đẻ của chính nó, thấy một cảm giác bất an, trĩu nặng, mà nó không thể lý giải nổi. Sao em lại chết hả mẹ? nó hỏi, khi mẹ quay lại chỗ nó, rút đôi găng tay làm vườn ra. Không ai biết cả, mẹ đáp, rồi sau đó, nhìn thấy vẻ mặt nó, mẹ vòng tay quanh người nó. Không phải lỗi của con đâu, bà nói giọng chắc nịch. Chẳng liên quan gì đến con cả.
Nhưng lúc đấy nó không thự sự tin lời mẹ, đến bây giờ cũng không. Nếu bố giam mình trong buồng tối hàng đêm còn mẹ làm việc đến bỏ cả bữa trong hầu hết các ngày, rồi đến kỳ nghỉ của gia đình, bà vứt bỏ quần áo và chui vào căn nhà gỗ của những người đàn ông lạ, thì là do lỗi của ai đây? Không phải của em nó, em nó đã chết từ lúc mới ra đời và rời xa cái không khí câm lặng này rồi. Tất cả tạo thành một cục u trong bụng nó, mỗi sáng dậy còn bé như một đồng xu rồi lớn dần lên trong ngày, khiến bụng nó nhức nhối. Rốt cuộc, nó vẫn còn sống. Nó vẫn đang ở đây. Chắc chắn bổn phận của nó là phải bảo vệ tất cả bọn họ.
Duke hiện ra trên ngưỡng cửa, và Paul ngừng chơi.
“Bọn nó sắp đến rồi, thằng Joe ấy,” thằng kia bảo. “Mày có tiền mặt chứ hả.”
“Có,” Paul đáp. “Đi theo tao.”
Hai thằng ra ngoài theo lối cửa hậu, bước xuống những bậc thềm bê tông ẩm ướt rồi leo lên cầu thang bên dẫn tới một căn phòng lớn mở cửa phía trên ga ra. Căn phòng này có những ô cửa sổ cao ở khắp bốn mặt tường, vào ban ngày hướng nào của phòng cũng tràn ngập ánh sáng. Một căn buồng tối, không có cửa sổ, được xây phía trong giống như một nhà kho ở ngay cạnh lối ra vào. Vài năm trước, khi những tác phẩm của bố bắt đầu thu hút sự chú ý, ông đã xây căn phòng này. Giờ ông dành phần lớn thời gian rảnh rỗi ở đây, tráng phim, làm thí nghiệm với ánh sáng. Hầu như không có ai khác lai vãng lên đây – riêng mẹ nó thì không bao giờ. Đôi khi bố cũng mời Paul lên, thực ra thằng bé mong những dịp như thế đến cháy cả ruột ra, và nó xấu hổ vì nỗi khao khát ấy của mình.
“Ê, mấy cái này đẹp nhỉ,” Duke nói, đi xung quanh bức tường phía ngoài, ngắm nghía những bức ảnh lồng trong khung.
“Lẽ ra bọn mình không được vào trong đâu,” Paul nói. “Còn không được lai vãng ngoài này nữa ấy chứ.”
“Ê, tao từng nhìn thấy cái ảnh này rồi đấy,” Duke nói, đoạn dừng lại trước một tấm ảnh chụp đám tro tàn vẫn còn đang cháy âm ỉ của tòa nhà ROTC, những cánh hoa sơn thù du trắng nhợt nổi bật trên nền tường cháy đen. Đó là bức ảnh đột phá của bố. Nhiều năm trước nó đã được các đài truyền hình chọn và phát đi khắp nước. Nó đã khởi đầu tất cả, bố vẫn thích nói vậy. Nó làm bố nổi tiếng.
“Ừ,” Paul nói. “Bố tao chụp đấy. Đừng động vào thứ gì cả, được không?”
Duke cười. “Bình tĩnh đi mày. Mọi thứ vẫn y nguyên mà.”
Paul vào phòng tối, trong này ấm áp và yên tĩnh hơn. Những tấm ảnh được treo lên, đang khô dần. Nó mở tủ lạnh nhỏ nơi bố cất phim và lấy ra một chicute;c trên thành phố và những chữ cái đỏ thẫm trên tấm biển báo khu vực dành cho người đi bộ, cả những đốm lá giữa tán cây mùa hè rậm rạp. “Em hạnh phúc được ở chính nơi em đang sống. Rồi anh sẽ chán em thôi.”
“Bậy. Chuyện đó chỉ làm chúng ta hợp nhau thôi, em yêu ạ,” Al nói.
Họ ngồi trong im lặng một lúc lâu, lắng nghe tiếng gió, tiếng dòng xe cộ lướt qua.
“Phoebe không thích thay đổi,” Caroline nói. “Con bé không thích nghi tốt lắm.”
“Ừ, cả chuyện đó nữa,” Al nói.
Anh đợi một lát, rồi quay sang cô.
“Em biết đấy, Caroline. Phoebe bắt đầu lớn rồi. Con bé bắt đầu không còn là một đứa trẻ con nữa.”
“Nó đã gần mười ba tuổi còn gì.” Caroline nói, nghĩ đến Phoebe với con mèo, con bé mới dễ sa vào những thú vui vô tư lự của trẻ con làm sao.
“Phải. Nó mười ba tuổi rồi, Caroline ạ. Nó - ừm, em biết đấy -  đã bắt đầu phát triển rồi. Anh thấy không thoải mái lắm khi phải bế nó lên như tối nay anh vừa làm.”
“Thế thì đừng làm như vậy nữa,” Caroline gay gắt đáp, nhưng cô còn nhớ lúc Phoebe ở bể bơi hồi đầu tuần, nó bơi đi rồi bơi lại, ôm chặt lấy cô lúc ở dưới nước, những núm vú mềm mại mới nhú của con bé áp lên cánh tay cô.
“Em không cần phải nổi cáu như thế đâu, Caroline. Chỉ là chúng ta chưa bao giờ nói đến chuyện này, phải không? Rồi con bé sẽ ra sao. Rồi chúng ta sẽ thế nào khi cả hai về hưu, như Doro và Trace.” Anh dừng lại, và cô cảm giác rằng anh đang lựa chọn từng lời rất thận trọng. “Anh chỉ muốn nghĩ là có lẽ chúng ta sẽ tính đến chuyện đi du lịch. Anh có cảm giác hơi ngột ngạt khi nghĩ đến việc ở lì trong căn nhà này suốt đời. Còn Phoebe thì sao? Liệu con bé có sống mãi với chúng ta không?”
“Em không biết nữa,” Caroline đáp, cảm giác mệt mỏi bao lấy cô, đặc quánh như màn đêm. Cô đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến để cho Phoebe có một cuộc sống trong cái thế giới lãnh đạm này. Cho tới nay cô đã giải quyết được mọi vấn đề, và đến khoảng năm vừa rồi cô mới có thể nghỉ ngơi một chút. Nhưng việc Phoebe sẽ làm ở đâu và sống ra sao khi lớn lên – tất cả đều vẫn còn mờ mịt. “Ôi, Al, em không thể nghĩ được tất cả những chuyện này trong đêm nay. Xin anh.”
Chiếc xích đu đưa đi đưa lại.
“Rồi cũng đến lúc chúng ta phải nghĩ đến thôi.”
“Nó chỉ mới là đứa trẻ con thôi. Anh nói thế là có ý gì?
“Caroline. Anh chẳng có ý gì cả. Em biết là anh cũng yêu Phoebe. Nhưng em hoặc anh, chúng ta có thể chết ngay ngày mai. Không phải lúc nào ta cũng có thể ở bên cạnh để chăm lo cho nó được, thế thôi. Và cũng sẽ đến lúc nó không muốn được chúng ta chăm sóc nữa. Anh chỉ hỏi xem liệu em đã bao giờ nghĩ đến lúc đó chưa. Em tiết kiệm ngần ấy tiền bạc để làm gì. Anh chỉ đặt ra vấn đề cho mình cùng bàn luận thôi. Ý anh là, thử nghĩ mà xem. Thỉnh thoảng em đi xa cùng anh cũng hay đấy chứ? Chỉ một buổi cuối tuần thôi cũng được?”
“Vâng,” cô khẽ đáp. “Như thế cũng hay.”
Nhưng cô cũng không dám chắc. Caroline cố gắng hình dung ra cuộc sống của Al, một căn phòng khác mỗi đêm, một thành phố khác, và con đường trải ra như một dải ruy băng xám đơn điệu. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện cũng chính là ý nghĩ luôn thường trực trong đầu anh: bán căn nhà, lên đường, chu du khắp thế giới.
Al gật đầu, uống cạn cốc nước, rồi dợm đứng dậy.
“Đừng đi vội,” cô nói, nhẹ nhàng đặt tay lên cánh tay anh. “Em có chuyện này cần nói với anh.”
“Nghe có vẻ nghiêm trọng nhỉ,” anh nói, đoạn ngồi xuống xích đu. Anh cười vẻ hoang mang. “Em không định bỏ anh đấy chứ? Sau khi em có được món thừa kế này và những thứ khác nữa?”
“Dĩ nhiên là không; không có chuyện ấy đâu.” Cô thở dài. “Tuần vừa rồi em nhận được một lá thư,” cô nói. “Đó là một lá thư kỳ lạ. Và em phải nói.”
“Thư của ai?”
“Bố của Phoebe.”
Al gật đầu và khoanh tay lại, nhưng anh không nói gì. Anh biết về những lá thư, dĩ nhiên. Chúng đã được gửi tới nhiều năm nay, chứa tiền mặt số lượng khác nhau và một mẩu giấy chỉ vỏn vẹn một câu nguệch ngoạc. Xin hãy cho tôi biết cô đang sống ở đâu. Cô đã không làm theo, nhưng trong những năm đầu cô thường kể cho David Henry mọi chi tiết khác. Những bức thư đầy tâm sự chân thành, như thể anh là một người bạn chí thiết của cô, một người bạn tâm giao. Thời gian trôi qua, cô dần tỏ ra thực tế hơn, chỉ gửi ảnh đi kèm cùng lắm là một hai dòng ngắn. Cuộc sống của cô đã trở nên viên mãn, phong phú và phếc phong bì sợi chuối mát lạnh nằm tít trong cùng. Bên trong là một chiếc phong bì khác, chứa đầy những tờ hai mươi đô. Nó rút một tờ ra, thêm một tờ nữa, rồi cất số tiền còn lại vào chỗ cũ.
Nó đã từng vào đây với bố, những lần khác là do nó tự lẻn vào. Nhờ thế mà thằng bé tìm thấy tiền, một buổi chiều nọ nó chơi ghi ta trên này, tức giận vì bố đã hứa dạy nó cách sử dụng máy phóng ảnh rồi đến phút cuối lại hủy ngang. Tức giận, thất vọng và cuối cùng là đói cồn ruột. Nó lục lọi trong tủ lạnh thì tìm thấy chiếc phong bì đựng đầy những tờ tiền lạnh cứng, mới tinh, chẳng hiểu từ đâu ra. Đầu tiên nó chỉ lấy một tờ hai mươi đô thôi, lần sau thì nhiều hơn. Hình như bố cũng chả bao giờ để ý. Nên thỉnh thoảng nó lại mò lên đây và lấy thêm vài tờ.
Chuyện này khiến Paul cảm thấy bất an, số tiền, hành vi trộm cắp và việc nó không bị phát hiện. Đó cũng là cảm giác bao trùm lấy nó khi nó đứng đây cùng bố trong bóng tối, những hình ảnh dần hiện lên trước mắt hai bố con. Trong một tấm phim âm bản không chỉ chứa một hình ảnh, bố nói; mà có cả một chuỗi ảnh. Một khoảnh khắc không chỉ là khoảnh khắc đơn lẻ mà là vô số những khoảnh khắc khác nhau, phụ thuộc vào người nhìn và cách nhìn. Paul lắng nghe bố nói, cảm thấy như có một cái hố đang há miệng ra bên trong nó. Nếu tất cả những điều này là sự thật, thì bố là người nó sẽ không bao giờ thực sự hiểu được, và nó thấy sợ. Dẫu vậy, nó vẫn thích được ở đây, giữa ánh sáng dìu dịu và mùi hóa chất. Nó thích chuỗi quy trình chính xác từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc, tấm giấy phơi sáng được thả vào dung dịch tráng ảnh và những hình ảnh nổi dần lên từ chỗ trước đó chỉ là một tờ giấy trơn, đồng hồ căn giờ bấm thời gian trôi, tiếp đó tờ giấy  được cho vào khay thuốc hãm. Những hình ảnh khô dần, thành hình thành khối, láng bóng và huyền ảo.
Nó dừng lại để xem ảnh. Những đường xoáy lạ mắt, giống như những bông hoa bị hóa đá. Hóa ra là san hô, nó chợt nhận ra, hồi đi Aruba, đây là loại san hô não, phần thịt đã bị teo rút hết, chỉ còn lại mỗi bộ khung xương phức tạp. Mấy tấm ảnh khác cũng tương tự, những cái lỗ tổ ong há miệng trắng xóa, trông giống như cảnh những miệng núi lửa chằng chịt được truyền từ bề mặt mặt trăng. San hô não/xương,  mấy chữ này ghi trên mẩu giấy ghi chú của bố nó, đặt ngay ngắn trên bàn kế bên máy phóng ảnh.
Vào cái ngày ở căn nhà gỗ, ngay trước khi cảm thấy sự hiện diện của Paul và nhìn lên, khuôn mặt bố hoàn toàn cởi mở, tràn ngập những cảm xúc như mưa rơi – một tình yêu hòa với cảm giác mất mát xưa cũ. Paul nhìn thấy và khao khát nói gì đó, hay làm gì đó, gì cũng được, để mọi việc tốt hơn. Cũng ngay trong khoảnh khắc ấy, nó lại muốn bỏ đi thật xa, để quên hết những rắc rối của họ, để được tự do. Nó liếc sang chỗ khác, và khi nhìn lại thì khuôn mặt bố đã trở lại vẻ dửng dưng, xa cách. Có lẽ ông đang nghĩ đến một trục trặc kỹ thuật của phim, hay những chứng bệnh về xương, hoặc bữa trưa.
Một khoảnh khắc có thể ẩn chứa hàng ngàn ý nghĩa khác nhau.
“Ê”, Duke nói, đoạn đẩy cánh cửa mở ra. “Mày có ra đây không thì bảo?”
Paul nhét những tờ tiền mát lạnh vào túi rồi quay lại căn phòng lớn phía ngoài. Hai thằng khác vừa đến, chúng lớn tuổi hơn, bữa trưa hay lê la trên bãi đất trống đối diện trường và phì phèo hút thuốc. Một trong hai thằng xách một lốc sáu lon bia và đưa cho nó một lon, và suýt nữa thì Paul đã nói Xuống đi bọn mày, ra ngoài nhậu, nhưng trời mưa càng lúc càng nặng hạt mà hai thằng này lại lớn tuổi hơn và to con hơn, nên nó đành ngồi xuống và nhập bọn với cả lũ. Nó đưa Duke tiền và sau đó đốm lửa được chuyền vòng quanh. Paul bỗng say sưa ngắm nhìn đầu ngón tay Duke, những đốt xương nối với nhau mới tinh tế làm sao, nhớ lại lúc chính những đầu ngón tay ấy lướt trên phím đàn với một sự chính xác phóng khoáng. Bố nó cũng kỹ tính lắm. Ông chỉnh xương cho mọi người, cả cơ thể họ nữa.
“Ngấm chưa mày?” Sau một lúc Duke cất tiếng hỏi.
Paul nghe tiếng thằng kia như vọng lại từ một nơi rất xa, như thể qua một lớp nước, qua tiếng còi tàu xa xăm. Lần này chẳng có tiếng cười như hóa rồ lẫn cơn choáng váng nữa, chỉ thấy bên trong nó như có một cái giếng sâu thăm thẳm, còn nó thì đang rơi xuống giếng. Cái giếng bên trong ấy trở thành một phần của bóng đêm ngoài kia, nó không nhìn thấy Duke đâu cả, và thấy hoảng thật sự.
“Nó bị làm sao thế?” có thằng hỏi và Duke trả lời, Chắc nó đang bị ảo giác đấy, rồi từng chữ nói ra cứ như to lên mãi, choán cả căn phòng và ép chặt nó vào tường.
Con ngoan, Caroline thì thầm, và kéo chăn lên đắp cho con bé. Cô đứng một lúc trong căn phòng vang vọng tiếng mưa rơi, xúc động trước sự nhỏ bé của Phoebe, trước tất cả những thứ cô không thể làm để bảo vệ con gái mình trong thế giới này. Sau đó cô quay về phòng riêng của mình, chui vào khoảng chăn lạnh tanh bên cạnh Al. Cô nhớ bàn tay anh lướt trên da cô, râu anh cọ lên cổ cô, và tiếng thét của cô giữa đêm tối. Một người chồng tốt đối với cô, một người cha tốt đối với Phoebe, người đàn ông thức dậy mỗi sáng thứ Hai, tắm rửa, mặc quần áo rồi biến mất trên chiếc xe tải của anh trong suốt tuần, tin tưởng mọi việc cô làm mà cô cho là tốt nhất đối với David Henry và lá thư của anh ta. Caroline nằm một lúc lâu, lắng nghe tiếng mưa rơi, bàn tay đặt lên ngực anh.
Cô tỉnh giấc khi trời vừa sáng, Al giậm chân thình thình xuống cầu thang để lấy đồ nghề thay dầu xe cho sớm sủa. Mưa tuôn xối xả từ máng nước và ống xối, đọng thành vũng và đổ xuống triền đồi như suối.

° ° °
Caroline đi xuống tầng một và pha cà phê, đắm chìm trong những suy nghĩ của riêng mình, trong không khí kỳ lạ của căn nhà yên ắng, đến độ không nghe thấy tiếng Phoebe cho đến tận khi con bé đứng trên ngưỡng cửa sau lưng cô.
“Mưa,” Phoebe nói. Chiếc áo choàng tắm khoác sơ sài trên người con bé. “Như trút nước[15].
“Ừ,” Caroline đáp. Một lần hai mẹ con đã dành hàng giờ để học câu thành ngữ này, dùng một bức tranh khổ lớn do Caroline vẽ, với hình những đám mây xám xịt, chó và mèo rơi xuống từ trên trời cao. Đó là một trong những thứ Phoebe thích nhất. “Hôm nay thì trông giống hươu cao cổ với voi hơn.”
“Bò với lợn,” Phoebe nói. “Lợn với dê.”
“Con có muốn ăn bánh mì nướng không?”
“Muốn một con mèo cơ,” Phoebe đáp.
“Con muốn gì?” Caroline hỏi. “Nói cả câu đi nào.”
“Mẹ ơi, con muốn có một con mèo ạ,” Phoebe nói.
“Nhà mình không nuôi mèo được con ạ.”
“Bác Doro đi rồi,” Phoebe nói. “Con có thể nuôi một con mèo được mà.”
Đầu Caroline ong lên. Liệu con bé sẽ thành người như thế nào đây?
“Này, Phoebe, bánh của con đây. Mẹ con mình sẽ nói chuyện con mèo sau, được không?”
“Con muốn có một con mèo,” Phoebe lại nằn nì.
“Để sau đi.”
“Con mèo,” Phoebe nói.
“Chết tiệt,” lòng bàn tay Caroline đập mạnh lên mặt quầy bếp, khiến hai mẹ con đều giật bắn mình. “Đừng có nói chuyện con mèo với mẹ nữa. Con không nghe thấy gì à?”
“Ngồi ngoài hiên,” Phoebe nói, mặt rầu rĩ. “Ngắm mưa.”
“Con muốn gì? Nói cả câu đi.”
“Con muốn ra ngồi ngoài hiên ngắm mưa ạ.”
“Thế thì con bị cảm lạnh mất.”
“Con muốn…”
“Rồi, tốt thôi,” Caroline ngắt lời, phẩy tay. “Tốt thôi. Ra ngoài đi, ngồi trên hiên. Ngắm mưa. Gì cũng được.”
Cánh cửa mở ra và đóng lại. Caroline nhìn ra ngoài thấy Phoebe đang ngồi trên xích đu trên hiên nhà với tán ô xòe ra và chiếc bánh nướng đặt trong lòng. Cô giận chính mình vì đã nổi nóng. Không phải do Phoebe. Chỉ là vì Caroline không biết phải trả lời David Henry như thế nào, và cô thấy e sợ.
Cô gom lại album ảnh và những bức ảnh lẻ cô định phân loại rồi ngồi trên sofa nơi có thể để mắt trông Phoebe, bị bao phủ bởi chiếc ô, đang đu đưa trên chiếc xích đu trên hiên nhà. Cô rải những tấm ảnh mới chụp gần đây lên bàn uống cà phê, xé ra một tờ giấy và viết cho David.
Phoebe vừa được làm lễ Kiên tín hôm qua. Con bé trông rất dễ thương trong bộ váy trắng vải lưới và ruy băng hồng. Nó còn biểu diễn cả một bài đơn ca ở nhà thờ. Tôi gửi kèm một tấm ảnh chụp bữa tiệc chúng tôi vừa tổ chức trong vườn. Khó mà tin nổi con bé đã lớn đến thế, và tôi bắt đầu lo lắng về tương lai của nó. Tôi cho rằng đó là điều anh cũng đã nghĩ tới vào cái đêm anh đưa nó cho tôi. Tôi đã phải đấu tranh rất vất vả trong suốt những năm qua và đôi lúc tôi cảm thấy sợ hãi trước những điều có thể xảy ra tiếp theo, tuy nhiên…
Viết đến đây cô dừng lại, tự hỏi không hiểu động cơ gì khiến cô trả lời. Không phải vì tiền. Từng đồng lẻ trong số đó đã được gửi vào ngân hàng, trong suốt những năm qua Caroline đã tiết kiệm được gần 15.000 đô la, tất cả Phoebe đều được hưởng. Có lẽ đó đơn giản là một thói quen cũ, hoặc chỉ để giữ cho mối liên hệ giữa hai người tiếp tục tồn tại. Có lẽ Caroline chỉ đơn giản muốn anh hiểu được anh đã bỏ lỡ những gì. Đây này, cô muốn túm lấy cổ áo David Henry mà nói, con gái anh đấy: Phoebe, mười ba tuổi, nụ cười trên khuôn mặt nó rạng rỡ như mặt trời ấy.
Cô đặt bút xuống, nghĩ đến Phoebe trong bộ váy trắng, hát cùng dàn đồng ca, tay ôm con mèo. Làm sao cô có thể nói cho anh tất cả những điều này mà không tôn trọng yêu cầu muốn gặp con gái của anh? Ngộ nhỡ anh đến đây, sau ngần ấy thời gian, thì chuyện gì sẽ xảy ra đây. Cô không nghĩ mình còn yêu anh nữa, nhưng có lẽ là còn. Có lẽ cô vẫn còn giận anh nữa, vì những lựa chọn mà anh đã theo, vì đã không bao giờ thực sự nhìn ra con người của cô. Cô hoang mang khi khám phá ra những trăn trở đó trong trái tim mình. Nếu rốt cuộc anh đã thay đổi thì sao? Nhưng nếu anh chưa thay đổi thì sao? Có thể anh sẽ làm Phoebe tổn thương như đã từng làm cô tổn thương, mà không hề biết gì về chuyện đó.
Có gạt bức thư sang một bên. Thay vào đó, cô trả vài tờ hóa đơn, rồi đi ra ngoài để cho vào thùng thư. Phoebe đang ngồi trên bậc thềm trước nhà, tay giơ cao chiếc ô để che mưa. Caroline nhìn con trong giây lát rồi thả cho cánh cửa đóng lại và vào bếp để lấy thêm một cốc cà phê nữa. Cô đứng một lúc lâu ở cửa sau, nhìn đăm đăm những chiếc lá ướt rượt, bãi cỏ sũng nước, dòng nước nhỏ chảy dọc theo vỉa hè. Một chiếc cốc giấy mắc chỏng chơ dưới bụi cây, một mẩu khăn giấy mủn ra bên ga ra. Trong vài giờ nữa Al sẽ lại lái xe đi. Cô thoáng nhận ra, chỉ trong khoảnh khắc thôi, cảm giác đó tự do tự tại đến thế nào.
Đột nhiên mưa rơi nặng hạt hơn, rào rào giội xuống mái nhà. Có thứ gì đó cồn lên trong lòng cô, một thứ bản năng mãnh liệt khiến Caroline quay gót và bước vào phòng khách. Cô biết trước cả khi đặt chân ra hiên nhà rằng cô sẽ thấy ở đó trống không, chiếc đĩa đặt gọn gàng trên mặt sàn bê tong, cây xích đu đứng im lìm.
Phoebe đã đi mất.
Đi đâu? Caroline chạy ra bờ rìa hiên nhà và nhìn khắp con phố qua làn mưa dày. Tiếng tàu hỏa văng vẳng phía xa; con đường bên tay trái trườn lên đồi dẫn ra đường ray. Bên phải, con đường kết thúc ở đoạn dốc dẫn lên đường cao tốc. Được rồi, nghĩ đi. Nghĩ đi! Con bé có thể đi đâu nào?
Dưới phố đám trẻ con nhà Swan đang nghịch trong mấy vũng nước, chân để trần. Caroline nhớ ra sáng hôm nay Phoebe đã nói, Con muốn có một con mèo, và Avery đứng giữa bữa tiệc tay ôm một cuộn lông. Nhớ đến Phoebe, thích thú trước sự bé bỏng, tiếng kêu nho nhỏ của con mèo ấy. Và quả đúng như vậy, khi cô hỏi đám trẻ nhà Swan về Phoebe, mấy đứa chỉ ngang qua đường ra hướng bụi cây. Con mèo con đã chạy mất. Phoebe và Avery đã đi cứu nó.
Ngay khi dòng xe vừa thưa đi, Caroline chạy ào qua đường. Mặt đất ướt nhoẹt, nước tràn vào lấp đầy vết chân cô để lại. Cô luồn lách qua bụi cây rậm và cuối cùng cũng ra đến bãi đất trống. Avery ở đó, đang quỳ gối bên cạnh ống cống dẫn nước từ trên đồi xuống con mương bê tông. Chiếc ô màu vàng của Phoebe vứt chỏng chơ, như một lá cờ, bên cạnh con bé.
“Avery!” Cô ngồi xổm xuống bên cạnh con bé, đặt tay lên bờ vai ướt sũng của nó. “Phoebe đâu rồi cháu?”
“Bạn ấy đi bắt con mèo rồi,” Avery nói, đoạn chỉ vào trong ống cống. “Nó chạy vào kia kìa.”
Caroline rủa thầm rồi khom gối trước cửa ống cống. Nước lạnh buốt táp ồ ạt vào đầu gối cô, tay cô. Phoebe! Cô hét lên, giọng vang vọng trong bóng tối. Mẹ đây, con yêu, con có ở đây không?
Im lặng. Cô lần bò vào bên trong. Nước lạnh buốt. Tay cô đã tê cóng lại. Phoebe! Cô hét lên thật to, giọng lạc đi. Phoebe! Cô căng tai lắng nghe. Rồi một tiếng động, mơ hồ. Caroline bò vào sâu hơn một chút, mò mẫm đường đi trong làn nước chảy ràn rạt vô hình lạnh giá. Rồi tay cô chạm phải lớp vải, làn da lạnh buốt, và Phoebe đang run lẩy bẩy, giờ nằm gọn trong vòng tay cô. Caroline ôm chặt con bé, nhớ đến cái đêm cô bế Phoebe trong căn phòng tắm sơn màu tím ẩm ướt, cố vuốt cho nó thở.
“Chúng ta phải ra khỏi đây ngay, con yêu. Chúng ta phải ra ngay.”
Nhưng Phoebe không nhúc nhích.
“Con mèo của con,” nó nói, giọng cao, kiên quyết, và Caroline nhận thấy có thứ gì quằn quại dưới lớp áo của Phoebe, nghe có tiếng meo meo khe khẽ. “Đấy là con mèo của con.”
“Qde; xảy ra ở đây thế con?” ông hỏi lại, giọng nhẹ nhàng hơn.
“Có mấy đứa bạn đến chơi. Con nghĩ là mọi việc hơi vượt quá tầm kiểm soát.”
“Ừ,” bố nói. Ông áp tay lên trán. “Duke có ở đây không?”
Paul ngập ngừng, rồi gật đầu. Nó cố ngăn nước mắt, và mỗi lần nhìn vào đống giấy tờ rách nát, có gì đó siết chặt trong lồng ngực nó như một nắm đấm.
“Con có làm chuyện này không, Paul?” bố hỏi, giọng ông mềm mỏng một cách kỳ lạ.
Paul lắc đầu. “Không ạ. Nhưng con đã không ngăn tụi nó.”
Bố gật đầu.
“Phải mất mấy tuần mới dọn xong đống này,” cuối cùng ông nói. “Con sẽ làm việc đó. Con phải giúp bố khôi phục lại các tập tài liệu nữa. Cả một núi việc đấy. Sẽ tốn thời gian lắm. Con sẽ phải ngưng tập nhạc.”
Paul gật đầu, nhưng khối căng thẳng chèn trong ngực nó cứ lớn dần lên, đến độ nó không thể ghìm lại lâu hơn nữa. “Bố chỉ muốn tìm lý do nào đó để không cho con chơi nhạc nữa thôi.”
“Không phải thế. Chết tiệt, Paul, con biết là đấy không phải sự thật.”
Bố lắc đầu và Paul sợ rằng ông sẽ đứng dậy bỏ đi, nhưng thay vào đó ông lại nhìn xuống tấm ảnh cầm trên tay. Đó là một tấm ảnh đen trắng, với đường viền trắng hình răng cưa bao quanh hình một gia đình đứng trước ngôi nhà nhỏ thấp lè tè.
“Con biết đây là ai không?” bố hỏi.
“Không ạ,” Paul đáp, nhưng vừa nói dứt miệng nó đã nhận ra là mình biết. “Ô,” nó kêu lên, rồi chỉ tay vào cậu bé đứng trên bậc thềm nhà. “Ô, đây là bố.”
“Đúng rồi. Hồi đó bố vừa bằng tuổi con. Kia là ông nội con đứng ngay phía sau. Bên cạnh bố là em gái bố. Em gái bố, con biết chưa nhỉ? Tên cô ấy là June. Cô rất giỏi nhạc, giống như con ấy. Đây là tấm ảnh cuối cùng mà mọi người được chụp chung với nhau. Cô June bị bệnh tim, đến mùa thù năm sau đó thì cô mất. Việc June qua đời gần như đã giết chết bà nội con.”
Giờ thì Paul nhìn tấm ảnh theo cách khác hẳn. Những con người này không còn xa lạ nữa, mà chính là ruột thịt của nó. Bà của Duke sống ở tầng trên nhà thằng nhãi, vẫn làm bánh táo và xem phim truyền hình vào mỗi buổi chiều. Paul ngắm nhìn người phụ nữ trong tấm ảnh đang cố nén cười – người phụ nữ mà nó chưa bao giờ biết đến lại chính là bà nội nó.
“Rồi bà ấy có chết không ạ?” nó hỏi.
“Bà con ấy hả ? Có. Nhưng nhiều năm sau cơ. Ông con cũng thế. Cả hai ông bà đều không thọ. Ông bà sống vất vả lắm, Paul ạ. Họ chẳng có tiền bạc gì cả. Không phải chứ không giàu có thôi đâu. Ý bố là đôi khi cả nhà còn chẳng biết liệu có thứ gì để mà ăn không nữa. Điều đó làm ông con đau lòng lắm, ông con là một người làm việc rất chăm chỉ. Và nó làm cả bà con đau lòng nữa, vì họ không thể giúp gì nhiều cho cô June. Khi bố bằng tuổi con, bố đã kiếm được một công việc, nhờ thế bố có thể đi học trung học dưới thị trấn. Rồi cô June mất, bố đã tự hứa với mình. Bố sẽ đi và cứu giúp cuộc đời.” Ông lắc đầu. “Ừm, tất nhiên bố đã không thực sự làm được như thế. Nhưng chúng ta ở đây, Paul ạ. Chúng ta có rất nhiều thứ. Chúng ta không bao giờ phải lo xem có đủ thức ăn để ăn không. Con có thể vào bất cứ trường đại học nào con muốn. Vậy mà tất cả những gì con có thể nghĩ đến là hút hít với lũ bạn và vứt bỏ mọi thứ.”
Cơn bức bối trong bụng Paul giờ đã dâng lên đến tận họng, nó không biết phải nói sao. Cảnh vật xung quanh vẫn quá sáng chói và chưa thật sự đứng yên. Nó muốn nỗi phiền muộn trong giọng nói của bố biến mất, muốn xóa tan bầu không khí im lạnh đang choán lấy cả ngôi nhà họ. Hơn tất cả mọi thứ, nó đã mong sao giây phút này – bố ngồi bên cạnh nó và kể cho nó nghe mẩu câu chuyện về gia đình – đừng bao giờ kết thúc. Nó đã sợ rằng mình sẽ nói gì không phải và phá hỏng tất cả, giống như quá nhiều ánh sáng chiếu lên giấy sẽ làm hỏng bức ảnh. Một khi điều đó xảy ra bạn chẳng thể nào làm lại được nữa.
“Con xin lỗi,” nó nói.
Bố gật đầu, nhìn xuống. Rất nhanh và khẽ khàng, tay ông lướt qua mái tóc Paul.
“Bố biết,” ông nói.
“Con sẽ dọn dẹp mọi thứ.”
“Ừ,” ông nói. “Bố biết mà.”
“Nhưng con yêu âm nhạc,” Paul nói, nó biết rằng đó là điều không nên phát ngôn, một luồng ánh sáng đột ngột có thể khiến tấm giấy ảnh đen thui lại, nhưng nó không ngăn nổi bản thân mình. “Chơi nhạc là cuộc sống của con. Con sẽ không bao giờ từ bỏ đâu.”
Bố ngồi im lặng một lúc lâu, đầu ông cúi xuống. Sau đó ông thở dài và đứng dậy.
“Bây giờ con đừng vội đóng lại bất kỳ cánh cửa nào,” ông nói. “Bố chỉ yêu cầu có thế thôi.”
Paul nhìn bố biến mất trong phòng tối. Rồi nó quỳ xuống và bắt đầu nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ. Xa xa, tàu chạy hối hả, bầu trời bên ngoài những ô cửa sổ trải dài đến vô tận, trong vắt và xanh thăm thẳm. Paul ngừng lại một lát trong ánh nắng gắt buổi sớm, lắng nghe tiếng bố làm việc trong buồng tối, hình dung ra cảnh chính đôi bàn tay ấy đã cử động thật cẩn trọng bên trong cơ thể của một người nào đó, tìm kiếm để hàn gắn những vết thương.