PHẦN III
THÀNH PHỐ LƯỠI DAO
Chương 29

56

56
Khi khúc nhạc được nhắc lại tới lần thứ năm, tôi ngửi thấy mùi phân và nước tiểu bốc lên từ đám đông, thêm cả cái mùi mồ hội thiu thiu, chua chua mà cơ thể thường tiết ra khi hoảng sợ. Có vài anh chàng không chịu nổi căng thẳng rồi, - tôi nghĩ. Aaa, cái mùi sợ hãi ngọt ngào. Ngửi như...sách khải huyền. Tôi cảm tưởng như tiếng đàn đang cắm vào sự sợ hãi trong người họ, móc nó ra, kéo thành từng sợi dài như người ta kéo kẹo bơ, mỏng dần, mỏng dần, cao lên, cao lên mãi cho đến khi chúng cứng lại và gẫy tan thành một cơn hoảng sợ đến mềm nhũn người.
Tôi lấy làm hãnh diện về các học trò của mình. Họ đã luyện tập hết sức chăm chỉ trong sáu ngày vừa qua. Tôi còn có hai mươi thợ thủ công làm việc gần như liên tục tại sân trong nhà cuẩ một khu nhà thợ mộc ở phía bắc khu Kền Kền. Họ là người của nhà Thằn Lằn và rất trung thành với Koh. Quả là những tay rất cừ. Nhưng mọi việc cũng không dễ dàng gì. mặc dù khắp cả thung lũng, người ta đi lại tấp nập, hối hả và âm thầm trong bóng tôi để chuẩn bị cho lễ hội diễn ra sau nhật thực nhưng chúng tôi vẫn phải lén lút, chỉ ra ngoài khi trời tối vì anh không được phép làm ăn buôn bán gì trong thời gian Im Lặng. Lần nào chúng tôi cũng phải đút lót để qua được những toán lính gac quèn của nhà Bướm Đuôi Nhạn. Chúng nghĩ chúng tôi buôn lậu côpan vì ngửi thấy mùi đó trên tay chúng tôi. Với đủ thứ công việc, nào thử các loại vỏ bầu khô khác nhau, chuẩn bị ruột mèo rừng, đẽo cần đàn bằng gỗ tuyết tùng, khắc núm đàn bằng sừng, tính xem làm thế nào để bện tóc người thành từng sợi nhỏ mà vẫn phát ra tiếng khi cọ vĩ vào vì nếu để không chúng sẽ đứt chỉ sau vài lần kéo, thử năm mươi loại nhựa cây khác nhau để tìm một chất thích hợp dùng thay cô-lô-phan và lắp ghép xong xuôi tất cả với nhau trước ngày D chỉ có hai ngày, đây quả là dự án gay go nhất mà lâu lắm rồi tôi mới thực hiện, hơn cả lần thiết kế bể cho lũ sên biển Chromidorus marislae.
Một vài người bạn cũng sẵn là những tay nhạc công chơi sáo khá ổn, ai nấy đều như những con hải ly hăng hái, rất phấn khích trước kế hoạch, háo hức muốn phò tá Rắn Chuông giành lấy mặt trời và sẵn lòng làm tất cả vì công nương Koh. Và họ học tương đối nhanh dù phải tập kéo trong bóng tối. Song họ không hiểu được âm nhạc phương tây ngay tức thì, cũng nhý khi tôi thử ngâm nga ý ử cho Hun Xoc nghe vài ðiệu hát. Có vẻ nhý họ thực sự không thể nghe ðýợc giai ðiệu có phiên khúc, ðiệp khúc và ðoạn kết. tôi cho rằng với những ngýời chýa từng trải qua quá trình tiếp biến văn hoá, chưa từng nghe một hợp âm quãng tám thì hợp âm ấy đơn giản không phải là một điều tự nhiên. Tuy vậy, một khi đã hoà được vào điệu nhạc thì họ không thể ngừng chơi được nữa. và khi chúng tôi thử chơi một đoạn với thang âm hình chóp trong bản xô nát số 1 soạn cho đàn vi-ô-lông mà Prokofiev (Nhà soạn nhạc Nga, tác giả của chính bản xônat đó)  từng nói rằng phải chơi sao cho nghe như tiếng gió rít trong nghĩa địa thì tất cả thực sự rung động. Đích thị là các vị thần của cờ Hiến tế đã đúng.
Khúc nhạc được lặp lại đến lần thứ mười, trẻ con khóc ré lên và tiếng khóc choe choé hoà vào với tiếng đàn. Những đám đông chen chúc trên các quảng trường bắt đầu nhúc nhích nhưng chưa di chuyển. Họ chỉ khẽ xô đẩy vào nhau như các phân tử khí bị nén lại để lần tìm một lối chuẩn bi chạy. Chuẩn bị nào, - tôi nghĩ.
Tiếp đi. Giờ đến bước 2.
Tôi nghe tiếng một vài người trên bậc cầu thang bên dưới hắt hơi. Tôi quay lại và nhìn về các quảng trường ở hướng bắc. Bà già và trẻ con đang dụi mắt. Đàn ông thì vặn vẹo người. Tốt.
Quanh tôi, các k’iik cũng vặn vẹo người và khụt khịt mũi.
Tôi cảm thấy thứ mà tôi nghĩ là vết cắn đầu tiên vào chính mắt tôi. Ui da. Tốt.
Tôi ngửi thấy mùi hăng hắc. Cảm giác đau nhó gần cuống họng. Tốt.
Tôi nhìn quanh, các k’iik đứng sau tôi đang xoa dụi khắp mặt. Điều đó có nghĩa là nhóm đồng đảng thứ hai của chúng tôi đã đốt những đống lửa được nguỵ trang kín đáo của mình.
Họ có cả thảy ba mươi sáu người, nấp rải rác trong các sân nhà, sân bếp của mười bốn khu nhà khác nhau, tạo thành nửa vòng tròn tương đối quây quanh mạn đông thành phố. Mấy lớp trên cùng của đống củi là thân cây phơi khô của một giống trường xuân có độc của vùng nhiệt đới, gỗ tùng khô và cây sơn độc khô chứa rất nhiều chất gây chảy nước mắt, không kém gì hơi cay. Ban đầu, thứ khói này gần như vô hình. Nó không phải không có mùi, nhưng mùi đó không có gì đặc biệt. Tôi thấy người đứng trên các quảng trường dọc trục đường chính cũng bắt đầu oằn oại mình, điều đó có nghĩa là khói đang hạ xuống đất. Tốt.
Koh rất hiểu thời tiết vùng này. Cách đây hai đêm, bà ta khẳng định rằng gió hôm nay sẽ nhẹ và vẫn thổi đến từ hướng đông như thường lệ, và rằng khói sẽ tụ lại trong thung lũng. Những kẻ đồng mưu với chúng tôi đã chuyển thứ củi nói trền từ các vị trí ở phía tây sang phía đông, nhiều hết mức có thể. Và đây, mọi việc diễn ra đúng như Koh nói. Họ đã hoàn thành xuất sắc phần việc của mình. Họ đã mua vét củi đun, gỗ cao su loại tồi, và dễ gây nghi ngờ nhất là gỗ sơn, dây trường xuân và hàng đống lá han rồi trà trộn vào đám người hành hương để lén vận chuyển đi từng ít một. Họ phải giấu sao cho các k’iik của thị tộc Bìm Bìm, nhữgn kẻ đóng vai trò giữ gìn trật tự tôn giáo, không nhìn thấy số than sẽ được dùng để nhóm lửa.
Một k’iik đứng trước tôi thả rơi áo choàng. Đó là hiệu lệnh “hãy sẵn sàng”. Tôi cũng cởi nút áo choàng, thả rơi xuống đất và giật lấy cây lao đeo sau lưng. Tôi giở mũi lao bằng đá vỏ chai ra và gắn ba khúc của cán lao lại với nhau. Tuy không có những mối khớp nối bằng kim loại nhưng ba khúc cán lao vẫn khớp vào với nhau đánh cạch một cái khiến anh có cảm giác mình khéo léo lắm (mặc dù chẳng đúng tí nào), không kém gì một tay lính thuỷ đánh bộ lắp khẩu M16 trong vòng mấy phẩy mấy giây gì đó. Trong tư thế hơi khom người xuống, cố sao cho càng ít lộ liễu càng tốt, tôi tháo tấm khiên buộc dưới chân, mở ra và buộc hai thanh ngang thẳng đứng lên, gần như thao tác làm diều. Sản phẩm cuối cùng là một tấm khiên nhẹ nhưng chắc chắn. Tôi dùng sợi dây da hươu buộc chặt cây lao vào bàn tay phải và chiếc khiên vào tay trái rồi đứng thẳng lên. Tôi tháo dải băng buộc đầu dấu dưới hai hòn dái và dùng một tay buộc nó quanh trán, một thao tác mà tôi chẳng đời nào làm được nếu là Jed. Chúng tôi quy ước rằng những người theo phe Rắn Chuông phải buộc một dải băng màu xanh trên đầu để IFF (Viết tắt của “Idenfication, friend or foe” nghĩa là “nhận diện, quân ta hay quân địch”), nghĩa là nhận diện, quân ta hay quân địch.
Nước mắt tôi chảy dàn dụa. Tôi nhắm mắt bên trái lại.
Tôi lo lắng không biết những động tác vừa rồi có gây nhiều sự chú ý quá không. Tôi nhìn xuống các quảng trường. Đám đông vẫn đang cựa quậy và vùng vẫy tứ tung để lần đường trực bỏ chạy.
Ui da. Mắt tôi giật nhói lên một cái. Lần này, một làn khói đen đã hiệu rõ trên đầu. Lớp củi thứ hai có nhiệm vụ tạo càng nhiều khói càng tốt, để che kín hoặc chí ít cũng làm mờ cảnh mặt trời hiện ra. Tôi nhắm mắt phải lại và mở mắt trái ra. Tôi thọc tay trái qua thắt lưng vào trong khố để lấy một cái túi nhỏ. Tất cả những ai tham dự âm mưu này đều có một cái túi như thế. Nó đựng đầy một loại thuốc mỡ làm từ hổ phách cô-pan, sữa ong chúa, cây chữa rắn cắn và trứng chim ruồi. Tôi khều lấy một tý bằng ngón út, ngón tay được coi là sạch sẽ, và quệt nó lên mí mắt phải. Theo thầy lang của Koh, nếu anh cứ nhắm một mắt và mở một mắt, quệt thứ thuốc này lên bên mắt nhắm và liên tục đổi bên thì anh có thể đi trong đám khói mà vẫn nhìn thấy trong một thời gian dài. Tôi đã nghe ở đâu đó nói rằng lính cứu hoả thời xưa cũng dùng một thứ thuốc tương tự. Nhưng xem ra nó không có hiệu quả tức thì. Nhắn nhủ bản thân: nhớ mang một ít về và giới thiệu với Body Shop (Chuỗi cửa hàng mỹ phẩm lớn thứ2 thế giới).
Tôi liếc nhanh một cái lên đỉnh kim tự tháp Bão Lốc.
Đang có chuyện gì đó trên ấy.
Thầy trưởng tế của Cong Veo Ti Tiện không sao nhóm được lửa bằng ánh sáng mặt trời đang bị mây che khuất nhưng họ quyết định gian lận. Kẻ nào đó đã thắp một ngọn đuốc lớn trên tháp mái kim tự tháp Bão Lốc và người truyền lửa, một tên lực sĩ được huấn luyện, vận bộ trang phục kềnh càng và lồng phồng bằng lông chim tẩm dầu mỡ, thò tay vào lửa, quay lại và nhảy xuống các bậc thang như đã sắp đặt trước, và khi lửa đã trùm kín người hắn, hắn lăn vào giữa hai hàng k’iik nhà Báo Sư Tử. Bọn k’iik chuyền nhau đẩy hắn xuống đến “cái mõm” của kim tự tháp khổng lồ ở độ cao bằng vị trí mà tôi và Hun Xoe đang đứng nhưng cách nhau cả một biển người, từ đó, từ đó hắn lăn xuống các bậc thang thấp hơn, xuống đến quảng trường và đâm thẳng vào ngọn tháp tre như không có chuyện gì xảy ra.
Nhưng ngọn tháp đã bắt lửa từ trước. Ai đó, có lẽ là người của Koh, hẳn đã ném hoặc bắn một mẩu than vào đó. Nó cháy bùng lên trước khi tay lực sĩ kịp lăn xuống đến mõm kim tự tháp. Nhưng đằng nào thì đến lúc này, dân chúng cũng chẳng để ý đến nghi lễ ấy nữa. Người ta đang mải nhìn lên trời, ngóng Rắn Chuông và tìm đường chạy, hoặc đánh lộn hoặc chui vào một chỗ nấp. Tôi nghe thấy tiếng các thầy xướng tề của giáo hội Báo Sư Tử trên điện thờ đang rao to qua loa: “Hac ma’al, hac ma’al”, “mặt trời mới, mặt trời mới”, nhưng tiếng rao đầy vẻ hốt hoảng của kẻ biết rằng chẳng ai để ý nghe mình nữa. Quá muộn rồi.
Lúc này, đám đông đã bắt đầu chạy cuống quýt như cảnh trên một phố đông trước khi có cơn bão, khi ai nấy đều bước vội vã để tìm chỗ trú tuy chưa có hạt mưa nào. Một đám mây màu vàng xám lướt ào qua đầu chúng tôi. Ngón lừa bịp mỗi lúc một kém nghệ thuật, ngày càng ít Prokofiev và nhiều tiếng cò cưa hú hoạ, nhưng ồn hơn bao giờ hết. Các bạn hẳn nghĩ đàn dây là thứ nhạc cụ ầm ĩ, nhưng ngay lúc này, chúng đang rên rỉ náo loạn. Tôi nghe thấy tiếng một trong những kẻ đồng loã của Koh goà lên cái câu mà họ đã tập dượt trước nhiều lần: “A’ch dadacanob, a’ch dadacanob”, “ong bắp cày đến rồi, ong bắp cày đến rồi”. Và một giọng khác nhắc lại câu đó, một bà già. Tôi không nghĩ bà ta là chân gỗ của chúng tôi. Chắc các bạn cũng biết cái kiểu người ta thường gào hùa theo những gì cấp trên của họ gào lên. Thêm vài tín đồ cải đạo của Hội Rắn Chuông gào lên, và thêm nữa, thêm nữa, mỗi lúc một nhiều người gào lên và chắc chắn không phải chỉ người của Rắn Chuông. Những tiếng kêu khản đặc, có lẽ do nhiều ngày không dùng đến - lan khắp đám đông như một cơn mưa đá lướt ào qua cánh đồng ngô. Như những tay cổ động chuyên nghiệp, người của Koh nhấn mạnh thêm câu đó và thêm thắt vào những câu đại loại như: “mặt trời đã chết, chúng ta sắp chết, chúng ta chết rồi” và “Ak a’an, ak a’an”  “thế là hết, thế là hết”. Xen lẫn vào đó là những tiếng cười...tiếng cười cảu người phát điên vì hoảng loạn, tôi đoán thế. Một vài nhạc công bắt đầu đánh trống và thổi sáo, nhưng âm thanh đó rời rạc và tắt dần khi tiếng la hét thất thần bắt đầu vang lên từ các quảng trường chính. Dàn đồng ca hỗn loạn của các nhạc cụ và tiếng hét xua đuổi mà tôi bẫn nửa có ý chờ không thể cất lên được nữa. Người đứng dưới sân và trên các mái nhà đều run bắn và dựng tóc gáy lên. Quảng trường chợ đông nghịt dưới chân chúng tôi bắt đầu hỗn loạn.
Phần đông dân chúng đều tin chắc đây chính là đàn ong bắp cày - dù có hiện rõ hay không - mà Koh đã tiên đoán và chúng sẽ đốt mù mắt tất cả. Tôi trông thấy bà già, trẻ con, k’iik và bọn dân đen, tất cả đều ngửa mặt lên trời, chỉ tay và hét: “Ha k’in, ha k’in”  “Rắn Chuông, Rắn Chuông”, và bất giác tôi cũng nhìn lên. Những cuộn khói dài như sợi thừng uốn éo và lượn lờ, và tôi cược rằng nếu nhìn thêm một lúc nữa, chính tôi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cái ảo giác lây nhau ấy, tôi xũng sẽ nhìn thấy Rắn Chuông Sao hiện ra rõ mồn một, trườn xuống từ trên thiên đàng với cái lưỡi thè lè, bộ lông gợn lên và những cái nanh phun ra nọc thiêng.
Ha k’in, ha k’in, Ha k’in, ah a’an, ah a’an, ah a’an, ah a’an...
Sự kinh hoàng lan khắp đám đông như một lời xúi giục: CHẠY ĐI! MÀY MẤT MẠNG ĐẾN NƠI RỒI!!!
Khi đám đông bỏ chạy toán loạn, tôi cảm thấy nền đá dưới đôi xăng đan của mình rung lên bần bật. Tôi hơi loạng choạng một tí rồi cũng đứng thẳng lại được. Sự hoảng loạn chung của quá nhiều người có thể cuống anh vào một đợt sóng của trạng thái mất trọng lượng. nếu anh từng có mặt trong vụ 11 thang 9, hay trong vụ sóng thần ở Ấn Độ Dương, hay trong bất kỳ sự kiện lớn nào khác, anh sẽ hiểu rằng có những thời điểm mà mọi người xung quanh anh đều không biết chuyện gì đang xảy ra. Tất cả nhìn nhau và hiểu rằng chẳng ai biết chuyện gì cả và ai cũng đang nghĩ như mình, rằng tất cả đều sắp bỏ mạng, rằng phần còn lại của thế giới chắc cũng đã bị huỷ diệt. Bầy đàn toạ ra một sứ hút mà anh cảm thấy ngày cả khi cá nhân đang khủgn hoảng. Nhưng nếu là cơn khủng hoảng chung, sức hút đó sẽ biến mất. Đám đông đang cảm thấy sinh mạng của mình chẳng có nghĩa lý gì. Dĩ nhiên, vào thời này, mạng sống của một con người vẫn được coi là vô nghĩa nên người ta thường không đếm xỉa đến. Nhưng nếu nó liên quan đến mạng sống của rất nhiều người thì quả là một vấn đề.
Lúc này, người ta đã bắt đầu chạy nháo nhác. Tôi quay đầu sang trái và nhìn lên Koh lần cuối cùng. Bà ta đang bay xuống gần chúng tôi. Không, chờ đã, bà ta đang được khiêng đi, nhìn cứ như đang ngồi trên một khoang cáp treo bằng người. Trước đó, tôi đã nghe thấy những tiếng kêu gắt gỏng băng giọng mũi, và khi nhìn thấy cảnh này, tôi đoan chắc đó là giọng công nương Vàng, mẹ bề trên, đang gào thét với Koh, nghe có vẻ còn hơn cả án tử hình.
Hun Xoc đập vào cánh tay tôi ba lần.
Vài giây sau tôi mới định thần được để hiểu nó ra hiệu gì. Chúng ta đi thôi. Tôi quay ra sau và đập tay ra hiệu tương tự với Cứt Ta - tu.
Các k’iik đứng dưới tôi đã bắt đầu di chuyển. tôi biến khỏi buổi trình diễn sôi động này thôi.
Tôi nhảy xuống một bậc thang cao mười bốn inch. Một bậc nữa. Một bậc nữa.
Còn mười bốn bậc nữa. Một vài người đàn bà đứng dưới sân đền bắt đầu hát một bài nguyện. Rắn Chuông và thêm nhiều, thêm nhiều người nữa hát theo, tiếng hát và tiếng cười hoà cùng tiếng la hét và tiếng đàn dây tạo thành một thứ âm thanh mà tôi thực sự cho rằng có thể làm bất cứ người nào hoá điên, bất chấp thực tế là chẳng gì có thể khiến người ta hoảng hốt hơn được nữa.
Huỵch. Huỵch.
Qua những phiến đá lát đường trát thạch cao xanh lam dưới chân, tôi biết chúng tôi đã xuống đến quảng trường. Các k’iik chạy trước tôi dừng lại một lát. Họ đi tiếp. Tôi bước theo, hơi bồn chồn.
Lại có hiệu lệnh dừng.
Được thôi.
Tôi dừng lại.  Chúng tôi chờ đợi.
Một cú thúc vào ngực. Nghĩa là “vào đội hình”. Tôi thúc vào ngực Cứt Ta-tu.
Tôi nâng tấm khiên lên. Các k’iik xúm lại khít hơn quanh tôi.
Té ra Cá Sấu 12 cũng là một tay có đầu óc tiếp thu, nhất là những gì liên quan đến quân sự nhà nghề. Tôi đã giải thích với ông ta về đội hình con rùa cổ điển, tức đội hình bộ do Alexander Đại Đế (tức Alexander III xứ Marcedon (356 - 323 trước Công Nguyên), vị hoàng đế, vị tướng tài ba đã chinh phạt hầu hết các đế chế lớn mà ông ta biết vào thời đó) phát kiến và được các hoàng đế La Mã thời kỳ đầu sử dụng để chọi lại với các đội quân kém tổ chức hơn từ Scotland cho tới Pakistan. Ông ta rất thích ý tưởng đó và quyết định áp dụng. Mục đích của đội hình này là giúp cho toán quân mở đường qua một đội quân đông hơn với tổn thất tối thiểu. Nói ngắn gọn là các anh phải đứng áp sát vào nhau và giơ khiên lên để tạo thành một cái mai rùa. Những người lính ở vòng ngoài sẽ nâng khiên bằng cả hai tay trong khi những người ở vòng trong chĩa cây lao qua khe hở giữa họ và xọc vào bất cứ kẻ nào lại gần. Nhưng không may, chúng tôi không có những tấm khiên gỗ lớn như người La Mã. Thì có ai làm được mọi việc.
Tôi nâng tấm khiên lên đầu lắp khít với khiên của những người khác.
Tôi được đứng ở vị trí an toàn nhất trong mai rùa. Giống như quả bóng số năm nằm chính giữa hình viên kim cương trong ván bi a chín bóng. Vì thế, tôi không nhìn thấy gì nhiều lắm và tiếng động nghe được chủ yếu là tiếng bước chân lẹt xẹt, tiếng thở nặng nhọc và tiếng cót két của các bộ giáp bằng vỏ liễu.
Chúng tôi chậm chạp tiến lên phía trước, len lách qua đám đông. Vỉa hè ở đoạn này được phủ lá cây trạng nguyên đỏ chói và khi đi qua, chúng tôi đá tung lên cả một trận bão tuyết đỏ. Tôi không nhìn thấy gì phía trước, còn phía sau, tất cả những gì tôi trông thấy là khói bốc lên từ phía nhà của Koh.
Chết thật. Nếu thực sự có đám cháy thì chúng tôi sẽ gặp rắc rối to.
Chúng tôi rẽ sang phía tây của sân đền Rắn Chuông và đi xuống theo các bậc thang ngoài cùng ở hưóng bắc để xuống trục đường chính.
Hy vọng của chúng tôi là ngay cả khi toán quân của k’iik của nhà Báo Sư Tử tìm được chỉ huy và tập hợp lại được với nhau, chúng cũng sẽ không chuẩn bị kịp tinh thần để bảo vệ những vị trí nhỏ và khác thưòng trong khu của mình. Biết đâu chúng lại để kho thuốc gần như không có người bảo vệ. Hừ, chúng ta sẽ biết khi đến nơi.
Oái. Oái.
Hai cú đập vào vai phải. Có nghĩa là chúng tôi sắp phải rẽ phải.
Tôi quờ tay ra sau và đập vào vai k’iik đứng sau.
Chúng tôi rẽ phải.
Mai rùa được sắp xếp lại, dãn dài ra theo hai hướng bắc nam dọc theo trục đường chính và hẹp lại theo chiều đông - tây. Cá Sâu 12 chỉ huy từ vị trí gần đầu, trước tôi ba hàng và cách bốn hàng về phía tay phải. Hiệu lệnh tiến lên truyền đi trong hàng nhanh như vết nứt rạn ra trên tấm kính.
Tôi bị đoàn người đẩy đi, bị chèn giữa cả một đống người và chỉ đủ hơi để thở. Tôi thậm chí có thể nghỉ ngơi bằng cách co chân lên và để người khác lôi đi giữa cái mai rùa. Tôi cảm thấy một lưồng...hừ, tôi đoán các bạn có thể gọi nó là một luồng dũng khí hoặc dũng khí bầy đàn. Tôi chắc đây cũng là cảm giác của các tay lính lê dương.
Quỷ thần ơi, - tôi nghĩ - không gì có thể cản bước chúng ta.
Chúng tôi thẳng tiến theo trục đường chính. Chúng tôi sẽ đi thêm khoảng một phần tư dặm về hướng bắc và trước khi đến gớc tây nam của kim tự tháp Bão Lốc, chúng tôi sẽ rẽ ngoặt sang phải, đi về hướng đông và mở đường vào kho thuốc của nhà Báo Sư Tử. Chúng tôi đã vạch ra tuyến đường trên một tấm bản đồ mô phỏng thành phố và bắt các k’iik ghi nhớ cả đường tiến lẫn đường lùi.
Ngoài đội hình mai rùa, tôi cũng đã giới thiệu với đồng đội một sự cách tân khác: một lời huấn thị rằng không bắt tù binh. Té ra đây là một ttrong những điều họ khó chấp nhận nhất. ở đây, tù bính, chứ không phải đất đai mới là mục đích cuối cùng của chiến tranh. Của cải cũng chỉ xếp thứ hai. Nhưng chúng tôi đã tuyên bố rằng, trong cuộc tập kích lần này, bất cứ k’iik nào phá vỡ đội hình để bắt tù bình thì bản thân người đó và gia đình sẽ bị giáng địa vị và trục xuất. Nhiệm vụ duy nhất của họ là đưa chúng tôi đến nơi càng nhanh càng tốt. Cá Sấu 12 là một viên chỉ huy có tài năng thiên bẩm và xem ra đến lúc này họ đều hiểu cả.
Chúng tôi được hiệu lệnh dừng. Chúng tôi chờ đợi.
Thêm một tín hiệu nữa, phức tạp hơn, bằng ngôn ngữ đi săn của nhà Đại Bàng: Bọn Thằn Lằn đang ở đây.
Tôi cảm thấy toán k’iik hơi đổi hướng và thoáng thấy bóng phù hiệu màu xanh da trời của nhà Thằn Lằn qua lớp người kín mít. Chúng tôi đụng phải sáu nhóm hai mươi, tức là một trăm hai mươi k’iik của nhà Thằn Lằn. Họ ào qua chúng tôi như một con a-míp nuốt con trùng đế giày. Thực ra đi ngược chiều giữa một đám đông hoảng loạn lại là điều rất dễ vì họ sẵn lòng đi vòng qua anh. Cho đến lúc này vẫn chưa có vấn đề gì.
Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đến Dãy Phố Thần Chết. Với hàng dòng người chạy xung quanh, toán quân đồ sộ của chúng tôi phải lách qua những khoảng trống rất hẹp, đi lên rồi lại đi xuống hàng dãy cầu thang. Lên, xuông, lại lên, lại xuống. Mỗi lần chúng tôi trèo qua một bức tường ngăn cách giữa hai quảng trường, khi đứng lên đỉnh tường, tôi mới thoáng thấy chuyện gì đang diễn ra bên ngoài. Khi leo qua một  bức tường, tôi nán lại một giây và quan sát kỹ hơn xung quanh.
Ôi chao ôi. Thật kinh khủng.
 

57

57
Hàng bầy người từ trên kim tự tháp Bão Lốc tràn về phía các đống lửa đốt bằng lá cây, cờ hiệu và vàng mã. Họ lặc lè vác đến nào rơm rạ, vải vóc và củi đun, lách qua đám đông xúm xít vây quanh và quẳng chúng vào ngọn lửa. Tôi nhìn thấy một k’iik thắt dải băng màu trắng của nhà Bìm Bìm, nhiều tuổi hơn tôi một chút, bế một đứa bé lên và đưa nó len ra khỏi đám đông, tiến về phía các bậc thang của bức tường bao quanh sân, tránh xa ngọn lửa. Anh hùng ra phết nhỉ, - tôi nghĩ bụng. Ít ra cũng có người đang tìm cách cứu người khác. Không phải ai cũng xấu cả. Anh ta đi qua một đám đông bà già ngồi quây thành vòng tròn. Họ ngồi trên những thây người cháy xém, trệu trạo nhai hoa và quả ớt lấy từ các vòng hoa; bên cạnh họ, lũ cháu chắt đang xiết cổ nhau và chặt lấy chiến lợi phẩm từ những cái xác.
Họ đang cười.
Khi chỉ cười, họ đang giúp nhau tự sát. Chẳng hạn, tôi trông thấy một người đàn ông đang chìa cánh tay ra và thách thức một người khác, tôi nghĩ chính là anh trai anh ta, chặt đứt nó. Người anh dùng một chiếc búa trận chém thẳng vào. Phải mất tới ba nhát mới chặt rời được xương cánh tay và cắt đứt được gân cơ duỗi. Sau đó, người anh lại đưa búa cho anh ta và anh ta ra sức chặt đứt cánh tay cho anh, chỉ có điều sức đã yếu quá nên không chặt nổi. Cảnh ấy không khác gì một màn kịch hề man rợ, y như đoạn kể về Hiệp sĩ Đen trong bộ phim Monty Python và chiếc chén thánh,  chỉ khác ở chỗ những người này thực sự đau đớn sau khi bị chặt đứt cánh tay mặc dù họ vẫn cười. Tôi còn thấy một lũ đầy tớ lần lượt nối đuôi nhau nhảy từ trên tường xuống các bậc thang và không tên nào đứng dậy nữa. Một thằng nhãi chạy qua vòng người về phía đống lửa. Tôi tưởng nó định nhảy qua. Nó không nhảy qua được đâu, - tôi nghĩ, - làm sao mà qua được. Nhưng thay vào đó, nó dậm nhảy một bước và lao thẳng vào giàn thiêu giữa những tia lửa bắn tung lên. Lũ bạn nó hò reo như thể chúng coi đây là một trò chơi.
Đây hiển nhiên không phải một cuộc nổi loạn theo cách hiểu của người ở thế kỷ hai mốt. Không ai có ý định dựng lên một chính quyền nhân dân nào cả. Về vấn đề này, tôi không nghĩ có bất cứ kẻ nào thuộc một thị tộc thấp kém có thể mong nắm quyền chỉ huy bất cứ thứ gì. Qua trang phục và các dấu hiệu tô vẽ, có thể dễ dàng đoán biết người ta có họ hàng với nhau hay không, và lúc này đây, tôi đang thấy những người anh em, cha con, chú bác đang giết chóc và làm bị thương lẫn nhau, họ xúm lại thành từng đám, đập đầu vào nhau, nhấc bổng người bà lên và ném bà ta lên không trung hoặc cắn vào nhau. Đến cả những người mà không ai được phép động tới cũng quay ra đánh lộn với nhau. Sự phân biệt đẳng cấp xã hội biến mất. Phụ nữ nhảy với đàn ông của các thị tộc thù địch. Bọn phu khuân vác tát nhau với cả lính cầm lao ăn vận diêm dúa của nhà Báo Sư tử, một chuỗi dài gần hai mươi tên nô lệ đã cưa đứt thừng trói tay nhưng vẫn bị buộc chằng với nhau bằng một sợi thừng quấn quanh hông, lôi nhau đi loằng ngoằng như một con rết trên khoảng trống giữa chúng tôi và đống lửa lớn, chộp lấy thức ăn rơi vãi từ các gói đồ cúng và tọng vào mồm. Nếu là một giờ trước thì đây đã là tội chết. Thành phố này đứng trên một hình tháp lung lay của tôn ti thứ bậc và khi anh ẩy đổ vài bậc, tất cả sẽ lộn nhào theo.
Nó không hề giống những gì người ra thường hình dung về một cuộc bạo loạn. Nó chỉ như một lễ hội Thứ Ba Béo lộn xộn hay hay như ngày cuối cùng hỗn loạn của năm học ở trường trung học Jubal mà tôi có tham gia, khi mà các thùng rác bay qua cửa sổ, lũ học sinh lật đổ bàn ghế, xé sách vở và đem rải tung toé khắp các cầu thang. Hoặc giống như khi một đám đông mất bình tĩnh sau một trận thi đấu thể thao và bắt đầu phá phách. Dĩ nhiên, những sự việc đó không so sánh được về mức độ, nhưng tâm trạng của đám đông là tương tự. Không gì có thể đem lại cho ta cảm giác tự do hơn sự chấp thuận cho ta đập phá, cho ta không phải che dấu sự chán ghét cuộc đời và cho ta xả nó ra bằng một hành động quá khích nào đó. Sự phóng túng buông thả là thích hợp nhất với ngày tận thế.
Chết tiệt, - tôi nghĩ. Chúng tôi chỉ định đánh lạc hướng, khiến người ta làm náo loạn lên để chúng tôi có thể lẻn vào, lấy món hàng và chuồn đi. Chúng tôi không hề muốn sự việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát đến mức này. Chắc họ không thể muốn đốt trụi nhà mình đâu nhỉ, - tôi tự nhủ, - phải vậy không?
Có lẽ những chuyện như thế này sẽ xảy ra trong mọi hoàn cảnh, chỉ cần pha trộn những nhân tố gây căng thẳng thích hợp. Ở thành phố này, họ đang có sự kết hợp chết người giữa suy sụp kinh tế và nhận thức thấy tội lỗi về tôn giáo như đã xảy ra với PLO (tên viết tắt của phong trào giải phóng Palestin), lấy ví dụ thế. Nhưng cũng như những kẻ đánh bom tự sát, tôi nghĩ động cơ chính cho hành động của họ là cảm giác bị xúc phạm. Họ chưa thực sự sẵn sàng làm theo lời Koh nhưng vì quá phẫn nộ với các thị tộc hậu duệ mèo nên đâm ra sẵn sàng làm gần như bất cứ trò gì. Đối với các tín đồ của Rắn Chuông Sao, ngày đen tối này sẽ giúp họ lấy lại baach, nghĩa là sự bền bỉ, điềm tĩnh, danh dự, chí khí, lòng quả cảm hay bất cứ nghĩa nào khác mà anh có thể diễn giải. Đây là cơ hội để họ trả lại những món nợ cũ.
Thôi thì, chí ít là đến lúc này bọn nhà Báo Sư Tử vẫn chưa đuổi theo chúng tôi. Bài “đánh lạc hướng” có hiệu quả đấy chứ, phải không?
Tôi nhận thấy gã k’iik thắt dải băng trắng của nhà Bìm Bìm đã quay lại chỗ đống lửa. Hắn xách đứa bé bằng cả hai tay, một tay nắm lấy tóc, tay kia tóm vào thắt lưng, đu đưa để lấy đà rồi quẳng thằng con xuống địa ngục như quẳng một bao đất lên xe tải. Đứa trẻ kêu gào trên không trung, dừng kêu khi chạm xuống đám than hồng và lại kêu rít lên, mỗi lúc một đĩnh tai nhức óc cho hết khi hai lá phổi ngập khói.
Hun Xóc tóm lấy tôi bằng hai ngón của bàn tay cầm lao và đẩy tôi đi tiếp. Ở trên này chúng tôi dễ trở thành mục tiêu của phi tiêu lửa. Tôi nhảy qua các bậc thang xuống quảng trường. Chúng tôi chỉnh đốn lại hàng ngũ lần nữa và đi tiếp.
Khi đi đến giữa quảng trường, tôi chợt nhận thấy đám đông phía trước chúng tôi đã dày đặc hơn. Các k’iik đi tiên phong phải quật túi bụi  vào họ. Tôi bị vấp, lao chúi đầu vào một k’iik đi trước, hoá ra đó là Mưa Bóng Mây 4, người chuyên chữa các vết thương ngoài da. Tốt thôi. Có bác sĩ ở bên lúc nào cũng tốt.
Oạch.
Tôi chẳng nhìn thấy gì cả.
Tôi đưa tay ra sau, dò dẫm và sờ thấy cái vai của Cứt Ta-tu. Nó có một vết sẹo bỏng nên tôi nhận ra. Tôi chỉ vào mắt mình. Thằng bé nhoi người lên, suýt thì làm tôi ngã dúi dụi xuống; nó nắm lấy đầu tôi, dùng ngón tay vạch mí mắt và liếm vào con ngươi tôi.
Đó là thao tác mà tất cả chúng tôi đều đã tập dượt để bôi thêm thuốc mỡ. Người ngoài nhìn vào sẽ tưởng chúng tôi đang nhân lúc rỗi rãi giữa trận đánh mà “làm một tí”. Và quả thực, thậm chí qua lớp vải may chần, tôi vẫn không thể không nhận thấy dương vật Cứt Ta-tu đang dựng đứng lên, cứng như đá. Chỉ là chuyện bắt buộc thôi, tôi định bảo nó. Đừng có nảy ra ý định gì.
Tôi mở được mắt ra. Ahhh. Đỡ hơn rồi. Có thứ gì đó lao vào gần chỗ tôi. Đó là một k’iik của nhà Thằn Lằn. Anh ta chỉ còn là một cái xác mềm oặt. Anh ta đứng ở vòng ngoài của đội hình, bị thương nặng và được chuyển vào giữa. Họ đặt anh ta xuống cách tôi một hàng. Tên nacom, đao phủ của chúng tôi, giúp anh ta chết hẳn bằng cách cắt đứt động mạch nách dưới hai cánh tay.
Điều khó xử ở đây là ai cũng muốn khuân người chết theo. Không ai muốn kẻ thù lấy được xác của người thân của mình. Nhưng Cá Sấu 12 và tôi đã nhắc trước là chúng tôi không có điều kiện làm cái việc xa xỉ đó. Nhưng các k’ikk không chịu được ý nghĩ cứ bỏ mặc người chết lại, còn chúng tôi không muốn họ nghĩ rằng nếu họ bị giết, họ cũng sẽ bị bỏ lại và trở thành nô lệ trên trên ngọn núi dành cho linh hồn của kẻ thù. Vì thế, chúng tôi đã đi đến một thoả thuận. Nacom của chúng tôi sẽ cắt lấy đuôi sam và hòn dái của người chết, đem về cho gia đình anh ta, đâm nát cái xác, xoá các vết xăm bằng một cái giũa, xua hơi thở, tên và uay ra khỏi xác bằng một cái néo nhỏ bằng da cá mập. Tuy thế, Cá Sấu 12 vẫn phải ra lệnh cho các k’iik đứng quanh cái xác, buông nó xuống, hệt như ra lệnh cho hai con chó buông xác con cá chết trên bãi biển.
Chúng tôi lại dừng lại. Máu của người chết dính nhơm nhớp dưới đế xăng đan cao su. Thỉnh thoảng chúng tôi lại thúc cùi chỏ lên phía trước và lần nào cũng bị bật lại, như con chó con húc đầu vào cửa chuồng. Có lẽ chúng tôi không đi tiếp được nữa. Đang có chuyện gì thế không biết. Mưa Bóng Mây 4 bước lên một bước. Tôi cũng làm tương tự, dẫm cẳng chân của cái xác. Vẫn bị đẩy lùi lại. Mẹ kiếp... và đột nhiên cảm giác được thả lỏng, chúng tôi bị cuốn đi mỗi lúc một nhanh. Tôi thả chân xuống đất. Tôi cảm thấy xác người mềm mềm khắp xung quanh. Đám đông phía trước rẽ ra nhường đường cho chúng tôi. Tôi ngóc đầu lên, cố nhìn xem chúng tôi đang ở đâu, nhưng chỉ thấy dải băng buộc đầu của các k’iik chạy đằng trước và xa hơn nữa là cái bóng lờ mờ hình nêm màu vàng đen của kim tự tháp Bão Lốc. Tôi nghe thấy những tiếng rít ám hiệu lặp đi lặp lại, nhưng không phải của chúng tôi. Có lẽ là bọn Báo Sư Tử, - tôi nghĩ. Quỷ tha ma bắt chúng đi. Tôi nhận thấy tín hiệu rẽ trái đang được truyền đi khắp đoàn. Chúng tôi bỗng lảo đảo đứng khựng lại, tôi đâm chúi vào người một k’iik đằng trước, dí cả mặt vào cái dái tai được xăm màu xanh lam của anh ta. Chúng tôi đang chậm chạp luồn vào một ngõ hẹp nằm giữa hai quảng trường. Tốp đi đầu chỉ có thể cho vài người lách vào một lần. Tôi nhận thấy một bàn tay đang gõ vào cổ tay tôi và phát hiện ra nó đang ra hiệu: Đứng gần tôi nhé. Đó là Hun Xóc. Tôi nắm lấy bàn tay, xiết chặt, tỏ ý tôi vẫn ổn. Đến lúc này, chúng tôi đã nghe thấy tiếng đánh nhau thực sự ở vòng ngoài. Không có tiếng loảng xoảng của áo giáp kim loại, đương nhiên. Đánh nhau bằng rìu đá và mũi lao bằng mảnh đá vỏ chai thì chỉ phát ra tiếng động như bước chân lệt xệt và thủy tinh vỡ, thêm vài tiếng lạch cạch, kêu gào, la hét và chửi bới.
Chúng tôi lại tiến lên, cả đoàn lết chậm chạp như miếng bột nhão phòi ra khỏi máy nhào, còn tôi cứ co chân lên để người ta đẩy đi qua một cổng vòm và xuống một cái sân trũng. Tôi thả chân chạm đất, hay đúng hơn là chạm xuống những thân người quằn quại mà chúng tôi xéo lên. Chúng tôi bước tiếp bốn bước vào một khoảng sân khác, đi qua, xuống mười sáu bậc cầu thang, đến một khoảng sân khác nữa. Mười sáu bậc, - tôi nhẩm. Tốt. Vậy là chúng ta sắp đến nơi rồi.
Tôi vấp ngã, lết ba bước bằng đầu gối rồi được Tay 2 và Cứt Ta-tu sốc dậy. Trong khoảng trống giữa hai bức tường của sự huyên náo, tôi nghe tiếng Cá Sấu 12 gào lên ra lệnh cho chúng tôi giữ vững đội hình mai rùa.
Tất cả đi chậm lại. Chúng tôi dừng hẳn. Những đám đông xiết chặt quanh chúng tôi. Au! Mắt trái tôi chớp liên tục không mở ra được. Chết tiệt, đáng ra cái mớ cây leo độc dó phải cháy hết sau một hai phút gì đó cơ mà. Chúng tôi tì vào người nhau, vừa cố giữ vững cái thế đan cài của đội hình vừa ngóc đầu lên để hít tí không khí. Chúng tôi tiến thêm ba bước, xéo lên xác người. Cứ như đang lội qua một khay lasagna (món mì phủ pho-mát bỏ lò của Ý) sống vậy. Có thứ gì đó chộp lấy mắt cá chân trái tôi. Một bàn tay. Tôi lấy chân kia đá vào nó và thế là lộn cổ. Một k’iik đi trước kéo tôi dậy, vẻ cáu kỉnh. Tôi lấy lại thăng bằng và xọc cây lao xuống. Nó động đậy nhưng không buông ra. Tôi lần theo cánh tay lên đến đầu. Cái đầu đó đang cắn mắt cá chân trái tôi. Chết tiệt. Tôi xiên mũi lao bằng đá vỏ chai vào má hắn. Nó đâm xuyên vào và xượt qua bộ răng. Hắn buông ra và thình lình ngóc lên để cắn tiếp, hai mắt nhìn tôi trừng trừng với vẻ điên dại, đầy vẻ căm ghét nhưng cũng không kém phần đờ đẫn. Tôi thọc cán lao vào mắt hắn, rút lên và lại đâm vào miệng. Hắn thả mắt cá chân tôi ra. Tôi rút cây lao ra khỏi người hắn và chúng tôi đi tiếp. Mẹ kiếp. Hắn toi rồi. Mày cho hắn toi rồi. Mẹ kiếp.
Đông quá, - tôi thoáng có ý nghĩ mơ hồ. Mình sẽ bị xô đẩy giẫm đạp đến chết và sẽ chẳng có ai biết chuyện gì xảy ra. Marena sẽ nghĩ mình hèn nhát bỏ cuộc. Cô ta sẽ không biết mình đi được đến nước này, không biết mình làm được tất cả những việc hay ho ra trò này, không biết rằng mình đã thực sự, thực sự cố gắng như thế này. Đáng đời mình vì đi dính vào với lũ cuồng tín. Tất cả lũ người này đều nghĩ chúng có thể bước trên nham thạch. Lũ xuẩn. Todo por mí culpa. Chao ôi, mình mệt mỏi rồi.
Đúng thế. Mệt mỏi quá. Nghỉ một lát đã. Xem chuyện gì xảy ra. Tôi cảm thấy mình khuỵu xuống đúng lúc chúng tôi bắt đầu đi tiếp.
Đi tiếp à? Được. Đi tiếp. Tiến lên. Nửa dặm nữa, nửa dặm nữa, thêm nửa dặm nữa. Hấp. Hấp. chúng tôi leo lên một cầu thang nữa. Leo lên và đi ngang. Lại đi xuống. Tôi túm lấy Hun Xoc và bám như bám vào tấm ván ngang trên thuyền lúc chúng toi bơi qua chỗ nước xiết, giữa một đám chen chúc đầy dầu và mồ hôi.
Đi ngang. Chen lấn. chen lấn. Thêm một cầu thang nữa. leo lên. Lên đi nào, các chú lính bộ binh. Bức tường này cao gấp đôi bức lúc nãy chúng tôi vừa leo qua và khi lên đến đỉnh, tôi liều nhòm ra xung quanh lần nữa. Từ đây, chúng tôi có thể nhìn ra khắp các quảng trường và trông rõ vùng ngoại ô phía bắc và phía tây, cũng như dãy đồi phủ san sát những căn nhà đắp bằng đất thô phía sau. Những cuộn khói bốc lên và lan rộng, chỉ hơi tạt về hướng tây trong bầu không khí lặng gió. Sau đám khói, những dòng người hành hương từ trên sườn núi đổ xuống thung lũng, tạo thành những đường ngòng nghoèo, từ từ tràn về khu teocalli.
Phải đến một phút sau tôi mới hiểu chuyện gì đang xảy ra. Thay vì tránh xa khỏi đống lửa, người ta đang lao về phía nó, vào thành phố, đến trục đường chính, lao vào, lao vào ngọn lửa.
Từ nãy đến giờ, tôi mới thấy có một hai điều đáng sợ. Nhưng đến lúc này tôi thực sự mất vía. tất cả lũ người kia đang lao về đây, xúm lại và giẫm đạp lên nhau cho đến chết như lũ gà tây trong mưa bão. Bây giờ mới là lúc vụ thảm sát bắt đầu. Chẳng khác gì chứng kiến cảnh con tàu lao về phía cây cầu sập. chúng tôi nghe thấy những tiếng kêu rít đầu tiên của những người bị xéo chết, nhưng mới chỉ là mở màn thôi. Sự chết chóc hàng loạt vẫn còn đang trên đường tới. Quỷ thần ơi!
Chúng tôi tính rằng khi lửa bốc lên, người ta sẽ bỏ chạy. Nghĩa là người ta sẽ bỏ chạy khỏi thành phố. Ngay cả Koh cũng nghĩ thế. Có đúng bà ta cũng nghĩ thế không nhỉ?
Cứt Ta-tu tóm lấy tôi và hướng tôi đi về phía các bậc thang dẫn xuống quảng trường. Tôi giằng ra khỏi tay nó. Bỏ ra, tao tự làm được. Tôi nặng nhọc leo qua một dãy sào đổ chồng chất, xuống một quảng trường rộng. Chúng tôi chỉnh đốn hàng ngũ và tiếp tục tiến lên.
Chúng tôi chen vào quảng trường Báo Sư Tử. Một đống lửa cháy đùng đùng ở chính giữa, cách chúng tôi chừng bốn trăm sải tay. Bên tay phải là những bậc thang của kim tự tháp Bão Lốc. Bọn lính cầm lao của nhà Báo Sư Tử chạy ào từ trên đó xuống, in bóng lên đám khói lửa rừng rực bốc lên từ các quảng trường phía bắc. Đống lửa chỉ cách điểm mà chúng sẽ đặt chân xuống chừng bốn mươi sải tay, vì vậy, chúng có thể bị chết cháy ngay khi xuống đến nơi. Rõ ràng là không có lối nào khác để ra khỏi kim tự tháp. Nghĩa là không có cầu thang bên trong, và mặc dù tôi đoán chúng có thể đi xuống qua cầu thang phía sau hoặc bên cạnh nhưng cũng không phải dễ. các bậc cách nhau đến hai mươi sải tay, và thực ra cũng chẳng phải bậc mà là những đoạn dốc, đủ trơn để khó lòng mà bàm vào được. Và, nếu có làm thế chăng nữa thì những đống lửa ở các sân bên cạnh, ở phía đông, sau kim tự tháp cũng đã cháy bùng lên rất to. Vì vậy, chắc hẳn những người ở trên đó đã quyết định rằng cách tốt nhất là cứ đi xuống theo lối bình thường, sau đó đi theo trục đường chính về phía kim tự tháp Phù Thuỷ Ngọc Bích, nơi chưa có đám cháy, rồi theo các con đương thông thường để lên đỉnh Cerro Gordo.
Một hiệu lệnh được truyền đi: hai cái vỗ vào ngực bằng lòng bàn tay, nghĩa là chúng tôi được phá đội hình và đi dọc theo bức tường theo hai hàng.
Chúng tôi thi hành. Tôi ép sát lưng vào mặt tường trát thách cao được trạm chổ. Nó ấm và dính dính.
Chúng tôi lê bước chậm chạp, tiến  về phía bắc dọc theo bức tường ngoằn nghoèo phía đông, hướng tói con hẻm dẫn vào kho thuốc. Koh đâu rồi nhỉ? - tôi tự hỏi. Bà ta phải bám theo ngay sau đoàn chúng tôi. Chúng tôi đã thoả thuận ám hiệu gọi nhau, nhưng lúc này quá ồn để dùng đến nó. Thôi, cứ lo việc của mày đi đã, Jed. Ấy dà. Tôi thấy nóng. Thực sự nóng. Chỗ da trên nửa người quay về phía đống lửa đang khô cháy và bong ra. Tôi vớ được Mưa Bóng Mây 4 và đứng tránh vào sau người anh ta. Anh ta buộc một mảnh vải áo choàng quanh mặt giống hệt thằng ăn cướp Miền Tây. Ý hay đấy. Tôi giật một dải ruy băng rộng trên tóc và buộc nó quanh miệng.
Hai cú đập vào vai. Rẽ phải. Chúng tôi thu hẹp hàng ngũ và tiến vào một nơi đại loại như lối hẻm dành cho việc hành lễ, nằm giữa hai dãy tường cao với những trụ bổ tường cách điệu hình dáng loài mèo hầm hè đe nẹt chúng tôi. Không có bóng k’iik nào của nhà Báo Sư Tử. Biết đâu chúng sẽ chẳng gây rắc rối gì cho chúng tôi. Chúng tôi cứ thế vào và ra và chuồn đi. Dễ như trở bàn tay. Bây giờ tôi chỉ còn cách hàng ngoại cùng có hai người - đó là những gì còn lại của đội hình mai rùa-  nên có thể nhìn qua các cánh cửa khi đi ngang qua. Tôi loáng thoáng thấy cảnh các gia đình ngồi túm tụm lại với nhau, lầm rầm những bài nguyện sám hối.
Chúng tôi đã đến trước một cánh cửa lớn, không phải hình thang cao như cửa của người Maya mà là một hình chữ nhật thấp, to ngang, nằm trên bức tường hai tầng treo đầy mặt nạ mèo nhe nanh màu đen và đỏ.
Cá sấu 12 chia quân. Đa số sẽ đứng chờ ngoài này để bảo vệ lối vào. họ sẽ dọn đường cho công nương Koh và đoàn tuỳ tùng nếu họ tới đây. Ba mươi người còn lại bỏ khiên và lao xuống rồi tiến vào hai người một. Tôi giật lấy cây chùy nhỏ buộc trên đùi trái và quấn những sợi dây da nối ở một đầu chuỳ quanh bàn tay. Buộc chuỳ vào tay thì quả là lạ đời. Hun Xoc và tôi bước qua xác chết của những người canh cửa, đặt chân lên các bậc thang ươt nhẫy và đi xuống một hành lang rộng tối tăm. Lasciate ogni speranza (Từ bỏ mọi hy vọng đi thôi - tiếng ý) . Chúng tôi không có đuốc, nhưng ánh sáng ban ngày ám đầy khói chiếu xuống qua các ô cửa vuông vắn góc cạnh trên trần. Hành lang chạy thẳng về hướng đông khoảng sáu mươi bước chân rồi chia lam hai ngả. chúng tôi rẽ vào ngách bên phải theo chỉ dẫn của Koh. Lối đi hẹp dần lại thành một đường hầm hình thang, ướt sũng làn hơi đặc quánh. Nơi này có cái mùi của sự bí hiểm và xua đuổi, thêm cả mùi bào tử nấm nữa. Ánh sáng biến mất, Hun Xoc dừng lại. Có tiếng đụng độ từ phía trước vọng lại. Đương hầm hơi cong nên chúng tôi chẳng nhìn thấy gì hết. Bực thật. Chúng tôi không nghĩ sẽ đụng phải quá nhiều địch thủ vì hấu hết đang phải ra ngoài tham dự lễ vọng. Nhưng rõ ràng bọn Báo Sư Tử không phải lũ ngốc. Một số tên đã quay về khi thấy có chuyện không bình thường. Chết tiệt. Chúng có thể giam chân chúng tôi lại đây hàng giờ mất... khoan. Tốp phía trước lại tiếp tục tiến lên. Chúng tôi thắng rồi. Ấy, nói hơi sớm đấy. Chúng tôi dừng lại. Đi tiếp. Đi tiếp. Dừng lại. Đi tiếp. Tối như hũ nút. Hun Xoc và tôi dò dẫm bước trên thứ gì đó như xác người. Một cái vẫn đang thở khò khè và khi bò qua, tôi sờ thấy cán của một cây chuỳ. Tôi lần xuống theo cán chuỳ. Nó cắm thẳng vào miệng hắn. Tôi nhổ ra và đi tiếp. Có ánh sáng phía trước. Chúng tôi ra khỏi đường hầm, bước vào một mảnh sân quây kín bốc lên một mùi khó tả, hơi thoáng mùi long não, những bức tường cao trống trơn dựng đứng, khuôn lấy một mảnh trời vuông vắn cách đầu chúng tôi khoảng hai tầng nhà. Tiếng gào thét của thành phố trong cơn hoảng loạn dường như vọng tới từ rất xa. Nền sân êm êm. Đó là đất. Đất đen, màu mỡ. Khoảnh sân đầy cây cối, một giống cây khuynh diệp mà dân đảo thường gọi là indio desnudo (nghĩa là: người  da đỏ cởi trần). Chúng có lớp vỏ cây màu đỏ, bong tróc từng mảng và hình như có độc. Có cả thảy hai mươi cây, xếp thành bốn hàng ngay ngắn, mỗi cây cao chừng mười sải tay. Cây nào cũng trĩu đầy quả nho nhỏ, mọc thẳng ra từ cành như quả hồng vàng. Tôi ghé mắt nhìn gần vào một cành. Quả cây đó là sên. Hay chính xác hơn, những con sên cây màu da cam vằn đen đang bò khắp các cành. Tôi chưa kịp quan sát thật kỹ thì Hun Xoc đã kéo tôi đi vòng khu vườn đến một cánh cửa thấp. Tôi cúi đầu xuống và bò vào theo Hun Xóc, các khớp chân tay tôi ngập trong bùn ấm và những vũng nước nóng. Chúng tôi lết qua một đống bình vại vỡ và chui qua một ô cửa che bằng một tấm da sống. Hun Xoc đỡ tôi đứng dậy khi vào đến căn phòng bên kia ô cửa. Nó chính là kho thuốc.

58

58
Đây là không gian trong nhà rộng lớn nhất mà tôi từng bước vào, ý tôi là, ở đây, ở thời cổ xưa này thôi. Nó rộng và dài một cách kỳ cục, sâu hun hút mãi vào bên trong. Hai hàng cột gỗ cổ kính đỡ lấy trần nhà. Chúng được tạc thành hình những người lính canh như trong đền thờ Chiến Binh ở Chichén và mới được sơn lại theo màu sắc của nhà Báo Sư Tử. Ánh sáng ngày yếu ớt chiếu qua các khe nằm cao trên vách tường đá. Hai bên vách này được viền một dãy hốc tường. Chỗ này chồng chất ngổn ngang những cái sọt lớn, bàn thấp, con lăn, chum đựng nước to bằng người thật, chậu, gáo, gầu lọc, nút chai, chày cối, bình, lọ nhỏ và nhiều thứ lỉnh kỉnh khác. Rõ ràng là ngoài ma túy của môn cờ Hiến tế, người ta còn pha chế rất nhiều thứ khác tại đây. Chắc chỉ là những bài thuốc lang băm thôi. Có những rãnh nước nhỏ chảy dọc tường và một bồn đá lớn như bể sục jacuzzi trong phim khiêu dâm với một lũ vịt bì bõm bơi quanh. Ngoài mùi gia cầm bốc lên từ lũ vịt và mùi hôi thối kinh tởm của rác trong nước đọng, nơi này lại thoáng có cái mùi pha trộn giữa nến thơm và thảo mộc như trong các cửa hàng bán đồ nhái ở nông thôn. Những người đếm mặt trời và bọn phụ việc đang lục tung khắp nơi, cuống cuồng kéo những cái chậu đất ra khỏi hốc tường và đập xuống đất vỡ tan tành.
Các k’iik Đại Bàng lao vào, tóm lấy họ và giữ chặt trước khi họ kịp nuốt thuốc độc hoặc cắt mạch máu. Căn phòng đầy tiếng đổ vỡ loảng xoảng và khói mù. Không, không phải khói. Là bụi. Những lão pha chế thuốc, hay đúng hơn là những mụ pha chế thuốc – xác chết nằm cạnh chân tôi là phụ nữ mặc giả đàn ông, vì vậy chắc cách gọi của Koh là đúng – đang lôi các bình đựng thuốc ra khỏi giá và ném hết xuống sàn. Những đám mây bụi vàng cuốn lên và chui qua các lỗ thông hơi phía trên bếp lò lạnh tanh. Tôi nghe thấy tiếng người của chúng tôi sặc và vấp ngã trong đám bụi. có tiếng Hun Xoc gào lên nhắc mọi người bịt miệng lại. Đám bụi ngứa ran bay tung lên khắp người tôi và ngay cả với miếng vải bịt mặt, chúng vẫn luồn được vào mũi và tôi hít phải một hơi, y như một nắm bột cà-ri.
Tôi ngồi phịch xuống nền nhà sũng máu và hắt hơi. Đom đóm mắt như những đốm sáng trắng và hồng nảy loạn xạ trong mắt, kèm thêm những hợp âm quãng bảy nghe phát khiếp. Cho dù thứ tôi vừa hít phải là gì đi nữa thì nó cũng không được Cục quản lý thực và dược phẩm Mỹ cho phép lưu hành.
Sáu k’iik của chúng tôi đã bắt được bốn người pha chế thuốc và ấn họ nằm bẹp trên một đống đồ đạc đổ vỡ giữa căn phòng. Tôi nhìn thấy hai người đang nôn ra máu, có lẽ do thứ mà họ đã nuốt vào. Tôi nhận thấy còn ẩu đả ở cuối phòng đằng kia, nhưng dường như nó diễn ra một cách lặng lẽ và thậm chí rất chậm rãi. Có một cánh cửa nhỏ trên bức tường cuối phòng, một đường hầm thoát hiểm. Vài người pha chế thuốc đang lỉnh qua lối đó.
- Y okol paxebalob’ ah yan yan tepalob’ ah ten, – Cá Sấu 12 gào lên, đại để là “thằng nào ra chặn cái lối đó lại ngay không thì tao nhai hết hòn dái chúng mày bây giờ”. Một k’iik Đại Bàng tập tễnh lao ra phía cửa, tóm lấy một mụ đã luồn được nửa người ra ngoài và lôi trở vào phòng. Một luồng sáng màu da cam lóe lên, tôi ngỡ là có đám cháy, nhưng vài giây sau, tôi nhận ra đó chỉ là đom đóm trong mắt tôi.
Mẹ kiếp, - tôi lơ mơ nghĩ, - mình đúng là thằng rắc rồi.
Tôi ngồi im mười giây, rồi hai mươi giây. Có điều gì đó khiến tôi nghĩ chúng tôi đã ra khỏi căn phòng, đang đứng trong một cánh rừng im ắng, và tôi nhận ra đó là vì âm thanh của buổi đêm, tiếng dế, tiếng châu chấu, tiếng ve sầu và tiếng đồng ca của ếch nhái. Quái thật. Ở đây có vô số loại dế khác nhau, trong những chiếc sọt khác nhau. Sẽ ra sao nếu chúng tôi không tìm được đúng loại? Liệu chúng tôi còn đủ thời gian để khiến một trong mấy mụ này khai ra không? Sẽ ra sao nếu mụ ta nhất định không khai? Như tôi đã nói, những người làm việc ở đây luôn sẵn sàng chết chìm cùng con tàu…
- Hac’ ahau-na-Koh a’an.
Đó là tiếng Hun Xoc đang thì thầm vào tai tôi. Thông điệp này đã được truyền miệng từ ngoài vào đây qua đường hầm: “Công nương Koh đang trên đường tới”.
Trước khi Hun Xoc nói với tôi câu ấy, tôi đã ngửi thấy mùi, cái mùi giống như trong cung điện của Koh, cái hương vị của bờ biển mà tôi không biết gọi là gì, mùi hơi thở của Rắn Chuông Sao. Ở đây, cái mùi đó ngửi rõ hơn trong phòng của Koh, và khó chịu hơn. Giận dữ hơn.
Hai tùy tùng của Koh, hai thầy tế cùng dòng tu, ăn vận như chiến binh với cây chùy dài như cây gậy chống, chui vào, nhìn quanh, đứng dẹp sang hai bên cửa và ra hiệu.
Koh bước vào giữa hai người, chậm rãi, với điệu bộ quý phái quá thể, hết nhìn sang trái lại sang phải. Sao bà ta có thể đến đây nhanh thế nhỉ? – tôi phân vân. Có lẽ bà ta có một lối đi khác và những kẻ đồng lõa khác mà bà ta không cho tôi biết. Hừ, cũng dễ hiểu thôi. Bà ta cải trang thành một chiến binh của thị tộc Bướm Đuôi Nhạn, với tấm áo giáp dài may chần và mặt nạ che kín mặt làm bằng gỗ mỏng, nhẹ và phủ một lượt mảy ngọc lam. Tất cả những gì anh có thể nhìn thấy là hai bàn tay, hai mắt cá chân – một đen, một trắng – và một thoáng cặp mắt dò xét.
Tôi đứng lên. Chúng tôi vẫn bịt giẻ kín mặt nhưng bà ta nhận ra hết – tức là nhận ra Hun Xoc, Cá Sấu 12, Thằn Lằn 1 và tôi – qua các hình xăm và tô vẽ. Bà ta chào chúng tôi. Chúng tôi cúi rạp mình chào lại. Koh tỏ ra quan tâm đặc biệt đến Thằn Lằn 1. Liệu tôi có quên kể rằng thị tộc của ông ta là một thị tộc độc lập ở Teotihuacán và trung thành với Koh không nhỉ? Thôi, dù tôi có không quên đi chăng nữa thì chúng ta cũng cứ nhắc lại. Thằn Lằn 1 là gã đàn ông chắc nịch với cái mũi gãy mà chúng tôi đã thoáng trông thấy trong sân nhà của Nhện Dệt Cẩu Vàng cùng với người mà tôi cho là con trai ông ta, tên là… Ờ, ngay bây giờ thì tôi không nhớ ra tên thằng con. Khỉ thật, cứ rối tinh hết cả lên. Dù sao, tôi cũng cho rằng Koh đã bắt ông ra ngồi chờ trong buổi đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau, nhưng hoặc ông ta không bực mình về chuyện ấy, hoặc ông ta ở đó là vì việc khác hoặc sao đó, vì bây giờ, ông ta đang là đồng minh tốt nhất của chúng tôi. Thôi, quay về chuyện đang xảy ra đi.
Theo sau Koh là hai tùy tùng ái nam ái nữ khác nữa. Cả hai đều mặc trang phục chiến binh nhưng tôi nghĩ một trong hai người là đàn bà, và thay vì cầm chùy, bà ta bế Chim Cánh Cụt, cô gái lùn của Koh.
Công nương Koh bước dọc theo lối đi giữa dãy bàn cối và hàng cột ở mạn nam. Bà ta đi ngang qua một tốp ba k’iik của nhà Thằn Lằn đang trói một người đếm mặt trời còn sống của nhà Báo Sư Tử, gã kia cứ nhoi đầu lên và cố tự làm mình chết ngạt trong tay họ. Họ ngồi quỳ lên gã và kính cẩn chào Koh như chào người bề trên vô cùng cao quý.
Bà ta nhận lời chào và đi tiếp. Tôi đi theo, bước sau người bế cô gái lùn.
Bà ta đi tới bức tường cuối phòng và chọn lấy một cái bình đất nung lớn có đục lỗ trang trí trên hốc tường thứ ba bên tay trái. Tên đầy tớ của bà ta đỡ lấy, nhấc nắp lên và chìa nó về phía bà ta. Koh thò tay vào.
Tôi nghển cổ qua vai tên đầy tớ. Koh rút tay ra. Nó ướt đẫm, nhỏ giọt và nhìn như vừa bất thình lình nổi đầy mụn. Nhưng khi nhìn gần hơn, tôi nhận thấy đó là những con cóc bé xíu đang bò lổm ngổm trên bàn tay màu đen. Nom chúng giống như cóc tổ ong, phẳng dẹt với cái đầu tam giác và cặp mắt nằm không đúng chỗ trên hai cạnh của cái hình tam giác ấy. Nhưng chúng nhỏ hơn cóc tổ ong, da có màu xanh xám, gần như màu hoa tử đinh hương, trên lưng sẩn lên những quả trứng màu da cam trồi lên một nửa.