PHẦN HAI
Chức vụ quèn (1966-1972)
Chương 9

    
hi Edward Heath gọi điện về nhà thì Simon đã đi khỏi. Phải mất một tiếng sau Elisabeth mới nhắn được tin cho anh biết người đứng đầu của Đảng muốn gặp anh vào lúc hai rưỡi. Charles đang ở Ngân hàng khi trưởng ban tổ chức Nghị viện gọi điện để đề nghị họ gặp nhau vào lúc hai rưỡi chiều trước khi Hạ nghị viện bắt đầu làm việc.
Charles có cảm giác giống như một cậu học trò nghe giáo viên chủ nhiệm báo tới gặp tại phòng làm việc sau giờ ăn trưa vậy. Viên trưởng ban tổ chức gọi điện lần cuối cùng là để yêu cầu Charles phát biểu kết thúc cuộc họp, và từ đó họ hầu như không gặp lại nhau. Charles hay sốt ruột nên chỉ thích mọi người nói cho biết ngay vấn đề gì. Anh quyết định rời ngân hàng sớm hơn và ăn trưa tại Nghị viện để chắc chắn là không bị muộn so với giờ hẹn gặp buổi trưa hôm ấy.
Charles cùng một số nghị sĩ đến bên chiếc bàn lớn nằm giữa phòng ăn của các nghi sĩ và lấy chiếc ghế duy nhất còn trống cạnh Simon Kerslake. Hai người không được thân thiện cho lắm kể từ cuộc tranh quyền lãnh đạo giữa phái Heath và Maudling. Charles không coi trọng Kerslake lắm. Có lần anh nói với Fiona rằng Kerslake là một trong những hạt giống mới của phái Bảo thủ. Người hơi quá sức cố gắng, và anh không hề khó chịu khi nhìn thấy Kerslake bối rối trước sự từ nhiệm của Gould. Fiona là người duy nhất Charles nói thật điều này.
Simon nhìn Charles ngồi xuống ghế và tự hỏi không biết bao lâu nữa Đảng mình còn tiếp tục chọn những tay lính gác Estonia, những người dành nhiều thời gian làm tiền trong thành phố, rồi sau đó là ở Ascot hơn là thời gian làm việc ở Nghị viện - Điều này không có nghĩa là Simon chỉ nói ý kiến này riêng với những người tin cẩn của mình đâu.
Cuộc bàn bạc bên cạnh bàn ăn xoay quanh xu hướng đáng chú ý của kết quả cuộc bầu cử phụ mà Đảng Bảo thủ dành được ba ghế chủ chốt trong Nghị viện. Rõ ràng hầu hết những người ngồi bên bàn đều rất háo hức chờ đón cuộc tổng tuyển cử, mặc dù Thủ tướng không phải kêu gọi tuyển cử trong vòng ít nhất ba năm nữa.
Cả Charles lẫn Simon đều không gọi cà phê.
Vào lúc hai giờ hai mươi lăm phút. Charles nhìn thấy ông trưởng ban tổ chức Nghị viện rời khỏi bàn của mình ở trong góc nhà ăn, rồi bước về phía phòng làm việc của ông ta. Charles nhìn lại đồng hồ và chờ thêm một giây mới rời chỗ, trong khi các đồng nghiệp của anh bắt đầu sôi nổi tranh luận việc gia nhập thị trường chung.
Anh thong thả đi qua phòng hút thuốc rồi rẽ trái ở lối vào đi về phía thư viện. Sau đó, anh tiếp tục đi xuôi hành lang Ways Means cổ kính cho tới khi đi qua văn phòng của Đảng Đối lập ở phía tay trái. Bước qua cánh cửa vào sảnh của các nghị sĩ, anh lại đi băng qua sảnh đến văn phòng Tổ chức của Chính phủ đang cầm quyền. Anh bước dài vào phòng bà thư ký Norse, người được ngài Trưởng ban tổ chức rất quý, ngừng đánh máy.
-Tôi có cuộc hẹn với ông Trưởng ban – Charles nói.
-Vâng, ông Hampton, ông ấy đang đợi ông. Mời ông vào.
Charles lại tiếp tục đi xuôi hành lang và thấy ông trưởng ban đang đứng trước cửa văn phòng.
-Nào, mời anh vào, Charles. Tôi lấy cho anh uống một chút nhé.
-Ồ, không, cảm ơn ông. – Charles từ chối, trong lòng không muốn đợi lâu hơn nữa.
Ông Trưởng ban rót cho mình một cốc gin pha rượu mùi rồi ngồi xuống.
-Tôi hy vọng điều tôi sắp nói với anh sẽ được coi là một tin tốt lành. – Ngài Chủ tịch nghĩ rằng anh sẽ có ích trong nhiệm kỳ ở văn phòng tổ chức Nghị viện, và phải nói rằng tôi sẽ rất mừng nếu anh cảm thấy có thể tham gia vào làm việc với chúng tôi.
Charles muốn phản đối nhưng rồi đã kìm lại. – Vậy là tôi sẽ phải rời bỏ vị trí phụ trách môi trường hiện nay.
-Đúng vậy, hơn nữa, tất nhiên là vị ngài Heath còn muốn tất cả các nhân viên Văn phòng Tổ chức bỏ hết mọi công việc bên ngoài. Làm việc trong văn phòng này không phải là công việc bán thời gian.
Charles phải dừng một giây để sắp xếp ý của mình.
-Nếu tôi dừng công việc của Khi ấy chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều để mà suy ngẫm so với khi anh làm việc trong Chính phủ, vả lại chính em cũng muốn sống ở Leeds đấy thôi. Sau khi anh đi xem xét một vòng, sao em không ở lại Leeds, liên hệ với một vài Đại lý nhà đất và xem tình hình thị trường thế nào?
-Được thôi, nếu đó là điều anh mong muốn, - Joyce nói – Em sẽ bắt đầu từ tuần sau.
Raymond cảm thấy hài lòng khi thấy Joyce bắt đầu thích thú với ý tưởng này.
Charles và Fiona nghỉ ngơi yên tĩnh một tuần tại ngôi nhà nhỏ của họ ở Sussex. Charles vừa làm vườn vừa cố giỏng tai lên chờ nghe điện thoại reo. Fiona bắt đầu nhận ra sự bồn chồn của anh khi nhìn qua cửa sổ và thấy cây phi yến đẹp nhất của mình đã bị coi như cỏ dại.
Cuối cùng Charles ngừng công việc cắt cỏ lại, vào nhà và bật ti vi thấy Maudling, Macleod, Thatcher và Carrington đang bước vào Tòa nhà số 10 ở phố Downing, vẻ mặt của bọn họ đều suy tư nên không có lấy một nụ cười. Việc bổ nhiệm những vị trí cao cấp đã kết thúc. Nội các đã được hình thành. Tân Thủ tướng của đảng Bảo thủ bước ra khỏi xe, vẫy tay chào đám đông rồi chui nhanh vào xe và đi mất. Liệu Heath có nhớ đến người đã tổ chức cuộc bầu cử của các cử tri trẻ tuổi cho ông ta ngay trước khi trở thành lãnh đạo của Đảng không?
-Anh định bao giờ trở lại quảng trường Eaton?
Fiona hỏi vọng từ bếp.
-Còn tùy đã.
-Tùy cái gì kia?
-Tùy xem điện thoại có reo không?
Simon đặt ống nghe xuống và ngồi nhìn chằm chằm vào ti vi. Anh đã dành bao nhiêu thời gian cho công việc về môi trường, vậy mà Thủ tướng lại đề nghị vị trí đó cho một người khác. Anh đã để vô tuyến bật suốt ngày nhưng chẳng biết đấy là ai, chỉ biết rằng những thành viên còn lại của bộ Môi trường vẫn ở nguyên vị trí của mình.
-Tại sao mình lại lo lắng kia chứ? – Simon nói lớn – Tất cả mọi chuyện đều là trò hề.
-Anh nói cái gì kia? – Elizabeth hỏi khi cô bước vào phòng.
Chuông điện thoại reo. Đó là Bộ trưởng các vấn đề trong nước, mới được bổ nhiệm – Reginald Maudling.
- Simon phải không?
- Regie, xin hết sức chúc mừng ông nhân dịp nhận chức – không phải là một sự ngạc nhiên lớn đấy chứ.
- Đấy là lý do mà tôi gọi điện để nói với anh đây, Simon ạ. Anh có muốn tham gia vào Bộ của tôi với vị trí Thứ trưởng không?
- Vâng – tôi rất sung sướng được làm việc cùng bộ với ông.
- Ơn Chúa, - Maudling nói. – Tôi phải mất thời gian chết tiệt để thuyết phục Ted Heath rằng anh sẽ được giải phóng khỏi bộ Môi trường.
Simon quay lại nói với vợ mình tin mới đó.
- Anh không nghĩ là có cái gì có thể làm cho anh vui thích hơn.
- Anh cuộc chứ?
Simon nhìn Elizabeth với vẻ mặt hết sức băn khoăn.
- Ồ, thật tội nghiệp, anh chậm hiểu thế. – Elizabeth nói rồi đập nhẹ vào bụng mình.
- Chúng mình sắp có đứa con thứ hai.
Khi trở lại văn phòng Luật ở London, Raymond cho nhân viên văn phòng của mình biết rằng anh muốn vùi đầu vào công việc. Trong bữa trưa cùng với người đứng đầu nhóm đối tác, ngài Nigel Hartwell, anh nói với ông ta có vẻ như đảng Lao động sẽ không được tham gia lại vào Nghị viện trong thời gian dài.
- Anh mới ở nghị viện có năm năm, Raymond, và mới có ba mươi sáu tuổi, anh không nên coi mình như một cựu chiến binh.
- Tôi không hiểu – Raymond nói, giọng anh không đặc biệt bi quan.
- Ồ, anh không cần phải lo lắng về những chuyện nhất thời ấy. Các hãng luật đã liên tục gọi đến từ lúc họ biết anh trở về làm việc lâu dài.
Raymond bắt đầu cảm thấy nhẹ lòng. Joyce gọi điện sau bữa trưa, báo tin là cô chưa tìm được ngôi nhà thích hợp, nhưng hãng nhà đất đã thuyết phục rằng có hy vọng vào mùa thu.
- Vậy thì, em cứ tiếp tục tìm kiếm, - Raymond nói.
- Anh đừng lo, em sẽ tiếp tục, - Joyce đáp, giọng cô vang lên như thể cô thích thú với nhiệm vụ ấy.
- Nếu tìm được cái gì đó, có thể chúng ta nên nghĩ đến chuyện gia đình, - cô thử nói thêm.
- Có thể - Raymond đáp cụt lủn.
Cuối cùng, Charles nhận được một cú điện thoại vào tối thứ hai, không phải từ số 10 phố Downing mà từ số 12, Văn phòng của Trưởng ban Tổ chức Nghị viện. Ngài Trưởng ban gọi điện hỏi rằng ông hy vọng Charles sẽ sẵn lòng tham gia ở vị trí giám sát của nhân viên Văn phòng Tổ chức. Cảm thấy sự thất vọng trong giọng nói của Charles, ông ta nói thêm:
- Tạm thời như vậy đã.
- Tạm thời như vậy, Charles lặp lại và dập máy xuống.
- Ít ra anh vẫn là thành viên trong Chính phủ. Anh không bị bỏ rơi. Mọi người sẽ đến rồi đi trong năm năm tới và nhất định anh sẽ được thời gian ủng hộ, - Fiona nói đầy nhiệt huyết.
Charles phải đồng ý với vợ, nhưng điều đó không làm giảm bớt sự thất vọng của anh. Tuy nhiên, trở lại Hạ viện như một thành viên trong Chính phủ hóa ra còn nhiều hơn sự bù đắp mà anh vẫn nghĩ.
Vảo buổi sáng tháng Mười một ấy, Nữ hoàng Elizabeth đến Thượng viện bằng cỗ xe ngựa vùng Ailen dành riêng cho nghi lễ. Đoàn kỵ binh Hoàng gia tháp tùng Nữ hoàng đi sau đoàn diễu hành gồm những cỗ xe ngựa nghi lễ nhỏ hơn chở vương miện của Vua Edward cùng với những đồ lễ phục khác của Hoàng gia. Charles vẫn còn nhớ cảnh đứng xem buổi lễ trên phố ngày anh chỉ là cậu bé con. Giờ đây, anh đang tham gia vào buổi lễ ấy. Khi tới Thượng viện, Nữ hoàng được Quan Chưởng ấn [[xix]] hộ tống đi qua Cổng của Quốc vương vào phòng Quần áo nơi các thị tì bắt đầu chuẩn bị cho bà để dự buổi lễ.
Vào giờ đã định, ông Chủ tịch Nghị viện trong bộ quần áo quý tộc, chiếc áo choàng Sa tanh Đa mát đen có thêu kim tuyến vàng từ ghế của mình bước xuống. Theo truyền thống ông đi đầu đoàn diễu hành từ Hạ viện tới Thượng viện. Theo sau là thư ký của Nghị viện và viên hạ sĩ tùy tùng mang cây trượng theo nghi lễ, rồi đến Thủ tướng cùng đi với người đứng đầu đảng Đối lập, tiếp nữa là các nghị sĩ của hàng ghế đầu chen chúc nhau vào hậu đường của Thượng viện.
Các Thượng nghị sĩ đứng chờ ở Thượng viện, họ mặc áo choàng không tay có cổ lông chồn, trông họ có chút gì đó giống Draculas nhân từ, cùng đi với các phu nhân lấp lánh trong những chiếc mũ tiara dát kim cương và váy dài lễ phục. Nữ hoàng đã ngồi lên ngai vàng. Bà mặc chiếc áo choàng của Hoàng đế, đội chiếc vương miện của vua Edward III trên đầu. Bà đợi cho đoàn diễu hành vào hết gian phòng và mọi người yên lặng.
Quan Chưởng ấn bước lên phía trước rồi quỳ một chân xuống, dâng lên Nữ hoàng một tài liệu đã được in. Đó là bài phát biểu do Chính phủ đương thời thảo, mặc dù Nữ hoàng đã đọc hết bản thảo của nó từ đêm hôm trước, bà không hề đóng góp ý kiến riêng của mình vào nội dung, bởi vai trò của Nữ hoàng chỉ mang tính chất lễ nghi trong dịp này. Bà nhìn xuống thần dân của mình rồi bắt đầu đọc.
Charles Hampton đứng phía sau đám đông chen chúc nhau, nhưng với chiều cao của mình, chẳng khó khăn gì anh đã theo dõi được toàn bộ buổi lễ. Anh có thể nhìn thấy cha mình, Bá tước Bridgewater, gật gật đầu suốt thời gian Nữ hoàng đọc đọc bài phát biểu, trong đó đề cập không thêm không bớt những điều mà những người thuộc phe Bảo thủ hứa hẹn trong chiến dịch bầu cử. Cũng giống như mọi người của Hạ nghị viện, Charles nhẩm tính số lượng đạo luật có thể sẽ được đệ trình trong những tháng năm sắp tới và nhanh chóng nhận ra Văn phòng Tổ chức của Quốc hội sẽ bận rộn về những cuộc họp. Khi Nữ hoàng kết thúc bài phát biểu, Charles nhìn cha mình một lần nữa, lúc này trông ông có bộ mặt buồn ngủ. Charles cảm thấy khiếp hãi biết mấy, cái giây phút khi anh sẽ đứng ở đó nhìn người anh trai Rupert trong chiếc áo choàng có cổ lông chồn. Sự đền bù duy nhất sẽ đến nếu như anh sinh được con trai để một ngày nào đó thừa kế tước vị ấy, bởi vì rõ ràng giờ đây Rupert sẽ không bao giờ lập gia đình. Không phải là anh và Fiona không cố gắng. Anh bắt đầu băn khoăn liệu việc đề nghị Fiona đi khám chuyên gia có đúng lúc không. Anh cảm thấy khủng khiếp khi biết rằng cô không thể sinh con.
Thậm chí việc sinh người thừa kế cũng vẫn chưa đủ nếu như những gì mà anh đạt được chỉ là nhân viên cấp dưới của phòng Tổ chức trong Nghị viện. Điều này làm anh thêm quyết tâm hơn bao giờ hết rằng anh xứng đáng với sự thăng tiến.
Bài diễn văn đã kết thúc, Nữ hoàng rời khỏi Thượng viên, theo sau là ông hoàng Philip, hoàng tử Charles và đoàn trompet.
Kể từ ngày đầu được bổ nhiệm vào tháng Sáu, Simon thích thú với tất cả mọi mặt trong công việc ở Văn phòng Nội sự. Vào thời gian mà Nữ hoàng phát biểu trong tháng Mười một, thì anh đã sẵn sàng đại diện cho Bộ của mình trong Hạ viện, mặc dù việc bổ nhiệm Jamie Sinclair giữ chức dự bị tương đương sẽ chứng tỏ rằng anh chẳng bao giờ được thanh thản hoàn toàn.
Khi hệ thống điều hành của đảng Bảo thủ hình thành, cả hai người nhanh chóng đối đầu nhau về một số vấn đề. Tuy nhiên, trong hội nghị không chính thức từ phía sau ghế của ông Chủ tịch Nghị viện, Simon và Jamie Sinclair vẫn thường thảo luận một cách hài hước về những vấn đề mà họ đã đọ kiếm với nhau. Các thành viên phe Đối lập vẫn thường lợi dụng cơ hội vượt khỏi tầm mắt của đám nhà báo ấy, nhưng cứ mỗi lần cả hai trở về với hòm thư nêu ý kiến thì họ lại lao vào nhau, người nọ tìm kiếm điểm yếu trong lý lẽ của người kia. Khi tên của Kerslake hoặc Sinclair được yết trên những chiếc máy treo tường kiểu cổ rằng một trong hai người đứng lên phát biểu thì các nghị sĩ đổ dồn vào hội trường.
Có một vấn đề mà họ hoàn toàn thống nhất với nhau. Kể từ tháng Tám năm 1969, lần đầu tiên quân đội được gửi tới Bắc Ireland, Quốc hội lại chứng kiến một trong những cuộc đọ sức gay go thường kỳ về vấn đề Ireland. Tháng Hai năm 1971, Nghị viện dành hẳn một ngày làm việc để nghe ý kiến của các nghị sĩ với nỗ lực không ngừng nhằm tìm giải pháp cho mâu thuẫn ngày càng tăng giữa những người Tin lành cực đoan và tổ chức IRA. Bản kiến nghị đưa ra trước quốc hội là cho phép đổi mới lực lượng khẩn cấp trong vùng.
Simon rời khỏi chỗ ở hàng ghế đầu, đọc diễn văn khai mạc cho Chính phủ, khi kết thúc, anh ngạc nhiên thấy các nghị sĩ ra khỏi hội trường.
Việc những người phát ngôn thuộc hàng ghế đầu cho hai phe của Nghị viện vẫn ngồi lại, trong khi các nghị sĩ thuộc hàng ghế sau tham gia tranh luận được coi là có chiến thuật. Một số nghị sĩ bắt đầu phát biểu nhận xét, một giờ sau Simon vẫn chưa trở về chỗ. Cuối cùng anh cũng đến nơi nhưng chỉ ở lại đó có hai mươi phút rồi bước ra. Thậm chí anh còn không kịp dự phần đầu bài phát biểu kết thúc của Jamie Sinclair mà người ta trông đợi anh bác bỏ.
Simon quay lại, áp sát vào cửa kính để ngắm nhìn cô con gái một lần nữa. Anh vẫy tay chào nhưng nó chẳng để ý. Hai bên cũi của con bé là những cậu nhóc đang khóc. Simon mỉm cười khi thấy bé Lucy gây ấn tượng đối với kẻ khác giới.
----------
[xix] Người đứng đầu Thượng viện