Chương 3
GIƠ-NE-Vơ ( Genève)

    
iáo sư Đơ-la-ri-vơ và phu nhân từ trên thềm nhà bước tới đón các vị khách quí. Sau khi chào hỏi hai vợ chồng giáo sư Hâm-phcr-ri Đê-vi, nam tước, chủ tịch Hội hoàng gia Luân Đôn, Đơ-la-ri-vơ dẫn Mai-Cơn tới giới thiệu với bà vợ mình:
- Đấy là ông Mai-Cơn Pha-ra-đây, thư ký của ngài Hâm-phơ-ri Đê-vi. Ông Mai-cơn cũng là một người rất yêu thích khoa học.
Mai-cơn hơi lúng túng. Anh lễ phép cúi đầu chào bà Đơ-la-ri-vơ. Bà chủ nhà lịch thiệp mời các vị khách vào căn phòng lớn của tòa biệt thự. Trong lúc lùi lại phía sau để nhường bước cho hai vợ chồng giáo sư Đê-vi, Mai-Cơn thoáng nhận thấy bà Ê-pơ-rít Đê-vi hơi cau mặt tỏ vẻ không bằng lòng sự quan tâm đặc biệt mà ông Đơ-la-ri-vơ vừa dành cho anh. Một nỗi lo âu mơ hồ nào đó bỗng thoáng hiện ra trong óc khiến cho anh lơ đãng theo dõi câu chuyện giữa hai nhà bác học. Đcr-la-ri-vcr tỏ vẻ hơi ngạc nhiên trước sự ngập ngừng của chàng thanh niên.
Đã tới giờ ăn tiệc. Bà Đơ-la-ri-vơ trịnh trọng mời các vị khách sang phòng ăn. Bà vui vẻ cầm tay nam tước phụ nhân, mời tới chỗ ngồi danh dự trên bàn tiệc. Nhưng bà Ê-pơ-rít Đê-vi bỗng hơi cau mặt, rồi nhẹ nhàng xin lỗi bà chủ nhà và tiến lại bên cạnh chống nói khẽ một câu gì, Mai-cơn thoáng thấy giáo sư Đê-vi tỏ vẻ lúng túng. Anh bỗng hiểu ý định của bà ĐẻTVÌ và tái mặt đi vì xấu hổ.
Giáo sư Đơ-la-ri-vơ hơi ngạc nhiên vì thấy các vị khách đều tỏ vẻ thiếu tự nhiên. Ông liền lên tiếng:
- Xin mời các vị vào bàn!
Sau đó ông bước tới bên cạnh Đê-vi và khẽ hỏi:
- Có điều gì vậy, thưa ngài?
Hâm-phơ-ri Đê-vi khẽ trả lời:
- Thưa ngài, không có gì cả đâu. Chỉ xin ngài cho phép nói riêng một chút.
Hai người bước ra ngoài hành lang. Đê-vi hơi ngượng nghịu nói bằng tiếng Pháp:
- Xin lỗi ngài... Nam tước phụ nhân và tôi chưa quen ngồi dự tiệc cùng bàn với người thư ký của chúng tôi!
Đơ-la-ri-vơ đỏ mặt lên. Ông ngạc nhiên trước thái độ của nhà bác học Anh. Nhưng ông vội vàng xin lỗi Đê-vi và gọi người phục vụ bày riêng cho Mai-Cơn Pha-ra-đây một bàn ăn ở ngay bên cạnh chỗ ngồi của ông.
Chủ và khách đã ngồi vào dự tiệc. Người ta tiếp tục trao đổi những câu chuyện xã giao. Nhưng trong câu chuyện rõ ràng có một cái gì gượng gạo. Chỉ có bà Ê-pơ-rít Đê-vi là tỏ vẻ hài lòng. Còn giáo sư Hầm-phơ-ri thì có phần nào hơi hối hận vì cử chỉ của mình, Giáo sư Đơ-la-ri-vơ cứ suy nghĩ mãi về những thói quen kiểu cách của dân tộc Anh. Trong bữa ăn, ông luôn luôn cố ý nói to như để ám chỉ là ông hỏi chuyện cả chàng thanh niên Mai-Cơn lúc đó đang cảm thấy nghẹn ngào vì tủi nhục.
tới cuối bữa tiệc, Đơ-la-ri-vơ quay lại hỏi chuyện Mai-cơn. Trong lòng ông bỗng tràn ngập một niềm thương chàng thanh niên mà ông đem lòng mến phục kia ngồi im như bức tượng, bộ mặt nhợt nhạt và đôi mắt sâu thẳm vì buồn rầu.
Đơ-la-ri-vơ bèn đứng dậy rót đầy rượu vang vào cốc của tất cả mọi người ngồi trong bàn tiệc. Ông cầm lấy cốc rượu của mình và nói to:
- Xin đề nghị các vị nâng cốc chúc mừng khoa học của tất cả chúng ta.
Ông lại bước tới trước mặt Mai-Cơn và nói:
- Xin mời ông Mai-Cơn Pha-ra-đây cạn chén chúc mừng khoa học, cạn chén chúc mừng tất cả những ai thực lòng muốn phục vụ khoa học.
Trong lúc tất cả mọi người cùng cất tiếng mời: “ Cạn chén! ” thì Đơ-la-ri-vơ khẽ nói riêng với Mai-Cơn rằng:
- Đừng buồn, anh bạn trẻ của tôi ạ! Bạn hãy tin rằng người nào muốn coi thường người khác thì rốt cuộc chỉ làm cho mình bị coi thường mà thôi!
Mai-cơn đứng dậy, tay run run nâng cốc rượu vang uống cạn một hơi và đưa đôi mắt đầy lòng biết ơn nhìn thẳng vào mắt ông Đơ-la-ri-vơ. Sự thông cảm sâu sắc của nhà khoa học chân chính đó như một tia chóp lóe lên trong đêm tối giúp cho người đang lạc trên sa mạc thêm vững lòng tin. Không phải mọi người đều xấu cả! Anh tự nhủ, cần phải kiên trì, chịu đựng mọi sự thử thách cửa cuộc đời.
Đêm đã khuya nhưng Mai-Cơn vẫn còn ngồi bên bàn viết. Giờ đây Gia-ne-va cũng không còn làm cho lòng anh xao xuyến nữa. Đảo Rút-xô với bức tượng của nhà tư tưởng lớn người Pháp Giăng Giắc Rút-xô, dòng sông Ác-vơ xám đục chảy về cuồn cuộn từ vùng núi cao băng giá, những trái núi lớn của dãy An-pa hùng vĩ... Tất, tất cả đều như bị mờ đi trước nỗi tủi nhục chán ngán của anh.
Trong những ngày trên đất Pháp, đất Ý và Thụy Sĩ, tầm mắt của anh quả thật có được mở rộng ra nhiều. Sự tiếp xúc với những nhà khoa học lớn có nâng bổng được tâm hồn anh lên, có kích thích thêm tình yêu khoa học của anh. Song đồng thời, anh cũng được thấy rõ thêm mặt trái của cuộc sống ở ngay những con người khoa học đó.
Mai-cơn cúi xuống bức thư anh đang viết dở dang cho người bạn thân Ben-gia-men Áp-bốt.
“ Đã có lúc tôi muốn vứt bỏ tất cả để trở về với cái nghề đóng sách bình dị thuở xưa!. Bạn thân mến, bạn muốn biết tại sao tôi thấy bất hạnh tr ĩ. Tôi có thể kể cho bạn nghe hàng ngàn lời than thở...
Trước kia để cho giáo sư Đê-vi khỏi lúng túng, tôi đã nhận lời đi theo để giúp đỡ giáo sư trong cuộc hành trình.
Nhưng tại Pa-ri, giáo sư chẳng tìm được người hầu hạ nào vừa ý: giáo sư muốn tìm một người giúp việc vừa biết Tiếng Anh, vừa biết Tiếng Pháp, lại có thể biết một chút Tiếng Đức nữa. ở Pa-ri không đào đâu ra được một người giáp việc như thế, và dĩ nhiên đến Li-ông, đến Nì-xcr, đến Phữ-lô-ren-xữ, đến La Mã và cả đến Thụy Sĩ cũng chẳng tìm đâu ra được một người như thế. Tôi đã phải đóng vai quản gia suốt từ lúc ra đi iền già và. Chắc chằn sẽ phải đóng vai đó cho tái khi về nước... “.
Mai-Cơn đẩy ghế đứng dậy, bước ra ngoài sân. Anh buồn rầu, nhớ lại sự đối xử bất công của bà Ê-pơrrít Đê-vi trong suốt cuộc hành trình. Anh đã chịu đựng và sẽ sẵn sàng chịu đựng cho đến khi về, nếu như giáo sư Đê-vi thông cảm với nỗi khổ tâm đó của anh. Nhưng sự đời sao mà éo le! Mai-Cơn lắc đầu cố xua đuổi những hình ảnh trong bữa tiệc tại biệt thự của giáo sư Đơ-la-ri-vơ.
Ôi! Con đường đi đến khoa học đối với anh sao mà nhiều chông gai, nhiều chua chát như thế? Anh có nên làm như vừa viết trong bức thư gửi về Luân Đôn cho bạn không nhỉ? Rời bỏ khoa học để trở về với nghề đóng sách. Bình dị, với bác Giắc, bác Tôm, với ông Ri-bô, ông Đơ La-rô-sơ? Ôi! Cái ông Đơ La-rô-sơ tham công tiếc việc! Mai-cơn bỗng thốt lên khe khẽ:
- Không thể nào như thế được?
Sương đêm mát lạnh thấm vào da thịt anh và dường như phần nào đã làm dịu bớt được nỗi u uất: Mai-Cơn đã trở lại bình tĩnh hơn. Trong óc anh lần lượt hiện ra hình ảnh nhà vật lý người Đức Gioóc-giơ Xi-môn Ôm xuất thân từ một gia đình thợ làm vườn đã cần cù nhẫn nại giành lấy từng vị trí trong pháo đài khoa học: từ một giáo viên tiểu học, ông đã tiến lên thành một nhà vật lý học bất tử với những định luật về dòng điện mang tên ông. Rồi nhà bác học nổi tiếng Am-pe đã phải đấu tranh khốc liệt với nỗi đau đớn về cái chết oan ức của người cha, với nỗi thiếu thốn vật chất của gia đình để tiếp tục duy trì sự nghiệp khoa học.
Câu chúc mừng của giáo sư Đơ-la-ri-vơ lại văng vẳng bên tai Mai-Cơn:
- Cạn chén chúc mừng tất cả những ai thực lòng muốn phục vụ khoa học!
Chỉ những ai thực lòng muốn phục vụ khoa học, bất chấp mọi chông gai mới xứng đáng được nhận lời chúc mừng chân tình đó! Bất giác Mai-Cơn nắm chặt hai bàn tay lại, ngẩng mặt nhìn lên bầu trời đầy sao. Vũ trụ bao la và cao cả. Đứng trước cái hùng vĩ vô cùng đó, mọi nổi đau to lớn nhất của con người cũng đều trở thành nhỏ mọn. Anh tự nhủ thầm:
- Hãy dẹp đi mọi nỗi ưu tư riêng biệt và hướng tất cả tâm trí vào việc khám phá ra những bí mật trong vũ trụ bao la!

°
° °
May mắn thay cho Mai-cơn Pha-ra-đây và cho cả khoa học, giáo sư Hâm-phơ-ri Đê-vi đột nhiên thay đổi kế hoạch đi thăm châu Ãu. Ngay hôm sau ông đã quyết định kết thúc cuộc hành trình và trở về Luân Đôn. Người quản gia nhịn nhục Mai-Cơn Pha-ra-đây cũng được chấm dứt những ngày chịu đựng những nỗi đối xử bất công của bà Ê-pơ-rít Đê-vi, và bước vào một thời kỳ giành lấy những vinh quang bất diệt trong khoa học.