---~~~mucluc~~~---

Năm 1941
HỘI LIM ĐÃ MẤT, HỘI LIM VẠN TUẾ

Bọn tài hoa son trẻ Hà thành hẳn mát lòng, hội Lim đã mất, hội Lim vạn tuế!
 
ằng năm, cứ vào khoảng hôm nay, đi khắp các nơi trong thành phố ta thường thấy bọn thiếu niên rủ nhau đi hội Lim để đuổi liễu tìm hoa.
Hội Lim? Đó là một hội lập ra không biết tự bao giờ, nguyên là để cho trai gái một vùng trong tỉnh Bắc gặp gỡ nhau và ca hát với nhau để vui xuân. Cảnh trời về vụ này thường đẹp, cỏ xanh, hoa đỏ, lại điểm thêm mấy hạt mưa bụi trắng như sương, − cảnh trời như thế tưởng đến thế đã ngoạn mục lắm rồi, ấy thế mà cứ đến ngày hội, trên đồi Lim lại xen vào những cái má hồng, môi đỏ, áo nâu non, thắt lưng cá vàng thì quả thực vẻ đẹp ấy lại càng hoàn toàn, càng đầy đủ, càng nên thơ lắm.
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 13 tháng giêng thì ở trên đồi Lim tấp nập những trai gái ở những vùng Đình Bảng, Chợ Dầu, Tam Sơn… trai thì nón dứa, khăn lượt, kính đen, áo the kép, quần ống sớ, giầy Gia Định; gái khăn nhiễu tam giang, yếm đào, áo nâu non, váy sồi dài chấm gót, lại điểm vào những dây lưng hoa lý nhũn nhặn hay mầu cá vàng chói lọi. Trên những con đường làng và chung quanh sườn đồi, họ rủ nhau đi lễ tự mờ sương ở ngoài đình rồi ngoạn cảnh. Đoạn, xúc cảnh sinh tình, họ dắt nhau lên những chỗ cao nhất ở trên đồi để ca hát những điều họ nghĩ ở trong chỗ sâu thẳm nhất trong tâm hồn của họ.
Không có gì cao siêu đâu! Họ không làm văn gì cả. Họ chỉ nghĩ thế nào thì nói thế, nên câu hát của họ có vẻ chất phác thực thà làm cho ta thương hại và kính phục: cái tình của họ thực là một cái tình cao quý, trong sạch và thanh cao vậy.
Bước sang năm mới, anh mới đi chơi,
Xuất hành nói chuyện, mấy nhời thuỷ chung,
Được nhời như cởi tấm lòng;
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay.
…….Nhác trông thấy bóng nàng ngồi
Con người phong thể luống tôi ưa thầm.
…….Đôi bên bác mẹ tương tề,
Anh đi làm rể em về làm dâu.
Bao nhiêu câu hát tình tứ lả lơi, đằm thắm, say mê mà trai gái chất chứa ở trong lòng, gặp buổi đầu xuân, họ đều đem ra hát, − ăn cũng hát, tiễn biệt nhau cũng hát: rõ thực là cái tinh thần rõ rệt của người mình, tấm lòng chất phác thực là có một mà tình thương yêu đến thành ra yếu đuối thật cũng rất mênh mông. Người ta gọi lối hát ấy là lối hát quan họ vậy.
Theo như tục truyền thì tục hát quan họ sinh ra bởi sự giao hiếu của hai làng: Lũng Giang (Lim) và Tam Sơn. Làng Lim thuộc huyện Tiên Du và làng Tam Sơn thuộc huyện Đông Ngàn, nhưng hai làng ấy cũng thuộc cả về vùng Bắc Ninh. Hai làng ấy thân nhau lắm. Người ta kể chuyện rằng, trước đây, cứ vào khoảng tháng giêng, làng Tam Sơn vào đám thì không bao giờ làng Lũng Giang không cử mươi ông quan họ sang thăm. Dăm bẩy cụ bô, vài bà lão và trai gái trong làng Tam Sơn ra đón tận đường cái. Chè chén xong, trai gái hai làng bắt đầu hát với nhau suốt sáng, đến lúc chia tay nhau vẫn hát; giọng hát nỉ non, cao thấp, tả tất cả sự nhớ nhung khi chia rẽ và như ngụ tất cả một cái muốn được tái ngộ năm sau vậy.
Một ngày hội như hội Lim có cái tinh thần như thế, cao thượng như thế, vẽ được hết cả tính tình dân tộc mình là biết thương yêu nhau, biết cố kết với nhau, thăm nom săn sóc nhau từng ly từng tí một, lúc thường có khi không đồng ý với nhau, nhưng đến giờ quan trọng thì một triệu người như một người… − đó, một cái tinh thần như thế, thiết tưởng đem phổ vào một ngày hội,thực là cao quý vậy, thực là đáng trọng vậy.
Ấy thế mà không ngờ ít lâu sau tiếng hội Lim đồn đại đi khắp mọi nơi, những người ở gần Bắc Ninh, − nhất là người Hà thành − về quấy nhũng dữ quá, thành thử hội Lim dần dần mất cả vẻ thiêng liêng của nó!
Nó thành ra một ngày hội trai gái, − nói thế chưa đúng; ta phải gọi là một ngày hội trai đuổi gái thì đúng hơn. Thực vậy, mươi năm trở lại đây, bạn nào đã để chân đến hội Lim tất đã nhận thấy như tôi rằng những bọn công tử Hà thành, những đồ vui vẻ trẻ trung ở Hà thành về dự hội đã làm nhiều điều chướng tai gai mắt quá. Họ đi trẩy hội chỉ có một mục đích: xông ra vồ gái. Họ không biết một tí gì là cái cao thượng trong ngày hội; họ chỉ có một ý muốn: nhẩy ra vồ gái; tuồng như những cái má, những cái ngực […] của các cô gái Đình Bảng Chợ Dầu là cơm gạo của họ, là mối sinh sống của họ, thậm chí họ đánh nhau, đâm nhau, kéo bè kéo đảng để hại nhau vì được một cô gái nào hay không được một cô gái nào…
Tôi không hiểu, với con mắt một người ngoại quốc nhìn vào thì người mình ở trong hội sẽ bị liệt vào hạng gì? Nhưng cứ như con mắt những người có đôi chút học thức ở nước ta thì quả người ta đã gây ra ở hội Lim nhiều chuyện nhơ nhớp, xấu xa mọi rợ, thành thử những người đứng đắn không còn dám để chân đến hội Lim nữa là vì thế.
Các thân hào và bô lão trong làng thấy vậy đã khổ công tìm cách tiễu trừ bọn quỷ đã bôi nhọ hội Lim. Các bạn tất còn nhớ năm năm trước đây, người ta cứ vào khoảng tháng giêng này thường đọc ở trên báo thấy công tử X. bị bắt […] công tử Y. bị trói [….] vì ghẹo gái; công tử Z. bị trai làng đánh […] [1] vì đã định ép liễu nài hoa một cô gái làng Lim trên đồi…
Mới năm ngoái đây, [….] ra lệnh cấm chụp ảnh và trèo lên đồi Lim nên suốt ngày 13 tháng giêng năm ngoái hội đã đỡ nhũng được ít nhiều. Tại hội, có lính gác và ở chân đồi Lim lại có biển đề cấm chụp ảnh rất nghiêm ngặt. Trên đỉnh đồi và phía sau đồi lại có một toán lính đóng để canh gác vùng này. Tuy vậy, ở ngoài phía chân đồi ở gần đền trông ra đường vẫn có nhiều người ở Hà Nội về chơi và trong số đó vẫn còn nhiều những con quỷ […] hội họp vui đùa và đôi lúc cũng còn giở những trò khả bỉ ra với những cô gái chất phác quê mùa ở hội Lim. Thấy tình hình như thế, người ta không thể không xử thẳng tay. Năm nay, các quan đầu tỉnh đã đồng ý với thân hào xã ấy bỏ hẳn hội Lim đi. Thật là một tin mừng vậy.
Cố nhiên là mừng cho những người còn có chút lương tâm, còn biết nghĩ đến danh dự của quốc gia, nhưng tất là một tin buồn cho bọn “vui vẻ trẻ trung”, cho bọn “tài hoa son trẻ” vậy.
Những cử chỉ ngông cuồng, rồ dại và lố lỉnh của họ, bây giờ họ đã trông thấy kết quả rồi, chắc hẳn họ mát lòng! Cả một ngày hội có một ý nghĩa cao thượng là thế, thanh tịnh là thế, vì họ mà bị tan nát, mà bị đình lại hẳn, những người hữu tâm với giống nòi, với tục quán của nước Việt Nam tất còn nhớ mãi mãi đến “công” của bọn tài hoa son trẻ, vui vẻ trẻ trung của Hà thành!
Ta nên nhớ mãi cái tinh thần hội Lim, những cái đẹp cao thượng ở hội Lim mà thiết tưởng cũng chẳng nên tiếc nó làm gì vậy. [2]

VŨ BẰNG

Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s. 47 (9/2/1941)

[1] Các chỗ đặt chấm lửng trong ngoặc vuông này, ở bản gốc bị bỏ trắng những đoạn khoảng  vài ba từ hoặc trên dưới 1 dòng, có lẽ do toà soạn bỏ.
[2] TBCN in kèm bài này ảnh của Võ An Ninh: Hội Lim. Cậu trai thẹn thùng che miệng hát những câu hát tình tứ và ngây thơ; mấy thiếu nữ lắng tai nghe, sẵn sàng chờ đợi để hát trả lời. Đây là hình ảnh đặc biệt của hội Lim, cực tả cái tâm hồn chất phác của dân quê Việt Nam.
 

Nói thực ra thì bao nhiêu việc ngoại giao giữa Tàu và Tây Tạng vào khoảng đầu thế kỷ thứ hai mươi đều ở những bánh trà tàu mà ra cả!

Uống trà tàu
Ban sơ, người ta cho những lá trà tàu vào nước đem đun lên rồi vớt những cái lá trà đem phơi. Trà ấy, người Nhật gọi là udeahor. Đến năm 1570 thì có một người lái buôn nghĩ ra một thứ chảo để rang trà, cái máy ấy gọi là hairo, mãi tận về sau mới có nhiều người biết mà dùng. Bây giờ vì việc xuất cảng trà mỗi ngày một bành trướng, người ta pha trà theo lối Tàu vừa tiện vừa đõ tốn. Người lái buôn nghĩ ra cái chảo hairo lại phát minh ra những cái giàn để che sương tuyết cho những cây trà tàu.
Uống trà tàu, đối với người Tàu là cả một nghệ thuật của những đại gia quý phái. Các ông già ở nước ta uống trà tàu từng tí một ở trong những cái chén nhỏ như cái vỏ hến, đó là bắt chước lối người Tàu. Người Tàu uống trà rất sành, uống có phương pháp, mà cũng rất nhiều thứ trà lạ, có thứ rất đắt, có thứ rất quý, có thứ rất lạ, đại khái như thứ lệ chi hồng trà, thứ nhất phiến bạch tuyết chỉ cho vào ấm một cánh trà mà thơm ngát và đặc như cả một ấm trà khác vậy. Mỗi thứ có một hương vị riêng. Trà tàu xuất cảng sang Âu châu, người ta không phân biệt hương vị lắm nhưng cũng được ưa thích lạ lùng nên ở Anh và ở Pháp, những nhà giàu thường có lệ uống trà tàu vào khoảng năm giờ chiều (five o’clock tea). Họ uống từng ấm to và nhiều khi pha rượu Rhum, Martell, Kuminel hay Cointreau vào thành thử mất cả cái hương vị của trà đi, họ không tận hưởng được cái thú của trà tàu vậy.
Duy ở Á Đông, ta phải nhận rằng người Nhật uống trà tàu rất mực sành; chính tôi, trước hồi chiến tranh Trung-Nhật, đã thấy có mấy ông già người Tàu cũng nhận như thế. Ở Nhật, bất cứ người nào cũng uống vài bận trà tàu trong một ngày. Trà tàu, có người Nhật đã nói, cũng cần như là cơm gạo vậy.
Người Nhật uống hai thứ trà: một thứ trà lá và một thứ trà bột. Pha nước trà là một khoa giáo dục riêng mà người đàn bà nào có học  cũng đều phải biết. Những đồ dùng để pha trà, họ làm bằng những thứ đất hay những đồ sành đồ sứ cổ do những nghệ sĩ có biệt tài chế tạo ra. Trà bột đứng vào bực nhất, chỉ khi nào nhà có tiệc tùng long trọng gì thì mới giở ra thôi. Người ta ướp chè vào trong một cái lọ hai nòng, một cái nòng để trà thường còn một cái thì để trà bột. Mỗi khi uống nước trà, họ ra một chỗ riêng ở ngoài vườn, chung quanh toàn cây cỏ, ở trong một gian phòng gọi là midzu-ya. Không một tên gia đinh nào được giúp chủ trong cái công việc long trọng ấy, chính chủ phải tự thân làm lấy.

Bộ đồ trà
Trước hết, vị chủ nhân lấy ở phòng midzu-ya ra tất cả những thứ cần dùng. Kể ra thì nhiều lắm, chúng tôi chỉ nói đến vài thứ chính: 1/Hộp hương (ko-babo); 2/Hộp đựng giấy và nghiên mực; 3/Một giỏ than đã lựa chọn thứ tốt; 4/Một cái bàn chải để lau lại các thứ đồ dùng; 5/Một cái quạt lông (mitzu-ba) để quạt than; 6/Mấy cái mồi lửa (hibachi); 7/Một cái bình gio nóng để đôt trầm (người Nhật đốt trầm là để cho mất mùi than khét); 8/Mấy cái vòng để cầm quai ấm nước nóng; v.v…
Thường thường, tiệc trà không quá hai giờ, và trong lúc đó, không ai được nói chuyện về tôn giáo, về chính trị, nhất là những câu chuyện xấu xa bị cấm rất ngặt và mọi người đều rất mực bình đẳng, không kể chi tước vị. Những khách mời đến dự tiệc trà không bao giờ được quá số sáu người, và những khách bắt đầu phê bình hương vị trà, rồi khen chủ nhân về mỹ thuật và sự tinh xảo của những hộp đựng các thứ dùng. Theo mùa, những hộp này làm bằng gỗ sơn then hay bằng sứ, có lẽ là để giữ được lâu hương trà thứ đựng bên trong. Chủ nhân trước hết lau lại những chén tách, lau bằng một vuông lụa rất đắt gấp trong một cái ống hay một cái hộp sứ cổ và gọi là tuknClick="noidung1('tuaid=13593&chuongid=4">CHUYỆN MƯỜI LĂM NĂM CŨ
LÁNG BAN ĐÊM NGOẢNH LẠI TRÔNG XUÂN MỰC NƯỚC NHẬT VỚI GIĂNG MÙA THU NHỮNG CHUYỆN CỔ VỀ GIĂNG CHIẾC ĐÈN LỒNG [1] THÙ CHA XIÊN LÌNH VINH NHỤC CỦA MỤ MỐI NGHỆ THUẬT HÁT BỘI Ở PHÙ TANG TAM ĐẢO GEISHA VỤ ĐI THỀ Ở ĐỀN BẠCH MÃ THỜI KỲ THỨ NHẤT NĂM 1940 ĐÃ HẾT CHÉN TRÀ TÀU ĐẦU XUÂN HỘI LIM ĐÃ MẤT, HỘI LIM VẠN TUẾ CÔNG DỤNG LỚN LAO CỦA CHIẾU BÓNG NGÀY MAI CHIẾU BÓNG SẼ RA SAO? SỰ MÊ TÍN CHUNG QUANH NHỮNG QUÁI THAI (1) MA CÀ-RỒNG [1] MỘT VÀI SÂN VẬN ĐỘNG NỮA! SAU NHỮNG NẠN GIẾT NGƯỜI BẰNG THUỐC TRỪ NẠN LANG BĂM LANG BỔ NHỮNG CHUYỆN CỔ VỀ GIĂNG CHIẾC ĐÈN LỒNG [1] THÙ CHA XIÊN LÌNH VINH NHỤC CỦA MỤ MỐI NGHỆ THUẬT HÁT BỘI Ở PHÙ TANG TAM ĐẢO GEISHA VỤ ĐI THỀ Ở ĐỀN BẠCH MÃ THỜI KỲ THỨ NHẤT NĂM 1940 ĐÃ HẾT CHÉN TRÀ TÀU ĐẦU XUÂN HỘI LIM ĐÃ MẤT, HỘI LIM VẠN TUẾ CÔNG DỤNG LỚN LAO CỦA CHIẾU BÓNG NGÀY MAI CHIẾU BÓNG SẼ RA SAO? SỰ MÊ TÍN CHUNG QUANH NHỮNG QUÁI THAI (1) MA CÀ-RỒNG [1] MỘT VÀI SÂN VẬN ĐỘNG NỮA! SAU NHỮNG NẠN GIẾT NGƯỜI BẰNG THUỐC TRỪ NẠN LANG BĂM LANG BỔ PHÊ BÌNH KHI NHỮNG BÀ SƯ TỬ HÀ ĐÔNG TỨC GIẬN CUỘC ĐỜI LÊN VOI XUỐNG CHÓ CỦA VUA DIÊM CHARLES XII, VUA NƯỚC THỤY ĐIỂN TUỒNG CỔ CÓ CÒN HY VỌNG RABINDRANATH TAGORE TỪ TRẦN CÂY CHAUMOOLGRA KHÔNG CÓ GÌ LÀ LẠ! SỰ TÍCH VU LAN HỘI HAY LÀ RẰM THÁNG BẢY GIÓ MÙA THU, LÁ VÀNG RỤNG BAY… BỊP NẠN KHAN GIẤY, MỘT NGUY CƠ KHÔNG NHỎ HỘI CHỢ NỮU-ƯỚC NĂM 1939 ĐI XEM KỸ NGHỆ VÀ TIỂU CÔNG NGHỆ BẮC KỲ 450 NGÀN TRIỆU VỀ VIỆC QUỐC PHÒNG NỮU ƯỚC PHEN NÀY LIỆU CÓ BỊ NEM BOM KHÔNG?