---~~~mucluc~~~---


NƯỚC NHẬT VỚI GIĂNG MÙA THU

Cũng như ở nước ta, mùa thu ở nước Nhật là mùa của ái tình, mùa nên thơ nhất bởi vì là mùa đẹp nhất
 
ác bạn đã biết mùa thu đối với Tàu và ta nó thi vị thế nào và thi sĩ đối với mùa ấy có cảm tình đến thế nào. Giờ ta cũng nên biết một nước đàn anh của ta ở Á Đông là nước Nhật, xưa nay vẫn có tiếng là thượng võ, đối với mùa ấy ra sao và mùa thu nó khác Tàu và ta những gì.
Thực vậy, các nước ở Á Đông ta, có lẽ nước Nhật là một nước yêu mùa thu nhất, và tuy là một nước thượng võ thực, nhưng đến văn thơ thì rất buồn, và “những ngày thu” và “những buổi chiều thu” vẫn là đầu đề rất thông dụng ở trong thi giới Nhật.
Người Tàu buồn về thu đã có thơ:
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn lau hiu hắt khí thu mờ,
Lưng trời nhạn liệng dòng sâu thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa…
Khóm trúc như tuôn dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình già.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước
Thành Bạch gần xa, bóng ác tà…
Cái buồn như thế kể đã là sâu sắc và não nuột, nhưng thơ người Nhật cũng não nuột và sâu sắc một cách khác mà lại nhẹ nhàng hơn.
Giữa nơi thanh vắng,
Ở nhà bước ra
Ta nhìn quanh ta
Đó đây chỉ thấy toàn là chiều thu…!
Văn thơ Nhật, theo như ông Chamberlain đã nói, là một bài văn phong phú nhất. Thi văn Nhật, ta không nói tới thời thái cổ làm gì, cứ xét về thời đại cận kim thì quả có một linh hồn riêng khác hẳn của Tây phương.
Nhà thi sĩ Nhật có một cảm giác: cũng như nhà nghệ sĩ của Phù tang, nhà thi sĩ ghi cái cảm giác đó lại bằng vài nét mạnh mẽ hay du dương, rồi thôi, không cần diễn tả những cái mà họ nghĩ bằng văn xuôi. Cho nên văn thơ của họ rất ngắn và lối thơ đáng làm tiêu biểu cho thi ca Nhật nhất là lối tannka có 5 câu (5, 7, 5, 7, 5) vị chi là một bài thơ tất cả có 31 chữ.
Tả cái đẹp của giăng thu, nhà thi sĩ Nhật chỉ vẻn vẹn có mấy câu này, chúng tôi lược dịch sau đây:
Những khi tôi ngắm giăng thanh:
Dầu trăm nghìn vẻ cảnh tình không vui!
Thu đâu riêng một mình tôi,
Thu là của khắp mọi người thế gian.
Ánh giăng thanh với gió thu và mây thu, những đêm trời đẹp như ngày rằm tháng tám làm cho nhà thi sĩ xúc cảnh sinh tình:
Giăng thanh mọc giữa bầu trời
Qua mây, tia sáng rọi ngời trần gian
Gió thu đưa đám mây tàn.
Con chim gáy, lúc ấy cũng như người, cất tiếng hót vang:
Nhìn vào cụm cây
Có con chim gáy hót
Ta chỉ còn thấy bóng trăng thu tàn.
Trai gái đợi chờ nhau ở dưới bóng trăng. Chàng không lại, nàng buồn với bóng trăng thu:
Không chờ anh ở chốn này
Buồng hoa, em đã nhắp say giấc vàng!
Chao ôi, giăng đã gần tàn…
Và trăng thu sẽ trả lời ra thế nào?
Trong khi nặng tấm lòng sầu,
 Phải chăng giăng đã bên lầu bảo ta:
− “Khóc đi người đẹp như hoa!”
Mặt buồn phút bỗng chan hoà lệ châu.
Thôi thế là mất cả một đêm rằm tháng tám:
Trên manh chiếu lạnh đêm thu,
Dế kêu như khóc ở bờ tường hoa,
Nằm lên trên mảnh khăn là,
Giấc cô miên, đến với ta hỡi trời?
Muốn ngủ mà nào có ngủ được đâu. Từ phía xa xa đưa lại những tiếng vang của ngày hội, khách đa tình lại trở dậy trông trăng:
  Theo ngọn gió thu
  Lá bay tan tác
  Vào chốn nào? Không ai biết!
  Đối giăng ta thấy lòng ta âu sầu.
Một con thuyền đi qua khúc sông ở trước cửa sổ của cô con gái đa tình và ngừng lại:
Cái gì đã giữ mái chèo
Của con thuyền nhỏ đang vèo trên sông,
Phải chăng cây quế trăng trong?
Trăng lặn là cả một trời buồn. Nhà thi sĩ gửi tâm sự của mình ở trong người đẹp sầu trăng, cảm khái nên một câu tuyệt diệu đêm hôm rằm tháng tám:
Giăng thu lặn ở sau đèo,
Lạnh lùng ngán nỗi sầu gieo bên mành
Chao ôi, ánh sáng giăng thanh,
Ước ao mãi với mình với ta.

TIÊU LIÊU

Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s. 30 (22/9/1940)


Truyện
  • CÁ NGỰA! CÁ NGỰA ĐÔI LỜI DẪN GIẢI CÁ NGỰA! CÁ NGỰA KHÔNG ĐÓ THÌ ĐÂY CHUYỆN MƯỜI LĂM NĂM CŨ LÁNG BAN ĐÊM NGOẢNH LẠI TRÔNG XUÂN MỰC NƯỚC NHẬT VỚI GIĂNG MÙA THU NHỮNG CHUYỆN CỔ VỀ GIĂNG CHIẾC ĐÈN LỒNG [1] THÙ CHA XIÊN LÌNH VINH NHỤC CỦA MỤ MỐI NGHỆ THUẬT HÁT BỘI Ở PHÙ TANG TAM ĐẢO GEISHA VỤ ĐI THỀ Ở ĐỀN BẠCH MÃ THỜI KỲ THỨ NHẤT NĂM 1940 ĐÃ HẾT !!!13593_9.htm!!! Đã xem 24746 lần. --!!tach_noi_dung!!--


    NHỮNG CHUYỆN CỔ VỀ GIĂNG
    Thằng Cuội

    (cổ tích Tàu)

    --!!tach_noi_dung!!--
        
    ó hai anh em nhà kia, một năm trời làm đói kém mất mùa phải rủ nhau đóng một cái bè nhỏ để vào rừng đẵn củi. Trong khi người anh mò mẫm vào rừng và lặn suối trèo đèo tới được chỗ nhiều cây thì người em ngồi ở bờ lau để canh bè và bỗng trông thấy một con hổ nhỏ. Con hổ đó, anh ta lại tưởng là con chó, bèn bắt liền và đem vặt trụi lông để đem thui. Thì vừa may lúc ấy người anh đi kiếm củi về, biết đó là con hổ, anh ta bèn bắt em đem ngay lại chỗ bụi lau vứt đấy, kẻo con hổ mẹ về thấy mất con nó oán thì nguy hiểm lắm.
    Người em vâng lời anh dặn đem con hổ con giả lại bụi lau, thì ngay lúc ấy con hổ mẹ vừa về và trông thấy con nằm giãy chết mà lông thì bị cạo. Lập tức con hổ mẹ bèn ngứt mấy cái lá cây xuống nhai rồi nhổ vào xác con con: một lát sau, con hổ con sống lại và hai mẹ con con hổ đem nhau vào rừng, để lại chỗ lá cây còn thừa ở đó.
    Ngồi rình từ nãy ở trên một ngọn cây cao, người đàn ông kia để cho hai con ác thú đi rồi, bèn leo xuống và nhặt lấy chỗ lá cây kia, trở lại chỗ anh chờ nhưng tuyệt nhiên không kể lại một tí gì về những cái mà anh ta vừa thấy. Chiếc bè lại rẽ sóng mà đi, hai gã thanh niên nọ ra khơi và cứ thẳng đường mà tiến thì bỗng nhiên thấy ở trên mặt nước một con chó chết bập bềnh trôi theo dòng nước trong xanh, mình đã trương lên mà lưỡi thì lè ra, xanh lét như là rêu nước vậy. Tức thì người em cho mấy cái lá cây vào miệng nhai, nhai rồi rịt cho con chó: con chó sống lại liền và theo hai anh em nhà nọ đi về nhà.
    Con chó ấy là một con chó tinh khôn lắm. Một hôm nó nghe thấy một ông lão phú gia than khóc một người con gái vừa mới mất, ông già ấy kể lể rằng nếu ai làm cho con gái mình sống lại thì bao nhiêu của cải sẽ đem biếu hết và gả con gái cho là khác. Con chó bèn về nhà tìm chủ và cắn cái tà áo lôi đến nhà ông lão nọ. Người con gái ông lão sống lại liền, và ông lão giữ lời hứa gả con cho anh chàng nọ và tặng hết cả tiền tài châu báu.
    Anh ta bèn dắt vợ về nhà. Và ở giữa sân nhà anh ta, anh ta lấy chỗ lá còn thừa lại đổ giồng xuống đất. Chẳng bao lâu, một cái cây xanh tốt mọc lên, cái cây ấy chính tên là cây đa vậy. Anh ta dặn vợ phải chăm chút cây đa và ngày nào cũng phải tưới, nhất là những ngày anh ta có việc phải đi xa vắng.
    Một hôm anh ta vắng nhà, hàng xóm láng giềng nhân có tính đố kỵ và vẫn thù ghét anh ta vì có cây đa thần cải tử hồi sinh được người đời, họ bèn bảo nhau đến giết vợ anh ta để xem anh ta có cách cải tử hoàn sinh chính vợ mình hay không. Thì y như rằng, anh ta cải tử hoàn sinh được vợ anh ta thực; những người ở chung quanh đấy sợ thất đảm, bèn bảo nhau lánh cả đi, nhưng chẳng bao lâu, họ lại rình giết được người đàn bà khốn nạn đó lần thứ hai và lần này thì cẩn thận hơn lần trước, họ lại mổ bụng ra lấy cả ruột gan đem vứt một chỗ thâm sơn cùng cốc. Đến khi người chồng về thấy vợ chết một cách dữ dội như thế thì trơ ra không biết làm cách nào để cứu sống lại nữa, nhất là nghĩ mãi cũng không ra cách gì để thay gan ruột khác cho người bạc mệnh kia.
    Sau cùng, anh ta gọi con chó lại mà rằng: “Chó ơi, tao nuôi mày và chăm chút mày như thể bố tao; tao cứu sống mày; tao có công ơn với mày. Bây giờ đây vợ tao bị chết một cách rất đau thương, gan ruột đều mất hết, vậy tao xin mày một điều này: mày nằm xuống để tao lấy gan ruột của mày để thay gan ruột của vợ tao”.
    Con chó vâng lời chủ. Chủ nó lấy lá đa rịt cho vợ, làm cho vợ sống lại và viên đất thó giả làm gan ruột cho con chó giả làm gan ruột nó và làm cho nó sống lại cùng một lúc.
    Một hôm người chồng lại có việc phải vắng nhà, anh ta lại dặn vợ phải tưới cây đa nhưng vợ anh ta lại quên bẵng mất và đến tận khi chồng về, mới lấy nước ra tưới cây đa thần nọ. Chẳng ngờ từ khi mang bộ lòng của con chó, người đàn bà kia mất cả sự trong trắng ở trong người, thành ra ô uế, nên vừa ngồi xuống gốc cây một lát thì cây đa thần vù vù rẽ gió bay lên chín từng mây thẳm.
    Thực là tai hại!
    Người chồng không thể nào cứu vãn kịp cái tai nạn gớm ghê kia. Anh ta lấy rìu ra định đẵn lấy vài cành đa để sau này giồng ef="#phandau">450 NGÀN TRIỆU VỀ VIỆC QUỐC PHÒNG NỮU ƯỚC PHEN NÀY LIỆU CÓ BỊ NEM BOM KHÔNG?