Chương 12

    
inh nhân Thái Hậu Ỷ Lan sắp xa giá đến cung Thượng Dương!
Không biết từ một ngõ ngách nào trong thâm cung, tin này bay ra lọt vào tai một tỳ nữ ở cung Thượng Dương. Lập tức, tin tức bất thường này được thầm kín sang tai trong đám cung nữ. Nó loang nhanh đến chóng mặt và cứ mỗi lần truyền tai từ người nọ sang người kia lại mang thêm nhiều câu bình phẩm bất tường, nhiều lời tiên đóan hung dữ. Nó được thêu dệt thêm nhiều tinh tiết rợn người trong khối óc hoang tưởng của những kẻ mà cái chết ám ảnh lâu nay thường xuyên treo lơ lửng trền dầu họ... Chính những điều ấy đã biến cái tin lúc đầu như tia nước bình thường này ra con ngòi chảy xiết rồi chóng vánh thêm thành thêm nhánh để hóa thành một dải sóng nước hung hãn đổ ập vào cung Thượng Dương, đánh thức cung Thượng Dương  bừng dậy kinh hoàng sau một cơn ngủ dài mê mệt.
 Đám cung nga túm năm tụm ba ở những hành lang tối, rỉ vào tai nhau những tiếng thầm trong cuống họng. Họ cùng chung một ý nghĩ:
- Ôi cái bản án kéo dài dai dẳng gần hai năm trời, phải chăng nay đã đến giờ hành quyết?
Một cô cung nữ đánh bạo hỏi bạn:
- Họ sẽ bắt ta chết theo cách nào nhỉ?
- Cách nào thì cũng chết!
- Nếu họ ban cho mỗi người một chén thuốc độc thì em khổ lắm; Tính em hay lợm giọng mà!
Một cô khác góp lời:
- Ông Thái giám già bảo họ sẽ ban cho chị em ta mỗi người một tấm lụa bạch đấy.
- Không đúng đâu! - Một tiếng nói khác khẽ đáp lại - Em nghe nhiều người nói họ sẽ chôn sống lũ chúng mình theo Tiên Đế.
Quả có thể, tin đồn này nhiều ngưòi hay biết nhưng không một ai dám mở miệng nhắc lại. Bây giờ có kẻ nói ra, mọi người đều kinh hoảng, tưởng như mới nghe thấy lần đầu. Nhiều tiếng rú khẽ chợt tắt, nhiều làn môi run lên trong một lúc, nhiều giọt nước mắt đọng thành ngấn. Tuy nhiên lòng họ vẫn còn tựa vào một điểm hồ nghi mong manh là lời đồn ấy chưa rõ thực hư thế nào. Mãi đến lúc viên quan Thái giám vào chính thức báo tin này và bảo cung Thượng Dương sửa soạn nghênh giá Thái Hậu Ỷ Lan thì chút hy vọng cỏn con của họ tan như bèo bọt.
Sự náo động thầm lặng này trong cung phút chốc đã đến tai Dương Hậu. Bà sai Thanh Nga đi gọi tất cả cung nhân lên phòng bà. Nhìn những khuôn mặt tái nhợt đi vì sợ hãi, bà hơi cau mày nhưng rồi bình tĩnh nói:
- Các con! Các con làm gì mà nhốn nháo lên thế? Sự việc này ta hằng trông đợi từ lâu. các con cùng bà sắp sửa được đi hầu Tiên Đế. Hôm nay là ngày vui của bà, sao các con lại buồn bã thế? Giọng bà nói mỗi lúc mỗi bình thản đến lạ lùng. Các cung nữ đều gục đầu im lặng. Bà lên tiếng gọi Thanh Nga:
- Thanh Nga! Con hãy đem tất cả đồ trang sức và phấn son của bà còn thừa thãi ra phân phát cho mọi người.
Bà quay lại:
- Các con hãy nghe đây lời ta nói. Hôm nay các con mỗi người phải ăn vận cho thật sang, trang điểm cho thật đẹp, xứng đáng với người của cung Thượng Dung, để làm vừa lòng đẹp ý Tiên Vương.
Những lời nói lạ lùng trên đây không phải là những lời mầu mè kiểu cách ở đầu lưỡi. Đó là những lời thực của lòng bà, những ý nghĩ thực trong đầu óc bà. Gần hai năm trời nay, bà thực sự sống bên cạnh Tiên Đế. mọi chuyện đời, bà gác bỏ ngoài tai. Quan Thái Bảo Nguyễn Châu thận trọng cho bà biết tin nhà Tống sắp kéo quân sang đánh ta, bà cảm thấy tin ấy đối với bà quá xa lạ. Tống Lý có đánh nhau hay không, ai được ai thua, điều ấy có can hệ gì đến đời sống tâm linh của bà. Ngay đến việc các lão thần hoàng tộc còn giữ nguyên lòng tôn kính tin yêu đối với bà và đồng lòng muốn xin xá tội cho bà theo lới Nguyễn Châu thuật lại, bà cũng thản nhiên chẳng chút mảy may xúc động. Những chuyện ấy như những hạt bụi trần bay tới đổ vào rồi trượt đi trên lần áo hải ly trơn mượt của bà.
Trong giờ phút này, tâm trí bà chỉ dồn vào việc trang điểm, công việc bà làm cả một đời người mà vẫn chưa lúc nào xong. Cung nga tíu tít bận rộn chung quanh bà. Đứa chải tóc, đứa soi gương, đứa thoa phấn kẻ mi, đứa trau chuốt ngón tay, gót chân. Bà chọn mặc chiếc triều phụng rực rỡ nhất. Còn sống, bà c&on bị từ trước trên các cứ điểm địa đầu. Như vậy, ít ra cũng phải trên một năm nữa binh Tống mới đủ sức phạm vào bờ cõi.
 Thái Úy nhìn ra xa, cặp mắt trầm ngâm, giọng hạ khẽ nhưng rành rọt từng lời, như cố diễn giải những điều ông đã nghiền ngẫm từ lâu:
- Lão huynh ạ! Một nước nhỏ muốn phá được thế quân quá mạnh của một nước lớn thì phải biết dùng ít đánh nhiều, dùng chậm thắng nhanh, lấy nhu chế cương, lấy trí khắc dũng. Cầm quân trước hết phải biết rõ nơi quan yếu, hiểu thấu chỗ lợi hại, tiến đánh những nơi giặc không ngờ phải giữ, về thủ những chỗ giặc tưởng như bỏ trống. Đánh địch bằng mọi thứ, bằng cái nhọn của cây vót, cái độc của gió sương, cái nồng nực của nắng hạ, cái lầy lội của mưa đông. Ta phải đánh bằng tất cả khí thiêng của núi sông nước Việt.
Những lời nói của Thái Úy như rót vào tai Đạo Thành với một sức mạnh thuyết phục lạ thường khiến ông bất giác đứng dậy nghiêng mình xá Lý Thường Kiệt:
- Bái phục! Lão huynh xin bái phục!
Đạo Thành muốn nói nhiều, muốn tạ ơn đất nước anh linh đã sinh ra được một người con kiệt xuất; lòng ông xúc động sâu xa, ông cảm thấy như lâu nay ông có gì không thật công bình đối với người bạn đồng triều này. Và từ chỗ phục đến chỗ mến chỉ trong gang tấc.
Nhưng Thái Úy đã đưa một ngón tay lên, cả tiếng cười to:
- Xin lão huynh nhớ việc đánh giặc chỉ là một vế. Một con người chỉ có một vế thì đi đứng thế nào cho cân phân được. Tiên Đế thường phán:
" Các khanh phải cùng trẫm lo cho dân ba việc: cơm áo, chữ nghĩa, lễ nghi."
Đó là vế thứ hai mà cũng là vế chính. Lão huynh chắc đã hiểu ý tiểu đệ.
- Vâng, lão phu hiểu rằng về công việc này lão phu phải giúp Thái Úy gánh vác một phần lớn nhưng theo ý Thái Úy, lão phu nên làm việc gì trước đây?
Câu hỏi này Thái Úy đang chờ đợi, ông đáp liền:
- Tiểu đệ đã làm ngọn giáo nhọn giết giặc thì lão huynh nên làm chiếc sàng để sàng lọc người tài cho đất nước.
Đạo Thành ngẩng mặt lên:
- Lão phu nghĩ những người chữ nghĩa uyên bác đều nằm trong chốn thiền môn, ta cứ chọn lọc trong hàng tăng quan là được.
Câu chuyện trao đổi giữa hai người sắp đi vào đoạn mấu chốt.
Quy chế tăng quan từ thời Đinh, Lê để lại đã làm Thái Úy nhiều lần vướng tay trong việc tuyển lựa nhân tài. Bất giác ông nhớ lại câu chuyện thú vị giữa ông với một vị lão nho kiến văn quảng bác ở thư xá trong một chiều cuối năm. Hai người đàm đạo say sưa về gốc gác tổ tiên nước Việt.
Dân tộc Việt long đong từ buổi sơ sinh. Cái nôi nằm chưa lúc nào ấm chỗ; Thế mạnh của các nước phía Bắc lấn xuống buộc tổ tiên ta lùi mãi về hướng Nam. Buổi bình minh trong tuổi ấu thơ bằng lặng được bắt đầu từ lúc vua Hùng đặt vũng chân trên miếng đất châu Phong, nơi tụ hội của ba nhánh sông lớn, cửa ngõ nhìn xuống khoảng đồng bằng bao la, đỏ ngầu màu đất phù sa của sông mẹ Nhị Hà. Rồi đến cái đêm mù mịt nghìn năm của thời Bắc thuộc. Mãi đến lúc Ngô vương chĩa ngọn dáo sắc trên sóng Bạch Đằng mới mở ra nền tự chủ đầu tiên cho dân tộc. Bộ mặt phong hóa của dân Việt do hấp thụ đạo Lão, đạo Nho trong thời Bắc thuộc đã thay đổi sắc diện. Tiếp theo đấy là đạo Phật từ xứ Tây Vực ở Tây Bắc Ấn Độ sang. Theo con đường nước Đại Dương, các thuyền buôn Tây Vực chở đạo từ bi của xứ Thiên Trúc ghé lại Giao Châu, trước khi vào đất Trung Nguyên. Vì vậy, trong lúc nước Tề ở Giang Đông chưa biết mặt Phật thì tại Luy Lâu, kinh đô Giao Chỉ đã xây hơn hai mươi ngôi chùa, chọn hơn năm trăm vị tăng, tụng mười lăm quyển kinh. Nhà sư Khang Tăng Hội, người Tây Vực, theo cha buôn bán đã học đạo Phật ở đất Giao sang nước Ngô, giảng đạo cho Ngô Tôn Quyền trong thời Tam Quốc.
So với đạo Lão và đạo Nho thì đạo Phật đi sau mà đến trước. dần dần nó chiếm ưu thế và đứng đầu trong tam giáo. Các vua ta phần lớn xuất thân là những bậc võ hiền, học hành ít. Người biết chữ trong nước chưa đông. Chỉ có tăng đồ là có đủ thì giờ rỗi rãi, đủ phương tiện sinh sống để đọc nhiều hiểu rộng. Họ thường được các vua vời vào cung để bàn việc nước. Sư Khuông Việt giúp Đinh Tiên Hoàng, sư Pháp Thuận giúp Lê Đại Hành, sư Vạn Hạnh giúp Lý Thái Tổ, Tăng đạo cũng có phẩm hàm chức phận như bên võ triều đình nên gọi là tăng quan. Thời ấy, được làm sư không chỉ là một vinh hạnh. Đời sống của họ được bổng lộc của dân chúng cung phụng và vua ban. Ruộng chùa có điền nô cày. Tên họ được rút ra khỏi sổ bạ. Không phải làm xâu bắt lính. Địa vị của tăng già được cả nước coi trọng.
Đời Lý là đời đạo Phật toàn thịnh. Các bậc cao tăng ảnh hưởng không ít đến chính sự các triều vua. Những giáo dụ từ bi của đức Phật đã làm rụng dần lông lá nguyên thủy trên gương mặt tinh thần của dân tộc. Nó đã đổi dần cái triều đình võ biền mộc mạc của các đời Đinh, Lê đóng ở nơi đầu ngàn cuối sóng ra một triều đình có quy mô, có kỷ cương lễ tiết ở giữa, bình nguyên. Những cực hình thường dùng ở thời trước như cột đồng đốt nóng, vạc dầu đun sôi, chuồng hổ báo, cũi ngâm sông được bãi bỏ. Trước kia, có bao giờ thấy một vị vua tha chết cho kẻ thù, dù kẻ thù đó là anh em ruột thịt? vậy mà Lý Thái Tông đã xá tội cho viên tướng phản tặc Nùng Trí Cao, Lý Thánh Tông tha chết cho vua Chiêm là Chế Củ. Tuy mối từ tâm ấy đã khiến vua Chiêm dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh ở phía Nam dãy Hoành Sơn, đẩy ra xa tầm tay quấy nhiễu của giặc Chiêm,, mở đầu cuộc Nam tiến cho các đời vua sau, nhưng phải nhận thấy ở đây, đức độ khoan dung của tấm lòng từ bi đã thấm sâu vào vị vua nổi tiếng nhân từ nhất trong lịch sử dân tộc.
Vua tự coi như cha, triều thần là đứa con gần,chúng dân là đứa con xa, dân miền Thượng là bà con họ hàng, kẻ tội phạm là đứa con hư hỏng. Vì vậy, mới có việc vua Thánh Tông bảo đem chăn, gạo cấp phát cho tù nhân.
Lòng thương dân ấy được biểu hiện qua chữ "khoan" đứng đầu trong phương lược trị nước của vua Lý. sau đến chữ "giản" nhằm giảm bớt mọi sự đóng góp phiền hà cho dân. Khoan, giản là hai chữ vàng chói lọi được viết trên bức hoành phi treo trên đầu các vị vua thời Lý. Nó làm cho đời Lý trở thành đời thuần từ nhất trong sử nước nhà.
Không phải Thái Úy chưa thấy rõ hết được tác dụng to lớn của đạo Phật, hay vì mức độ sùng tín đạo Phật trong ông còn kém Đạo Thành. Ông chỉ nhận thấy rằng theo quy chế cũ, cửa Phật đã trở thành cửa ải khống chế việc chọn nhân tài cho đất nước. Dù kẻ nào thông minh sáng láng đến đâu mà không ở nhà Tăng, cửa Phật ra thì khó lòng được chiềng mặt lộ đầu ở chốn triều quan. Quy chế tăng quan tạo ra một lớp đất cừng không để cho một mầm non nhân tài nào mọc nổi. Chuyện này, trước đây Thái Úy đã nhiều lần đề đạt với Đạo Thành lúc ông ta còn ở ngôi Tể Chấp, nhưng lúc ấy Đạo Thành đã phũ phàng gạt phắt. Liệu bây giờ ông có bớt được chút cứng nhắc nào chăng? Để làm dịu bớt không khí gay gắt có thể bùng ra trong cuộc tranh biện, Thái Úy lựa lời dè dặt nói:
- Thưa lão huynh, Kiệt tôi trộm nghĩ, hiện nay trong nước ta đã có nhiều người để tâm đến sách vở, có chí ở học vấn. Nhiều thầy đồ nho đã về các hương trấn mở trường dạy học. Số người biết chữ khá đông. Nhiều bậc kinh sử làu thông, văn hay chữ tốt lại không xuất thân từ cửa Thiền. Chẳng hay lão huynh có cách nào tuyển chọn họ chăng?
Trái với dự đoán của Thái Úy, nét mặt của Đạo Thành vẫn giữ vẻ trầm tĩnh, ôn hòa. Ông như đang cố lục soát những ý nghĩ trong đầu và sắp xếp lại cho có mạch lạc. Chẳng hiểu do lòng cảm phục đối với Thái Úy vừa mới nhóm lên trong lòng ông hay vì ông đã suy nghĩ kỹ lời đề bạt từ trước của Thái Úy, ông đáp như một lời giãi bày tâm sự:
- Thưa Thái Úy, thú thật trong lúc ở châu Hoan, lão phu mới có thì giờ suy gẫm lại những lời trước kia của Thái Úy. Quả lúc ấy lão phu có phần vội vã. Muốn tuyển chọn được công minh, khỏi phao phí tài năng của đất nước, lão phu nghĩ chỉ có cách mở khoa thi...
- Ôi! Lời lão huynh thật hợp với ước nguyện của tiểu đệ.
Thái Úy kêu lên, nét mừng hiện rõ trên mặt
- Và việc này chỉ có người đủ tài đức như lão huynh mới đáng nổi.
- Lão phu còn nghĩ ngoài khoa thi phải mở thêm những cuộc sát hạch tuyển những kẻ chuyên về viết chữ tốt, làm toán giỏi bổ vào thư xá và hộ Bộ. Có một điều Thái Úy thường quan tâm đến bây giờ lão phu mới thất tâm đắc - Ông ngừng giây lâu như nhớ lại cái nắng ấm tháng Ba của năm Nhâm Thìn, ngày đức Thái Tông treo chiếc chuông lớn trước thềm rồng để dân chúng ai có oan ức gì không bày tỏ được thì đến đánh chuông tâu lên Thánh Thượng - Lão phu thấy các quan giữ việc hình ở phủ Độ hộ xử kiện còn hà khắc, câu nệ luật văn, thậm chí có người bị oan uổng. Phàm thân oan có chuông, việc hình có luật. Nên cần phải chọn thêm những người thông hình luật bổ dụng vào bộ Hình. Có thế mới tu bổ được nội trị.
Mỗi lời nói của Đạo Thành làm Thái Úy nở nang từng khúc ruột. Hai tiếng nói, hai tâm tư, hai vòm trời tư tưởng bỗng như xích lại gần nhau.
Không biết đến từ lúc nào, Thái Hậu Ỷ Lan đang lặng lẽ bước lên thềm. Có lẽ bà đã ra lệnh cho thị nữ và gia nhân Thái Úy không được tâu báo gì làm kinh động đến cu- Quả vậy, ta đã gặp Tiên Đế. Người về đứng trên đầu giường gọi ta: Ỷ Lan! Sao nàng lại chấp nê đến thế. Đành rằng Thượng Dương nhưng hai năm nay sống cảnh cung son lạnh lẽo đã cùng ta giải tỏ mọi nỗi niềm. Nay nhà Tống vô cớ đem binh gây hấn mà hai mụ Hoàng còn lục đục chuyện nhà. Cái mầm loạn này từ chốn cung vi lan ra thì thử hỏi làm sao yên lòng ba quân tướng sĩ. Các người nhìn lại chị em bà Trưng, bà Triệu xưa cũng quần vận yếm mang, tay phất ngọn cờ đào mà không thấy hổ thẹn ư?
Bà ngừng lại:
- Nay ta vâng lời Tiên Đế báo mộng, thực lòng đến tha tội cho bà, sao bà còn muốn phụ lòng ta? Ỷ Lan dứt lời mà bà vẫn còn ngạc nhiên về những lời mình vừa thốt. Thượng Dương đứng ngẩn người nửa tin nửa ngờ. Bà quay lại hỏi nhỏ Thanh Nha:
- Chuyện này có thực đấy ư? Ta đang mê hay đang tỉnh?
Thanh nga kéo áo bà kín đáo rỉ tai:
- Hoàng Hậu mau quỳ xuống tạ ơn Người đi!
Mất hẳn tự chủ, bất giác bà rủ người quỳ thụt xuống, bà nghe như giọng bà từ đâu vọng lại:
- Cảm tạ ơn Người mở lượng tha cho, Thượng Dương này xin ngậm vành kết cỏ.
Ỷ Lan liếc nhìn thân hình Thượng Dương đổ xuống quỳ mọp dưới chân mình, ý tứ quay đi, mát lòng hởi dạ. Bà cho gọi ngay viên Thái giám đến ra lệnh:
- Mọi thứ cần dùng từ xe tứ mã, áo phỉ thúy, khoác hồ cừu, hài cẩm ly đến chăn chiên bạch lạp, các thứ hương liệu đều phải cấp phát đầy đủ cho cung Thượng Dương nguyên như cũ.
Nói xong, bà quay ra ngoài:
- Thị nữ! Xe loan cho ta hồi cung nghe!