CHƯƠNG 13

    
ột buổi chiều mùa hè, Bình Định Đại vương cho triệu ta đến và nói:
- Lúc này kế sách tâm công của khanh cần được vận dụng tối đa. Khanh phải tiếp tục nắm vững tình hình của Vương Thông và viết thư khuyên hắn hàng, cũng như tìm kế sách để gieo vào lòng quân sĩ làm cho chúng hoang mang, sợ hãi. Làm sao cho kẻ địch phải sống trong thấp thỏm, lo âu và sợ hãi. Gươm lỏng, tên lạc, để khi cần chúng ta tiến đánh Đông Quan thì bọn chúng không còn sức chiến đấu nữa.
- Thần tuân chỉ.
Ta cho người giải Đô đốc Thôi Tụ, Thượng thư Hoàng Phúc và đem tất cả sắc ấn tín, song hổ phù của Liễu Thăng, Lương Minh đến trước thành Đông Quan cho bọn Vương Thông, Phương Chính, Sơn Thọ, Mã Kỳ thấy. Bọn này thảy đều khiếp đảm.
Bình Đinh Đại vương bàn với ta:
- Ta thấy bọn chúng đã sợ hãi lắm rồi, nhưng dường như vẫn còn do dự, không hiểu là có ý gì?
Qua tìm hiểu sau đó ta với Đại vương mới vỡ lẽ. Bọn Lương Nhữ Hốt đã bàn lùi, vì bọn chúng sợ cho tính mạng của chúng nếu Vương Thông đầu hàng. Cho nên chúng đã đe dọa Vương Thông rằng đây chỉ là kế lấy thành của nghĩa quân Lam Sơn và nếu hàng thì sẽ bị giết hết. Ngoài ra bản thân Vương Thông còn do dự vì chưa nhận được ý chỉ của vua Minh, nếu hàng, sợ về nước sẽ bị trị tội.
Đại vương quyết định ta phải làm sáng tỏ thiện chí của chúng ta, giải tỏa dược mối nghi ngại của Vương Thông, để cho hắn yên tâm đầu hàng.
Ta dã tiếp tục viết hàng loạt thư cho Vương Thông, kiên trì vạch rõ phải, trái, đúng sai với hắn. Thứ nhất ta bác bỏ ý của Vương Thông cho rằng chưa nhận được lệnh của triều đình, tướng cầm quân không được trả đất, lui binh. Ta cho hắn biết, đất nước Nam này là của người Nam. Bản thân Minh triều đã từng rêu rao qua nước Nam để tìm con cháu nhà Trần, nay con cháu nhà Trần đã có rồi còn đòi hỏi gì nữa. Cao tổ Hoàng đế nhà Minh khi còn sống cũng đã thừa nhận đây là đất của nước Nam. Vậy cớ gì Vương Thông lại cho rằng phạm chiếu nếu trả đất, lui binh? Còn việc e ngại sự sống chết của bọn chúng, ta cho Vương Thông biết: quân ta đã bắt dược đến hơn 2 vạn quân Minh, trong đó các ng thư, Đô đốc, Đô ty, Chỉ huy, Thiên bách bộ... có đến hơn trăm người. Bọn này đều là những kẻ nợ máu với dân nước Nam ta. Nếu muốn giết thì đã giết lâu rồi, nhưng vì chúng ta coi trọng hòa hiếu và nhân nghĩa với nhà Minh nên chỉ giam và tha, lẽ nào Vương Thông không hiểu.
Sau nhiều lần thư qua lại, cuối cùng Vương Thông đồng ý dầu hàng nhưng lại yêu cầu trao đổi con tin, để đôi bên giữ làm tin trước khi hàng. Lúc đầu Bình Định Đại vương quyết định đưa hai tướng Lam Sơn Lê Quốc Trinh và Lê Như Trì vào Đông Quan làm con tin để đổi lấy tướng Minh Sơn Thọ và Mã Kỳ. Thế nhưng đến giờ phút cuối, do có sự dèm pha, Vương Thông đòi phải chính ta vào Đông Quan để làm con tin, cùng một võ tướng quan trọng khác là Lưu Nhân Chú. Hắn dựa vào lời thừa nhận của Đại vương trong một lá thư trước đó gửi cho hắn: "Nhân Chú là con ta, Nguyễn Trãi là mưu sĩ của ta. Tất cả mọi việc phá thành đánh trận đều là công của hai người ấy. Các Đại nhân há không biết Nhân Chú, Nguyễn Trãi mà làm con tin thì lòng ngờ vực của các Đại nhân có thể tiêu tan được chứ." Ta vui vẻ cùng Lưu Nhân Chú chuẩn bị vào thành Đông Quan, thế nhưngg ta bất ngờ được biết tin sự việc lại bị đình hoãn.
Nhận được tin hoãn, ta hết sức lo lắng, không hiểu tại sao Vương Thông làm vậy nên vội vã đến gặp Đại vương.
Khi gặp Đại vương, ta chắp tay:
- Thưa Đại vương, không rõ Vương Thông muốn giở trò gì với chúng ta?
Bình Định Đại vương khẽ lắc đầu.
- Lần này hoãn là do ý ta chứ không phải là của Vương Thông.
- Tại sao... thưa Đại vương? - Ta thkinh ngạc.
Đại vương đi lại gần, đặt tay lên vai ta và nói:
- Bất kể tướng nào của ta cũng có thể vào trong thành Đông Quan làm con tin. Tuy nhiên chỉ riêng khanh đi là ta không đồng ý.
Sự quý mến của Đại vương hiện rõ trong ánh mắt làm cho ta rất cảm động. Ta quỳ xuống thiết tha.
- Thưa Đại vương, chuyên đi này thần chẳng qua chỉ làm con tin tạm thời cho Vương Thông, để hắn tin và đầu hàng. Không phải đi vào trận chiến, thần nghĩ chắc không có điều gì xảy ra.
Đại vương lắc lư đầu.
- Bọn giặc Minh vốn có dã tâm và rất xảo quyệt. Biết đâu chúng lại chẳng lật lọng giết con tin thì sao?
- Thưa thần không nghĩ vậy. Chúng là con cá trong lưới của ta làm sao dám lật lọng.
- Nguyễn Trãi ơi! Sao khanh lúc nào cũng thật thà vậy.
- Thưa, thần tin chắc là vậy, thưa Đại vương. - Ta mỉm cười thưa - Đại vương có nhớ lần chúng ta lấy thành Xương Giang không, thần và Thái Phúc đã năm lần bảy lượt đến tận chân thành bắc loa kêu gọi bọn Kim Dận, Lý Nhậm đầu hàng. Xét ra lúc ấy nguy hiểm nghìn trùng vì lúc đó thế giặc còn mạnh, nếu muốn bọn chúng có thể giết thần được ngay, thế mà thần đâu có việc gì. Huống gì nay là trao đổi con tin, trong khi bọn giặc lại đang trong thế yếu.
Bình Định Đại vương xua tay.
- Khanh không nên nói nhiều, khanh không biết rằng, khanh đối với ta quý giá đến chừng nào đâu. Nếu khanh có mệnh hệ gì ta rất đau lòng, chưa kể coi như ta đã bị mất đi hơn nửa số võ tướng đang có trong tay. Do vậy, cứ chắc ăn là hơn. Bây giờ khanh không được tranh cãi nữa. Hãy thảo thư nói lại cho Vương Thông rõ, hắn có thể đòi bất cứ ai làm con tin cũng được, ta sẵn sàng, trừ khanh.
Ta ngây người vì không biết phải nói làm sao khi mà Đại vương đã quyết định rồi. Trong đời ta có hai lần cảm kích Đại vương và vì vậy ta tự nhủ với lòng mình dù cho sau này Đại vương có thế nào ta cũng không oán hận. Đó là lần đầu tiên ta ra mắt Đại vương khi người đang là Phụ đạo đất Lam Sơn và lần này.
Giằng co nhùng nhằng mãi, cuối cùng Vương Thông cũng đồng ý để bên ta cử con trai trưởng của Bình Định Đại vương là Quận vương Tư Tề và tướng Lưu Nhân Chú vào thành làm con tin.
Chúng ta và Vương Thông chuẩn bị cho hội thề Đông Quan.
Công việc Hội thề được chuẩn bị hết sức chu đáo và cẩn thận. Thế nhưng cũng xảy ra một việc làm chậm trễ đi ít ngày. Đó là vì một số tướng Lam Sơn và dân chúng đã kéo đến làm áp lực đòi Bình Định Đại vương nhân dịp này giết sạch bọn Hoàng Phúc, Vương Thông... để trả mối thù bấy lâu nay.
Điều đó khiến cho Đại vương lúng túng và do dự. Trong cuộc họp các tướng Lam Sơn sau đó, tướng Trịnh Khả và Lê Ngân là những người to tiếng nhất đòi phải giết giặc Minh.
Ta hoàn toàn thông cảm với nguyện vọng của các tướng ấy, nhưng cũng phải đứng lên để nói thay cho Đại vương: align="justify">- Thưa các ông, Thánh nhân có dạy "phàm mưu lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu. Duy nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới thành được." Chính vì vậy mà tôi cho rằng chúng ta nên tha cho bọn giặc Minh về nước như dã hứa.
Tướng Trịnh Khả cười gằn:
- Quan Hành khiển, vẫn biết tâm công là kế sách của ông được sử dụng rất thành công bấy lâu nay. Tuy nhiên ông có biết rằng nếu chỉ có kế sách tâm công không mà trên chiến trường quân ta không đánh thắng giặc thì tâm công sẽ sử dụng vào việc gì và nói ai nghe?
Lời nói khiêu khích mang đầy tính mỉa mai của Trịnh Khả làm cho các tướng khác xôn xao. Ta ung dung nói:
- Thưa quan Phó tướng, lời nói của ông hoàn toàn hợp lý. Nguyễn Trãi này cũng hiểu rằng nếu trên chiến trận quân ta không thắng địch thì kế sách tâm công cũng không thể phát huy. Tuy nhiên nay chúng ta đã ở thế thắng to, bọn Vương Thông như con rùa rụt cổ, xin hàng để mong được tha mạng. Đại vương chúng ta cũng đã hứa sẽ tha mạng cho chúng, trong Kinh Dịch có câu: "Các bậc tài trí thuở xưa nay, uy vũ như thần thánh nhưng chẳng giết hại sinh linh." Cho nên tôi cho rằng lúc này hơn lúc nào hết chúng ta không cần thiết giết bọn chúng.
- Quan Hành khiển... - Đột nhiên Trịnh Khả quát to hằn học với ta - Ông thì chỉ biết ôm ba mớ chữ nghĩa nhà Nho để mà nói chuyện nhân nghĩa, ông đã từng bao giờ trải qua chiến trận chưa, đã thấy máu rơi xương đổ chưa... Ông có biết là bao nhiêu quân sĩ, người dân nước Nam bị giết chết vì sự tàn bạo của giặc Minh hay chưa? Mà nay ông lại luôn luôn bênh vực bọn chúng?
- Thưa Quan phó tướng, quả thật Nguyễn Trãi này chưa từng trải qua chiến trận. Thế nhưng sống chết thì cũng đã từng thấy. Nỗi đau khổ về người thân bị giặc giết cũng có. Tuy nhiên vào lúc này tôi lại cho rằng "đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng giúp thêm", cầm quân phải "hun đúc bằng những điều nhân nghĩa khiến ai ai cũng hết lòng thành, thân với kẻ trên, chết cho người trưởng", há ông không biết sao? Đây không phải là tôi muốn bênh vực cho giặc Minh, mà như tôi dã thưa với Đại vương, chúng ta tha bọn giặc vì còn phải tính đến nhiều kế sách vẹn toàn về sau.
Nét mặt Trịnh Khả sắt lại và ông ta chồm hẳn người đứng dậy. Bầu không khí thật căng thẳng, chính lúc này Bình Định Đại vương mới lên tiếng. Ngài đưa mắt nhìn viên Phó tướng chỉ huy quân Thiết đột Trịnh Khả rất thân ái và vẫy tay ra hiệu cho ông ta hãy bình tĩnh, ngồi xuống.
Đại vương vỗ tay lên nêm ghế, nói:
- Các khanh đừng tranh cãi nhau nữa, về tâm trạng của các khanh trong việc đề nghị giết hay thả bọn giặc Minh, ta hoàn toàn hiểu và thông cảm. Hai mươi năm xâm chiếm nước ta, bọn chúng đã gây biết bao nhiêu tội ác mà không một người dân nước Nam nào có thể quên được.
Bình Định Đại vương đứng dậy, mắt thoáng rướm lệ.
- Đối với Lợi này đó là vợ, cháu, chú, bác bị giặc giết, con gái bị giặc làm nhục. Toàn bộ nhà cửa bị đốt cháy, mồ mả ông bà tổ tiên bị giặc quật lên... Nỗi đau ấy làm sao ta có thể quên được, nó ghim chặt trong tim ta, giằng xé tâm can của ta hằng đêm, các khanh có biết không?
Tất cả các tướng và ta đều cúi dầu. Quả thật, trong chúng ta đang ngồi dây, ai cũng căm thù giặc vì có những món nợ phải trả với chúng. Thế nhưng so sánh với nỗi đau mất mát của Đại vương thì tự nhiên chúng ta đều thấy hổ thẹn.
- Ta cũng có trái tim và lòng căm thù như các khanh, đôi lúc ta vẫn tự nhủ hay là giết sạch bọn chúng cho thoả mãn lòng căm thủ, cho vong linh người thân của mình được ngậm cười nơi chín suối? Đêm đêm ta thường lắng nghe những tiếng kêu réo đòi trả thù của người dân, của người thân và tự hỏi mình sẽ phải làm gì đây.
- Thưa Đại vương... - Ta ngập ngừng lên tiếng, Đại vương khoát tay ra hiệu ngồi xuống.
- Thế nhưng nhìn chung ra đại cuộc toàn bộ đất nước, ta tự nhủ, phải lấy sự nghiệp của toàn dân nước Nam này để làm trọng, làm đầu, không chỉ vì những tư thù cá nhân mà hành động hồ đồ được. Tại sao ta phải làm vậy, bởi "Dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết." Để bọn Vương Thông về nước nói với vua Minh trả lại đất dai cho ta, không xâm lấn bờ cõi ta, đó lầ điều ta không còn cần gì hơn thế nữa. Hà tất phải giết bọn chứng để gây oán với nước lớn để làm gì?
Ta chầm chậm đứng dậy:
- Thưa các ông, bây giờ Trãi này hy vọng các ông đã hiểu tấm lòng của Đại vương và vì sao Đại vương của chúng ta buộc phải quyết định như vậy. Thực ra, hiện nay giặc Minh trong tay chúng ta, muốn giết lúc nào, kiểu gì cũng được cả. Tuy nhiên Đại vương rất băn khoăn: Chúng ta vốn là những người chuộng nhân, nghĩa, chúng ta đánh giặc, giết giặc là vì chúng ta phải bảo vệ đất nước mình, chứ chúng ta không phải là kẻ hiếu chiến. Nay giết một lúc cả chục vạn quân Minh, máu sẽ chảy ngập núi sông, thỏa lòng căm thù nhưng có đúng với nhân nghĩa của lá cờ Lam Sơn khi tụ nghĩa hay không. Chưa kể còn một điều hết sức quan trọng khác mà Đại vương hết sức lưu tâm. Sau cuộc chiến mười năm giữa chúng ta và giặc Minh, nay tuy chúng ta đang ở thế thắng, nhưc người, của cũng đã hao mòn nhiều, nhân dân ly tán, nhà cửa tan hoang. Đất nước đang kiệt quệ. Điều quan trọng lúc này là cần phải khôi phục lại đất nước. Nếu nay chúng ta giết sạch tất cả bọn giặc Minh có trong tay, có nghĩa là tiếp tục gây oán thù với nhà Minh. Chúng là nước lớn, người đông, có thể vì mối thù này mà lại tiếp tục kéo quân sang đây thì họa binh đao chưa biết đến ngày nào dứt. Chi bằng lúc chúng lâm vào thế cùng mà hòa hiếu với chúng để tạo phúc cho sinh linh của cả hai nước, tạo điều nhân nghĩa muôn đời là hay hơn cả. Xin đừng vì những mối thù riêng của bản thân mình mà quên đi thế đại cục chung của đất nước.
Tất cả các tướng trầm ngâm im lặng. Phó tướng Trịnh Khả đứng dậy đi lại, quỳ xuống trước mặt Đại vương:
- Đại vương, xin tha cho Trịnh Khả này là kẻ võ biền thô lỗ, hiểu biết không sâu xa như Đại vương, làm cho Đại vương phải nhọc lòng.
Nhìn ông ta dập đầu cúi lạy, Bình Định Đại vương đỡ phó tướng của mình đứng dậy và cười.
- Ta chỉ hy vọng các khanh hiểu tâm tư của ta là được. Còn chuyện trả thù giặc thôi đành để một mai khi Lê Lợi này qua đời, ta sẽ đi gặp với các bậc tiền nhân để xin tạ lỗi vậy.
- Đại vương...
Mọi người thốt lên cảm khái.
Hội thề Đông Quan diễn ra vào ngày 10 tháng 12 năm Đinh Mùi 1427, rất long trọng và trang nghiêm. Hôm đó tiết đông chí, trời không mưa nhưng sương giá buốt lạnh. Đoàn người ngựa Lam Sơn dẫn đầu là Bình Định Đại vương Lê Lợi và các tướng Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Trần NgPhạm Văn Xảo... đi trong tiếng trống thắng trận rền vang, khí thế ngút trời. Dân ven đường đổ ra thắp hương án quỳ lạy Đại vương và hò reo vang trời. Đoàn quân bại trận nhà Minh dẫn đầu là Tổng binh Vương Thông và các tướng Mã Anh, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, Lý An, Phương Chính... Tất cả thểu não cúi đầu lầm lũi đi và thỉnh thoảng lại lấm lét nhìn quanh khi gặp những ánh mắt căm hờn của dân chúng chỉ muôn phanh thây xé xác chúng.
Trước đàn thề hương khói nghi ngút, lá cờ đào Lam Sơn kiêu hãnh bay lất phất dưới nắng hanh lạnh. Sau các nghi lễ tế cáo trời đất, tổ tiên nước Nam, tướng Bùi Ư Đài đọc biểu trong tiếng trống lệnh và sau dó cúi đầu kính cẩm mời Đại vương lên đọc văn thề. Tiếng Bình Định Đại vương vang to sang sảng, khi Đại vương đọc đến đoạn thề rằng nếu Vương Thông trái lời thề thí trời đất, thần linh nước Nam sẽ giết chết toàn bộ bọn chúng và gia đình thân nhân, Tổng binh Vương Thông đột nhiên khuôn mặt nhợt nhạt hẳn, cắt không còn giọt máu, toàn thân hắn run bần bật ớn lạnh và hắt xì hơi liên tục, làm cho một tên võ tướng nhà Minh đứng sau phải vội choàng thêm cho hắn một tấm áo nữa.
Lần lượt từng tướng đến cắt máu ăn thề và điểm chỉ vào bản văn thề. Bên chúng ta làm rất nhanh, nhưng bên giặc Minh, các tướng nhìn nhau chần chừ và lùi bước để nhường cho Tổng binh Vương Thông. Viên Tổng binh đứng ngẩn ngơ một lát rồi run rẩy tiến lên cầm bút lông viết tên mình lên bản văn thề và đóng ấn.
Giây phút đó dù trời quang, mây tạnh và gió rất lạnh, thế nhưng đột nhiên lại có một tiếng sét nổ vang lừng giữa trời, như có sự chứng giám của đất trời núi sông nước Nam. Tất cả mọi người im bặt chừng một giây và sau đó ùa ra hò reo vang lừng.
Đất nước từ đây đã sạch bóng quân thù.
Ta không dự buổi lễ ấy mà ở nhà để viết bài Cáo Bình Ngô cho Đại vương bố cáo trong lễ dăng quang sắp tới. Tuy nhiên không khí buổi lễ diễn ra như thế nào vẫn được người lính hầu tham dự về kể lại tỉ mỉ.
Đang cầm bút trầm ngâm nghĩ, chợt ta có tiếng hô:
- Đại vương đến.
Ta giật mình vừa ngẩng đầu lên thì đã thấy Bình Định Đại vương lướt vào nhanh đến nỗi ta không kịp sửa áo, đứng dậy để cúi chào.
- Quan Hành khiển, khanh đang làm gì vậy?
- Dạ thưa thần đang soạn bài Cáo Bình Ngỗ cho Đại vương bố cáo thiên hạ trong lễ đăng quang.
- Thắng lợi rồi, từ nay dân nước Nam này sẽ không còn bị ngoại bang dày xéo nữa, khanh biết không?
Đại vương cười ha hả mà nước mắt trào ra ràn rụa, ta cũng bàng hoàng xúc động vì hiểu Đại vương đang quá vui mừng.
Tiện tay Đại vương cầm bình rượu nhỏ của ta để trên, rót vào cái chén trước mặt. Đại vương tợp khà một và đưa cho ta.
- Khanh hãy làm một chén với ta.
- Xin đa tạ Đại vương.
Ta chưa kịp uống xong chén rượu Đại vương đã quay ngoắt lưng bỏ đi ra ngoài, vừa đi, Đại vươngười khoái trá.
Thắng lợi rồi.