CHƯƠNG 16

    
gày 16 tháng Tư năm Mậu Thân 1428, Bình Định Đại vương Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, xưng Hoàng đế của nước Nam. Thế nhưng hiệu của Vua vẫn là Lam Sơn Động chủ, vì chưa xin được gia phong của Minh triều. Lấy quốc hiệu đất nước là Đại Việt, niên hiệu là Thuận Thiên. Đổi tên thành Đông Quan thành Đông Kinh, đổi Lam Sơn thành Tây Kinh
Trước đó một tháng, tức tháng ba, Vua đã ban chiếu bình công tưởng thưởng cho tất cả các tướng lĩnh Lam Sơn. Tổng cộng 217 tướng với hạng nhất là 52 người, hạng nhì là 72 người, hạng ba là 94 người, tất cả đều được ban Quốc tính họ Lê.
Ta là Thừa chỉ học sĩ, mang tước Quan phục hầu. Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn được làm Tả tướng quốc ngang với con trai trưởng của Vua là Quận vương Lê Tư Tề Hữu tướng quốc. Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo được ban tước Thái bảo. Con thứ của Vua là Lê Nguyên Long được gia phong làm Lương Quận công.
Việc đệ Trần Nguyên Hãn được gia phong làm Tả tướng quốc và Phạm Văn Xảo là Thái bảo đã làm cho ta ngạc nhiên và tự nhiên lại thấy kinh sợ, áy náy, không rõ vì gì mà Vua lại làm vậy. Không lẽ chỉ vì lời tâu xin của ta hay còn có ý gì khác?
Đồng ý đệ Trần Nguyên Hãn là một tướng tài, nhưng Nguyên Hãn lại tham gia khởi nghĩa Lam Sơn sau Hội thề Lũng Nhai. Nếu sắp xếp theo thứ tự Lũng Nhai thì Nguyên Hãn chỉ có thể xếp hạng nhì, không thể nào vượt lên tất cả để trỏ thành Tả tướng quốc ngang hàng với Quận vương Lê Tư Tề, người đã dược chỉ định sẽ nối ngôi vua sau này. Rõ ràng ta nhận thấy việc nhà vua bất ngờ gia phong cho Nguyên Hãn như vậy đã gây sự ngạc nhiên lẫn bực tức của một số tướng khác. Và một lần nữa bọn họ lại cho rằng trong việc này có lời tâu xin củạ ta vì ta là người được Vua mến trọng. Còn Phạm Văn Xảo, ta lại cho rằng huynh ấy đáng được tưởng thưởng hơn. Chức Khu mật viện Đại sứ chỉ là một chức võ quan đứng hàng thứ tư trong hàng các võ quan, và việc gia phong hàm Thái bảo chỉ là một trong hai hàm Tam thái, đây là một chức vị hư hàm không có quyền lực thực sự. Cho nên Phạm Văn Xảo tuy mang tiếng là hàm cao nhưng thực tế là không có quyền lực. Như vậy đây là gia phong nhưng thực ra là không gia phong
Còn ta, quả nhiên Vua đáp ứng lời tâu xin bằng chức vụ giữ nguyên và tước vị là Quan phục hầu.
Không nằm ngoài dự đoán của ta, một số tướng thân cận của Vua ngay sau đó đã gặp ngài để khiếu nại về việc gia phong vừa qua. Bọn họ thắc mắc về trường hợp của Trần Nguyên Hãn. Ta không rõ sức ép cung đình mạnh như thế nào, tuy nhiên chỉ sau dó một thời gian ngắn, khi công bố biển ngạch cho các tướng, dù Trần Nguyên Hãn chức cao, nhưng tước thấp, được sắp xếp tước Hàm huyện hầu, đứng hàng thứ ba sau Huyện thượng hầu, Á huyện thượng hầu, tức ít nhất phải đứng sau bốn tướng là Lê Vấn, Lê Sát, Lê Văn Xảo và Lê Ngân. Như vậy, Nguyên Hãn tuy là Tả tướng quốc đứng đầu triều nhưng lại thua bốn tướng kia về tước. Không thể so sánh với Quận vương Lê Tư Tề được, tuy Tư Tề là Hữu tướng quốc nhưng vì là hàm Quốc công nên cao hơn hẳn Huyện thượng hầu. Thái bảo Phạm Văn Xảo tức Lê Văn Xảo bất ngờ được mang hàm Huyện thượng hầu, đứng trong hàng thứ nhất, như là một sự an ủi. Còn ta vẫn hàm Hương thượng hầu. Thôi cũng được, Nguyễn Trãi này đâu có dám mong gì hơn.
Sau đó mấy ngày, tại dinh thự của quan Đại tư đồ, ba anh em chúng ta có buổi gặp mặt vừa để chia vui vừa là hàn huyên tâm sự.
Đêm khuya yên tĩnh, khi chỉ còn ba anh em, rượu vào, Trần Nguyên Hãn mới bộc lộ sự ấm ức của mình về việc phong tước hàm vừa qua.
Là anh em nên chúng ta vẫn xưng hô theo kiểu trong nhà khi không có ai.
Phạm Văn Xảo lắc lư dầu.
- Nguyên Hãn đệ, ta thấy dường như đệ đang say chứ chưa tỉnh.
- Say ư? Mấy chén rượu này làm sao mà đệ say được.
Ta nhận thấy Nguyên Hãn vẫn không hiểu ý của huynh Phạm Văn xảo. Ta thở dài đặt tay lên vai Nguyên Hãn.
- Nguyên Hãn, xét ra, huynh thấy việc phong tước vừa qua nhà vua đã quá gia ân cho đệ rồi, đệ còn thắc mắc gì nữa.
- Chức cao nhưng tước hàm thấp, làm vậy khác nào Vua bêu riếu đệ làm trò cười cho thiên hạ.
Ta và Phạm Văn Xảo đều im lặng.
- Còn huynh nữa, lúc nào huynh cũng rụt rè lễ nghĩa. Tại sao huynh không biết đấu tranh cho mình? Ai mà không biết trong cuộc kháng Minh vùa qua, huynh là mưu thần đệ nhất của nhà vua, làm được biết bao nhiêu việc. Thành tích không thể kể hết. Thế mà nay chức giữ nguyên và chỉ mang hàm Quan phục hầu, thật nực cười. Nếu Vua không muốn sử dụng huynh nữa thì cứ nói, gia phong cho huynh như vậy để làm gì?
- Đệ không hiểu ý Vua. Thật ra việc gia phòng chức tước cho ta là do ta xin như vậy chứ không phải là ý của ngài.
- Ta cũng đoán việc này là do ý đệ. - Phạm Văn Xảo gật gù - Ta có nghe, trước đó Vua có triệu đệ vào cung gặp gỡ. Tính đệ thì ta còn lạ gì nữa, nên khi nghe đọc chiếu ta biết ngay việc này là do đệ xin nhà vua.
- Nhưng tại sao huynh lại làm như vậy? - Nguyên Hãn kêu lên.
- Đệ ơi... - Ta chép miệng - Không phải huynh đã từng nói với đệ rằng, công danh hay quyền lực chỉ là thứ phù du mộng ảo, không khéo có ngày nó còn hại chết chính bản thân
Nguyên Hãn lắc đầu:
- Đệ không đồng ý với huynh điều này. Đệ là một võ tướng, cả đời sống trên lưng ngựa, lăn xả vào trận chiến giết giặc. Đệ có công lao thì đương nhiên đệ phải được hưởng. Có vậy thôi.
- Thì ta và đệ khác nhau mà. Tuy nhiên huynh khuyên đệ hãy tỉnh táo lại đi, việc đệ được gia phong vừa qua theo huynh biết không đơn giản. Dường như còn một ẩn ý gì khác mà ta chưa rõ và thú thật là huynh thây sợ. Sợ cho việc gia phong vừa qua của đệ lẫn huynh Phạm Văn Xảo.
- Chuyện gì? - Nguyên Hãn sốt ruột hỏi. Phạm Văn Xảo gật đầu đồng ý với ta và khuôn mặt tối sầm hẳn.
- Nguyễn đệ nói rất đúng, ta đã cảm nhận thấy điều này từ lâu rồi. Ta thú thật là trong lòng hiện nay cảm thấy rất lo lắng. Ta linh cảm chúng ta sắp sửa gặp họa sát thân.
- Thật ư? - Nguyên Hãn nhảy nhổm dậy la to, làm cho ta vội bịt mồm, suỵt khẽ.
- Chúng ta cũng như bộ ba Tiêu Hà, Trương Lương, Hàn Tín của Hán Cao Tổ mà thôi. Hết chim ắt tất nhiên phải bẻ ná, vứt tên, chứ giữ để làm gì? - Phạm Văn Xảo cay đắng nói.
- Đệ không tin. - Nguyên Hãn thiếu điều la to lên -Nhà vua không thể xử sự với chúng ta như vậy được.
- Đệ ngây thơ lắm, huynh khuyên đệ hãy tỉnh táo đi.
Đột ngột ta quay lại nhìn thẳng vào mặt Phạm Văn Xảo, nói khẽ:
- Phạm huynh, huynh là một người tài ba và nhiều cơ trí. Trong cuộc dời này, những chuyện phong ba truân chuyên của đời người huynh đã từng trải qua. Đệ chỉ muốn nói với huynh một điều: Người xưa có nói, sống ngay thẳng thì sẽ được ngay thẳng, sống cong quẹo thì sẽ bị cong quẹo. Khôn ngoan quá đôi lúc cũng bị trả giá.
- Ta hiểu ý dệ muốn nói điều gì. - Phạm Văn Xảo cười nửa miệng - Thế nhưng nếu nước dâng lên thì liệu đệ có chạy tránh hay là ngồi để bị chết chìm?
- Đệ... - Ta ngập ngừng - đệ cũng không biết nữa. Có điều lòng dệ trong sáng và minh bạch.
- Ta bao giờ cũng hiểu đệ, cảm ơn đệ đã cảnh tỉnh ta.
- Hai huynh nói gì mà đệ không hiểu. - Nguyên Hãn sốt ruột kêu lên.
Sau đó là những câu chuyện đời vu vơ và ba chúng ta chia tay nhau lúc gà đã gáy sang canh tư.
Ngồi trên kiệu lắc lư, không hiểu sao đầu óc ta tỉnh hẳn. Quả đúng như huynh Phạm Văn Xảo nói, ta đã linh cảm thấy có những điều gì đó không lành đang đến cho ba anh em chúng ta và lòng ta phập phồng lo sơ. Còn một điều khác mà lúc nãy ta phải ý tứ nói chuyện với huynh Phạm Văn Xảo. Huynh là một người khôn ngoan, đa mưu, túc trí. Huynh ấy nghĩ và làm gì, không ai có thể đoán định được. Trong thành Đông Kinh này, dòng họ Phạm là một nhánh tôn thất lớn bên ngoại của nhà Trần có uy tín và vọng đức lớn lao, được mọi người ngưỡng mộ. Cũng chính vì vậy, khi huynh cùng đoàn quân Lam Sơn về thành, người người nườm nượp đón chào và việc này đã gây nhiều điều tiếng trong các tướng Lam Sơn, ắt chuyện này đã đến tai Vua. Đây chính là điều hết sức bất lho Phạm Văn Xảo và chính vì vậy trong đợt phong chức tước vừa qua, Phạm Văn Xảo được gia phong với những lắt léo kỳ ngộ. Nó báo hiệu điều gì đó như là sấm sét mà trước sau gì cũng đến với huynh ấy. Là một người khôn ngoan, huynh ắt phải suy nghĩ, thế nhưng những người khôn ngoan đôi lúc lại có những cư xử rất vụng về, có thể họ sẽ bị chết vì sự khôn ngoan của chính mình.
Hơn nữa ta không muốn huynh ấy làm điều gì để mang tiếng cho con cháu đời sau, vì vậy ta dã kín đáo khuyên huynh ấy trước.
Phía trước mặt gió bỗng cuộn lên trên mặt đường, mấy tên lính khiêng kiệu vội nhanh bước rảo chân. Trời sắp mưa rồi, những tia chớp lòe sáng báo hiệu cơn mưa sắp đến sẽ rất to.

*

Cuộc sống của dân chúng dần dần đi vào ổn định. Thế nhưng cuộc sống của triều đình lại nổi những đợt sóng ngầm tranh giành quyền lực, giữa các thế lực khác nhau. Điều đó làm cho ta thấy sợ.
Việc đầu tiên làm cho nhà vua rất quan tâm là làm sao có được gia phong của Minh triều. Bởi dù cho nay cả nước Nam đã ở trong tay Vua, nhưng ngài vẫn chỉ ở là ngôi một Động chủ, nên cảm không yên tâm. Vì vậy, nhà vua đã liên tục triệu các quan vào triều để bàn kế sách.
Trước kia nhằm phục vụ cho việc xin phong vương sau này, ta đã hiến kế và được Vua chấp nhận đó là đối xử tốt và hậu dãi với bọn Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ... với hy vọng bọn này khi về nước sẽ nói tốt cho Vua, tạo thuận lợi cho việc xin gia phong sau này. Thế nhưng khi bọn Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ, Phương Chính... kéo quân về nước; nhìn đại quân, Minh Tuyên Tồng thẹn quá hóa giận đã khép tội bọn bại tướng này là "bỏ đất mất quân", kết án tử, tịch thu gia sản, dù chủ trương rút quân trước đó xuất phát từ chính Minh Tuyên Tông. Thực ra dó chỉ là việc làm nhằm giữ thể diện cho đỡ nhục, bởi ít lâu sau Minh triều đã tha hầu hết bọn bại tướng. Chỉ riêng các tướng Thái Phúc, Chu Quảng, Tiết Tụ, Vu Tán... đã đầu hàng quân Lam Sơn trước đó thì bị vua Minh lệnh giết chết. Cho nên, tuy được tha nhưng bọn Vương Thông cũng không còn thanh thế và tiếng nói đối với Minh triều nữa. Cũng vì vậy khi chúng ta cho sứ sang để xin sắc phong, một số đại thần nhà Minh cay cú vì việc thua trận đã ngăn cản quyết liệt đối với vua Minh.
Nhà Minh sai bọn Lễ bộ thị lang Lý Kỳ, Hồng lô tự Từ Vĩnh Đạt sang nước ta, khi gặp nhà vua, bọn chúng cho biết Minh triều không đồng ý với việc xin gia phong của Vua, mà buộc Vua phải tìm cho được con cháu nhà Trần. Ta có nghe nói khi bọn sứ giả về rồi, Vua ngồi một mình, mặt xám lại vì giận dữ. "Tại sao cứ phải là con cháu nhà Trần, mà không phải là nhà Lê? Há chỉ có nhà Trần mới làm được chúa của thiên hạ còn nhà Lê ta không là cái gì ư?" Nhà vua gầm lên, các hoạn quan hầu sợ quá lỉnh sạch, bỏ ngài ngồi lại một mình trong cơn giận.
Nhà vua sau đó đã sai người đến trò chuyện và thăm dò bọn sứ giả nhà Minh. Bọn chúng vẫn cương quyết cho biết Minh triều chỉ đồng ý gia phong cho con cháu nhà Trần mà thôi. Tuy nhiên sau khi lấy lời khéo léo và thêm mấy món quà quý giá, sứ Minh bấy giờ mới chịu tiết lộ. Việc này chẳng qua là do một số đại thần nhà Minh tự ái nên cản trở. Nếu nhà vua minh chứng được rằng nước Nam không còn con cháu tôn thất nhà Trần nữa, đương nhiên vua Minh bấy giờ chẳng còn lý do gì mà không gia phong!
Khi nghe mật báo, nhà vua rất vui, cười ha hả một lúc lâu, sau đó đột nhiên sầm mặt xuống, im lặng.
Khi sứ nhà Minh về nước, nhà vua đã sai các đầu mục Đào Công Soạn, Lê Đức, Phạm Khắc Phục tiễn đưa rất long trọng và tặng nhiều đồ quý giá. Ngoài ra Vua cũng cử những đầu mục này mang chiếu sang nhà Minh cầu phong. Đứng trước bệ rồng Minh triều, sứ Đào Công Soạn đã dõng dạc nói: "Người nước chúng tôi đã tìm khắp nơi, nhưng con cháu họ nhà Trần không thấy còn ai. Bọn thần nghĩ rằng đại đầu mục nước chúng tôi là Lê Lợi, là người khiêm tốn, cung kính, cẩn thận, trung hậu, biết cách trị dân, rất được lòng người, có thể trông coi được đất nước." Vua Minh gật gù không nói gì, nhưng sau đó lại bàn riêng với các đại thần của mình rằng tạm thời chưa vội trả lời sứ thần Đại Việt, mà tiếp tục cho người truy tìm con cháu nhà Trần. Ý của vua Minh rất rõ, nếu tìm dược con cháu tôn thất nhà Trần thì nhân đây sẽ là dịp từ chối gia phong cho vua Đại Việt, để trả thù món nợ thua trận khi xưa. Ngoài ra là có thể mượn tay chính vua Đại Việt tiêu diệt con cháu nhà Trần nếu còn sót lại, Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo ở trong số đó. Ý này, mãi sau này ta mới nghiệm ra và chính nhà vua trước khi chết cũng đã hối hận thừa nhận với ta là có chuyện này.
Việc nhà Minh cương quyết từ chối sắc phong cho Vua và vin vào cớ chỉ thừa nhận con cháu nhà Trần, cuối cùng cũng đã loan đi khắp kinh thành. Tất cả mọi người đột nhiên đều hiểu rằng vì con cháu nhà Trần mà việc phong vua bị cản trở.
Tình hình ngày một xấu đi nghiêm trọng. Chưa kể không rõ từ đâu lại loan ra một tin khác rằng trong cuộc kháng Minh vừa qua Bình Định Đại vương Lê Lợi không lập được công trạng gì, chỉ là bù nhìn. Bước ngoặt đánh vào Nghệ An là công của tướng Nguyễn Chích, việc chiếm không thành Đông Quan và một số thành khác là của mưu thần Nguyễn Trãi. Như vậy, Bình Định Đại vương đâu xứng đáng để làm vua thiên hạ.
Ta chết điếng trong lòng khi nghe tin này.
Sáng hôm đó, Quận vương Lê Tư Tề đến gặp ta thái độ hốt hoảng: "Quan Hành kển, lúc này Hoàng thượng đang rất giận dữ. Tôi ngại quá. Không ai dám gặp mặt, ngày nào tôi cũng nghe ngài quát tháo mọi người trong cung." "Quận vương, có cách nào để làm cho Hoàng thượng nguôi giận được không?" Lê Tư Tề lắc đầu thở đài sườn sượt: "Việc gia phong của Hoàng thượng gặp khó khăn, rồi thêm tin đồn ác ý kia nữa, tôi có cảm giác rằng..." Tư Tề ngập ngừng, ta sốt ruột: "Ông cảm giác gì?" "Hình như đang có một âm mưu nhằm vào ông, quan Hành khiển ạ. Việc loan tin xấu vừa qua chẳng là nhằm kích động Hoàng thượng để người xuống tay với bọn ông." Ta đờ người ra. Quận vương Tư Tề nhìn ta thiết tha. "Ta luôn luôn tin tưởng vào lòng trung thành của ông và các tướng Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn lẫn Nguyễn Chích. Tuy nhiên âm mưu kia ác độc quá, bọn họ lựa đúng lúc Hoàng thượng đang bị việc gia phong làm cho rối trí để tung tin dồn nhằm hại luôn cả ông lẫn tướng Nguyễn Chích." Ta rụng rời khi nghe Tư Tề phân tích, Quận vương Lê Tư Tề ôm đầu: "Dường như âm mưu này còn muốn nhắm cả vào ta nữa, ông hiểu không?" "Sao Quận vương, cả ông nữa ư?" Tư Tề gật đầu, nét mặt căng thẳng: "Bây giờ, quan Hành Khiển, ông hãy đi lo ngay chuyên của bọn ông đi. Còn chuyên của ta, tạm thời bọn chúng chưa đụng vào ngay đâu, ông cứ yên tâm." "Cảm ơn lời cảnh tình của Quận vương." Lê Tư Tề đột nhiên cười méo mó "Không việc gì ông phải cảm ơn ta. Bọn họ biết ta thân với các ông, các ông là người hậu thuẫn cho ta. Nay nếu hạ được các ông, đương nhiên là sẽ hạ được ta. Hiện nay chúng ta đang đi trên một chiếc thuyền, sẽ cùng chìm cả mà thôi."
Ngay sau đó ta hớt hải lên kiệu tìm đến nhà Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Nghe ta đến, Nguyên Hãn vội vã ra đón tận cửa, nét mặt Hãn cũng thật căng thẳng.
Trần Nguyên Hãn cẩn thận xua hết bọn lính hầu đi và thậm chí còn ra ngoài nghe ngóng kỹ lưỡng, khi biết chắc không có ai, chúng ta mới dám thì thầm nói chuyện. Mới nói được mấy câu thì vừa đúng Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo tìm đến. Khỏi cần chào hỏi, tự chúng ta biết là chuyện gì cần nói rồi.
- Chuyện gia phong của Hoàng thượng chúng ta ngày càng phức tạp. - Trần Nguyên Hãn thở dài - Theo sứ thần báo về, Minh triều cương quyết từ chối. Chúng cho biết chỉ đồng ý gia phong nếu nhà vua chứng minh được rằng tại nước Nam thật sự không còn con cháu tôn thất nhà Trần.
- Phạm huynh có nghe những tin đồn trong kinh thành vừa rồi chứ?
- Ta có nghe. - Phạm Văn Xảo thở phào - Nó đáng sợ quá, và hình như Hoàng thượng rất giận dữ về chuyện này.
Ta kéo hai người lại gần và thì thào kể lại cho họ câu chuyện với Quận vương Lê Tư Tề. Nghe xong cả ba chúng ta im lặng mất mấy khắc, chưa biết phải nói gì với nhau. Trần Nguyên Hãn cay đắng:
- Dường như bây giờ chính đệ là cái gai to nhất trong mắt nhà vua.
Ta và Phạm Văn Xảo không hẹn mà cùng gật đầu.
- Chuyện này đâu phải lỗi của đệ - Nguyên Hãn xoè tay ra - Dòng họ Trần chúng ta đã đem hết con cháu theo phò nhà Lê, hy sinh không kể hết. Nay việc vua Lê lên ngôi là hợp ý trời và lòng người, họ Trần chúng ta cũng đồng thuận. Việc gia phong gặp khó khăn là do Minh triều ác ý chứ họ Trần chúng ta đâu có lỗi gì.
- Đệ ơi, há đệ không biết chuyện Việt Vương Câu Tiễn hay sao. - Phạm Văn Xảo hỏi. Nguyên Hãn giật mình.
- Chẳng lẽ đệ phải chết thì bọn họ mới hài lòng ư?
- Không cần phải làm vậy, Nguyên Hãn. - ta nói chầm chậm - Trên đường đi đến đây huynh đã nghĩ kỹ rồi. Lúc này không còn là lúc để luận chuyện công lao tưởng thưởng nữa mà là chuyện sống còn của đệ và gia đình. Tuy ba anh em chúng ta ngồi đây đều là con cháu nhà Trần cả, nhưng đệ thuộc nhánh chính thất, gần nhất của nhà Trần. Hai huynh chỉ là thuộc về ngoại thích. Cho nên nếu nhắm đến tôn thất nhà Trần đương nhiên bọn họ phải nghĩ đến đệ đầu tiên. Vì vậy... - Ta ngập ngừng nhìn Nguyên Hãn một lát rồi đành phải nói rõ sự thật đau lòng - Huynh nghĩ có lẽ... có lẽ đệ nên xin nghỉ hưu đi. Lúc này sự vắng mặt của đệ tại triều đình sẽ dễ dàng hơn cho nhà vua.
- Đệ đã nghĩ đến chuyên ấy rồi. - Đệ Nguyên Hãn ứa nước mắt - Tại các buổi thiết triều gần đây, nhìn thái độ lạnh nhat của Hoàng thượng cũng như sự xa lánh của các quan là đệ đã hiểu chuyện gì. Nhưng đệ nói thật, lúc nàv nếu đệ có dâng biểu từ quan chưa chắc gì nhà vua đã đồng ý. Bởi biết đâu bọn họ chẳng cần đệ làm con tin, để cần thiết còn đưa trưng ra với Minh triều.
Thật não lòng. Ta và Phạm Văn Xảo cũng rơi nước mắt không giấu diếm. Tự nhiên bọn ta đều cảm thấy thương cho chính bản thân mình.
- Ta cũng nghĩ vậy. - Phạm Văn Xảo gật đầu - Thú thật ta rất lo cho Nguyên Hãn, rõ ràng chưa chắc bọn họ chịu cho đệ ấy từ quan dễ dàng đâu.
- Đệ cứ viết biểu đi, chuyện xin với Hoàng thượng hãy để huynh lo.
- Huynh...? - Cả Trần Nguyên Hãn lẫn Phạm Văn xảo nhìn ta ngạc nhiên. Ta gật đầu, cười buồn.
- Huynh biết rằng giờ đây mình không còn được nhà vua tin cậy, trọng dụng như xưa nữa. Tuy nhiên huynh cũng tin rằng ngài là người ết suy nghĩ và có trái tim. Cho nên huynh tin rằng nhất định Hoàng thượng còn lưu lại một chút tình cảm nào đó với huynh. Huynh đã đưa đệ đến với ngài thì nay huynh phải có trách nhiệm xin cho đệ ra đi chứ.
Trần Nguyên Hãn nắm ta tay nghẹn ngào.
- Như vậy khó xử cho huynh quá.
- Ta biết, nhưng đê đừng lo. Huynh và Hoàng thượng có những mối quan hệ ân tình riêng và huynh hy vọng sẽ xin ngài cho đệ được nghỉ.
- Thế còn Phạm huynh?
Nghe Nguyên Hãn hỏi, Phạm Văn Xảo cười lạ lùng.
- Đệ cứ lo cho đệ đi. Ta đương nhiên sẽ có ứng phó riêng cho bản thân mình.
Nụ cười của Phạm huynh làm ta lo ngại, lúc đó ta tính hỏi huynh ấy sẽ lo như thế nào, nhưng vì trong đầu đang quá rối bời chuyện của Nguyên Hãn nên không để ý. Đây là một niềm ân hận của ta sau này, vì lúc đó đã không hỏi rõ Phạm huynh. Biết đâu chúng ta chẳng tìm được lối ra, không để cho huynh ấy nghĩ quẩn đến nỗi phải trả giá bằng mạng sống.
Ba lần ta xin được vào chầu gặp riêng nhà vua nhưng đều được thái giám cho biết ngài không khỏe nên ta không thể tiếp kiến. Ta đành kiên nhẫn chờ đợi, trong lúc này Quận vương Lê Tư Tề đang là Hữu tướng quốc tạm thay mặt Vua điều khiển triều chính. Sau mỗi lần vào triều, Tư Tề đều gặp riêng và cho ta biết thêm tình hình. Vì những tình cảm riêng, Tư Tề cũng rất sốt ruột về. Bản biểu xin từ quan nghỉ hưu của Đại tư đồ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn đã chuyển đến tay nhà vua rồi, tuy nhiên ngài vẫn chưa trả
Hôm đó, sau buổi thiết triều như thường lệ, chờ các quan phẩm trật lớn đi ra trước, ta lầm lũi đứng dậy đi về thì đột nhiên nghe tiếng Thái giám hô lanh lảnh: "Quan Hành khiển, Hoàng thượng có triệu kiến." Trước ánh mắt ngạc nhiên của mọi người, ta theo Thái giám vào bên trong. Xuyên qua Ngự viên, chúng ta đến Tử cấm thành.
Trong phòng riêng, nhà vua đang ngồi đọc tấu biểu một mình.
- Thần kính chúc Bệ hạ vạn tuế, vạn tuế.
- Bình thân. Quan Hành khiển, trẫm nghe nói mấy ngày nay khanh xin được gặp trẫm. Khanh muốn tâu xin việc gì?
Nhà vua hỏi thẳng không khách khí, ta thoáng phân vân có nên đề cập ngay đến chuyện của Trần Nguyên Hãn hay không. Tuy nhiên, nhà vua là một người thông minh, ta thầm hiểu rằng ngài cũng thừa biết việc ta xin gặp ngài vì chuyện gì. Do vậy ta quyết định nói thẳng, không cần quanh co nữa.
- Thưa Bệ hạ, thần có người em họ...
- Thôi khanh đừng nói dài dòng nữa. - Nhà vua cắt ngang - Có phải khanh muốn nói chuyện về việc Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn xin nghỉ hưu?
- Dạ thưa vâng.
- Hừ... - Nhà vua nhăn mặt - Tại sao lại xin nghỉ hưu đúng vào lúc này? Trần Nguyên Hãn mới nhậm chức Tả tướng quốc chưa được bao lâu, công việc đất nước còn rất bề bộn. Nay đột nhiên xin nghỉ hưu là ý gì? Làm như vậy không phải là cố ý phụ lòng tốt của trẫm hay sao?
- Thưa Bệ hạ, theo thĩ, quả thật quan Đại tư đồ làm vậy là phụ lòng tốt của Bệ ha. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, Đại tư đồ nghỉ hưu là biện pháp tốt nhất.
Nhà vua nhìn ta chằm chặp, không nói gì.
- Quan Đại tư đồ tuổi cũng đã lớn, thần nghe nói dạo này sức khỏe kém. - Ta loanh quanh nại lý do cho Nguyên Hãn, ta không muốn nói thẳng vào sự thật bởi thấy trong lòng quá chua chát - Ngoài ra hình như chuyện gia đình của quan Đại tư đồ cũng không yên ổn lắm.
Nhà vua đột nhiên bật cười trước thái độ lúng túng và vẻ mặt ngượng nghịu của ta.
- Nguyễn khanh, khanh có biết rằng khanh là người nói dối dở nhất không?
- Dạ thưa thần...
- Thôi trẫm với khanh vốn hiểu nhau nhiều, khanh đừng loanh quanh nữa. Trẫm thừa nhận với khanh là việc xin phong vương của trẫm vừa qua có gặp khó khăn bởi Minh triều đang đòi làm rõ việc con cháu nhà Trần có còn sống sót hay không, đặc biệt những người thuộc dòng tôn thất. Bọn họ cũng thừa biết trong tôn thất nhà Trần, nhánh lớn nhất vẫn còn, đó là Trần Nguyễn Hãn, việc họ nêu ra chẳng qua cố ý làm khó dễ cho trẫm. - Nhà vua rời chỗ ngồi đứng dậy đi lại tư lự - Thú thật hiện nay trẫm rất lúng túng, không lẽ vì chuyện này mà bỏ Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn thì còn gì nghĩa vua tôi. Huống hồ Đại tư đồ là một tướng tài và rất trung thành với trẫm. Thế nhưng cũng không thể kéo dài tình trạng lửng lơ như thế này mãi được. Bởi chúng ta phải hiểu rằng, chúng ta dù cho đã đánh thắng nhà Minh, nhưng vẫn cần phải lập cho được bang giao bình thường với họ. Đây là nước lớn và họ vẫn luôn luôn là cái họa cho chúng ta sau này nếu không khéo léo trong quan hệ. Khanh cứ thử nhìn lại tất cả các đời vua trước mà xem, bất kể tr đại nào dù cho có chiến thắng phương Bắc oanh liệt đến đâu nhưng sau đó đều phải nhún nhường xin triều cống và xin gia phong. Đấy là một sự thật của lịch sử mà chúng ta không thể phủ nhận, có thể nhục một chút, nhưng đành phải nhịn nhục vì muôn dân, vì sự yên bình của đất nước. Và ngay hôm nay trẫm cũng đang ở cái thế đó. Tại sao trẫm lại nói chuyện này cho khanh nghe? - Vua nhìn ta - Nhiều người nghĩ đất nước vừa mới giải phóng, biết bao việc phải làm, thế nhưng vua chỉ mải lo xin gia phong cho mình. Không phải vậy, khanh hãy hiểu tấm lòng trẫm, việc gia phong là một dấu hiệu bảo đảm sự ổn định lâu dài cho đất nước, vì vậy buộc trẫm phải lo lắng.
- Thần hiểu ý Bệ hạ, tấm lòng thương dân của Bệ hạ lớn lao như bể cả, chỉ có chúng thần ngu muội không hiểu mà thôi.
- Khanh đứng lên, ngồi đi. Cũng đã lâu trẫm không gặp khanh, cứ ngồi nói chuyện cho thoải mái.
- Cảm ơn Bệ hạ.
- Trẫm đã nhận biểu xin nghỉ hưu của quan Đại tư đồ rồi. Tuy nhiên trẫm vẫn lưỡng lự chưa phê vì cảm thây bất nhẫn trong lòng. Dòng họ Trần của Đại tư đồ mấy trăm con người theo trẫm trong cuộc kháng Minh vừa qua, chết rất nhiều, gian khổ không kể hết. Nay trẫm đột nhiên hạ chiếu cho Đại tư dồ nghỉ hưu, chẳng khác nào phủ nhận công lao của họ, thật là không nên.
- Thưa Bệ hạ, về việc này thần sẽ có trách nhiệm giải thích cho quan Đại tư đồ hiểu. Tuy nhiên lúc này quan Đại tư đồ xin nghỉ hưu là hợp lý nhất, bởi không còn quan Đại tư đồ nữa, thần nghĩ chắc rằng Minh triều không còn lý do gì mà gây khó khăn trong việc xin gia phong của Bệ hạ.
- Trẫm cũng nghĩ vậy. - Vua gật gù - Tuy nhiên bọn nhà Minh vốn rất xảo quyệt, chưa chắc gì chúng đã chịu ngay mà còn kiếm cớ khác để làm khó dễ chúng ta. Còn chuyện Đại tư đồ... Hừ... - Đột nhiên nhà vua giận dữ - Đại tư đồ là một kẻ ngu xuẩn, ai cho phép hắn dám làm thầy tướng số để xem tướng cho trẫm mà nói rằng "Vua có tướng y như Việt Vương, không thể cùng hưởng sung sướng"?
- Bệ hạ... - Ta hốt hoảng quỳ - Thưa Bệ hạ, chắc là trong lúc lỡ lời nên quan Đại tư đồ mới thốt lên như vậy, chứ thần nghĩ quan Đại tư đồ nào dám nghĩ sai về Bệ hạ.
- Tính thô tháo của Trần Nguyên Hãn ta còn lạ gì nữa. - Nhà vua cười khan - Trẫm làm vua một nước, anh hùng trong tay có hàng trăm người, xá chi để mà chấp với một Trần Nguyên Hãn. Tuy nhiên hắn phải nhớ, dù gì nay hắn cũng đang là Tả tướng quốc, mang hàm quan nhất phẩm đứng đầu triều mà thốt lên như vậy chẳng khác nào thóa mạ trẫm, có ý làm phản.
Binh... binh... binh... Ta toát mồ hôi hột nghẹn ngào.
- Thưa Bệ hạ, Nguyên Hãn là em họ của thần, do thần tiến cử với Bệ hạ, nếu Bệ hạ có trách phạt thì thần đây xin nhận lãnh thay cho Nguyên Hãn.
- Không việc gì mà khanh phải hốt hoảng lên như vậy, trẫm chỉ nói cho khanh biết mà thôi. Trẫm không vì chuyện này mà trách phạt Đại tư đồ đâu, khanh hãy yên tâm.
- Thần... tạ ơn Bệ hạ.
- Hừ... ngày mai Tư Tề sẽ thay trẫm loan báo cho các quan biết việc Đại tư đồ xin nghỉ hưu và trẫm đã chuẩn y.
- Thần xin tạ ơn Bệ ha. align="justify">- Trần Nguyên Hãn là em của khanh, chắc khanh hiểu hắn nhất. Trẫm nghĩ rằng có thể Nguyên Hãn sẽ còn hậm hực và làm nhiều điều không hay. Khanh hãy khuyên nhủ hắn và nói cho hắn hiểu lòng trẫm. Một mai này mọi chuyện xong xuôi trẫm hy vọng rằng sẽ còn tiếp tục được sử dụng Nguyên Hãn. Đây là một tướng tài, bỏ đi trẫm tiếc lắm, khanh có hiểu không?
- Dạ thần hiểu. Tạ ơn Bệ hạ đã rộng lòng cho Trần Nguyên Hãn.
Nhà vua đứng dậy vịn cửa sổ, thoáng cau mày, nhìn xa xăm hỏi ta:
- Dạo này chắc khanh cũng có nghe những tin đồn trong kinh thành?
- Thưa có và thần nghĩ Bệ hạ thừa sáng suốt để nhận ra ẩn ý của những tin đồn đại này.
- Đúng vậy. - Nhà vua gật đầu và cười gằn - Khanh thấy không, trẫm đã từng nói với khanh rồi, công việc thời bình của một đất nước không hề đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ đâu. Thôi khanh hãy về đi.
Ta đứng dậy vừa dợm chân bước thì đột nhiên nghe nhà vua gọi giật giọng.
- Nguyễn khanh... - Vua ngẫm nghĩ, nói - Trong thời gian này có lẽ khanh hãy tạm về Côn Sơn nghỉ một thời gian đi.
- Dạ thưa...
- Hiện nay tình hình ở kinh thành và trong triều khá phức tạp. Lúc này trẫm vẫn còn đang làm chủ được tình hình, tuy nhiên một số thế lực đang muốn nhắm vào khanh lẫn một số tướng trung thành với trẫm. Do vậy, trong thời gian này tốt nhất là khanh tạm lánh điọi chuyện để đây cho trẫm lo, khi nào trẫm cho gọi thì hãy quay về.
- Bệ hạ...
- Thôi đừng nói gì nữa - Nhà vua có vẻ mệt nhọc và khoát tay - Khanh hãy đi đi.
Ta đứng dậy đi thụt lùi ra cửa. Đến cửa, đột nhiên không hiểu trong lòng ta lại dấy lên những cảm giác bất yên và bất ngờ ta lại quỳ sụp xuống ở ngưỡng cửa. Nhà vua nhìn thấy, ngạc nhiên.
- Quan Hành khiển, khanh còn xin gì nữa.
- Thưa Bệ hạ, thần không hề xin gì cho mình. Thần nhớ lúc kháng Minh thắng lợi, có lần Bệ hạ đã từng nói sẵn sàng ban cho thần bất kỳ điều gì nếu như thần xin. Thần đã từ chối, nay thần muốn xin lại đặc ân xưa.
Có vẻ bị bất ngờ, Vua nhìn ta chăm chú một lúc lâu và rồi gật đầu.
- Được, nếu quả trẫm đã từng nói vậy thì nay khanh xin di.
- Với riêng thần thì sao cũng được. Tuy nhiên thần chỉ xin Bệ hạ hãy tha thứ tất cả lỗi lầm cho Trần Nguyên Hãn nếu có. Xin cho Nguyên Hãn được sống.
- Khanh... - Nhà vua đứng phắt dậy, khuôn mặt bỗng đỏ ửng rồi chợt trắng nhợt giận dữ. Hai tay ngài siết chặt vào thành ghế run lên bần bật và rồi thốt nhiên ngài quát to - Nguyễn khanh, khanh hay lắm, hay lắm... hà... hà... - Nhà vua ôm ngực ho lục khục. Ta nhìn ngài thấy lo lắng
- Thôi khanh hãy về đi, về đi. Đừng nói gì nữa, về đi.
Ta không dám nói gì nữa và lặng lẽ ra về, hiểu rằng ngài đã không hứa gì với ta.
Một dám lá thu vàng rơi lả tả trước mặt ta, bầu trời bỗng u ám lạ thường. Ta ứa nước mắt, một linh cảm không lành vây kín tâm hồn. Ôi, thân xác ta sá gì nữa nhưng còn hiền đệ Nguyên Hãn của ta thì sao? Bỗng dưng ta muốn kêu thật to nhưng tiếng nấc nghẹn trong lồng ngực.