CHƯƠNG 18

    
âng di mệnh của Thái tổ, ta ở lại Đông Kinh để tiếp tục phục vụ cho vua mới. Đó là Thái tử Lê Nguyên Long, tức vua Lê Thái Tông. Thời gian sau đó ta được giao phụ trách việc biên soạn sử sách, lễ nghi... Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, niềm hăm hở trong lòng ta nhanh chóng nguội lạnh. Vua thì còn nhỏ, quá ham chơi, và làm nhiều việc để cho các quan bấtình. Thiếu bảo Hữu Bật vào giảng sách cho vua cùng với con em của các đại thần khác, vua trẻ đã bỏ đi không thèm nghe. Cưỡi voi rong chơi, cầm cung bắn thị vệ. Thậm chí khi hai người mẹ nuôi, thiếp của Thái Tổ là Thần phi và Huệ phi thấy vậy, thân chinh đến tận nơi để bảo ban, vua sai người đóng cửa không cho vào. Vua sẵn sàng chửi bới bảo mẫu, người hầu khi phật ý... Khi các ngôn quan Phạm Thiên Tước, Lương Thiên Phúc, Nguyên Chiêu Phú dâng biểu khuyên can vua thì bị vua sai Học sĩ Lê Cảnh Xước và Hoạn quan Đinh Hối đến đe dọa đòi xử phạt. May sao các đại thần hết sức can ngăn nên cuối cùng vua mới bỏ qua.
Trách làm sao được, vua chỉ mới 11 tuổi mà đã phải lên ngôi để gánh vác trọng trách quốc gia nặng nề. Có trách chăng là những kẻ đang là quan Phụ chính được Thái Tổ giao nhiệm vụ bảo ban cho vua kìa.
Mọi quyền bính trong triều dều nằm trong tay của hai quan phụ chính lúc đó là Lê Sát và Phạm Vấn. Với Đô đốc Phạm Vấn ông ta đã rất cố gắng trong việc làm tròn trách nhiệm phụ chính của mình và ta rất tin tưởng. Chỉ tiếc sau đó một thời gian ngắn, ông bị bạo bệnh và qua dời, lúc này chỉ còn một mình Đại tư đồ Lê Sát làm phụ chính. Vào năm 1434 thì Lê Sát dược gia phong làm Tể tướng. Vừa là Tể Tướng đương triều và lại là cha vợ của vua cho nên có thể nói quyền lực dưới một người, trên vạn người. Ông đã làm nhiều điều bạo ngược và ngang tàng, làm những điều mà đến nỗi ta phải tiên đoán:
Kẻ gian thần tặc tử, tội không thể dung thứ
Rút cuộc cũng phải sa vào lưới pháp luật.
Đấy chính là Tể tướng Lê Sát.
Nếu tính từ khi khai mở triều Lê thì Lê Sát là một trong những khai quốc công thần có nhiều công lao nhất. Tự bản thân ta nếu có so sánh cũng thây công lao của mình không thể bằng ông ta được. Là một võ tướng có võ nghệ cao cường, theo phò vua Lê Thái Tổ từ những ngày đầu nghĩa quân Lam Sơn còn trong trứng nước, lập được nhiều chiến công, cho nên Lê Sát rất được vua Lê Thái Tổ tin cậy và trọng dụng. Hầu như tất cả những sự kiện trọng đại trong cuộc kháng Minh vừa qua đều có sự tham dự của Lê Sát. Ta thấy ông ta rất xứng đáng được ở ngôi vị Tể tướng sau này.
Là một tướng có tài đánh giặc, nhưng trong thời bình ông ta đã bộc lộ rõ bản chất của lĩnh là một con người có định kiến hẹp hòi, và rất tàn bạo. Tính thẳng thắn, nhưng sự thẳng thắn ấy lại chính là sự thô lỗ không thể chấp nhận được. Và sau này ta mới nhận thấy dưới vẻ thô lỗ ây là sự thâm hiểm đầy mưu mô tính toán, nó được che đậy khéo léo dưới sự ngay thẳng, trung thành. Khi có quyền lực ở trong tay, ông ta nhanh chóng sử dụng nó để phục vụ những mưu dồ cá nhân của nùnh. Ai chống đối, ông ta lập tức giết ngay không tiếc tay và không kiêng nể bất kỳ ai cả. Mọi việc làm của ông ta đều được khéo léo lồng dưới danh nghĩa là ý của vua nhưng thực ra là của ý ông ta. Vua còn nhỏ và lại là con rể, bản thân là Tể tướng kiêm Phụ chính cho nên đôi lúc dường như Lê Sát đã tưởng như mình là "vua", nên tự hành xử việc triều chính theo ý mình và không coi ai ra gì. Chính vì thế mà ông ta đã làm cho người ta sợ hơn là nể phục, và đây chính là cái họa sát thân về sau này của Lê Sát. Ta thực sự tiếc cho Lê Sát.
"Bầy tôi ngày nay thờ vua, thường khoe: Ta đã vì vua mà mở mang bờ cõi, làm giàu kho lẫm của triều đình. Như vậy xứng đáng là lương thần. Đó là quan niệm thời nay, theo đạo xưa truyền lại, những hạng bầy tôi ấy chỉ là một lũ giặc của dân." Thầy Mạnh ôi, lời thầy dạy mới chí lý làm sao.
Trong thời gian làm Tể tướng, Lê Sát đã làm một số việc đáng coi là kinh thiên động địa.
Việc đầu tiên Lê Sát bảo vệ vua nhưng là cho quyền lực của mình. Lê Thái Tông Hoàng đế bất ngờ có chiếu giáng chức, đuổi người anh ruột của mình là Quận vương Lê Tư Tề về làm thường dân. Việc làm này mọi người xôn xao, kinh hãi và bi phẫn.
Quận vương Lê Tư Tề vốn là con trai trưởng của Thái Tổ, có mặt trong núi rừng Lam Sơn từ những ngày đầu khởi nghĩa và đóng góp rất nhiều công lao. Đáng lẽ ngai vàng vua nước Nam này chỉ có Lê Tư Tề là người xứng đáng thừa hưởng, rất tiếc vào cuối đời Thái Tổ vì bệnh tật, không sáng suốt đã nghe lời dèm pha của gian thần mà lấy ngai vàng trao cho Thái tử Nguyên Long. Lê Tư Tề lui về làm Quận vương trở lại, thế nhưng thanh danh của ông vẫn rất lớn và vẫn được các quan trong triều kính trọng. Họ tiếp tục lui tới nhà Quận vương, nhất là khi vua còn nhỏ, quyền hành tập trung trong tay Quan Phụ chính. Có điều gì bất mãn, bọn họ đều tìm đến Quận vương để trút nỗi hận, than thở. Nhận thấy thanh thế
của Quận vương quá lớn và cũng hiểu rằng Quận vương không ưa gì mình, lấy cớ Quân vương có thể đe dọa ngai vàng, quan Phụ chính đã bí mật tâu với vua chuyên này, lời tâu được thêm mắm muối. Kết quả, nhà vua đã xuống chiếu đuổi Quận vương Tư Tề mình về làm dân, mặc cho bá quan ngơ ngác chẳng hiểu tại sao.
Và thảm thương hơn, khi Lê Tư Tề đã trở thành dân thường rồi, việc ông ta còn lưu lại kinh thành vẫn là mối nghi ngại cho ai đó. Đã có những lời đe dọa xa xôi. Lo sợ cho tính mạng của mình và vợ con, ông đành phải dẫn vợ con bỏ trốn đi thật xa.
Quan Tư khấu Lưu Nhân Chú có thế gia lớn, 3 đời làm quan ở Thái Nguyên, đã từng được nhà Trần phong tước hầu. Khi khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra, ông đã cùng cha là Lưu Trung hăng hái tham gia khởi nghĩa. Ông cũng là một trong 19 người tham gia Hội thề Lũng Nhai. Trong cuộc kháng Minh ông lập được nhiều công lao và rất được Thái Tổ tin cậy. Trong đợt vây đánh thành Đông Quan, khi cần trao đổi con t Thái Tổ từng nói "Nhân Chú là con ta", và sau đó chấp thuận cho Lê Tư Tề và Nhân Chú vào thành Đông Quan để làm con tin. Có thể nói, Lê Thái Tổ thương yêu Lưu Nhân Chú như con trai của mình. Và có lẽ cũng chính điều này đã làm cho Lê Sát nảy sinh ghen tỵ và nuôi lòng ghen đó để chờ dịp trả thù. Sau thắng lợi, năm 1428, Lưu Nhân Chú được phong làm Suy trung Tán trị, Hiệp mưu Dương vũ Công thần, Nhập nội Kiểm hiệu, Bình chương Quan quốc trọng sự. Trong 92 công thần, ông được xếp hàng thứ năm và năm 1431, Lê Thái Tổ tiếp tục gia phong cho ông làm Nhập nội Tư khấu. Là một con người đàng hoàng, sống nhân hòa, Lưu Nhân Chú đâu có ngờ Lê Sát luôn dõi theo ông bằng cặp mắt hằn học, thù ghét.
Khi vua Lê Thái Tổ vừa qua đời, Đại tư đồ Lê Sát được giao làm quan Phụ chính, việc đầu tiên của Lê Sát là diệt trừ Lưu Nhân Chú. Dù cho trong đời làm quan của mình, Nhân Chú chưa làm điều gì mất lòng đến Lê Sát. Quan Phụ chính Lê Sát cho người mời quan Nhập nội Tư khấu đến tư dinh của mình nói là để bàn việc nước. Tin thật, Lưu Nhân Chú đến nơi. Cuộc trò chuyện vui vẻ và rất tình nghĩa. Lưu Nhân Chú đâu ngờ trong bình rượu mà Lê Sát đem ra đãi mình có bỏ thuốc độc. Khi về đến nhà, thuốc ngấm, Lưu Nhân Chú lăn lộn một lát rồi chết. Hôm sau khi thiết triều, quan Phụ chính thản nhiên thông báo cho các đại thần biết về cái chết của Lưu Nhân Chú và công nhiên cho biết rằng là mình cố tình làm vậy. Ông ta giải thích vì có tin là Lưu Nhân Chú cậy thế được Tiên đế yêu mến, nay Tiên đế qua đời mà không cho làm Phụ chính, nên sinh lòng ấm ức muốn làm phản, cho nên Lê Sát quyết đinh phải diệt trừ trước.
Vua trẻ, còn nhỏ, đang ngồi trên ngai vàng ăn bánh, dâu có biết gì. Nghe quan Phụ chính nói thì toét miệng cười, gật đầu. Các quan quỳ bên dưới đều nhìn nhau nháo nhác, ghê sợ và thương cảm cho Nhập nội Tư khấu Lưu Nhân Chú.
Sau đó Lê Sát còn tỏ ý muốn giết luôn em của Tư khấu Lưu Nhân Chú là Lưu Khắc Phục, may sao các quan liều chết đứng ra xin. Lê Sát thấy vậy đành phải thôi, nhưng vẫn giáng chức Hành khiển Nam đạo xuống thành Phán thủ Lý chính.
Sau sự kiện này, Lê Sát chẳng còn coi ai ra gì nữa và đến năm 1434 sau khi được gia phong làm Tể tướng thì Lè Sát nghiễm nhiên coi mình như một vị: "vua" không ngai. Ông ta sẵn sàng giết người này, giáng chức người kia, bênh người nọ... và không cần ý của các quan lẫn luật pháp là gì hết.
Một điều cũng cần phải nói rằng là Tể tướng Lê Sát rất ghét ta. Cũng như Nhập nội Tư khấu Lưu Nhân Chú, ta chưa làm gì và cũng chưa bao giờ va chạm đến Lê Sát. Nhưng ông ta đố kỵ với ta cũng chỉ vì lòng ghen ghét mà thôi. Bởi ông ta thấy ta được vua Lê Thái Tổ mến yêu, tin cậy, cho nên lấy đó làm cay cú. Sau này ta mới hiểu, ngay từ trong cuộc kháng Minh, Lê Sát đã nhiều lần tỏ rõ sự hằn học, đố kỵ với ta. Không những riêng bản thân ta mà với tất cả những anh em của ta là Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn. Hiểu được nhược của vua Lê Thái Tổ luôn lo lắng gìn giữ ngai vàng và quyền lực của mình, Lê Sát
lợi dụng sự gần gũi thân cận để luôn luôn gieo vào đầu Thái Tổ những ý nghĩ nghi ngờ, nghi kỵ các công thần. Như phao tin công lao đánh thành Đông Quan là của ta, tiến công vào Nghệ An là của Nguyễn Chích, hay việc chừng nào còn tôn thất nhà Trần thì vua Lê không thể xin Minh triều phong vương được... danh tiếng ở kinh kỳ của Phạm Văn Xảo rất lớn... Đó là những kế ly gián cực kỳ thâm độc. Ông ta đã buộc Thái Tổ phải suy nghĩ. Sau khi đánh bạt ta về Côn Sơn, buộc Trần Nguyên Hãn phải từ quan, biết vua vẫn còn mến yêu anh em chúng ta, Lê Sát đã cho môn khách của mình là bọn Trình Hoàng Bá, Nguyễn Tông Chí... dâng biểu lên Vua tố cáo việc Trần Nguyên Hãn đang cho xây phủ đệ thật lớn ở Sơn Tây, chiêu mộ binh mã để làm phản, buộc Vua phải giết Trần Nguyên Hãn. Phao tin là Phạm Văn Xảo có liên quan đến phản loạn Đèo Cát Hãn, dẫn đến việc Vua bức tử Phạm Văn Xảo. Làm cho Vua nghi ngờ tướng Nguyễn Chích để rồi nhà vua cách chức, đuổi Nguyễn Chích về làm dân thường. Thông qua môn khách của mình, có lần Lê Sát đã muốn giết chết hoặc giáng cho ta về làm dân. Nhưng may mắn thay ta vẫn được Vua thương yêu nên mới thoát nạn và điều này càng chỉ làm cho Lê Sát thêm cay cú. về cuối đời, lợi dụng Vua bệnh tật, Lê Sát cùng một số đại thần vây cánh suốt ngày đêm chầu chực tố cáo với Vua về việc Quốc vương Tư Tề tính tình ngông cuồng, tự đại... Cũng như nhắc Vua nhớ đến lời hứa năm xưa của mình với bà phi Ngọc Trần. Cuối cùng bọn chúng đã thành công trong việc vận động Vua giáng Quốc vương Tư Tề xuống thành Quận vương và đưa Lê Nguyên Long lên ngôi khi mới 11 tuổi. Lê Sát đã nhanh chóng gả con gái của mình cho vua Lê Thái Tông.
Khi ở ngôi vị Tể tướng, Lê Sát thông qua vua không giao cho ta một công việc gì cụ thể, thực quyền. Không những vậy ông ta còn liên tục kiếm cớ để làm khó dễ ta. Ví dụ như việc giao cho ta cùng hoạn quan Lương Đăng viết lễ nhạc cho triều đình. Là một tên hoạn quan ngu dốt chuyên núp sau rèm để tấu việc. Khi còn sống, sau một thời gian sử dụng, Thái Tổ nhận rõ con người thật của tên hoạn quan nên không dùng nữa. Đáng tiếc khi Thái Tổ vừa qua đời, nhờ tài luồn cúi, khéo nịnh nọt và được Lê Sát nói vào cho nên vua Thái Tông lại nhận trở về cho làm nội quan. Lễ nhạc triều đình mà lại giao cho một hoạn quan như vậy cùng làm với ta, vua Thái Tông đã làm một việc quỷ thần phải kinh ngạc. Dốt nát, chỉ tài ăn nói, Lương Đăng không hề có một chút hiểu biết gì về nhạc cho nên hắn chỉ phá hơn là hợp tác với ta trong việc làm.
Lễ nhạc không đơn giản là câu nói đầu miệng lưỡi. Nên nhớ đạo trời nằm ở tiết tấu trật tự được gọi là lễ, đạo người nằm ở tiết tấu âm thanh mà gọi là nhạc. Làm lễ nhạc, tất con người phải tỏ rõ lòng nhân. Đâu có thể lấy tiếng ngọc quý hay tiếng chuông reo, trống dậy để gọi là nhạc. Xây dựng lễ nhạc phải trên nền tảng của đức nhân. Kẻ bất nhân làm sao làm nổi lễ nhạc? Đấy chỉ là hư văn, dâm thanh. Đức Thánh Khổng đã dạy "Lễ vân lễ vân, ngọc bạch vân hồ tai, nhạc vân nhạc vân chung cổ hồ tai...!
Ta đành cay đắng tâu với vua: "Kể ra trong thời loạn trọng võ, trong thời bình trọng văn. Nay quả đúng là phải chế ra các loại lễ nhạc. Nhưng nhạc phải có gốc mới đứng, phải có văn hóa mới hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc... Xin Bệ hạ thương yêu và nuôi nấng muôn dân, khiến cho mọi xóm thôn không còn tiếng oán hờn buồn khổ, như thế mới giữ được gốc của nhạc." Ta xin từ làm công việc ấy. Sau đó việc chế lễ nhạc vẫn tiếp tục được giao cho Lương Đăng với sự ủng hộ của Tể tướng Lê Sát, người vốn không biết một chữ Đinh, nên cuối cùng chẳng đi đến đâu. Ngoài ra Nội quan Lương Đăng còn bày trò ra quy chế mũ áo cho các quan. Thật đáng xấu hổ khi gã hoạn quan ấy đã thông qua nhà vua để ấn định các loại phẩm phục cho các quan đại thần mặc khi lâm triều, trông như phường hát ngoài chợ.
Tể tướng Lê Sát còn lôi kéo Đô đốc Lê Ngân vào thành một phe đảng, trong khi bản thân hai con người này cũng liên tục kèn cựa lẫn nhau. Việc xử lý đám gia nhân Phạm Mân là một ví dụ, thế nhưng khi cần bọn họ lại sẵn sàng bắt tay để bức hại các quan khác. Ngoài ra còn là bọn Nội mật viện Lê Cảnh Xước, Nội mật viện Phó sự Nguyễn Thúc Huệ... cũng liên tục kèn cựa, nói xấu ta.
Và bọn họ âm mưu để hãm hại ta. Ta không thể nào nhớ cho hết được những chuyện buồn trong thời gian này. Từ việc soạn chiếu để cho sứ giả đem sang nhà Minh, chúng vặn vẹo ta từng nét chữ trong khi bản thân là kẻ vô học. Cho đến chuyện xét xử 7 tên trộm... Càng ngày ta càng cảm thấy buồn bực và một lần nữa lại có ý định từ quan.
Thời gian sau này ta thấy trước cái chết của quan Đại tư đồ Lê Sát đã gần kề. Lợi dụng danh nghĩa là quan Phụ chính và là Tể tướng, Lê Sát đã từng cho truất chức của Thượng khinh Xa kỵ Đô úy Trịnh Khả rồi sau đó cho phục chức, để thị uy. Bãi chức của quan Bùi Ư Đài đ̓ các quan... Điều quan trọng là vua Lê Thái Tông cũng đã lớn dần, có hiểu biết. Nhà vua đã bắt đầu quan tâm đến việc triều chính, thế nhưng Tể tướng Lê Sát vẫn cuồng ngạo, tham quyền cố vị, thậm chí vẫn coi nhà vua như một đứa trẻ và vì vậy ông ta vẫn giành cho mình việc xử lý triều chính. Càng ngày lòng bất mãn của các quan đối với ông ta càng dâng cao và vua cũng đã thâu hiểu. Chính vì vậy nhà vua bí mật bàn với một số đại thần thân tín trong việc loại trừ Tể tướng Lê Sát.
Đối với ta, ta hiểu việc nhà vua bắt đầu ghét Lê Sát từ một chuyện khác. Đó là một hôm ta có việc vào chầu sớm, trong khi đang chờ các quan, bất ngờ ta thấy nhà vua từ xa đang lững thững đi lại một mình. Thật lạ chẳng thấy nội quan nào theo sau, ta vừa quỳ xuống cũng là nhà vua đã lại gần. Không lên ngai vàng ngồi, mà ngồi ngay ở chiếc ghế dùng cho các quan nội thị, nhà vua nhìn ta hỏi.
- Này quan Hành khiển, lúc xưa ta nghe nói ông là mưu thần đệ nhất, lúc nào cũng kề cận bên Thái Tổ phải không?
- Thưa Bệ hạ, đúng vậy.
Nhà vua gật gù.
- Vậy ông có biết vì sao mẫu hậu của ta bị chết không?
Ta nghe vậy đờ ra nhìn nhà vua kinh ngạc. Không hiểu vì sao hôm nay đột nhiên Vua lại hỏi chuyện này. Đây là một câu chuyên đau lòng của nhiều năm trước mà ta muốn quên đi.
- Ông đừng ngại, ta muốn được nghe ông kể lại chi tiết cái chết của mẫu hậu ta mà thôi.
- Thưa...
Năm đó, khi Thái Tổ đóng quân bên bờ sông Cả. Nơi này có một ngôi đNn thờ thần Phổ độ Cá quả. Theo dân địa phương nói, muốn cầu gì thì hãy hiến cho vị thần này một lễ vật, nếu ưng ý thì thần sẽ phù hộ cho. Đặc biệt vị thần này rất thích được hiến người, đây là lễ vật mà vị thần thích nhất. Lê Sát và Phạm Vấn lúc đó đã tâu với Thái Tổ nên hiến một người phi của mình cho thần, người nào càng được mến yêu mà phải hiến thì vị thần càng ưng ý và sẽ phù hộ được nhiều. Phạm Vấn đã gợi ý với Thái Tổ về việc hiến bà phi Ngọc Trần, cũng là em gái của Phạm Vấn, lúc này bà đã có với Thái Tổ được hai người con trai, một người sau này chính là vua Lê Thái Tông. Ý này được Lê Sát nhiệt liệt hưởng ứng và còn kéo theo một số tướng khác vào hùa. Điều này làm cho Thái Tổ rất lúng túng và đau lòng. Ta lúc đó chỉ mới là Thừa chỉ, biết chuyện, ta quyết liệt phản đối vì thấy làm như vậy là tàn bạo quá, chưa kể chuyện vị thần kia rất hư vô, không thể tin được. Thế nhưng sức ép quá mạnh và đặc biệt bà phi Ngọc Trần cũng tình nguyện cam tâm làm điều này. Trước khi trầm mình xuống sông cho thần, bà chỉ xin Thái Tổ hứa với mình một điều là sau này phải cho con trai của mình là Lê Nguyên Long làm Thái tử và làm vua. Bất đắc dĩ Thái Tổ đã nhận lời, ngay sau đó, đã phát hiện ra đây chính là âm mưu của bọn Phạm Vấn, Lê Sát dể nhằm giành ngai vàng cho con cháu mình. Bọn họ đã bày ra chuyện thương tâm này để ràng buộc Thái Tổ. Đáng thương cho bà phi Ngọc Trần vì thương con mà đã bị chết oan uổng, đó là một sự kiện buồn mà ta không quên trong nhiều năm.
Có tiếng khóc sụt sịt, ta giật mình khi thấy nhà vua khóc.
- Bệ hạ...
Nhà vua đưa tay quẹt nước mắt nhòe nhoẹt trên mặt.
- Mấy đêm liền trẫm thấy mẫu hậu về kêu lạnh quá.
- Thưa, thần nghĩ có lẽ chúng ta hãyn làm một lễ cầu siêu cho Thái hậu được thăng thoát.
- Được - Nhà vua gật đầu ưng thuận - Việc này trẫm giao cho ông phối hợp với Thái sử viện. Ông hãy cùng quan Thái sử lệnh làm thật chu đáo cho trẫm. Thực ra chuyện này trẫm đã nghe mấy người kể lại, tuy nhiên trẫm vẫn phải hỏi khanh một lần nữa cho chắc chắn, vì khanh vốn là người gần gũi với Tiên đế chắc chắn rõ chuyện nhất. Thôi khanh đi đi và hãy làm như lời trẫm dặn, ngày tế cuối cùng trẫm sẽ thân chinh đến làm chủ tế.
- Thần tuân chỉ.
Ta thụt lùi bước ra, đột nhiên dừng lại khi nghe thấy nhà vua kêu.
- Quan Hành khiển, khanh có biết không? Đối với trẫm chưa hẳn ngai vàng là cần thiết hơn mẹ. Đáng thương cho mẫu hậu đã bị bọn họ lừa để phải chết oan ức trong dòng nước lạnh lẽo. Trẫm cần có mẹ, khanh hiểu không? Hừ, Lê Sát, ngươi ác lắm.
Tiếng kêu mẹ thảng thốt của nhà vua vẫn vang vọng bên tai ta. Ta còn nhớ đến ánh mắt long lanh căm giận của vị vua trẻ khi nhắc đến Tể tướng Lê Sát khi nghe kể lại câu chuyện bi thương năm xưa. Ta hiểu rằng số phận của Lê Sát đã được định đoạt từ ngày hôm ấy.
Thanh thế của Lê Sát ngày càng lớn, ông ta cho bố trí những chức quan quan trọng quanh kinh thành để làm vây cánh khi cần thiết. Mặc dù Lê Sát chưa tỏ ý tiếm quyền, nhưng việc lộng quyền đã thấy rõ. Nhà vua bèn quyết định điều bọn Lê Ê, Lê Hiệu ra khỏi chức vụ phụ trách Cấm vệ quân ở kinh thành, và cho gọi Xa kỵ Đô úy Trịnh Khả về kiêm chỉ huy Cấm vệ quân. Biết chuyện này, Tể tướng Lê Sát lập tức vào tâu với vua: "Bệ hạ, Trịnh Khả vốn bị thần giáng chức đày đi xa. Hắn vẫn còn nuôi lòng bất mãn với thần, nay Bệ hạ đột ngột chohắn về giao phụ trách Cấm vệ quân trong kinh thành, chẳng khác nào đưa cái gai nhọn thọc vào họng của thần. Còn Lê Hiệu là người thần tin cậy để bên nhằm mục đích bảo vệ Bệ hạ, nay chẳng vì cớ gì lại đưa đi xa. Xin đừng làm vậy."
Nhà vua không nói gì, rũ áo đứng dậy bỏ đi. Tể tướng Lê Sát nhìn theo cười nhạt và ra lệnh cho quan Trị tư sự ở Môn hạ sảnh, người giữ ấn và chuyển mệnh lệnh của vua đến các quan, ngừng thực hiện lệnh này. Biết chuyện Vua rất giận, ngày hôm sau Vua cho gọi một số quan vào và dụ rằng "Quan Phụ chính, Tể tướng Lê Sát ngày càng trở nên coi thường trẫm. Trẫm kêu Trịnh Khả về để ban chức, Tể tướng dám ra lệnh cho quan Trị tư sự không cho ban lệnh này. Trẫm điều Lê Hiệu đi, hắn chống. Trẫm thăng cho Lê Văn An lên làm Hải tây Đạo đồng Đô đốc Tổng quản, hắn cũng cản. Vậy nước Nam này hắn hay trẫm làm vua?". Nghe lời Vua dụ, hiểu ý và cộng thêm lòng căm hờn chứa chất bây lâu nay, các quan lập tức làm biểu dâng vua hạch tội. Nhận biểu, vua rất đẹp lòng vào giao cho Hình quan xem xét.
Hôm sau, Tể tướng Lê Sát vào triều chầu Vua, khi nghe các quan dâng biểu hạch tội ông ta liền cởi mũ Tể tướng của mình gác lên ghế và đứng dậy dõng dạc lên tiếng thách thức Vua: "Nếu ngày nay mà thần bị khép vào tội chuyên quyền, thế thì chẳng phải tội này của thần là do Tiên đế sắp đặt." Các quan kinh hoảng nhìn nhau vì không ngờ Lê Sát lại to gan đến vậy. Một câu nói ngu xuẩn và lộ rõ bản chất thất phu của kẻ ít học và hợm mình, khi có quyền lực trong tay là cứ tưởng rằng mình là vua của thiên hạ. Ông ta đã phải trả một giá quá đắt cho chính sự ngu dốt của mình. Đáng lẽ nhà vua chưa muốn giết ông ta, cũng như chưa muốn bãi chức Tể tướng mà chỉ muôn răn đe Lê Sát. Dù sao ông ta cũng là một bậc cố mệnh đại thần có nhiều công lao, chưa kể lúc đó thanh thế của Lê Sát rất lớn. Tuy nhiên chỉ vì câu nói ngu ngốc của mình, Lê Sát đã đẩy mọi sự việc đến đỉnh điểm của nó, buộc nhà vua phải hành động, nếu lần này ngài không làm gì được Lê Sát thì có nghĩa từ nay ngài sẽ chỉ là một rối trong tay Lê Sát mà thôi. Và ông ta đã phải trả giá. Nhà vua giận tím mặt, vỗ ghế lệnh cho cẩm y vệ lột áo mũ của Tể tướng ngay tại trào. Bè đảng Lê Sát là Lê Ngân vội vã bước ra xin với Vua. Nhưng Đô đốc Lê Ngân là người khôn ngoan, chỉ nói mấy lời cho phải lẽ và khi thấy Vua giận quá thì lặng thinh. Trong khi Nhập nội Thiếu phó Lê Văn Linh lại cho rằng: "Tể tướng Lê Sát là cố mệnh đại thần, người được Tiên đế ban chức trước khi qua đời. Nay xử phạt như vậy là phạm vào di mệnh của Tiên đế." Nhà vua nghe nói nổi giận, lập tức truyền chỉ giáng luôn chức của Nhập nội Thiếu phó Lê Văn Linh xuống thành hàm Bộc xạ. Đáng thương cho Lê Văn Linh, ta lúc đó vội có tâu xin với vua bớt giận nhưng cũng không được, Lê Văn Linh chỉ nói thực lòng chứ không phải có ý bao che cho Lê Sát.
Sau dó Vua xuống chiếu kể tội của Lê Sát rằng: "Lê Sát chuyên quyền, nắm giữ việc nước, ghét người tài, giết Nhân Chú để ra oai, truất Trịnh Khả để mong người phục, bãi chức Ư Đài hòng bịt miệng bá quan, đuổi Cầm Hồ ra biên ải để ngăn lời ngôn quan... Mọi việc hắn làm đều trái với đạo làm tôi. Nay ta muốn khép hắn vào hình luật để tỏ rõ phép nước, nhưng hắn là viên cố mệnh đại thần, từng có công lao với xã tắc nên được đặc cách khoan thứ, nhưng phải tước bỏ hết quan chức."
Thế nhưng ngày hôm sau, hàng loạt quan lại tiếp tục dâng biểu hạch tội, bản thân nhà vua cũng biết rằng nhổ cỏ thì nên nhổ tận gốc, nếu cho Lê Sát sống, biết đâu hắn lại chẳng làm phản, bởi vua dã có tín là một số kẻ thân tín với Lê Sát đang ngấm ngầm bất mãn và có ý chống lại triều đình, vì vậy đã xuống chiếu tiếp: "Cho Lê Sát tự tử ở nhà... Lê Sát nay nuôi ngầm bọn sĩ, liều chết để hại các bậc trung thần lương tướng, mưu kế thật xảo quyệt, ý định gian phi đã quá rõ, lẽ phải đem chém để rao."
Trước đó Nguyên phi Lê Thị Ngọc Dao, con gái yêu của Lê Sát đã bị Vua phế cho về làm thường
Có lẽ đặc ân duy nhất mà Lê Sát được hưởng, đó là không bị đem đầu đi bêu cho bá tánh thấy chỉ vì từng là khai quốc công thần.
Lê Sát đã gây quá nhiều oán hận, có nhiều nợ máu thì nay phải chịu tội là lẽ đương nhiên của luật trời. Riêng đối với anh em ta và bản thân ta, Lê Sát cũng đã làm nhiều chuyện mà nay hắn chết ta thấy cũng đáng. Thế nhưng thử hỏi ta có thấy hả hê trong lòng hay không thì tuyệt nhiên là không. Ta chỉ thấy thương và tiếc cho một võ tướng, một đại thần, một con người lập nhiều công lao vì nhà Lê mà cuôì cùng đời phải chết thảm. Điềm báo ứng hay còn là vì điều gì khác, ta không biết nhưng ta cảm thấy rất buồn. Quyền lực là như thế đấy, tàn bạo vô cùng. Nó sẽ tiêu diệt con người chúng ta bất kỳ lúc nào không hay.
Một người bước lên ngai vàng lập tức máu đã chảy ngay dưới chân ngai vàng ấy. Ta kinh sợ, còn ta?

*

Mặc cho các đại thần can gián, nhưng ta vẫn cương quyết dâng biểu xin từ quan một lần nữa, để về Côn Sơn. Tuổi đã sắp sáu mươi, ta cảm thấy quá mệt mỏi và chán ngán. Giờ đây trong lòng ta tất cả đã ữở nên nguội lạnh, những ước mơ, chí khí thời trai trẻ bỗng trở nên lụi tàn như lửa gặp cơn mưa rào. Ta chợt thấm thía rằng, chuyện của vua, của thiên hạ đã có hàng trăm ngàn người cùng lo, một cá nhân ta chẳng là gì cả. Ta cứ như một con dã tràng cần cù xe cát xây tổ để rồi nước tràn đến là tan vỡ. Bởi vậy giờ đây ta nhận thấy sự nhiệt tình hăm hở của mình trong công việc đã để lại không thiếu gì nụ cười thương hại của một số đại thần, bạn thân của ta. Bọn họ cười thương cho ta, một kẻ từng là tiến s làm quan trải qua mấy triều vua, bôn ba biết bao năm tháng thế mà đôi lúc vẫn ngây thơ như một đứa trẻ con. Biết làm sao được khi con người của ta vốn là vậy, ta có một trái tim và tình yêu, cho nên ta yêu điều thiện, ghét cái ác. Ta yêu sự đàng hoàng ngay thẳng, ta ghét những thủ đoạn thâm hiểm mưu mô cũng của con người. Cho đến nay, khi đã đi quá ba phần tư cuộc đời ta mới cay đắng ngộ nhận ra một điều: Trong cuộc đời này xấu và tốt thường là ngang nhau, nhưng trong tranh giành quyền lực thì kẻ xấu nhiều hơn người tốt. Quyền lực sẽ làm đổi trắng thành đen, đổi bạn thành thù, đổi anh em thành kẻ xa lạ và thậm chí là đối địch, đổi bầy tôi trung thành kẻ phản bội. Đổi... đổi tất cả, chỉ vì quyền lực.
Ta cảm thấy mệt mỏi và cô đơn giữa những người đang sống xung quanh ta.
Năm Mậu Ngọ 1438, ta chính thức quay trở lại Côn Sơn. Triều đình đã ban cho ta một chức vụ để nghỉ hưu đó là làm Đề cử chùa Tư Phúc. Nghĩ cũng buồn cười, là một mưu thần trải qua mấy đời vua, đem hết tim gan của mình ra phục vụ, một lòng trung vì vua, vì dân, vì nước, để đến cuối đời trở thành một bõ già giữ chùa. Nghĩ đời quả thật là vui. Cuộc sống có những sự éo le kỳ ngộ mà chẳng ai có thể biết trước được cả.
Bữa ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là...
Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh
Ao bồ quen cật vận xênh xang...
Cũng vào đầu năm 1438, Nhập nội Đại đô đốc, Phiêu kỵ Thượng tướng quân, Đặc tiến Khai phủ Đồng tam ti, Thượng trụ quốc, Tể tướng Lê Ngân, người cùng làm Phụ chính với Lê Sát bị vua buộc phải tự tử. L rất đơn giản, đó là trong nhà có thờ Phật. Con gái của ông ta là Huệ phi Lê Nhật Lệ bị giáng xuống hàng Tu Dung.
Khi nghe tin này ta thấy thật đáng tiếc cho Lê Ngân, mặc dù ông hay kèn cựa và không thích ta. Tuy nhiên xét thấy với những công lao và đóng góp cho nhà Lê thì ta thấy Lê Ngân không đáng phải bị chết như vậy.
Ông ta tính tình cứng rắn, nhỏ mọn, làm quan đầu triều nhưng hay xét nét mọi người. Khi Lê Sát còn sống thì ông ta và Lê Sát đều là cha vợ Vua, cùng nắm quyền Phụ chính, thế nhưng ông ta vẫn thường ấm ức cho rằng Lê Sát được Vua ưu ái hơn, nên thường có lời dèm pha, nói xấu. Vì vậy các quan không ưa.
Một điều đáng buồn cho Lê Ngân là tài cao, dũng mãnh trên sa trường, có nhiều mưu lược, nhưng trong thời bình lại thiếu sự bình tĩnh sáng suốt. Sau khi Tể tướng Lê Sát bị giết chết, được Vua gia phong thế chức, Lê Ngân tỏ ra tự đắc và đã dẫm vào bước chân của Lê Sát trước đó. Đó là tiếp tục phát huy quyền lực của quan Phụ chính, cũng như của Tể tướng. Ông ta quên mất rằng bây giờ nhà vua đã lớn muốn tỏ rõ quyền lực của Vua, thế nhưng ông vẫn tiếp tục lấn quyền. Đây chính là sai lầm chết người của Lê Ngân. Việc nhà vua gia phong cho ông làm Tể tướng là hợp lý, nhưng Vua lại rất muốn ông từ bỏ chức quan Phụ chính, muốn ông ta giữ đúng chức phận của một bầy tôi. Ông ta đã vô tình không hiểu. Nếu biết rút lui đã bảo toàn mạng sống.
Khi hai người thiếp của Lê Ngân bị đuổi đi, họ đã tố giác là trong nhà Tể tướng có thờ Phật để cầu nguyện cho con gái của mình được Vua mến yêu hơn. Nhân cớ này, lập tức nhà vua cho bọn võ sĩ do hoạn quan Đỗ Đại cầm đầu đến nhà Tể tướng Lê Ngân lục soát, thu tượng phật và nhiều vàng bạc khác. Ngoài ra Vua còn cho bắt các gia nhân của Lê Ngân để tra xét. Nhận ra sự thật thì đã quá muộn, hôm sau vào chầu, Lê Sát bỏ mũ, khóc lóc và van xin Vua cho mình được sống. Ông ta tình nguyện nộp hết gia sản, bỏ hết quan chứin Vua cho về quê cày cấy sống qua ngày cho đến hết đời. Ghét Lê Ngân thì nhiều người ghét, nhưng trong tình cảnh ấy các quan đều thấy rất thương và cho rằng tội của Lê Ngân không đáng chết. Nhưng dường như nhà vua đã có ý từ trước rồi, nên vẫn quyết định phải xử chết Lê Ngân. Bất đắc dĩ Hình quan phải chiều ý vua, thêu dệt thêm tội trạng để ép ông phải tự tử và thu hết tài sản. Khi cầm ly rượu độc, Lê Ngân khóc trong uất ức "Tiên đế ôi. Thần theo người mấy mươi năm đâu có ngờ về cuối đời lại phải chết thảm như thế này. - Và ông ta hướng về triều kêu to - Bệ hạ, Lê Ngân này chết oan. Thần nguyên sẽ đến âm ty trước để tấu cáo việc này xem ai đúng, ai sai."
Ở Côn Sơn nghe chuyện, ta rùng mình, thấy ớn lạnh.
"Đừng tin tưởng một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và cho kẻ khác, chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn."
Là một nhà Nho, đời ta luôn lấy những lời dạy của Thánh Khổng làm lẽ sống, tuy nhiên cũng vì có thời gian được Vua cho đi làm "sãi" giữ chùa nên có chút hiểu thêm về đạo Phật và câu nói trên của Đức Phật, ta rất kính trọng, thầm so sánh với Thánh Khổng Nho gia. Ta hiểu đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sinh. Mang bản chất bao dung, trí tuệ khai phóng luôn khuyên con người tự tu tự giác vào đời giá hóa chúng sanh bằng những cơ duyên sẵn có của chúng sanh. Tiếc thay nhà Lê không mến mộ đạo Phật, đẩy Phật xa ra và thậm chí còn coi ngài là một cái cớ để giết trọng thần triều đình như trường hợp Lê Sát, dù đức Phật chẳng liên quan gì, thảm lắm thay, thương lắm thay.

*

Đến năm 1441, vua Lê Thái Tông đã có chiếu vời ta vào triều. Nhận chiếu, lấy cớ trong người không khỏe ta chần chừ không đi cho đến khi nhà vua sai Nội quan một ỉần nữa đem chiếu đến không còn cách nào để từ chối ta đành lên kinh. Mấy năm qua sống vui cùng con cháu, ta thấy thật an nhàn thanh thản và chẳng còn muôn điều gì nữa. Nay nhận chiếu ta đành lại phải lê tấm thân già nua lên đường mà trong lòng lại thấy phấp phỏm.
Nhà vua không tiếp ta tại điện Kính Thiên mà vời ta vào bên trong Hành cung của mình trong Tử cấm thành. Ngài ban cho ta mấy ly rượu và nói:
- Quan Hành khiển, tấm lòng trung của khanh, trẫm hiểu rất rõ. Khi xưa trẫm không sử dụng được khanh vì bè đảng Lê Sát, Lê Ngân... lộng quyền lấn lướt Vua. Trẫm lúc ấy cũng còn nhỏ nên đành bất lực. Nay bọn chúng đã bị trừ khử hết rồi, hiện nay triều đình rất cần những người tài như khanh để giúp nước. Cho nên hôm nay trẫm cho triệu khanh về triều là vì vậy.
Ta quỳ xuống tạ từ.
- Thưa Bệ hạ, lòng ưu ái của Bệ hạ đối với thần, thần đã rõ. Tuy nhiên nay thần đã 61 tuổi rồi, sức khỏe, tinh lực đều hao mòn, e rằng khó còn có thể giúp sức được cho triều đình. Thần xin Bệ hạ hãy nghĩ lại.
Nhà vua lắc đầu.
- Trước khi triệu khanh về triều, ữẫm cũng đã hỏi các quan rồi. Trăm quan đều ca ngợi tấm lòng trung quân và tài trí của khanh. Bản thân trẫm cũng nhận thấy điều đó. Khanh đừng từ chối nữa.
- Thần... xin Bệ hạ nghĩ lại. Thần đã già và mệt mỏi lắm rồi. Xin Bệ hạ hãy thương, cho lão thần được sống trong an nhàn những tháng ngày cuối đời mình.
Nhà vua lắc đầu và đột ngột hỏi:
- Quan Hành khiển, trẫm có một việc muốn hỏi khanh.
- Dạ vâng.
- Trẫm được biết, đêm trước khi Tiên đế băng hà, có triệu khanh vào cung gặp riêng?
- Dạ đúng vậy.
- Chuyện đêm đó chỉ có riêng khanh và Tiên đế biết, trẫm cũng không được dự. Tuy nhiên trước khi Tiên đế qua đời có cho gọi trẫm đến dặn dò nhiều việc. Và Tiên đế cho trẫm biết là khanh có nhận lời ủy thác với Tiên đế một việc, nay trẫm muốn hỏi là khanh có còn nhớ việc gì không?
Nghe nhà vua hỏi, ta sững người giây lát. Lời hứa đêm nào giữa ta và Tiên đế bỗng vang lên rõ ràng bên tai. Ánh mắt thiết tha của Tiên đế ta vẫn còn mường tượng thấy. Di chiếu của Tiên đế là vậy, ta đã đi hết hai phần ba cuộc đời mình để công hiến cho nhà Lê. Nay không lẽ về cuối đời mình lại chạy trốn trách nhiệm.
Nhìn ta, nhà vua phán:
- Nay trẫm chính thức phục chức Nhập nội Hành khiển, Thừa chỉ, tước Quan phục hầu và ban quốc tính họ Lê như xưa cho khanh. Ngoài ra trẫm cho khanh được giữ chức Giám nghị Đại phu ở Môn hạ sảnh, với nhiệm vụ đem lời hay ý đẹp dâng lên trẫm khi cần thiết, thấy vua làm điều gì sai, bởi vì trẫm tin rằng chỉ ngườỉ như khanh mới làm nổi nhiệm vụ này.
- Kìa quan Hành khiển, sao khộng tạ ơn Vua đi.
Khi thấy ta đang còn ngập ngừng, một nội quan đứng bên cạnh liền nhắc khéo. Ta quỳ xuống và tuân chỉ.
Trong cuộc đời làm quan của mình, nhìn lại là cả một quãng đời long đong, lận đận, cứ như trời đất ngạo lòng ta, bởi chẳng có lúc nào ta đem được hết tâm huyết của mình ra để thực thi những ước vọng xây dựng một xã hội Nghiêu, Thuấn, để cho muôn dân ấm no hạnh phúc. Năm 1401, ta thi đỗ Tiến sĩ thời nhà Hồ, được ra làm ở Ngự sử đài chánh chưởng, tuy nhiên triều nhà Hồ quá ngắn ngủi, chưa kể lúc đó mọi người đang tập trung vào việc củng cố lực lượng để chuẩn bị chống giặc Minh. Ta chỉ là chức phận của một viên quan nhỏ nên cũng chẳng kịp hiến được kế sách gì. Sau khi nhà Hồ thất bại, ta có đến hơn 10 năm long đong hết theo cha sang Vạn Sơn Điếm, rồi trở về bị giặc giam lỏng ở thành Nam, Đông Quan. Sau khi gặp chân chúa nước Nam là Bình Định Đại vương Lê Lợi, ta đã theo phò người 10 năm để chống giặc. Đây cũng là một quãng đời đẹp nhất của ta, bởi cùng mọi người toàn tâm toàn ý khởi nghĩa đánh giặc. Lúc này ta mưu thần đệ nhất, ngày đêm cùng Đại vương phát huy kế sách "Tâm công" để đánh giặc. Và ngay từ lúc đó, trong lòng ta vẫn nuôi một ước mơ, sau này khi đánh đuổi giặc xong thì ta sẽ hiến kế với vua để xây dựng một xã hội tốt đẹp, cho muôn dân dược ấm no thái bình đến muôn đời. Thế nhưng, chỉ sau thắng lợi một năm, vua tôi nhà Lê đã sa vào việc tranh giành địa vị quyền lực và chém giết lẫn nhau một cách tàn bạo. Trong cuộc tranh giành này cả ba anh em chúng ta đều là nạn nhân trực tiếp. Ta thực chất đã trở thành một cái gai trong mắt nhiều người và nhiều kẻ muốn nhổ phắt đi mà không được. Ta chẳng mưu lợi điều gì cho riêng cá nhân mình cả. Cũng vì vậy, có thể đôi lúc Thái Tổ không thích ta, nhưng nhà vua hiểu con người ta và dù sao ngài đã che chở cho ta an toàn đi qua được cơn bão táp vừa qua. Ta hiểu và luôn luôn biết ơn vua Lê Thái Tổ về điều ấy. Khi Thái Tổ vừa nằm xuống, Thái tử Lê Nguyên Long lên ngôi. Vua còn nhỏ nên mọi quyền hành đều tập trung vào các quan Phụ chính. Rất tiếc đây chỉ là bọn người bất tài và dốt nát. Bọn họ chẳng giúp được cho nước, cho Vua bao nhiêu mà chỉ biết thu vén cho quyền lợi bản thân mình và lộng quyền trong triều. Một lần nữa ta lại trở thành cái gai trong mắt họ, muốn nhổ đi cho xong. Nhưng thực tế lúc này ta cũng chỉ là một quan văn bình thường, không có quyền lực cụ thể và bọn họ chỉ làm khó dễ chứ không thèm giết ta. Mặc dù Tiên đế không còn để che chở cho ta nữa, nhưng bọn họ cũng hiểu, giết ta thì chỉ thêm mang tai tiếng, và ta cũng chẳng làm điều gì gọi là tội lỗi. Ta bất lực, đành xin về hưu trí chốn Côn Sơn. Tuổi hơn 60, ta cứ ngỡ danh phận đời mình đến đây là chấm dứt và ta đã yên phận với chức Đề cử nho nhỏ ở chùa. Ta mở lớp ngày ngày dạy dăm ba chú nhỏ, lấy đó làm niềm vui cho những tháng ngày cuối đời. Nay không ngờ vua lại xuống chiếu vời về giúp nước. Cực chẳng đã ta đành phải lên đường. Lần này về triều thú thực ta đi trong tâm trạng không được thoải mái cho lắm. Đã trải qua quá nhiều lần bôn ba trôi nổi, cho nên nay ta cảm thấy nghi ngờ tất cả và không còn hào hứng nữa. Hoàng đế Lê Thái Tông nay đã cột ta vào lời hứa với Tiên đế năm xưa để buộc ta phải nhậm chức trở lại. Cuộc đời ta xem ra cũng như Lịnh Doãn Tử Văn, ba lần làm quan để rồi ba lần bị bãi chức. Ta đành nhủ lòng mình, giữ cho yên dạ người quân tử, sắc mặt không thay, lòng không đổi. Đấy chính là đức trung của một người quân tử Nho gia, trung với nước, trung với vua... làm theo lời dạy của Thá
Ta đã làm bài biểu để tạ Vua.
"Thương lão thần:
Như ngựa già muôn trùng còn vượt
Coi lão thần:
Như tùng bách sương tuyết đã quen
Chẳng nghi ngờ, chống ghét ghen,
Khiến cho già cỗi trở nên tươi hồng".
Tuy thế ta vẫn hy vọng. Và lần này, một lần nữa ta cảm thấy mình có quyền hy vọng. Nhà vua đã trưởng thành, đang ở tuổi 17, sức thanh niên và tỏ rõ là một người thông minh, có ý chí, quyết đoán. Bằng một số việc làm canh tân, mở mang, sáng suốt của mình, nhà vua đã để lại dâu ấn tốt cho mọi người. Muôn dân hớn hở, trăm quan hy vọng và ta là người đặt nhiều niềm tin vào Vua nhất. Đã qua tuổi 60, ta tự nhủ với lòng mình, có lẽ đây cũng là lần cuối đựợc đem tài sức ra để phục vụ nhà vua, nên ta làm hết sức mình. Nhà vua đã tỏ ra trọng dụng ta. Nhà vua cho ta kiêm thêm chức ở Trung thư sảnh Tam quán sự cùng Bộc xạ Lê Văn Linh tổ chức khoa thi Hội đầu tiên vào năm Nhâm Tuất 1442. Ngoài ra Vua còn ban cho ta chức Tổng tri Bắc đạo, việc nhiều nhưng lòng ta vui vì được nhà vua tin tưởng, nên chỉ biết nguyện cố hết lòng hết sức vì Vua mà thôi.