NHỮNG ÐIỀU CẦN BIẾT
SAU CÕI CHẾT

    
ề Tái sinh làm người cần lưu ý điều này:  Thật ra thì; con người khi chết đi, nếu tái sinh trở lại làm người thì đó là là một điều đáng mừng vì khi chết đi tùy theo nghiệp mà tái sinh vào cõi giới nào đó - Theo Phật giáo thì có những cõi giới đáng sợ như cõi Địa ngục, Cõi Ngạ Quỷ, Súc Sanh hay Cõi không mấy hoan nghênh là Cõi A Tu La.  Có Cõi lại khó đến như Cõi Trời là Cõi sung sướng tốt lành - Chỉ có cõi Người là trung bình, tuy cõi này kiếp đời cũng nghiệt ngả khổ đau với Sinh, Lão, Bệnh, Tử...  nhưng nếu xét tới cảnh làm thân thú vật hay quỷ dữ thì làm người là may mắn hơn rất nhiều - Các Kinh sách cũng thường nhắc tới vấn đề này như sau: "nếu lỡ khi tái sanh không được làm kiếp người mà làm kiếp thú thì không gì khốn khổ cho bằng - Do đó, nếu khi sống không chịu tu tập để tới được cõi giới thanh cao thì một khi đã mất làm thân người thì khó mà trở lại kiếp ấy”
Chết không phải là mất hẳn - Chết chỉ là chuyển đổi cái kiếp thân này sang cái kiếp thân khác mà thôi- Nguyên nhân là do Nghiệp mà khi sống ta tạo ra - Nghiệp ấy hoặc tốt hoặc xấu, hoặc Thiện hoặc ác.  Tùy theo Nghiệp xấu tốt mà kiếp đời mới của ta theo luật Nhân quả sẽ sung sướng hay khổ đau, mạnh khỏe hay tật bệnh triền miên... Như vậy Nghiệp là cầu nối làm cho Sinh Mệnh mỗi người tiếp tục từ đời này qua đời khác - Nghiệp phát sinh là chính ta cho không ai khác cả - làm ác tạo ra Nghiệp ác, làm Thiện tạo nên Nghiệp Thiện.  Những Nghiệp ấy được tích chứa, lưu giữ bởi A lại Gia thức
Khi một người chết đi thì Thần thức thoát ra khỏi thân xác của người ấy - Thần thức là cái mà dân gian thường gọi là Hồn hay Linh hồn.  Câu hỏi xưa nay là Thần thức thoát ra như vậy là từ nơi đâu của thân xác?  Theo Tử Thư Tây Tạng thì có 9 huyệt đạo trên cơ thể và Thần thức sẽ thoát ra từ một trong 9 huyệt ấy.  Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì tùy theo nơi phát xuất mà các vị biết được cõi nào thần thức đi tái sanh.
- Nếu Thần thức thoát ra từ đỉnh đầu của người chết thì họ sẽ tái sinh vào cõi thanh cao.
- Nếu Thần thức thoát ra từ vùng Tim thì sự tái sinh sẽ là Người.
- Nếu Thần thức thoát ra từ phần bụng thì sẽ tái sinh vào cõi xấu như cõi của ngạ quỷ
- Nếu Thần thức thoát ra từ phần chân, đầu gối thì sẽ tái sinh vào cõi Súc sánh thú vật.
- Nếu Thần thức thoát ra từ lồng bàn chân thì sẽ tái sinh vào cõi Địa ngục.
Nơi Thần thức thoát ra từ cơ thể là nơi thường còn chút nóng ấm - Khi chết cơ thể tái và lạnh dần - Nếu điểm nào trên cơ thể còn nóng thì nơi đó Thần thức sẽ rời bỏ xác thân mà chuyển đi làm nhiệm vụ đầu thai.
Thật ra thân nhân không cần tò mò biết điều này vì chẳng ích lợi gì - Hơn nữa nhiều người vì muốn biết người chết sẽ tái sanh vào cõi nào nên đã mày mò tìm hơi ấm còn lại trên xác thân người chết để xác định. Làm như thế rất tai hại vì có thể làm cho Thần thức bất ngờ bị động nên thoát ra từ những vị trí bất lợi khiến cho sự tái sánh lệch lạc có khi tốt thành ra xấu. Theo lời căn dặn của các bậc chân tu thì sau khi chết khoảng 10 tiếng đồng hồ, đừng ai đụng chạm vào thân xác của người chết cả giữ được như thế là giúp cho Thần thức từ thân xác người ấy thoát ra khỏi một cách tự nhiên.  Nếu muốn, ta chỉ cần biết qua những việc làm hành động của người lúc còn sống thế nào: ác đức hay hiền lương mà ta có thể biết là họ sẽ tái sánh vào cõi xấu hay tốt.  Sách Kinh cổ xưa đã ghi rằng:" Muốn biết quá khứ hành động ra sao thì hãy nhìn cuộc đời hiện tại – Còn muốn biết tương lai ta ra sao thì cũng hãy nhìn những gì ta làm trong hiện tại.."
Ta có Bạn và Kẻ Thù. Những ai làm lợi cho ta thì gọi là bạn.  Những ai làm hại ta thì gọi là Kẻ Thù. Gọi và đánh giá như vậy có cái hại là ta cứ bị vướng mắc vào người mà ta gọi là bạn. Họ thể nào ta vẫn cứ thương - Còn kẻ mà ta gọi là kẻ Thù thì làm tốt mấy cũng bị ta ghét - Đó chính là do ta bị cái chấp ngả ở ngay trong tâm ta chi phối ta.. “

LÀM SAO TRÁNH ÐƯỢC QUẢ BÁO XẤU XA VỀ SAU?
Nếu muốn tránh được Quả báo xấu xa, đau khổ thì ngay trong cuộc đời hiện tại, ta hãy cố tập cho mình có được mối Thiện tâm - Lòng ta phải hướng thiện và tránh ác.  Chỉ cần có ý nghĩ về những gì gọi là Thiện không thôi cũng tạm là đủ cho tâm thanh thản vì tâm hướng về cái Thiện.  Dần dần ta hãy làm việc thiện, tức là thể hiện Thiện tâm qua hành động.  Trước hết ta hãy thực hành việc Bố thí. Có một câu nói từ cổ xưa mới nghe qua thấy vô lý nhưng đầy sự thiện tâm nhân đức: "Cho tức là Nhận" hay "Cho hết để lấy vô nhiều”.  Ta không có khả năng và ý nghĩ đó thì hãy làm việc Thiện, bố thí với khả năng mình - đừng khư khư ôm lấy những gì mình có hãy chia sớt ít nhiều cho người túng thiếu.  Của cho tuy ít nhưng cứ làm mãi thì có ngày càng được nhiều lên, đời ta cũng sẽ tạo được phước đức lớn - nếu không được ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau như Chúa Kitô đã nhắc nhở các đệ tử: "Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước thiện.  Kíp ban phát, phân chia của cải mình có.  Vậy là dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình để được cầm lấy sự sống thật.. ".
Nếu làm như thế thì việc bố thí cũng như không.  Nếu bạn làm việc phước thiện để mong khoả lấp, tiêu trừ việc gian ác mà bạn đang làm, đang theo đuổi thì quả báo xấu xa vẫn tới với bạn.
Quả báo tốt lành nhận được khi Phước và Đức được làm tròn - Làm Phước phải kèm theo đức độ - mà cái đức độ luôn nằm sẵn trong Tâm mình.  Nếu bố thí với mục đích mong cầu lợi lộc cho chính mình, bố thí mà chỉ trông chờ người mình bố thí trả ơn, bố thí mà tự cao tự đại, phách lối, trách mắng la rầy, khoe khoang...  thì đó không phải là bố thí, bố thí như thế thì sự tốt sẽ mất đi rất nhiều. 
Làm việc bố thí, giúp đỡ người sa cơ lỡ vận giúp người cô thế là việc phải làm theo đúng với thiện tâm.  Nhưng để cái Tâm Thiện được trong sáng thì điều cần thiết là nên tập thương mọi vật. Thương đồ vật tức là tiết kiệm chăm sóc, giữ gìn cho chúng khỏi hư hao tốn kém, đó không phải là ích kỷ, keo kiệt bõn xẻn. Thương chúng sanh là thương mọi loài, hãy tránh sát sanh, không giết loài vật.  Được vậy thì sẽ thành thói quen dù con kiến cũng không nỡ giết thì làm sao ta có thể hại người, làm khổ người, đánh đập người? Giết người? Mà đã không làm những điều vừa kể tức là không tạo nên nghiệp ác - Đã không tạo nên nghiệp ác thì sẽ không bị quả báo trả vay.  Tạo Nhân lành thì gặp Quả Lành, tạo Nhân ác thì nhận Quả ác.
Vậy muốn tránh được quả báo không hay đời này hay đời sau, thì trước nhất ta nên tập làm việc Thiện.  Việc Thiện nẩy sinh từ cách sống chân thật, trong sạch, hòa nhã, nhẫn nại, sáng suốt, không hại người, không hại vật, không lấy của người, không ích kỷ, căm thù, xảo ngôn, ganh ty:  Luôn  luôn nghĩ đến người khác với mối thiện lâm, tập đức tính hỉ xã khoan đung, độ lượng - Nhất là thực hành Bố thí giúp người..

Truyện Qua Cửa Chuyển Tiếp LỜI MỞ ÐẦU MỌI NGƯỜI NÊN CHUẨN BỊ CHO CHÍNH MÌNH KHI CHẾT, CẦN BIẾT TRƯỚC CÁI CHẾT SẼ ÐẾN CẦN TÔN TRỌNG c;i tay, thần trí họ vẫn còn hoạt động - Phải nhớ kỹ điều đó.  
7) Tránh khuyên răn người sắp mất tin theo một tôn giáo nào đó khác với tôn giáo mà họ đã theo – làm như vậy tạo nên hoang mang tâm thức họ khi đang đứng ở ngưỡng cửa của sự chết khiến họ không biết bước vào cõi giới nào lúc đó.  Chỉ ngoại trừ người sắp mất tự nguyện hay đề nghị mà thôi.  Việc rước lễ, đọc kinh hay tụng kinh cũng nên theo ý muốn của người sắp mất, đừng ép uổng họ.  Có người tới lúc cận kề sự chết họ mới mở tâm khai ngộ - vì thế lúc ấy họ tin điều gì, mong ước gì là nên để họ tự ý, không nên tự mình đưa họ vào hoàn cảnh hay niềm tin mà họ không muốn.
8) Những bà con bè bạn tới thăm muốn gặp thì nhớ nhắc nhở họ đừng tỏ vẻ lo sợ về cái chết sắp đến đừng nói lời tiếc thương u buồn mà tỏ ra tự nhiên xem cái chết là điều bình thường vì ai cũng trải qua cả - Đừng làm cho họ sợ, chán nản, lo lắng...
9) Vấn đề dùng thuốc an thần: chỉ nên dùng khi bệnh nhân đang ở tình trạng đau bệnh nhưng chưa đi vào giai đoạn hấp hối.  Dùng thuốc an thần để giúp giảm cơn đau đớn cho người bệnh những lúc đó mà thôi- Tuy nhiên, khi họ đi vào giai đoạn sắp thở hơi cuối cùng thì tốt nhất là không nên.  Bác sĩ Paul Perry, bác sĩ Melvin Morse cho biết rằng, hiện nay tại các bệnh viện, nhất là ở các nước Âu Mỹ 90 phần trăm bệnh nhân quá đời đều đã dùng nhiều thuốc an thần - Nhất là khi thấy người đang hấp hối tỏ vẻ lo sợ, kêu hay nói hoặc mô tả những hình ảnh mà họ đã thấy lúc đó thì các y bác sĩ cho là họ đang bị mê sảng nên trấn an bằng cách cho họ uống thuốc an thần - Họ không biết lúc ấy người sắp mất đang ở biên giới của tử sinh nơi giới hạn của cõi giới họ đang sống (thế gian) với cõi giới khác - mà cõi giới khác thì có biết bao hình ảnh kỳ bí lạ lùng có khi đáng sợ mà người sắp lìa đời thấy được trong khi những người đang sống (y, bác sĩ, thân nhân người hấp hối  không thể thấy...
Bác sĩ Melvin Morse cho hay là có lần một em bé tên John 11 tuổi đang kề cận với cái chết trong bệnh viện mà ông có nhiệm vụ theo dõi bệnh trạng.  Em này bị bướu giác tính ở hạch Bạch huyết Lymphoma - Vì trường hợp của bé John đặc biệt, không thể dùng thuốc an thần - Do đó theo bác sĩ Melvin Morse, em bé này đã ra đi thật an bình - Trước khi thở hơi cuối cùng, bé mở mắt nói với người thân đang vây quanh giường: "Ba má và các anh chị hãy cầu nguyện cho con - Chúa đang ở trong phòng, trước mặt con đó! " Nói xong bé nhắm mắt và mất một các an bình tự tại.  Theo bác sĩ Melvin, người chuyên nghiên cứu những gì bên kia cõi chết thì trường hợp đặc biệt của bé John đã xảy ra trước mắt của nhiều y tá và bác sĩ trong bệnh viện.  Bé ra đi một cách thanh thản tự nhiên - điều mà tất cả mọi người có mặt hôm đó hiếm khi thấy - Thắc mắc nêu ra lúc bấy giờ đã được bác sĩ Melvin Morse trả lời dứt khoát rằng: "..đó là do bé John lúc cận kề cái chết, may mắn đã không dùng thuốc an thần!”. Theo các Lạt Ma Tây Tạng thì giờ phút hấp hối rất quan trọng, nếu trí óc thần trí u lối, mê mờ, hoang mang vô định thì rất dễ lạc vào cõi giới tối tăm khốn khổ - Dùng thuốc an thần lúc hấp hối chính là khiến thần trí người đó mê mờ như kẻ mộng du, say rượu.  Giây phút ra đi, tâm trí cần phải an bình, sáng suốt mới nhận thức được đâu là nơi đáng tới, nơi không nên vào.  Vì theo Phật giáo, khi chết bất cứ ai cũng phải vào một trong 6 cõi giới gọi là Lục đạo - chỉ ngoại trừ những bậc tu hành đắc đạo, thanh cao là không bị đưa vào đó theo nghiệp báo của họ gây ra khi còn sống mà thôi.
Nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng khuyên thân nhân người chết để ý điều này:  Nếu người qua đời để lại một số của cải hoặc người đó mất đi thân nhân sẽ hưởng một số tiền nào đó như đền bù vì tai nạn, bảo hiểm, chết trận vân vân - Thân nhân không nên tiêu dùng hết số tiền đó mà nên trích ra một ích cho hội từ thiện hay đích thân đi làm việc thiện, cứu giúp người nghèo vừa giúp lòng tâm mình bớt áy náy vừa làm vui lòng vong linh người đã khuất.
Người Việt Nam cũng vậy, lúc có người thân mất phần lớn họ không nhận tiền phúng điếu (chỉ ngoại trừ gia đình người qua đời quá nghèo túng không mua nổi áo quan hay chi phí lễ tang ma... thì nhận nhưng cũng giới hạn).
--!!tach_noi_dung!!--

Gửi qua email Ct.Ly
Nguồn: http://www.quangduc.com
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 12 tháng 3 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--