Chương 30

    
ến một bến sông cách Lục Yên chừng 90 cây số tôi quyết đinh xuống tàu. Trước khi gia nhập vào thành viên của vùng đá đổ lành ít dữ nhiều như tin đồn ấy, mẹ, ít nhất tôi cũng phải có chút vốn cầm tay để sắm sanh cuốc xẻng, nộp các khoản lệ phí đã, chứ trần như nhộng thế này có mà chó nó tiếp nhận.
Đây là một bến sông thương mại khá sầm uất. Người ta chuyên rau quả, mắm muối, thực phẩm, áo quần từ miền xuôi lên và chuyên gỗ, tre nứa, luồng, guột, gà vịt từ miền núi xuống. Hàng thì nhiều người thì ít, bến sông lúc nào cũng chật cứng những người những hòm thùng, quang sọt, bọc bị... như không xê dịch gì.
Tôi quyết định tìm đến một chủ hàng có đống hàng họ có vẻ xum xuê nhất xin được làm cửu vạn, đúng, chỉ là cửu vạn thôi, cuộc đời lên voi xuống chó, thì tôi đã chả từng làm cái thằng cửu vạn ở cửa khẩu Điện Biên rồi là gì? Tất nhiên, chỉ cần nhác qua sức vóc là tôi được nhận ngay. Nhưng rút kinh nghiệm lần trước, tôi chủ động ra giá trước. Nếu công nhật thì bao nhiêu, còn nếu khoán thì bao nhiêu? Tất nhiên tôi thích khoán hơn. Thế là, khác với lần trước, chả còn tiền bạc mẹ gì, tôi quắng đại bộ quần áo dài vào gốc cây, bắt đầu gồng mình khuân vác tất cả những cái gì lão chủ chỉ: Gà vịt, cam chuối, xi măng, sắt thép, gỗ chạp và cả các thứ hàng xén khó mang dễ vỡ. Tôi khuân vác như một thằng nghiện khuân vác. Cũng lâu lâu rồi mới có một buổi vận động vã mổ hôi, giãn xương giãn cốt ra như thế này. Làm đến đâu đầu óc sảng khoái ra đến đó, các lỗ chân lông mở toác đón gió sông gió đồng, như được tắm hơi, được làm tình. Tôi làm khỏe đến nỗi đã có những ánh mắt vừa tò mò vừa đố kỵ, ghen ghét hướng về tôi. Ơ hay, cái mẹ gì thế nhỉ? Con người lúc này làm sao thế nhỉ? Chả lẽ chỉ cần sống tốt, sống nghiêm ngắn là đã có kẻ thù, còn làm ưu tú, làm xuất sắc lại có tử thù hay sao? Sống thế thì sống thế chó nào được. Cuộc đời này là cuộc đời quái quỷ gì vậy.
Nhưng kệ, hơi đâu mà để ý đến ba cái ngúc ngoắc u tối cuộc đời, chính mình cũng quá chừng u tối đấy. Nhưng cái triết lý cầu an bất cần đời ấy chỉ đến ngày thứ tám đã bị bẻ vụn bởi một thằng thuộc loại con ông cháu cha khi biết tôi đang có ý thu thập quân thành một đội nhằm nhận những hợp đồng ra tấm ra món hơn.
Cao dong dõng, khá điển trai, ăn vận nguyên bộ bò, mũ phớt, ria con kiến, kính đen, nhác trông cứ tưởng thằng Khánh hiện hình nhưng không phải, thằng này đến trước mặt tôi, chạng chân, hất mặt:
 Chào anh bạn!
Tôi không trả lời, cúi xuống định đặt bao xi măng lên vai thì tý nữa chạm mũi vào cái đế giày khủng bố của nó. Giọng nó nặng hơn:
 Mày là thằng nào mà dám đến đây chiếm bãi hả?
Vẫn không trả lời, tôi đứng lên nhìn thẳng vào nó.
 Mày biết tao là ai không? - Nó hất mặt tiếp.
Đã ngàn lần tự nhủ thân phận mình lúc này chỉ nên lấy chữ nhịn làm đầu nhưng đến nước này thì tôi không thể nhịn được nữa:
 Bãi của trời, tao không chiếm và tao cũng không cần biết mày là ai, hiểu chưa? Bỏ cái chân thối của mày ra!
 A, thằng này láo! Nó chưa biết luật lệ ở đây chắc? Chúng mày đâu, cho nó xuống sông làm bạn với hà bá đi!
Ba bốn thằng cởi trần trùng trục, thằng bụng phệ thằng bụng lép, thằng cao ngòng thằng thấp xịt, tất cả đều đen mun, sần sẹo không biết từ đâu xông ra như âm binh quỷ sứ. Tôi vơ vội một thanh gỗ nặng chừng hơn chục cân nâng ngang người, sẵn sàng phang vỡ sọ bất cứ thằng hình nhân nào đến gần. Có lẽ thấy tướng tác tôi dữ tợn nên cả đám dừng sững đưa mắt nhìn nhau. Vừa lúc ông chủ hàng lật đật chạy tới, kéo tôi ra một bên, miệng lắp bắp:
 Chết chết... đừng động vào họ. Cậu kia là con trai ông trưởng thuế vụ huyện, cháu ruột ông trưởng công an xã lâu nay đăng cai bảo kê bến sông này đó.
Một thoáng giật mình. Thì ra là nó, nỗi kinh hoàng và khinh ghét của toàn bộ dân tình ở đây. Kinh hoàng vì nó không từ một thủ đoạn nào, kể cả làm cho đối thủ phải khuynh gia bại sản, kể cả chém giết cướp vợ cướp chồng người ta để bảo vệ ngai vàng quyền lực. Còn khinh ghét vì không ai dám ho he nên chỉ còn biết bày tỏ sự khinh ghét thầm với nhau cho hả giận, thế thôi. Giá lúc khác thì kể cả con của chủ tịch tỉnh, con của tổng thống tôi cũng nện cho bỏ mẹ chứ đừng nói là con của trưởng phòng thuế quèn nhưng lúc này tôi đang cần mai danh ẩn tích, cần tích cóp chút vốn để lên núi nên, khốn nạn chưa, thay vì gầm lên một tiếng gầm man dại thì tôi lại ngoác miệng ra cười:
 Chết nỗi, sao đại ca không nói trước để thằng này sớm biết đường mà trình diện, quy phục. Thôi, việc đã lỡ rồi, xin cho làm nốt tuần này, tuần sau tôi sẽ phắn khỏi đây, không dám làm vướng mắt đại ca nữa.
Tưởng nhún mình tới tận cứt như thế, thằng cậu trời kia sẽ được thoả mãn cái vênh vang mà buông tha, ai ngờ nó càng quá quắt:
 Không có tuần sau gì hết. Mày phải cút ngay bây giờ. Đất có thổ công sông có hà bá, khắp vòm trời này ở đâu cũng thế, nhớ lấy.
Tôi nghe mà thấy ruột gan phổi phèo trong người bị đun sôi lên từng khúc và một tý nữa câv gỗ nặng chịch sẽ vung lên nếu như không bị ông chủ hàng đứng đằng sau véo mạnh một cái vào hông. Véo mẹ gì, tôi muốn quát vào mặt lão, lão chỉ muốn bảo toàn số hàng của lão chứ lão thương đéo gì tôi! Cứ véo thế này thì bọn sâu mọt ỷ thế cường quyền kia còn làm vương làm tướng đến mức nào nữa. Và không hiểu đời bố lão, đời ông nội lão có sợ bọn phía tao quá quắt như thế này không? Thôi được, nể tình lão mấy hôm nay, và cũng nể chính cái năng lực kiềm chế phi thường của tôi nữa, tôi nhịn, nhịn tiếp, một điều nhịn chín điều lành, mẹ!
Thả thanh gỗ, tôi quay người, cắm mặt đi lên chỗ để quần áo như dáng đi của ông Giê Su đi lên giá thập tự. Tránh... chó chẳng xâu mặt nào, mà tôi cũng đang là một thứ chó, chó rừng, nhục như chó, còn xấu cái nỗi gì nữa, dù sao ơn trời cũng nhét túi được gần một triệu tiền công làm hành trang lên đường.
Nhưng mới đi được chừng non chục cây số, không hiểu sao tôi lại bảo tay xe ôm dừng lại không đi nữa. Tay xe này cũng không hiểu, chỉ càu nhàu mấy tiếng rồi vòng xe nhấn ga đi trở lại.
Kiếm một chỗ kín sâu bên vệ đường, ngả lưng ngủ lơ mơ một chút cho lại sức, chờ đến khi mặt trời tắt ngóm bên kia núi, tôi mới đi ra đón một chiếc xe ôm khác bảo quay trở lại bến sông. Trở lại để dằn mặt thằng khốn một cái, dằn kín đáo, dằn ngoại phạm chứ dằn vồ mặt có khi lại ăn một cú truy nã nữa. Thực ra khi ngồi lên xe tôi đã quyết định bỏ qua với ý nghĩ nếu ở đời cái gì cũng ra tay thì sẽ lún vụn hết cả cuộc đời không còn làm được cái gì khác nữa. Nhưng không ra tay thì u uất không chịu nỗi, cứ như có cái gì đục phá trong ngực mà nếu không tìm cách hất nó ra thì cũng không còn hứng thú, lòng dạ nào làm việc khác nữa.
Cảm hứng hất đá đó sau này tôi mới hiểu nó là thứ cảm hứng nguy hiểm rất gần với phạm tội.
Tuy chưa đụng mặt thằng con trời này lần nào nhưng bằng những thông tin đôi mách, tôi biết cứ tối tối bọn cướp ngày này lại tụ tập nhau ăn uống, nhậu nhẹt tại một cái vó bè ở giữa sông để mừng chiến quả trong ngày thường là phải đến một, hai giờ sáng mới thằng nào về nhà thằng đó, thằng nào say quá không thích về thì ngủ lại có điếm sông chăm sóc. Thằng con trời này nghe nói thuộc loại hay ngủ lại vì nó mê như uống phải thứ nước bả một đứa con gái người Sán Dìu ở vùng thượng nguồn xuống.
Tốt thôi. Ăn no ấm cật thằng nào chá thế, nhưng ấm bằng cái kiểu ăn cướp như thế thì mày đáng bị trừng phạt, thằng láu cá xấc xược ạ!
Chỉ cần một thủ thuật trinh sát tối thiểu, tôi đã thực hiện được cú ẩn minh trong bóng tối ven bờ mà không một ai nhìn thấy. Thời gian nhoi nhói trôi qua trong muôn ngàn những vòi muỗi chích khắp người. Tí nữa thì bật cười, trời ạ, tại sao lại giống những đêm mai phục trên chiến hào đường biên thế này? Cũng im ắng, cũng rờn rợn, cũng muỗi đốt chỉ khác lúc ấy tôi là người lính chân đạp mây, tóc vờn núi đứng hiên ngang ở tư thế bảo vệ biên cương Tổ quốc, còn bây giờ... Mà thôi, sông có khúc người có lúc, đào sâu nghĩ ngợi vào mà làm gì.
Chừng nửa đêm khi những ngọn gió thổi dọc sông đã có chiều lành lạnh, khi tiếng sóng vỗ vào lau lách nghe đã thấy đỡ buồn thảm hơn, chờ cho bọn lâu la tắc ké lục tục chèo thuyền vào bờ hết, tôi mới tháo bỏ quần áo, tháo cả chiếc quần lót nhàu nát hôi mù, tuồn nhẹ người xuống nước bơi như lặn về phía chiếc bè. Trên bè chỉ có một chấm sáng đèn dầu to bằng hạt đỗ nhưng cũng đủ để soi khá tỏ hai con rắn trắng nhễ nhại đang cuộn tròn lấy nhau, nuốt nhau, nhai sống ăn gỏi nhau. Sự vận hành dâm tình trên sóng nước mạnh đến nỗi mặt nước dềnh lên, giật xuống tràn vào mũi vào miệng tôi, có cảm giác như tràn cả cái thứ nước tanh tanh ngầy ngụa rất khó gọi tên ấy nữa. Đủ rồi, được rồi, tao sẽ nện vào ngay cơn dục tĩnh chưa kịp được thoả mãn của mày để mãi mãi mày sẽ trở thành một thằng luôn đói khát. Xin lỗi nhé, chú em, ăn gì ỉa đấy, gieo gì gặt đấy, cũng chỉ tại chú em...
... Tôi đu người nhảy phóc lên như một con vượn nước và chỉ cần ba bước, thêm hai động tác nửa là đủ hất văng vầng sáng đèn vào trời đêm, đồng thời nhấc dựng cái xác trần truồng nhớt nhát ấy dậy để trong lúc thằng con trời tối tăm mù mịt chưa hiểu, chưa nhìn, chưa kịp nhận ra cái gì, chưa kịp nhận ra ai thì tôi đả nhanh chóng đặt vào giữa háng nó một cú đầu gối mà dân đá bóng thường gọi là giơnu hay ẹenu gì đó vừa đủ độ để con mồi không chết nhưng con giống của nó một thời gian khá lâu về sau sẽ mất năng lực phát dương. Cùng với tiếng rơi đánh ùm một cái, tôi cũng thả người truội nhanh xuống nước lặn vào bờ. Tất nhiên trước khi thả, tôi cũng còn kịp nhìn lại cái thân hình trắng nhở đang rúm lại của đứa con gái kia một chút, cũng chả để làm gì, nhưng cái tính khí tôi nó thế, có chết cũng không sửa được...
Tôi vẫn ngâm mình trong nước. Đoạn trên vẫn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng ngày càng bệnh hoạn, rối rắm của tôi. Bởi lẽ, sau khi nghe được mẫu đối thoại xen vào những âm thanh hư hự của đôi bạch xà kia, toàn thân tôi đã bị đóng băng, tan hủy hết khả năng hành động. Đó là:
 Anh Nấng... (Tên chó gì lại là Nấng?) - Giọng con rắn cái mơn trớn - Thôi đừng cố nữa... Chuyện này không cố được đâu.
 Im, không được nói, chỉ được rên, tập trung tư tưởng! - Tiếng con rắn đực ráo hoảnh.
 Đây là lần cuối... Hự!... mai em về.
 Đã bảo câm!... về làm gì?
 Em gái em đang... hự... ốm nặng... nhà chẳng còn ai...
 Nặng thì gửi tiền, mai đưa cho, vác xác về làm gì? Ngu!
 Sao anh lúc nào cũng tiền tiền... Không về nhỡ có chuyện gì thì... hự... Kìa, thôi, đau em...
 Ơ hay! Đã bảo là tập trung vào, ôm chặt vào không nó lại xỉu bây giờ... Mà nó xỉu mẹ nó thật rồi đây này. Hôm nay cô sao thế, chả có tí nước mẹ nào cả thì sao nó lên được?
 Thì anh có... Hự... lên được bao giờ đâu.
 Không lên được thì dùng mồm cho nó lên chứ. Nào...
Một cái chuyển mình cọt kẹt chao nghiêng cả bè:
 Thôi đi, em không thích thế đâu... Em về đây.
 Á à! - Cú cọt kẹt thứ hai - Cô định trở mặt với tôi hả?
 Em không trở nhưng em... ái đau, đừng cắn thế... em không thể sống mãi thế này được nữa. Dậy đi!
 Hỏi thật nhé: Cô không thể sống được hay vì tôi không làm cho cô cong lên được, tôi vô sinh tôi bất lực, tôi là thằng bỏ đi? Nói!
Im lặng. Chỉ có tiếng sóng vỗ ì oạp vào bè. Tôi cũng im lặng thả mình xuống, chuồn một mạch vào bờ. Người nửa khô nửa ướt. Đầu cũng nửa ướt nửa khô. Tình cảm đang không lại rẽ đôi ngả giận thương, thương giận. Tôi thật sự thấy thương đứa con gái ấy. Cái trắc ân vô cớ ấy không cho tôi muốn động chân động tay nữa. Động, chẳng may thằng khốn có làm sao nó cứ đổ riệt cho lại khổ. Còn thằng kia cũng không đáng. Dính vào bẩn tay. Mày đang tự chết, cứ để mặc cho mày tự chết. Vênh váo làm gì, tiền bạc chất ngất làm gì, có mỗi việc là làm cho con đàn bà nằm dưới nó phải cong lên, rên lên, rít lên mà cùng không làm nỗi thì cắn lưỡi mà chết mẹ nó đi, sống thế còn hơn chết.
Vậy là, nói như cách nói của các vị cấp uy, xét về một khía cạnh nào đó, như nhân cách chẳng hạn, tôi đã có dấu hiệu trưởng thành.
Sau này, khi đã yên vị ở vùng núi đá Lục Yên rồi, nhân gặp một người ở dưới đó lên tìm việc, tôi mới được biết rằng thằng con trời ấy gần đây phải đi tù vì cái tội bạo hành phụ nữ gây thương tích. Bạo hành gì đâu, nói vậy sang cho nó, nó bạo dâm, không làm gì được, tắc khí, điên lên nó cắn nát đầu vú con người ta thì có. Còn cái người kể lại chuyện ấy lại chẹp lưỡi nói thêm một câu: “Đáng đời! Ai bảo ác cho lắm vào! Lại còn đêm nào cũng mang nhau ra giữa sông trần truồng trêu ngươi ông Hà Bá...”