N hững bài thơ tống tình của Ngu Kha chẳng ép phê tí ti ông cụ nào. Ngữ chẳng hất cẳng nổi Hòa như lời nó quả quyết với tôi, mặc dù lần này nó không buồn ỡm bóng gió. Ngữ lả lơi trắng trợn:
Đầu năm em vào học
Lòng anh bỗng bâng khuâng
Có bao điều muốn nói
Mà sao vẫn ngại ngần
Bài thơ như chiếc lá
Mọc lên từ chồi xanh
Em là chim xứ lạ
Có hiểu tình anh không?
Khi bài thơ của Ngữ xuất hiện trên báo tường, lớp học đang yên ả bỗng dậy lên bão táp phong ba. Tụi bạn lại xúm xít bàn tán và thấp thoáng đây đó những ánh mắt nghi ngờ, xoi mói.
Thằng Châu oang oang giữa lớp:
- Lại thêm một con thiêu thân đòi "thanh khương" nữa! Lớp mình loạn rồi!
Thằng Bá bình luận cay độc:
- Nhà thơ Ngu Kha ngày nay với nhà thơ Thanh Khương trước kia hẳn là một người! Tưởng nó biết điều, nào ngờ "đánh chết cái nết không chừa"!
Họa sĩ Vinh buồn bã:
- Ngu Kha ơi hỡi Ngu Kha.
Thương mà giấu mặt cũng như là... không thương!
Trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, Ngữ phớt tỉnh. Không ai biết Ngu Kha là nó, nó chẳng sợ. Nó bình tĩnh ngồi yên nơi cuối lớp, âm thầm quan sát thái độ của Gia Khanh. Ngữ bảo tôi:
- Thế nào em cũng phát tín hiệu trả lời!
Nhưng Gia Khanh chẳng động tĩnh gì. Tôi thấy nó cười nói tỉnh khô. Lần trước khi nhà thơ Thanh Khương tấn công nó, nó còn xấu hổ gục mặt xuống bàn. Lần này, không hiểu sao nó trơ trơ. Chắc nó đã quen mùi... trận mạc. Nó không thèm để ý đến những lời tán tỉnh nhăng nhít của Ngữ, tôi sung sướng nhủ bụng.
Trong khi tôi hí hửng trước thất bại của Ngữ thì nó buồn thiu. Tuy nhiên, Ngữ vẫn không chịu thừa nhận thực tế cay đắng đó. Nó phân tích:
- Tụi con gái đứa nào cũng vậy! Khi yêu, chúng không bao giờ để lộ ra ngoài mặt. Tình cảm của chúng kín đáo hơn tụi mình.
Khi thất bại trong tình yêu, người ta dễ trở thành... triết gia. Có ai đó đã nói như vậy. Câu nói thiên tài đó hoàn toàn đúng với tình trạng hiện nay của Ngữ. Nó lý luận thì có vẻ sâu sắc nhưng giọng nói lại thiếu dõng dạc khiến tôi ngờ rằng nó không thực sự tin vào những điều nó nói. Nó không tin, làm sao tôi tin được.
Hơn nữa, bài thơ "ngáng cẳng" Ngữ vừa tung ra chỉ làm chấn động những đứa vô can. Còn đối với thằng Hòa, vũ khí của Ngữ chẳng làm rụng của nó lấy một... sợi lông chân, nói gìngoãn của tên đệ tử si tình. Nó gục gặc đầu:
- Tốt lắm! Bây giờ tới bước thứ hai: bước tấn công!
Hai chữ "tấn công" đầy hứa hẹn đó có một ma lực thật mãnh liệt. Tai tôi lập tức dỏng lên, còn trái tim thì đập thình thịch như cối giã gạo.
- Tấn cống bằng cách nào? - Tôi hồi hộp hỏi.
- Bằng thơ.
- Bằng thơ?
Tôi kêu lên bàng hoàng và cảm thấy lòng mình như thắt lại. Tưởng thằng Bá nó bày vẽ hay ho như thế nào, chứ nó xúi tôi làm thơ thì chẳng khác nào nó đẩy tôi vào chỗ chết. Thi sĩ tài hoa Ngu Kha đã kiên trì tỏ tình với Gia Khanh hết bài thơ này đến bài thơ khác còn không lay chuyển nổi trái tim i-nốc của nó, tài cán làng nhàng cỡ tôi ăn thua gì.
Vẻ mặt thất sắc của tôi khiến Bá ngạc nhiên:
- Làm gì mày tái mét thế? Hay là mày sợ?
- Việc gì phải sợ! Nhưng tao thấy kế hoạch của mày không ổn! - Tôi nói như mếu - Tấn công bằng thơ thì đến Tết Công-gô mới mong có kết quả! Thằng Ngữ làm cả khối thơ tình cho Gia Khanh mà có "thu hoạch" được gì đâu!
Bá nhìn tôi lom lom:
- Thằng Ngữ làm thơ cho Gia Khanh hồi nào?
Tôi thở dài, chẳng buồn giấu giếm nữa:
- Ngu Kha chính là nó!
- Hà hà! - Bá cười khinh khỉnh - Vậy mà tao hỏi, nó cứ chối bai bải. Được rồi, nó sẽ biết tay tao!
Rồi Bá liếc tôi, trách:
- Còn mày nữa! Cả mày cũng giấu tao!
Tôi chống chế:
- Tại thằng Ngữ nó dặn tao giữ bí mật cho nó. Vả lại, hồi đó khác. Hồi đó, tao chưa thấy... thương Gia Khanh.
Nói xong, bất giác tôi cảm thấy ngượng ngùng và vội vã nhìn xuống đất.
Bá đúng là một bậc sư phụ có lương tâm. Thấy tôi xấu hổ, nó không nỡ chọc quê, mà gật gù độ lượng:
- Mà thôi, chuyện cũ bỏ qua! Bây giờ tính tiếp chuyện mới!
Nghe nhắc "chuyện mới", tôi giật mình ngước lên:
- Chuyện làm t>
Quyết định xong, tôi vội vã đi tìm Bá, thằnứ chuyện gì!
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
- Thôi, thôi, tao không làm đâu! Tao đã nói rồi...
Sự bướng bỉnh của tôi khiến Bá nổgọng kính trên sống mũi rồi nhìn tôi chăm chăm:
- Mày nói thật hay nói chơi đó?
Tôi rụt rè đáp:
Thấy Bá giận dỗi, tôi bỗng lo sốt vó. Tôi đanht:10px;'>

- Mày muốn trở thành ca sĩ?
- Ừ.
- Lý do?
Bá hỏi tôi bằng cái giọng của công an điều tra tội phạm khiến tôi đâm ra lúng túng. Tôi ngập ngừng trả lời:
- Tại tao thấy tao có... máu văn nghệ.
Bá cười hô hố:
- i mơ trở thành thi sĩ. Tôi thèm làm Nguyễn Du, Nguyễn Bính đến cháy lòng. Tôi đã dn con gái, tôi không bao giờ nói lại. Tôi nói một tiếng, bọn chúng nói mười tiếng. Bọn chúng chuyên át giọng lũ con trai chúng tôi.
Bọn chúng nói nhiều nhưng lại thay đổi ý kiến như chong chóng, thật chẳng ra làm sao! Racine thấy rõ điều đó. Ông nói: "Họ lơ mơ, họ lưỡng lự, nói tắt một tiếng họ là đàn bà". Ông Racine giỏi ghê! Hèn gì ông nổi tiếng khắp thế giới. Ông Voltaire cũng lừng danh không thua gì ông Racine. Ông phát biểu xanh dờn: "Thượng đế chỉ tạo ra đàn bà để nhử đàn ông". Ông Voltaire nói nghe hãi quá. Nhưng tôi phục ông sát đất. Tôi đoán chắc hồi nhỏ ông cũng có một con nhỏ bạn giống hệt như con nhỏ Mỹ Hạnh ngồi kế bên tôi. Và chắc con nhỏ đó nó hành ông tơi tả nên ông mới ghét đàn bà đến thế. Hồi đó, tôi cứ đinh ninh đã "khi dể" phụ nữ như vậy, hẳn ông sẽ không lấy vợ. Sau này tôi mới biết sự thật không giống như tôi nghĩ. Mắc dù thừa biết Thượng đế tạo ra đàn bà để nhử đàn ông, ông cứ để cho vợ ông nhử ông một cách thoải mái. Không ai nhử ông, chắc ông buồn lắm! Tôi cay đắng nhủ thầm và có cảm giác mình bị phản bội, nhưng không vì vậy mà tôi vội xóa những ý tưởng tuyệt vời của ông trong cuốn sổ tay của tôi. Tôi vẫn tin vào sự đúng đắn và sáng suốt của những lời ông nói mặc dù sau đó ông lại tỏ ra ngốc nghếch như một con lừa.
Hẳn nhiên, tôi khác ông Voltaire. Ông nói, còn tôi thì làm. Gặp con gái, mặt tôi lạnh toát, mắt phủ đầy sương mù Luân Đôn. Suốt mấy năm ròng như vậy. Cho đến khi tôi sắp sửa ra thành phố học tiếp lớp mười.
Vì vậy, hôm nay nghe ba tôi dặn tôi chớ yêu đương nhăng cuội, tôi tức cười ghê. Tôi mà thèm yêu bọn con gái. Tôi chưa nuốt sống bọn chúng là còn may.
Dĩ nhiên, đó là về phía tôi. Còn bọn chúng nghĩ sao, ai mà biết được! Rất có thể bọn chúng xúm vào yêu tôi. Rất có thể bọn chúng sẽ gửi thư nặc danh tống tình tôi, hệt như bọn Mafia thường làm. Nhưng dù gì thì gì, tôi mặc xác. Tôi sẽ không thèm đáp lại tình yêu của bất kỳ một cô gái xinh đẹp nào, mặc cho cô ta khóc sướt mướt cả năm ròng. Tôi sẽ không để cho ai làm hỏng tôi, hỡi nước, xe bò và các mụ phù thủy! Tôi là một người đàn ông đã có quá nhiều kinh nghiệm về đàn bà. Năm lớp bảy, chẳng phải con quỷ Mỹ Hạnh đã "nhử" tôi một trận nhớ đời đó sao?


Chương 21

T ôi gửi chiếc Honda của Nghị ở bãi giữ xe ngay cạnh bờ sông rồi tháo giày, xắn quần lội qua khúc sông cạn.
Vừa lội, tôi vừa cúi đầu soi bóng mình xuống mặt sông. Gần bốn giờ chiều, nước vẫn còn trong leo lẻo. Những viên cuội đủ màu nằm phơi mình dưới đáy nước, mỗi lần dẫm lên, tôi cảm thấy lòng bàn chân nhồn nhột. Những đàn cá li ti thong thả lượn thành từng bầy. Thỉnh thoảng chúng rủ nhau bơi quanh và rỉa vào chân tôi như để chúc mừng một con người may mắn.
Quán Ngàn Khơi giờ này còn thưa khách. Chỉ lác đác có vài cặp ngồi thủ thỉ, chung quanh vô số ghế trống. Tôi chọn một chiếc bàn sát rìa sông, cạnh một gốc dương liễu lớn được bao quanh bởi những bụi xương rồng đang nở hoa. Dù sao, đây cũng là chỗ kín đáo nhất, tôi thầm nhủ và ung dung ngồi xuống sau khi kêu cho mình một ly cà phê.
Lẽ ra, tôi không đến chỗ hẹn một mình. Hồi trưa, tụi thằng Nghị đòi đi theo "hộ tống", tôi không cho. Thằng Bá đề nghị tôi chỉ dắt theo mình nó, để lỡ tôi có lúng túng bề gì, sẽ có nó ra tay đối phó. Bá ba hoa xích đế một hồi, tôi hơi hơi bùi tai, nhưng sau khi cân nhắc cẩn thận, tôi cương quyết lắc đầu. Đi hẹn hò với người yêu mà dẫn theo vệ sĩ trông chẳng giống ai. Rủi Gia Khanh nó cao hứng nó muốn hôn tôi, có thằng Bá kỳ đà cản mũi, làm sao nó dám nhúc nhích.
Rốt cuộc, tôi quyết định một mình một ngựa xông vào nơi hiểm địa. Tụi thằng Nghị bị buộc ngồi nhà, nhưng tôi mang theo đầy đủ vật dụng của tụi nó trên người, coi như tụi nó đương nhiên... có mặt.
Nghị bị tôi cấm cửa, nhưng nó chẳng hề giận tôi. Trước khi tôi xách xe ra khỏi nhà, nó nhét vào túi tôi một xấp tiền, căn dặn:
- Đi chơi với người yêu, cần phải hào phóng! Danh dự của mày cũng là danh dự của tụi tao!
Ngữ từ bỏ vai "tình địch" để trở lại vị trí "sư phụ". Nó bảo ban tôi:
- Con mắt là cửa sổ của tâm hồn! Nhìn chăm chăm vào mắt em, mày sẽ đọc được những ý định của em!
Hòa lé không quen làm thầy đời. Nó chỉ giở điển tích:
- Mã đáo thành công! Nhớ trở về, đừng bắt chước Kinh Kha!
Sông Tam Kỳ đâu phải là sông Dịch. Lỡ xảy ra bất trắc, tôi lội nước trở về, sức mấy đi luôn!
Bá không nói gì. Nó chỉ cười cười vỗ vai tôi như để truyền thêm dũng khí. Bàn tay nó mới ấm áp làm sao!
Từng khuôn mặt bạn bè thay nhau lướt qua trí tôi như những đốm lửa rực rỡ. Nhờ những đốm lửa ấy, tôi cảm thấy đỡ sốt ruột trong thời gian chờ đợi.
Gần bốn giờ hai mươi, Gia Khanh mới xuất hiện. Tôi nhìn thấy nó từ xa. Hôm nay, Gia Khanh mặc chiếc áo xanh da trời, tóc cài băng-đô đỏ, trông kiều diễm như tiên giáng trần.
Nhưng Gia Khanh không đến một mình. Đi bên cạnh nó là một người con trai lạ. Tôi đoán là anh nó từ Hội An mới vô. Cuối năm học, chắc anh nó vô chở nó về. Như vậy Gia Khanh hẹn gặp tôi chiều nay chắc là để giới thiệu tôi với anh nó.
Tự nhiên tôi cảm thấy lo lo. Chiều nay tôi chỉ chuẩn bị tinh thần để đối phó với người yêu, chứ đâu có sẵn sàng đụng đầu với... anh vợ. Đã dành Gia Khanh yêu tôi nhưng nếu anh nó vì lý do gì đó mà đâm ghét cái bản mặt tôi thì hung kiết chẳng biết đâu mà lường. Thôi thì tốt nhất nên lấy lòng ông anh vợ ngay từ đầu để tránh hậu họa! Định bụng như vậy cho nên khi hai anh em Gia Khanh vừa bước tới, tôi cố nở một nụ cười hiền lành và dễ thương hết biết, đồng thời gật đầu chào một cách lịch sự. Khi cả hai ngồi vào bàn, tôi vồn vã hỏi ngay:
- Gia Khanh uống gì?
- Gia Khanh uống nước cam.
- Còn anh?
Ông anh vợ nheo nheo mắt nhìn tôi:
- Anh kêu giùm tôi một ly cà phê!
Chà, ông anh vợ này khách sáo gớm! - Tôi thầm nhủ - Chắc Gia Khanh chưa nói gì về tôi nên anh ta mới gọi tôi là "anh", lát nữa biết tôi là em rể tương lai, hẳn anh ta sẽ đổi cách xưng hô cho ra vẻ "người nhà". Nghĩ vậy, tôi liền giở giọng nịnh nọt:
- Anh hợp gu với em ghê! Em cũng chỉ thích uống cà phê!
Nói xong, tôi ba chân bốn cẳng chạy lại chỗ quầy phục vụ. Tôi kêu một ly nước cam, một ly cà phê, rồi sẵn xấp tiền "bảo trợ" của Nghị, tôi mua thêm chục cái bánh ngọt và một gói Capstan đầu lọc. Tôi phải cho ông anh vợ của tôi biết dân xứ tôi hào phóng như thế nào.
Khi tôi quay lại, theo sau là cô phục vụ bưng bê lỉnh kỉnh, Gia Khanh khẽ nhăn mặt:
- Khoa kêu làm gì đủ thứ như thế này!
Tôi vui vẻ:
- Có gì đâu mà đủ thứ! Cuối năm, liên hoan nhẹ chút mà!
Rồi tôi chìa tay về phía ông anh vợ, lịch sự như Tây:
- Mời anh!
Đến đây thì Gia Khanh bắt đầu đóng vai chiếc cầu nối giữa những người... ruột thịt. Nó chỉ tôi, giới thiệu:
- Đây là Khoa, bạn cùng lớp với Gia Khanh!
Tôi khẽ gật đầu, mặc dù tôi không thực sự thỏa mãn với cách giới thiệu rụt rè của Gia Khanh. Người yêu thì cứ gọi là người yêu đại cho rồi, việc gì phải nấp dưới danh nghĩa "bạn cùng lớp"! "Bạn cùng lớp" thì khối gì đứa chứ đâu phải chỉ một mình tôi. Tôi khác. Nhưng có lẽ với bản tính thẹn thùng của phụ nữ, Gia Khanh không tiện công khai hóa mối quan hệ tế nhị của tôi với nó. Có thể, tối nay lúc về nhà, Gia Khanh sẽ thủ thỉ riêng với anh nó. Nghĩ vậy, tôi tươi tỉnh được đôi chút.
- Còn đây - Gia Khanh chỉ vào anh nó - đây là anh Nghĩa, bạn trai của Gia Khanh ở ngoài Hội An. Tụi Gia Khanh đã quen nhau hai năm nay rồi. Hôm nay Nghĩa vô đón Gia Khanh về quê nghỉ hè.
Nụ cười thân mật chưa kịp nở trên môi tôi đã vội đông cứng lại, hệt như yaourt bỏ trong thùng đá. Tôi không biết các võ sĩ quyền Anh khi bị đánh nốc-ao họ choáng váng đến cỡ nào, chứ đối với riêng tôi trong lúc này, lời giới thiệu bất ngờ của Gia Khanh đã khiến tôi không còn một cảm giác gì về thế giới chung quanh. Trước mặt tôi, cỏ cây, bàn ghế, ly tách, cà phê và nước cam, thuốc lá và bánh ngọt đang liên tục đổi chỗ cho nhau với một tốc độ chóng mặt. Cả tôi và cái thằng cha chết tiệt đang ngồi cạnh Gia Khanh kia nữa, chúng tôi cũng đang "đổi chỗ" cho nhau.
Hóa ra hắn không phải là ông anh vợ mà là "ông anh nợ". Hóa ra Gia Khanh hẹn tôi đến đây không phải để tỏ tình với tôi mà để cảnh cáo tôi là đừng bao giờ tỏ tình với nó. Hóa ra trước đây Gia Khanh bảo tôi đừng làm thơ, đừng vẽ tranh cho nó không phải là vì "mục đích đã đạt được rồi, không cần phương tiện nữa" như thằng Bá hại bạn kia suy luận mà vì nó không muốn tôi làm chuyện vô ích...
Hàng trăm cái "hóa ra" như vậy đè nặng trên ngực tôi khiến tôi muốn nghẹt thở. Tôi không nghe gì hết, người tôi như mê muội hẳn đi. Ngay cả khi Gia Khanh và Nghĩa chào về, tôi chỉ nghe loáng thoáng và không buồn gật đầu đáp lại.
Phải một lúc lâu tôi mới hồi tỉnh lại được. Tôi chớp chớp mắt như vừa thoát ra khỏi một cơn mê. Tôi nhìn thấy mười cái bánh ngọt vẫn còn nguyên trên đĩa. Những ly nước cũng không vơi một giọt. Cả gói Capstan cũng vậy, vẫn còn nguyên lớp giấy kiếng bọc ngoài. Bất giác tôi thở dài. Tôi hôn mê không rớ tới những thứ trên bàn đã đành. Cặp tình nhân hạnh phúc kia sao cũng tuyệt thực như tôi? Hay là họ không nỡ ăn uống của một người sắp... chết?
Tự nhiên tôi cảm thấy tội nghiệp cho những tình địch cũ của tôi quá chừng. Tụi nó đã cố quên đi những vết thương lòng để cầu nguyện cho tôi hạnh phúc. Tụi nó đã xăng xái chuẩn bị cho tôi "lên đường" hệt như sửa soạn cho một kẻ đi xa. Vậy mà rốt cuộc, tôi chẳng làm nên trò trống gì. Rốt cuộc, mèo vẫn cứ hoàn mèo, Tam Tạng vẫn cứ hoàn Tam Tạng!
Lát nữa đây khi trở về nhà, tôi biết ăn làm sao, nói làm sao với tụi nó! Khi nỗi đau khổ tạm nguôi ngoai, tôi lại lo ngay ngáy về điều đó. May là hồi trưa, tôi khăng khăng không cho tụi nó đi theo, chứ nếu tụi nó chứng kiến cái cảnh tôi chết giấc chiều nay, hẳn tụi nó sẽ cười tôi méo mặt. Nhưng dù sao, tôi cũng phải về nhà. Lúc tiễn tôi đi, Hòa lé đã nói rồi, đừng bắt chước Kinh Kha một đi không trở lại. Tôi sẽ trở lại. Nhưng trời ơi, trở lại như thế nào đây?
Đang than thân trách phận, đột nhiên tôi ngồi thẳng người dậy, dỏng tai nghe ngóng. Hình như có tiếng cười hí hí đâu đây. Tiếng cười đột ngột ngưng bặt rồi lại vang lên như tiếng chuột rúc. Lần này, tôi xác định được tiếng cười phát xuất từ gốc dương liễu cạnh chỗ tôi ngồi. Tôi liền đứng dậy lần mò về phía khả nghi, cổ nhướng cao như cổ cò, cặp mắt láo liên như công an đi bắt ăn trộm.
Và trời đất cha mẹ ơi, cái gì thế này? Đập vào mắt tôi là tám cái cẳng chân nằm duỗi dài đằng sau bụi xương rồng lởm chởm. Tôi vừa phát hiện ra tám cái "càng cua" thì cùng ngay lúc ấy, bốn cái đầu từ từ nhô lên khỏi chỗ nấp, cái đầu nào cũng lấm lem đất cát và trang điểm một nụ cười nhăn nhở trên môi.
Trước tình huống đó, tôi chỉ biết dở khóc dở cười. Thì ra trong khi tôi đinh ninh các tướng đang nằm khoèo ở nhà thì các tướng hè nhau ra đây "phục kích", trong đó có cả sư phụ Bá của tôi. Các tướng nấp ở đâu chẳng nấp, lại nấp ngay cạnh chỗ tôi ngồi, chắc tên nào tên nấy đã xem mãn nhãn vở bi hài kịch khi nãy rồi còn gì! Nhưng trong cái rủi có cái may, chẳng thà tụi nó biết hết, tôi khỏi phải khổ tâm kể lại, chứ nếu không tôi chẳng biết phải ăn nói làm sao.
Nhìn tụi bạn lục đục bước ra, tôi gượng gạo hỏi:
- Tụi mày nghe thấy hết rồi chứ gì?
Hòa lé vừa ngồi xuống ghế vừa gục gặc đầu:
- Nghe hết rồi! Tao xin chân thành chúc mừng mày!
Tôi cười mếu máo:
- Đừng chọc quê, tội nghiệp tao mày!
Hòa tủm tỉm:
- Tao chúc mừng thật đấy chứ! Chúc mày từ nay yên tâm thẳng đường về... Thiên Trúc thỉnh kinh. Vừa rồi mày cũng giống như Tam Tạng sa tay yêu quái, may nhờ trời phật cứu ra, từ nay ráng lo tu tâm dưỡng tính, đừng có bắt chước tụi tao!
Hòa pha trò nhưng tôi không cười nổi. Thấy vậy, Ngữ ngâm nga an ủi:
Nếu biết rằng em đã có chồng
Anh về lấy vợ thế là xong
Vợ anh đầu tóc thì xoăn tít
Da nó đen thui dẫu nó Hồng!
Không hiểu sao khi thấy Ngữ đụng chạm đến nhỏ Hồng, tôi bỗng cau mặt cự nự:
- Đừng chế giễu nhỏ Hồng nữa, mày!
Phản ứng bất ngờ của tôi khiến Ngữ trợn mắt:
- Chà, chà, bữa nay lại nổi hứng bênh vực cho em Hồng hén! Hay là yêu người tình mới không xong, mày tính quay lại với người tình cũ đây!
Tôi não ruột:
- Quay tới quay lui cái gì! Nhưng dù sao nhỏ Hồng cũng là một đứa tử tế. Nó là con gái xứ mình, "lý lịch rõ ràng". Gia Khanh đẹp nhưng nó là hoa hồng... xứ khác.
Ngữ dường như hiểu ra tâm trạng buồn bã của tôi. Nó thôi cười cợt. Mà nhìn tôi, ngậm ngùi phụ họa:
- Ừ, hoa xứ mình thì mình mới điều tra được hoa nào tươi hoa nào héo. Chứ còn hoa xứ khác, nó có chủ bảy mươi đời rồi mình cũng chẳng biết, cứ khờ khạo cắm đầu yêu tới yêu lui.
Lời than thở ai oán của Ngữ không chỉ dành riêng cho tôi mà dành cho những đứa đồng cảnh ngộ khiến cả bốn kẻ si tình đều mặt nhăn mày méo... Chỉ có Bá là ngoài vòng dại dột. Nó bình tĩnh vỗ vai tôi và xổ câu quen thuộc:
- Thôi, đừng buồn nữa! Thua keo này ta bày keo khác!
Tôi mệt mỏi lắc đầu:
- Không! Tao sẽ không bày keo khác nữa đâu!
Khi tuyên bố cái câu xanh dờn đó, tôi nói rất thật lòng. Bởi vì lúc ấy, tôi đang bùi ngùi nhớ đến lời dặn dò chí lý của ba tôi: "Con nhớ đừng yêu đương nhăng cuội". Tôi cũng nhớ tới cả lời nhận xét thiên tài của Voltaire: "Thượng đế chỉ tạo ra đàn bà để nhử đàn ông!". Không, tôi sẽ không thèm đáp lại tình yêu của bất kỳ cô gái xinh đẹp nào nữa, mặc cho cô ta khóc sướt mướt cả năm ròng. Tôi sẽ không để cho ai làm hỏng tôi, hỡi nước, xe bò và các mụ phù thủy. Tôi là một người đàn ông đã có quá nhiều kinh nghiệm về đàn bà. Chẳng phải Mỹ Hạnh năm lớp bảy rồi Gia Khanh năm lớp mười một, bọn chúng đã thay nhau "nhử" tôi những trận nhớ đời đó sao?
Kể từ nay tôi nhất định trở lại là tôi - người mặt sắt! Quyết định dứt khoát điều đó rồi, lòng tôi dần dần bình thản trở lại. Và tôi vui vẻ cầm lấy chiếc bánh ngọt và điếu thuốc lá Nghị đưa, có kèm theo một lời bình luận rất ư là... sáng suốt:
- Xứ khác không ăn thì xứ mình ăn! Xứ khác không hút thì xứ mình hút! Coi như đây là buổi liên hoan mừng tai qua nạn khỏi! Sao chổi Halley đã tắt, huynh đệ khỏi tương tàn, anh em ta từ đây thoát khỏi cảnh mất ăn mất ngủ! Tao nói vậy mày ngẫm xem có đúng không Khoa?

Sàigòn 1990

Nguyễn Nhật Ánh

Xem Tiếp: ----
Xem Tiếp:

Truyện Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21
Truyện Cùng Tác Giả Ba Lô Màu Xanh Bài Toán Đố Cuối Năm Bàn Có Năm Chỗ Ngồi Bắt đền hoa sứ Bí Ẩn Của Mốt Bí mật của tóc tiên Bí Mật Kẻ Trộm BỒ CÂU KHÔNG ĐƯA THƯ BONG BÓNG LÊN TRỜI Buổi Chiều Windows

Xem Tiếp »