II. B. HƯỚNG VỄ MỘT GIẢI PHÁP THƯƠNG LƯỢNG
II. B

TÓM LƯỢC

Trong số những hiểu lầm thường xuyên trích dẫn liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam là cái nhìn cho rằng chính quyền Eisenhower đã thẳng thừng từ chối can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Những ghi chú để lại cho thấy rõ ràng rằng Hoa Kỳ đã nghiêm túc xem xét việc can thiệp, và đã tranh đấu sự ủng hộ của Anh và các đồng minh khác cho việc này. Cùng với việc chiến tranh Pháp - Việt Minh nổ lớn và sự suy thoái vị trí quân sự của Pháp, Hoa Kỳ đã bị buộc phải lấy một thế đứng: thứ nhất, có thể can thiệp quân sự để ngăn chiến thắng của Việt Minh; thứ hai, dự tính khả năng ngày càng tăng về các cuộc đàm phán giữa Paris và Hồ Chí Minh để kết thúc chiến tranh thông qua một giải pháp chính trị. Để tránh việc người Pháp chạy làng, và tránh sự can thiệp đơn phương của Hoa Kỳ để thế chân vào, Hoa Kỳ đề xuất vào năm 1954 mở rộng chiến tranh bằng cách lôi kéo một số đồng minh trong một nỗ lực phòng thủ tập thể thông qua "những hành động thống nhất." Các cuộc tranh luận trong nội bộ chính phủ về vấn đề can thiệp tập trung chủ yếu vào ý muốn và tính khả thi của hành động quân sự của Mỹ. Tầm quan trọng của Đông Dương đối với lợi ích an ninh của Hoa Kỳ ở vùng Viễn Đông đã được xem như đã được công nhận. Chính quyền Eisenhower tiếp nối bằng những phát biểu chung sự quan tâm của Hoa Kỳ về Đông Dương là đã được thể hiện bởi chính quyền Truman. Đối với việc can thiệp, tài liệu NSC 124 tháng 2 năm 1952 dưới chính quyền Truman đã công nhận rằng Hoa Kỳ có thể bị bắt buộc có một số hành động quân sự để ngăn chặn các nước Đông Nam Á sụp đổ. Cuối năm 1953 - đầu năm 1954, sự sụp đổ của Đông Dương dường như sắp xảy ra, vấn đề can thiệp lại được đặt ra. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bị thúc ép bởi các thẩm quyền cao nhất đã xác định kích thước và tính chất của một lực lượng Hoa Kỳ để sẵn sàng tham dự vào Đông Dương.
Một giới chức trong Bộ Quốc phòng đã đặt câu hỏi cho rằng hoạt động không quân và các lực lượng hải quân Hoa Kỳ lúc đó là đủ để giúp người Pháp. Quân đội đặc biệt quan tâm về kế hoạch dự phòng cho rằng chỉ hành động của không và hải quân của Hoa Kỳ một mình là có thể mang lại chiến thắng quân sự và lập luận rằng các ước tính thực tế về lực lượng bộ binh tính cả mức độ di động có thể là cần thiết. Bộ Ngoại giao cho rằng Đông Dương là rất quan trọng đứng trên quan điểm chính sách đối ngoại, sư can thiệp có thể là cần thiết. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng và Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp [JCS – Joint Command Staff], ước tính rằng, hành động hải-không quân một mình không thể đẩy lùi con sóng Việt Minh, khuyến cáo rằng thay vì can thiệp trực tiếp, Hoa Kỳ nên tập trung kêu gọi Paris đào tạo mở rộng một đội quân bản địa, và nên phát huy tất cả các áp lực có thể ở châu Âu cũng như ở châu Á - để thúc đẩy người Pháp chiến đấu mạnh mẽ để đạt một chiến thắng quân sự. Nhiều người trong Chính phủ Hoa Kỳ (Báo cáo Ridgway nổi bật trong nhóm này) đã cảnh giác rằng can thiệp của Hoa Kỳ có thể kéo theo sự can thiệp của Cộng sản Trung Quốc. Trong trường hợp này, thậm chí Hoa Kỳ có triển khai một lực lượng bộ binh đáng kể cũng không thể ngăn chặn làn sóng ở Đông Dương. Một số nghiên cứu đặc biệt cao cấp không thể nối kết rõ ràng về sự khác biệt giữa những người cho rằng lợi ích sống còn của Hoa Kỳ đã được gắn chặt với Đông Dương, và những người không muốn đưa ra quyết định chặc chẽ để lực lượng bộ binh Hoa Kỳ can thiệp nhằm đảm bảo những lợi ích [của Mỹ]. Hậu quả là, khi người Pháp bắt đầu thúc ép Hoa Kỳ can thiệp vào Điện Biên Phủ, chính quyền Eisenhower đã lấy vị trí rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp đơn phương, nhưng chỉ làm cùng với một số đồng minh châu Âu và Viễn Đông như là một phần của một lực lượng tổng hợp. (Tab 1)
Đề nghị "hành động thống nhất” này được Bộ Trưởng Dulles thông báo công khai vào ngày 29 tháng 3 năm 1954, được thiết kế để đưa cho Pháp một giải pháp thay thế cho việc đầu hàng tại bàn đàm phán.  Các cuộc đàm phán cho một giải pháp chính trị cho chiến tranh Pháp-Việt Minh, tuy nhiên, được đảm bảo khi Bộ trưởng Ngoại Giao của bốn cường quốc ngoài họp vào tháng Hai tại Berlin đã đưa Đông Dương vào chương trình nghị sự của Hội nghị Geneva sắp đến. Bộ trưởng Ngoại giao Bidault nhất định nhấn mạnh trên vấn đề này, với sự phản đối của Mỹ, bởi vì ở Pháp áp lực gia tăng đòi chấm dứt một cuộc chiến tranh dường như không bao giờ dứt, dai dẳng và tốn kém. "Phe hòa bình" ở Paris trở nên mạnh mẽ hơn so với tỷ lệ tương ứng với phe "thăm dò hòa bình" bởi Hồ Chí Minh, và thiếu sự thành công của Pháp trên chiến trường. Chính sách của Hoa Kỳ là lái người Pháp ra khỏi các cuộc đàm phán vì sợ rằng Đông Dương có thể qua đó sẽ bị [Pháp] giao cho "đế quốc" cộng sản.
Ngoại trưởng Dulles dự kiến ​​một lực lượng phòng vệ tập thể gồm mười quốc gia để lấy " hành động thống nhất " nhằm ngăn chặn một thất bại của Pháp - nếu cần thiết, trước khi Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu. Dulles và Đô đốc Radford, lúc đầu, nghiêng về phía can thiệp đơn phương tại Điện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp (cái gọi là "Chiến Dịch Diều Hâu [Operation Vulture]”). Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Quốc hội cho biết họ không muốn hỗ trợ hành động quân sự của Hoa Kỳ mà không có hoạt động liên minh cùng hành động, và Tổng thống Eisenhower đã quyết định sẽ không can thiệp mà không có sự chấp thuận của Quốc hội. Ngoài ra để tham gia liên minh,sự phê duyệt của Quốc hội được coi là phụ thuộc vào một tuyên bố công khai của Pháp rằng họ đã đẩy nhanh thời gian biểu giao độc lập cho ba nước Đông Dương.
Hoa Kỳ đã không thể thu thập nhiều hỗ trợ cho " hành động thống nhất ", ngoại trừ Thái Lan và Phi Luật Tân. Phản ứng của Anh nói chung là do dự, và thẳng thừng phản đối hành động quân sự trước khi Hội nghị Giơ-ne-vơ mở đầu. Eden sợ rằng nó sẽ dẫn đến việc mở rộng cuộc chiến tranh với nguy cơ cao về sự can thiệp của Trung Quốc. Hơn nữa, người Anh đặt vấn đề về thuyết domino của Mỹ, và tin rằng Đông Dương sẽ bị mất hoàn toàn ở Điện Biên Phủ và  qua các cuộc đàm phán ở Geneva. Đối với người Pháp, họ ít quan tâm đến "hành động thống nhất" hơn là việc quân đội Hoa Kỳ một hỗ trợ ngay lập tức ở Điện Biên Phủ. Paris sợ rằng “hành động thống nhất” sẽ dẫn đến việc quốc tế hóa chiến tranh, và lấy đi quyền kiểm soát [Đông Dương] ra khỏi bàn tay của mình. Ngoài ra, nó sẽ cản trở hoặc trì hoãn các cuộc đàm phán ban đầu hướng tới một giải quyết mà Pháp ngày càng mong muốn. Tuy nhiên, yêu cầu lặp đi lặp lại của Pháp đòi Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp trong giai đoạn đau đớn cuối cùng của Điện Biên Phủ đã không thể làm thay đổi niềm xác tín của Tổng thống Eisenhower rằng Hoa Kỳ sẽ bị lỗi lầm khi quyết định hành động một mình.
Tiếp sau sự sụp đổ của Điện Biên Phủ trong thời gian Hội nghị Giơ-ne-vơ, "thuyết domino" đã trải qua một đánh giá lại. Trong một hội nghị báo chí tháng 11, Ngoại trưởng Dulles quan sát thấy rằng "khu vực Đông Nam Á có thể được bảo đảm ngay cả khi không có, có lẽ, Việt Nam, Lào và Campuchia.". Trong một nhận xét sau đó, đoạn tuyên bố này đã bị xóa khỏi bài ghi lại chính thức, Dulles nói rằng Lào và Cam-pu-chia "quan trọng nhưng không có nghĩa là cần thiết bởi vì họ là các nước nghèo với số dân ít ỏi. (Tab 2)
 
THẢO LUẬN
Tab 1 - Tranh luận giữa các Bộ về việc can thiệp của Hoa Kỳ ở Đông Dương
Tab 2 - Cố gắng để Tổ chức " hành động thống nhất"