I.C. HỒ CHÍ MINH: TITO Của Á Châu
I.C phần 2
Tiểu sử chính trị của HỒ CHÍ MINH, 1890-1950

Có hai giai đoạn trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà  (VNDCCH), trong đó bề ngoài có vẻ như ông cống hiến trọn vẹn mình cho chủ nghĩa dân tộc Việt. Giai đoạn đầu là những năm đầu của những năm 1920 khi Hồ Chí Minh là một người với khác vọng chống thực dân, nhưng chưa bị cuốn vào cuộc cách mạng cộng sản. Giai đoạn thứ hai 1945-1950 dường như mối bận tâm [vẫn là] dân tộc chủ nghĩa, khi Hồ cố gắng thương lượng với Pháp, kêu gọi Mỹ, Anh và Trung Quốc can thiệp vào Việt Nam, chối mình là một người cộng sản, và tránh bất cứ liên kết nào giữa VNDCCH và Điện Cẩm Linh. Phần còn lại của đời sống chính trị của Hồ Chí Minh cố hửu là một người làm cách mạng cộng sản, chống thực dân, dân tộc chủ nghĩa - lưu vong, theo các trường học ở Moscow, nhà tù, hoạt động bí mật, chiến tranh du kích, phe đảng chính trị. Trình tự về sự nghiệp của ông ta cho tới năm 1950 được đính kèm, (trang C-48 và tiếp theo).
1. Hình thành con người chính trị
Hồ Chí Minh sinh ra tên Nguyễn Văn Thành [đúng ra là Nguyễn Tất Thành]  ngày 19 Tháng 5 năm 1890, ở [làng] Kim Liên phía bắc của tỉnh Nghệ An thuộc Trung Kỳ (nay thuộc về miền Bắc Việt Nam). Sớm trong cuộc đời Hồ đã có những oán giận cay đắng về sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam, cha của ông đã bị bắt giam tại Côn Sơn do đã tham gia vào các hoạt động dân tộc chủ nghĩa. Giáo dục trung học của Hồ Chí Minh đã diễn ra trong một mảnh đất màu mỡ của chủ nghĩa dân tộc, đó là trường Quốc Học ở Huế. Việc học của ông chấm dứt khoảng 1910 trước khi ông nhận được bằng tốt nghiệp, nhưng [dù sao] ông vẫn có được một sự giáo dục nhiều hơn hầu hết đồng bào của mình. Quyết định ra đi làm việc như một cậu bé phụ việc trên một chiếc tầu viễn dương của Pháp vào năm 1912 đã được [tác giả] Bernard Fall xem là một quyết định chính trị quan trọng - đó là, Fall đã đánh giá Hồ, không giống như những người Quốc dân Đảng bảo thủ nhất, từ đó đã chọn phương Tây (chủ nghia cộng hòa, dân chủ, chủ quyền dân tộc, v.v…), thay vì phương Đông (chủ nghĩa quân phiệt, xã hội phong kiến, vv). 1 / Nếu chuyến đi biển là một quyết định quan trọng hơn tất cả, nó có thể cho thấy rằng Hồ đã không đi theo con đường bình thường của chủ nghĩa dân tộc Việt. Sự kiện này đã xảy ra bởi Hồ đã tuyệt giao với cha mình là Nguyễn Tất Sắc, người đã giao cho ông một bức thư đê đưa cho Phan Chu Trinh, một người kỳ cựu dân tộc chủ nghĩa ở Paris. Sắc đã hy vọng là Phan sẽ dạy dỗ Hồ về chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hồ không thể chấp nhận chủ trương “hợp tác hòa bình với người Pháp” của Phan, và đã rời bỏ Paris, sau đó ông cắt đứt quan hệ của mình với cha mình.  2/
Là một thanh niên Á Châu phải vật lộn để kiếm sống ở Âu Châu và Mỹ trước Thế Chiến I, Hồ đã tiếp xúc với sự kỳ thị chủng tộc của nền văn minh phương Tây và có lẽ đã tìm an toàn  khi ông gia nhập Hội Những Lao Động Người Nước Ngoài mà dân gốc Trung Quốc chiếm ưu thế, một tổ chức bí mật, chống thực dân quan tâm tới việc cải thiện điều kiện làm việc của người lao động nước ngoài, nhưng ngày càng phát triển thành một lực lượng chính trị. Hồ sang Pháp từ London vào năm 1917 với cuộc chiến phía trước mặt, và cuộc cách mạng Nga Lênin ở phía sau. Tự xem mình một người tổ chức chính trị và người viết đủ các thể loại, Hồ đã ký các bài viết dưới tên Nguyễn Ái Quốc (có nghĩa là "Nguyễn- người yêu nước") - một bí danh mà tất cả các người Việt Nam đã biết ông cho đến khi được trở thành Hồ Chí Minh vào năm 1943. Là một người viết ở  Paris, chủ nghĩa dân tộc chống thực dân là chủ đề chính cho tờ báo bí mật của mình – tờ Việt Nam Hồn. Hồ cũng viết một bài tố cáo chính sách thực dân Pháp được đọc rộng rãi tên là “Bản án cho hế độ thuộc địa Pháp”. Tài liệu này đã trở thành “thánh kinh cho những người dân tộc chủ nghĩa" tại Việt Nam 3 /. Bị cuốn vào lòng nhiệt thành yêu nước của hiệp ước đình chiến, Hồ đưa ra một chương trình tám điểm trình bày trong [hội nghị] Versailles:
"Thu hút bởi lời hứa của [chương trình] Mười Bốn Điểm của Woodrow Wilson, người phát ngôn của các dân tộc khác nhau đều muốn độc lập phải theo cùng các lãnh đạo Đồng Minh chiến thắng đến Paris vào năm 1919. Cùng với Ấn Độ, Hàn Quốc, người Ailen, và người Ả Rập, Hồ Chí Minh đến với một danh sách những bất bình của Việt Nam và lời biện hộ cho quyền tự chủ cho người Việt. Ông đến [hội nghị] Versailles trong bộ quần áo dạ tiệc được thuê để đưa ra những lời kêu gọi của mình. Tuy nhiên, các chính khách gặp nhau tại Paris đã không có thời gian dành cho các vấn đề của các dân tộc thuộc địa của đế quốc Pháp, và không gì được đưa ra từ đó" 4/
Đây là cú ném chính chót mà Hồ bi quăng ra khỏi chủ nghĩa dân tộc không cộng sản trước 1920, kể từ ngày đó ông bắt đầu ngày càng dấn than vào vòng nhóm của Leon Blum, Marcel Cochin, Marius Moutet, và những khuôn mặt chính trị cánh tả  khác, và trở thành thành viên của Đảng xã hội Pháp. Vào tháng Năm năm 1920, Hồ đã củu làm đại biểu tại Đại hội Đảng Xã Hội ở [thành phố]Tours, và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sau này trong cuộc sống Hồ nhớ lại những ngày đó mô tả "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin" °( Bài viết vào tháng Tư, 1960, cho vấn đề Liên Xô xem xét lại phương Đông, dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Lenin. Từ đợt phát hành Mùa Thu, Hồ làm Cách mạng, 5-7)
"Sau Thế chiến thứ nhất, tôi kiếm sống ở Paris, khi thì làm thợ chỉnh sửa hình cho một nhiếp ảnh gia, khi là họa sĩ vẽ tranh cổ Trung Quốc (làm ở Pháp), tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp tại Việt-Nam.
"Vào thời điểm đó, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính, chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó, yêu thương và ngưỡng mộ Lenin vì ông là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào của mình, cho đến khi đó, tôi đã không đọc cuốn sách của ông.
"Lý do cho tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp là các 'quý bà và quý ông" - như tôi gọi các đồng chí của tôi tại thời điểm đó - đã tỏ ra đồng tình với tôi, đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Nhưng tôi chưa hiểu gì là đảng phái, công đoàn, cũng không biết  chủ nghĩa xã hội hay cộng sản là gì.
Nhiều buổi bàn cãi sôi nổi sau đó đã diễn ra trong các chi bộ của Đảng Xã Hội, về vấn đề Đảng Xã Hội nên ở trong Đệ Nhị Quốc tế, nên thành lập Quốc Tế Hai-Rưỡi  hay Đảng Xã hội cần tham gia Đệ Tam Quốc tế của Lê Nịn Tôi tham dự các cuộc họp thường xuyên, hai hoặc ba lần mỗi tuần, và luôn chăm chú lắng nghe các cuộc thảo luận.
Đầu tiên, tôi không thể hiểu được hết. Tại sao các cuộc thảo luận hăng như vậy? Với Đệ Nhị, Đệ Nhị rưỡi, hoặc Đệ Tam quốc tế, [với Quốc Tế nào] cuộc cách mạng có thể được tiến hành. Các lập luận sau đó để làm gì? Đối với Đệ Nhất Quốc Tế, chuyện gì đã xảy ra với nó?
"Những gì tôi muốn biết nhất -- và điều này chính xác là không được thảo luận trong các cuộc họp -- là: Quốc Tế [Cộng Sản] nào đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa?
"Tôi đưa ra câu hỏi này -- quan trọng nhất trong quan điểm của tôi trong cuộc họp. Một vài đồng chí đã trả lời: Đó là thứ ba, không phải là quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã cho tôi cuốn " Luận điểm về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin xuất bản bởi [tờ báo] Nhân Đạo [L’Humanité], để đọc.
"Có những chữ chính trị khó hiểu trong luận cương này. Nhưng cứ đọc nó một lần rồi nhiều lần nữa, cuối cùng tôi có thể hiểu được phần chính của nó. Bao nhiêu cảm xúc, nhiệt tình, tầm nhìn rõ ràng, và tự tin đã tràn ngập trong tôi! Tôi đã vui mừng khôn xiết đến rơi nước mắt. Tuy chỉ một mình ngồi trong phòng, tôi hét to như thể trước một quần chúng đông đảo: "Kính thưa liệt sĩ, đồng bào! Đây là những gì chúng ta cần, đây là con đường giải phóng chúng ta!"
"Sau đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, trong Đệ Tam Quốc tế”.
"Trước kia, trong các cuộc họp của chi bộ, tôi chỉ ngồi nghe người ta nói; tôi đã có một niềm tin mơ hồ rằng ai cũng có lý cả, và không thể phân biệt được ai đúng ai sai. Nhưng kể từ khi đó, tôi cũng xông vào các cuộc tranh luận và thảo luận sôi nổi.  Mặc dù tôi vẫn không đủ tiếng Pháp để nói hết suy nghĩ của tôi, tôi vẫn tấn công mạnh mẽ những lời lẽ chống lại Lenin và Đệ Tam Quốc tế với không ít cuồng nhiệt. Lý luận duy nhất của tôi là:.. “Nếu các bạn không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu bạn không đi với các dân tộc thuộc địa, loại cách mạng mà các bạn đang tiến hành là loại cách mạng gì?”
"Tôi không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi, tôi cũng đã đi đến chi bộ khác để nói lên “chỗ đứng” của tôi. Nay tôi phải nhắc thêm rằng các đồng chí Marcel Cachin, Vaillant Couturier, Monmousseau, và nhiều người khác đã giúp tôi mở rộng kiến thức. Cuối cùng, tại Đại hội Tours, tôi đã bỏ phiếu với họ gia nhập Đệ Tam Quốc tế.
"Lúc đầu, lòng yêu nước, chưa chưa phải là chủ nghĩa cộng sản, đã khiến tôi có niềm tin để theo Lênin, trong Đệ Tam Quốc tế. Từng bước, trong cuộc đấu tranh, bằng cách nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, song song với sự tham gia vào các hoạt động thực tế, dần dần tôi hiểu được thực tế là chỉ có Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là có thể giải phóng các dân tộc bị áp bức và người lao động trên khắp thế giới khỏi ách nô lệ.
"Có một truyền thuyết, ở nước tôi cũng như ở Trung Quốc, dựa trên cuốn sách 'Sách của khôn ngoan” kỳ diệu. Khi phải đối mặt với những khó khăn lớn, người ta mở nó và tìm thấy một cách để ra.  Lê-nin không chỉ là cuốn " sách của khôn ngoan”  kỳ diệu đó, mà còn là một la bàn cho cách mạng và nhân dân Việt Nam chúng tôi: nó cũng là mặt trời rạng rỡ chiếu sáng con đường của chúng tôi đến thắng lợi cuối cùng, đó là Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. "
2. Đại Diện Quốc Tế Cộng Sản
Sau đó vào năm 1920 Hồ Chí Minh cũng tham dự Hội nghị Baku (Hội nghị đầu tiên của nhân dân vùng Viễn Đông) trong chuyến thăm đầu tiên tới Nga. Nó cũng có khả năng rằng ông đã tham gia Hội nghị của người lao động của vùng Viễn Đông vào năm 1922 tại Moscow đã quan tâm với việc thiết lập chủ nghĩa cộng sản ở vùng Viễn Đông. Ông trở lại Pháp và
"Hồ Chí Minh ở lại Pháp cho đến 1923, khi Đảng Cộng sản Pháp đã chọn ông làm đại biểu để tham dự Đại hội Quốc tế nông dân (Krestintern) tại Moscow vào tháng mười... ông đã không rời khỏi Liên Xô sau cuộc họp, ở lại đó một năm, nghiên cứu cộng sản, kỹ thuật, tổ chức của nó, mẻ đầu tiên. Ông đã biết về chủ nghĩa cộng sản nhiều đến tuyệt vời và gần-tuyệt vời trong giai đoạn này, hơn như lúc trước đây ông đã gặp các nhà lãnh đạo phong trào cánh tả ở Paris.” 5/
Năm 1924, Hồ đã trở thành một sinh viên tại trường Đại học Công nhân Phía Đông và nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và các chiến thuật của Bolshevik.  6/
Năm 1925, ông đi cùng Michael Borodin, đại biểu Quốc tế cộng sản cho Quốc Dân Đảng đến Quảng Châu, Trung Quốc, như một người thông dịch tiếng Trung cho lãnh sự quán Liên Xô. Sau một vài tháng, Hồ đã tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. 7/  Học viện chính trị và quân sự Whampoa tại Quảng Châu, là nơi đã thu hút những người cách mạng, đặc biệt là Việt Nam, là trung đào tạo của Hồ về cách mạng và chủ nghĩa Mác. Hồ bị cáo buộc là có những hiểu hiện chính trị tàn nhẫn trong việc tố giác một đối thủ dân tộc chủ nghĩa là Phan Bội Châu, một người Việt Nam yêu nước và lý tưởng nổi tiếng, Hồ được cho là đã nhận được 100.000 đồng [Đông Dương] của công an cho sự phản bội của mình. Hồ cũng đã thiết lập một hệ thống mật vụ nổi tiếng là tàn hại các tổ chức quốc gia chủa nghĩa Việt. Ông và trợ lý của ông, một người tên Lâm Đức Thụ, yêu cầu hai bức ảnh cho mỗi thí sinh vào Học viện Whampoa... Sau khi tốt nghiệp, nếu sinh viên tham gia Đoàn Thanh Niên của Hồ, họ sẽ trở lại Việt Nam trong vòng bí mật. Nếu sinh viên nào có biểu hiện sẽ tham gia một đảng khác, Thụ sẽ bán bức ảnh kia cho lãnh sự quán Pháp, mà sau đó sinh viên này bị bắt tại biên giới. Vì vậy, Hồ phát triển các tổ bí mật của mình, trong khi làm suy yếu phe đối lập quốc gia. 8 / Tại Whampoa vào năm 1926, Hồ đã viết rằng "[cuối cùng] chỉ có đảng cộng sản là có thể bảo đảm được cuộc sống no đủ của người Việt Nam." 9 /
Năm 1927, Chiang Kai-shek chia tay với những người cộng sản, và Borodin đã buộc phải quay trở lại Moscow. Hồ Chí Minh trở về Moscow với anh ta, nhưng trước khi khởi hành ông đã bàn giao việc lãnh đạo Liên đoàn Thanh niên cho một trợ lý đáng tin cậy, ông này đã bị bắt trong vòng một năm sau đó. Các lãnh đạo Liên đoàn sau đó đã hạ Thụ đang sống xa hoa ở Hồng Kông bằng tiền máu của Pháp. Thụ triệu tập một cuộc họp ở Hồng Kông vào năm 1929 mà kết quả các đại biểu Việt Nam đã bỏ ra về trong sự ghê tởm, và đã hình thành Đảng Cộng sản Đông Dương tại Bắc Kỳ. Lãnh đạo lưu vong của Liên đoàn thừa nhận sự cần thiết phải tổ chức một đảng cộng sản, nhưng trong thực tế, không muốn đi chệch khỏi đường lối chính trị của Hồ Chí Minh là xây dựng một đảng cách mạng dân tộc với định hướng xã hội chủ nghĩa. 10 /  Như Đảng Cộng sản Đông Dương đã tăng trưởng trong sức mạnh, đoàn Thanh Niên đã thông qua cái tên "An Nam Cộng sản Đảng."
Sau khi rời khỏi Trung Quốc  năm 1927, Hồ Chí Minh đi Moscow, Berlin, và vào năm 1929 đến Thái Lan làm việc bí mật với 30.000 di dân Việt. Hồ trở về Hồng Kông vào tháng Giêng 1930, và giải quyết sự mất đoàn kết giữa nhiều phe phái Cộng Sản Đông Dương. Một đảng mới được thành lập, với một ủy ban trung ương tại Hải Phòng, đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tháng Mười, 1930, dưới áp lực của Quốc tế cộng sản, nó được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bao gồm Campuchia và Lào; Ủy ban Trung ương đã được chuyển vào Saigon.  11 / Ngay sau đó Cảnh sát Pháp đàn áp gần như tiêu diệt các tổ chức cộng sản, một số phụ tá cho Hồ Chí Minh như Phạm Văn Đồng, Giáp và những người khác, đã bị đày đi Côn Sơn với thời gian phạt tù dài.
3. Nhà tù và tối tăm
Ho, người đã bị Pháp kết án tử hình vắng mặt đã bị bắt ở Hồng Kông vào năm 1931 bởi người Anh. Bernard Fall đã viết về khoản này:
"Về pháp lý, tuy nhiên, trong thế giới lịch sự của Hong Kong luật Anglo-Saxon chiếm ưu thế.  Bảo vệ bởi Sir Stafford Cripps trước Tòa án Cơ mật của Anh, Hồ đã được Tòa phán là thuộc đối tượng không chịu dẫn độ khi ông ta là một người tị nạn chính trị.. Tuy nhiên, người Anh cũng không muốn [chứa chấp] ông ta và ông này đã được xem như là một người đã được đánh dấu. Ông đã bí mật rời khỏi Hồng Kông để vào một nơi heo hút trong tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc.
"Bằng cách nào đó, chỉ một năm sau, Hồ đã có mặt ở Thượng Hải, nơi nước ngoài duy nhất ở Á Châu có một cộng đồng đáng kể người Việt có thể được tìm thấy. Ông đã tuyệt vọng tìm cách liên hệ với bộ máy Quốc tế cộng sản, mà lúc này rất thận trọng che giấu hoạt động của mình ở Trung Quốc..Cũng dễ hiểu vi những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc còn để lại ở ngoài vùng của Mao Trạch Đông là không thể quãng bá sự hiện diện của nó trên toàn Thượng Hải. Nhưng có thể có một lý do là Hồ Chí Minh cũng khó khăn tìm ra những người Cộng sản:. Lý do tại sao Hồ được người Anh thả cũng là điều mà những người Cộng Sản có đầu óc nghi ngờ có thể nuốt được. Đối với việc bộ máy Cộng sản đang trổi dậy từ khi bị đánh nát trong những năm 1930, đây là một việc làm bình thường nhằm cô lập Hồ Chí Minh như một kẻ phá hoại tiềm năng cho đến khi những gì ông đã nói và làm trong khi bị Anh giam giữ được biết rõ.
"Cuối cùng, Hồ đã liên lạc được và đầu năm 1934 bộ máy Cộng sản đã ngầm đưa ông trở lại Moscow, nơi một nhóm khá lớn các học viên Việt Nam đã đến trước để du học trong nhiều lĩnh vực, từ kỹ thuật đến việc kích động và tuyên truyền. Dĩ nhiên ông quay lại tiếp tục học món sau.
Đầu tiên Hồ tham gia Học Viện Về các Vấn Đề quốc gia và Thuộc Địa ở Moscow, và sau đó là "trường đại học” nổi tiếng cho các nhà lãnh đạo cao cấp của Cộng sản, trường Đảng Lenin. Moscow, năm 1935-1938, cũng cung cấp một nền giáo dục khác xa: các cuộc thanh trừng của Stalin. Sẽ rất thú vị nếu ta có thể biết những gì Hồ cảm giác được khi nhìn thấy một số bạn bè thân nhất của mình bị buộc tội, bị kết án, và xử tử vì những tội ác mà họ không hề vi phạm.. Điều đáng chú ý rằng Hồ, là một thành viên nổi tiếng của nhóm Quốc tế cộng sản, không bị thanh lọc cùng với hàng trăm hàng ngàn người ít quan trọng hơn ông đã thành nạn nhân của bệnh cuồng diên của Stalin. " 12/
Hồ sơ về quãng đời của Hồ trong giai đoạn 1933-1939 là ngược lại là tối tăm [không biết chuyện gi đã xảy ra], phong trào cộng sản tại Việt Nam được dẫn dắt bởi Trần Văn Giàu và những người khác trong những năm ấy.
Hồ nổi lên từ những năm rút kín của mình vào năm 1939, một năm khó khăn. Hồ, như một người cộng sản kỷ luật phải tuân theo hướng dẫn chiến thuật của Đảng la dự định bảo vệ Liên Xô thành cơ sở của phong trào quốc tế, ngay cả khi điều này đã đưa ông vào một mâu thuẩn tạm thời với mục tiêu dài hạn của Việt Nam. Trong giai đoạn trước thế chiến thứ II, Fall đã viết:
".. Có lẽ sau đó Hồ đã trung thành vô điều kiện với Stalin, và Stalin biết điều đó. Chuyện này đã trở nên đặc biệt rõ ràng khi chủ nghĩa phát xít bắt đầu xuất hiện như một mối đe dọa và các đảng cộng sản quyết định vào năm 1936 áp dụng các chính sách "mặt trận dân tộc”, với các nền dân chủ phương Tây.
"Chính sách này là một viên thuốc đắng cho các chính phủ Cộng sản như ở thuộc địa Đông Dương, nó có nghĩa là phải bỏ chuyện ủng hộ độc lập đi để hoàn toàn ủng hộ một chính sách hợp tác với chế độ thực dân Pháp. Hồ, trở về với căn cứ Cộng sản ở miền Bắc Trung Quốc vào năm 1937, nghiến răng và nuốt hận miễn cưỡng tuân theo những thay đổi bất thường chi ly nhất để báo cáo những thành quả của mình trước Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản vào năm 1939, đã chứng minh sự thành công của ông.
"Có lẽ đấy là lúc sa cơ thấp nhất của Hồ. Ông đã công khai thề thốt về tất cả những gì ông theo đuổi, nay đã hợp tác với Pháp, những người mà ông ghét nhất, và đã phải bán rẽ những người đồng minh Trốt Kít, những người thỉnh thoảng đôi khi giúp phe Cộng Sản đánh bại những ứng cử viên do Pháp tài trợ trong các cuộc bầu cử tại Nam Kỳ (một thuộc địa Pháp, sau đó một phần của Liên bang Đông Dương, là một vùng [được Pháp] bảo hộ, được hưởng quyền đại diện trong cơ quan lập pháp [Quốc Hội Pháp]) Và điều tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc. Không được Quốc tế cộng sản cho phép mình lộ diện một quá sớm để trở lại Việt Nam, ông chỉ làm việc như một liên lạc viên tầm thường trong lộ quân 8 Cộng sản Trung Quốc, đang đánh nhau Nhật". 13/
4. Lãnh Đạo thời chiến
Năm 1940, Hồ đã được báo cáo là có mặt ở Liễu Châu, tỉnh Quãng Châu, ở miền Nam Trung Quốc, tham gia đào tạo du kích dưới sự bảo trợ của các lãnh chúa địa phương. Ngay sau đó, Hồ, với những tàn dư còn sống sót của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) đã vượt biên giới vào Việt Nam, và năm 1941 bắt đầu tổ chức một phong trào kháng chiến trên quy mô lớn. ĐCSĐD chuẩn bị và ủng hộ một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại Chủ nghĩa Đế Quốc Pháp và phát xít Nhật. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh tổ chức Việt Minh như một phong trào dân tộc Việt Nam kháng chiến. Chương trình Việt Minh tập trung vào sự hợp tác với các nước đồng minh đánh bại Nhật và giải phóng Đông Dương. Trong quá trình công việc của mình, Hồ đã bị bắt tháng 5 năm 1942 bởi phe Quốc Gia Trung Quốc, trong những tình hống đầy bí ẩn, và tháng 6 năm 1943, Hồ lại được thả ra một cách bí ẩn. Hồ bắt liên lạc lại với Việt Minh, vào lại Việt Nam, và đã lãnh đạo Việt Minh lên nắm quyền vào tháng Tám, năm 1945.
Hồ, cho đến thời điểm ông trở thành Chủ Tịch nước VNDCCH, chắc chắn là một người cộng sản trong ý nghĩa rằng ông đã trải qua 25 năm trong vòng tay kỷ luật và ý thức hệ của Đảng, và rằng ông đã là một đại diện của Quốc tế Cộng sản. Ông cũng là một người làm cách mạng dân tộc chủ nghĩa, nguyên nhân đã đòi hỏi ông phải chịu nhiều năm khó khăn, tù đày, lưu vong, và bị cô lập bí ẩn. Ghi chú trong “Nhật ký trong tù”, ông đã viết:
"Người  ra khỏi tù có thể xây dựng một quốc gia.
Bất hạnh là một bài kiểm tra mức trung thành thiên hạ
Phản đối bất công là những người thật xứng đáng.
Khi cửa tù mở ra, rồng thực sự sẽ bay cao. "  14/
4. Đứng đầu cả Nước
Bất cứ là gì khác, ông Hồ là một nhà lãnh đạo và tổ chức tuyệt hảo, một tay vận động lôi kéo sắc sảo những người khác, đã thành công đan kết một cách thức để vượt qua mớ âm mưu quốc tế phức tạp ở Trung Quốc để tạo quyền lực chính trị cho bản thân và những người theo mình trong ĐCSĐD và Việt Minh. Ông lên nắm quyền nước VNDCCH dưới sự bảo trợ của quân Đồng minh, và sự đồng tình của nhân dân. Ông đã không thành lập một chính phủ cộng sản, mặc dù bên cạnh mình trong Chủ Tịch Đoàn, ông đã sắp xếp nhiều phụ tá cộng sản để nắm giữ danh mục nội vụ, quốc phòng, tài chính, tuyên truyền, giáo dục, và thanh thiếu niên. Những người cộng sản, mặc dù trực thuộc Trung ương, chỉ là một thiểu số, và toàn thể nội các được đại diện đầy đủ với những thành viên độc lập [không đảng phái] và một số khác của các đảng phái quốc gia không cộng sản.  15/
Tháng Mười Một 1945, Hồ giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác, nhưng tới năm 1951 mà Đảng Cộng sản một lần nữa khẳng định bản thân một cách công khai trong chính trường VNDCCH. Hồ có vẻ như đã tung toàn bộ năng lượng của mình vào Việt Minh, mà ông mô tả trong năm 1945 là có:
"… hàng triệu thành viên từ tất cả các tầng lớp xã hội: trí thức, nông dân, công nhân, doanh nhân, binh lính, và từ tất cả các dân tộc trong cả nước..." 15/
Sau đó, ông chuyển sang cắt giảm số lượng ghế cộng sản trong nội các chính phủ, và mặt khác là để tăng cường tính iên minh của nó.
Hồ, Việt Minh và chính phủ VNDCCH đã nhấn mạnh bản sắc của họ với nhân dân, và những mục tiêu yêu nước, dân chủ và dân tộc của họ, như đã nói trên là không thể là cộng sản. Bài viết của Hồ Chí Minh của thời kỳ này là nói rõ: 16/
"Tháng Mười, 1945: Chúng ta phải nhận ra rằng tất cả các cơ quan Chính phủ, từ Trung ương đến các cấp độ xã, của người công chức, để nói rằng họ được chỉ định để làm việc vì lợi ích của toàn thể nhân dân.
"Năm 1945: Chúng ta không thích cũng không ghét người Pháp. Ngược lại, chúng ta tôn trọng họ như những người đầu tiên truyền bá những lý tưởng cao cả của Tự do, Bình Đẳng và Tình Huynh Đệ.
"Năm 1945: thực dân... đã đi ngược lại với những lời hứa về dân chủ và tự do mà các lực lượng Đồng Minh đã tuyên bố. Họ đã tự phá hoại nguyên tắc của cha ông của họ về Tự Do và Bình Đẳng. Kết quả là, vì chính nghĩa, vì công bằng của thế giới, và vì Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam mà đồng bào chúng ta trong cả nước đã vùng lên đấu tranh, và quyết tâm vững chắc giữ gìn nền Độc Lập của chúng ta.
"Tháng Giêng 1946: Với viễn tượng một chiến thắng dành hoàn toàn độc lập và để mang đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các đảng phái chính trị khác nhau để tăng cường hơn nữa sức mạnh của Chính phủ, nay đặt tên là Chính phủ Liên Hiệp Tạm Thời. Vào thời điểm này, nếu tất cả các bên đoàn kết với nhau, Chính phủ có thể vượt qua những khó khăn.
Mục tiêu chính trị: Thực hiện tốt cuộc bầu cử... để thống nhất các cơ quan hành chính khác nhau theo nguyên tắc dân chủ…
Mục tiêu kinh tế: cố gắng phát triển nông nghiệp, khuyến khích chăn nuôi trồng trọt và dự trữ giống má để kiểm soát nạn đói…
Mục tiêu quân sự: Để thống nhất các lực lượng vũ trang khác nhau …
"Tháng 10 năm 1946: Chúng ta phải cho Chính phủ và nhân dân Pháp và thế giới bên ngoài thấy là nhân dân Việt Nam đã sở hữu tất cả các điều kiện cần thiết để được độc lập và tự do, và và việc công nhận quyền tự do và độc lập của chúng ta đó là một điều cần thiết...
"Tháng 12 năm 1946: Hỡi đồng bào! Hãy đứng lên! Đàn ông và phụ nữ, già và trẻ, bất kể tín ngưỡng, đảng phái chính trị, hoặc quốc tịch, tất cả người Việt Nam phải đứng lên chống lại thực dân Pháp để cứu Tổ quốc …
"Tháng 4 năm 1948: gốc rẽ của Đất Nước là Dân. Trong kháng chiến và trong tái thiết Đất Nước, sức mạnh chính là ở người dân …”
6.  H chng nhng người Quc Gia
Sự chân thành của một Hồ Chí Minh dân tộc chủ nghĩa, trước sau, dường như là không thể đặt vấn đề, [sự chân thành] cũng vậy đối với Stalin, hay Harry Truman. Trong số những người dân tộc chủ nghĩa, Hồ là ưu tú nhất. Hồ đã dẫn các lực lượng [của mình] ra đón tiếp Đồng minh khi họ vào Đông Dương để chấp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật. Hồ đứng đầu VNDCCH năm 1945-1946, khi độc lập và hòa bình đoàn kết dân tộc dường đã ở trong tầm tay. Hồ được long dân, được kính trọng, thậm chí được tôn thờ. Ông đã giao trồng một hình ảnh có tính toán để hấp dẫn nông dân: tuổi đáng kính, thắt lưng buộc bụng, mộc mạc, và khiêm nhường. Ông nhấn mạnh "Bác Hồ" trong khi giới thiệu bản thân, và đó là một "Bác Hồ" mà các vùng nông thôn đã gọi ông ta. Không có bất cứ người Việt Nam được biết đến rộng rãi, hay được tôn kính nhiều như thế. 19/ Hơn nữa, không giống như bất kỳ đối thủ nào của mình, ông đã có một tổ chức chính trị kỷ luật tầm cỡ quốc gia, đã được đào tạo về nghệ thuật làm cách mạng, và giỏi về kỹ thuật huy động dư luận  ​​và kích động chính trị. Sự thật, từ đó, Hồ đã đạt một tầm cỡ như vào những năm 1945 hoặc 1946, là một hiện thân của dân tộc Việt. 20/
Vấn đề lịch sử, tất nhiên, là ở mức độ nào mà mục tiêu dân tộc của Hồ đã có thể thay đổi niềm tin cộng sản của ông. Đối vớ hiều nhà quan sát thời đó cho rằng dường như Hồ đặt chủ nghĩa dân tộc lên trên chủ nghĩa cộng sản không chỉ là một vấn đề che đậy, như ông đã thực hiện đồng thời việc giải thể Đảng và việc hình thành ra Hiệp Nghiên Cứu Mác-xít, mà còn là một kết luậnđầy nghi ngờ về tính hợp lệ của việc xem cộng sản như một hình thức chính trị phù hợp cho Việt Nam. Sainteny, người đàm phán cho Pháp về Hiệp Định ngày 6 năm 1946 với Hồ đã viết rằng: "các đề nghị, hành động, thái độ của ông, cá tính thật hay giả của ông, tất cả đều hướng đến một thuyết phục rằng ông đã tìm thấy một giải pháp bằng vũ lực làm đáng sợ...". Bảo Đại được biết đã nói rằng:" Tôi thấy Hồ Chí Minh đau khổ. Ông đã chiến đấu một trận chiến với bản thân. Hồ đã có cuộc đấu tranh cho riêng mình. Ông đã nhận ra rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là tốt nhất cho đất nước của mình, nhưng đã quá muộn. Cuối cùng, ông không thể vượt qua lòng trung thành của mình với cộng sản."   21/ Trong cuộc đàm phán cho giải pha’p “giữ nguyên ”  (Vivendi modus) với Pháp ở Paris vào mùa thu năm 1946, Hồ kêu gọi người Pháp "cứu ông ta khỏi những kẻ cực đoan"  trong Việt Minh vì một số nhượng bộ có ý nghĩa cho độc lập Việt Nam. 22 / Trả lời câu hỏi của một nhà báo, Hồ tuyên bố rằng ông có thể giữ [Việt Nam]  trung lập "như Thụy Sĩ" trong cuộc đấu tranh quyền lực thế giới đang phát triển giữa cộng sản và phương Tây. 23 /
Hoa Kỳ nghĩ thế nào v H
Cá nhân, Hồ là người dễ mến, và đặc biệt quyến rũ với người Mỹ. Những tuyên bố công khai của Hồ gây tiếng vang tốt với những tình cảm chống thực của hầu hết người Mỹ, và ông có hình ảng một người hấp dẫn, mong manh, khiêm tốn, khổ hạnh, nhưng hài hước và có tính quốc tế.  24 / Tướng Gallagher sĩ quan cao cấp của Mỹ khi tiếp xúc với Hồ năm 1945, đã rất ấn tượng với quyết tâm và sự cống hiến của Hồ cho dân tộc. Khi trở về, ông nói với các quan chức Bộ Ngoại giao rằng "Hồ đã sẵn sàng hợp tác với Vương quốc Anh, Liên Xô, hay Hoa Kỳ và thậm chí có thể chấp nhận sự giám hộcủa  Pháp nếu việc này phải chịu kiểm soát của các quốc gia khác."
"Khi được hỏi mức độ cộng sản của Việt Minh là như thế nào, Tướng Gallagher trả lời rằng họ thông minh và thành công đưa ra ấn tượng họ không phải là cộng sản Thay vào đó, họ nhấn mạnh quan tâm của họ về độc lập và lòng yêu nước của người Việt Nam. Tổ chức và kỷ thuật tuyên truyền của họ  là tuyệt vời, Tướng Gallagher đã chỉ ra, có vẻ như có chỉ dấu một số ảnh hưởng của Nga. Tướng Gallagher nói rằng nhóm thiểu số Cao Đài chắc chắn là Cộng sản. Theo ông, tuy nhiên, Việt Minh không nên được dán nhãn là hoàn toàn cộng sản giáo điều cố chấp." (From Memorandum of Conversation, by Mr. Richard L. Sharp, of the Division of Southeast Affairs, Department of State, dated January 30, 1946.)
Ngày 11 Tháng Chín 1946, Đại sứ Hoa Kỳ ở Paris có một viếng thăm của Hồ:
"Tôi trân trọng báo cáo rằng th theo yêu cu ca ông, tôi đã có một cuộc viếng thăm Chủ Tịch Hồ của nước Cộng hòa Việt Nam. Ông đã khẳng định những tin tức được công bố trên báo chí địa phương rằng cuộc đàm phán Fontainebleau giữa đại diện Việt Nam và đại diện người Pháp thực tế đã bị phá vỡ và đoàn đại biểu Việt Nam sẽ trở về Đông Dương... trong vài ngày tới... ông nói rằng ông và đảng của ông mong muốn một Việt Nam "độc lập" trong  "Liên Hiệp Pháp"…  Ông ta nói là họ mong muốn giúp đỡ từ  phía chúng ta nhưng không nói rõ là những gì. Ông đã nhân dịp này để nói rng ông không phi là cng sn.
"Từ những nhận xét nói chung mập mờ của ông, tôi gọp chung ra ý rằng ông muốn chúng ta vào cuộc chơi và ông sẽ rất hài lòng nếu ông có thể sử dụng chúng ta cách này hay cách khác trong các cuộc đàm phán tương lai của mình với nhà cầm quyền Pháp.
"Tôi bày tỏ sự quan tâm của chúng ta về Đông Dương và nhân dân Đông Dương, nhưng không đưa ra cam kết  nào” 25[phn gch đít là thêm vào].
Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Acheson, một lần, không hoàn toàn bị thuyết phục bởi các đại diện của Hồ Chí Minh. Trong Tháng Mười Hai năm 1946, ông điện cho một nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội những hướng dẫn:
"Giả sử bạn sẽ gặp Hồ tại Hà Nội và hãy đưa ra tóm tắt về suy nghĩ của chúng ta sau đây như một hướng dẫn:
"Hãy ghi nhớ rõ là Hồ là một nhân viên của cộng sản quốc tế, không có bằng chứng chứng minh là ông không lệ thuộc MOSCOW, tình hìnhchi’nh trị lẫn ​​lộn ở Pháp và sự hỗ trợ mà Hồ nhận được từ đảng Cộng sản Pháp. Điều ít mong muốn nhất là tình huống thành lập một Đông Dương Cộng Sản, định hướng Moscow dưới quan điểm của Bộ [Ngoại Giao].  Quan tâm đến những thông tin liên quan đến những yếu tố chống Cộng mạnh ở Việt Nam. Báo cáo đầy đủ, liên tục hay yêu cầu Bộ nhắc nhở Paris ….
"Nếu Hồ đấu tranh chống lại việc không thực hiện lời hứa của Pháp về cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ, không quy trách nhiệm cho Việt Nam là không tuân thủ về hiệp định, nếu bạn xem có thể khuyên bảo được thì đưa ra câu hỏi liệu cuộc trưng cầu dân ý sau một thời gian dài rối loạn như vậy có thể đạt được một kết quả đáng giá và liệu ông chịu xem xét một thỏa hiệp cho Nam Kỳ thông qua đàm phán.
"Có thể nói rằng người dân Mỹ đã hoan nghênhnhững thành tựu của Đông Dương trong nỗ lực thực hiện nguyện vọng về quyền tự chủ lớn hơn trong khuôn khổ thể chế dân chủ và nó sẽ là điều đáng tiếc nếu những quan tâm và cảm thông này bị tan vỡ bởi một chính quyền Việt Nam không khoan nhượng và bạo lực bất kỳ xu hướng nào.
"Co thể thông báo cho Hồ [Đi s M, Paris]  tình hình thảo luận với Pháp cùng một sự thẳng thắn tương tự...
"Tránh tạo ấn tượng là Chính Phủ Mỹ chính thức can thiệp ở thời điểm này. Đưa ra công khai bất kỳ chuyện gì sẽlà điều không may." 26 /
Trả lời bức điện của Bộ trưởng Acheson, báo cáo sau đây đã được gửi tới Washington vào ngày 17 tháng 12 năm 1946 - ngay trước khi chiến sự bùng nổ  tại Hà Nội:
"Sau cuộc trò chuyện với các quan chức Pháp và Việt Nam, các lãnh sự Trung Quốc, Anh và Hoa Kỳ, lãnh sự Mỹ tại Hà Nội Abbot Moffat, hiện nay đang có mặt ở Đông Nam Á, đã đưa ra những quan điểm được sự đồng tình của Lãnh sự Sài Gòn suốt những dòng sau đây:
"Chính phủ Việt Nam kiểm soát một nhóm nhỏ Cộng sản có thể có liên lạc gián tiếp với Moscow và trực tiếp với Diên An. Một nhóm quốc gia sử dụng kỹ thuật của Cộng sản và với một kỷ luật mà họ đã quen thuộc. Giới địa chủ thì bảo thủ và những cố gắng để để cộng sản hóa đất nước đứng thứ yếu và [họ] chờ đợi sự thành công của một nhà nước quốc gia.  Rõ ràng một số lãnh đạo, như Hồ Chí Minh, đã xem việc hợp tác với  Pháp là thiết yếu, những người như Giáp (Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Quốc phòng) sẽ cố tránh sự hợp tác vì lo ngại sự thống trị của Pháp nhưng không có thể loại bỏ ảnh hưởng và viện trợ của Pháp.
Tình cảm dân  tộc của người Việt Nam là sâu đậm và chống Pháp, và họ có thể dễ dàng quay ra chống tất cả da trắng. Ảnh hưởng Pháp không chỉ quan trọng như là một thuốc giải độc đối với ảnh hưởng của Liên Xô, nhưng cũng để bảo vệ Việt Nam và Đông Nam Á chống chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc trong tương lai.  Chậm trễ trong việc đạt giải quyết sẽ làm giảm khả năng ảnh hưởng cơ bản nhất của Pháp.
"Sự trung thực của cả hai bên quan chức Pháp và Việt Nam là đáng được đặt câu hỏi liên quan đến những sự cố gần đậy. 0 'Sullivan (Phó Lãnh Sự Mỹ tại Hà Nội) tin rằng Việt Nam chịu trách nhiệm cho vụ việc ngày 20 tháng mười một, nhưng dường như rõ ràng rằng với nếu là một chỉ huy Pháp khác ở Hải Phòng mà không phải là Đại Tá Debes, một người nổi tiếng tham nhũng và tàn bạo và chính ông này đã thừa nhận rằng ông không thể kiểm soát đám lính hung hăng của mình, thì chuyện lộn xộn đã được dừng lại ở lúc những đụng chạm ban đầu.
"Theo người Pháp, người Việt Nam đã phóng to các yêu cầu của mình sau mỗi thỏa thuận và không thực tế và lý luận suông đến nỗi tất cả các cuộc hội thoại đều không hiệu quả.  Người Việt Nam cảm thấy rằng người Pháp đã chối bỏ  trên từng thỏa thuận và đang cố gắng để thiết lập lại sự chiếm đóng... Tuy nhiên, cả hai nói rằng gần như họ có cùng một mục tiêu, mặc dù Giáp nói rằng Việt Nam phản đối một liên bang Đông Dương chính trị nhưng ủng hộ một hiệp hội cùng lo chung các vấn đề kinh tế.  Moffat đã đề cập đến ba rắc rối Pháp rõ ràng cơ bản: (a) hoàn thành mất lòng tin lẫn nhau, (b) thất bại của Pháp nhằm giải quyết những quan điểm riêng của họ về tình trạng “tự do trong Liên Hiệp Pháp”, (c) Hiểu biết va thái độ gần như trẻ con của phía Việt Nam về những vấn đề kinh tế và mơ hồ dò dẫm về 'độc lập'.  Không thể đạt được hiệp định dự a trên những. Những quyền hạn và mối quan hệ căn bản của Việt Nam với Pháp trước tiên phải được thành lập. Không phải chỉ những gương mặt mới là cần thiết nhưng những định chế trung lập hay thậm chí là hòa giải có thể xem là cần thiết. (°U.S. Department of State Telegram, from Washington, 17 December 1946.)
Thế đứng chính thức của Mỹ cơ bản vẫn không thay đổi sau đó. Một vài tháng sau đó, sau khi chiến đấu nổ ra ở miền Bắc Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Marshall phát biểu rằng:
"Tiếp đến không th né tránh mt thc tế là xu hướng ca thi đi là đế quc thc dân trong nghĩa ca thế k XIX là s nhanh chóng tr thành chuyn ca quá kh. Người Anh ở Ấn Độ và Miến Điện và người Hà Lan ở Indonesia là những ví dụ xuất sắc của xu hướng này, và Pháp chính mình đã thức rõ về nó cả trong Hiến pháp và trong các hiệp định với Việt Nam. Mt khác, chúng ta không mt tm nhìn thc tế rng H Chí Minh đã kết ni trc tiếp vi Cng sn và phi rõ ràng rng chúng tai không quan tâm đến vic nhìn thy các chính quyn đế quc thc dân được thay thế bi ý thc h và t chc chính tr  bt ngun t đin Cm Linh và chu s kim soát ca nó. Thực tế vẫn còn đo, tuy nhiên, tình trạng còn tồn tại này ở Đông Dương không còn cần để xem xét, và nếu bao giờ được coi là nó, thì sẽ coi đấy có tích cách địa phương.
Vào tháng năm 1949, Dean Acheson, lúc ấy là Bộ Trưởng Ngoại Giao, chỉ thị cho các đại diện Mỹ tại Hà Nội để cảnh báo các nhóm Việt Nam quốc gia chống lại việc chấp nhận bất kỳ một một liên minh nào với Hồ và Việt Minh:
"... Bạn có thể đưa những đường lối sau đây đại diện cho sự đồng thuận của Hoa Kỳ:
"Dưới ánh sáng đào tạo con người của Hồ đã được biết đến, không cần giả định khác có thể có thêm, nhưng ông này là cộng sản hoàn toàn bao lâu mà (1) ông không rõ ràng phủ nhận các liên hệ với Moscow và học thuyết Cộng Sản và (2) cá nhân vẫn là chủ đề cho lời khen ngợi và  hỗ trợ của Cộng Sản Quốc Tế. Hơn nữa, Mỹ không ấn tượng gì với tính cách dân tộc của lá cờ đỏ sao vàng. Câu hỏi liệu Hồ nhiều dân tộc chủ nghĩa hơn cộng s?n chủ nghĩa là không cần thiết. Tất cả các Stalinists tại các khu vực thuộc địa là những người quốc gia chủ nghĩa. Khi mục tiêu quốc gia (tức là độc lập) thành công, mục tiêu [kế tiếp] của họ là  trở thành nhà nước lệ thuộc Cộng Sản và họ sẽ tiêu diệt tàn nhẫn không chỉ các nhóm đối lập, nhưng tất cả các yếu tố bị nghi ngờ thậm chí chỉ là sai lệch nhỏ. Trên cơ sở những ví dụ ở Đông Âu, chúng ta phải giả định [có khản năng sẽ xảy ra] như vậy.  Đó là mục tiêu [của chúng ta là chấp nhận] Hồ và những người của ông ta nếu gộp chung có chính phủ Bảo Đại. Gộp họ chung với nhau để đạt được sự hòa giải giữa các yếu tố chính trị kình chống nhau và sự thống nhất quốc gia. Vấn đề thống nhất quốc gia sẽ trì hoãn việc giải quyết Việt Nam là quốc gia độc lập hay vệ tinh cộng sản cho đến khi hoàn cảnh thậm chí có thể còn kém thuận lợi chop he quốc gia hơn bây giờ.  Tất nhiên, trên lý thuyết  ta phải thừa nhận việc tồn tại khả năng thiết lập một nhà nước Cộng sản dân tộc chủ nghĩa theomô hình Nam Tư trong vùng vượt xa tầm vươn tới của quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, Mỹ chỉ có thể đưa vào tính toán khả năng như thế khi nào mọi con đường ngăn chận sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh đều xem như bi đóng chặc. Hơn nữa, khi Việt Nam nằm ngoài tầm với của quân đội Liên Xô, cũng sẽ không có nghĩa là ra khỏi tầm với của những đao phủ và lực lượng vũ trang  Trung Quốc.
H, Trung Lp Á Châu?
Thật sự, Hồ có thể không bao giờ khác hơn một Lênin xảo quyệt, luôn tìm cách thích nghi để đi với Pháp hay Mỹ trong khi lo tập hợp sức mạnh của mình. Lời nói và hành động của ông sau năm 1949 chứng minh cho cho việc xây dựng: tháng 1 năm 1950, VNDCCH tuyên bố mình là "chính phủ hợp pháp của toàn bộ nhân dân Việt Nam", 29 / gia nhập Khối Trung-Xô, và bắt đầu tấn công Mỹ "đế quốc" và "can thiệp chủ nghaĩ” 30/  Sớm trong năm 1951, VNDCCH hợp pháp hóa Đảng Lao Động, rõ ràng là cộng sản.
Vẫn còn, tuy nhiên, những nghi ngờ không giải tỏa được liên quan đến sự ưa thích trước đó của Hồ danh cho chủ nghĩa Trung Lập, hoặc thậm chí liên kết với phương Tây. Có thể nói rằng, Hồ có thể ưa thích bất cứ điều gì, nhưng ông chỉ có một lựa chọn chật hẹp. Không có người Tây phương có uy tín nào được biết là có phỏng vấn  Hồ, mặti đối mặt, từ nỗ lực chết yểu trong năm 1947 cho đến cuối 1954 để thương thuyết một giải pháp cho Nam Kỳ. 32 /  Hồ không cách nào trực tiếp giao tiếp với Hoa Kỳ sau năm 1946, và các tín hiệu ông nhận được từ Mỹ khó có thể được xem là  khuyến khích.33 / Tới năm 1947, thiết bị quân sự Mỹ đã được sử dụng bởi các lực lượng Anh và Pháp để chống lại Việt Nam, và Mỹ đã sắp xếp tín dụng trị giá $ 160 triệu để Pháp mua xe và thiết bị công nghiệp linh tinh để sử dụng ở Đông Dương. 34 Bộ trưởng Ngoại Giao George C. Marshall vào tháng Giêng 1947, tuyên bố công khai về Việt Nam được giới hạn trong niềm hy vọng rằng "một cơ sở hòa bình để điều chỉnh những khó khăn có thể được tìm thấy,"  35 / và kế hoạch của Marshall cho Âu Châu chắc chắn đã ném nguồn lực của Mỹ sau lưng Pháp. Nhưng những bảo đảm từ Nga cũng không cụ thể mạnh mẽ hơn. Trong khi Sovets phán xét mạnh mẽ các thế lực thuộc địa khác nhiều hơn so với Pháp, có khả năng là tiềm năng thành hình một chính phủ Cộng sản Pháp đã bóp nghẹt thậm chí sự ủng hộ Hồ lời nói, lơ luôn việc công nhận và viện trợ. 36/
9.  H, người thc dng
Là một người chính trị thực dụng, Hồ đã phải có ấn tượng rằng VNDCCH đã không nổi lên như một ưu tiên so với Pháp trong chính sách đối ngoại của Mỹ, khi Việt Nam khẳng định tuyên bố hỗ trợ Liên Xô về mối bận tâm của Nga với Âu Châu. Năm 1946, ông đặt hoàn cảnh của mình trong những câu nói như: "Chúng ta dường như đứng khá một mình, chúng ta sẽ phải phụ thuộc vào chính chúng ta. 37 / Sau 1947, các sự kiện đã hội tụ để làm tan sự cô lập của Hồ trong khi triển vọng ủng hộ Hồ của Mỹ lại mờ đi, và biến mất vào năm 1950,, Mao Tse Tung – người Hồ đã trải qua tám năm làm việc với - đã đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, và cuối năm 1949, đã ở vị thế để hỗ trợ trực tiếp Hồ xuyên qua biên giới phía bắc, 38 / Đối mặt với mối đe dọa quân sự ngày càng nghiêm trọng, Hồ nhanh chóng đi vào quỹ đạo của Khối [cộng sản]. Từ mật khu trên rừng Việt Minh tố cáo “chương trình Marshall hóa thế giới" của Mỹ, lưu ý rằng Nga phản đối "Marshallization” 39 / Năm 1949, sau khi Hoa Kỳ đã công khai hoan nghênh sự hình thành "nhà nước mới và thống nhất của Việt Nam" của Bảo Đại, Hồ gửi các đại biểu đến một hội nghị ở Bắc Kinh. Liu Shao-Chi, trong bài phát biểu, tuyên bố rằng chỉ có Đảng Cộng sản mới có thể dẫn “phong trào giải phóng dân tộc”  40 / Hồ và Mao trao đổi thông điệp hữu nghị và kẻ trung lập Tito đã bị tấn công bởi các đài phát thanh Việt Minh.  Tháng Giêng, 1950, Hồ tuyên bố chỉ có VNDCCH là chính phủ hợp pháp của Việt Nam, Mao giang tay chính thức công nhận, và Stalin theo lập tức ngay sau đó.  41 42 / Hồ trả lời vào tháng Tám năm 1950, các lô hàng đầu tiên của Mỹ trợ giúp các lực lượng Pháp tại Việt Nam trong các ngôn ngữ sắc nét sau đây.
"Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Mỹ đã cố gắng giúp đỡ kẻ cướp Pháp, nhưng bây giờ họ đã được cải tiến thêm một bước nữa để can thiệp trực tiếp tại Việt Nam Như vậy chúng ta có bây giờ là một đối thủ chính - kẻ cướp Pháp và một đối thủ lớn hơn - chủ nghĩa can thiệp Mỹ ….
"Về phía chúng ta, một vài năm kháng chiến đã mang lại đất nước của chúng ta một thành công lớn nhất trong lịch sử của Việt Nam – sự công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như một bình đẳng trong gia đình dân chủ thế giới bởi hai nước lớn nhất trong thế giới là Liên Xô và Trung Quốc dân chủ -- và các nước dân chủ mới. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta chắc chắn thuộc về khối dân chủ chống đế quốc của 800 triệu người ". 43/
Tiu s H Chi Minh