Chương IV
Dân chơi tại khu chuồng cọp Côn Đảo

    
huồng cọp trại 7 Côn Đảo thuộc dạng “chuồng cọp kiểu Mỹ”, mới xây sau năm Mậu Thân (cűng với trại 6).
“Chuồng cọp kiểu Mỹ” được xây quãng cuối những năm 1960 bằng bê-tông cốt thép, lợp mái tôn - để phân biệt với chuồng cọp kiểu Pháp ở các trại 2, 3, 4 với vách đá dầy, âm u.
Thời gian ấy, Mỹ xây hai trại giam ở Côn Đảo: trại 6 dành cho tù nhân nữ, và trại 7 dành cho tù nhân nam.
Trại 7 gồm có tám khu, được đặt tên theo các chữ cái A-B, C-D, E-F và G-H. Cứ hai khu nằm kề nhau, có tường bao quanh, cửa qua lại thường xuyên bị khóa. Tất cả các khu tuy nằm chung trong một khuôn viên lớn, thực ra mỗi khu đều biệt lập: Có giám thị riêng, ban trật tự riêng, sân tắm nắng riêng, giếng nước riêng...
Mỗi khu gồm khoảng 40 phòng, mỗi phòng diện tích đều bằng nhau, dài rộng cỡ 2,5 x 2 m, bình thường nhốt hai người, nhưng cüng có lúc nhồi nhét ba, bốn, thậm chí năm người.
Trại 7 dùng để nhốt số can phạm chính trị, chống chào cờ, chống kỷ luật.
Riêng khu C chủ yếu dùng nhốt tội phạm hình sự từng có nhiều thành tích.
Khu kỷ luật của Chuồng cọp
Nói chủ yếu vì tại khu này trên 90% là tù thường phạm du đãng nổi tiếng đâm thuê chém mướn từng thành danh trong xã hội đen và khi vô tù lại tiếp tục đánh lộn, gây rối, thậm chí giết người, mà theo “dân chơi” là toán “thú dữ” và “có vằn có vện”. Thêm vào đó là số ít tù thường phạm được làm an ninh, trật tự... tại đảo nếu vi phạm nội qui, kỷ luật cűng bị nhốt vào khu C, thường chỉ trong một thời gian ngắn, gọi là để trừng trị.
Ngoài ra, còn có nhiều tù chính trị mới từ đất liền ra đảo chống chào cờ bị đưa vào khu C coi như một hình thức “dằn mặt” cho sợ. Ai chịu nổi sẽ được chuyển qua các khu khác, ai chịu không nổi sẽ phân phối về các trại khổ sai - thường anh em tù chính trị bị tạm nhốt tại khu C chỉ trong thời gian trên dưới một tháng sẽ được phân loại để dời khỏi nơi đây.
Riêng tôi và anh bạn cùng bị bắt chung một vụ, anh Lê Văn Châu, được “chiếu cố” nhốt luôn tại khu C từ khi mới bước chân ra Côn Đảo từ giữa năm 1973 cho đến ngày được giải phóng (Có lẽ vì anh Châu khi trước là sĩ quan quân đội nguỵ đóng tại Côn Đảo sau lại theo cách mạng, còn tôi do lần ở tù trước bị giam tại đảo khi được thả về viết nhiều bài đăng trên báo Tin Sáng lên án chuyện nhà tù Côn Đảo; hơn nữa vụ án của chúng tôi cűng khá đặc biệt).
Cần nói thêm, mãi về sau, đâu khoảng đầu năm 1975, có thêm hai người tù chính trị nữa cũng “thường trú” luôn tại khu C.
Người thứ nhất là ông Trịnh Văn Cẩn tức Tư Cẩn (sau 30-4-75 làm Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Cửu Long), khi ở tù lấy bí danh Tám Lô. Khi đó ông làm Bí thư của số tù nhân ngoài Côn Đảo, được anh em lén lắp ráp cho một radio để nắm tình hình, chẳng may bị lộ, bọn giám thị tống ông vô khu C.
Người thứ nhì là anh Võ Văn Giáo. Anh làm y tá chăm sóc tù nhân tại các khu chuồng cọp - thực ra anh được phân công làm nhiệm vụ này để nắm tình hình, trao đổi liên lạc giữa anh em tù nhân. Nhưng anh bị bọn cai tù phát hiện, và cüng bị đưa luôn vào khu C trại 7.
Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rành những tù hình sự vốn nổi tiếng bị nhốt tại khu C cùng với tôi.
Trước hết phải kể đến Biện Thành Huệ tức Huệ Râu, vốn là trung sĩ quân cảnh (nguỵ), bảo kê cho các bar và vũ trường quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, đã bắn chết một lính Mỹ say rượu. Huệ lớn tuổi nhất trong đám, lại nhờ “thành tích” bắn chết Mỹ nên được cả đám nể vì. Rồi Tuấn Đả, tay anh chị nổi đình đám nhất tại các tỉnh Nam Trung Phần (từ Qui Nhơn đến Phan Thiết) dám đâm lòi ruột Sơn trắng ở quân lao Nha Trang để giành chức “đại ca”; Lâm Chín ngón với hai án tù chung thân (do giết hai “đại ca” trong tù là võ sĩ quyền anh Vũ Đình Cường và Hoàng Đầu lâu), Khương Đại, Hải Méo, Hùng Be... Cư ngụ ngắn ngày tại khu C có “tướng cướp cô độc” Điền Khắc Kim, và Nam Lương vốn thuộc đảng cướp “Con Cua Vàng” miền Tây Nam Bộ, sau làm “quân sư” cho Đại Cathay (Điền Khắc Kim trở về đất liền để ra toà xử án, còn Nam Lương hình như được thả).
Có điều lạ là trong khi những tù hình sự “thường thường bậc trung” hay gây sự, chửi bới tù chính trị thì số “đại ca” lại có phần vị nể chúng tôi, giao hảo khá thân mật, đối xử rất phải đạo, tư cách đàng hoàng.
Coi khu đặc biệt này tất nhiên củng phải là những nhân vật đặc biệt. Ngoài giám thị (thường chỉ loáng thoáng có mặt trong giờ hành chính), người trực tiếp chỉ huy khu C từ việc nhỏ tới việc lớn (như mở cửa đóng cửa các phòng để tù nhân luân phiên ra tắm nắng và đổ thùng cầu, chửi mắng và đánh đập tù nhân, đi tuần trên các song sắt vốn là trần cúa chuồng cọp...) là một tù hình sự quân phạm (quân đội nguỵ phạm tội hình sự) tên Kim Sang. Ai củng gọi hắn là Sang lai, bởi hắn lai Miên, da như đồng hun, cao lớn, vạm vỡ. Đặc biệt Sang lai có đôi mắt vàng ệch, mà hắn thường khoe nhờ ăn nhiều gan “Việt Cộng” mắt mới ngả màu như vậy (!). Sang lai hễ mở miệng là chửi bới văng tục, kể cả với tù hình sự. Riêng đối với các “đại ca” cỡ Huế Râu, Lâm Chín ngón, Tuấn Đả hắn tuy có đôi chút nể nang nhưng khi nổi nóng lên cüng chửi thề tuốt luốt.
Các phòng trong khu chuồng cọp được bố trí thành hai dãy đối diện nhau, cửa bằng sắt, chỉ có lỗ thông gió nhỏ bỏ vừa chiếc dĩa để đưa cơm và thức ăn ra vào mỗi bữa. Phía sau phòng, trên cao, có một khoảng trống song sắt hết sức kiên cố để phòng bớt ngột ngạt. Trên phòng không xây kín mà là song sắt chạy dài, có lối đi: Khi nào cần đàn áp, giám thị và an ninh trật tự chỉ việc từ phía trên rải vôi bột xuống, đố tù nhân tránh thoát. Cách lớp song sắt phía trên này khoảng 1,5-2 mét là mái tôn.
Tù nhân ở trong phòng bị đóng cửa suốt ngày đêm, chỉ được mở khóa ra sân mỗi ngày khoảng một giờ để “tắm nắng” theo từng nhóm phòng.
Điều cần tranh thủ làm chính trong khoảng thời gian “tắm nắng” này là rửa thùng cầu - mỗi phòng đều có một thùng cầu đóng bằng gỗ, trét nhựa đường; tù nhân đi cầu, đi tiêu trong đó để giờ tắm nắng mang ra đổ, rửa, úp phơi khô - và tắm, giặt. Với các “đại ca”, có khi được bọn trật tự khu cho ưu tiên, tắm nắng khoảng 1g30-2 giờ, đi qua đi lại, vung tay vung chân cho dãn gân cốt.
Cũng như những khu khác trong trại 7, mỗi “chuồng cọp” tại đây gồm một bể xi-măng chiếm phân nửa diện tích. Mỗi phòng thường nhốt hai người, một nam trên bể, một nằm dưới sàn. Các phòng thường uyên bị xáo trộn, đổi người qua lại (có lẽ để tránh bàn chuyện vượt ngục), cho nên trong suốt khoảng hai năm nằm tại khu C, tôi gần như ở chung với tất cả số tội phạm hình sự. Cũng nhờ đó, tôi nắm được khá nhiều tư liệu về anh em giang hồ hồi trước 1975 để sau này có nhiều dịp thể hiện trên mặt báo.
Với khoảng 40 phòng, khu C thường giam giữ trên dưới 80 tù nhân. Như trên đã nói, trần các phòng, ngay phía dưới mái tôn là hàng song sắt để bọn trật tự coi khu có thể đi lại trên đó. Cũng vì vậy, người ở trong phòng nếu nói lớn tiếng, các phòng chung quanh và đối diện (tổng cộng khoảng 12-15 phòng) đều có thể nghe được.
Không rõ tại các chuồng cọp khác, anh em tù học và dạy học những gì, riêng tại khu C, thời gian tôi ở chung với anh Giáo, anh dạy tôi chữ Hán (anh vốn làm nghề thấy thuốc Bắc, viết chữ Hán rất đẹp, biết cả kiểu chữ thảo) và châm cứu. Còn tôi dạy anh tiếng Pháp và toán trung học đệ nhị cấp. Tôi tự học tiếng Anh và tiếng Pháp, thời gian này học từ vựng trong tự điển là chính. Chúng tôi cũng dạy nhau những bài thơ, bài hát về cách mạng hoặc những bài thơ hay mà mới chỉ một trong hai người thuộc.
Còn khi bị nhốt chung phòng với anh em tù thường phạm, anh em dạy tôi... đánh lộn. Đúng là đánh lộn chớ không phải võ, vì hầu hết anh em không phải võ sư hay võ sĩ gì cả, mà chỉ chuyên đánh lộn với các thế võ “sát thủ” theo kiểu học mót, miễn sao thắng được đối thủ. Thôi thì đủ cả: bẻ tay, bẻ chân, khóa cổ, giật cùi chỏ, lên đầu gối, móc mắt, vặn tóc... Và lại muốn học bài bản củng không thể vì không gian chuồng cọp quá hẹp không thể đi quyền hoặc tung những đòn cước liên hoàn. Thực ra tôi học đánh lộn cho qua thời gian, vận động thân thể và để “ông thấy vui” là chính.
Phần tôi, tôi củng dạy anh em học văn hóa: tiếng Pháp, tiếng Anh tuỳ người muốn học; nếu không, tôi đọc truyện Kiều, kể chuyện võ hiệp, qua đó phân tích cho anh em nghe cái hay cái đẹp của văn chương; những hành động trọng nghĩa khinh tài, đối xử phải đạo của giới võ lâm. Được cái trí nhớ tôi cũng khá tốt, tôi kể tương đối hấp dẫn nên anh em rất thích nghe. Vả lại trong tù vốn chẳng có gì để giải trí nên kể chuyện dài nhiều tập được coi là một thú tiêu khiển “giết thời gian” mà ai nấy n bị túm, dù không gầy án cũng bị đập để cảnh sát bắt khai ra đồng bọn. Lối lấy cung khủng khiếp nhất đối với bọn trẻ là bị bắt quì xuống, hả to họng để “mã tà” bỏ tọt một con gián còn sống nhăn vô. Con gián cuống cuống tìm đường thoát, chui theo cuống họng xuống, dãy dụa, cào cổ họng, bao tử làm chú nhóc ói đến mật xanh mật vàng. Qua những lần bị xử phạt như vậy Đại vẫn nhất định không khai gì và được thả, lại lang thang ra rạp xi-nê Cathay đánh lộn tiếp. Đám bụi đời nhóc tì ngưỡng mộ và phục Đại tính lì lợm hơn người, đặt biệt danh “Đại Cathay”.
Đúng là du đãng
Năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn và các giáo phái chống đối ông ta ở miền Tây. Thành phố Sài Gòn, khi ấy là thủ đô Việt Nam Cộng hòa, cũng được chỉnh trang lại phần nào để mang bộ mặt mới. Vựa củi bên cạnh Cầu Mống bị dẹp để biến thành công viên. Bố mẹ Đại mất việc làm, dời nhà sang bên kia sông, ngụ tại con hẻm hãng phân Khánh Hội. Con nít, trẻ nhỏ ở bên đó thuộc khu bến tàu cũng chẳng vừa gì, vì ảnh hưởng của đời sống chính cha mẹ chúng và những người lớn ưa nhậu nhẹt thường xuyên gây lộn. Đại Cathay xông vô “trận địa mới” ngay và cũng thường xuyên thắng.
Đã có chút “máu mặt”, Đại Cathay kéo rốc đám anh em bụi đời đó sang khu Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh, họp lại làm ăn. Chỉ sau một thời gian ngắn, gây vài vụ án, tiếng tăm Đại Cathay nổi như cồn, làm lu mờ dần những tay anh chị du đãng khét tiếng hồi đó.
Cũng vì du đãng, tính đến khi mất tích, Đại Cathay bị bắt tổng cộng 10 lần (không tính những lần còn là chú nhóc), trong đó có ba lần bị đưa ra tòa xử. Nói chính xác hơn, trừ lần đầu, ngày 30-11-1959, Đại Cathay bị bắt giải Tòa sơ thẩm Sài Gòn xử hai tháng tù ở tội danh “oa trữ giấy cầm đồng hồ đeo tay”, cả 9 lần sau đó Đại Cathay đều bị bắt về các tội danh “du đãng, bênh bạn chém quân nhân bị thương tích ở khu Dân Sinh” (bị bắt ngày 8-5-61, Tòa sơ thẩm Sài Gòn xử 5 tháng tù ở), “đầu sỏ du đãng” (bị bắt giải Tòa sơ thẩm Sài Gòn ngày 7-11-61, được miễn tố), “du đãng, cố ý đả thương nhân viên công lực trong lúc hành sự” (bị Cảnh sát quận 2 bắt ngày 1-3-62, giam cứu số 4268, trả tự do ngày 21-4-62), “du đãng đặc biệt” (Cảnh sát Đô thành bắt ngày 26-6-1965), v.v...
Nên có thể nói, Đại Cathay đúng là du đãng, chớ không phải ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp như nhiều tội phạm hình sự khác.
Cụ thể và chi li hơn, có thêm một lần Đại Cathay bị bắt không hẳn vì tội danh du đãng: Lúc 9 giờ đêm 13-6-1962, nhà hàng Vạn Lộc ở số 32 đường Trần Hưng Đạo bị ném lựu đạn. Cảnh sát (ngụy) bắt 3 tên Thạch Linh, Thạch Minh và Đỗ Trí Dũng để điều tra. Những tên này khai và Đại Cathay bị bắt ngày 20-6-1962 - đúng một tuần sau. Nhưng cuộc điều tra “không đem lại kết quả” và gần ba tháng sau, Đại Cathay được thả tự do, cụ thể vào ngày 12-9-62.
Xin trích lại một phúc trình của nhân viên Ban 4 phòng Hình cảnh gởi lên chủ sự phòng nói về Đại Cathay:
“... Chúng tôi đã mật điều tra trong vùng Đô thành và ghi nhận những tin tức về Đại Cathay như sau: tên Đại Cathay đã sống không nghề nghiệp từ lúc 19 tuổi, y đã kết hợp một số thanh niên cùng tình trạng tổ chức những vụ đánh chém lộn khắp vùng Sài Gòn Chợ Lớn, y đã hai lần tổ chức chém người tại khu Dân Sinh (Q2) và tại Chợ Lớn. Ngoài ra y cũng đã bị chém một lần tại đường Lê Lai. Đặc biệt, số người bị đánh chém cũng như đã chém y đều thuộc thành phần lưu manh, du đãng...”.
(Phúc trình ngày 15-1-1966 do Lý Văn Vàng, Võ Minh Nhựt ký tên, bên cạnh có Phó Cảnh sát trưởng Trần Văn Ơn xác nhận).
Ngoài những điểm gan lì, “chịu chơi”, Đại Cathay còn chơi rất đẹp không chỉ với dân chơi mà còn với bạn bè, nên chẳng bao lâu đã nổi lên thành “nhân vật du đãng số một” thời Mỹ ngụy.
Xin kể một trong những chuyện “chơi đẹp” của Đại Cathay:
Viên “tướng râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ lúc ấy cố chứng tỏ ông ta muốn chấn hưng đạo đức, lành mạnh hóa xã hội nên ra lệnh thành lập “Trung tâm Bài trừ Du đãng” nằm gần cầu Bình Triệu, là một khu đất rộng có thể xây cất nhiều dãy nhà làm phòng giam. Đại úy Trần Kim Chi được cử làm giám đốc, đương nhiên dưới quyền điều khiển của Tổng nha Cảnh sát khi đó do Nguyễn Ngọc Loan nắm quyền tối cao.
Một buổi chiều, nhà văn Nguyễn Thụy Long (khi đó làm phóng viên cho một nhật báo) được mời đến Trung tâm. Đại úy Chi cho Thụy Long biết vừa bắt được mấy tay đàn em của Đại Cathay. Và cũng liền đó, ông ta nhận được giấy mời của Đại Cathay đến nhà hàng Paramouth dự tiệc vào tối hôm đó.
B thuộc của chúng, với số người “ăn theo” lên đến hàng trăm. Đã thế, chúng lại yêu cầu ngược: Đoàn cải lương phải trả “tiền bảo vệ” cho mỗi suất hát. Bầu cải lương tuy méo mặt vẫn rán è cổ ra chịu mà trong lòng tức anh ách.
“ Tha hương ngộ cố tri”, bất ngờ đất lạ quê người gặp ngay Đại Cathay trùm du đãng - mà anh em văn nghệ sĩ khi ấy hay gọi là Zimbô - Hữu Phước và Thành Được đều vô cùng mừng rỡ (Đại có tên “Zimbô” vì vào khoảng thời gian 1965 ở Sài Gòn có chiếu một bộ phim Tarzan Ấn Độ với nhân vật chính là Zimbô rất ăn khách. Do Đại mang một phần tư máu Ấn - cha lai Ấn, mẹ Việt Nam - nên được mang tên này luôn). Cả hai tài tử cải lương đều xổ bầu tâm sự, than phiền không ngớt về dân chơi Đà Lạt chơi không đẹp và nhờ Đại ra tay giúp đỡ. Nghe qua lời kể, phần vì được nịnh phỗng mũi, phần vì nghĩa khí giang hồ “kiến nghĩa bất vi vô dõng dã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng” (thấy việc nghĩa không làm là không phải kẻ dũng khí, gặp nguy chẳng cứu chẳng phải anh hùng), Đại Cathay ưỡn ngực hứa: “Để đấy tôi lo cho!”.
Chưa hết. Nghe tin nhà hàng Mékong khai trương làm lễ rất lớn, Xi Rổ viết thư gởi đến chủ nhà hàng, yêu cầu nội nhật chiều hôm ấy phải gởi cho hắn một con heo quay, hai chai rượu ngoại và năm két bia (hồi đó chỉ có bia La Rue con cọp) để bọn hắn nhậu, ghi chú rõ ràng ở cuối thư “nếu không, chủ nhà hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm” (?). Mời bọn Đại Cathay lên Đà Lạt dự lễ khai trương, đụng chuyện này mà nhờ vả đến thì thật là đắc sách, Dách Bửu và Dì Bửu đưa thư của Xi Rổ cho Đại Cathay coi và “xin ý kiến chỉ đạo”. Vốn đã có sẵn chủ ý, Đại phẩy tay:
- Cứ gởi rượu, bia, heo quay cho chúng. Tôi sẽ nói chuyện phải quấy với thằng Xi Rổ sau.
Khoảng 8 giờ tối hôm ấy, Đại Cathay kéo nguyên băng ra bến xe gần chợ Hòa Bình tìm Xi Rổ, thì Xi Rổ đang ngồi nhậu với bầy lâu la ngay quán nhậu kế bến xe chớ đâu. Ngoài khoảng hơn chục tên du đãng xứ hoa anh đào còn có cả tiểu đội địa phương quân cũng túm tụm uống rượu, bia với mồi là con heo quay béo ngậy. Súng cạc-bin, ga-răng dựa ngay bên bàn nhậu. Riêng Xi Rổ cởi trần trùng trục mặc dù trời tối Đà Lạt trời lạnh như cắt, có lẽ một phần hắn muốn khoe thân hình lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp, một phần do nhờ rượu tỏa năng lượng sưởi ấm cơ thể (?).
Đại Cathay dẫn đầu băng du đãng Sài Gòn, tiến thẳng đến trước tiệc nhậu, lớn tiếng (tuy hắn dễ dàng nhận ngay ra Xi Rỗ với khuôn mặt rỗ đặc trưng):
- Ai là Xi Rỗ đâu?
Thấy có kẻ kêu đích danh mình, lại có vẻ hống hách, Xi Rỗ không thèm đứng dậy, hếch mặt, tay không buông ly rượu đang uống dở:
- Tao đây! Có chuyện gì vậy?
Đại Cathay gằn giọng:
- Tao muốn nói chuyện với mày về vụ nhà hàng Mékong và đoàn cải lương. Mày có biết tao là ai không?
Xi Rỗ hừ một tiếng, dằn mạnh ly rượu xuống bàn:
- Biết chớ! Biết cả chuyện mày lên đây đã mấy ngày rồi mà không lại chào tao. Giờ mày muốn gì?
Đại Cathay cố nén giận:
- Nhà hàng Mékong và đoàn cải lương là chỗ bạn bè của tao, mày vuốt mặt phải nể mũi.
Xi Rỗ vụt đứng dậy:
- Mày là cái thá gì mà tao phải nể? Rừng nào cọp nấy. Sài Gòn của Đại Cathay. Đà Lạt này của Xi Rỗ, không được lôi thôi gì hết!
Nãy giờ đã hầm hầm trong bụng, Sáng người nhái nghe đến đây tức khí móc luôn khẩu Colt 45 giấu bên hông ra, thẳng tay quật bá súng vô sau ót Xi Rỗ. Nhưng Xi Rỗ không phải tay vừa, đã kịp hụp đầu xuống làm bá súng chỉ sớt ngang vai. Rồi như một con thú bị thương, lại thêm hơi men hừng hực, Xi Rỗ bất thần cúi đầu, khom người dùng hết sức lao ngay ngang bụng Đại Cathay. Quá bất ngờ, bị trúng đòn “đầu quyền”, Đại ngã ngồi phịch xuống đất. Nhưng không hổ danh Zimbô, Đại đã kịp vòng tay ôm lấy cổ Xi Rỗ kéo hắn ngã theo. Xi Rỗ khỏe như con trâu điên, siết chặt ngang lưng Đại...
Và cứ thế, hai tay đầu sở du đãng vừa ôm cứng lấy nhau, vừa ra đòn quyết liệt, nào đấm, nào đá, nào siết cổ, nào chận họng, nào móc mắt, nào thúc cùi chỏ, nào lên đầu gối, nào bẻ ngón tay, toàn dùng các thế hiểm hóc như “tiểu cầm nã thủ pháp” trong truyện chưởng do các đại cao thủ võ lâm sử dụng khi cận chiến. Chiến trường nằm ngay trên sườn dốc nên chẳng mấy chốc cả Đại Cathay lẫn Xi Rỗ đều lăn lông lốc theo con dốc thoai thoải, có lúc Xi Rỗ đè lên người Đại, có khi Đại lại ấn được đầu Xi Rỗ xuống...
Quân binh hai bên cũng xấp lá cà, có điều chỉ toàn thượng cẳng tay hạ cẳng chân mà không bên nào dùng đến súng ống, theo đúng điệu dân chơi khi ấy. Tin cấp báo đến Ty Cảnh sát Đà Lạt. Nguyên một đại đội cảnh sát dã chiến trang bị vũ khí đến tận răng được điều đến khu vực chợ Hòa Bình.
Khi bọn cảnh sát tới nơi thì hai phe du đãng Sài Gòn và dân chơi Đà Lạt đã đập phá tanh bành mấy quán nhậu, dùng bàn ghế trong quán làm vũ khí. Riêng hai “chủ tướng” Đại Cathay và Xi Rỗ đã ôm vật nhau lăn hết con dốc.
Thấy số người lâm chiến quá đông, lại đang hăng máu, cảnh sát nổ súng thị uy. Ai dè bọn địa phương quân nghe tiếng súng tưởng đâu phe Đại xài “chó lửa” liền xách súng ra “chơi” lại. Cảnh sát dã chiến đông hơn, súng ống hiện đại hơn, coi mòi chiếm ưu thế. Các xạ thủ dùng luôn bến xe làm bãi chiến trường với vật cản là những chiếc xe hơi. Thấy lực lượng yếu hơn, địa phương quân báo cáo về đơn vị xin tăng cường một đại đội vũ trang mạnh vì “Vhồ thêm thắt, dậm mắm dậm muối, thậm chí... bịa đại. Các thế võ cũng vậy: Đố ai phân biệt được Võ Tòng đã “Ngọc hoàn bộ uyên ương cước”, “liên hoàn tam cước” hay “kim kê độc lập cước” khi nghe kể “Võ Tòng nhảy vọt lên, vung hai chân liên tục vun vút tung đòn chân nọ chưa kịp thu về chân kia đã đá ra, chỉ nghe tiếng gió rít lên cũng đủ biết công lực mạnh biết chừng nào, tốc độ đã nhanh biết chừng nào và trước khi Võ Tòng hạ thân mình xuống đất trở lại đã đá tổng cộng chân phải 7 cước còn chân trái 6 cước”. Và họa có trời mới kiểm chứng nổi có đúng là Trương Vô Kỵ sử dụng thế võ phi thân đẹp mặt chân truyền của phái Võ Đang “thế vân tung” hay đã biến thành “vân long tam hiện” khi nghe lời kể “Vô Kỵ lập tức dậm chân, thân hình bay bổng, lộn ba vòng trên không trông không khác nào con rồng bay trong đám mây ẩn ẩn hiện hiện, thân pháp khinh linh khiến ai nấy đều lắc đầu lè lưỡi khâm phục, đến nỗi có người lè lưỡi quá dài hai ngày sau mới rụt vô lại được”.
Có khi nghe bịa đại vậy rồi tưởng tượng ra còn sướng hơn cả đọc sách, nhất là khi ngồi một mình giữa bốn bức tường trong biệt giam chuồng cọp.
Giữa giờ, tôi tự cho mình được quyền “nghỉ giải lao” tuỳ ý, khi nào cảm thấy mệt, thường là lúc câu chuyện đang hấp dẫn. Thế là anh em tù nhân nào có quà do người nhà gởi thăm nuôi đều nhờ số tù trật tự (không bị giam vô biệt giam mà tự do đi lại phía bên trong trại) mang qua “bồi dưỡng” cho tôi. Số tù trật tự này cũng rất khoái nghe tôi kể chuyện.
Tôi còn nhớ, sau khi kể xong Lộc đỉnh ký, tôi bỏ ra nguyên một buổi tối phân tích nhân vật chính Vi Tiểu Bảo. Vì thính giả hầu hết là dân chơi, tôi nhấn mạnh đến khía cạnh nghĩa khí giang hồ của gã họ Vi: Làm gì thì làm, lừa đảo ai thì lừa đảo, nhưng một khi đã kết nghĩa anh em (chớ chưa nói đến đã nhận làm sư phụ như Trần Cận Nam; Cửu Nạn sư thái hay vua Khang Hy) thì không bao giờ tráo trở; lại hết lòng cứu giúp chẳng hạn đối với Tang Kết (dù chỉ là kết nghĩa bất đắc dĩ) hay Dương Dật Chi; và hễ đã hứa là lấy chữ tín làm đầu, không hề lật lọng bao giờ. Thêm làm gì thì làm, gã họ Vi luôn “chơi đẹp” với bất cứ ai.
Chính nhờ kể chuyện, học và tự học, anh em gihay khi ấy, sòng me ở quận 4 do Bảy Xi phụ trách là sòng l nhớ khi tôi chẳng may bị liệt chân, một tay du đãng tại khu C là Hùng Be chuyên cõng tôi ra tắm nắng.
Cũng chính nhờ vậy, thời gian dường như trôi qua nhanh hơn đối với anh em tù nói chung, với anh em bị nhốt trong chuồng cọp nói riêng.
Do khu C chủ yếu nhốt tù hình sự, nên mọi tin tức về tình hình chính trị bên ngoài, nếu anh em tù chính trị ở các khu khác có nắm được, cũng ít khi thông báo tới đây. Và lại, đường dây liên lạc của anh em tù chính trị cũng rất khó thâm nhập khu C.
Đêm 30 - 4 tại khu C
Những ngày cuối tháng 4-1975, nằm trong khu C, chúng tôi (lúc ấy tôi đang nhốt chung phòng với anh Võ Văn Giáo) vẫn chưa hay biết một chút nào về tình hình chiến sự bên ngoài.
Chúng tôi chỉ ghi nhận hai điều là: Thứ nhất là cả bọn trật tự khu, kể luôn Sang lai, cũng đều bị cấm ra khỏi khu C (trước giờ chúng thường được đặc cách cho ra khỏi khu, khỏi trại - trừ ban đêm - để dạo phố Côn Đảo, mua đồ ăn thức uống, thăm bạn bè...). Sau này tôi mới đoán chừng có lẽ bọn giám thị sợ số trật tự nắm được tình hình bất lợi cho bọn chúng sẽ nói lại với anh em tù chính trị. Thứ hai, tuy nằm trong trại biệt giam nhưng vẫn nghe tiếng máy bay gầm rú, hình như lên xuống liên tục tại sân bay Côn Đảo. Mãi đến sau ngày giải phóng, tôi mới nghe kể lại, vào ngày 28 hoặc 29 - 4 gì đó, trong số máy bay lên xuống có một trực thăng từ đất liền bay ra, thả xuống ngay giữa thị trấn Côn Đảo mảnh vải lớn có hàng chữ ghi nội dung vắn tắt Sài gòn đã thất thủ, mạnh ai nên tự tìm đường nấy trốn.
Khoảng áng bữa ấy, Bảy Măng lại nướng sạch tiền. Đang say máu gỡ gạc, hắn liền hỏi A Chó:
- Nị, bữa nay trích tiền lời phần trăm cho tui chớ?
A Chó lắc đầu:
- Đâu được giờ này. Phải chiều mới có.
Bảy Măng nổi nóng, đổi giọng:
- Sao bữa qua không chia tiền cho tao?
A Chó cũng lớn tiếng cự lại, còn ra vẻ khi dễ:
- Tiền tao muốn cho mày hưởng thì mày mới được hưởng. Nói thiệt mày nghe, tao muốn đuổi mày lúc nào chẳng được!
Đang thua bạc, tiền không được nhận, túi thì rỗng tuếch, còn bị chửi te tua, mà mình cũng đường đường một đấng sĩ quan cảnh sát (!) “nghĩ mình phương diện quốc gia”, Bảy Măng giận đến tím mặt, te te rời sòng bài, về nhà lấy khẩu ru-lô mà Tổng nha Cảnh sát cấp cho hắn, lận vô lưng quần, tức tốc quay trở lại địa điểm đánh bạc cũ.
Lúc ấy khoảng 11 giờ trưa, sòng bài đang lúc “tàn xưởng” (tiếng lóng của dần cờ bạc, chỉ lúc mọi người đánh bạc tà tà đợi thêm khách). Bảy Măng hùng hùng hổ hổ xộc thẳng vô tuốt bên trong sòng bài vì là khách quen nên chẳng bị ai cản trở, tay rút súng, miệng quát:
- A Chó đâu?
Nghe tiếng quát, lại có ai đó nói nhỏ “Nó cầm súng đó!”, A Chó hồn vía lên mây, vội vàng ba chân bốn cẳng bỏ chạy theo ngã sau. Sòng bài vốn nhiều ngóc ngách nên khi Bảy Măng sục sạo hết các phòng thì A Chó đã cao bay xa chạy. Không những thế, do quá sợ, thoát khỏi sòng bài A Chó không dám chạy theo những con hẻm mà nhảy đại xuống kênh nước hôi rình, toàn bùn sình, cứ thế cắm đầu cắm cổ lủi càng xa nơi nguy hiểm càng tốt.
Thu và Bông, bảo vệ sòng bài, nghe nói Bảy Măng rượt bắn A Chó, vội chạy tới cố ngăn cản. Tưởng tên trung úy cảnh sát này chỉ hù dọa, nếu có bắn cùng lắm cũng chỉ thanh toán đối thủ chính là A Chó, Thu nhào vô toan ôm Bảy Măng lại, còn lớn tiếng chửi thề: - Đ.M, bộ mày điên hết muốn sống rồi hả?
Ai dè Bảy Măng đang nổi cơn điên thật. Hắn không thèm trả lời mà trừng mắt, đưa luôn họng súng ngay tam tinh (ngang trán, giữa hai lông mày) Thu, bóp cò. Viên đạn ở cự ly gần xuyên qua óc Thu khiến tên du đãng này đổ vật xuống dãy đành đạch.
Bông thấy bạn ngã chết tại chỗ, sợ quá quay đầu chạy trốn, nhưng Bảy Măng đang say máu, chĩa súng nhắm ngay ót đối thủ, “đoàng” một phát. Đến lượt Bông ngã sấp, máu ra lênh láng. Cả sòng bài hốt hoảng, nín khe không ai dám ho he một tiếng. Bảy Măng đưa mắt nhìn quanh một lượt, không thấy ai để bắn tiếp, hậm hực nhét súng vô lưng quần, lên xe gắn máy chạy thẳng vô Tổng nha Cảnh sát đầu thú.
Nghe được hung tin, Đại Cathay lập tức triệu tập toàn bộ các thủ hạ có súng - kể cả số mang súng hợp pháp như Sáng, Cu Quì, lẫn số mang súng bất hợp pháp chuyên “ăn bay” như Hải Súng, Lâm Chín ngón, Chương Khùng, Việt Parker... - ra lệnh tỏa ra khắp hướng kiếm Bảy Măng, hễ thấy mặt là bắn ngay không lôi thôi gì cả.
Bọn chúng sục đến tận nhà riêng của Bảy Măng trên đường Nguyễn Du, vô các sòng bài, quán nhậu, vũ trường, nhà hàng... nhưng làm sao tìm ra thủ phạm vì Bảy Măng đã xin được tạm giam luôn trong Tổng nha Cảnh sát, đã thế còn ở biệt giam một mình một phòng cho chắc ăn.
Mặt khác, đám ma Thu và Bông được Đại Cathay ủy nhiệm cho Bảy Xi tổ chức rất long trọng, nhạc tây nhạc ta ì xèo không dứt.
Rồi cơn giận nguôi ngoai, từ từ Đại Cathay mới biết Bảy Măng bắn hạ Thu và Bông chẳng qua trong cơn nóng giận nhất thời, còn kẻ hắn tính triệt hạ đúng ra là A Chó. Nghe mọi người thuật lại đầu đuôi, Đại rút lại “lệnh” giết Bảy Măng, bảo: “Thôi, vậy thì tha cho nó”.
Nhờ vậy, sau này khi Bảy Măng bị kết án năm năm tù giam vì tội cố sát, nhốt tại khám Chí Hòa, hắn vẫn sống yên ổn với đám du đãng cũng bị bắt nhốt tại đây.
Đại chiến tại nhà hàng Thanh Bạch
Chẳng bao lâu sau vụ Bảy Măng bắn chết Thu và Bông, một tối nọ Đại Cathay dẫn gần chục đàn em đến vũ trường Olympia, một vũ trường sang trọng tại quận l.
Mỗi khi binh tướng du đãng kéo tới, thường các em ca-ve dồn đến tiếp đón nồng hậu, phần vì khi ấy Đại Cathay rất nổi tiếng, phần vì bọn hắn “boa” đẹp.
Có thể nói, vào thời điểm ấy, chỉ có hai nhân vật được các vũ trường đón tiếp long trọng hơn Đại Cathay.
Thứ nhất là Nguyễn Ngọc Loan, thường gọi Sáu Lèo, giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia. Sáu Lèo vốn mê Phương Dung, cô ca sĩ mới nổi được phong tặng danh hiệu “con nhạn trắng Gò Công”. Mỗi khi nghe Phương Dung cất giọng ca bài ruột Nỗi buồn gác trọ “Có người con gái buông tóc thề thu về e ấp chuyện vu qui...” là Sáu Lèo khoái ch&iacu;ng tôi thấy nên nhắc lại một số “huyền thoại” của nhân vật này để bạn đọc tiện theo dõi...
“Mặc cả” giữa Đại Cathay và Tổng nha Cảnh sát
Đại Cathay đang trong lứa tuổi phải đi quân dịch, nhưng anh ta vẫn “phây phây” khoác đồ xi-vin ngông nghênh trên đường phố giữa Sài Gòn. Một viên tướng, vốn có cảm tình với Đại Cathay - và có lẽ phần nào cũng muốn “chơi trội” - nhắn gặp Đại Cathay, thân mật khuyên:
- Để khỏi phải động viên, anh chịu phiền làm gạc-đờ-co (cận vệ) cho tôi là xong chuyện!
Đại Cathay cười cười đáp lại rất thiệt tình:
- Tôi đi đâu cũng có hàng chục “gạc-đờ-co” nay lại làm “gạc-đờ-co” cho ngài, không lẽ bỏ mấy thằng “gạc-đờ-co” của tôi thất nghiệp?
Nghe kể, có một lần giới “dân chơi” xôn xao vì tin Nguyễn Ngọc Loan thừa lệnh Nguyễn Cao Kỳ chính thức mời Đại Cathay “đàm phán” để giải quyết nhằm triệt tận gốc rễ nạn du đãng tại Sài Gòn - Gia Định.
Để gây ấn tượng cho buổi đàm phán này, Đại Cathay đến điểm họp với tiền hô hậu ủng chưa từng có trong lịch sử giang hồ miền Nam: Bữa ấy Đại Cathay chễm chệ trên chiếc Chevrolet gắn máy lạnh do Tư Gáo cầm lái - nên nhớ xe hơi có gắn máy lạnh khoảng giữa thập niên 1960 của cả Sài Gòn có thể đếm trên đầu ngón tay (xe này Đại Cathay mua lại của bà Bút Trà). Cặp theo Chevrolet là hơn chục chiếc Honda 67 đen bóng, xoáy nòng chở đôi theo bảo vệ cho “đại ca”.
Cuộc đàm phán diễn ra trong vòng bí mật, tuy nhiên sau đó nội dung vẫn bị rõ rỉ, đồn đại ra giới giang hồ. Theo đó, Nguyễn Ngọc Loan, có Mã Sâm Nhơn phụ tá, yêu cầu Đại Cathay từ giã cuộc đời du đãng, tuyên bố giải tán các băng, đảng dưới trướng. Tất cả anh em hoàn lương bảo đảm không ai bị làm khó dễ, còn được tạo điều kiện làm ăn. Ngược lại, kẻ nào trái lệnh, tiếp tục gây ân oán, Đại Cathay có nhiệm vụ “triệt”. Bù lại, Đại Cathay được đặc cách làm thư ký cho Nguyễn Ngọc Loan, với cấp bậc tương đương biên tập viên hoặc thẩm sát viên.
Cũng theo tin đốn, Đại Cathay ra giá “mặc cả” chỉ đồng ý đề nghị trên với hai điều kiện: Một là, phải để lại Cảng Sài Gòn cho giới giang hồ có đất làm ăn, hai là anh em dân chơi được quyền “bảo kê” các sòng bài.
Cuộc “đàm phán” giằng co mãi, nhiều tỉ lệ ăn chia được đặt ra, nhưng không đi đến thống nhất.
Lại có tin đồn (toàn là tin đồn!) Đại Cathay được đề nghị giữ chức Trưởng ty Cảnh sát quận 9 (tức vùng Thủ Thiêm). Đổi lại, Đại Cathay phải lập công bằng cách bắt gọn bọn đàn em. Việc này Đại Cathay từ chối thẳng thừng: “Tôi vốn là thằng du đãng, không thể nào bán đứng bạn bè, cũng là du đãng như tôi!”
Dù thế nào, rốt cuộc “đàm phán” cũng không thành. Trung tâm Bài trừ Du đãng được thành lập.
Nhiểu “kẻ biết chuyện” còn kể thêm, sau cuộc “đàm phán” bất thành với Đại Cathay, Tổng nha Cảnh sát Quốc gia khi ấy chuyển qua “đàm phán” với một trùm du đãng khác khá nổi danh trong giới người Hoa: Tín Mã Nàm. Kẻ đứng làm trung gian cho cuộc “đàm phán” sau này là Trung tá Trụ, Trưởng ty Cảnh sát quận 5. Tín Mã Nàm đã đồng ý “chiêu hồi”, chỉ cho cảnh sát bắt vô số dân chơi người Hoa đẩy ra trại Cửu Sừng, Phú Quốc như Hải Phòng Kin, Sú Hùng, Cọp Chảy, Quảy Thầu Hao, Hắc Quảy Chảy... Nhờ vậy, Tín Mã Nàm được trọng dụng, dựa vào thế lực của cảnh sát để tác yêu tác quái một thời. Nhưng “thiên bất dung gian” Tín Mã Nàm đã chết trong bệnh tật, khổ sở vì thiếu xì ke.
Còn Đại Cathay, vốn đã nổi danh lại càng lừng lẫy sau vụ “đàm phán” được thổi phồng lên rằng anh ta đã cương quyết không bán đứng giới giang hồ để mua chiếc lon thiếu tá cảnh sát, còn dám công khai bảo vệ dân chơi trước mặt viên tướng chỉ huy trưởng Tổng nha Cảnh sát Quốc gia. Nghĩa khí này quả là đáng nể phục, xứng đáng làm đại ca của những đại ca. Tham vọng của Đại Cathay bắt đầu nổi lên. Anh ta tuyên bố với bọn đàn em rằng muốn trở thành một nhân vật như Bảy Viễn thời thực dân Pháp còn tạm chiếm, thành một ông “vua” trong kinh doanh bất cứ thứ gì ngoài vòng pháp luật: đĩ điếm, ma túy, bài bạc...
Nhưng phàm ở đời, những kẻ không biết tự lượng sức mình, không biết đâu là điểm dừng rất dễ bị diệt vong - hoặc theo nghĩa bóng, hoặc theo nghĩa đen.
Đến đây, chúng tôi xin trở lại lý giải từng câu chuyện đồn thổi về đoạn kết của Đại Cathay.
Đại Cathay “chỉ huy” cánh quân cách mạng dịp Tết Mậu Thân?
Khá nhiều nhật báo xuất bản tại Sài Gòn vào thời điểm ấy đã loan tin “giật gân sốt dẻo” trên sau đợt tổng tấn công của Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1968.
Tin cho rằng Đại Cathay đã “chỉ huy một cánh quân Việt Cộng tấn công vào hướng tây bắc Sài Gòn và bị bắn hạ trước trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám, gần Ngã tư Bảy Hiền.”
Có báo còn thêm tình tiết để bạn đọc có thể tin được như “người ta tìm thấy trong xác chết một hộp quẹt Zippo có khắc tên Trần Đại ở nắp, một cuốn nhật ký viết về tiểu sử đời một tay du đãng, tự nhận mình là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết viết về xã hội đen của một tác giả nổi tiếng xuất bản ở Sài Gòn...”.
Nguyễn Thụy Long (tác giả tiểu thuyết Loan mắt nhung, được cho là viết về Đại Cathay) khi đó đang là phóng viên một tờ nhật báo ở Sài Gòn, vừa nghe tin trên vội xách máy ảnh chạy thẳng lên ngã tư Bảy Hiển hỏi thăm bà con tại chỗ, tìm khắp khu vực quanh trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám song chẳng tìm thấy bất cứ chi tiết nào xác nhận nguồn tin ban đầu trên. Xác Đại Cathay không có, hộp quẹt Zippo cũng không, quyển nhật ký cũng không nốt.
Thụy Long bèn lần mò hỏi các giới chức có thẩm quyền chỉ huy trận đánh tại đây (về phía Mỹ, ngụy), họ trả lời tất cả xác chết của chiến binh Mặt trận Giải phóng miền Nam đều đã được đem chôn tập thể ở đâu đó.
Riêng Đại úy Trần Bá Ngôn khẳng định: “Tôi biết chắc đó là Đại Cathay vì hồi còn mang lon thiếu úy, tôi đã có lần đánh nhau tay đôi với anh ta và đã thấy anh ta dùng chiếc hộp quẹt Zippo này. Xác Đại Cathy đã được chôn chung với các xác chết khác”. Tuy nhiên khi Thụy Long hỏi thêm chôn ở đâu thì ông ta... tắc tị.
Về chiếc hộp quẹt Zippo và cuốn nhật ký, Đại úy Ngôn kể:
“Có một lính nhảy dù vốn là đàn em của Đại Cathay đã cất giữ những thứ này làm vật kỷ niệm”.
Thụy Long hỏi anh lính nhảy dù này là ai, họ tên ra sao, thuộc đơn vị cụ thể nào, Đại úy Ngôn đều không thể nào trả lời được.
Thụy Long dò hỏi thêm nhiều nhà báo, phóng viên, nhiếp ảnh... ở Sài Gòn hồi đó, nhưng không một ai ghi nhận thêm tình tiết nào khác, cũng không ai chụp được một pô ảnh nào khả dĩ chứng thực nguồn tin trên.
Nhằm chứng minh cho việc Đại Cathay đi theo Mặt trận Giải phóng miền Nam, có thêm tin đồn một trung tướng trong chính quyền Thiệu, do rất có cảm tình với Đại Cathay, đã đứng ra tổ chức chuyện vượt ngục cho Đại Cathay. Đại Cathay đã trốn thoát khỏi đảo, trở về đất liền. Nhưng khi tàu chở Đại Cathay vừa tới Cà Mau thì gặp quân du kích của Mặt trận Giải phóng miền Nam tấn công. Rốt cuộc lính tráng trên tàu lớp tử thương, lớp đầu hàng tình nguyện đi theo quân giải phóng - trong số này có Đại Cathay.
Tin đồn trên là hoàn toàn vô căn cứ, vì như chúng tôi đã tường thuật rõ ở phần trước: Đại Cathay vượt ngục nhưng chưa hề trốn thoát khỏi đảo Phú Quốc.
Vì vậy, nguồn tin Đại Cathay chỉ huy một cánh quân Mặt trận Giải phóng miền Nam tấn công vào hướng Tây Sài Gòn và bị bắn hạ trước trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám, theo chúng tôi chỉ là một tin vịt, như vô số nguồn tin vịt khác thường có trên báo chí khi ấy.
Trần Tử Thanh giết chết Đại Cathay?
Trần Tử Thanh lúc ấy đeo lon thiếu úy biệt kích dù, tính khá bốc phét, nhất là khi khoe thành tích của mình, kể cả những thành tích mà nếu có đúng 100% cũng không ai khoe. Thí dụ Thanh khoe chính hắn đã “chơi” Chu Tử tức Chu Văn Bình (khi đó là chủ bút báo Sóng thần), và cũng chính hắn đã “mần” Thượng tọa Thích Thiện Minh.
Đặc biệt, khi đã có chút hơi men, Thanh ba hoa đủ thứ chuyện, khó mà tin được trong lời kể của hắn sự thực chiếm bao nhiêu phần trăm. Có điều, câu chuyện kể về Đại Cathay của Trần Tử Thanh được coi là “có đầu có đũa”, hơn nữa, theo lời kể, hắn là nhân vật chính, là “người hùng” trong câu chuyện. Xin nhường lời cho tay thiếu úy biệt kích dù này:
“Bữa ấy moa đang ngồi ở một quán cà-phê quen thuộc nằm trên đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng). Bỗng một tay cảnh sát chìm quen mặt đến gần nói nhỏ với moa: “Thưa Thiếu úy, có lệnh của ông Tướng gọi gấp”. Ông Tướng theo tụi moa hiểu ngâm với nhau là Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan tức Sáu Lèo, giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia. Biết có chuyện tối quan trọng, moa rời quán cà-phê ngay. Tại Tổng nha, moa gặp đủ mấy đứa trong nhóm của moa. Tụi moa được lệnh lên đường ngay để thi hành một nhiệm vụ đặc biệt.
Nghề biệt kích là vậy. Đã quen với những nhiệm vụ loại này nên bọn moa chẳng đứa nào thắc mắc. Tất nhiên không thể có thời gian trở về nhà nói lời từ biệt với người thân, bọn moa được đưa thẳng ra phi trường. Trực thăng đã chờ sẵn bốc bọn moa lên ngay. Khi trực thăng đã lơ l
  • Chương VII
  • Chương VIII
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---