Chương 6

    
ãi đến nay trận đánh Điện Biên Phủ vẫn còn rất nhiều bí ẩn; các chiến lược gia giài kinh nghiệm đều tự hỏi với một lực lượng hùng hậu như vậy, tại sao Pháp lại có thể thua một cách quá nhanh chóng trong vòng 55 ngày?
Khi phân tích tính hình chính trị - quân sự Việt Nam năm 1954 và đối chứng quân số đôi bên (Phía quân đội ba nước Việt-Mên-Lào cộng lại khoảng 476 ngàn. Phía kháng chiến vừa chính quy, vừa chủ lực, vừa dân quân du kích cộng lại khoảng 350 ngàn) các chiến lược gia nhận định rằng lúc bấy giờ khi biết Điện Biên Phủ bị bao vây, và mình không đủ lực lượng không quân đảm trách việc tiếp tế hiệu quả, Pháp vẫn có thể rút lui toàn bộ binh sĩ đóng ở đây bằng cách mở một cuộc hành quân mới từ Lào đánh xuống và từ Điện Biên Phủ đánh ra, khi hai cánh quân này gặp nhau tức là âm mưu biến Điện Biên Phủ thành trận đánh quyết định của Võ Nguyên Giáp bị đập tan.
Với 17 ngàn binh sĩ trú phòng Điện Biên Phủ và với những đơn vị đóng ở Thượng Lào-Trung Lào, cộng thêm những biệt đoàn lưu động trong vùng biên giới Lào - Việt, đa số gồm dân bộ lạc Mèo mà ngày nay tướng Vàng Pao đang chỉ huy, tướng Navarre dư sức mở cuộc hành quân “rút lui” khỏi khu lòng chảo đang bị quân kháng chiến bao vây, dĩ nhiên bị thiệt hại ít nhiều, nhưng tại sao ông ta không làm? Đây là một điều bí ấn.
Rút lui theo chiến lược không có gì là nhục nhã, điều này Hoa Kỳ đã từng thực hiện tại Khe Sanh năm 1970, khi biết Cộng sản Bắc Việt có ý định biến Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ hai; cũng như từ tháng 4 đến tháng 5 vừa qua, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã di tản chiến thuật khỏi Đông Hà - Quảng Trị để bảo toàn lực lượng, rồi sau đó phản công.
Một danh tướng như Navarre, khi thấy tất cả kế hoạch của mình ở Điện Biên Phủ bị đảo lộn hết, do các hoạt động đối phương gây ra, hẳn ông ta phải nghĩ tới vấn đề di tản chiến thuật trước tiên. Bài học Nà Sản cách đó không lâu, nhờ di tản kịp thời nên quân Pháp đóng tại đây khỏi bị tiêu diệt toàn bộ, chẳng lẽ Navarre đã quên?
Không di tản chiến thuật khỏi Điện Biên Phủ; không chấp nhận ý kiến của tướng Cogny, mở một cuộc hành quân lớn, đánh thẳng vào các hậu cứ địch, phá hỏng hệ thống tiếp tế của địch cho mặt trận Điện Biên Phủ, tướng Navarre lại có chấp, vừa gọi thêm viện binh cho De Castries, vừa mở cuộc hành quân Atlante ở Liên khu V (vùng Quảng Nam-Tuy Hoà) khiến chân kia của ông ta đã sa lầy, nay đến lượt chân này sa lầy nốt.
Tại sao Navarre lại mở chiến dịch Atlante? Đây là một bí ẩn mới, vì với chiến dịch này, Pháp phải xài thêm tiền, tốn thêm đạn, thiệt hại thêm binh sĩ mà chẳng giải quyết được gì, trong khi những thứ đó, đáng lẽ phải dành cho cuộc hành quân vào hậu cứ kháng chiến như tướng Cogny đề nghị.
Cuộc hành quân Atlante có sự liên hệ của một đảng chính trị mà hiện nay vẫn còn hoạt động mạnh tại Việt Nam, nên người ta nghĩ rằng khi Điện Biên Phủ chưa thất thủ thì một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, trong đó có việc nhằm loại bỏ ảnh hưởng của người Pháp, đã được các ngoại cường trù định.
Điều này đúng hay sai, thực tế đã trả lời vì cùng với việc thua trận Điện Biên Phủ, người Pháp ra đi, Việt Nam bị chia cắt, và tiếp đến là một giải pháp Quốc gia được thành hình tại Nam Việt Nam.
Nếu bảo rằng Chiến tranh Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Việt-Pháp 1946-1954 thì sau nước Pháp, Hoa Kỳ phải được kể là quốc gia có nhiều liên hệ quan yếu nhất.
Trước khi đưa ra những bằng chứng của mối liên hệ này, thiết tưởng cần phải nhận định rằng cuộc chiến Việt- Pháp 1946-1954 hoàn toàn khác xa cuộc chiến hiện nay về bản chất cũng như về hình thức, tầm vóc và mức độ.
Sự khác xa này không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên do ở chỗ Mỹ mạnh gấp ngàn lần Pháp gây ra, mà là do một quá trình liên tục, với sự sắp đặt để làm sao “tình hình mới” thì chiến tranh cũng phải mang sắc thái mới: bởi vì Pháp là nước thực dân lạc hậu, còn Mỹ có là thực dân theo kiểu Pháp đâu mà bảo bổn cũ soạn lại.
Về bản chất, cuộc chiến 1946-1954 do Pháp gây ra cũng chỉ là một nước thực dân lạc hậu, nên cuộc chiến có tính cách thực dân không không kém.
Đầu năm 1949, khi thấy thuần tuý quân sự không xong, phải lồng chính trị vào, Pháp đã xài lại lá bài Bảo Đại, trịnh trọng làm lễ trao trả độc lập cho Việt Nam; và dầu các Chính phủ kể tiếp do Bảo Đại thành lập trong vùng Pháp tạm chiếm, từ Nguyễn văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần văn Hữu, Nguyễn văn Tâm đến Bửu Lộc, hai tiếng “độc lập” luôn luôn được nhắc tới nhắc Iui, những vẫn không sao dấu nổi cái đuôi tay sai cho thực dân, giúp thực dân trong âm mưu thiết lập lại chế độ bảo hộ.
Vì chiến tranh thực dân nên dù với chiêu bài gì, Pháp và tay sai cũng không thể tạo nổi một chính nghĩa, nên cuối cùng hứng lấy thật bại nhục nhã.
Vì chiến tranh do thực dân Pháp gây ra nên bản chất của nó là một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập; như thế mà có sự tham gia đóng góp của toàn dân.
Nói cách khác, cuộc chiến 1946 - 1954 là chuyện người trong một nhà, dân trong một nước cùng chung hàng ngũ, đánh Pháp từ ngoài đưa quân vào xâm lăng.
Trái lại, cuộc chiến hiện nay, chủ chốt là giải quyết những mâu thuẫn giữa người Việt: giữa Cộng sản với quốc gia; tuy từ ngoài, Hoa Kỳ đưa quân đội, đưa cơ giới vào, nhưng chỉ khoác danh nghĩa Đồng minh, giúp miền Nam Việt Nam chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng, bảo vệ chung Thế giới tự do, chứ không phải thực dân, muốn xâm chiếm đất đai Việt Nam để đặt ách thống trị.
Điều này đã được Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon khẳng định nhiều lần, điển hình là trong lời tuyên bố ngày 26-4-1972, ông nói rằng: “Chúng ta (Hoa Kỳ) không xâm lăng Bắc Việt hay bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Chúng ta không muốn một lãnh thổ nào; chúng ta không muốn mưu tìm một căn cứ nào. Chúng ta đã đề nghị những điều kiện hòa bình rộng rãi nhất - hòa bình trong danh dự cho cả đôi bên - cả Nam và Bắc Việt Nam, mỗi bên tôn trọng nền độc lập của nhau. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ để thân hữu chúng ta đầu hàng trước xâm lăng Cộng sản. Nếu bây giờ chúng ta bỏ rơi các thân hữu của chúng ta, chắc chắn chúng ta, bỏ rơi chính chúng ta, và cả tương lai của chúng ta nữa. Những nếu bây giờ chúng ta cương quyết, những thế hệ tương lai sẽ tri ân Mỹ về sự dũng cảm và sáng suốt của chúng ta trong thời gian thử thách này”.
Ông Nixon là vị Tổng thống lãnh đạo Hoa Kỳ, những lời xác định của ông có thể bị dư luận ác ý xuyên tạc, và còn có chỗ đáng nghi ngờ; nhưng một nhân vật cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt mà cũng xác định tương tự như vậy thì hẳn nó sẽ trở thành một chuyện hiển nhiên. Nhân vật đó là tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong bài diễn văn đọc nhân ngày độc lập 2-9-1945 tại Hà Nội, Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng của Chính phủ Việt Minh, đã thẳng thắn xác nhận rằng “Mỹ là nước dân chủ, không có tham vọng về đất đai, mà lại có công nhất trong cuộc đánh bại phát xít Nhật - kẻ thù của ta - nên ta coi Mỹ như một người bạn tốt”.
Cách nhau 27 năm mà cũng tuyên bố giống như nhau, chẳng hiểu đó là một sự vô tình hay cố ý. Điều đáng chú ý là qua lời tuyên bố của hai nhân vật đối nghịch nhau: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và tướng Võ Nguyên Giáp, người ta thấy bản chất cuộc chiến hiện nay là việc anh em trong nhà đánh lộn nhau, giành quyền “con trưởng - con thứ” với nhau, tức quyền cai trị toàn cõi Việt Nam; sự đánh lộn này có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh chung trong vùng Đông Nam Á, và cả thế giới nữa, nên Hoa Kỳ phải đóng vai “chàng hiệp sĩ Don Quichotte” đưa quân tới, máy bay, tầu chiến cùng nhiều loại vũ khí mới vào để can thiệp nói rằng giúp miền Nam Việt Nam chống chọi với mối uy hiếp của Cộng sản miền Bắc.
Vì có sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ nên Chiến tranh Việt Nam hiện nay mang tầm vóc quốc tế, nghĩa là dây dưa tới cả Trung Cộng-Nga Sô, chứ không phải chỉ thu hẹp như hồi chiến tranh Việt-Pháp.
Tầm vóc đã to lớn, dĩ nhiên mức độ cũng leo thang kinh khủng hơn; nếu đem so với cuộc chiến trarih Việt - Pháp người ta thấy nó khác xa nhau một trời một vực.
Khi đã nhận định về những khác biệt như trên rồi, chúng ta cần phải tự hỏi Hoa Kỳ liên hệ đến chiến tranh Việt Nam kể từ khi nào? Tại sao lại có sự liên hệ đó? Vì lý do gì chiến tranh Việt Nam càng ngày càng mở rộng và leo thang? Cuộc chiến đó sẽ đi về đâu và có cơ giải quyết được không?