Chương 12
Vũ khí và cơ giới trong chiến tranh Việt Nam

    
ính đến nay, chiến tranh Việt Nam đã kéo dài gần 30 năm. Trong quãng thời gian hơn một phần tư thế kỷ đó, tại các nước tiên tiến Âu Mỹ, đã có nhiều tiến bộ đáng kể trên mọi địa hạt, đặc biệt địa hạt khoa học không gian, con người lên cung trăng và đang chuẩn bị tiến đến những hành tình xa xôi khác.
Với sự tiến bộ vượt bực đó của các nước Âu, Mỹ, dĩ nhiên chiến tranh Việt Nam cũng bị lôi cuốn theo, và nếu kiểm điểm lại từ đầu, người sẽ thấy chiến tranh Việt Nam đã leo thang kinh khủng.
Thoạt tiên, từ 1945, người ta chỉ thấy quân kháng chiến Việt Nam được võ trang bằng gậy tầm vông, mã tấu, dao găm, cây phạng, lựu đạn nội hóa và một số rất ít súng trường cũ từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất sót lại (súng Mousqueton), cùng súng lục Rouleau do hãng St. Etienne bên Pháp chế tạo.
Vì nhu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nên ngay từ 1946, tại các mật khu, quân kháng chiến Việt Nam đã cho thiết lập những xưởng vũ khí thô sơ, sửa chữa hoặc chế tạo một ít bộ phận nhỏ của súng lục và súng trường, có khi cả loại trung - đại liên nữa, đồng thời chế tạo lựu đạn nội hóa.
Năm 1946 - 1947, khi đường xe lửa xuyên Việt chưa bị cắt đứt, người ta thấy từng đoàn tầu chở quân kháng chiến từ Bắc vào Nam để tham dự những trận đánh Pháp. Phần lớn số binh sĩ này không được võ trang, chẳng có đồng phục, và vũ khí mà họ tin tưởng sẽ có trong tương lai là do chiến lợi phẩm thu lượm được trên các chiến trường.
Khi chiến tranh từ Nam lan ra Bắc thì quân kháng chiến Việt Nam vẫn trong tình trạng thô sơ, họ áp dụng chiến thật tiêu thổ kháng chiến, phá hết nhà cửa, phố xá ở thành thị; còn tại trôn quê thì tre vót nhọn được cắm tua tủa khắp các bãi đất trống mục đích ngăn cản không cho Pháp nhảy dù.
Lựu đạn nội hóa do các công binh xưởng chế tạo đã mang lại những tai họa thảm khốc: có khi thuốc súng pha mạnh quá, bắt cháy ngay trong xưởng, có khi lựu đạn mang lủng lẳng bên hông tự nhiên phát nổ, có khi lựu đận cầm trên tay, chưa kịp liệng đã nổ tung, giết hại nhiều nhân mạng và làm làm què cụt một số người.
Hồi bấy giờ, Chính phủ Việt Minh ra thông cáo, khuyến khích Ủy ban Hành chánh Kháng chiến các xã, quận nên góp tiền mua ít nhất là một khẩu súng để tự vệ. Với thông cáo này, có thể nói là xã nào cũng đua nhau quyên góp tiền trong dân chúng để gửi đi, và sau đó ít lâu, nhận được một khẩu súng Mousqueton cũ kỹ với 5 viên đạn mà có khi cả 5 viên đều bắn không nổ, vì ngòi nó đã bị thúi.
Ở ngoài mặt trận, gậy tầm vông vót nhọn và dao găm là vũ khí chính, mãi đến năm 1951 - 1952, người ta vẫn thấy gậy tầm vông là một thứ vũ khí lợi hại trong tay Việt Minh, không một cuộc phục kích ban đêm nào thành công mà không có một số binh sĩ Pháp chết vì bị gậy tầm vông đâm xuyên, còn lựu đạn dùng để tấn kích đồn, ném qua lỗ châu mai, hoặc vứt xuống hầm quân Pháp trú ẩn.
Trên chiến trường, nhờ thu được nhiều chiến lợi phẩm nên các cấp chỉ huy từ Đại đội trưởng trở lên mới có súng lục mang bên hông, còn ở hậu phương, những cán bộ được mang súng lục phải kể là cao cấp, hoặc cấp tỉnh, hoặc cấp khu.
Chiến tranh hồi bấy giờ mang một hình thức thô sơ, vừa du kích, vừa cổ điển đối với phía Việt Minh.
Về phía Pháp, có cơ giới, có tầu chiến, có hàng không mẫu hạm, có máy bay oanh tạc, có xe tăng thiết giáp và do Hoa Kỳ trang bị các loại vũ khí như súng trường M-36, súng FM, súng trung liên Bar, súng cối 60 - 81 ly, đại bác 75 - 105 ly, súng đại liên 12,7 - 20 ly v.v...
Qua 1950, sau khi Cộng sản chiếm Hoa Lục thì quân đội Việt Minh bắt đầu được trang bị tạm gọi là đầy đủ chỉ thiếu cơ giới mà thôi. Trong thời gian này, về phía Pháp, người ta cũng thấy xuất hiện một vài loại vũ khí mới như tiểu liên Thompson, súng Carbine. Về không quân, Pháp được Hoa Kỳ viện trợ một số B-26 Invader.
Nhờ cơ giới và vũ khí tối tân, dồi dào hơn, nên trên khắp các chiến trường từ Nam chí Bắc, Pháp năm thế chủ động, còn Việt Minh vẫn áp dụng chiến thuật du kích, nhưng chưa thể tiến tới chỗ “dùng nông thôn bao vây thành thị”.
Hồi bấy giờ, để công đồn và phục kích phá hủy các loại chiến xa của Pháp, Việt Minh sử dụng một loại vũ khí mới gọi lá SKZ (súng không giật). Loại súng này rất thô sơ, chỉ có một ống phóng nhẹ vác trên vai, dùng để lắp quả đạn vào và châm ngòi bằng pin, có sức công phá mạnh, mỗi chiến xa chỉ cần một phát, và một đồn dù kiên cố đến đâu, chỉ cần trúng 4 phát là sụp đổ tan tành, nhưng tầm bắn không được xa, chỉ hiệu quảe trong khoảng dăm ba chục thước. Ngoài súng nội hóa SKZ đó, Việt Minh còn cướp được của Pháp một số súng Bazooka và súng phun lửa cũng như nhiều loại vũ khí khác, nhưng lại thiếu đạn dược, và khi hư không có phụ tùng.
Từ 1953-1954, một phần được Trung Cộng, Nga Sô quân viện, phần khác nhờ tịch thu được vũ khí của Pháp nên phía Việt Minh, gậy tầm vông vót nhọn đã biến mất, mã tấu dao găm chỉ để dân quân du kích địa phương xài, còn bộ đội chính quy được võ trang tạm gọi là đầy đủ.
Hồi này, quân đội chính quy Việt Minh đã được tổ chức đến cấp Sư đoàn, có khả năng mở nhiều trận đánh quy ước rộng lớn, mặc dầu vẫn họ hoàn toàn thua sút quân đội viễn chinh Pháp về mặt cơ giới, tầu chiến, phi cơ. Những trận đánh đáng chú ý là trận Đông Triều, làm tử thương đại úy Leclerc (con trai Thống chế Leclerc), trận Ninh Bình, sát hại trung úy Bernard de Lattre, còn trai duy nhất của Thống chế De Lattre de Tassigny.
Từ 1953, quân đội kháng chiến Việt Nam hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc, dồn quân đội viễn chinh Pháp vào thế bị động.
Trận đánh nát ngọc tan vàng Điện Biên Phủ hồi 1954 là trận chiến hiển hách nhất của quân kháng chiến Việt Nam, bắt làm tu binh thiếu tướng De Castries vì trọn Bộ tham mưu cùng toàn bộ quân trú phòng. Trong trận này, quân kháng chiến Việt Nam không sử dụng cơ giới như quân trú phòng Pháp, song họ đã bắn vào các vị trí Pháp khoảng 20 ngàn đạn đại bác 105 ly, 20 ngàn đạn đại bác 75 ly và 100 ngàn đạn súng cối, 60 ngàn đạn cao xạ, giết chết và làm bị thương khoảng 4.000 binh sĩ Pháp và nắt làm tù binh trên 8.000 người.
Từ 1946 đến 1951 - giai đoạn thứ nhất trong chiến tranh Việt Nam - người ta thấy gậy tầm vông vót nhọn để đân xuyên từ bụng qua sau lưng nhường bước cho đại bác 105 ly, súng cao xa phòng không, làm cho cường quốc thất trận, tướng De Castries với số phận một tù binh, phải lầm lũi cuốc bộ 17 cây số trước mũi súng luôn luôn luôn luôn chĩa vào mình của một kháng chiến quân nhỏ bé Việt Nam.
Dầu vậy, với thắng lợi Điện Biên Phủ, chiến tranh Việt Nam chỉ chuyển từ giai đoạn này giai đoạn khác, chứ không phải thực sự chấm dứt.
Sự biến chuyển này đã mang theo một sự leo thang kinh khủng về các loại vũ khí, cơ giới.
Trên địa hạt vũ khí cá nhân, loại súng trường trước kia tối tân nhất mà quân đội Việt Nam Cộng Hòa đang sử dụng hiện nay là loại M-16 do Hoa Kỳ chế tạo. Tất cả những thứ vũ khí cổ điển từ hồi chiến tranh Việt - Pháp đều hoàn toàn biến mất.
Về đại bác, súng cối, người ta thấy cả hai bên sử dụng những loại từ 105 ly đến 130 ly, 155 ly, 175 ly và cả 400 ly trên các khu trục hạm.
Về số đạn đại bác bắn đi, trong trận Điện Biên Phủ, quân kháng chiến Việt Nam chỉ bắn khoảng 20 ngàn đạn 105 ly đã tưởng là nhiều, ngày nay riêng tại thị xã An Lộc, trong thời gian cam go nhất hồi tháng 4, tháng 5-1972, có ngày Cộng quân Bắc Việt bắn cả 10 ngàn phát đủ loại, và nhiều nơi khác, có khi trung bình họ bắn mỗi ngày 7 ngàn quả.
Phía Hoa Kỳ, riêng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị, trung bình mỗi ngày khoảng hai ngàn tấn bom được dội xuống và 20 ngàn đạn đại bác được bắn đi.
Theo thống kê của Ngũ Giác đài thì riêng trong tháng 6-1972, Hoa Kỳ đã thả xuống khắp lãnh thổ Việt Nam (cả hai miền Nam - Bắc) 105.729 tấn bom; nhưng sang tháng 7-1972 thì con số này tăng lên đến 130 ngàn tấn.
Cũng theo thống kê của Ngũ Giác đài thì riêng trong năm 1972, các phi cơ Hoa Kỳ đã thả xuống trên khắp chiến trường Đông Dương hơn một triệu tấn bom, và nếu tính từ năm 1966 đến cuối 1972 thì số bom tổng cộng trên 7 triệu tấn, tức là vượt quá số bơm thả hồi chiến tranh thế giới II 2 triệu tấn, và hơn chiến tranh Triều Tiên 1950- 1953, 650.000 tấn.
Số bom kỷ lục nhất cõ lẽ được thả trong khoảng thời gian từ ngày 18-12 đến 24-12-1972. Trong tuần lễ này, vì muốn làm áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải nhượng bộ đi đến chỗ ký kết thỏa ước ngừng bắn, Tổng thống Nixon ra lệnh hủy bỏ lệnh hạn chế ném bom Bắc Việt Nam từ bĩ tuyến 20 trở xuống, nên hàng ngày có trung bình 500, phi vụ xuất kích thả xuống khắp lãnh thổ Bắc Việt một số lượng chừng 40 ngàn tấn.
Sở dĩ bom đạn được thả nhiều như vậy là vì Mỹ đã cho sử dụng trên chiến trường Việt Nam loại pháo đài bay khổng lồ B-52. Loại siêu phi cơ này nguyên thủy được chế tạo với mục đích mang bom nguyên tử, nhưng nay thì chúng đã lỗi thời.
Tổng số pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ có khoảng 400 chiếc, và trước kia hầu hết đậu ở đảo Guam trên Thái Bình Dương, nhưng hiện nay, 300 trong tổng số nói trên đã được chuyển qua các căn cứr quân sự trọng yếu ở Thái Lan, chẳng hạn căn cứ Utapao, để từ đó, cất cánh đi oanh tạc khắp hai miền Nam, Bắc Việt Nam.
Đặc điểm của loại siêu phi cơ này là bay cao (có thể bay trên 20 ngàn mét), và chở theo một lượng bom khá nhiều, mỗi quả nặng những 7 ngàn ký, có sức tàn phá khủng khiếp không kém gì 2 quả bom nguyên tử được thả xuống Nhật Bản hồi 1945.
Từ ngày chính thức tham chiến ở Đông Dương, loại pháo dai bay B-52 vẫn được coi là bất khả xâm phạm, nhưng lần đầu tiên ngày 22-11-1972, Bộ Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam, chính thức xác nhận có một chiếc rơi ở Thái Lan sau khi bị trúng hỏa tiễn của Bắc Việt.
Rồi trong khoảng từ 18-12 đến 30-12-1972, số pháo đài bay không lồ này bị Bắc Việt hạ khá nhiều, 15 chiếc trong vòng một tuần.
Ngoài pháo đài bay không lồ B-52, Hoa Kỳ còn đem sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhiều loại phi cơ đặc biệt khác, trong đó người ta thường nghe nói loại F-111A.
F-111A là loại phóng pháo oanh tạc cơ có sức bay nhanh gấp hai lần âm thanh; với loại này, các kiểu phi cớ lưỡi kiếm trước đây trở thành lu mờ, nhưng chúng cũng bị Bắc Việt hạ trên 8 chiếc tính từ 18 đến đến 30-12-1972, và hầu hết các trường hợp bị hạ này vẫn nằm trong vòng bí mật.
Phi cơ đã tối tân thì bom đạn với máy móc chứa trên đó cũng hết sức tinh vi. Trước đây, số phi xuất do Không lực Mỹ thực hiện mỗi ngày tuy nhiều nhưng theo báo cáo thì kết quả chẳng bao nhiêu, vì thiếu chính xác.
Để bổ khuyết, Hoa Kỳ cho sử dụng tại chiến trường Việt Nam từ tháng 5-1972 một loại “bom mắt thần”, do tia sáng laser điều khiển, có ông dụng tự động tìm mục tiêu.
Bom mắt thần sử dụng chưa được mấy ngày thì nó lại lập tức biến thành bom vô tuyến truyền hình điều khiển thả rất trúng mục tiêu, dù mục tiêu đó ở trong hang.
Ré hiện tượng các loại phi cơ siêu hạng như B-52 và F-111A bị llh phòng không Bắc Việt bắn hạ, vài tin tức tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang nghiên cứu cho sử dụng những thứ khác tối tân hơn, chẳng hạn phi cơ B-1. Đây là lần đầu tiên nghe nói đến thứ phi cơ này, và nếu một thỏa ước ngừng bắn không được ký kết thì ngày xuất hiện của chúng trên chiến trường Đông Dương chắc không bao xa.
Về phía Bắc Việt, Không lực của họ hoàn toàn do Nga Sô cung viện, gồm các loại MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21 và theo một số tin tức thì hiện nay họ có cả MiG-23 và phi cơ siêu hạng Su-7.
Oanh tạc cơ Su-7 cũng thuộc loại giống B-52 của Hoa Kỳ, những có tốc độ bay mau và cao hơn B-52, mang nhiều bom hơn, và hình như hầu hết các phản lực cơ Hoa Kỳ đậu trên các Hàng không mẫu hạm đều không có khả năng tới gần nó.
Tuy nhiên, khả năng tấn công đáng sợ nhất của quân đội Bắc Việt không phải là phi cơ mà là thiết giáp. Họ được Nga Sô, Trung Cộng viện trợ những loại chiến xa PT-76, T-54, T-59, từng làm mưa làm gió trên các chiến trường An Lộc, Trị Thiên hồi tháng 4, tháng 5-1972. Để đương đầu với các loại chiến xa này, quân lực Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ cung viện M-48 với các loại hỏa tiễn M-72, TOW, đại bác 203 ly bắn một lúc bốn hoa tiễn chống chiến xa. Nhờ những vũ khí tôi tân của Mỹ nên từ tháng 4 đến tháng 10-1972, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã bắn hạ của Bắc Việt khoảng 500 chiến xa đủ loại, riêng tại Quảng Trị, 115 khẩu đại bác 130 ly của Bắc Việt bị phá hủy.
Lực lượng hải quân của Bắc Việt không đáng kể: họ chỉ có những tiểu đỉnh dùng để tuần phòng duyên hải, và thỉnh thoảng đột kích những chiến hạm Mchạy lẻ loi một mình.. Riêng về phía Hoa Kỳ, từ sau ngày quân đội Bắc Việt vượt tuyến hồi tháng 3 năm 1972, Hạm đội 7 được tăng cường thêm 7 hàng không mẫu hạm, trong số có những chiếc Saratoga, Midway, Constellation, và hàng không mẫu hạm nguyên tử Interprise.
Hạm đội hùng hậu ấy không phải chỉ được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, mà còn có bổn phận tuần phòng khắp mặt biển Thái Bình Dương, đương đầu với Hạm đội Nga Sô cũng đang lởn vởn tại vùng này.
Từ gậy tầm vông, giáo mác, mã tấu, dao găm, lựu đạn nội địa, súng trường cũ kỹ Mousqueton, chiến tranh Việt Nam sau 27 năm đã tiến tới những thứ vũ khí tối tân nhất của thời đại, và chắc chắn nó chưa dừng lại ở đây, vì theo tin tức các hãng thông tấn quốc tế thì Nga và Mỹ còn không ngởt nghiên cứu, phát minh thêm nhiều loại vũ khí mới, đồng thời, cả đôi bên đều quân viện cho hai miền Nam -Bắc Việt Nam những thứ đã bị xem như lỗ thời.
Trong tháng 11-1972, khi có tin Nga Sô đã gửi tới giúp Bắc Việt nhiều loại chiến cụ mới thì tại Nam Việt Nam, các vận tải cơ khổng lồ Hoa Kỳ cũng ồ ạt đổ xuống các phi cảng một số lượng vũ khí và trang bị trị giá 120 tỷ đô la. Sự trao đổi chiến cụ đó nằm trong chương trình viện trợ cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và nâng Không lực Nam Việt Nam lên hàng hùng hậu thứ ba trên thế giới với khoảng hơn hai ngàn chiếc phi cơ đủ loại.
Theo bản dự trù ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ đã được Quốc hội chấp nhận cho tài khóa 1973 (74.373 triệu Mỹ kim) thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa. trong tương lai có hy vọng được Mỹ quân viện thêm nhiều loại vũ khí mới, vì ngân sách đó dự trù 90.400.000 đô la cho loại chiến đấu cơ F-5 mà 57 chiếc trong số đã được giao cho Việt Nam Cộng Hòa.
Như vậy, trong tương lai, với những loại vũ khí mới của Nga và Mỹ, chắc chắn chiến tranh Việt Nam sẽ leo thang. kinh khủng hơn - một cuộc chiến tranh mà từ cổ chí kim, nhân loại chưa từng thấy.