Chương 1 (4)
QUÂN SỰ

    
hững tài liệu về lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam cho thấy từ năm 1940, lợi dụng dịp quân đội Nhật kéo vào Đông Dương, Việt Minh đã tổ chức lực lượng võ trang rồi sau đó biến thành “Quân Đội Giải Phóng”.
Ngày 22-9-1940, Nhật dùng áp lực buộc Toàn quyền Decoux phải ký hiệp ước cho quân đội Nhật vào chiếm đóng Đông Dương, xử dụng đường sắt Hà Nội - Vân Nam và xử dụng các phi trường, thì ngày 28-9-1940, tại Bắc Sơn, Việt Minh đã lùa dân chúng vào một số đồn binh Pháp để tước vũ khí.
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, bị quân Pháp đàn áp dữ dội, các phần tử Việt Minh phải tản mát lén lút, phân chia thành từng toán dăm ba người, sau họp lại tại chiến khu Cao - Bắc - Lạng.
Trong những năm 1941 - 1943, chiến khu Cao-Bắc-Lạng là căn cứ địa Việt Minh, Nguyễn Ái Quốc cũng thường xuyên xuất hiện nơi đây với Võ Nguyên Giáp Giáp và nhiều đảng viên cao cấp khác.
Tuy bên chính quốc, Pháp đã đầu hàng Đức, nhưng bên Đông Dương, lực lượng của họ chưa suy suyển gì, nên những cuộc nổi dậy của Việt Minh đều bị Pháp dập tắt trong trứng nước.
Trước tình thế đó, Việt Minh bèn cứ đại biểu sang châu Âu bắt liên lac với tướng De Gaulle và nêu lên những điều kiện hợp tác:
1. Vận động đình chỉ thu thuế bằng thóc của nhân dân Việt Nam.
2. Vận động phóng thích tù chính trị.
3. Trao vũ khí cho Việt Minh để đánh Nhật.
Trong 3 điều kiện trên, tướng De Gaulle chỉ nhận hai điều kiện đầu, còn việc Việt Minh xin cấp vũ khí thì bác bỏ.
Nhờ cuộc vận động này mà khoảng năm 1944, có 150 tù chính trị Việt Minh bị Pháp bắt giam tại Hà Nội được phóng thích cũng một lúc, và vài chục người khác ở Hoà Bình. Còn việc thu thuế thóc thì hình như vì sự ép buộc của quân đội Nhật, hoặc vì chính Pháp cũng muốn tích trữ thực phẩm để kháng Nhật nên sau đó việc thu thóc tạ vẫn tiến hành), và đó là nguyên nhân chính đưa tới nạn đói năm Ất Dậu 1945, giết hại khoảng 2 triệu dân Việt Nam từ Trung ra Bắc.
Đề nghị hợp tác giữa Pháp và Việt Minh, tuy không mang lại kết quả tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam nhưng vẫn mang lại ít nhiều cho Việt Minh, vì nhờ đó mà họ bớt bị thực dân Pháp đàn áp, có được một thời gian thong dong, củng cố chiến khu Việt Bắc thêm vững chắc.
Nhờ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cướp được ít nhiều vũ khí và nhất là nhờ sau này tuyên bố đứng về phe Đồng minh kháng Nhật nên Việt Minh nhận thêm được một số vũ khí của nước ngoài gửi giúp, cũng vì việc viên sĩ quan tình báo Hoa Kỳ nhảy dù xuống chiến khu Đình Cả, bắt tay với Việt Minh trong việc tổ chức và huấn luyện dân quân, du kích, nên đến tháng chạp 1944, trong rừng già Hoàng Hoa Thám (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) Võ Nguyên Giáp chính thức tuyên bố thành lập đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” với 34 đội viên và một ít vũ khí thô sơ.
Đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” của Việt Minh lúc bấy giờ có tổ chức vài vụ phục kích, đột kích lẻ tẻ vào các tóan tuần tiễu Nhật nhằm chứng minh với Đồng minh mục đích thực sự của nó, nhưng kỳ tình, việc thành lập đội quân võ trang này là cốt nhắm cướp chính quyền khi nào thời cơ thuận lợi, và nhằm để thị uy với các phần tử cách mạng quốc gia.
Đêm 9-3-1945, lợi dụng vụ quân đội Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Việt Minh đã chặn bắt các ngả đường rút lui của Pháp ở Cao - Bắc - Lạng và tước hết những vũ khí của quân Pháp chạy thoát ra người đồn.
Đến tháng 8-1945, nhờ những tin tức do Liên Sô thông báo nên Việt Minh biết chắc thế nào Nhật cũng thua, Đồng minh cũng thắng; nhất là khi nghe Liên Sô tuyên bố huỷ bỏ hiệp ước Nga - Nhật và đánh tan đạo quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của Nhật ở Mãn Châu thì Việt Minh lại càng ráo riết hoạt động về mặt võ trang, phục kích - đột kích các đồn binh lẻ tẻ của Nhật, thu thập thêm được một số khí giới.
Trong những ngày khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh miền thượng du Bắc Việt, Việt Minh đã có một đội võ trang tuyên truyền xung phong, đủ sức thị uy với quần chúng.
Như vậy, nhưng khó khăn lúc đầu, tuy chồng chất, nhưng Việt Minh đã khéo biết khai thác lợi dụng, nên cuối cũng vượt; qua, củng cỗ vững mạnh chính quyền, và loại trừ các phần tử quốc gia đối lập.