TIA SÁNG
1

    
ác nguyên tắc về đắc nhân tâm cần thí dụ để dễ hiểu và dễ thực hành.
Những thí dụ không phải là sự thật đặc thù cá nhân trong hoàn cảnh cá biệt. Nhất là những thí dụ rút ra từ đời sống người ngoại quốc. Cần thí dụ, mà cũng phải nắm vững nguyên tắc áp dụng cho chính cuộc đời hiện thực và hoàn cảnh của mình.
(Waterstone)
2. Lý luận không bao giờ thắng được đứa ngu.
3. Ai gặp tôi cũng có điều hơn tôi, đáng cho tôi học.
(William MC Adoo) (Emerson)
4. Lord Chesterfield nói với con: “Nếu được thì con nên khôn hơn các trẻ khác, mà đừng cho chúng biết là con khôn hơn chúng”.
5. Mục đích của giáo dục không phải để biết mà để hành động.
(Herbert Spencer)
6. Khả năng chinh phục bằng lời nói là một thú đắc hơn là một thiên phú.
(W.J. Bryan)
7. Người ta có thể tự nhiên sinh ra làm thi sĩ, còn muốn thành hùng biện gia thì
phải luyện tập.
(Quintainus)
8. Bởi vì tạo hóa không sinh ra chỉ đàn ông hay chỉ đàn bà mà sinh bộ đôi “âm dương” và cũng bởi vì mỗi cá nhân trong lời Người không độc cư trong một cái hang mà trái lại là quần cư trong xã hội có tổ chức, cho nên luôn luôn giữa loài người đặt ra vấn đề giao tế. Rồi loài người lại luôn tiến hóa, đi từ man dã, bán khai, chậm tiến, đến văn minh cao độ do động cơ văn hóa thúc đẩy cho nên giao tế cũng phải từ một số cung cấp giản đơn tiến dần đến những lễ phép cực kỳ tế nhị. Thời còn ăn lông ở lỗ, hai ông tù trưởng của hai bộ tộc gặp nhau ít để ý đến cung cách ngoại giao, còn ngày hôm nay các nhà ngoại giao để ý từng li từng tí cách nói, cách cười và vô số cách ứng xử sao cho đừng làm phật lòng những kẻ mà mình giao tiếp nhân danh chính phủ của mình.
9. Trong giao tế, nếu không nói, không hành động được đắc nhân tâm, thì ít ra đừng nói, đừng hành động, thậm chí đừng có cử chỉ gì gây thất nhân tâm. Thí dụ nếu không khen được thì cũng đừng chê. Có lẽ đó là một trong vô cùng cái khó của xử thế khiến cho Khổng Tử phải than thở: “Vi nhân nan” (Làm người khó).
 Không phải vô lý mà người ta nói một số không nhỏ hành động của con người từ trong gia đình, trường học, các cơ quan, các cơ sở văn hóa, cho đến những nơi tu hành không phải chỉ tập chú vào giải quyết những việc hữu ích, mà tập chú vào giải quyết những rắc rối giao tế giữa những người sống và làm việc chung với nhau. Thì bạn thử lắng nghe nhiều câu chuyện lời qua tiếng lại coi trong đó phần giải quyết việc hữu ích với phần giải quyết cho giao tế, phần nào tràn ngập hơn.
TIA SÁNG
1. Các nguyên tắc về đắc nhân tâm cần thí dụ để dễ hiểu và dễ thực hành.
Những thí dụ không phải là sự thật đặc thù cá nhân trong hoàn cảnh cá biệt. Nhất là những thí dụ rút ra từ đời sống người ngoại quốc. Cần thí dụ, mà cũng phải nắm vững nguyên tắc áp dụng cho chính cuộc đời hiện thực và hoàn cảnh của mình.
(Waterstone)
2. Lý luận không bao giờ thắng được đứa ngu.
3. Ai gặp tôi cũng có điều hơn tôi, đáng cho tôi học.
(William MC Adoo) (Emerson)
4. Lord Chesterfield nói với con: “Nếu được thì con nên khôn hơn các trẻ khác, mà đừng cho chúng biết là con khôn hơn chúng”.
5. Mục đích của giáo dục không phải để biết mà để hành động.
(Herbert Spencer)
6. Khả năng chinh phục bằng lời nói là một thú đắc hơn là một thiên phú.
(W.J. Bryan)
7. Người ta có thể tự nhiên sinh ra làm thi sĩ, còn muốn thành hùng biện gia thì
phải luyện tập.
(Quintainus)
8. Bởi vì tạo hóa không sinh ra chỉ đàn ông hay chỉ đàn bà mà sinh bộ đôi “âm dương” và cũng bởi vì mỗi cá nhân trong lời Người không độc cư trong một cái hang mà trái lại là quần cư trong xã hội có tổ chức, cho nên luôn luôn giữa loài người đặt ra vấn đề giao tế. Rồi loài người lại luôn tiến hóa, đi từ man dã, bán khai, chậm tiến, đến văn minh cao độ do động cơ văn hóa thúc đẩy cho nên giao tế cũng phải từ một số cung cấp giản đơn tiến dần đến những lễ phép cực kỳ tế nhị. Thời còn ăn lông ở lỗ, hai ông tù trưởng của hai bộ tộc gặp nhau ít để ý đến cung cách ngoại giao, còn ngày hôm nay các nhà ngoại giao để ý từng li từng tí cách nói, cách cười và vô số cách ứng xử sao cho đừng làm phật lòng những kẻ mà mình giao tiếp nhân danh chính phủ của mình.
9. Trong giao tế, nếu không nói, không hành động được đắc nhân tâm, thì ít ra đừng nói, đừng hành động, thậm chí đừng có cử chỉ gì gây thất nhân tâm. Thí dụ nếu không khen được thì cũng đừng chê. Có lẽ đó là một trong vô cùng cái khó của xử thế khiến cho Khổng Tử phải than thở: ""Vi nhân nan” (Làm người khó).
 Không phải vô lý mà người ta nói một số không nhỏ hành động của con người từ trong gia đình, trường học, các cơ quan, các cơ sở văn hóa, cho đến nhữngnơi tu hành không phải chỉ tập chú vào giải quyết những việc hữu ích, mà tập chú vào giải quyết những rắc rối giao tế giữa những người sống và làm việc chung với nhau. Thì bạn thử lắng nghe nhiều câu chuyện lời qua tiếng lại coi trong đó phần giải quyết việc hữu ích với phần giải quyết cho giao tế, phần nào tràn ngập hơn.