Dịch giả: Đào Đăng Trạch Thiên
Chương X
NHÀ HIỀN TRIẾT KHỞI XƯỚNG TƯ TƯỞNG CAO SIÊU; QUAN TÒA DEE GIẢI THÍCH MỘT VỤ ÁN NHIỀU UẨN KHÚC

    
uan tòa Dee ngạc nhiên lúc nhìn thấy nơi ở của Tiến sĩ Tsao là một nhà gác có ba lầu nằm trơ trọi trên đồi thông. Lão Hoong và nàng Soo-niang ở lại ngoài cổng chờ, ngài bước lần theo Tiến sĩ Tsao đi vào trong.
Vừa bước lần theo những bậc tam cấp chật hẹp, Tiến sĩ Tsao mới giải thích cho ngài nghe nơi này xưa kia là một chòi canh, chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng trong thời kỳ nội chiến. Được giữ gìn qua nhiều thế hệ, sau khi cha ông mất đi, ông về đây ở. “Ngài theo tôi đến ngay chỗ thư phòng, thì sẽ hiểu ra đầu đuôi câu chuyện” - ông nói.
Đến nơi, hai vị bước vào gian phòng hình bát giác ở trên tầng cao nhất, Tiến sĩ Tsao chỉ tay về phía cửa sổ nhìn ra không gian bao la bên ngoài, vẻ hăng say ông kể “Tôi cần nơi yên tĩnh để trầm tư suy nghĩ đó ngài. Ngồi bên trong thư phòng tôi thả hồn theo đất trời, từ đó nguồn cảm hứng mới dâng trào”.
Quan tòa nhìn quanh ngài nhận thấy nếu đứng bên cửa trổ ra hướng Bắc sẽ nhìn được bao quát ngôi chùa, còn con đường đất nhỏ hẹp băng ngang qua thì cây cối lại che khuất.
Hai vị ngồi yên vào bàn, trên bàn có một chồng giấy tờ cao nghều, Tiến sĩ Tsao mới hỏi nhiệt tình “Thưa ngài ở Kinh đô người ta nghĩ sao về môn học của tôi?”
Quan tòa dường như chưa bao giờ nghe nói đến tên ông Tiến sĩ Tsao, ngài mới nhã nhặn đáp. “Tôi thì nghe nói môn học của ông mới là chính thống”.
Nhìn vẻ mặt ông tiến sĩ sáng rỡ.
“Mọi người gọi tôi là nhà tiên phong trong lĩnh vực tư tưởng thật quả không sai”. – Ông nói ra vẻ thích thú. Ông lấy bình trà nóng rót ra chén mời ngài quan tòa.
“Vậy thì ông nghĩ sao về chuyện con gái của ông?” – Quan tòa hỏi lại.
Tiến sĩ Tsao có vẻ lúng túng, ông đưa tay ra đỡ lấy chòm râu dài, ông nói giọng có vẻ gay gắt. “Thưa ngài, con gái tôi chẳng làm nên tích sự gì, nó chỉ làm phiền tôi thôi. Nó cứ phá rối cái yên tĩnh trong những lúc tôi nghiền ngẫm sáng tác. Từ nhỏ tôi dạy nó biết đọc biết viêt, tôi đã dạy nó nhiều sách hay mà nó không màng đến. Nó chỉ đọc sách lịch sử, chẳng có gì đáng nói ngoài những câu chuyện buồn tủi về số phận con người trong thời cổ. Nó chỉ phí thời gian mà thôi.”
“Thế đấy,” – ngài Dee dè dặt nói, “mỗi người chúng ta phải học được bài học từ những sai lầm trong quá khứ”.
“Gớm thật!” – Tiến sĩ Tsao phán một câu.
“Cho tôi được hỏi” – quan tòa nhã nhặn “Sao ông lại gả con gái cho Koo Meng-pin? Tôi nghe nói ông cho kẻ nào tôn sùng đạo Phật là chuyện phi lý. Tôi chia sẻ quan điểm đó với ông, nhưng đằng này lão Koo là một đệ tử sùng đạo Phật.”
“Chà!” – Tiến sĩ Tsao thốt lên. “Chuyện đó do mấy bà sui gia sắp xếp tôi đâu hay biết gì. Bọn đàn bà ấy mà, một lũ ngốc nghếch!” – Quan tòa nghĩ chuyện này chắc còn dài nhưng mà thôi cho nó qua. Ngài chợt hỏi, “con gái ông có quen biết lão Fan Choong không?”
Ông Tiến sĩ giơ tay cao.
“Làm thế nào mà tôi có thể biết được, thưa ngài! Có lẽ nó với tên kia gặp nhau một vài lần, hình như là tháng trước cái thằng quê mùa xỏ lá đó đến đây kể chuyện cột mốc biên giới cho tôi nghe. Ngài thử nghĩ xem, tôi là một nhà hiền triết, phải nghe chuyện cột mốc biên giới chứ.”
“Ta nghĩ đằng nào cũng có lợi” – quan tòa Dee lạnh lùng đáp. Tiến sĩ Tsao nhìn ngài, vẻ nghi hoặc. Quan tòa nhanh miệng nói ra ngay, “ta nhìn thấy đằng kia trên tường treo đầy giá sách trống trơn, vậy sách ông đâu hết rồi? Ông mua sắm cả một bộ sưu tập kia mà?”
“Dạ có đấy chứ,” – Tiến sĩ Tsao đáp giọng hờ hững. Càng đọc tôi càng thấy còn thiếu sót nhiều lắm. Tôi đọc thật sự đấy, nhưng chỉ để giải trí thôi. Mỗi khi đọc xong một tác phẩm tôi gửi đến cho người bà con Tsao Fen ở mãi tận trên kinh đô. Anh chàng đó, thú thật chẳng có được một chút sáng tạo nào, hắn không có khả ny bữa mười bốn,” – lão đáp giọng cộc lốc. “Tôi và con gái vừa ăn cơm trưa xong, tôi mới xin thầy tiền mua thêm lúa giống. Thầy bảo không được, thầy sai lão Woo ra chỗ lẫm thóc xem. Lão về báo lại thóc đầy nửa bồ. Nghe vậy thầy cười, rồi hai thầy trò cưỡi ngựa theo hướng Tây ra đường cái quan. Chuyện này tôi có kể cho chỉ huy lính hầu nghe rồi”.
Chợt lão nhìn xuống đât.
Quan tòa Dee lặng lẽ nhìn theo lão, chợt ngài quát. “Này Pei Chiu! Lão hãy nói cho ta nghe ở đây đã có việc gì vây?”
Lão nông dân sửng sốt nhìn ngài, bất ngờ lão phóng ngay ra cửa. Ma Joong lao theo nắm cổ áo kéo lão trở lại, gã ép lão quỳ xuống trước mặt quan tòa.
“Tôi không làm chuyện đó”.
“Ta đã biết rõ chuyện ở đây rồi.” – quan tòa Dee quát. “Lão chớ có hỗn xược với ta”.
“Để tôi kể đầu đuôi cho ngài nghe” – Pei Chiu khẽ kêu lên vẻ oan ức.
“Ngươi hãy nói ra ngay”. – Quan tòa gắt.
Pei Chiu nhíu mày nghĩ ngợi, lão thở hắt ra một hơi rồi kể lể.
“Ngay bữa đó lão Woo có dắt theo ba con ngựa để trước sân, lão báo lại hai vợ chồng gia chủ về nghỉ đêm ở nông trại. Tôi không hay gia chủ đã có vợ, vì lão không nói trước. Tôi gọi con gái Soo-niang làm gà đãi khách, tôi dặn con gái dọn phòng cho ông bà chủ nghỉ. Sau đó tôi dắt ngựa vô chuồng và cho ăn cỏ.
Lúc quay trở lại thấy gia chủ ngồi bên chiếc bàn này, trước mặt là cái túi bạc đựng trong mảnh vải đỏ, tôi biết ngay thầy về thu tiền thuê đất. Tôi không còn tiền, vì lỡ mua lúa giống. Thầy chửi, sai lão Woo đến kho thóc xem còn bao nào không. Xong rồi thầy sai tôi ra ngoài ruộng chỉ cho lão Woo xem.
Trở về nhà vừa sẩm tối, thầy đang ở bên trong buồng ngủ. Tôi với lão Woo ra đứng ngoài kho lúa ăn cháo bột. Lão Woo mới nói tôi phải trả năm mươi tiền thì lão sẽ thưa lại với chủ tôi là tôi biết chăm lo ruộng nương. Nhận tiền xong lão Woo vào ngủ trong kho thóc. Ngồi bên ngoài tôi lo nghĩ lấy đâu ra trả tiền thuê. Đợi con gái Soo-niang rửa chén bát xong tôi bảo nó ngủ trên gác. Tôi đến nằm gần bên lão Woo, được một giấc tôi trở mình lại nghĩ đến tiền bạc. Chợt nhìn lại không thấy lão Woo đâu”.
“Ở trên gác chứ đâu” – Ma Joong cười khà nói chêm vào.
“Ta không muốn nghe chuyện bá láp, câm mồm ngay, để cho lão ấy kể” – quan tòa quát Ma Joong.
Lão nông dân không để ý chuyện ấy, nghĩ ngợi một lúc lão lại kể.
“Tôi liền chạy ra ngoài, không thấy ngựa đâu, bên trong buồng ngủ của thầy để sáng. Tôi nghĩ bụng ngài còn thức, phải đi báo cho ngài biết. Tôi bước tới gõ cửa, không ai trả lời. Tôi đi vòng quanh thấy cửa sổ vẫn còn mở, hai vợ chồng còn ngủ trên giường. Tôi nghĩ chủ nhà chong đèn thì hao phí, tôi định đến để tắt đèn. Vừa bước chân lại gần tôi mới nhìn thấy hai vợ chồng máu me đầy mình. Tôi vội leo qua cửa sổ, nhảy vào trong đi tìm túi tiền. Tôi nhìn thấy cái liềm dưới đất dính đầy máu. Tôi hiểu ngay tên đầy tớ xảo quyệt đã giết chết cả hai. Hắn bỏ trốn mang theo túi tiền và ba con ngựa”.
Chiao Tai định mở miệng nói, quan tòa nhất quyết không cho.
“Tôi biết là mọi người sẽ nghi cho tôi” – Pei Chiu nói nhỏ. “Tôi sợ nếu tôi không chịu được nhục hình mà nhận tội, thì người ta mang tôi ra chém đầu, khi ấy con gái tôi không còn nơi nương tựa. Nghĩ đến đó, tôi vội chạy qua nhà kho kéo xe đẩy ra tới bên cửa sổ, rồi kéo xác ra. Tôi lôi cả hai qua cửa sổ cho xuống xe, rồi đẩy đi ra ngoài tới chỗ bụi dâu, quăng dưới gốc cây xong trở vào nhà kho ngủ tiếp. Tôi định bụng sáng sớm hôm sau mang theo cuốc xẻng ra chôn cất đàng hoàng. Nhưng vừa đến nơi mới hay xác chết biến đi đâu mất”.
“Ngươi muốn nói thế nào?” – quan tòa Dee quát. “Biến đi đâu là sao?”
Pei Chiu gật đầu tỏ vẻ chân thành.
“Tôi cũng không biết nữa có lẽ ai đó đã tìm thấy xác chết rồi đi báo cho lính hầu. Tôi quay về nhà ngay, lấy chiếc áo của thầy gói cái liềm, xong nhặt lấy chiếc áo của phu nhân lau giường chiếu, và cửa sổ. Còn vết máu đọng trên chiếc chiếu thì không thể lau sạch, tôi cuộn gói các thứ vào trong chiếu. Xong mới kéo ra nhà kho giấu dưới đống cỏ khô. Tôi trở về gọi con gái Soo-niang thức dậy và nói với nó là hai vị khách đã về lại thị trấn lúc sáng sớm. Tôi xin cam đoan đó là sự thật, mong ngài đừng đánh đập tôi. Tôi thề với ngài là tôi không làm chuyện đó”ng tư duy”.
Quan tòa chợt nhớ mang máng có gặp tay Tsao Fen một lần trong bữa cơm tại nhà Hou là thư lại ở Tòa án tối cao. Còn Tsao Fen là một tay sưu tầm sách, gã bỏ ra nhiều công sức tìm tòi nghiên cứu. Quan tòa Dee đưa tay vuốt râu chợt ngừng lại, không hiểu sao ông tiến sĩ cũng đang vuốt râu một cách trịnh tọng, ông nhíu mày rồi nói:
“Tôi đang nghĩ cách trình bày đại cương thôi, nói một cách đơn giản, ngắn gọn cái triết lý riêng của tôi. Để mở đầu tôi muốn nhắc đến chuyện vũ trụ quanh ta đây…”
Quan tòa Dee vội đứng dậy.
“Ta lấy làm tiếc” – ngài nói nghiêm chỉnh, “lại có việc khẩn ở trên huyện nên phải về ngay”. Hẹn có dịp nào ta sẽ bàn nốt câu chuyện hôm nay.”
Tiến sĩ Tsao đưa tiễn quan tòa ra về, lúc chia tay ngài nói “Phiên tòa chiều nay ta sẽ nghe nhân chứng trình bày về vụ con gái ông mất tích. Ông nên có mặt đúng lúc”.
“Còn việc của tôi thì sao? – Tôi không có thời gian ngồi ngoài tòa, tôi cần sự yên tĩnh. Hơn nữa lão Koo đã cưới nó làm vợ, thì chuyện đó lão phải lo hầu tòa. Đấy là nền tảng học thuyết tôi vừa mới đề xuất, đó là: Mỗi một người sinh ra đều phải biết sống thuận theo ý trời.”
“Chào ông,” – ngài Dee nói xong thì cưỡi ngựa đi mất.
Vừa đổ xuống dốc đồi theo sau là lão Hoong với nàng So-niang, bỗng đâu một chàng thanh niên từ trong bụi cây thông bước ra cúi đầu chào. Quan tòa buông cương cho ngựa dừng lại. Chàng ta vội hỏi ngay, “có tin tức gì về chị tôi không, thưa ngài?”
Quan tòa Dee nghiêm sắc mặt ngài lắc đầu. Anh chàng bặm môi lại. Chợt hắn buộc miệng nói, “Lỗi tại tôi, mong ngài rộng lượng tìm giúp chị tôi. Chị tôi cưỡi ngựa săn bắn tài tình, việc đồng áng hai chị em tôi lo cả, chị tôi là người lanh lẹ tháo vát” – Hắn dằn giọng rồi nói tiếp: “Hai chị em tôi thích sống ở vùng quê, còn cha tôi lại thích ở đô thị. Đến khi không còn một xu dính túi…” Hắn quay lại nhìn ngôi nhà vẻ ưu tư, nhanh miệng nói. “Nhưng mà tôi không dám làm phiền ngài nữa, cha tôi sẽ nổi giận”.
“Mi có làm gì phiền đến ta đâu,” – quan tòa Dee nói lại ngay. Ngài nhìn thấy khuôn mặt anh chàng vui tươi, hớn hở. “Chị mi lấy chồng, mi một mình sống cô đơn lắm phải không?
Vẻ mặt hắn sa sầm.
“Cũng chưa cô đơn buồn thảm bằng chị tôi đâu, chị tôi không yêu thương gì lão Koo, chị tôi yêu người khác, còn cha tôi thì ép buộc đành phải làm vợ lão Koo thôi. Thế nên nhìn chị tôi có vẻ hững hờ, chỉ sống gượng mà thôi. Mới hôm qua đây chị về trông vẻ mặt không vui, và không nghe chị kể về cuộc sống hiện tại ra sao. Thưa ngài, rồi chị tôi sẽ ra thế nào đây?”
“Ta sẽ làm mọi cách truy tìm cho ra” – quan tòa nói. Ngài rút tay áo ra chiếc khăn tay nhặt được bên trong túp nhà nhỏ, ngài hỏi, “Khăn này có phải là của chị gái ngươi không?”
“Dạ bẩm quan tôi không rõ,” – hắn nhoẻn miệng cười thưa lại. “với tôi món nào cũng như nhau cả”.
“Hãy kể cho ta nghe” – ngài Dee nói “mi có thường gặp Fan Chooong đến đây không?”
“Dạ chỉ thấy có một lần,” – anh chàng nọ thật thà kể, “lão đến gặp cha tôi có việc cần, tôi thích lão vì lão rất khỏe, bắn cung tài tình. Mới hôm nào đây lão còn dạy tôi chế tạo được một cây cung. Tôi thích lão ấy hơn cả cái lão kia ở bên pháp đình, lão Tang ấy mà, lão thường qua chơi với lão Fan, trông vẻ mặt lão thấy lạ kỳ làm sao ấy!”
“Thôi được,” – quan tòa nói, “khi nào có tin tức về cô gái đó ta sẽ báo cho cha mi hay, thôi ta về đây.”
Trở lại pháp đình quan tòa sai lão thừa phát lại Hoong dẫn giải cô gái vô trong trạm gác chăm sóc tử tế, ở đó chờ giờ mở cửa phiên tòa.
Ma Joong và Chiao Tai ngồi bên trong văn phòng chờ ngài quan tòa đến.
“Chúng tôi tìm thấy trong kho thóc chiếc chiếu và quần áo dính đầy máu, có thêm một cái liềm nữa” – Ma Joong vừa báo cáo. “Chiếc áo của người đàn bà đúng y như lão Koo kể. Bẩm quan tôi sai lính hầu qua bên chùa Bạch Vân yêu cầu cử người qua đây nhận dạng một xác chết đầu trọc lóc. Quan pháp y đang khám nghiệm tử thi. Ta hãy ra lệnh bắt giam lão Pei ngay”.
Quan tòa Dee gật. “Ngươi đi báo cáo lão Tang về nhận công tác chưa?” – Ngài vừa hỏi.
“Bẩm quan tôi đã sai thư lại qua báo vụ việc của Fan” – Chiao Tai đáp. “Lão sẽ đến ngay, mà ngài đã tìm hiểu kỹ về ông Tiến sĩ đó chưa?”
Quan tòa vừa ngạc nhiên vừa hài lòng, lần đầu tiên ông mới nghe hai đệ tử trung thành quan tâm đến vụ việc.
“Chưa được mấy” – quan tòa đáp. “Ta mới tìm hiểu ra tay này đang hóa rồ, hắn là một tay khoác lác. Ta nghĩ có thể là con gái lão ấy có quen biết tay Fan Choong trước khi cô lấy chồng, còn đứa em trai thấy chị nó không được hạnh phúc với lão Koo. Toàn bộ vụ việc chẳng có ý nghĩa gì với ta. Ta chỉ cần nghe lời kể hai cha con nhà lão nông may ra truy tìm được manh mối.”
“Ta sẽ thảo công văn gửi đi khắp cơ quan hành chánh và quân sự trong tỉnh yêu cầu ra lệnh bắt giữ tên đầy tớ Woo.”
“Nó sẽ bị bắt giữ ngay lúc đem bán mấy con ngựa” – Ma Joong nhắc lại. “Người buôn ngựa làm ăn có hệ thống, họ có quan hệ mật thiết với chính quyền. Có tổ chức đóng dấu từng con ngựa, mấy tên mới vô nghề không dễ gì bán được ngựa ăn trộm”.
Quan tòa Dee cười, ngài cầm lấy bút thảo công văn. Ngài gọi viên thư lại cho sao y bản chính thành nhiều bản rồi gửi khắp nơi.
Tiếng kẻng báo giờ bắt đầu phiên tòa. Ma Joong nhanh nhẹn giúp ngài thay trang phục quan tòa.
Tin tìm thấy xác lão Fan loan đi khắp nơi, sân tòa đầy nghẹt những người hiếu kỳ.
Quan tòa gọi cai ngục dẫn Pei Chiu ra hầu tòa. Quan tòa bảo y lặp lại lời khai, viên lục sự đọc lớn cho mọi người nghe. Lão Pei Chiu nghe xong đúng y như lời khai rồi lăn dấu tay, quan tòa tuyên bố:
“Dù ngươi khai rõ sự thật, ngươi vẫn bị kết tội che dấu tội phạm. Ngươi sẽ bị giam giữ chiếu theo phán quyết của ta. Ta còn nghe báo cáo của quan pháp y.”
Lão Pei Chiu được giải đi, lương y Shen bước tới quỳ trước mặt quan tòa.
“Ông mở lời: Tôi đã khám nghiệm kỹ càng thi thể nạn nhân nam tên Fan Choong, chánh lục sự hiện phục vụ tại pháp đình này. Dấu vết để lại trên thi thể nạn nhân do thủ phạm dùng vật nhọn sắc bén tấn công dồn dập và cắt lìa cổ. Tôi khám nghiệm thêm thi thể một nhà sư nhờ thầy Hui-Pen, sư trụ trì chùa Bạch Vân nhận dạng giùm mới tìm ra sư Tzu-hai, tuyên úy phục vụ tại chùa. Khám nghiệm thi thể không thấy dấu sưng bầm do hành hung hay dấu hiệu bị ngộ độc. Tôi cho là nạn nhân chết vì một cơn đau tim”.
Lương y Shen đứng dậy, nộp bản tường trình khám nghiệm tử thi đặt trên bàn quan tòa. Quan tòa ra lệnh ông lui ra, ngài cho mời nàng Pei Soo-niang ra hầu tòa.
Thừa phát lại Hoong dẫn nàng đến trình diện trước bàn quan tòa. Mặt mũi sạch sẽ, tóc tai gọn gàng, nhìn nàng vẫn còn nét đẹp con gái như bao đứa khác.
“Tớ đã kể cho cậu nghe nàng trông vẫn còn xinh chứ?” – Ma Joong nói nhỏ với Chiao Tai. “Tớ thường nói với cậu cho bọn con gái lội xuống sông một lúc nhìn nó tươi như con gái ở tỉnh thành.”
Cô gái có vẻ sững sờ, quan tòa kiên nhẫn gợi ý cho nàng nhớ kể lại chuyện lão Fan với người đàn bà lạ mặt. Ngài hỏi thêm. “Mi đã từng gặp phu nhân Fan bao giờ chưa?”
Người con gái lắc đầu, ngài lại hỏi.
“Vậy làm sao mi biết tên bà chủ là Fan?”
“Dạ phải, bởi hai ông bà ngủ chung một giường, phải không?” – nàng đáp.
Có tiếng cười rộ phía sau lưng, quan tòa Dee gõ bàn chủ tọa “Trật tự” – ngài quát.
Người con gái cúi đầu, không biết đối phó làm sao. Chợt quan tòa để ý nhìn thấy chiếc lược cài trên tóc cô gái. Ngài vội lấy trong tay áo ra chiếc lược nhặt được bên trong trang trại, giống hệt như chiếc lược nàng Soo-niang đang cài trên mái tóc.
“Này Soo-niang, hãy nhìn chiếc lược này”, ngài vừa nói vừa giơ cao cho mọi người thấy. “Ta nhặt được bên trong trang trại. Có phải là của mi không?”
Khuôn mặt bầu bĩnh người con gái điểm một nụ cười rạng rỡ.
“Vậy là hắn cũng có một chiếc!” – Người con gái tỏ vẻ thích thú. Chợt nét mặt nàng biến sắc, nàng lấy tay áo che miệng.
“Vậy thì ai tặng mi chiếc lược đó?” – quan tòa nhỏ nhẹ hỏi.
Cô gái bật khóc, nàng thét to, “nói ra cha tôi sẽ đánh”.
“Này Soo-niang” –quan tòa Dee vừa nói.
“Mi đang đứng trước tòa, ta hỏi thì phải khai. Cha mi đang mắc nạn, nếu thành thật khai báo ta sẽ giúp mi”.
Người con gái lắc đầu quầy quậy.
“Việc này cha tôi không hay biết, ngài cũng không nên biết làm gì,” – cô gái một mực khước từ. “Tôi không thể nói ra được”.
“Nói mau không thì ta sẽ đánh chết!” &ndasyle='height:10px;'>
Quan tòa Dee nhún vai. “Này Ma Joong đi gọi lính hầu đến đây, để Chiao Tai ở lại canh chừng xác chết với lão già này. Gom nhặt nhánh cây bỏ lại đây, bằng mọi cách đưa xác chết về bên pháp đình. Bắt giam lão Pei Chiu này ngay. Về đến nơi nhà kho nhớ sai lão Pei chỉ nơi cất giấu chiếc chiếu và quần áo của nạn nhân. Rồi ta sẽ đi sau cùng với lão Hoong đến trang trại thẩm vấn đứa con gái còn ở đó.
Quan tòa bước nhanh vượt qua Tiến sĩ Tsao đang cầm chiếc gậy gạt bụi cây bước tới trước. Bên kia đường, người hầu đứng chờ tay giữ dây cương canh chừng con lừa.
“Này tiến sĩ Tsao, ta có việc phải trở lại trang trại”. – Quan tòa Dee vừa nói. “Lúc nào qua đây ta sẽ ghé vô thăm”.
Ông tiến sĩ cúi đầu chào, ba chòm râu đong đưa như cờ bay trước gió. Ông ngồi chễm chệ trên lưng con lừa tay giật dây cương đi nước kiệu, người hầu chạy theo sau.
“Ta chưa bao giờ được nhìn thấy một bộ râu đẹp lạ thường như vậy” – nhìn qua lão Hoong ngài nói.
Vừa trở lại nhà lão Pei, ngài Dee sai lão Hoong gọi người con ở ngoài đồng ruộng về. Còn ngài đi thẳng vào buồng ngủ.
Bên trong có một chiếc giường rộng rãi chỉ còn lại bộ khung gỗ tạp, hai chiếc ghế đẩu với một bàn trang điểm. Một bên góc cửa ra vào kê chiếc bàn nhỏ trên đặt cây đèn dầu. Đang chăm chú nhìn xuống giường, chợt ngài để ý thấy dấu răng cưa trên đầu giường. Dấu mới đây thôi, mảnh vụn còn vương lại đó. Ngài lắc đầu chưa rõ thực hư ra sao, ngài bước tới chỗ cửa, quan sát thấy then cài bị bẻ gãy. Vừa định quay đi chợt ngài đảo mắt nhìn thấy cuộn giấy dưới sàn nhà ngay bên dưới cửa sổ. Ngài nhặt lấy mở ra, bên trong bọc một chiếc lược ngà phụ nữ thường dùng, trang trí ba mảnh gương màu. Ngài gói lại cẩn thận rồi đút vào tay áo. Ngài nghĩ ngợi, liệu phải có hai người đàn bà trong vụ này không? Chiếc khăn tay ngài nhặt được bên trong túp lều gần ven đường là của một phu nhân; còn chiếc lược loại rẻ tiền này là món trang sức của người nông dân. Ngài thở hắt ra một hơi dài rồi bước qua gian buồng bên cạnh nơi lão Hoong và người con gái lão Pei đang chờ.
Đến nơi quan tòa nhìn thấy người con gái có vẻ khiếp sợ, nàng không dám ngước nhìn ngài. Giọng nhỏ nhẹ ngài nói “Này, Soo-niang cha ngươi kể lại cho ta nghe ngày hôm kia người làm món thịt gà kho cho gia chủ mang đi đường phải không?”
Cô gái e thẹn nhìn ngài, chợt nàng nhếch mép cười rất khẽ. Ngài quan tòa lại nói:
“Ta biết món ăn đồng quê ngon hơn ở chốn thành thị. Ta đoán chừng phu nhân cũng thích món ăn đó?”
Vẻ mặt nàng Soo-niang sa sầm, nàng nhún vai nói: “Phu nhân có vẻ kiêu hãnh, con nhìn thấy phu nhân ngồi trên chiếc ghế đẩu bên trong buồng ngủ, bà không thèm ngó lại lúc con bước vô chào hỏi”.
“Nhưng phu nhân có nói với mi một vài câu lúc trở lại dọn dẹp đĩa trên bàn kia mà?” – quan tòa hỏi dồn.
“Lúc đó phu nhân đã trở vô giường ngủ.” – Cô gái nhanh miệng đáp.
Quan tòa Dee vừa nghĩ ngợi vừa ruốt râu, rồi ngài lại hỏi: “Thôi thế này, mi có quen biết với người đàn bà tên là Koo. Ta muốn nói người con gái của ngài Tsao đó, nó vừa mới làm đám cưới ở trên huyện.”
“Bẩm quan con có nhìn thấy một đôi lần, mọi người ai cũng khen. Thiên hạ khen bà rất dễ thương, khác với mấy cô ở phố huyện”.
“Được rồi,” – quan tòa Dee nói, “bây giờ mi chỉ đường cho ta qua nhà ngài Tsao. Ta sai lính hầu dắt ngựa vào đây, xong rồi mi theo ta về trên huyện, cha mi cũng đi nữa”.
 

Truyện Cùng Tác Giả Ba Vụ Án Bí Ẩn Bí mật Căn Phòng Đỏ Bí Mật Mê Cung ;ng dùng liềm để làm hung khí vì đây là dụng cụ trái tay khó sử dụng. Hơn nữa, chỉ có người làm mới biết chỗ cất dụng cụ liềm”.
“Khi phát hiện được vụ việc, Woo liền cuỗm túi tiền và số ngựa bỏ trốn. Hắn sợ bị liên lụy đến vụ án và còn nhiều chuyện rắc rối hơn nữa”.
“Nghe có lý,” – Chiao Tai nhắc lại. “Vậy thì cớ sao Ah Kwang lại giết chết Fan Choong?”
“Đây là một vụ ngộ sát” – quan tòa nhắc lại. “Ah Kwang đã tìm mua được một chiếc lược thứ hai cho con bé Soo-niang như hắn đã hứa, đêm nay nó sẽ quay lại chỗ cũ. Hắn nghĩ nếu mang chiếc lược này đến con bé sẽ thuận tình ngủ với hắn lần nữa. Thế nhưng, lúc băng ngang qua nhà đi đến chỗ kho thóc, hắn nhìn thấy bên trong buồng ngủ còn chong đèn sáng. Hắn nghĩ bụng có chuyện khác thường rồi bước tới đẩy cửa sổ nhìn vô bên trong. Trong khung cảnh tranh tối tranh sáng hắn nhìn thấy hai người còn ngủ trên giường, tâm trí hắn quay cuồng, hắn chỉ nghĩ tới một viếc đó là nàng Soo-niang đang ngủ với người tình. Hắn vốn là tên côn đồ có máu mặt, hắn quay lại chỗ treo móc dụng cụ giật lấy chiếc liềm nhảy qua cửa sổ lao tới cắt cổ cả hai người. Lúc đó chiếc lược trong tay áo hắn rớt xuống đất. Có lẽ hắn nhận ra đã phạm tội ngộ sát trước lúc bỏ trốn”.
“Hắn phải nhận ra hành vi giết người ngay lúc đó” – Chiao Tai nói rõ hơn. “Tôi biết rõ tung tích bọn này, hắn không thể ra khỏi chỗ đó mà không ẵm theo vài món đồ khi nhận ra người đàn bà đó không phải là nàng Soo-niang.”
“Vậy người đàn bà đó là ai?” – lão thừa phát lại Hoong vừa hỏi. “Còn nhà sư kia thì thế nào?”
Vị quan tòa mày nhíu lại, ngài nói “Thật tình mà nói ta không có ý kiến gì hết. Từ chiếc áo, con ngựa có đốm khoang, thời điểm mất tích đều nói lên nạn nhân là người đàn bà tên Koo. Căn cứ vào lời khai của người cha và đứa em trai ta có một suy nghĩ tốt đẹp về người phụ nữ này. Chuyện quen biết với tay bịp bợm Fan Choong trước và sau ngày cưới hoàn toàn không ăn khớp với nhau. Hơn nữa ta biết Tiến sĩ Tsao là một tay đại ích kỷ, ta thường cho là thái độ dửng dưng trước số phận của đứa con gái ông mất tích là một điều kỳ cục. Ta không thể gạt bỏ ý tưởng cho là nạn nhân không phải là người đàn bà tên Koo, và rằng Tiến sĩ Tsao phải hiểu ra điều đó.”
“Mặt khác,” – Lão thừa phát lại ngẫm nghĩ. “Người đàn bà đó khéo che giấu không để cho lão Pei và đứa con gái nhìn thấy mặt. Như vậy chính thị không muốn để lộ tung tích cho kẻ khác nhận dạng. Căn cứ vào lời khai đứa em trai thì hắn thường ra ngoài đồng ruộng với người chị, ta có thể đoán hai cha con lão Pei có biết mặt nàng.”
“Người nói đúng,” – ngài quan tòa thở hắt ra. “Vả lại lão Pei nhìn người đàn bà đó lúc mặt mũi đầy máu, thì làm sao lão nhận dạng được nếu quả thật đó là nàng Koo. Được rồi, còn nạn nhân nhà sư, sau bữa cơm trưa ta sẽ qua bên chùa Bạch Vân dò la thêm tin tức. Bảo lính hầu lo sắm sửa kiệu cho ta. Còn trưa nay, cùng với Chiao Tai và Ma Joong đi bắt cho được tên Ah Kwang. Mới hôm qua người xin lệnh bắt cho được tên tội phạm, hôm nay là dịp may cho ngươi đấy. Trên đường đi ngươi có thể ghé ngôi chùa bỏ hoang tìm kiếm thử xem. Không loại trừ khả năng xác chết người đàn bà được chôn cất tại đây, tên trộm xác chưa chạy đi đâu xa”.
“Bẩm quan bon tôi sẽ dẫn tên Ah Kwang về đây.” – Chiao Tai vẻ tin tưởng nhoẻn miệng cười, gã đứng ngay dậy bước ra ngoài.
Người mang bữa ăn trưa dọn ra cho quan tòa. Vừa mới cầm đũa bỗng đâu Chiao Tai quay trở về.
“Bẩm quan tôi vừa mới đi ngang qua nhà giam chợt nhìn vào bên trong xà lìm chỗ gửi tạm hai xác chết nạn nhân. Tôi nhìn thấy lão Tang ngồi bên cạnh xác chết Fan Choong, đang cầm tay ông Fan, nước mắt giàn giụa. Lúc đó tôi chợt nhớ lại những gì người chủ quán trọ nói hoàn toàn không giống lão Tang lúc này, thật là một cảnh tượng đáng thương tâm”.
Nói xong gã bước ra ngoài.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy:khachxa
Nguồn: Khachxa - Nhà Xuất bản Văn học 2003
VNthuquan.net
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 10 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---