Mục Lục
Khảo luận văn chính sử

    
iới Thiệu của Nhà văn Nguyễn Văn Sâm, Giáo sư, Tiến sĩ Ðại học Văn khoa Sài Gòn
• Tựa của Tiến sĩ Dương Ðức Nhự, Giáo sư Ðại học Văn khoa Sài Gòn
• Cảm nghĩ của thân hữu:
o Nhà thơ Dương Hồng Hoa
o Nhà thơ Huyền Minh
o Nhà văn Trần Hồng Văn, tức Tiến sĩ Ðặng Ðắc Thiệu
• Thay lời Phi Lộ của An Phong Nguyễn Văn Diễn

An Phong Nguyễn Văn Diễn

CHƯƠNG I – GỐC MIÊU DẤU TÍCH VĂN HÓA VIỆT CỔ
• Văn hóa mồ côi
• Những bước đầu tìm về dĩ vãng nòi giống của Triết gia Kim Ðịnh
• Lộ trình di cư các dân tộc Ðông Á
Hình 1 – Bản đồ đông Phi Châu nơi phát hiện người Hiện đại đầu tiên trên Ðịa cầu
• Những nền văn hóa Việt cổ
• Kết luận I
CHƯƠNG II – XÍCH THẦN XÍCH QUỶ
• Bối cảnh lịch sử thời đại Ðế Minh
Hình 2 – Bảng chữ chân chim cổ
• Những tiên liệu của vua Ðế Minh
• Triết lý Nông nghiệp lộ rõ trong hành động của vua Ðế Minh
• Chiến tranh Miêu-Hoa ở Trác Lộc
Hình 3 – Bản đồ chiến tranh Trác Lộc
• Du mục Hoa tộc lập quốc
• Nghi vấn lịch sử: Nước Văn Lang và 18 vị vua Hùng
Hình 4 – Xuân Thu và Chiến Quốc
Hình 5 – Ðông Á sau chiến tranh Trác Lộc
• Nước Âu Lạc
• Việt Nam trong giai đoạn nhà Triệu
• Nghi vấn lịch sử: Lâm Ấp có phải là Chiêm Thành không
Hình 6 – Bản đồ nhà Tần xâm lăng Bách Việt
• Vị thế làng xã Việt trong giai đoạn lệ thuộc
• Kết luận II
CHƯƠNG III -BIỆT SẮC VĂN HÓA CHỦNG VIỆT
• Vầng nhật
Hình 7 – Trống đồng và Giếng cổ
Hình 8 – Biểu tượng Thái cực
• Tiên Rồng
• Truyền thống tả nhậm
• Tập quán làng xã
• Quan niệm nhân sinh và vũ trụ trong ca vũ
• Tìm hiểu một bài vè cổ:Thương em từ thủa Tiên Rồng
Hình 9 – Biểu tưởng tổng hợp
• Kiến trúc Việt cổ
• Bí mật phòng trung
• Chuyện ông Bàn Cổ
• Kết luận III
CHƯƠNG IV – VĂN MINH THẾ GIỚI
• Khái niệm về văn minh thế giới
• Văn minh Mésopotamie và Babilon
• Ai-Cập cổ đại
• Hi-Lạp cổ
• Thiên chúa Yehova và dân tộc Israel
• Các tôn giáo thờ độc thần
• Người trong văn hóa Ấn-Ðộ
• Suy tư của các triết gia Hi-Lạp cổ
• Văn minh Tây phương hiện đại
• Khoa học và Tôn giáo
• Âu châu và cuộc cách mạng xã hội
• Kết luận IV
CHƯƠNG V – Chân Thiện Mỹ trong chuyện ÔNG BÀN CỔ
• Nguồn gốc chuyện ông Bàn Cổ
• Tư tưởng ẩn dấu trong chuyện ông Bàn Cổ
• Nhìn sơ về Tây phương cổ đại
• Từ Ông Bàn Cổ đến huyền sử dân tộc
• Ba giai đoạn của minh triết Miêu tộc
• Những nghịch lý trong xã hội Trung Hoa
• Vài mẫu người đặc trưng trên thế giới
• Người Nhân chủ
Hình 10 – Chữ Vương cũng gọi là Nhân
• Một chuyện vui
• - Kết luận V
CHƯƠNG VI – ÐƯỜNG TA ÐI
• Tâm sự của người viết
• Xin xem Ðường Ta Ði như một gợi ý
• Xây dựng con người, xây dựng xã hội
• Quan niệm học đường mới
• Lễ hội qu" style="width: 154px; height: 167px;" />
Người là một kết hợp hoàn mỹ của tinh thần và lý trí, của linh hồn và thể xác… Hai nguyên lực này khi tương nhượng, khi lấn ép nhưng luôn luôn hài hòa cân bằng đến mức tuyệt đỉnh. Chẳng những thế, trong âm luôn luôn có dương và trong dương luôn luôn có âm. Đó là một sự gắn bó chặt chẽ của hai nguyên lực để tạo nên một bản thể toàn vẹn cũng gọi là Nhân bản Toàn diện.
Đó là nền tảng, là khởi điểm của triết lý Nhất nguyên Lưỡng cực và triết gia Lương Kim Định gọi là triết lý An Vi.
Trong phần cuối của chuyện ông Bàn Cổ°, được mô tả như sau: Khi ông Bàn Cổ chết, hai con mắt ông biến thành mặt trời và mặt trăng. Máu ông chảy ra thành sông, hồ, biển cả. Xác ông rã ra thành đất, thành núi. Lông tóc đâm rễ xuống đất mọc lên thành rừng cây bạt ngàn còn những con vật sống trên cơ thể ông trở thành loài người… Như thế, người xưa coi mặt trời là thành quả cao nhất mà con người đã tu luyện để đạt hạnh phúc và soi rọi cho con cháu, hậu thế…
° Chuyện ông Bàn Cổ chúng tôi có bàn kỷ ở chương 5. Ở đây chúng tôi chỉ xin trích đoạn để dẫn chứng mặt trời với con người Nhân bản toàn diện mà thôi.
Chuyện ông Bàn Cổ là một chuyện mang tính biểu tượng, tính ẩn dụ rất cao độ của các dân tộc nông nghiệp Miêu, Viêm về sau gọi là Bách Việt. Con người Nhân chủ khi chết đi vẫn hiện diện một cách mật thiết với vũ trụ và hậu thế qua hình ảnh mặt trời, mặt trăng, đất nước, biển cả, rừng cây và nhân loại. Đoạn văn kể câu chuyện có vẻ thô sơ đó đã phác họa những tư tưởng khởi đầu cho một minh triết cực kỳ uyên thâm, chủ đạo đời sống con người Đông Á: triết lý Nhân chủ với mẫu người Nhân bản Toàn diện. Khi sống là một con người biết sống trong tinh thần làm chủ. Khi chết, vẫn tiếp tục là một hữu ích cho hậu thế và tồn tại với vũ trụ như mặt trời, mặt trăng… hay trở về với thần linh theo quan niệm tôn giáo.
Như thế, biểu tượng Vầng nhật của văn hóa nông nghiệp Miêu, qua đoạn chót chuyện ông Bàn Cổ, mặt trời không phải là một vị thần đầy quyền uy, sức mạnh mà là một gương thành công của con người: Sau khi chết, một con mắt của ông Bàn Cổ biến thành mặt trời. Ông Bàn Cổ, mẫu người trượng phu ấy, đã biết sống sao cho đáng sống, đã biết chết sao cho đáng chết vậy.
Theo dịch lý, miền Nam thuộc hỏa, biểu tượng của mặt trời trong dịch là quẻ ly, ly vi nhật (mặt trời màu đỏ). Tên nước ta từ xưa đến nay đa số đều chọn danh xưng liên quan mật thiết với quẻ ly như: Xích Quỷ (xích là đỏ), Nam Việt, Đại Nam, Việt Nam (phương Nam thuộc hỏa, ứng vào quẻ ly) cho đến cả màu đỏ truyền thống đều luôn luôn hướng về quẻ ly này. Thời triều đình vua Bảo Đại dùng cờ long tinh (cờ vàng có một sọc đỏ ở giữa), thời chính phủ Trần Trọng Kim dùng cờ quẻ ly (cờ vàng ở giữa có chữ ly gồm 2 sọc đỏ hai bên, sọc đỏ ở giữa thì tách làm hai đoạn), thời chính phủ quốc gia Việt Nam rồi đệ I và đệ II Việt Nam Cộng Hòa thì có cờ vàng ba sọc đỏ. Màu đỏ mặt trời đúng là mầu truyền thống của Việt tộc từ cổ chí kim không bao giờ thay đổi.
Người xưa đã dựa vào trời để trình bày những suy tư của họ: Trời có một giá trị linh thiêng, luôn luôn sinh động, soi rọi và liên hệ với người vô cùng chặt chẽ, thân thiết như cha mẹ, ông bà, tổ tiên đối với con cháu:
1. Trời sinh trời dưỡng
2. Trời cho cầy cấy đầy đồng,
Xứ nào xứ nấy trong lòng vui ghê,
Một mai lúa gặt đem về,
Thờ cha kính mẹ trọn bề hiếu trung!
3. Trời sinh trâu thì sinh cỏ,
Đất sinh giếng thì sinh mo,
Người sinh O thì sinh Tui
4. Trời nắng rồi Trời lại mưa
Chứng nào tật ấy có chừa được đâu!
5. Trời chưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt cho nàng đem cơm!
6. Trời mưa lác đác ruộng dâu
Cái nón đội đầu cái thúng cắp tay,
Bước chân xuống hái dâu này
Nuôi tằm cho lớn mong ngày ươm tơ
Thương em chút phận ngây thơ,
Lầm than đã trải, nắng mưa đã từng.
Xa xôi ai có tỏ tường,
Gian nan tân khổ ta đừng quên nhau.
8. Trời cao đất rộng bao la,
Việc gì mà chẳng phải vào tay ta,
Trong việc nhà ngoài thì việc nước,
Giữ làm sao sau trước vẹn toàn,
Lọ là cầu Phât cầu Tiên!
9. Trời Đất hương hoa,
Người ta cơm rượu
10. Trời mưa thì mặc trời mưa
Tôi không có nón trời chừa tôi ra
Từ những câu ca dao, phong dao trích dẫni đem tặng vua nhà Tây Chu một đôi chim Bạch Trĩ để tỏ lòng “ngưỡng mộ”, thì chúng ta sẽ không sai khi nghĩ rằng:
Người Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đúng là dân nước Việt Thường cổ đã từng di cư đến tị nạn ở đất Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và tái lập quốc gia Lâm Ấp ở đó.
II/9E3.- Di sản văn học Việt Thường vẫn vang vọng
Từ lâu, một vài nhạc sĩ cho rằng người Chàm xưa mang nổi buồn mất nước nên ca nhạc của họ mang nét u sầu, ai oán… cũng vì thế, nhạc cổ miền Trung đặc biệt là hai điệu Nam Ai và Nam Bình đã bị ảnh hưởng bởi nhạc Chàm. Chúng tôi nghĩ rằng những phán đoán trên có phần nào phiếm diện.
Từ những minh xác về nguồn gốc người Việt Thường nước Lâm Ấp, chúng tôi có những ý kiến như sau về bộ môn “văn nghệ cổ°” miền Trung từ Huế trở ra như sau:
°Chúng tôi gọi chung là văn nghệ cổ, trong đó có âm nhạc, ca dao, tục ngữ, chuyện cổ, vè, ca múa, thổi kèn, đánh đàn, đánh trống, truyền thống lễnhạc…xuất phát từ dòng Việt Thường này. Chúng tôi rất mong sẽ có nhiều học giảđể tâm nghiên cứu sâu rộng những vấn đề mà tôi đề cập sơ lược hôm nay.
Dân Việt Thường từ hồ Phiên Dương (bên Tầu) theo đường thủy chạy về vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên tị nạn, chắc chắn họ đã đem theo truyền thống văn hóa của họ đến vùng đất cư trú mới. Nguồn gốc nước Lâm Ấp, biểu tượng Chim Trĩ, tiếng nói Việt Thường thì đã được dẫn chứng. Tuy nhiên còn nhiều truyền thống đặc thù khác chưa được đề cập tới, trong đó có sinh hoạt văn nghệ của họ. Do vậy, “văn nghệ cổ” miền Trung ngày nay, đặc biệt là Huế (cũng là kinh đô của nước Lâm Ấp, “Tân Việt Thường”), sau đó là Quảng Trị, Quảng Bình và có thể cả Nghệ An và Thanh Hóa… mang dạng văn nghệ và âm nhạc Việt Thường bởi các lý do sau:
1.- Đất Bình, Trị, Thiên (huyện Tượng Lâm) vốn là đất cư trú của người Lâm Ấp từ năm 221 tr. CN đến năm 808 sau CN (tồn tại hơn 1000 năm) thì bị Chiêm Thành chiếm và đổi tên là châu Ô, châu Rí (Xin lưu ý: Dù bị chiếm mất nước, người Lâm Ấp và văn hóa của họ vẫn tồn tại ở đó). Năm 1.304, vua Chiêm Chế Mân dâng hai châu này cho nhà Trần đển xin cưới Công chúa Huyền Trân. Rõ ràng người Chiêm không màng đến một vùng đất vốn không phải là của họ. Tất nhiên họ cũng không thiết tha, khóc thương đến độ phải đặt ra những điệu nhạc ai oán, não nuột như thế.
2.- Vùng đất phía nam xứ Huế như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… có kinh đô Chàm Đồ Bàn và là địa bàn định cư lâu đời của Chàm, nếu có nhạc ai oán vì mất nước thì phải xuất hiện tại vùng này chứ không phải từ Huế trở ra.
3.- Người Việt Thường vốn là một dân tộc có văn hóa cao. Khi phải bỏ nước ra đi vì giặc ngoại xâm (Tần Thủy Hoàng) tất nhiên nổi tủi nhục, sầu hận nước mất nhà tan của họ phải vô cùng cay đắng, sâu nặng. Văn nghệ của họ chắc chắn đã bị ảnh hưởng từ các cuộc ra đi tị nạn đó. Trải qua bao công lao xây dựng, chiến tranh tàn phá, thăng trầm, cuối cùng mới lập được quốc gia Lâm Ấp. Rồi nước Lâm Ấp lại cũng bị điêu tàn, bị chiếm đoạt và phải làm nô lệ dân Chiêm Thành…
4.- Việt Thường và Lạc Việt đồng chủng, đồng ngôn ngữ (dù phát âm hơi khác), đã từng chung vai sát cánh chống lại đô hộ Trung Hoa suốt bảy trăm năm… nhất định hai dân tộc này đã có thông gia, có trao đổi văn hóa một cách mật thiết.
Những điệu Nam Ai, Nam Bình và nhiều loại văn học khác như văn, thơ, ca dao, chuyện cổ, ca vè… của các vùng liên hệ tất nhiên chịu ảnh hưởng từ văn nghệ Việt Thường. Nếu so nổi buồn Việt Thường với những cung điệu ai oán sầu hận của người Việt tị nạn ở hải ngoại ngày nay với những bản nhạc “Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt”, “Người Di Tản Buồn”, “Khi Xa Sài Gòn”, “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Quên”, “Ai Trở Về Xứ Việt”, “Em Nay Ở Phương Nào”… Với hàng vạn bài thơ, truyện, ca dao mới… nói lên niềm chua xót nước mất, nhà tan… Hai nổi đau thương, khắc khoải của hai dân tộc Việt Lạc, Việt Thường trong hai giai đoạn lịch sử cực kỳ đau thương ấy, chắc cũng không khác nhau bao nhiêu…
Chúng tôi tin rằng những biệt sắc văn nghệ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình kể cả Nghệ An và Thanh Hóa một số lớn là di sản văn hóa Việt Thường chứ không phải là của Chàm như chúng ta vẫn tưởng.
II/9F.- LỊCH SỬ NƯỚC TA THỜI LỆ THUỘC VÀ TIỂU QUỐC LÂM ẤP CẦN TU CHỈNH LẠI
Tiểu quốc Lâm Ấp, dòng dõi Việt Thường, đồng chủng Việt tộc hào hùng của ngàn năm trước, hậu duệ của quý ngài nay ở đâu? Hay đã hòa tan trong dòng Đại Việt của các thời đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn? Hai vị anh hùng Khu Liên người tái lập quốc gia Lâm Ấp; Chu Đạt, người lãnh đạo 3
  • Chương V
  • Chương V (B)
  • Chương VI
  • SÁCH THAM KHẢO:
  • VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---