Chương II (E)

II/9C.- ĐOẠN SỬ BI ĐÁT CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI VIỆT THƯỜNG NƯỚC LÂM ẤP
Sách Cương Mục Tiền biên chép:
Khoảng giữa niên hiệu Trinh Quan (627-649) nhà Đường, vua Lâm Ấp là Đầu Lê chết, con là Trấn Long bị giết, người trong nước lập con bà cô của Đầu Lê là Gia Cát Địa lên làm vua. Gia Cát Địa đổi quốc hiệu là Hoàn Vương và thường cho quân sang xâm lấn An Nam. Hoàn Vương do đó bị quan đô hộ An Nam là Trương Chu đánh phá phải bỏ Lâm Ấp dời đến đất Chiêm, gọi là nước Chiêm Thành… Bấy giờ thành Phật Thệ ở Phủ Thừa Thiên, Thành Chà Bàn ở tỉnh Bình Định đều là di tích cố đô của Chiêm Thành thời đó.
Sách Việt Sử Toàn Thư thì chép:
Chư Cát Địa đổi quốc hiệu ra Hoàn Vương quốc nhưng nước này vẫn quen thói quấy nhiểu Giao Châu. Đã có phen họ chiếm được châu Hoan, châu Ái (tức là hai tỉnh Thanh, Nghệ của ta) – Hai thế kỷ sau vào năm Mậu Tý (808), Đô hộ Trương Chu lại đem quân đánh Hoàn Vương quốc rất tai hại khiến họ phải lui xuống phía Nam (hai vùng Nam, Ngãi bây giờ). Lại một lần nữa, quốc hiệu Lâm Ấp đổi ra Chiêm Thành cho tới ngày nay.
Cách hành văn của 2 đoạn sử trên, cùng trình bày giai đoạn cuối cùng của lịch sử nước Lâm Ấp nhưng có nhiều điểm không giống nhau (thời gian và danh xưng thành Phật Thệ…). Chúng tôi xin thử bình giải:
Thời vua Trinh Quan nhà Đường (627 – 649), nước Lâm Ấp, vua Đầu Lê chết, thái tử là Trấn Long vừa lên ngôi thì bị giết, triều đình tôn Gia Cát Địa là con bà cô của vua Đầu Lê lên ngôi. Gia Cát Địa đổi quốc hiệu là Hoàn Vương, kinh đô Khu Túc thì đổi tên là Phật Thệ và tiếp tục đường lối của tổ tiên, tiến hành những cuộc liên minh quân sự với Lạc Việt đánh đuổi quân cướp nước ra khỏi bờ cõi. Trong gần 200 năm (từ khoảng 627 – 808) họ tổ chức nhiều cuộc nổi dậy có lúc họ chiếm được Cửu Chân và Nhật Nam. Năm 808, triều đình Trung Hoa sai tướng Đô hộ Trương Chu đem đại binh tiêu diệt Hoàn Vương quốc (Lâm Ấp).
Lần thứ hai từ sau ngày gạt lệ rời bỏ quê hương Việt Thường bên hồ Phiên Dương năm 221 Tr. CN ; con cháu Việt Thường năm 808 sau CN, kẻ ra đi, người ở lại và hàng vạn người nằm xuống, dưới những nấm mộ tập thể, chôn vùi đây đó trong vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.
Nước Lâm Ấp hoàn toàn bị tiêu diệt. Khi quân Trương Chu rút đi thì nước Chiêm Thành đã lập quốc từ lâu với kinh đô Chiêm Bà (Quảng Ngãi) sau đó dời về Đồ Bàn (Quảng Nam) liền vượt đèo Hải Vân tiến ra chiếm đất Tượng Lâm (Bình, Trị, Thiên). Người Việt Thường, Lâm Ấp một số lánh nạn lên vùng núi hay ra bờ gần biển, một số khác chạy ra Nghệ An, Thanh Hóa sống chung với dân Lạc Việt một số ở lại trở thành nô lệ Chiêm Thành…
Từ đầu thế kỷ thứ 9, lịch sử nước ta không còn nhắc đến tên huyện Tượng Lâm hoặc nước Lâm Ấp nữa. Vùng đất này có tên mới: Châu Ô, Châu Rí (Lý) do Chiêm Thành đặt. Cũng từ năm ấy, sử Việt chép rất kỷ các giai đoạn “chiến tranh và hòa bình” giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
Năm 1304, đời nhà Trần, khi vua Chiêm Chế Mân, dâng hai châu Ô, Lý để xin cưới Công chúa Huyền Trân thì con cháu Việt Thường ở lại với Đại Việt trong khi dân Chiêm Thành rút về phía nam đèo Hải Vân.
Năm 1697, phần đất cuối cùng của người Chàm bị chúa Nguyễn Phúc Chu nuốt trọn và nước Chiêm Thành hoàn toàn bị xóa tên.
II/9D.- VỊ TRÍ NƯỚC VIỆT THƯỜNG CỔ
 
Cho đến hôm nay, vị trí nước Việt Thường trên các tài liệu lịch sử Việt Nam vẫn còn là một nghi vấn.
1- Một số sử gia cho rằng Việt Thường là tên nước Việt Nam cổ, tức là toàn miền Bắc Việt Nam ra tới Đèo Ngang.
2- Ông L.Wie1ger, nhà Trung Hoa học thì rời vị trí Việt Thường xa hơn nữa. Ông cho Việt Thường là Cao Mên (Trích dẫn từ VSTB tr. 38).
3- Sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược lại nói nước Việt Thường ở phía Nam Giao Chỉ. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)
4- Sử gia Lê Văn Hòe trong Việt Sử cho rằng nước Việt Thường ở vào vị trí 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)
5- Ông Lê Chí Thiệp nói rằng, xem bản đồ Trung Hoa thế kỷ 20 Tr. CN còn chia ra nhiều bộ lạc trình độ khác nhau thì không thể tin được Sứ giả Việt Thường vượt đường bộ từ Bắc Việt, hoặc theo hải đạo đến được thành Bình Dương là kinh đô của vua Nghiêu tận tỉnh Sơn Tây, phía Bắc sông Hoàng Hà và dưới đời Chu lại đến thành Tây An ở phía Nam sông Vị, tỉnh Thiểm Tây bấy giờ. Theo lẽ đương nhiên, chỉ có gần gũi nhau, chịu ảnh hưởng của nhau mới có sự giao dịch với nhau. Tóm lại, Việt Thường tất không xa Hán tộc, có lẽ ở phía Nam sông Dương Tử vùng hồ Phiên Dương và sông Dương Tử. Lý luận này theo ý chúng tôi có ý nghĩa hơn cả. (Trích dẫn từ VSTB tr. 38)
6- Ở trang 39 VSTB ghi “Kinh Thư chép đất Dương có nhiều giống chim lạ, đất Kinh có nhiều rùa lớn thì Việt Thường ở vào khu hồ Phiên Dương và hồ Đông Đình, như vậy ta càng thấy sự đối hợp với việc cống chim Trĩ và Rùa lớn.
7- Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, vùng hồ Phiên Dương có đất Việt Thường, vua Sở Hùng Cừ (887 Tr. CN) phong cho con út là Chấp Tỳ làm vua ở đấy. Việt Thường, Việt Chương có lẽ là hai tên dùng lẫn cho nhau (như Cao Mên, Cao man; Lào, lèo…). Ông Lê Chí Thiệp định vị trí Việt Thường ở ngay chỗ thành Nam Xương…”
Chúng tôi rất tán đồng ý kiến của ông Lê Chí Thiệp. Nước Việt Thường chỉ có thể ở vùng gần hai hồ Động Đình và Phiên Dương. Nhưng lý do tại sao vùng Bình, Trị, Thiên lại có tên là Việt Thường thì chúng tôi có câu trả lời như sau:
Năm 221 tr. CN, Tần Thủy Hoàng xua quân xâm lăng các nước Việt phương Nam. Nước Việt Thường bị đánh bại, quý tộc Việt Thường ở “kinh đô Lâm Ấp (?)” bèn đưa dòng họ và quân đội theo đường biển chạy về phương Nam và đổ bộ lên vùng đất sau này gọi là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc nước Âu Lạc của vua Thục An Dương Vương và tị nạn ở đó. Họ thân thương gọi vùng đất mới này là (Tân) Việt Thường, là Lâm Ấp (tổ quốc và kinh đô cũ). Sử ta về sau lẫn lộn vị trí nước Việt Thường là vậy. Xin nhắc lại vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là nơi “Khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn muối…” là “rú”, tại đây có thể đã có một số bộ lạc Chàm sống rải rác trên các đồng bằng nhỏ hẹp… họ lập tức họ bị người tị nạn Việt Thường khống chế
°. Triều đình Chiêm Thành ở bên kia đèo Hải Vân có lẽ đã không quan tâm tới đám dân Chàm không đáng kể này.
°Y hệt thổ dân Đài Loan năm 1949 bị đoàn quân bại trận của tổng thống Tưởng Giới Thạch khống chế ngay khi họ đổ bộ lên đảo này.
Dân tị nạn Lâm Ấp “vui sống” ở đó, trải từ cuối thời Âu Lạc của Thục An Dương Vương, qua Nam Việt của nhà Triệu, rồi nhà Hán xâm lăng Nam Việt và đặt phủ trị đô hộ… Cho đến khi Mã Viện diệt Hai Bà Trưng vào năm 43 là 264 năm. Mã Viện đem quân đuổi đánh tàn quân Hai Bà vào tận đất Nhật Nam. Người Lâm Ấp một mặt không giúp Hai Bà Trưng, một mặt thất hứa với Mã Viện trong việc tấn công mặt hậu Lĩnh Nam. Bây giờ lại hối lộ Mã Viện rất nhiều vàng bạc châu báu để được yên thân. Nhờ vậy, Mã Viện lập huyện Tượng Lâm trực thuộc quận Nhật Nam và cho người Lâm Ấp tiếp tục cư trú ở đó. Như vậy, Lâm Ấp đã tỏ ra rất khôn ngoan. Họ “ừ! è!…” với Mã Viện nhưng nhất định không tiếp tay cho giặc để đánh đồng chủng. Có lẽ họ dư biết dù liên minh với Lĩnh Nam cũng không chống nổi với Mã Viện. Khi biết Hai Bà Trưng đã hoàn toàn thất bại trước Mã Viện thì họ dâng vàng bạc để được yên thân mài nanh vuốt chờ dịp quật khởi. Quả nhiên, kể từ năm 102 (60 năm sau), khi đã có thực lực, Lâm Ấp tung ra hàng loạt cuộc tấn công vào quân đô hộ Tầu không ngưng nghỉ.
Theo sách Cương Mục, năm 192 tức là 408 năm sau khi dân Lâm Ấp định cư ở Tượng Lâm quận Nhật Nam, con cháu người Việt Thường tị nạn chính thức tái lập quốc gia. Chúng tôi không biết ngoài tên nước Lâm Ấp, Chàm, Chiêm Thành mà sử Tầu thường gọi, họ có quốc hiệu nào khác không. Sau khi lập quốc, họ tiếp tục tổ chức kết hợp với dân Việt ở nhiều địa phương Việt Lạc liên tục tấn công các phủ trị đô hộ Tầu các quận Nhật Nam, Cửu Chân có khi vươn tới quạn Giao Chỉ. Triều đình Trung Hoa phải vô cùng chật vật để bảo vệ quyền đô hộ. Cho đến năm 468 nhà Tống đưa đại binh tấn công nước Lâm Ấp, tàn phá 55 thành khiến nước Lâm Ấp yếu đi.
II/9E.- VÀI TÀI LIỆU RIÊNG
II/9E1.- Bí mật ngôn ngữ Việt Thường: 3 Làng LONG HƯNG, ĐẠI NẠI, MỘ TRẠCH nói tiếng gì?
Bí mật về ngôn ngữ của dân hai làng Long Hưng và Đại Nại ở Quảng Trị và làng Mộ Trạch ở Thừa Thiên ngày nay nói tiếng Việt với 60-80% đặc âm địa phương, khó nghe đến độ chính dân Quảng Trị với khoảng 20% đặc âm (dân chúng ở vùng quê không học chữ Quốc ngữ) cũng rất cực khổ để hiểu họ muốn nói gì. Tỉ dụ: Ló: lúa ; rọn: ruộng ; nác: nước ; su: sâu ; khun: khôn ; ngái: ngại: mói: muối ; đùi: cùn ; lọi: gãy ; cái chưng: c&!!!14035_1.htm!!! Đã xem 10217 lần.

Sưu tầm: hai1957
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 12 tháng 11 năm 2012

Truyện ---~~~cungtacgia~~~--- !!!14035_1.htm!!!0.000 nghĩa quân đánh chiếm hai quận Cửu Chân và Nhật Nam là ai? Và biết bao anh hùng, liệt nữ hai nước Việt Lạc và Việt Thường đã bỏ mình trong suốt 700 năm lịch sử nổi dậy bất thành ấy? Có ai dành cho họ giọt nước mắt, nén hương thương tiếc, đồng thời làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng hào hùng ấy!
Những người anh hùng ấy chắc chắn phải được vinh danh trong lịch sử Việt tộc.
Chúng tôi thiết tha kêu gọi các nhà làm sử Việt Nam, các học giả đang nghiên cứu thực hiện bộ sách Giáo khoa Tiểu, Trung và Đại học nên tu chỉnh các đoạn sử này để khỏi phụ lòng những anh hùng Việt tộc ở hai quận Cửu Chân và Nhật Nam cùng cả một dòng giống Việt Thường oanh liệt cổ xưa đã hết lòng với tổ tiên Việt tộc trong nổi khốn cùng một ngàn năm đô hộ! Điều này rất cấp thiết.
Chúng tôi đề nghị viết lại các biến chuyển lịch sử Việt Nam nên dựa trên 4 điểm chính sau đây:
1.- VỊ TRÍ NƯỚC VIỆT THƯỜNG Ở PHÍA NAM SÔNG DƯƠNG TỬ GẦN HỒ ĐỘNG ĐÌNH VÀ HỒ PHIÊN DƯƠNG, LÀ MỘT TRONG BA NƯỚC DÒNG BÁCH VIỆT BỊ NHÀ TẦN THÔN TÍNH NĂM 221 TR.CN. NHÀ TẦN ĐỔI THÀNH HUYỆN LÂM ẤP VÀ GỌI VÙNG ĐẤT MỚI CHIẾM LÀ TƯỢNG QUẬN.
2.- SAU ĐÓ MỘT SỐ DÂN VIỆT THƯỜNG Ở HUYỆN LÂM ẤP, TƯỢNG QUẬN THEO ĐƯỜNG THỦY CHẠY VỀ PHÍA NAM. HỌ ĐỔ BỘ LÊN ĐẤT QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN VÀ ĐỊNH CƯ Ở ĐÓ. VÙNG NÀY VỐN LÀ ĐẤT HOANG DÃ Ở VỀ PHÍA NAM CỦA QUẬN NHẬT NAM. NĂM 43, NHÀ HÁN SAI MÃ VIỆN XÂM LĂNG LĨNH NAM, MÃ VIỆN LẬP ĐẤT NÀY LÀ HUYỆN TƯỢNG LÂM, ĐẶT HUYỆN LỆNH CAI TRỊ VÀ CHO NGƯỜI LÂM ẤP CƯ TRÚ Ở ĐÓ. NĂM 192, NGƯỜI LÂM ẤP GIẾT HUYỆN LỆNH TẦU MÀ LẬP QUỐC, ĐẶT KINH ĐÔ Ở KHU TÚC GẦN HUẾ.
3.- NGƯỜI LÂM ẤP TRƯỚC VÀ SAU KHI LẬP QUỐC (102 Tr.CN – 808 S.CN) NHIỀU LẦN LIÊN MINH VỚI DÂN VIỆT CÁC QUẬN NHẬT NAM, CỬU CHÂN VÀ GIAO CHỈ TẤN CÔNG VÀO THÀNH LŨY ĐÔ HỘ TRUNG HOA NHẰM GIẢI PHÓNG VIỆT TỘC THOÁT KHỎI THẢM TRẠNG LỆ THUỘC TRUNG HOA. NHƯNG TIẾC THAY MỌI CỐ GẮNG ĐỀU KHÔNG THÀNH CÔNG. NƯỚC NÀY ĐÃ BỊ TRUNG HOA TIÊU DIỆT VÀO NĂM VÀ BỊ CHIÊM THÀNH CHIẾM KHOẢNG NĂM 808. NƯỚC LÂM ẤP (ĐẤT TƯỢNG LÂM) BỊ CHIÊM THÀNH ĐỔI THÀNH HAI CHÂU Ô, LÝ…
4.- DÂN TỘC VIỆT NAM XÁC NHẬN SỰ SAI LẦM KHI GỌI NHÂN DÂN LÂM ẤP LÀ CHÀM, LÀ GIẶC TRONG QUÁ KHỨ. NAY CHÍNH THỨC VINH DANH VÀ TRI ƠN NGƯỜI LÂM ẤP VÀ NƯỚC LÂM ẤP LÀ ĐỒNG CHỦNG BÁCH VIỆT ĐÃ HẾT LÒNG VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG NỔI KHỐN CÙNG 1000 NĂM LỆ THUỘC TRUNG HOA.
II/10.-VỊ THẾ LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN LỆ THUỘC HOA TỘC
Vào giai đoạn này, sự bành trướng của con cháu du mục Hoa tộc đã trở thành một đế quốc cường thịnh bậc nhất của lịch sử Trung Hoa không dừng lại ở đó mà tiếp tục lấn chiếm về phương Nam. Năm 111 tr. CN, nhà Hán thôn tính nước Nam Việt mở đầu thời kỳ 1000 năm Việt Nam lệ thuộc Trung Hoa.
Một ngàn năm nô lệ Trung Hoa là một thử thách cực kỳ cam go đối với dân tộc Việt Nam sau khi các dân tộc Bách Việt đã lần hồi đánh mất những phần đất rộng lớn ở phía bắc và đại đa số dân chúng đã biến thành Tầu. Và, như chúng ta đã biết, người Việt khi thì ẩn nhẫn chờ đợi thời cơ, khi thì vùng lên chống trả mãnh liệt. Trước sau có 9 cuộc cách mạng nổi lên giành độc lập, tự chủ mà càng về sau càng dồn dập, quyết liệt, càng có qui củ và tài trí. Cuối cùng thì người Việt đã hóa giải được áp lực đồng hóa khủng khiếp của Hoa tộc đồng thời vươn vai đứng lên với thế giới sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 939.
Do đâu mà người Việt Giao Chỉ thoát được áp lực đồng hóa sau 1000 năm lệ thuộc Hoa tộc mà các dân tộc cùng chung danh xưng Bách Việt đã phải khuất phục trước đó?
Câu trả lời đúng nhất là do họ đã giữ được tinh anh của văn hóa Việt cổ trong hệ thống các bộ tộc, bộ lạc Bách Việt mà về sau được gọi là làng xã mà người Tầu có thể đã xem thường. Người Tầu không biết rằng: sau cái lũy tre tầm thường ấy, khi ở thế tỉnh, làng quê là một cuộc sống êm đềm, hiền hòa, dễ bảo, dễ ăn hiếp; nhưng khi có cơ hội thì nó chuyển qua thế động. Từ làng này qua làng khác, bùng lên như những ngọn sóng thần cuốn phăng xiềng xích nô lệ!
Như đã trình bày ở đoạn trước, sau chiến tranh Trác Lộc các bộ lạc, bộ tộc Miêu nào “theo về” liền được vua Hoàng Đế phong chư hầu hoặc phụ dung với quyền tự trị khá cao mà chính quyền trung ương tôn trọng. Dần dần các chư hầu học thói “thực tiễn cường lực” của du mục, thôn tính lẫn nhau khiến từ hàng vạn chư hầu xuống còn vài ngàn, vài trăm, vài chục rồi thì… 7, 6 nước “lớn”… Cuối cùng chư hầu Tần thống nhất toàn thể lục địa Trung Hoa, thì biệt sắc văn hóa Miêu tộc cổ chuyển thành “văn minh” Trung Hoa, nghĩa là bối cảnh xã hội nông nghiệp nhân chủ, nhân trị và xã hội mẫu hệ theo năm tháng chuyển thành xã hội du mục quân chủ cường lực chuyên chế và xã hội phụ hệ.
Khác với chế độ quân chủ phong kiến của giai đoạn Hạ-Thương-Chu gồm vị Thiên tử chăm lo vỗ về Thiên hạ, đem vương hóa mà thi ân ban đức cho người dân (dù chỉ còn là những giai đoạn rất ngắn ngủi, còn thì đa số chỉ để làm khẩu hiệu, làm kiểng)… dần dần chuyển qua quân chủ chuyên chế mà đỉnh cao là giai đoạn Tần Thủy Hoàng. Sau đó, nhà Hán lại càng ra sức tô bồi cho chế độ tạo thành một định chế quân chủ chuyên chế, tạo thành một truyền thống toàn trị của xã hội Trung Hoa các thời đại về sau.
Khi đô hộ Việt Nam, các triều đình Trung Hoa thường chỉ quan tâm tới hai cấp quận, huyện. Họ đặt chức Thứ sử trông coi guồng máy đô hộ gọi là An Nam Đô Hộ Phủ, các chức Thái thú thì cai trị cấp Quận. Cấp Huyện thì họ đặt chức Huyện lệnh. Toàn bộ đám quan lại này hoàn toàn là người Trung Hoa, chúng cực kỳ gian ác, tham ô, coi người dân còn tệ hơn gia súc. Tuy nhiên, đối với Làng, Xã° thì họ để như cũ, tức là cho tự trị tùy theo truyền thống sẵn có từ xưa gọi là Lệ của mỗi Làng. Truyền thống này quan trọng nhất là thể lệ thành lập cơ quan lãnh đạo chính trị, hành chánh, kinh tế, an sinh… của Làng Xã. Chắc chắn trong thời đô hộ các chức vụ quan trọng của Làng, Xã đã bị bọn quan lại đô hộ Tầu mua chuộc hoặc áp đảo phải làm tay sai cho họ. Họ kiểm soát chặt chẻ bằng một chế độ độc đoán, hung bạo để bảo vệ chính quyền đô hộ và thỏa mãn lòng tham không đáy của bọn này vốn ở xa triều đình trung ương. Rõ ràng, nhờ ở vị thế tự trị này mà các truyền thống văn hóa Làng Xã Việt cổ đã tồn tại.
°Làng, Xã là đơn vị khởi điểm của tổ chức hành chánh hạ tầng cơ sở của nước ta từ nhiều ngàn năm trước, Làng là ngôn ngữ Việt, Xã là chữ Hán. Tùy theo vị trí mà Làng, Xã còn có nhiều tên khác:
• Trang, Động, Sách, Trại là những xóm làng tiếp giáp rừng núi hay ở sâu trong rừng, núi.
• Vạn thì ở vùng ven biển, ven sông chuyên nghề chài lưới, chuyên chở, khuân vác đường sông, đường biển.
• Phường thường ở các thị trấn đông người, thường làm cùng một nghề (phường nón, phường đúc…)
Thành phần dân chúng của Làng Xã được kể gồm có: Tiểu hoàng nam (trên 18 tuổi), Hoàng nam (trên 20), Nhiêu (từ 50 tuổi), Lão nhiêu (trên 60).Kể từ hạng Nhiêu có thể được bầu vào Hội đồng Hương xã, có giá trị như một nghị viện của Làng để bàn thảo việc Làng, bầu cử các chức vụ trong Làng như Xã trưởng và các chức sắc khác…
Chúng tôi tin chắc rằng ít nhất là hơn một nửa những truyền thống văn hóa của người dân trong các Làng Xã miền bắc và các tỉnh phía bắc miền trung vẫn còn duy trì tốt đẹp. Từ những may mắn đó, Làng Xã Việt tộc đã là nơi phát sinh ra những anh hùng dân tộc và là những căn cứ yểm trợ, huấn luyện và xuất phát những đoàn quân kháng chiến cứu nguy đất nước.
Một điểm son khác, đất bắc và trung Việt Nam vốn là vùng cực nam của văn hóa Động Đình, từ thời Văn Lang đã là nơi dung thân của nhiều nguồn tị nạn xâm lược Hoa tộc mà đa số là thành phần quý tộc Bách Việt và thân nhân của họ. Vì là thành phần trốn chạy, đa số trong các nhóm này nương náu trong các Làng Xã xa nơi thị trấn hoặc cư trú trên các vùng cao nguyên, miền núi… Sự kiện này vô tình giúp cho làng xã Giao Chỉ liên tục được bổ sung tinh hoa văn hóa Bách Việt cũng như tinh thần bất khuất của dân Việt càng ngày càng được củng cố. Nhờ đó mà suốt 1000 năm lệ thuộc, dân tộc Việt không bào giờ lùi bước mà liên tục chống trả cho đến khi toàn thắng.
II/11-KẾT LUẬN II
Văn hóa Bách Việt cổ trong thời kỳ còn trinh nguyên là văn hóa biểu tượng, các loại chữ viết đang còn sơ khai như chữ chân chim, chữ tượng hình, chữ nòng nọc… chỉ mới được dùng để chỉ ra một vài sự kiện trong đời sống thường nhật có hình dạng như những chữ số, trâu bò, nhà cửa, sông núi, mưa nắng… nó chưa đủ khả năng trình bày những ý niệm thuộc về tư tưởng, tâm linh, vốn mang tính trừu tượng.
Cùng với những loại chữ này, người xưa đã dùng những hình vẽ khắc trên mu rùa, hòn sỏi, búa đá, búa đồng, khạp đồng, trống đồng… hoăc những quan niệm nhân sinh, vũ trụ được cài đặt trong các nhân thoại như chuyện ông Bàn Cổ, chuyện Phục Hy, Nữ Oa, Toại Nhân, Hữu Sào, Thần Nông trước chiến tranh Trác Lộc. Hay chuyện Tiên Rồng, Sách ước Gậy thần, Trầu cau, Thánh Gióng, Tiên Dung Chữ Đồng Tử, Bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Trương Chi… sau chiến tranh Trác Lộc.
Một số khác được cơ chế hóa trong các nghi lễ dân gian như đám cưới, đám giỗ, lễ hội, lễ tết…, trong phong dao, đồng dao, ca dao, hát ru em, thành ngữ… hoặc trong các truyền thống sinh hoạt làng xã, trong phạm vi đình làng. Các học giả cũng tìm thấy trong nhiều loại sách, sử Trung Hoa ghi lại những truyền thống văn hóa, đạo đức, luân lý, tư tưởng Việt cổ. Điển hình trong các bộ Tứ thư, Ngũ kinh, Đạo đức kinh… của Khổng Phu Tử, Lão Tử và học trò của các ông ghi chép lại… Chúng tôi gọi đó là nền văn hóa kỳ diệu của tổ tiên hiền triết Việt tộc.
Nếu quý độc giả chưa đọc Đường Ta Đi từ chương I, có thể khi nghe chúng tôi nói văn hóa tư tưởng Việt tộc cổ tràn ngập trong Kinh sách và đời sống người Trung Hoa, hẳn có vị nhăn mặt cho rằng chúng tôi quá lời đến độ sống sượng! Xin thưa, không quá lời đâu! Không sống sượng đâu! Sự thực chính xác đến độ chính chúng tôi cũng phải ôm đầu kinh ngạc, tiếc nuối cho một gia tài văn hóa cha ông bị cướp đoạt, mạo nhận suốt nhiều ngàn năm. Cho đến ngày nay, con cháu dù đang xữ dụng văn hóa ấy mà vẫn cứ nghĩ rằng mình được ông hàng xóm tàn bạo, điêu ngoa khai hóa, dạy bảo!!!
Giả thử, bây giờ ta đưa vài trăm ngàn người miền Thượng ở Pleku, Kontum, Banmêthuột; đặt họ vào đồng bằng Cửu Long sống giữa đồng bào miền Nam thì họ sẽ có tư tưởng và cuộc sống như thế nào sau một ngàn năm? Chắc chắn họ sẽ suy nghĩ và đời sống giống như người Việt miền Nam. Có thể họ sẽ có những “làng” Gia Rai, “xẽo” Cheo Reo, “xóm” Cái Bà Na…
Ngày nay người Việt dù đang sống hầu như khắp nơi trên đất Mỹ, nhưng cùng đồng thuận rằng Cali là “thủ đô” là “Sàigòn Nhỏ” của dân Việt tỵ nạn và chỉ mới non 30 năm người Việt đã có những suy nghĩ và cuộc sống không khác gì người “Mỹ trắng”. Tôi chọn Mỹ trắng mà không chọn Mỹ Đen, Mễ… vì Mỹ trắng có nếp sống văn minh cao hơn các giống kia. Vậy khi rợ Hoa rớt vào hủ gạo Miêu tộc cách đây 5000 năm ở lục địa Đông Á họ cũng ở trong hoàn cảnh y hệt những điều chúng tôi vừa nói trên. Cái đáng buồn là vì họ quá mạnh quá gian ác trong khi Miêu thì quá hiền nên văn hóa Miêu bị đóng dấu “made in China” mà thôi.
Ngày nay, nếu chúng ta tìm học tư tưởng người xưa thành hệ thống, sàng sẩy, chọn lọc, khai triển, phối hợp với những hiểu biết của nhân loại ngày nay, chúng tôi tin chắc rằng đất nước Việt Nam sẽ có một minh triết chủ đạo chẳng những trong công cuộc kiến tạo, dựng xây quốc gia dân tộc mà còn quảng bá cho thế giới ngày nay. Cố triết gia Lương Kim Định gọi đó là Việt đạo là triết lý An vi với hướng đi nhân chủ, nhân trị trong một xã hội bình sản, tự do và dân chủ hoàn mỹ.
Mở rộng tầm mắt nhìn quanh, những định chế tổ chức của các nước trên thế giới ngày nay đã đưa con người đi vào tình trạng lệ thuộc tất cả, nghĩa là không nô lệ thần minh thì cũng nô lệ vật chất hoặc vất bỏ tất cả… Đó là con đường thoái thác quyền làm Người!
Ông Cao Bá Quát, một nhân tài văn học Việt Nam cuối thế kỷ 18 đã phải thốt lên trước những lễ cầu đảo rềnh rang của triều đình vua Tự Đức:
Thần thánh chi chi kệ!
Không nhân đếch có ra Người!
Triết gia Kim Định vốn là một linh mục Công giáo đã rất can đảm khi viết:
Trời có việc của Trời, Đất có việc của Đất, Người có việc của Người. Nay bỏ cái khả năng của Người mà đi cầu cái khả năng của Trời, Đất thì có lầm chăng?”
--!!tach_noi_dung!!--

Sưu tầm: hai1957
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 12 tháng 11 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--