Chương IV
VĂN MINH THẾ GIỚI

IV/1.- KHÁI NIỆM VỀ VĂN MINH THẾ GIỚI

    
ăn minh là kết quả của văn hóa, văn hóa là gốc của con người. Do đó, nói về văn minh tức là bàn về người. Bàn về người phải xét đến gốc ngọn của người. Vậy xin mời quý độc giả cùng chúng tôi lược qua một vài suy nghĩ của loài người trên thế giới khi họ nói về con người.
Từ các nhà hiền triết Ấn Độ thời cổ khi soạn kinh Upanishad đến các thần học gia Thiên chúa giáo hoặc giới nghiên cứu thuật luyện đan… đã nêu lên một số biểu tượng về con người khá giống nhau về sự tương ứng giữa con người và vũ trụ. Họ đồng thuận với nhau rằng sự vận động của con người có tác động tích cực lên các nguyên lý chi phối vạn vật trong thiên nhiên, nói chung là vũ trụ.
Họ cho rằng: xương bởi đá, bộ phận tiêu hóa bởi đất, máu và sự tuần hoàn bởi nước, phổi và hơi thở từ không khí, đầu và hệ thần kinh từ lửa. Con người tiếp xúc với vũ trụ qua ba cấp độ: mặt đất với đôi chân, không khí với nửa thân trên, trời với cái đầu. Người tham dự vào ba giới: khoáng vật, thực vật và động vật; bằng trí tuệ, bằng tinh thần và bằng thần linh. Cứ như thế, con người có vô tận những thế kết hợp. Tuy nhiên, đôi khi không tránh khỏi những kết hợp mang tính huyền hoặc hơn là biểu tượng của giới bùa ngải, bói toán hoặc phong thủy…
Đó là vài nét thực cô đọng chúng tôi xin tạm diễn đạt dựa vào sách vở đã được một số hiền triết Đông, Tây định nghĩa vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II sau Công nguyên (Roberto Fludd Utriusque Cosmi Historia, Oppenheim, 1619)
Chúng ta thử về gần hơn với giải thích của một trí thức Việt Nam ngày nay: ông Lê Văn Đức trong Việt Nam Tự Điển gồm 2 cuốn lớn, tổng cộng hơn 3000 trang, đã định nghĩa về người như sau:
Loài động vật hai chân, mình đứng thẳng, biết nói để tỏ ý muốn, dùng hai tay để làm mọi việc cần ích cho đời sống và tinh khôn hơn mọi loài khác trên trái đất”.
Theo ông Nguyễn Văn Đức, con người chỉ mới tinh khôn hơn loài vật theo kiểu con ngựa tinh khôn hơn con bò, con chó tinh khôn hơn con ngựa, con người tinh khôn hơn con chó!
Cách đây 2500 năm, ông Aristote còn nói được một câu văn minh hơn câu của ông Đức nhiều! Ông ấy nói: “Người là sinh vật biết suy lý
Có điều, tại sao cả hai ông Đức và ông Aristote đều quên rằng ngoài cái tinh khôn, ngoài cái suy lý ra, con người còn có Lương tri, Tâm Linh, Tiềm thức cộng với Đạo đức, Luân lý và nhất là một lý tưởng cao đẹp để làm cho đời người đáng sống hơn! Chân thiện mỹ hơn?
Từ cổ chí kim, từ Đông qua Tây, thiên hạ bàn về Người kể có hàng vạn cuốn sách. Chúng tôi xin tóm lược vài nét chính để quý độc giả có khái niệm trước khi đi vào chủ đề.
Lịch sử văn hóa Tây phương cho thấy quan niệm về vũ trụ và con người thay đổi từng giai đoạn. Khởi đầu, từ rất lâu đời, là tin tưởng tuyệt đối vào thần minh và cho rằng, con người là nô lệ của thần minh:
Quan niệm duy thiên = duy thần
Kế đó, cách đây khoảng 2.500 năm, bắt đầu có những ý kiến chối bỏ thần minh và đề cao nhân bản, đặt con người nằm trong sự vận hành của vũ trụ:
Quan niệm duy địa = duy lý
Tuy nhiên, quan niệm duy địa chỉ mới khởi xướng đã bị dập tắt suốt một thời gian dài gần 2300 năm mới được hậu thế phục hoạt trở lại.
Triết gia Kim Định bàn về vấn đề này như sau: “…Cho nên thần thoại là một tấm gương phản chiếu khá trung thực tư tưởng của loài người khi chưa bị ngoại cảnh chi phối của mỗi nền văn hóa nguyên thủy. Nó chính là nhân sinh quan và vũ trụ quan của mỗi dân tộc”.
Căn bản của nền văn minh thế giới ngày nay xuất phát từ một số các nước sau đây: nước Ai Cập cổ đại, Mésopotamie, (vùng đất nằm giữa hai hai con sông Tigris và Euphrate còn gọi là Lưỡng Hà địa), Babilon, Hy Lạp, Do Thái, Ấn Độ và Đông Á (gồm các nước Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…). Vậy trong phần mở đầu, xin mời quý độc giả điểm qua một số thần thoại đặc trưng.
(Chúng tôi cố gắng tóm lược thật rõ ràng, ngắn gọn hi vọng không làm rối trí và gây sự nhàm chán trước một số độc giả ít quan tâm về vấn đề này)
IV/2.- VĂN MINH MIỀN MÉSOPOTAMIE VÀ THẦN THOẠI BABYLOc;n bố trong vũ trụ, trời làm việc của trời, đất làm việc của đất, người làm việc của người. Muốn cho mọi việc đều ổn thỏa, hài hòa, tốt đẹp… con người phải có trách nhiệm của một chủ trong ba ngôi chủ. Trách nhiệm đó là cải sửa bản thân, cải sửa thiên nhiên, vũ trụ để xây dựng cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp đồng thời cảm thông với trời, đất để đời sống con người trở nên có ý nghĩa. Đó là nguyên lý tam thông° đồng thời cũng là nền tảng Nhân chủ và luật cân bằng trong vũ trụ.
° Con người và trời, đất cùng sinh, cùng sống khắng khít, giao cảm với nhau.
Ý niệm cùng sinh cùng sống khắng khít trên lãnh vực triết lý: Khi một người được sinh ra thì trời, đất mới xuất hiện với người ấy; người ấy càng “lớn lên” bao nhiêu thì trời, đất cũng “lớn lên” bấy nhiêu. Bởi đó, triết học nông nghiệp Miêu tức Viêm Việt cho rằng, nếu không có người thì vũ trụ có cũng như không. Con người tìm hiểu, xử dụng và cải tạo vũ trụ, thiên nhiên để xây dựng cuộc sống, do đó con người giao cảm với trời đất trong suốt cuộc sống của mình. Người xưa gọi là tam thông, chuyển hóa thành đạo làm người, đạo thờ ông bà. Rõ ràng người xưa đã thấy được con người có một vị thế vô cùng quý giá, một biệt sắc trong vũ tru mà lý giải Tây phương ngày nay còn rất mập mờ khi cho rằng con người chỉ hơn con vật ở chỗ biết suy lý rồi xây dựng xã hội trên một chiều suy lý đó!!
A.- Quan niệm vũ trụ:
Trời sinh trâu thì sinh cỏ: Mọi việc làm của trời làm đều có dụng ý tạo điều kiện tốt đẹp và cân xứng cho muôn vật sinh tồn.
Đất sinh giếng thì sinh mo: Đất cũng có việc làm đối xứng, tạo ra tài nguyên vật liệu mà con người tựa vào đó mà xử dụng để tồn tại.
Người sinh o thì sinh tui: Con người cũng không ở ngoài lẽ thường âm dương mà trời đất đã tác động lên thiên nhiên và vũ trụ.
B.- Luật cân bằng trong thiên nhiên
Nhờ trời đất và con người luôn luôn hướng về: Có cái này phải có cái kia mà phát sinh Luật cân bằng trong thiên nhiên. Nhờ đó mà mọi vật phát triển và tồn tại. Làm ngược lại là phản Luật cân bằng của tạo hóa.
C.- Xác lập: Con người có trách nhiệm bảo vệ và duy trì sự cân bằng hài hòa khi xử dụng thiên nhiên và vũ trụ để tạo cuộc sống hạnh phúc cho mình.
Câu 9,10: Lời thơ của hai câu này mang tính thuyết phục rất mạnh, nó có dạng như một lời giáo huấn qua việc lặp đi lặp lai hai cụm từ:
O một mình thì khôn đặng!
Tui một mình thì khôn đặng!
Nhằm thúc dục đi vào Nhất nguyên Lưỡng cực: Phải có đủ hai mới được tức là cổ vũ một đời sống có âm, có dương; có tình, có lý; có song hành đoàn kết…
III/6B3.- Đoạn cuối:
Câu 11,12: Gió dồn, mây cuốn là hai chuyển động của trời đất. Nông nghiệp Bách Việt rất cần mưa. Muốn biết có mưa hay không thì phải trông trời, nhất là trời ở phía biển, phải xem gió, nhìn mây. Hạnh phúc của nông nghiệp là khi thấy gió dồn, mây cuốn từ ngoài biển, đem mưa trút xuống đồng ruộng cho hoa mầu vươn lên. Người Việt cũng thường dùng nhóm từ “mây mưa” để diễn tả chuyện chăn gối, hạnh phúc lứa đôi. Cổ nhân đã vận dụng tới những chuyển động của trời đất, của vũ trụ để tiếp tục diễn đạt nguyên lý âm dương, tình lý song hành hầu tiến đến mục đích cuối cùng một cách toàn vẹn.
Câu 13,14,15 : Hạnh phúc tràn đến rạt rào không dứt trong đời sống con người nếu biết nghe theo những điều nêu trên.
III/6B4.- Rà lại toàn bài
Trong suốt tài liệu trên, người viết nhiều lần nhắc đến ba bộ số 2 – 3 – 5 do nhiều thế hệ Miêu tộc còn gọi là Viêm và về sau thì gọi là Bách Việt sáng tạo. Các thế hệ tiền nhân hiền triết đó đã trải qua nhiều ngàn năm gối đầu lên nhau, dùng cái tâm và cái trí để suy ra từ các diễn biến của vũ trụ, của đời sống con người tạo thành những quan niệm nhân sinh, vũ trụ cực kỳ sáng chói.
Ngày nay, để có thể thông suốt tư tưởng tiền nhân, cố triết gia Lương Kim Định đã đề nghị đừng nhìn cổ vật, di vật Việt tộc đằng sau tấm kính suy lý Tây phương, đừng đánh giá “bề mặt, vòng ngoài”. Hãy dùng cái tâm linh con người để giao cảm, để thẩm thấu vào tận cốt lõi của mỗi sự kiện trên nền tảng ba bộ số 2 – 3 – 5 ấy thì chúng ta sẽ nghiệm ra ngay giá trị tư tưởng tổ tiên hiền triết Việt tộc.
 
 
- Toàn bài vè là ngôn ngữ Việt cổ mộc mạc, ngắn gọn được xác định xuất hiện từ giai đoạn văn hóa Bắc Sơn (7000 đến 1000 tr.CN).
- Bài vè phát huy và cổ vũ một hệ tư tưởng độc đáo chính xác đến độ chẳng riêng gì người có lòng tìm hiểu phải ngạc nhiên, sảng khoái mà bất cứ ai nghe một lần cũng đạt được sự cảm thông dễ dàng và thấm sâu vào tâm khảm dù chưa được giải thích tường tận.
- Càng nghiên cứu bài thơ cổ, càng phát giác ra bao kỳ thú khiến người viết không dám nghĩ tiếp vì đoạn khảo luận này đã quá dài.
- Quả thật, toàn bộ bài thơ cổ, vừa là một bản tình ca tuyệt diệu đồng thời là một luận đề triết học vừa thực tiễn vừa siêu hình được luận giải vô cùng sắc bén trên nhiều vấn đề phức tạp của nhân loại mà các triết gia thế giới ngày nay đang khổ công tìm kiếm!!
- Cũng tương tự như nổi buồn của nàng Lương Như Ý trong bài thơ cổ “Cộng Ẩm Tương Giang Thủy” trình bày ở phần trước, quả nhiên nàng đã hóa giải được niềm thương nhớ, buồn khổ khi nhìn sông nước Tương Giang bằng cái nhìn thông suốt và tâm linh giao cảm tuyệt diệu ấy. Nếu Lương Như Ý là một thiếu phụ tây phương ngày nay thì nàng không thể có cái tâm ấy để gặp chồng! Và nàng cũng như xã hội nàng đang sống (giả thiết nàng đang ở trong xã hội tây phương) phải chấp nhận biết bao biến động phát sinh từ sự thiếu vắng tâm ý ấy?
III/7.- KIẾN TRÚC VIỆT CỔ
Một số kiến trúc Á Đông mà ngày nay mọi người thường thấy nơi các cung điện của vua chúa, đình, chùa, miếu, mộ, cổng… mang một hình giáng rất đặc thù. Đó là mái nhà, mái cổng oằn xuống ở giữa và hai đầu mái thì cong vuốt lên còn mái thì lợp bằng loại ngói âm dương… Các nhà khảo cổ viện bảo tàng Hà Nội năm 1939 đã tìm được tại di chỉ Bắc Sơn những di vật chôn theo người chết trong các ngôi mộ cổ cách đây từ 9000 năm đến 3000 năm, những ngôi nhà làm bằng đất nung có mái nhà cong vuốt hai đầu. Họ gọi là nhà Bắc Sơn. Những ngôi nhà được khắc chạm trên trống đồng Lạc Việt cũng là những ngôi nhà có mái cong rất đặc biệt.
Lịch sử Trung Hoa có ghi lại một đoạn về cuộc bang giao giữa nhà Đường và Nhật Bản vào năm 606 về việc trao đổi du học sinh và thợ thuyền của hai nước này. Các du học sinh và thợ thuyền Nhật khoảng 200 người đã xây tại kinh đô Lạc Dương một ngôi nhà sàn chín căn rộng lớn, có chân và lên xuống bằng 5 bậc thang. Đặc biệt mái nhà được làm cong vút lên theo truyền thống văn hóa Nhật. Họ gọi là Minh nghĩa đường. Kiến trúc Minh nghĩa đường mang một nghệ thuật hài hòa, nghiêm kính mà không thiếu phần lộng lẫy nên đã làm vua quan nhà Đường kinh ngạc và ngợi khen không tiếc lời. Chính vua Đường cũng đã vi hành đến xem. Từ đó, sinh hoạt truyền thống xã hội Trung Hoa dần dần chuyển hướng theo lối kiến trúc mái cong đặc biệt đó.
Đúng ra, từ lâu về trước, các miền thuộc Hồ Nam, Lưỡng Quảng, Giao Chỉ… đã có kiến trúc mái nhà cong (nhà mái cong Bắc Sơn) chứ không phải đợi du học sinh và thợ thuyền Nhật đến với Minh Nghĩa Đường. Phải chăng các mẫu nhà mái cong Bách Việt trước năm 606 chưa đạt tới nghệ thuật của kiểu nhà Minh nghĩa đường Nhật Bản? Hay vì vùng này đang bị chiến tranh xâu xé suốt nhiều trăm năm khiến đất nước hoang tàn không còn những kiến trúc có tầm vóc, có nghệ thuật? Hay vì kỳ thị là kiểu nhà của dân nô lệ Giao châu đô họ phủ, là Man di, Nam man nên chưa lôi cuốn được vua chúa Trung Hoa?
Theo học giả Bình Nguyên Lộc trong sách Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam thì tổ tiên của người Nhật là những dân quân Bách Việt trong đạo quân liên minh Xích Quỷ của Lạc Long Quân 2704 tr.CN, sau thảm bại tại Trác Lộc, đoàn quân của Lạc Long Quân chạy ra phía Đông, một nhóm đã vượt biển ra hải đảo, kết hợp với giống Ai-Nô mà tạo thành dân Nhật… Nếu giả thuyết của cố học giả Bình Nguyên Lộc là đúng thì việc người Nhật xây nhà Minh nghĩa đường có mái cong ở Lạc Dương năm 606 là chuyện dễ hiểu.
Hình ảnh Trời, Đất đã được người xưa sáng tạo một cách khéo léo trong nghệ thuật dựng nhà của người Bách Việt. Với chiếc mái cong biểu hiệu của trời và nền nhà hình vuông, biểu hiệu của đất. Ở trong ngôi nhà với sự hiện diện của trời tròn, đất vuông đó, con người xây dựng cuộc sống an bình, hạnh phúc. Con người ấy, đúng là Người viết hoa chứ không phải là “con vật biết suy lý” hay “con vật tinh khôn” mà quý ông Aristote và Nguyễn Văn Đức đề cập trong sách của các ông. Tư tưởng đã được cơ chế hóa thành ngôi nhà mái cong đầy nghệ thuật, thật không thể còn sáng tạo nào ngoạn mục hơn!
III/8.- BÍ MẬT PHÒNG TRUNG
Nói nôm na là truyền thống đỡ đẻ (phụ sản) mang biệt sắc Việt tộc của các quốc gia lập quốc trên vòng cung Đông-Bắc, Đông và Đông-Nam Trung Hoa ngiện sinh hướng về duy nhân, vô thần, chối bỏ phẩm hạnh cá nhân, truyền thống đạo đức, luân lý xã hội và tâm linh con người. Về mặt duy nhân, họ sống buông thả, không cho ai, không ngày mai. Ở một mức độ nào đó, họ tỏ ra có quan tâm tìm phương hướng kiến thiết con người. Tuy nhiên, chủ trương của họ vô tình đã làm họ tách rời mọi trật tự của cộng đồng nhân loại hiện nay.
Những triết gia hàng đầu của Hiện sinh như Husserl, Berdinaeff, Jean Paul Satre, G. Marcel… dù đã tìm mọi cách vận động cho Hiện sinh vẫn chưa tìm ra được một lối đi hợp tình hợp lý mà vẫn còn rất lúng túng và tiêu cực. Những tư tưởng này trái lại đang đi vào thoái hóa.
IV/12.- KẾT LUẬN IV
Nói chung, triết học Tây phương chưa thành công trong việc thiết lập một nền nhân bản hoàn hảo mặc dù nó hiện diện trong văn chương, trong thi ca do tính phóng khoáng của lương tri con người chứ chưa đặt được nền tảng triết học để làm kim chỉ Nam trong việc dẫn dắt con người đi tới chân thiện mỹ.
Văn minh thế giới cuối thế kỷ 20 rõ ràng nhờ vào thành quả của triết lý Nhân bản Suy lý Tây phương với những thành quả tiến bộ về Khoa học kỹ thuật mà xã hội loài người trở nên có tổ chức hơn, vật chất dư thừa và kiến thức nhân loại vươn lên rất cao hầu như trong mọi lãnh vực. Có điều ai cũng thấy, sự ổn định của con người, của gia đình, của xã hội và hòa bình thế giới vẫn còn đầy bất trắc. Rõ ràng nền văn minh Tây phương hiện nay chưa hoàn thiện.
 

Truyện Mục Lục Lời Giới Thiệu Thay Lời Phi Lộ Chương I Chương I (tt) Chương II Chương II (B) Chương II (C) Chương II (D) Chương II (E) Chương III Chương III (B) Chương III (C) Chương IV te;c con của vua Quang Trung trước Thái Miếu, đào mả vua Quang Trung, cắt đầu để vào buồng xí còn xác thì giả nhỏ, trộn với thuốc súng bắn ra Biển Đông sau khi diệt được Nhà Tây Sơn. Chế độ cai trị và luật pháp của triều Thanh đã ảnh hưởng rất nặng lên triều Nguyễn.
IV/3.- AI CẬP CỔ ĐẠI
Khởi đầu họ sống từng tiểu bang có dạng như tự trị, đại đa số tập trung vào hạ nguồn sông Nil. Vùng này gần biển, khí hậu mát mẻ, đất đai phì nhiêu. Đời sống dân chúng thoải mái.
Cho đến cách đây 5000 năm (chú ý: thời gian này ở Đông Á, Hiên Viên lãnh đạo các Hậu du mục Hoa tộc xâm lăng đất đai người Miêu) vua Ménès dùng sức mạnh quân sự thống nhất các tiểu bang và lập nước Ai Cập. Xã hội Ai Cập thịnh lên, chia thành nhiều cấp: quí tộc, giáo sĩ, công thương và nông dân. Giới nông dân bị đối xữ khắc nghiệt nhất, hầu như họ phải gánh vác tất cả mọi công việc của đất nước: đi lính, làm phu, xây dựng lâu đài, thành quách, đền thờ, Kim tự tháp, phục dịch giai cấp quý tộc và giáo sĩ…
Họ thờ nhiều thần, tin linh hồn bất diệt nên có tục ướp xác khi chôn cất hoặc xây Kim tự tháp. Đủ loại thần: thần thiện, thần ác, thần mặt trời, thần mặt trăng, thần bò, thần cá sấu… hai vi thần lớn nhất là thần sông Nil và thần Mặt Trời. Vua cũng là thần và được tôn thờ ngang hàng với thần sông Nil.
Họ biết dùng thuyền buồm, bánh xe, nấu thủy tinh, dệt vải rất mịn và đào kinh đưa nước vào ruộng. Kiến trúc, toán học (ký hiệu Pi:3.141605), làm lịch (365 ngày), tính giờ và chữ viết. Chữ viết, chữ số và toán học… của họ đã giúp rất nhiều cho sự tiến bộ của nhân loại ngày nay.
Vì thờ quá nhiều thần linh và thường xuyên bị áp bức, đày đọa liên tục của giới vua chúa, quý tộc, tăng sĩ… nên đại đa số nông dân nghèo đói, yếu đuối khiến dân tộc Ai Cập nói chung có tinh thần yếu hèn, chấp nhận thiệt thòi, dễ bị khuất phục. Do vậy Ai Cập thường xuyên bị nạn ngoại xâm tàn phá, đô hộ… đến độ về sau họ trở thành nhu nhược, quên đi gần hết văn hóa cha ông. Họ không đọc được chữ viết, không biết đến lịch sử, thơ văn, toán học… đã được tổ tiên họ ghi chép trong các đền thờ, hầm mộ, cung điện và những Kim tự tháp!
Vào thế kỷ 18, người Âu châu tìm được cách đọc chữ Ai Cập mà học được toán hình học và đại số học, lịch sử, văn chương, khoa học thiên văn… trong các Kim tự tháp, phần mộ, đền đài Ai Cập cổ đại… Có thể nói rằng, thế giới Tây phương văn minh lên mau chóng một phần nhờ sự phát hiện và tiếp thu kịp thời nền văn minh Ai Cập cổ đại cũng không phải là không đúng.
Người Ai Cập mưu cầu hạnh phúc bằng cách tựa hẳn vào thần linh là tự đặt mình vào vị thế vong thân vậy.
IV/4.- HI LẠP CỔ
Cách đây khoảng 4000 năm, giống Hélène (Hi-Lạp) du mục, rất dã man, dơ dáy, tàn bạo… rời châu thổ sông Danuble (Đông Âu) di dân về phía Nam tìm đất sống. Họ chiếm bán đảo Grèce (xin đừng lộn với đảo Crète) và học được văn minh Grèce và Phénie mà trở nên văn minh, hùng cường hơn hẳn cha ông họ thủa trước. Tuy nhiên từ nhiều lý do, dân Hi Lạp cổ không thống nhất được mà lập ra nhiều thành phố tự quản và thường chống phá nhau.
Họ thờ rất nhiều thần: thần mưa, thần gió, thần núi, thần biển, thần tài, thần thể thao, thần văn chương, thần khoa học… cao nhất là thần Zéus (thượng đế) nắm quyền lãnh đạo các thần khác. Những vị thần Hi Lạp có nhiều đức, nhiều tật xấu y như loài người. Thần Zeus, cũng được gọi là thượng đế nhưng tính tình cũng đầy tham sân si y hệt con người.
Hầu như tất cả mọi người, khi có vấn đề đều tới các đền thờ, điển hình là đền Delphes, để xin ý kiến của thần linh như người Việt đến chùa, miểu xin xăm… Giai cấp quí tộc, tư tế, chiến sĩ, thương nghiệp… dành hết mọi quyền lợi và được nhiều ưu đãi trên giới bình dân và nô lệ. Tuy nhiên so với các dân tộc khác, đời sống dân Hi Lạp được coi là thoải mái. Bởi vì mọi việc gian khổ họ đều giao cho nô lệ quán xuyến cho đến cả những việc quan trọng như quản gia, chăm sóc đồng ruộng, dạy học, buôn bán, thư ký các văn phòng…
Thần thoại Hi-Lạp cho đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh trên thế giới, nhất là Âu châu và Mỹ châu. Câu chuyện như sau:
Thượng đế Uranos lấy Ga-Ea (thần đất) sinh ra các thần gọi là Titans. Các Titans tranh quyền cai trị với cha là thượng đế Uranos, nên Uranos tức giận giam các Titans vào Tartare (âm phủ). Mẹ Ga-Ea phản đối hành động tàn ác của cha Uranos bèn âm mưu với các Titans tìm cách giết cha. Một Titan tên là Kronos (thần Thời Gian) đứng ra đảm nhiệm việc này. Mẹ Ga-Ea liền trao cho Kronos một vũ khí có dạng lưỡi răng cưa.
Khi thượng đế Uranos đến thăm Ga-Ea có thần Trèbe hộ vệ, lúc hai thần đang âu yếm nhau thì thầnV
--!!tach_noi_dung!!--